MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Thực tiễn ở nước ta trong quá trình đổi mới vừa qua chứng tỏ đường lối đúng đắn của Đảng và những bước đi thích hợp đã tạo nên sự chuyển biến mạnh mẽ trên tất cả các lĩnh vực, kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội... mang lại những thành tựu rất to lớn, tạo cho Việt Nam thế và lực mới, giúp nâng cao vị thế của Việt Nam. Cùng với những thành quả đã đạt được thì trong quá trình đổi mới cũng xuất hiện nhiều yếu tố tiêu cực, phức tạp. Một trong những vấn đề gay cấn nổi lên là tình hình tranh chấp khiếu kiện có đông người tham gia, hình thành các điểm phức tạp về an ninh, các điểm nóng , điểm nóng chính trị xã hội ở nhiều địa phương trong cả nước. Điều này đã làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động lãnh đạo, quản lý của tổ chức Đảng, chính quyền cơ sở, đến an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, đến sản xuất và đời sống của nhân dân. Ở nhiều nơi đặc biệt là các khu vực vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu sô, ở các khu vực, vùng này trình độ dân trí còn thấp, đời sống của người nhân dân còn nghèo đói, chưa có điều kiện tiếp cận với các thông tin, các dịch vụ công, bên cạnh đó là sự tồn tại của nhiều tôn giáo, các thế lực thù địch đã lợi dụng những đặc điểm đó để lợi dụng, lôi kéo, mua chuộc một số phần tử phản động gây ra các điểm nóng chính trị xã hội nhằm chống phá chính quyền, gây mất trật tự, an ninh xã hội, làm rối loạn trật tự đời sống xã hội đằng sau là sự hậu thuẫn của các thế lực thù địch chống phá cách mạng Việt Nam. Có những điểm nóng chính trị xã hội xảy ra đã được giải quyết ổn thỏa, thiết lập trở lại tình trạng ổn định bình thường. Có những điểm nóng chính trị xã hội đang diễn ra và cũng không ít những điểm có nguy cơ bùng phát hoặc tái phát.Các điểm nóng chính trị xã hội đó có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau gây nên, quy mô, tính chất và mức độ hậu quả cũng không giống nhau. Đời sống của người nông dân tuy đã có nhiều cải thiện, song nhìn chung vẫn còn nghèo túng, lạc hậu, khoảng cách về mức sống giữa nông thôn và thành thị ngày càng rộng. Do vậy, nếu không ngăn ngừa có hiệu quả và giải quyết tốt các điểm nóng, điểm nóng chính trị xã hội ở các địa phương thì không thể đảm bảo được an ninh cũng như sự ổn định xã hội. Giải quyết tốt các điểm nóng, điểm nóng chính trị xã hội giúp giữ vững được chính quyền, tăng thêm lòng tin của nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam cũng như nâng cao uy tín của Đảng. Vì thế, vấn đề giải quyết xử lý những bất ổn, xung đột, những điểm nóng, điểm nóng chính trị xã hội trong cả nước đang đặt ra cho chúng ta đặc biệt là các cán bộ lãnh đạo, cán bộ cơ sở những người tiếp xúc trực tiếp với nhân dân yêu cầu cần phải nghiên cứu một cách nghiêm túc về những vấn đề có liên quan để từ đó làm chủ được tình hình, luôn sẵn sàng ứng phó mỗi khi có các điểm nóng xảy ra, đưa ra các biện pháp ứng phó, giải quyết tối ưu nhất, thận chí đưa ra những phương án xử lý trong tình hình xấu nhất có thê xả ra. Do đó, để góp phần giữ vững được ổn định xã hội, rất cần có sự nghiên cứu, tổng kết thực tiễn để rút ra những bài học kinh nghiệm. Đó không chỉ là những bài học kinh nghiệm trong giải quyết xử lý khi đã có điểm nóng xảy ra mà quan trọng hơn là rút ra những bài học kinh nghiệm để loại bỏ được nguyên nhân phát sinh điểm nóng, phòng ngừa không cho điểm nóng xuất hiện hoặc tái phát. Trên cơ sở đó cần tìm ra hệ thống những giải pháp thiết thực để ổn định và phát triển, tạo cơ sở cho sự ổn định và phát triển chung trong cả nước. Vì vậy em đã chọn nghiên cứu xử lý điểm nóng chính trị ở nước ta hiện nay làm đề tài nghiên cứu, nhằm cung cấp một số gải pháp ngăn ngừa điểm nóng, những bài học kinh nghiệm có ý nghĩa lý luận và thực tiễn. Trong những năm gần đây, cùng với sự ổn định chính trị tạo tiền đề cực kỳ quan trọng cho sự phát triển đất nước thì, đây đó các điểm nóng chính trị vẫn xảy ra, ít nhiều ảnh hưởng đến sự bền vững của chế độ. Nghiên cứu việc xử lý điểm nóng chính trị xã hội trở thành yêu cầu cấp bách hiện nay.