Tăng cường nâng cao hiệu quả công tác Dân vận

Một phần của tài liệu Tieu luan cao học, mon xu ly diem nóng chinh tri xa hoi (Trang 33 - 44)

7. Bố cục của tiểu luận

3.1. Tăng cường nâng cao hiệu quả công tác Dân vận

Dân vận là một nhiệm vụ chính trị quan trọng của Đảng, là một đặc trưng chủ yếu trong hoạt động lãnh đạo của Đảng. Công tác Dân vận không chỉ là vận động nhân dân thực hiện các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước, mà còn là phương thức thu hút nhân dân vào việc hoạch định đường lối, chủ trương, chính sách đó. Trong những hoạt động này vấn đề cốt lõi là phải quan tâm đến lợi ích chính đáng của nhân dân. Vấn đề tưởng như đơn giản, dễ làm nhưng thực tế đến nay nhiều lúc, nhiều nơi vẫn làm chưa tốt. Bên cạnh số đông cán bộ đảng viên vẫn giữ được phẩm chất cách mạng và gắn bó với nhân dân, một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên mang nặng bệnh quan liêu, mệnh lệnh, xa rời quần chúng, nạn tham ô, hối lộ vẫn còn xảy ra. Không ít đoàn thể cũng bị quan liêu hoá, hành chính hoá, không chịu đổi mới nội dung, hình thức, phương pháp tập hợp các tầng lớp nhân dân, làm giảm sự gắn bó của nhân dân với Đảng và Nhà nước... những hiện tượng đó là tiếng chuông cảnh báo để chúng ta phải làm tốt hơn nữa công tác dân vận. Để nâng cao hiệu quả của công tác dân vận bên cạnh việc hoàn thiện chủ trương, chính sách cho phù hợp với thực tiễn đang đặt ra còn phụ thuộc rất lớn vào phương thức tiến hành dân vận.

3.2. Đổi mới hình thức, quy trình, cách thức, phương pháp dân vận

Vận Công tác dân vận đòi hỏi phải gần dân, sát dân, song gần dân, sát dân trong giai đoạn hiện nay bên cạnh việc cán bộ các cấp theo định kỳ đi xuống cơ sở nghe báo cáo tình hình địa phương, thăm hỏi nhân dân, trong các dịp tiếp xúc cử tri, những dịp họp hội đồng nhân dân hay trả lời chất vấn đại biểu Quốc hội, làm việc với Mặt trận tổ quốc và các đoàn thể nhân dân… còn phải thường xuyên lắng nghe, phải lắng nghe được nhanh, kịp thời những ý kiến, nắm bắt được tâm tư nguyện vọng của nhân dân thông qua các kênh khác như việc mở ra các diễn đàn điện tử, giao lưu trực tuyến để thường xuyên "online" với dân để giải quyết các vấn đề thường nhật, điều đó có lợi cho cả 2 phía: Phía Đảng, chính phủ thì sẽ có điều kiện nắm bắt thêm tình

hình, tâm tư, nguyện vọng của người dân, từ đó để hoàn thiện chủ trương, chính sách, pháp luật cũng như công tác điều hành. Còn người dân thì có dịp để trình bày, kiến nghị những chính kiến của mình. Ngoài ra để tăng cường sự tương tác giữa người dân với Đảng và chính quyền một trong những phương thức dân vận có hiệu quả đó là mở ra các "Diễn đàn cử tri". Thông qua diễn đàn này người dân sẽ nêu ra chính kiến của mình với Đảng và Nhà nước về thực trạng tình hình địa phương và phản ánh cả những vấn đề mà người dân đang quan tâm đối với các ngành các cấp trong việc thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước nói chung, việc phát triển các mục tiêu kinh tế - xã hội ở địa phương nói riêng. "Diễn đàn cử tri" còn là một trong những biện pháp thực hiện có hiệu quả quy chế dân chủ ở cơ sở trong địa bàn từng địa phương, đồng thời đáp ứng yêu cầu của việc đổi mới phương thức dân vận của Đảng ta hiện nay.

3.3. Nâng cao dân trí: là nhu cầu tất yếu của sự tồn tại và phát triển.

Bởi vì con người là chủ thể lịch sử, với bàn tay và khối óc đã sáng tạo ra nền văn minh nông nghiệp, văn minh công nghiệp và ngày nay là văn minh tin học. Trong thời đại thông tin hiện nay vừa tạo ra những tiền đề, điều kiện chưa từng có để nâng cao dân trí vừa đòi hỏi dân trí phải được nâng cao không ngừng vì tri thức bùng nổ ngày càng nhanh và cũng nhanh chóng trở nên lỗi thời. Nâng cao trình độ dân trí là một trong những nội dung mang tính chiến lược trong việc đổi mới, tăng cường công tác tuyên truyền. Mạng thông tin phát triển mang đến cho con người những phương tiện và công cụ kỳ diệu để tiếp nhận, xử lý thông tin nhưng đồng thời cũng đòi hỏi năng lực tiếp nhận, xử lý thông tin của tư duy con người phải đạt đến trình độ mới cao hơn về chất thì con người mới có thể làm chủ được thông tin đáp ứng nhu cầu phát triển của xã hội. Vì vậy cần tiến hành một cuộc cải cách giáo dục toàn diện, sâu sắc cả về mục tiêu, nội dung, phương pháp dạy học, phương pháp tổ chức quản lý giáo dục - đào tạo nhằm nâng cao chất lượng giáo dục - đào tạo theo kịp trình độ các nước tiên tiến trên thế giới. Gắn giáo dục - đào tạo với thực tiễn sản xuất và đời sống, hướng tới xã hội học tập, tạo cơ hội cho mọi người đều được học tập, học tập suốt đời, đủ năng lực để tiếp cận với tri thức khoa học, công nghệ hiện đại và khả năng tư

duy độc lập.Từ đó giúp người nhân nhận thức được mọi vấn đề chính trị xã hội, có những cái nhìn đúng hơn về các vấn đề, tránh được sự lợi dụng của các thế lực thù địch.

3.4. Phát triển kinh tế, nâng cao đời sống của người dân

Ở nhiều nơi đặc biệt là các khu vực vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu sô, ở các khu vực, vùng này trình độ dân trí còn thấp, đời sống của người nhân dân còn nghèo đói, chưa có điều kiện tiếp cận với các thông tin, các dịch vụ công, bên cạnh đó là sự tồn tại của nhiều tôn giáo, các thế lực thù địch đã lợi dụng những đặc điểm đó để lợi dụng, lôi kéo, mua chuộc một số phần tử phản động gây ra các điểm nóng chính trị xã hội nhằm chống phá chính quyền, gây mất trật tự, an ninh xã hội, làm rối loạn trật tự đời sống xã hội đằng sau là sự hậu thuẫn của các thế lực thù địch chống phá cách mạng Việt Nam. Vậy nhận thức được điều đó Đảng và Nhà nước ta phải có những chính sách phát triển kinh tế phù hợp với điều kiện của từng vùng, nâng cao hiệu quả công tác xóa đói giản nghèo. Tập trung phát triển kinh tế một số vùng có vị trí chiến lược hay bị các thế lực thù địch lợi dụng về vấn đề kinh tế, từ đó giúp cải thiện và nâng cao đời sống của nhân dân, làm tang niềm tin của nhân dân vào chế độ, vào sự lãnh đạo của Đảng, làm tăng uy tín của Đảng.

3.5. Tăng cường tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức, trách nhiệm về phòng ngừa, ngăn chặn các hoạt động xâm phạm an ninh quốc gia cho cán bộ, chiến sĩ bộ đội biên phòng và nhân dân các dân tộc ở khhu vực biên giới

Mục đích của công tác tuyên truyền, giáo dục là xây dựng cho mỗi người có bản lĩnh chính trị vững vàng, có nhận thức đúng về âm mưu, phương thức, thủ đoạn hoạt động của các thế lực thù địch xâm nhập từ bên ngoài vào để chống phá cách mạng nước ta. Từ đó, nâng cao tinh thần cảnh giác cách mạng, tích cực phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn mọi âm mưu và hoạt động xâm phạm an ninh quốc gia.

Các đơn vị bộ đội biên phòng phải quán triệt, phổ biến kịp thời các chỉ thị, nghị quyết, văn bản hướng dẫn của cấp trên về công tác an ninh quốc gia; kết hợp bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn với giáo dục ý thức, trách nhiệm, làm cho cán bộ,

chiến sĩ thường xuyên nắm chắc âm mưu, phương thức, thủ đoạn hoạt động xâm phạm an ninh quốc gia của từng nhóm, loại đối tượng trên từng khu vực cụ thể. Bên cạnh đó, cần có kế hoạch bồi dưỡng, nâng cao hiểu biết cho cán bộ, chiến sĩ về tình hình địa phương, phong tục, tập quán của đồng bào các dân tộc thiểu số trên địa bàn, làm cơ sở để nâng cao hiệu quả giáo dục, tuyên truyền, vận động quần chúng.

Trên khu vực biên giới, quần chúng nhân dân là lực lượng tại chỗ đông đảo, trực tiếp đấu tranh với các đối tượng hoạt động xâm phạm an ninh quốc gia; đồng thời, nhân dân cũng là đối tượng mà các thế lực thù địch tập trung lợi dụng, lôi kéo vào các hoạt động chống cách mạng. Vì thế, cùng với tuyên truyền, giáo dục nhân dân chấp hành tốt chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, cần động viên nhân dân tích cực tham gia các hoạt động bảo vệ chủ quyền, an ninh biên giới, không nghe theo kẻ xấu xúi giục, lôi kéo vào các hoạt động chống phá cách mạng. Trên cơ sở đó, nâng cao ý thức chính trị, xây dựng trận địa tư tưởng vững vàng trong quần chúng nhân dân.

3.6. Tiếp tục phối hợp chặt chẽ với cấp ủy, chính quyền địa phương, nắm chắc tình hình địa bàn, tình hình hoạt động của các loại đối tượng.

Các đơn vị bộ đội biên phòng cần chủ động hơn nữa trong phối hợp với cấp ủy, chính quyền địa phương; thực hiện có hiệu quả các biện pháp nắm tình hình địa bàn, tình hình hoạt động của các loại đối tượng ở trong và ngoài biên giới; tình hình liên quan đến các biến động của đồng bào dân tộc thiểu số. Thông qua đó, phát hiện, xác minh, xử lý kịp thời các nguồn tin liên quan để chủ động phòng ngừa, ngăn chặn các hoạt động chống phá. Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, cần chú trọng phát huy vai trò của quần chúng nhân dân trong việc phát hiện, báo cáo các âm mưu và hoạt động chống phá của các loại đối tượng, không để xảy ra các “điểm nóng” về trật tự, an ninh. Các đơn vị bộ đội biên phòng còn phải thường xuyên điều tra cơ bản, nắm chắc các mối quan hệ trong và ngoài biên giới; chủ động phát hiện những tác động xấu vào nội bộ hệ thống chính trị cơ sở để có phương án đấu tranh; đồng thời, tích cực phòng ngừa, chống “tự diễn biến”, “tự chuyển hoá”.

3.7. Nghiên cứu, đổi mới nội dung, phương thức hoạt động và tổ chức lực lượng trinh sát biên phòng theo hướng chuyên trách bảo vệ an ninh quốc gia.

Nước ta có 4.653 km đường biên giới trên đất liền, thuộc địa phận của 428 xã (phường, thị trấn), 100 huyện, 25 tỉnh (thành phố); nhiều khu vực địa hình phức tạp, hiểm trở, giao thông chưa phát triển…, gây khó khăn cho công tác quản lý, kiểm soát biên giới. Vì vậy, các đơn vị bộ đội biên phòng cần bám sát sự chỉ đạo của cấp trên và căn cứ vào thực tế tình hình để xây dựng các kế hoạch quản lý, bảo vệ chủ quyền, an ninh trật tự cho phù hợp với đặc điểm địa bàn. Cơ quan chức năng cần tiếp tục nghiên cứu, bổ sung, hoàn thiện hệ thống lý luận nghiệp vụ về đấu tranh phòng, chống hoạt động xâm phạm an ninh quốc gia ở khu vực biên giới phù hợp với sự phát triển của thực tiễn. Trên cơ sở kế hoạch đã được phê duyệt, các đơn vị bộ đội biên phòng thường xuyên rà soát, bổ sung các văn kiện tác chiến phòng thủ; các phương án phòng, chống gây rối, bạo loạn, khủng bố và giải quyết các tình huống xấu có thể xảy ra; tích cực đổi mới nội dung, biện pháp công tác nghiệp vụ trinh sát biên phòng, xây dựng kế hoạch chủ động phát hiện, đón bắt bọn phản động lưu vong xâm nhập; đồng thời, ngăn chặn các hoạt động tuyên truyền, lôi kéo quần chúng nhân dân vượt biên trái pháp luật… Việc tổ chức lực lượng trinh sát biên phòng cần theo hướng chuyên sâu để nâng cao hiệu quả đấu tranh với từng loại đối tượng; kết hợp chặt chẽ giữa công tác phản gián với công tác tình báo và hoạt động đối ngoại, nhằm chủ động phòng ngừa, ngăn chặn từ xa các hoạt động xâm phạm an ninh quốc gia.

3.8. Tích cực tham gia xây dựng hệ thống chính trị cơ sở xã (phường, thị trấn) biên giới vững mạnh toàn diện.

Cư dân trên địa bàn khu vực biên giới chủ yếu là đồng bào các dân tộc thiểu số, đời sống vật chất, tinh thần còn nhiều khó khăn, có nơi còn tồn tại nhiều hủ tục; nhiều trường hợp có mối quan hệ dân tộc, dòng họ khá chặt chẽ với nhân dân bên kia biên giới. Đó là những đặc điểm mà các thế lực thù địch và các loại đối tượng triệt để lợi dụng để thực hiện các hoạt động xâm phạm chủ quyền, an ninh, gây mất ổn định chính trị – xã hội ở khu vực biên giới. Vì thế, các đơn vị Biên phòng cần tích cực tham gia xây dựng hệ thống chính trị cơ sở, nâng cao năng lực lãnh đạo, quản lý, điều

hành bằng nội dung, hình thức, biện pháp phù hợp; nhất là tham mưu ban hành các văn bản lãnh đạo, chỉ đạo củng cố, xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân và thực hiện Chỉ thị số 09-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương “Về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc trong tình hình mới”. Trong điều kiện đời sống nhân dân khu vực biên giới còn nhiều khó khăn, bộ đội bien phòng còn phải tham mưu cho cấp uỷ, chính quyền địa phương đẩy mạnh “xoá đói giảm nghèo”; thực hiện có hiệu quả các chương trình, dự án, như: 134, 135, 327, phong trào xây dựng nông thôn mới, nhằm không ngừng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân, làm cơ sở nâng cao khả năng phòng ngừa, ngăn chặn các hoạt động xâm phạm an ninh quốc gia.

3.9. Đẩy mạnh quan hệ, phối hợp, hợp tác quốc tế trong phòng ngừa, ngăn chặn hoạt động xâm phạm an ninh quốc gia

Hoạt động xâm phạm an ninh quốc gia ở khu vực biên giới là những hành động xâm phạm an ninh trên các lĩnh vực: chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội, quốc phòng và chủ quyền của đất nước ở khu vực biên giới. Đó là những hành động xâm nhập từ bên ngoài đất nước và kết hợp giữa bọn phản động bên ngoài với bên trong để chống phá. Vì thế, trên cơ sở đường lối, chủ trương, chính sách đối ngoại của Đảng, Nhà nước ta và chức năng, nhiệm vụ được giao, các đơn vị bộ đội biên phòng cần tăng cường quan hệ, phối hợp, hợp tác quốc tế trong phòng ngừa, ngăn chặn hoạt động xâm phạm an ninh quốc gia. Công tác đối ngoại biên phòng cần tập trung trao đổi thông tin về tình hình hoạt động của các loại tội phạm liên quan; phối hợp phát hiện sớm, điều tra, kiểm tra, xử lý thông tin, các vụ việc trong khuôn khổ điều ước, thoả thuận quốc tế đã ký kết. Trong đó, các đơn vị cần chú trọng thực hiện tốt việc gặp gỡ, hội đàm (định kỳ hoặc đột xuất); phối hợp tuần tra chung; tổ chức thăm hỏi, giao lưu với lực lượng bảo vệ biên giới của các nước láng giềng. Bộ đội biên phòng còn phải chủ động tham mưu cho cấp ủy, chính quyền địa phương mở rộng quan hệ với chính quyền địa phương các nước tiếp giáp, giải quyết tốt các vụ việc xảy ra trên biên giới theo đúng các hiệp định, quy chế về biên giới và thỏa thuận giữa Chính phủ và Bộ Quốc phòng nước ta với chính phủ và bộ quốc phòng các nước láng giềng; bảo đảm

yêu cầu vừa phòng ngừa, ngăn chặn các hoạt động xâm phạm an ninh quốc gia, giữ vững ổn định biên giới vừa tăng cường tình đoàn kết hữu nghị với các nước có chung biên giới.

KẾT LUẬN

Thực tiễn ở nước ta trong quá trình đổi mới vừa qua chứng tỏ đường lối đúng đắn của Đảng và những bước đi thích hợp đã tạo nên sự chuyển biến mạnh mẽ trên tất cả các lĩnh vực, kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội... mang lại những thành tựu rất to lớn, tạo cho Việt Nam thế và lực mới, giúp nâng cao vị thế của Việt Nam. Cùng với những thành quả đã đạt được thì trong quá trình đổi mới cũng xuất hiện nhiều yếu tố

Một phần của tài liệu Tieu luan cao học, mon xu ly diem nóng chinh tri xa hoi (Trang 33 - 44)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(44 trang)
w