SKKN: Một số kinh nghiệm trong việc rèn đọc cho học sinh lớp 2

42 35 0
SKKN: Một số kinh nghiệm trong việc rèn đọc cho học sinh lớp 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

2.2. Tính chất của môn Tập đọc Tập đọc có tính chất thực hành. Khi dạy Tập đọc, giáo viên phải coi trọng việc luyện đọc cho học sinh bằng nhiều hình thức khác nhau, thời gian giảng bài của giáo viên chỉ chiếm một tỉ lệ nhỏ trong tiết học. 2.3. Nhiệm vụ của phân môn Tập đọc Rèn kĩ năng đọc và rèn trí nhớ cho học sinh Thông qua hai hình thức: đọc thành tiếng và đọc thầm. Rèn đọc thành tiếng theo các mức độ từ thấp đến cao: đọc đúng; đọc rõ ràng, rành mạch; đọc lưu loát, trôi chảy; đọc diễn cảm. Đọc diễn cảm là sự tổng hợp của tất cả các mức độ đọc làm nổi bật ý nghĩa, tình cảm mà tác giả gửi gắm trong bài. Rèn đọc thầm cũng cần được chú ý bởi đọc thầm ít mệt, có thể đọc nhanh, mau hiểu nội dung đọc. Rèn đọc thầm phải gắn với một yêu cầu nhất định để buộc học sinh phải tập trung đọc. Nhiệm vụ rèn trí nhớ được thực hiện thông qua việc dạy học sinh đọc thuộc lòng các văn bản thơ và một số văn bản văn xuôi. Trau dồi kiến thức văn học, kiến thức ngôn ngữ và kiến thức đời sống Dạy Tập đọc phải thông qua nhiều loại văn bản khác nhau. Các văn bản Tập đọc chứa đựng nhiều mặt kiến thức văn hoá của nhân loại và dân tộc. Do vậy thông qua Tập đọc có thể trau dồi kiến thức nhiều mặt cho học sinh như kiến thức văn học, kiến thức ngôn ngữ và kiến thức về đời sống. Giáo dục thẩm mĩ, tình cảm tư tưởng và phát triển tư duy Học Tập đọc, học sinh được tiếp xúc với vẻ đẹp của văn chương thông qua các văn bản nghệ thuật. Đó là cơ hội để học sinh được giáo dục về tình cảm thẩm mĩ, tư tưởng và phát triển tư duy trừu tượng. Khi học các văn bản nghệ thuật, cần làm cho học sinh xúc động với v

Ngày đăng: 21/11/2021, 19:42

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan