Quan niệm của Mĩ học truyền thống cho rằng: “Cái hay bao giờ cũng được nảy sinh và tồn tại trên cơ sở của cái đúng. Nó phải lấy cái đúng làm điểm xuất phát và là sự thể hiện ở cấp độ cao của chuẩn mực ngôn ngữ”. Các môn khoa học nói chung đều phải đạt tới sự chính xác tuyệt đối của các tri thức. Riêng đối với lĩnh vực văn học, ngoài chuẩn mực về cái đúng còn phải vươn tới chuẩn mực của cái hay. Cái hay tạo nên sự khác biệt, dấu ấn của tác phẩm. Chất liệu để tạo nên cái hay của tác phẩm văn học chính là các hình tượng nghệ thuật được xây dựng bằng chất liệu ngôn từ. Tài năng của nhà văn phải thể hiện trước hết ở năng lực sử dụng hệ thống ngôn ngữ sao cho có hiệu quả cao nhất. Đối với học sinh THCS, việc nhận thức về cái hay và cái đúng mới chỉ dừng lại ở mức độ thấp, sơ đẳng. Việc tiếp nhận và vận dụng các hình thức ngôn ngữ, các quy tắc chính tả còn hạn chế. Chính vì vậy các em thường mắc phải các lỗi chính tả trong quá trình học tập và trở thành một vấn đề cần phải quan tâm. Như chúng ta đã biết chữ quốc ngữ là một nét đẹp trong văn hóa của người Việt Nam, gìn giữ và viết đúng chính tả là giữ gìn và phát huy truyền thống văn hóa dân tộc và còn là trách nhiệm của mỗi người Việt yêu nước, yêu sự trong sáng của tiếng Việt. Thực trạng viết sai chính tả đang là mối quan tâm của nhiều người, của cộng đồng xã hội trong việc giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt. Thế nhưng một thực trạng đáng buồn trong trường tôi hiện nay là có rất nhiều học sinh viết sai chính tả. Một bài văn của học sinh trung bình cũng như học sinh giỏi đều mắc lỗi chính tả. Đã không ít thầy cô giáo phải kêu lên: “Em viết tôi không thể nào đọc được...”. Thậm chí một số học sinh không chú ý gì về lỗi chính tả khi làm bài, lâu ngày thành thói quen có hại khó sửa chữa được. Là một giáo viên dạy Ngữ văn nên tôi rất quan tâm đến việc phát hiện lỗi chính tả trong nói và viết của học sinh và tìm nhiều giải pháp giúp các em khắc phục. Sau nhiều năm nghiên cứu, thực hiện, tôi đã tích lũy được một số giải pháp giúp học sinh lớp 6 khắc phục lỗi chính tả và đạt được những kết quả khả quan, muốn được chia sẻ với đồng nghiệp. Đó cũng là lý do tôi chọn đề tài này. 2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài 2.1. Mục tiêu: Căn cứ từ thực tiễn của việc dạy và học nói chung và việc học phân môn Ngữ văn nói riêng thì để đảm bảo cho người nói và người nghe, người viết và người đọc hiểu rõ văn bản một cách thống nhất, người ta đã đưa ra hệ thống qui tắc về cách viết cho các từ của một ngôn ngữ. Vì vậy vấn đề rèn luyện để nâng cao chất lượng viết đúng chính tả là việc làm hết sức cần thiết đối với mỗi người giáo viên. Chính vì lẽ đó tôi muốn đưa ra một số biện pháp để giúp các em giảm bớt lỗi chính tả, nắm chắc được các qui tắc cơ bản một cách sâu sắc, giúp các em không còn nhầm lẫn giữa các từ này với từ khác khi nói và viết. Từ thực trạng trên tôi mong muốn đề tài sẽ là giải pháp tối ưu nhằm giảm tối đa số học sinh viết sai lỗi chính tả trong quá trình học và thi cử, đồng thời tạo cho các em có lòng say mê học tập và làm việc có kế hoạch một cách cụ thể, có ý chí vượt khó vươn lên và tự tin trong học tập. 2.2. Nhiệm vụ: Điều