LỜI NÓI ĐẦU Hoạt động kiểm toán là một hoạt động độc lập, trong quá trình kiểm toán, KTV luôn luôn phải tôn trọng nguyên tắc trung thực, khách quan, tuân thủ pháp luật và các chuẩn mực nghề nghi
Trang 1Trêng §¹i häc kinh tÕ quèc d©n KHOA KÕ to¸n
Trang 2MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: THỰC TRẠNG LẬP KẾ HOẠCH KIỂM TOÁN BCTC DO CHINHÁNH CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ TƯ VẤN (A&C) TẠI HÀ NỘITHỰC HIỆN 3
1.1 KHÁI QUÁT VỀ LẬP KẾ HOẠCH KIỂM TOÁN BCTC DO CHI NHÁNHCÔNG TY A&C TẠI HÀ NỘI THỰC HIỆN 3
1.2 THỰC TRẠNG VỀ CÔNG VIỆC THỰC HIỆN TRƯỚC KIỂM TOÁN 5
1.2.1 Gửi thư chào kiểm toán 5
1.2.2 Đánh giá ban đầu về rủi ro kiểm toán 8
1.2.3 Lựa chọn đội ngũ KTV 10
1.2.4 Lập kế hoạch kiểm toán chiến lược 11
1.2.5 Ký hợp đồng kiểm toán 19
1.3 THỰC TRẠNG VỀ LẬP KẾ HOẠCH KIỂM TOÁN TỔNG THỂ 20
1.3.1 Thu thập thông tin về khách hàng 20
1.3.1.1 Thông tin chung 20
1.3.1.2 Thông tin về HĐKD 21
1.3.2 Tìm hiểu về hệ thống KSNB 26
1.3.2.1 Tìm hiểu và đánh giá môi trường kiểm soát 27
1.3.2.2 Tìm hiểu hệ thống kế toán 30
1.3.2.3 Tìm hiểu các thủ tục kiểm soát 35
1.3.3 Thực hiện các thủ tục phân tích sơ bộ BCTC 38
1.3.4 Đánh giá rủi ro và xác định mức trọng yếu 44
1.3.4.1 Đánh giá rủi ro 44
1.3.4.1.1 Rủi ro kiểm toán mong muốn 44
1.3.4.1.2 Rủi ro tiềm tàng 45
1.3.4.1.3 Rủi ro kiểm soát 47
1.3.4.1.4 Rủi ro phát hiện 48
1.3.4.2 Đánh giá rủi ro kiểm toán 50
1.3.4.3 Phân bổ mức trọng yếu cho các khoản mục 51
1.3.5 Phối hợp, chỉ đạo, giám sát và kiểm tra 53
1.4 THỰC TRẠNG THIẾT KẾ CHƯƠNG TRÌNH KIỂM TOÁN 54
1.4.1 Tài liệu yêu cầu khách hàng chuẩn bị 55
Trang 31.4.2 Xác định mục tiêu kiểm toán 57
1.4.3 Xác định thủ tục kiểm toán 57
CHƯƠNG 2: NHẬN XÉT VÀ CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN LẬP KẾHOẠCH KIỂM TOÁN BCTC DO CHI NHÁNH CÔNG TY TNHH KIỂMTOÁN VÀ TƯ VẤN (A&C) TẠI HÀ NỘI THỰC HIỆN 58
2.1 NHẬN XÉT VỀ THỰC TRẠNG LẬP KẾ HOẠCH KIỂM TOÁN BCTC DOCHI NHÁNH CÔNG TY A&C TẠI HÀ NỘI THỰC HIỆN 58
2.1.1 Những ưu điểm chung trong thực tế lập kế hoạch kiểm toán BCTC do Chinhánh Công ty A&C tại Hà Nội thực hiện 58
2.1.2 Những tồn tại chung trong thực tế lập kế hoạch kiểm toán BCTC do Chinhánh Công ty A&C tại Hà Nội thực hiện 58
2.1.3 Nhận xét trong từng bước công việc 59
2.1.3.1 Các công việc thực hiện trước kiểm toán 59
2.1.3.1.1 Gửi thư chào kiểm toán 59
2.1.3.1.2 Hợp đồng kiểm toán 59
2.1.3.1.3 Lựa chọn đội ngũ KTV 60
2.1.3.1.4 Lập kế hoạch chiến lược 60
2.1.3.2 Lập kế hoạch kiểm toán tổng thể 61
2.1.3.3 Thiết kế chương trình kiểm toán 62
2.1.3.3.1 Mục tiêu kiểm toán trong chương trình kiểm toán 62
2.1.3.3.2 Thủ tục kiểm toán 63
2.2 NHỮNG PHƯƠNG HƯỚNG HOÀN THIỆN LẬP KẾ HOẠCH KIỂMTOÁN BCTC DO CHI NHÁNH CÔNG TY A&C TẠI HÀ NỘI 64
2.2.1 Sự cần thiết phải hoàn thiện lập kế hoạch kiểm toán BCTC 64
2.2.2 Những phương hướng hoàn thiện lập kế hoạch kiểm toán BCTC 66
2.3 CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN LẬP KẾ HOẠCH KIỂM TOÁN BCTCDO CHI NHÁNH CÔNG TY A&C TẠI HÀ NỘI THỰC HIỆN 67
2.3.1 Nâng cao chất lượng đội ngũ nhân viên 67
2.3.2 Hoàn thiện giai đoạn lập kế hoạch chiến lược 68
2.3.3 Hoàn thiện giai đoạn lập kế hoạch tổng thể 68
2.3.3.1 Phương pháp mô tả hệ thống KSNB 68
2.3.3.2 Đánh giá rủi ro kiểm soát 69
2.3.3.3 Phân công công việc và phối hợp giữa các KTV 70
2.3.3.4 Đánh giá tính liên tục hoạt động của khách hàng 71
2.3.4 Hoàn thiện thiết kế chương trình kiểm toán 71
Trang 42.3.4.1 Hoàn thiện các thủ tục phân tích 71
2.3.4.1.1 Bổ sung phân tích các tỷ suất tài chính 72
2.3.4.1.2 Tăng cường phân tích xu hướng 73
2.3.4.1.3 Bổ sung thu thập và sử dụng thông tin trong phân tích 74
2.3.4.1.4 Tăng cường phân tích kết quả so sánh 75
2.3.4.1.5 Tăng cường sử dụng thông tin phi tài chính 76
2.3.4.1.6 Bổ sung thủ tục phân tích dòng tiền 76
2.3 4.2 Thủ tục kiểm toán 76
2.3.4.3 Kiến nghị chung về chương trình kiểm toán 77
2.3.5 Nâng cao chất lượng hồ sơ kiểm toán 78
KẾT LUẬN 79DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
Trang 5DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Trang 6DANH MỤC SƠ ĐỒ BẢNG BIỂUSƠ ĐỒ
Sơ đồ 1.1 Quy trình lập kế hoạch kiểm toán tại Chi nhánh Công ty A&C Hà Nội 4
BẢNGBảng 1.1 Bảng kết quả đánh giá rủi ro tổng quát 9
Bảng 1.2 Phân tích bảng cân đối kế toán Công ty ABC 40
Bảng 1.3 Phân tích tình hình tài chính Công ty ABC 43
Bảng 1.4 Bảng tóm tắt đánh giá kết quả rủi ro kiểm soát Công ty ABC 48
Bảng 1.5 Bảng tóm tắt đánh giá kết quả rủi ro kiểm soát của Công ty JQK 48
Bảng 1.6 Mô hình đánh giá rủi ro phát hiện của Công ty A&C 49
Bảng 1.7 Phân bổ mức trọng yếu cho khoản mục tại Công ty A&C 51
Bảng 2.1 Phân tích sơ bộ trên Bảng cân đối kế toán 74
Bảng 2.2 So sánh thông tin theo ngành 75
BIỂUBiểu 1.1 Thư chào kiểm toán của Chi nhánh Công ty A&C tại Hà Nội đối với kháchhàng mới 6
Biểu 1.2 Thư chào kiểm toán của Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn (A&C) đối với khách hàng thường xuyên 7
Biểu 1.3 Kế hoạch kiểm toán chiến lược cho Công ty ABC 12
Biểu 1.4 Thông tin tóm tắt về Công ty JQK 22
Biểu 1.5 Thông tin tóm tắt về Công ty ABC 25
Biểu 1.6 Bảng câu hỏi đánh giá môi trường kiểm soát Công ty JQK 28
Biểu 1.7 Đánh giá môi trường KSNB tại Công ty JQK 29
Biểu 1.8 Câu hỏi KSNB về hệ thống kế toán áp dụng cho các đơn vị kiểm toán của Công ty A&C 31
Biểu 1.9 Quy trình soát xét hệ thống kế toán áp dụng cho công ty JQK 33
Biểu 1.10 Tìm hiểu các thủ tục kiểm soát tại Công ty ABC 36
Biểu 1.11 Tìm hiểu các thủ tục kiểm soát tại Công ty JQK 37
Biểu 1.12 Bảng phân tích sơ bộ BCTC do Công ty A&C lập 38
Biểu 1.13 Xác định rủi ro của Công ty ABC (trích) 45
Biểu 1.14 Đánh giá rủi ro tiềm tàng Công ty JQK 46
Biểu 1.15 Xác định mức trọng yếu áp dụng tại Công ty ABC 52
Biểu 1.16 Phối hợp chỉ đạo giám sát, kiểm tra tại Công ty ABC 53
Biểu 1.17 Tài liệu yêu cầu khách hàng chuẩn bị 56
Trang 7LỜI NÓI ĐẦU
Hoạt động kiểm toán là một hoạt động độc lập, trong quá trình kiểm toán,KTV luôn luôn phải tôn trọng nguyên tắc trung thực, khách quan, tuân thủ pháp luậtvà các chuẩn mực nghề nghiệp Do vậy, mọi hoạt động của kiểm toán phải được thểchế hóa bằng các văn bản pháp luật hoặc được pháp luật thừa nhận Bất kỳ mộtcuộc kiểm toán nào cũng được thực hiện theo trình tự thống nhất, trong đó kế hoạchkiểm toán là bước đầu tiên của quy trình kiểm toán Kế hoạch kiểm toán bao gồmcác nội dung công việc được kiểm toán theo phương pháp kiểm toán phù hợp vớichi phí về vật chất, thời gian và số lượng KTV cần thiết.
Kế hoạch kiểm toán đúng đắn là cơ sở để KTV thu thập bằng chứng có giátrị, góp phần đưa ra các nhận xét xác đáng về thực trạng hoạt động được kiểm toán,giữ vững và nâng cao uy tín hình ảnh Công ty kiểm toán đối với khách hàng Vìvậy, việc nghiên cứu lý luận và tìm hiểu thực tiễn công tác lập kế hoạch kiểm toánđể tìm ra các vấn đề tồn tại và đưa ra hướng khắc phục là một điều cần thiết.
Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn (A&C) là một trong những Công ty kiểm toánđầu tiên do Bộ Tài chính thành lập Qua gần 18 năm hoạt động, Công ty đã khẳng địnhđược tên tuổi, tạo được sự tín nhiệm của khách hàng, góp phần đáng kể trong sự pháttriển của ngành kế toán, kiểm toán nói riêng và sự phát triển của đất nước nói chung.
Qua quá trình thực tập và nghiên cứu thực tiễn hoạt động tại Chi nhánh Côngty TNHH Kiểm toán và Tư vấn (A&C) tại Hà Nội đã giúp em nhận thấy tầm quantrọng của công tác lập kế hoạch kiểm toán, đồng thời “ Lập kế hoạch kiểm toán”cũng là một đề tài hay, mới mẻ và rất cuốn hút Do đó, em đã chọn đề tài cho
chuyên đề thực tập chuyên ngành của mình là: “Lập kế hoạch kiểm toán Báo cáotài chính do Chi nhánh Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn (A&C) tại Hà Nộithực hiện”.
Mục đích nghiên cứu:
Mục đích của em trong việc nghiên cứu đề tài này là nhằm hiểu rõ hơn lý luậnvề công tác lập kế hoạch kiểm toán BCTC, tìm hiểu thực tiễn giai đoạn lập kế hoạchkiểm toán tại Chi nhánh Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn (A&C) tại Hà Nội,đồng thời bổ sung thêm kiến thức được học tại nhà trường, qua đó đưa ra một số giảipháp kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác lập kế hoạch kiểm toán tại Công ty A&C.
Trang 8Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu: Đó chính là thực tiễn của công tác lập kế hoạch kiểm
toán BCTC tại Chi nhánh Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn (A&C) tại Hà Nội
Phạm vi nghiên cứu: Cùng với việc nghiên cứu tổng quan về Công ty A&C,
trong đề tài em có nêu lên 2 ví dụ về 2 Công ty: Công ty Cổ phần ABC là kháchhàng thường niên và Công ty Cổ phần JQK là khách hàng mới của Công ty để gópphần làm rõ hơn những vấn đề được đưa ra trong chuyên đề.
Kết cấu của chuyên đề gồm 2 chương:
Chương I: Thực trạng lập kế hoạch kiểm toán BCTC do Chi nhánh Công ty
TNHH Kiểm toán và Tư vấn (A&C) tại Hà Nội thực hiện.
Chương II: Nhận xét và các giải pháp hoàn thiện lập kế hoạch kiểm toán
BCTC do Chi nhánh Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn (A&C) tại Hà Nội thựchiện.
Trang 9Trên cơ sở áp dụng những quy định của chuẩn mực kiểm toán Việt Nam vàQuốc tế, Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn(A&C) đã xây dựng nên quy trìnhkiểm toán chung, gồm 4 bước có mối quan hệ chặt chẽ với nhau
Bước 1: Chuẩn bị kiểm toán: gồm tất cả các công việc khác nhau nhằm tạo
được cơ sở pháp lý, kế hoạch kiểm toán cụ thể và các điều kiện vật chất cho côngtác kiểm toán.
Bước 2: Thực hành kiểm toán: gồm tất cả các công việc thực hiện chức năng
xác minh của kiểm toán để khẳng định được thực chất của đối tượng và khách thểkiểm toán cụ thể.
Bước 3: Kết thúc công việc kiểm toán và lập báo cáo.Bước 4: Công việc thực hiện sau kiểm toán.
Trong đó quy trình lập kế hoạch kiểm toán BCTC của Công ty A&C gồm có 3nội dung:
- Công việc thực hiện trước kiểm toán- Lập kế hoạch kiểm toán tổng thể- Thiết kế chương trình kiểm toán
Trang 10Sơ đồ 1.1 Quy trình lập kế hoạch kiểm toán tại Chi nhánh Công ty A&C Hà NộiCông việc thực
hiên trước kiểmtoán
Lập kế hoạchkiểm toán tổng
Thiết kếchương trình
kiểm toán
Gửi thư chào kiểm toán
Đánh giá ban đầu về rủi ro kiểm toán
Thực hiện phân tích sơ bộ BCTC
Đánh giá rủi ro, xác định trọng yếu
Phối hợp, chỉ đạo, giám sát, kiểm tra
Tài liệu yêu cầu khách hàng chuẩn bị
Xác định mục tiêu kiểm toán
Xác định thủ tục và thời gian kiểm toán
Trang 111.2 THỰC TRẠNG VỀ CÔNG VIỆC THỰC HIỆN TRƯỚC KIỂM TOÁN1.2.1 Gửi thư chào kiểm toán
Thị trường kiểm toán Việt Nam còn khá mới mẻ nhưng đã có sự cạnh tranhgay gắt giữa các hãng kiểm toán nước ngoài như PwC, E&Y, KPMG, Deloitte vớicác Công ty kiểm toán Việt Nam như A&C, AASC… Mục tiêu thu hút khách hàngđược Công ty A&C quan tâm, chú trọng và đặt lên hàng đầu trong chiến lược kinhdoanh của mình.
Gửi thư chào kiểm toán là công việc đầu tiên trong giai đoạn lập kế hoạchkiểm toán, công việc này được thực hiện với tất cả các khách hàng của Công ty baogồm cả những khách hàng thường xuyên và khách hàng tiềm năng Tuy nhiên, có sựkhác biệt giữa hai loại khách hàng này, đối với những khách hàng mới thì Công tyA&C sẽ cần tìm hiểu nhiều thông tin hơn bao gồm: lý do mời kiểm toán của kháchhàng, thu thập những thông tin chung về lĩnh vực kinh doanh, tình hình tài chính,thông tin từ khách hàng, nhà cung cấp, từ các ngân hàng, thông tin trên báo chí,sách báo, tạp chí chuyên ngành…từ đó, Công ty A&C sẽ xem xét khả năng chấpnhận kiểm toán cho khách hàng Trong khi đó, đối với khách hàng thường xuyênCông ty A&C sẽ xem xét khả năng tiếp tục cung cấp dịch vụ kiểm toán trong nămtài chính đó bằng cách thu thập những thông tin mới nhất về khách hàng.
Thư chào kiểm toán được soạn thảo bởi bộ phận hành chính của Công ty dựatrên những dự đoán về nhu cầu của khách hàng Thư chào kiểm toán cung cấp thôngtin về dịch vụ mà Công ty A&C cung cấp cũng như quyền lợi và trách nhiệm khi sửdụng dịch vụ đó.
Trong điều kiện cạnh tranh của thị trường kiểm toán hiện nay, việc tạo đượcniềm tin đối với khách hàng là điều kiện hàng đầu nhằm nâng cao uy tín của Côngty và chất lượng kiểm toán với giá phí kiểm toán hợp lý Thông qua việc gửi thưchào kiểm toán sẽ tạo cơ hội cho Công ty A&C có thêm được những khách hàngmới đồng thời gia tăng uy tín tạo được niềm tin đối với khách hàng thường xuyên,khẳng định vị trí của Công ty trong thị trường kiểm toán đầy sôi động tại Việt Nam.
Trong năm 2009, Công ty A&C gửi thư chào hàng tới nhiều khách hàngtrong đó có Công ty cổ phần ABC là khách hàng thường xuyên và Công ty cổ phầnJQK là khách hàng mới của Công ty.
Trang 12Biểu 1.1: Thư chào kiểm toán của Chi nhánh Công ty A&C tại Hà Nội đối vớikhách hàng mới
CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ TƯ VẤN A&C
Hà Nội, ngày 30 tháng 06 năm 2009
THƯ CHÀO HÀNG
Kính g ử i : Ban Giám Đốc Công ty JQK
Nội dung: Chào hàng cung cấp dịch vụ kiểm toán Báo cáo tài chính cho nămtài chính kết thúc vào ngày 31/12/2009
Trước tiên, Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn A&C xin gửi tới Quý Côngty lời chúc sức khỏe và thành công trong công việc
Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn A&C xin trân trọng cảm ơn Quý Công tyđã hết sức tạo điều kiện cho chúng tôi gửi Thư chào hàng dịch vụ kiểm toán.
Với đội ngũ kiểm toán viên và chuyên gia giàu kinh nghiệm, có trình độnghiệp vụ cao, chúng tôi tin tưởng sẽ đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về dịch vụ củaQuý Công ty với một chất lượng tốt nhất Không những vậy, với mức phí kiểm toánhợp lý sẽ là điều kiện để Quý Công ty tiếp tục lựa chọn dịch vụ của chúng tôi tronghiện tại và tương lai.
Chúng tôi rất hân hạnh được tiếp kiến Quý Công ty trong một ngày gần nhất
Chi nhánh Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn A&C tại Hà Nội
Giám Đốc
Nguyễn Thị Hồng Thanh
(Nguồn: Giấy tờ làm việc của Chi nhánh Công ty A&C tại Hà Nội)
Sau khi nhận được Thư chào hàng của Chi nhánh Công ty TNHH Kiểm toánvà Tư vấn (A&C) tại Hà Nội nếu khách hàng chấp nhận thì sẽ kí vào thư chào kiểmtoán và gửi lại cho Công ty A&C một bản sao của Thư chào hàng, do đó Thư chàohàng cũng có tính chất như một loại Thư hẹn.
Trang 13Biểu 1.2: Thư chào kiểm toán của Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn (A&C) đốivới khách hàng thường xuyên
CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ TƯ VẤN A&C
Hà Nội, ngày 30 tháng 09 năm 2009
THƯ CHÀO HÀNG
Kính g ử i : Ban Giám Đốc Công ty JQK
Nội dung: Chào hàng cung cấp dịch vụ kiểm toán Báo cáo tài chính cho nămtài chính kết thúc vào ngày 31/12/2009.
Trước tiên, Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn A&C xin gửi tới Quý Côngty lời chúc sức khỏe và thành công trong công việc
Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn A&C xin trân trọng cảm ơn sự tín nhiệmcủa Quý Công ty về dịch vụ kiểm toán của chúng tôi trong năm tài chính 2008.
Chúng tôi xin gửi tới Quý Công ty thư chào hàng dịch vụ kiểm toán Báo cáotài chính cho năm tài chính kết thúc ngày 31/12/2009 để Quý Công ty xem xét.
Dựa trên những hiểu biết của chúng tôi về hoạt động kinh doanh, quy chếkiểm soát nội bộ cũng như hệ thống kế toán của Quý Công ty qua kỳ kiểm toán năm2008, trong cuộc kiểm toán năm 2009 chúng tôi sẽ tập trung vào những nghiệp vụquan trọng chủ yếu với mong muốn đạt được hiệu quả cao nhất trong khoảng thờigian hợp lý Không những vậy, qua quá trình kiểm toán chúng tôi cũng sẽ giúp Banlãnh đạo của Quý Công ty biết được những điểm còn tồn tại cũng như hướng xử lý,khắc phục kịp thời từ đó nâng cao hiệu quả công tác quản lý cũng như công tác tàichính kế toán tại đơn vị.
Công ty A&C với đội ngũ kiểm toán viên và chuyên gia giàu kinh nghiệm, cótrình độ cao, chúng tôi tin tưởng sẽ đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về dịch vụ của QuýCông ty với một chất lượng tốt nhất
Chúng tôi rất hân hạnh được tiếp kiến Quý Công ty trong một ngày gần nhất
Chi nhánh Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn A&C tại Hà Nội
Giám Đốc
Nguyễn Thị Hồng Thanh
(Nguồn: Giấy tờ làm việc của Chi nhánh Công ty A&C tại Hà Nội)
Trang 14Qua hai thư chào hàng trên, đối với khách hàng mới Công ty tập trung giới thiệu về Công ty và những ưu điểm nổi bật về đội ngũ KTV, mức phí kiểm toán Còn đối với khách hàng thường xuyên Công ty nêu bật về khả năng am hiểu hệ thống KSNB, hệ thống kế toán, tình hình HĐKD của khách hàng để trong năm kiểmtoán này Công ty A&C sẽ tận dụng những lợi thế đó để cung cấp dịch vụ với chất lượng cao nhất.
1.2.2 Đánh giá ban đầu về rủi ro kiểm toán
Rủi ro kiểm toán là khả năng chấp nhận một khách hàng mới hay tiếp tục mộtkhách hàng cũ gây ra những hậu quả bất lợi cho KTV hay làm tổn hại đến uy tíncủa Công ty
Thị trường kiểm toán tại Việt Nam mới chỉ được hình thành từ những nămđầu thập kỷ 90 của thế kỷ XX, do đó sự nhận thức và hiểu biết về kiểm toán củakhông ít doanh nghiệp còn nhiều hạn chế Đồng thời, trong việc thực hiện kiểm toáncòn nhiều yếu tố rủi ro tiềm tàng ảnh hưởng mà KTV không thể kiểm soát được.Bằng thái độ thận trọng nghề nghiệp và kinh nghiệm tích lũy được, Công ty A&Cluôn cho rằng bất kỳ một cuộc kiểm toán nào cũng đều có khả năng xảy ra rủi ro.Do đó, việc đánh giá ban đầu về rủi ro khi chấp nhận một hợp đồng kiểm toán làmột bước công việc mà các KTV của Công ty A&C luôn tiến hành trong mọi cuộckiểm toán
Việc đánh giá dựa trên cơ sở thông tin chung nhất về khách hàng như: lĩnhvực hoạt động, cơ cấu tổ chức, khả năng tài chính, môi trường hoạt động, tính liêmchính của Ban Giám đốc… Nếu KTV thấy việc thực hiện kiểm toán cho khách hàngđó mang lại quá nhiều rủi ro cho Công ty thì KTV sẽ đề nghị Công ty không chấpnhận lời mời kiểm toán.
Do việc đánh giá rủi ro kiểm toán ảnh hưởng đến toàn bộ cuộc kiểm toán,đồng thời việc đánh giá này thường mang tính xét đoán nghề nghiệp, nên Công tyA&C thường cử một thành viên của Ban Giám đốc ( thường là Phó Giám đốc ) hoặccác trưởng phòng nghiệp vụ là những người có nhiều kinh nghiệm và trình độchuyên môn cao trực tiếp đánh giá mức rủi ro kiểm toán và xem xét khả năng chấpnhận kiểm toán.
Sau đây là bảng kết quả tóm lược việc đánh giá ban đầu rủi ro kiểm toán củahai Công ty ABC và Công ty JQK
Trang 15Bảng 1.1: Bảng kết quả đánh giá rủi ro tổng quát
Bảng câu hỏi đánh giá rủiro tổng quát
- Khách hàng:Công ty ABC- Người thực hiện :Hoàng Thị Viết
- Khách hàng: Công ty JQK- Người thực hiện: Nguyễn Hoàng Đức
1 Lĩnh vực HĐKD củaCông ty
- Kinh doanh gas, khí đốt,môi giới xúc tiến thươngmại, xuất nhập khẩu ủy thác
- Xây dựng công trình dândụng, sản xuất buôn bán vậtliệu xây dựng, vận tải hànghóa, khai thác khoáng sản2 Tình hình sở hữu của
Công ty
Công ty cổ phần Công ty cổ phần
3 Chính sách kế toán củaCông ty
Chính sách kế toán áp dụngthống nhất theo quy địnhcủa BTC và tuân theo chuẩnmực kế toán Việt Nam
Chính sách kế toán áp dụngthống nhất theo quy định củaBTC và tuân theo chuẩnmực kế toán Việt Nam4 Cơ cấu quản lý của Công
5 Hệ thống KSNB củaCông ty xét trên khía cạnhchung nhất
6 Quy mô khách hàng
Tổng tài sản ở thời điểm cuối năm 353.763.623.608 đồng
Vốn điều lệ 72 tỷ đồng
7 Mức độ các khoản nợ củaCông ty và khả năng tăngtrưởng
10 Khách hàng có ý địnhlừa dối KTV
Công ty cung cấp đầy đủthông tin khi có yêu cầu của
Công ty cung cấp khá đầyđủ thông tin khi có yêu cầu
Trang 16KTV của KTV11 Mức độ chủ quan trong
12 Năng lực của Ban Giámđốc
Phù hợp với yêu cầu hoạtđộng của Công ty
Tương đối phù hợp với yêucầu hoạt động của Công ty
13 Khả năng khách hàng bị
14 Khách hàng có phải làmột phần trong Tập đoàn có
15 Báo cáo kiểm toán nămtrước có bị ngoại trừ hay bịchậm trễ vô lý trong việcphát hành Báo cáo haykhông?
Không Chưa có báo cáo kiểm toán
16 KTV có băn khoăn vềtính liên tục hoạt động củakhách hàng
(Nguồn: Giấy tờ làm việc của Chi nhánh Công ty A&C tại Hà Nội)
Trên cơ sở đánh giá rủi ro kiểm toán ban đầu với từng Công ty, Chủ nhiệmkiểm toán đánh giá rủi ro ở cả 2 Công ty ở mức bình thường, do đó chủ nhiệm kiểmtoán của cả 2 cuộc kiểm toán chấp nhận kiểm toán cho cả 2 Công ty ABC và JQK.
1.2.3 Lựa chọn đội ngũ KTV
Sau khi chấp nhận kiểm toán, tùy thuộc vào quy mô và tính chất của Công tykhách hàng, khối lượng, mức độ phức tạp của cuộc kiểm toán, Công ty A&C quyếtđịnh số lượng nhân viên tham gia thực hiện cuộc kiểm toán.
Một nhóm kiểm toán tại Công ty A&C thường gồm từ 5 đến 6 người, trongđó có một thành viên của Ban Giám đốc ( thường là Phó Giám đốc), trưởng phòngnghiệp vụ, nhóm trưởng là KTV chính và từ 2 đến 3 trợ lý Khi lựa chọn nhóm kiểmtoán Công ty A&C thường chú ý lựa chọn những KTV có kiến thức và kinh nghiệm
Trang 17về ngành nghề kinh doanh của khách hàng, đặc biệt là tránh sự thay đổi KTV trongcác cuộc kiểm toán cho một khách hàng trong nhiều năm.
Do đó, đối với khách hàng thường niên như Công ty cổ phần ABC, nhómkiểm toán được lựa chọn là nhóm đã thực hiện kiểm toán cho khách hàng này trongcác năm trước Đối với khách hàng mới như Công ty cổ phần JQK, nhóm kiểm toánđược lựa chọn là nhóm có KTV đã có kinh nghiệm trong việc kiểm toán khách hànghoạt động trên lĩnh vực kinh doanh tương tự, do đó có kiến thức và kinh nghiệmhơn về ngành nghề kinh doanh này.
Sau khi đã lựa chọn được nhóm kiểm toán, Công ty A&C sẽ gửi đến choCông ty khách hàng kế hoạch kiểm toán tổng thể trước khi chính thức kí hợp đồngkiểm toán.
1.2.4 Lập kế hoạch kiểm toán chiến lược
Việc lập kế hoạch kiểm toán chiến lược tại Công ty A&C nhằm xác địnhmục tiêu chủ yếu của cuộc kiểm toán, các phần trọng yếu sẽ được khảo sát, xác địnhngười điều hành cuộc kiểm toán, cũng như tiến độ, thời gian phải hoàn thành đốivới từng phần hành và cả cuộc kiểm toán, đây cũng là cơ sở để Công ty A&C tiếnhành lập kế hoạch kiểm toán tổng thể và chương trình kiểm toán.
Kế hoạch chiến lược được Ban Giám đốc và trưởng nhóm kiểm toán lập vớicác nội dung chủ yếu gồm: mục tiêu kiểm toán, nội dung và trình tự tiến hành, tráchnhiệm của các bên trong quá trình kiểm toán, dự kiến kế hoạch thời gian và nhân sựvà các tài liệu cần chuẩn bị cho công tác thực hiện kiểm toán,…
Sau khi được lập, kế hoạch chiến lược sẽ được gửi tới Công ty khách hàng đểthảo luận và thống nhất về nội dung của cuộc kiểm toán.
Tuy nhiên, do có sự khác nhau về qui mô, ngành nghề và đặc điểm kinhdoanh của các doanh nghiệp nên trên cơ sở kế hoạch kiểm toán chiến lược chungCông ty A&C phải sửa đổi và bổ sung để có được kế hoạch kiểm toán chiến lượcphù hợp với đặc điểm của từng doanh nghiệp cụ thể, điều này giúp Công ty A&Cđảm bảo đem đến cho khách hàng chất lượng dịch vụ tốt nhất
Đối với khách hàng thường niên, Công ty A&C cũng tiến hành gửi kế hoạchkiểm toán chiến lược Bản kế hoạch chiến lược này sẽ được điều chỉnh theo côngviệc kiểm toán mà Công ty khách hàng yêu cầu Công ty A&C thực hiện trong nămhiện tại.
Công ty ABC là một Công ty hoạt động trong lĩnh vực: Xây dựng các công trình dân dụng, giao thông thủy lợi; Vận tải hàng hóa; Đại lý, buôn bán vật liệu xây
Trang 18dựng…Năm 2008, BCTC của Công ty ABC đã được Công ty A&C kiểm toán, đến năm 2009, Công ty A&C sẽ tiếp tục tiến hành kiểm toán cho Công ty ABC
Biểu 1.3 Kế hoạch kiểm toán chiến lược cho Công ty ABC
CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ TƯ VẤN A&C
AUDITING AND CONSULTING CO.,LTD.
KẾ HOẠCH KIỂM TOÁN1.MỤC TIÊU KIỂM TOÁN
Chúng tôi sẽ xem xét đánh giá toàn bộ các bằng chứng thu thập được có liênquan đến các chỉ tiêu trên BCTC niên độ kết thúc vào 31/12/2009 để có thể đưa ra ýkiến độc lập về tính trung thực và hợp lý của BCTC đã được lập của Quý Công ty.
2.NỘI DUNG VÀ TRÌNH TỰ KIỂM TOÁN
Công việc kiểm toán của chúng tôi sẽ bao gồm các thử nghiệm, kiểm travề các hồ sơ, sổ sách, chứng từ của các bộ phận nghiệp vụ cũng như kế toán tạiCông ty Chúng tôi cũng sẽ tiến hành các thủ tục kiểm toán khác nếu chúng tôinhận thấy là cần thiết và phù hợp với tình hình hoạt động của Quý Công ty.
Nội dung và trình tự tiến hành kiểm toán cụ thể như sau:
1 Tìm hiểu HĐKD, hệ thống KSNB và công tác kế toán của Quý Công ty.2 Xem xét các hồ sơ pháp lý của đơn vị có liên quan.
3 Trên cơ sở tìm hiểu và đánh giá tình hình của đơn vị, KTV sẽ soạn thảokế hoạch kiểm toán chi tiết và thiết kế chương trình kiểm toán đối với các tàikhoản.
4 Xem xét các chính sách kế toán được áp dụng, các ước tính và xét đoánquan trọng của Ban Giám đốc cũng như đánh giá tổng thể BCTC
5 Đối với các chương trình kiểm toán cụ thể, KTV thực hiện:- Tham gia chứng kiến kiểm kê cuối niên độ.
Trang 19- Thực hiện các thử nghiệm kiểm soát và thử nghiệm cơ bản để thu thậpbằng chứng kiểm toán:
+ Kiểm tra, đối chiếu số liệu giữa BCTC, Bảng cân đối số phát sinh, sổkế toán tổng hợp và sổ chi tiết.
+ Kiểm tra đối chiếu các nghiệp vụ kinh tế phát sinh với các quy địnhhiện hành của Nhà nước, của BTC và các tài liệu nội bộ khác như: Điều lệ củaCông ty, các quy chế, các chính sách nội bộ…
- Trao đổi những vấn đề phát sinh cần xem xét, các bút toán cần bổ sunghoặc cần điều chỉnh với Ban lãnh đạo Công ty.
- Tổng hợp và phát hành Báo cáo kiểm toán chính thức.
3 TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC BÊN TRONG QUÁ TRÌNH KIỂM TOÁN
1 Trách nhiệm của Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn A&C
- Bố trí các KTV có đầy đủ năng lực và kinh nghiệm để thực hiện công việckiểm toán theo yêu cầu của Quý Công ty.
- Đảm bảo việc kiểm toán được thực hiện trên cơ sở tuân thủ các Quy chế vàchuẩn mực kiểm toán Việt Nam hiện hành.
- Các KTV tham gia cuộc kiểm toán phái đảm bảo nguyên tắc độc lập, kháchquan và bí mật số liệu, tài liệu, thông tin có liên quan đến HĐKD của Quý Côngty mà KTV đã thu thập được trong quá trình kiểm toán (trừ khi có sự ủy quyềncủa Quý Công ty bằng văn bản).
Tuy nhiên, do bản chất và hạn chế vốn có của công tác kiểm toán cũng nhưhệ thống kế toán và hệ thống KSNB, vì vậy có thể có những rủi ro khó tránh khỏi,ngoài khả năng kiểm soát của KTV và Công ty kiểm toán chúng tôi trong việcphát hiện ra hết các sai sót có thể phát sinh tại Quý Công ty.
2 Trách nhiệm của Công ty ABC
- Cung cấp kịp thời và đầy đủ cho KTV các thông tin cần thiết có liên quan đến cuộc kiểm toán như: BCTC, sổ sách kế toán, chứng từ kế toán và các tài liệu khác- Chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực, hợp pháp của các thông tin, tàiliệu đã cung cấp.
- Cử nhân viên nghiệp vụ phối hợp với KTV để giải thích và cung cấp các thông tin cần thiết cho cuộc kiểm toán.
Trang 20- Bố trí địa điểm làm việc cũng như tạo điều kiện thuận lợi cho KTV trong suốtquá trình thực hiện kiểm toán.
4.DỰ KIẾN THỜI GIAN VÀ NHÂN SỰ Kế hoạch thời gian
Ngày bắtđầu
Thời giankiểm tra tạiQuý Công ty
Thời giantổng hợp tại
Thời gianphát hànhbáo cáo
Kiểm toán
Chứng kiến kiểm kê tại đơn vị
Nhân sự: Dương Thị Thủy Chức vụ: Trợ lý KTV
Nghiêm Khắc Đạt Chức vụ: Trợ lý KTV
Ngày bắt đầu :31/12/2009 Ngày kết thúc : 31/12/2009
Nhân sự tham gia
Thành phầnKiểm toán kết thúc
Trang 21 Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán.
Các Báo cáo của kiểm toán nội bộ trong năm (nếu có). Giấy chứng nhận đăng ký thuế.
Công văn chấp thuận sử dụng hóa đơn đặc thù (nếu có).
Các văn bản, chính sách thuế có liên quan đến hoạt động của Công ty (nếu có). Thỏa ước lao động tập thể (nếu có).
Biên bản kiểm tra về lao động trong năm (nếu có).
Các chính sách có liên quan đến nhân sự và thu nhập của nhân viên.
Các hợp đồng tín dụng, hợp đồng thuê đất, hợp đồng bảo lãnh, hợp đồng đi thuê và chothuê (bao gồm cả thuê tài chính) dài hạn.
Các hợp đồng hợp tác kinh doanh, hợp đồng liên doanh (nếu có). Báo cáo kiểm toán về BCTC của năm trước (nếu có).
Thư quản lý của KTV năm trước (nếu có).
Cấu trúc của Công ty(bao gồm Công ty mẹ, công ty con và các công ty liên kết) vàKTV của các công ty trong Tập đoàn.
Bảng cân đối số phát sinh cho năm tài chính kết thúc ngày 31 tháng 12 năm 2009. BCTC cho năm tài chính kết thúc ngày 31 tháng 12 năm 2009
Sổ cái và các sổ chi tiết các tài khoản cho năm tài chính kết thúc ngày 31 tháng 12 năm2009.
Trang 22 Sổ cái và một số sổ chi tiết các tài khoản từ ngày 01 tháng 01 năm 2010 đến thời điểmkiểm toán (theo yêu cầu cụ thể của KTV).
Giấy báo số dư ngân hàng (hoặc xác nhận của ngân hàng) và giải thích chênh lệch (nếucó) tại thời điểm ngày 31 tháng 12 năm 2009.
Biên bản kiểm kê quỹ tiền mặt tại thời điểm ngày 31 tháng 12 năm 2009.
Các khoản phải thu
Chi tiết các khoản phải thu khách hàng và phải thu khác tại thời điểm ngày 31 tháng 12năm 2009.
Các Biên bản đối chiếu công nợ phải thu tại thời điểm ngày 31 tháng 12 năm 2009. Bảng phân tích tuổi nợ của các khoản nợ phải thu: dưới 1 năm, từ 1 năm đến dưới 2
năm, trên 3 năm Chi tiết các khoản đã thanh toán sau ngày 31 tháng 12 năm 2009 (nếucó) gồm: ngày thanh toán, chứng từ tham chiếu, số tiền thanh toán.
Hàng tồn kho
Chi tiết hàng tồn kho cuối ngày 31 tháng 12 năm 2009.
Biên bản kiểm kê hàng tồn kho tại ngày 31 tháng 12 năm 2009
Bảng giải trình chênh lệch giữa số liệu kiểm kê và số liệu trên sổ sách (nếu có). Các Biên bản xác nhận hàng gửi bán tại thời điểm ngày 31 tháng 12 năm 2009. Chi tiết hàng tồn kho đã lập dự phòng tại ngày 31 tháng 12 năm 2009.
Chi phí trả trước
Chính sách phân bổ các loại chi phí trả trước.
Bảng chi tiết phân bổ các chi phí trả trước ngắn hạn và dài hạn trong năm.
Chi tiết TSCĐ tăng trong năm và các chứng từ liên quan đến các TSCĐ tăng này. Chi tiết TSCĐ giảm trong năm Lãi/(lỗ) của việc thanh lý, nhượng bán TSCĐ và các
chứng từ liên quan đến sự phê duyệt chấp thuận của cấp có thẩm quyền, phiếu thu tiềnhoặc giấy báo có ngân hàng.
Tài sản cố định vô hình
Chính sách kế toán về thời gian/tỷ lệ khấu hao cho các TSCĐ vô hình. Danh mục chi tiết TSCĐ vô hình tại thời điểm ngày 31 tháng 12 năm 2009.
Trang 23 Bảng chi tiết tình hình biến động tăng, giảm từng loại TSCĐ vô hình năm như trongBản thuyết minh Báo cáo tài chính gồm: Quyền sử dụng đất; Bản quyền, bằng sángchế; Nhãn hiệu hàng hóa; Phần mềm vi tính,….
Chi tiết TSCĐ vô hình tăng trong năm và các chứng từ liên quan đến TSCĐ tăng này. Chi tiết TSCĐ vô hình giảm trong năm Lãi/(lỗ) của việc thanh lý, nhượng bán TSCĐ
và các chứng từ liên quan đến sự phê duyệt chấp thuận của cấp có thẩm quyền, phiếuthu tiền hoặc giấy báo có ngân hàng.
Chi phí đầu tư XDCB dở dang
Bảng chi tiết tình hình biến động tăng, giảm từng công trình, hạng mục công trình.
Phải trả cho người bán
Chi tiết các khoản phải trả cho người bán tại ngày 31 tháng 12 năm 2009.
Các Biên bản đối chiếu công nợ phải trả cho người bán tại thời điểm ngày 31 tháng 12năm 2009.
Chi tiết các khoản đã thanh toán sau ngày 31 tháng 12 năm 2009 (nếu có) gồm: ngàythanh toán, chứng từ tham chiếu, số tiền thanh toán.
Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước
Tờ khai tự quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân, thuế GTGTvà các loại thuế khác (nếu có).
Trang 24 Biên bản kiểm tra quyết toán thuế năm gần nhất. Biên bản thanh tra thuế gần nhất (nếu có).
Phải trả người lao động
Các tài liệu liên quan đến quỹ lương được phép chi trong năm (nếu có). Các quyết định tăng, giảm lương của nhân viên trong năm
Vốn chủ sở hữu
Bảng đối chiếu tình hình biến động của vốn chủ sở hữu trong năm.
Chi tiết vốn điều lệ và những tài liệu liên quan chứng minh tình hình biến động (nếucó) về vốn điều lệ của Công ty trong năm.
Các quyết định hoặc biên bản của Đại hội cổ đông và Hội đồng quản trị về phân phốilợi nhuận sau thuế trong năm.
Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
Bảng liệt kê doanh thu hàng tháng/Quý cho từng loại sản phẩm, dịch vụ.
Giá vốn hàng bán
Bảng liệt kê giá vốn hàng bán theo khoản mục hàng tháng/Quý
Chi phí bán hàng và Chi phí quản lý doanh nghiệp
Chi tiết Chi phí bán hàng và Chi phí quản lý doanh nghiệp hàng tháng/Quý theo từngkhoản mục chi phí (ví dụ: tiền điện, nước, điện thoại, lương nhân viên, chi phí khấu hao,…).
Thu nhập và Chi phí hoạt động tài chính
Chi tiết các khoản thu nhập và chi phí tài chính trong năm.
Thu nhập và Chi phí khác
Chi tiết các khoản thu nhập và chi phí khác trong năm.
Giao dịch với các bên liên quan
Bảng chi tiết Thu nhập của các thành viên trong Ban lãnh đạo Công ty (gồm Hội đồngquản trị, Ban Giám đốc, Kế toán trưởng) trong năm.
Bảng liệt kê các nghiệp vụ phát sinh trong năm và công nợ tại ngày 31 tháng 12 năm2009 với Ban lãnh đạo Công ty (gồm Hội đồng quản trị, Ban Giám đốc, Kế toántrưởng) và các thành viên trong gia đình có quan hệ họ hàng thân thuộc của Ban lãnhđạo Công ty (gồm bố, mẹ, vợ, chồng, con, anh chị em ruột)
Bảng liệt kê các bên liên quan khác ( gồm: các công ty liên kết, cơ sở kinh doanh đồngkiểm soát, các cá nhân có quyền trực tiếp hoặc gián tiếp biểu quyết ở Công ty và cácthành viên trong gia đình có quan hệ họ hàng thân thuộc của họ, các doanh nghiệp docác nhân viên quản lý chủ chốt và các cá nhân có quyền trực tiếp hoặc gián tiếp biểuquyết của Công ty và các thành viên trong gia đình có quan hệ họ hàng thân thuộc).
(Nguồn: Giấy tờ làm việc của Chi nhánh Công ty A&C tại Hà Nội)
Trang 25Bản kế hoạch chiến lược được xem như một sự thỏa thuận sơ bộ với kháchhàng về các vấn đề chủ chốt trong quy trình kiểm toán BCTC như: mục đích, phạmvi kiểm toán, việc cung cấp các tài liệu kế toán, giá phí kiểm toán Đây là yếu tố cơbản để tạo được sự thống nhất của hai bên.
Trong thực tiễn hoạt động kiểm toán tại Công ty A&C đối với khách hàngthường niên như Công ty ABC, kế hoạch kiểm toán được lập tương đối đầy đủ vàchuẩn tắc dựa trên những thông tin có được từ các cuộc kiểm toán trước và nhữnghiểu biết về tình hình hoạt động SXKD của đơn vị khách hàng Tuy nhiên, đối vớicác khách hàng mới như Công ty JQK do thời gian từ khi ký hợp đồng kiểm toánđến thực hiện kiểm toán tại đơn vị khách hàng là tương đối ngắn do đó lập kế hoạchkiểm toán thường được thực hiện ngay trong giai đoạn xuống đơn vị khách hàngthực hiện kiểm toán Về cơ bản nội dung của kế hoạch kiểm toán đối với cả 2 Côngty là giống nhau nhưng do đặc thù trên một số nội dung trong 2 bản kế hoạch này sẽcó sự khác biệt đó là:
Đối với khách hàng mới thông thường sẽ không thực hiện chứng kiến kiểmkê vào ngày kết thúc niên độ mà sẽ thực hiện chứng kiến kiểm kê bổ sung.
Do chưa có thật nhiều thông tin về đơn vị khách hàng nên số lượng tài liệuyêu cầu Công ty JQK chuẩn bị sẽ nhiều hơn đối với Công ty ABC Các thông tinchung về Công ty ABC đã được lưu tại File hồ sơ kiểm toán năm trước.
1.2.5 Ký hợp đồng kiểm toán
Sau khi chấp nhận kiểm toán và gửi cho khách hàng kế hoạch kiểm toánchiến lược, Công ty A&C sẽ thảo luận trực tiếp với khách hàng về các điềukhoản trong hợp đồng kiểm toán Hợp đồng sẽ bao gồm các nội dung về: mụctiêu, phạm vi kiểm toán, quyền và nghĩa vụ của các bên, hình thức và thời gianphát hành báo cáo kiểm toán, các điều khoản về phí kiểm toán và các thủ tụcgiải quyết các tranh chấp có thể phát sinh liên quan tới việc thực hiện hợpđồng
Một điều cần quan tâm nhất trong hợp đồng kiểm toán do Công ty A&C thựchiện đó là phí kiểm toán được tính dựa trên cấp bậc của KTV và thời gian làm việctương ứng Phí kiểm toán là một trong những yếu tố tiên quyết quyết định đến việclựa chọn các Công ty kiểm toán của khách hàng, do vậy ngay từ khi gửi Thư chàokiểm toán, Công ty A&C đã tìm hiểu và khảo sát thông tin về khách hàng và về cácCông ty kiểm toán khác để có thể đưa ra được mức phí kiểm toán phù hợp nhằm tạora được lợi thế cho mình trong thị trường dịch vụ kiểm toán.
Trang 26Sau khi hai bên đã thống nhất được các điều khoản trong hợp đồng thì Côngty A&C sẽ tiến hành soạn thảo hợp đồng
Tiếp theo, hai bên sẽ kí kết hợp đồng khi không còn bất kì một thắc mắcnào về các điều khoản, khi đó Công ty A&C chính thức trở thành chủ thể kiểmtoán cho cuộc kiểm toán năm tài chính 2009 cho Công ty khách hàng Nhómtrưởng nhóm kiểm toán có trách nhiệm thông báo kế hoạch kiểm toán cho cácthành viên trong nhóm kiểm toán và tiến hành soạn thảo kế hoạch kiểm toántổng thể.
1.3 THỰC TRẠNG VỀ LẬP KẾ HOẠCH KIỂM TOÁN TỔNG THỂ
Trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán tổng thể, KTV cần phải thu thậpthông tin về ngành nghề, công việc kinh doanh của khách hàng, tìm hiểu hệthống kế toán, hệ thống KSNB và các bên liên quan để đánh giá rủi ro và thiếtkế chương trình kiểm toán.
Thu thập thông tin về HĐKD của khách hàng là bước đầu tiên KTV thựchiện trong giai đoạn lập kế hoạch tổng thể.
1.3.1 Thu thập thông tin về khách hàng
1.3.1.1 Thông tin chung
Theo quy định của Công ty A&C, tài liệu thu thập bao gồm:
Các thông tin chung: đặc điểm ngành nghề kinh doanh của khách hàng, quátrình kinh doanh, khách hàng và đối tác thường xuyên của Công ty, Ban Giám đốc,bộ máy tổ chức,…
Các tài liệu pháp lý bao gồm: Điều lệ Công ty, giấy phép thành lập, bố cáothành lập doanh nghiệp, biên bản họp Hội đồng quản trị, ban lãnh đạo, ban kiểmsoát, nhiệm kỳ lãnh đạo, biên bản họp Đại hội cổ đông, vốn điều lệ, sự thay đổingành nghề kinh doanh,…
Các tài liệu về thuế: cần thu thập quyết toán thuế hàng năm, biên bản kiểmtra thuế, các văn bản có yếu tố có liên quan đến việc tính thuế và đặc thù của doanhnghiệp.
Các tài liệu nhân sự: hợp đồng lao động, các quy trình về quản lý và sửdụng quỹ lương, các quy định trong điều lệ, biên bản kiểm tra nhân sự,
Các tài liệu kế toán: báo cáo kiểm toán (nếu có), BCTC, thư quản lý, chếđộ và nguyên tắc kế toán mà doanh nghiệp áp dụng.
Các tài liệu về hợp đồng: hợp đồng kiểm toán, hợp đồng bảo hiểm, hợpđồng tín dụng, hợp đồng quảng cáo,
Trang 27Các KTV có thể thu thập thông tin bằng cách trao đổi trực tiếp với Ban Giámđốc Công ty khách hàng, quan sát thực tế, gửi thư yêu cầu, cung cấp tài liệu, xemxét các tài liệu do khách hàng cung cấp, từ các phương tiện thông tin đại chúng…Đối với khách hàng thường niên như Công ty ABC, cùng với việc nghiên cứu hồ sơchung, KTV phải cập nhật những thông tin, những thay đổi mới nhất từ khách hàngvà yêu cầu khách hàng cung cấp những tài liệu đó Sự thay đổi có thể là về ngànhnghề kinh doanh, chế độ kế toán, Ban Giám đốc, hoặc chính sách nhân sự Còn đốivới công ty JQK, các KTV sẽ sử dụng các kỹ thuật trong việc thu thập thông tin nhưphỏng vấn, quan sát, nghiên cứu những tài liệu yêu cầu cung cấp
Quá trình kinh doanh của đơn vị bao gồm những công đoạn nào, con ngườivà công việc cụ thể
Thị trường đầu vào và đầu ra
Thực hiện quan sát về quá trình sản xuất, về quy trình công nghệ sản xuất Xem xét các chính sách của đơn vị
- Chiến lược chung mà đơn vị đang áp dụng
- Chiến lược kinh doanh trong từng giai đoạn cụ thể và các giải pháp cụ thểđược ứng dụng để thực hiện chiến lược kinh doanh
- Để xem xét các chính sách của khách hàng, KTV phải ghi chép vào hồ sơkiểm toán những chính sách quan trọng, tên người được giao nhiệm vụhoặc ủy quyền thực hiện các chính sách đó
Nhận diện các thành phần có liên quan
- Nhận diện khách hàng có liên quan đến cung cấp đầu vào- Nhận diện khách hàng có liên quan đến đầu ra
- Nhận diện khách hàng có liên quan đến thuế, môi trường Đánh giá nhu cầu chuyên gia
- Căn cứ vào kết quả khảo sát và sự hiểu biết về HĐKD của khách hàng đểxác định các khâu, bộ phận, lĩnh vực kiểm toán đặc thù đòi hỏi phải có cácchuyên gia có kỹ năng chuyên môn chuyên ngành tương ứng
- Lập các hợp đồng thuê chuyên gia
Trang 28Công ty JQK là một khách hàng mới của Công ty A&C, tình hình HĐKD củaCông ty được thể hiện trong kế hoạch kiểm toán tổng thể như sau
Biểu 1.4 Thông tin tóm tắt về Công ty JQK
Nguyễn Thị Hồng Thanh Nguyễn Hoàng Đức
I Thông tin tóm tắt về doanh nghiệp
- Khách hàng: Kiểm toán năm đầu tiên
1.Thông tin chung:
Tên đầy đủ: Công ty JQK
Địa chỉ: Ô 16, Hoàng Văn Thái, Phường Khương Trung, Quận Thanh Xuân, Hà Nội Điện thoại: 04.37830858 Fax: 04.37830850
Trang 29- Giấy chứng nhận ĐKKD thay đổi làn thứ sáu ngày 16/04/2007 về việc tăng vốn điều lệ lên 72 tỷ đồng.
Lĩnh vực hoạt động :
- Xây dựng các công trình dân dụng, giao thông thủy lợi
- Vận tải hàng hóa
- Đại lý, buôn bán vật liệu xây dựng
- Đầu tư xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng, cụm dân cư, khu đô thị, công trình thủy điện, đường dây truyền tải.
- Sản xuất cấu kiện thép, bê tông cốt thép, bê tông nhựa
- Thuê và cho thuê các máy móc, thiết bị ngành xây dựng
- Khai thác, chế biến và mua bán khoáng sản
- Khai thác đá, sản xuất vật liệu xây dựng
2 Hội đồng quản trị
Ông Phạm Văn Đạt Ủy viên 14/02/2004
3 Ban giám đốc
Trang 305 Các Công ty kiểm toán tiền nhiệm:
Không có
6 Ngân hàng giao dịch
Tên Ngân hàng Tài khoản ngoại tệ Tài khoản VNĐ
Ngân hàng BIDV 001.1.00.00389.2D 001.1.00.003892Ngân hàng
7 Nghĩa vụ pháp lý 8 Luật sư
9 Ban kiểm soát
10 Những biến động của nền kinh tế ảnh hưởng dến hoạt động của doanh nghiệp trong năm
Trang 31Biểu 1.5 Thông tin tóm tắt về Công ty ABC
1.Tên Doanh nghiệp: Công ty cổ phần ABC
2.Hình thức pháp lý: Công ty cổ phần3.Lĩnh vực hoạt động:
+ Môi giới tư vấn, xúc tiến thương mại + Đại lý mua, đại lý bán, ký gửi hàng hóa + Xuất nhập khẩu ủy thác
+ Kinh doanh gas và khí đốt
4 Trụ sở chính: Lô 7 – Khu TSQ1 – Tiên Sơn – Bắc Ninh
5 Điện thoại: 0241.731114 Fax: 0241.7311366 Mã số thuế: 0300516481
7 Giấy phép kinh doanh số 21.03.000322 ngày 24/01/2005 do Sở Kế hoạch và Đầu tư
Bắc Ninh cấp
8 Nơi mở tài khoản: BIDV chi nhánh Bắc Ninh
9 Vốn điều lệ 10.000.000.000 đồng tương đương 100.000 cổ phần phổ thông, mệnh giá
cổ phần 100.000 vnđ: số cổ phần cổ đông đăng ký mua 100.000 cổ phần
10 Hội đồng quản trị:
Bà Trần Thị Quỳnh Chủ tịch HĐQT 21/04/2006
Trang 32Mục đích của việc tìm hiểu hệ thống KSNB trong giai đoạn này là có đượcsự hiểu biết cơ bản về chính sách kế toán mà đơn vị kiểm toán đang áp dụng vànhững thay đổi cơ bản của chính sách đó trong năm tài chính Qua đó, đánh giáđược hiệu quả của hệ thống KSNB, từ đó sẽ quyết định có nên dựa vào hệ thốngKSNB của Công ty khách hàng hay không để tăng cường hay giảm bớt khối lượngcông việc kiểm tra chi tiết hay không.
Trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán tổng thể thì Công ty A&C xem xét,đánh giá hệ thống KSNB chủ yếu trên các khía cạnh:
- Xem xét về các thủ tục quản lý, cơ cấu tổ chức, các vấn đề về nhân sự,chính sách mà Công ty khách hàng đang áp dụng
- Xác định rủi ro trong từng khoản mục trên BCTC trong từng bước côngviệc nhằm thiết lập các thủ tục kiểm toán thích hợp để hạn chế hoặc loại bỏ các rủiro đó…
Thực tế trong quá trình thực hiện, việc nghiên cứu đánh giá hệ thống KSNBthay đổi tùy theo từng khách hàng cụ thể Như đối với khách hàng có quy mô nhỏthì việc đánh giá hệ thống KSNB chỉ dừng lại ở mức độ hiểu biết đủ để xem xétBCTC có thể kiểm toán được hay không và đánh giá môi trường kiểm soát trong đóchủ yếu quan tâm đến tính liêm khiết của Ban Giám đốc và tính hiệu quả của hệthống kế toán của Công ty khách hàng Khi đó KTV có thể sẽ bỏ qua các thể thứckhảo sát khác, rủi ro kiểm soát được giả định là lớn nhất và vì vậy rủi ro phát hiệnsẽ ở mức thấp để đảm bảo tính hiệu quả Còn đối với các khách hàng có quy môlớn, đặc biệt là những hợp đồng kiểm toán dài hạn thì KTV thường ước lượng mứcrủi ro kiểm soát là thấp cho tất cả các khoản mục trước khi tiến hành kiểm toán.Hơn nữa, đối với các khách hàng có quy mô lớn, một yêu cầu mang tính bắt buộc làKTV phải có sự hiểu biết sâu sắc, chi tiết về môi trường kiểm soát và hệ thống kếtoán.
Trong giai đoạn thu thập những thông tin về hệ thống KSNB, KTV của Côngty A&C thường sử dụng những kỹ thuật sau: quan sát, phỏng vấn, kiểm tra tài liệu.Quá trình đánh giá hệ thống KSNB được thực hiện qua 3 bước:
- Tìm hiểu và đánh giá môi trường kiểm soát- Tìm hiểu hệ thống kế toán.
- Tìm hiểu các thủ tục kiểm soát.
Trang 331.3.2.1 Tìm hiểu và đánh giá môi trường kiểm soát
Môi trường kiểm soát là những yếu tố bên trong và bên ngoài đơn vị có ảnhhưởng đến việc thiết kế, hoạt động của các loại hình KSNB tồn tại trong doanhnghiệp Khi tìm hiểu đánh giá môi trường kiểm soát thì một yếu tố mà các KTV củaCông ty A&C quan tâm nhất chính là tính liêm chính và thái độ làm việc của BanGiám đốc Bởi vì thái độ làm việc và tính liêm chính của Ban Giám đốc có ảnhhưởng rất lớn đến hiệu quả của hệ thống KSNB
Nếu Ban Giám đốc nhìn nhận rằng KSNB chính là một cách giúp cho hoạtđộng của doanh nghiệp có hiệu quả hơn thì việc thiết lập và thực hiện các thủ tụckiểm soát cũng sẽ được quan tâm đúng mức do đó, hệ thống KSNB cũng sẽ đạtđược sự tin tưởng hơn Ngược lại, nếu Ban Giám đốc không quan tâm đến việcKSNB thì khi đó các thủ tục kiểm soát cũng sẽ không được các nhân viên trongdoanh nghiệp tuân thủ một cách nghiêm ngặt do vậy hệ thống KSNB cũng sẽ khônghiệu quả.
Để tìm hiểu môi trường kiểm soát, KTV của Công ty A&C thường gặp mặttrực tiếp để phỏng vấn Ban lãnh đạo Công ty khách hàng, qua buổi tiếp xúc KTV sẽđánh giá phong cách quản lý của Ban Giám đốc như thế nào: quan liêu hay tỉ mỉ,chi tiết hay phong cách thoáng nhưng chặt chẽ, kiểm soát vĩ mô là chủ yếu hayphong cách quản lý mang nặng tính hành chính…Bên cạnh đó, Công ty A&C cònsử dụng bảng câu hỏi đưa đến các nhân viên trong Công ty khách hàng nhằm tìmhiểu thông tin về môi trường kiểm soát Sau đó, KTV sẽ tự tổng hợp và đánh giá vềmôi trường kiểm soát của khách hàng.
Đối với khách hàng thường xuyên thì việc tìm hiểu về môi trường kiểm soátcủa khách hàng thường đơn giản hơn khi dựa vào thông tin trong hồ sơ kiểm toánnăm trước Còn đối với khách hàng mới thì KTV bên cạnh việc thực hiện các côngviệc như với khách hàng thường xuyên nhưng phạm vi thu thập thông tin rộng hơn,KTV chủ yếu quan tâm đến những thay đổi cơ bản trong năm tài chính 2009 vì cóảnh hưởng trực tiếp đến môi trường kiểm soát
Đối với khách hàng mới của Công ty A&C là Công ty JQK, KTV được biếttrong năm tài chính 2009, Công ty đã có thay đổi về mặt nhân sự trong Ban Giámđốc và Hội đồng quản trị, qua đó có thể làm tăng rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểmsoát Qua tiếp xúc, KTV có nhận xét ban lãnh đạo mới có nhận thức đầy đủ về vaitrò của hệ thống KSNB và cũng tích cực xây dựng và hoàn thiện hệ thống KSNB.Ban lãnh đạo cũng có thêm những quy định về quyền hạn cụ thể của mỗi thành viêntrong Ban Giám đốc và các bộ phận chức năng khác.
Trang 34Tại Công ty A&C, KTV sử dụng bảng câu hỏi đã được thiết kế trước để đánhgiá môi trường kiểm soát của khách thể kiểm toán Căn cứ vào đặc điểm và tìnhhình cụ thể của từng doanh nghiệp mà KTV đưa ra câu hỏi cho phù hợp.
Biểu 1.6: Bảng câu hỏi đánh giá môi trường kiểm soát Công ty JQK
CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ TƯ VẤN A&C
Clients: Công ty JQK W.P.Ref.No Notes of Accounts: Tìm hiểu môi trường kiểm soát File No.
BẢNG CÂU HỎI ĐÁNH GIÁ MÔI TRƯỜNG KIỂM SOÁT
1 BGĐ có nhận được thường xuyên và đầy đủ cácthông tin cần thiết cho việc giám sát, điều hành? X
BGĐ có tổ chức thường xuyên các cuộc họp đểcập nhật tình hình sản xuất kinh doanh, tình hìnhtài chính không?
tuần3 Đối với các trường hợp bất thường, BGĐ có biện
pháp xử lý kịp thời không? X4 BGĐ có lưu ý đến việc đánh giá hoạt động của
nhân viên cấp dưới không? X Hàng quý5 BGĐ có thận trọng trong việc trình bày và công
bố báo cáo tài chính không? X
(Nguồn: Giấy tờ làm việc của Chi nhánh Công ty A&C tại Hà Nội)
Thông qua các câu hỏi đánh giá môi trường kiểm soát, KTV sẽ có được đánhgiá về môi trường kiểm soát của Công ty JQK thông qua các thông tin thu thậpđược:
Biểu 1.7 Đánh giá môi trường KSNB tại Công ty JQK
Trang 35CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ TƯ VẤN A&C
Clients: Công ty JQK W.P.Ref.No Notes of Accounts: Đánh giá môi trường kiểm soát File No.
* Ưu điểm:
- Ban Giám Đốc có trình độ, năng lực, quan tâm tới công tác tài chính kế toán, quan
tâm đến công tác kiểm soát trong đơn vị
KTV tin tưởng vào tính liêm chính của Ban Giám đốc
- Các điều lệ tổ chức Công ty được quy định một cách rõ ràng, cơ cấu tổ chức phùhợp với quy mô và đặc điểm HĐKD của đơn vị.
- Các thủ tục phê chuẩn, xét duyệt các nghiệp vụ kinh tế phát sinh được thực hiện ởđúng cấp có thẩm quyền, đồng thời tại đơn vị cũng đã hiện diện các thủ tục kiểm soátnội bộ đối với tất cả các nghiệp vụ kinh tế phát sinh.
- Công ty có phân cấp phê duyệt đối với các nghiệp vụ kinh tế phát sinh nhằm giảmbớt khối lượng công việc đối với Giám đốc.
(Nguồn: Giấy tờ làm việc của Chi nhánh Công ty A&C tại Hà Nội)
Đối với Công ty ABC là khách hàng thường niên của Công ty, sau khi tìmhiểu, KTV kết luận sơ bộ: Trong năm tài chính 2009 Công ty không có sự thay đổivề mặt nhân sự trong Hội đồng quản trị và Ban Giám đốc cũng như chính sách kế
Trang 36toán Công ty đang áp dụng KTV còn kiểm tra việc khắc phục các vấn đề tồn tại đãđược nêu ra trong Báo cáo kiểm toán năm 2008 như một số khoản chi tiền mặt nhỏphục vụ cho hoạt động của Công ty không có chữ ký của thành viên Ban Giám đốc,một số khoản chi có số tiền lớn không thực hiện qua ngân hàng mà chi tiêu trực tiếpbằng tiền mặt, chính sách tạm ứng và hoàn ứng còn chưa chặt chẽ như không rõ thờigian hoàn ứng…Ban Giám đốc đã giải trình quy chế về thu chi đối với những khoảnchi lớn hơn 5 triệu đồng phải được phê duyệt bởi Giám đốc, còn những khoản chinhỏ hơn 5 triệu đồng sẽ do Phó Giám đốc phê duyệt, những khoản chi lớn hơn 10triệu đồng đều được thực hiện qua ngân hàng…KTV đã thu thập một số phiếu chivà chứng từ tạm ứng để kiểm tra thì nhận thấy thông tin mà Ban Giám đốc cung cấplà hoàn toàn chính xác.
Qua đó, KTV của Công ty A&C đánh giá môi trường kiểm soát của Công tyABC là khá.
Như vậy, đối với khách hàng thường niên như Công ty ABC, KTV chỉ cầntìm hiểu thêm những thông tin thay đổi trong năm tài chính 2009 do đã có nhữnghiểu biết về Công ty còn đối với khách hàng mới như Công ty JQK, bên cạnh việcphỏng vấn Ban Giám đốc Công ty khách hàng còn thiết kế bảng câu hỏi đánh giámôi trường kiểm soát.
1.3.2.2 Tìm hiểu hệ thống kế toán
Hệ thống kế toán luôn đóng vai trò quan trọng đối với bất kỳ doanh nghiệpnào, ghi chép và phản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh và giúp cho Ban Giámđốc có thể đưa ra các quyết định quản trị đúng đắn.
Mặt khác, trong tình hình việc áp dụng các quy định về tài chính kế toán củacác doanh nghiệp còn nhiều lúng túng, hạn chế do đó, tại Công ty A&C, việc tìmhiểu hệ thống kế toán của khách hàng không thể thiếu trong khâu lập kế hoạch kiểmtoán nói riêng và trong quy trình kiểm toán nói chung KTV cần đánh giá nhữngđiểm mạnh, điểm yếu trong hệ thống kế toán để xác định mức độ tin cậy vào hệthống kế toán, xác định rủi ro trong các phần hành để có thể tăng hoặc giảm mức độvà phạm vi trong từng phần hành KTV sử dụng các kỹ thuật phỏng vấn, quan sát vàthu thập tài liệu trong quá trình soát xét hệ thống kế toán Thông thường công việcbao gồm:
KTV yêu cầu kế toán trưởng cung cấp các tài liệu liên quan đến các chínhsách kế toán, hệ thống tài khoản và sơ đồ hạch toán của đơn vị (đã được thông quaBTC)
Trang 37Phỏng vấn kế toán trưởng và kế toán viên về quy trình hạch toán, hình thứcghi chép, việc lưu trữ, bảo quản chứng từ, sổ sách, sự phân công nhiệm vụ của nhânviên kế toán.
Quan sát hệ thống chứng từ kế toán, sổ sách và quá trình ghi chép, sử dụnghệ thống máy tính của nhân viên kế toán để đánh giá việc hạch toán này có tuân thủquy định của BTC không.
Biểu 1.8 Câu hỏi KSNB về hệ thống kế toán áp dụng cho các đơn vị kiểm toáncủa Công ty A&C (trích)
1.1 Sổ cái có được cập nhật nhanh chóng không?1.2 Các nhật ký có chứng từ đầy đủ và được phê
trong mỗi tài khoản sổ cái không?
2.4 Việc đối chiếu định kỳ có được thực hiện giữa Các tài sản trong sổ chi tiết và kiểm kê thực tế
2.7 Thu nhập từ việc cho thuê TSCĐ có được tríchtrước theo các điều khoản của hợp đồngkhông?
Trang 382.8 Có kiểm soát để đảm bảo tiền thu từ việc bánTSCĐ là phù hợp với các điều khoản của hợpđồng và được ghi chép vào sổ sách kế toánkhông?
2.9 TSCĐ có được bảo vệ, đặc biệt khi ngừng sảnxuất không?
2.10 TSCĐ có được mua bảo hiểm không?
2.11 Giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản có đượccất giữ an toàn không?
3 Các khoản đầu tư
Chính sách và sự phê duyệt
3.1 Có chính sách đầu tư chính thức qui định cácloại đầu tư đơn vị có thể thực hiện và cấp phêduyệt cụ thể không?
3.2 Có qui định mức đầu tư tối đa cho từng loạiđầu tư khác nhau và sự phê duyệt không?3.3 Có sự chấn thuận phù hợp cho các khoản đầu
tư giới hạn cho phép không?Kế toán và thu nhập
3.4 Các khoản đầu tư có được cập nhật đúng saukhi có sự phê duyệt chứng từ bởi người cóthẩm quyền không?
3.5 Có bảng kê chi tiết / sổ chi tiết cho từng khoảnđầu tư không? bảng kê chi tiết / sổ chi tiết cóđược đối chiếu với tài khoản kiểm soát và cácđối chiếu này có được phê duyệt không?3.6 Bảng kê thời gian đáo hạn có được giám sát để
đảm bảo các khoản đầu tư được tái đầu tư khiđáo hạn?
3.7 Có kiểm soát kép đối với các khoản đầu tưthông qua thương lượng không?
3.8 Thu nhập từ các khoản đầu tư có được tínhtoán định kỳ không?
Đánh giá
3.9 Có thủ tục thích hợp để đánh giá tất cả cáckhoản đầu tư bao gồm cả cơ sở xác định giá trịhợp lý không?
(Nguồn: Giấy tờ làm việc của Chi nhánh Công ty A&C tại Hà Nội)
Biểu 1.9: Quy trình soát xét hệ thống kế toán áp dụng cho công ty JQK
CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ TƯ VẤN A&C
Trang 39Clients: Công ty JQK W.P.Ref.No Notes of Accounts: Tìm hiểu hệ thống kế toán File No.
Bảng câu hỏi tìm hiểu hệ thống kế toán
1 Hệ thống kế toán của doanh nghiệp có phù hợp với văn bản
pháp quy quy định về chế độ kế toán hiện hành hay không? Có2 Các chính sách kế toán chủ yếu của doanh nghiệp có phù
hợp với chuẩn mực kế toán Việt Nam ở Quốc tế hay không? Có3Chứng từ có đảm bảo đầy đủ cho việc ghi sổ kế toán không?Có4
Việc lập, ghi chép, sử dụng và bảo quản sổ sách kế toán có đảm bảo đầy đủ, kịp thời, đúng mẫu biểu để phục vụ cho việclập các Báo cáo hay không?
Có5 Kiểm tra việc lập, luân chuyển, sử dụng, bảo quản chứng
từ có chính xác, kịp thời và đúng biểu mẫu quy định không? Có6 Việc tính toán, ghi sổ, cộng dồn, chuyển sổ có đảm bảo tính
7Đơn vị tiền tệ sử dụng có nhất quán không?Có8Nguyên tắc hạch toán ngoại tệ?Có9Cơ cấu tổ chức và trình độ đội ngũ kế toán viên của đơn vị
10 Niên độ kế toán và yêu cầu của việc lập BCTCCó
Trang 40- Phương pháp khấu hao đường thẳng
- Mức khấu hao năm 2009 phù hợp với hướng dẫn của các văn bản hiện hành của BTC - Số năm sử dụng của các loại TSCĐ được áp dụng như sau:
5 Hàng tồn kho và phương pháp tính giá thành
+ Nguyên tắc đánh giá: trên cơ sở giá gốc + Phương pháp hạch toán: kê khai thường xuyên
+ Phương pháp đánh giá NVL, CCDC tồn kho: bình quân gia quyền
6 Phương pháp ghi nhận doanh thu và chi phí:
Doanh thu được ghi nhận tại thời điểm sản phẩm, hàng hoá đuợc xác định là tiêuthụ (khách hàng chấp nhận thanh toán)
- Chính sách dự phòng nợ phải thu khó đòi - Chính sách phân bổ
- Chính sách tiền lương - Chính sách quản lý chi phí
- Chính sách hoa hồng, chiết khấu, giảm giá
7 Ảnh hưởng của chính sách mới về kế toán và kiểm toán
8 Yêu cầu về báo cáo tài chính
- Báo cáo tài chính hàng tháng Có Không
- Báo cáo tài chính hàng quý Có Không
9 Thông tin khác
X