7. Bố cục của tiểu luận
2.4.2. Củng cố và hoàn thiện hệ thống chính trị cơ sở
Sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng có vai trò quyết định tới việc khắc phục những yếu tố cực đoan trong thực hiện những yêu cầu dân chủ của công dân, là điều kiện hết sức quan trọng để đấu tranh chống lại mọi mưu đồ sử dụng vấn đề dân chủ vì những mục tiêu không lành mạnh, đi ngược lại lợi ích của đồng bào. Đây là một yêu cầu có tính nguyên tắc và có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với Tây Nguyên, khi các thế lực phản động coi đây là địa bàn trọng điểm và đang từng ngày, từng giờ tìm cách chống phá sự nghiệp cách mạng mà Đảng đang lãnh đạo nhân dân thực hiện. Muốn vậy, phải tăng cường công tác xây dựng Đảng, xoá làng trắng đảng viên, phát hiện, bồi dưỡng những thanh niên ưu tú cho Đảng. Tiếp tục thực hiện tốt cuộc vận động xây dựng chỉnh đốn Đảng theo tinh thần Nghị quyết Trung ương.
Cần đặc biệt tăng cường sức mạnh cho Ban Dân vận ở khu vực miền núi vì đây là cơ quan trực tiếp giúp cấp uỷ giải quyết các vấn đề liên quan đến dân tộc, tôn giáo phức tạp hiện nay. Tái lập Ban Nội chính tỉnh để giúp cấp uỷ lãnh đạo, bảo vệ an ninh
chính trị, trật tự an toàn xã hội, chống bạo loạn, tội phạm, tệ nạn xã hội, truyền đạo trái pháp luật.
Xây dựng và hoàn thiện bộ máy chính quyền cơ sở thật sự trong sạch, sáng suốt, hoạt động có hiệu quả, hiệu lực. Phải nhanh chóng hoàn thiện cơ chế hoạt động của chính quyền tránh sự tha hoá quyền lực từ cơ sở, phải làm cho chính quyền luôn là công cụ của dân chứ không phải trở thành đối lập với dân. Thông qua trưng cầu ý kiến của dân mạnh dạn cân nhắc những cán bộ có phẩm chất, năng lực, có uy tín với dân; kiên quyết loại bỏ ra khỏi bộ máy, xử lý kỷ luật thích đáng đối với những cán bộ vi phạm.
Củng cố Ban Dân tộc - Tôn giáo của Hội đồng nhân dân các cấp ở địa bàn miền núi. ở những địa bàn phức tạp, cần thiết có thể tách Ban Dân tộc - Tôn giáo thành hai Ban riêng để có điều kiện gần dân, cùng dân giải quyết những vấn đề dân tộc, tôn giáo từ trong “trứng nước” chứ không phải để đến lúc nảy sinh tình huống chính trị phức tạp mới lo xử lý.
Nâng cao chất lượng của Mặt trận và các tổ chức quần chúng ở cơ sở, làm cho tổ chức đó thực sự thu hút được sự tham gia hoạt động tự giác của các thành viên. Đưa già làng, trưởng bản, người có uy tín tham gia vào những tổ chức này, nhờ đó, những vấn đề bức xúc của quần chúng được phản ánh và giải quyết kịp thời, hạn chế những mâu thuẫn, xung đột tiềm ẩn điểm nóng chính trị - xã hội.
Đặc biệt coi trọng tính chủ động, những sáng kiến, sáng tạo của các tổ chức. Nhân những mô hình hoạt động điển hình như mô hình “Làng thanh niên” ở Gia Lai sang những địa phương khác có điều kiện tương tự. Thiết kế tổ chức bộ máy và nhân sự chủ chốt của Mặt trận và tổ chức quần chúng làm sao đảm bảo tính độc lập tương đối với chính quyền, đại diện tiếng nói, nguyện vọng, quyền và lợi ích chính đáng, hợp pháp của các thành viên, có điều kiện giám sát và phản biện với cơ quan chính quyền địa phương và cơ sở.