7. Bố cục của tiểu luận
2.5. Bài học kinh nghiệm rút ra sau điểm nóng ở Tây Nguyên
Chúng ta đã để các phần tử xấu lợi dụng được. Điều này cần phải nghiêm khắc nhìn nhận và kiểm điểm, rút kinh nghiệm.
Thứ hai là trong thời gian qua, công tác tuyên truyền của chúng ta còn hạn chế.
Tại sao các thế lực xấu dựa vào kinh tế để tuyên truyền, trong khi chính chúng ta đã đem lại những đổi thay, điều kiện tốt cho bà con mà bà con vẫn không thấy được? Rõ ràng công tác tuyên truyền của chúng ta còn những điểm phải xem xét và củng cố lại.
Thứ ba là công tác cán bộ của ta còn yếu, chưa nói là chưa được coi trọng.
Trình độ cán bộ cơ sở ta còn rất hạn chế. Trong khi đó cơ sở là "cái túi đựng", bao nhiêu công việc của đất nước đều thực hiện ở đó. Lẽ ra người trực tiếp thực hiện công việc phải là người vững vàng về chuyên môn, phải qua đại học, phải nắm được kiến thức, khoa học kỹ thuật để hỗ trợ hướng dẫn nông dân sản xuất, biết tuyên truyền đường lối chính sách của Đảng, Nhà nước, thì đằng này cán bộ ta có nơi vẫn còn chưa hết bậc tiểu học. Cán bộ ta không học, không biết tiếng dân tộc cũng là một hạn chế. Làm sao hiểu được tâm tư tình cảm của bà con để có thể sẻ chia, giúp đỡ khi không biết nói tiếng của đồng bào? Bài học về sử dụng cán bộ là một bài học quý báu cho những người làm công tác chính quyền.
Lẽ ra trong tình hình như năm 2001, ta phải cử cán bộ am hiểu về chính trị, am hiểu đường lối của Đảng, Nhà nước về cơ sở, để tuyên truyền cho đồng bào, đằng này lại đưa những cán bộ không liên quan gì đến công tác tuyên truyền vận động. Đưa cán bộ thể thao, cán bộ văn hóa thông tin, thanh niên xuống, để tập trung hướng dẫn đá bóng, tập văn nghệ, không hề hiệu quả! Riêng Đăk Nông mà trước đó là tỉnh Đăk Lăk, đã tự nhìn nhận đánh giá, đó là việc làm hình thức, kiểu phong trào, cần phải rút kinh nghiệm.
Một sơ suất nữa, cũng là bài học sâu sắc, là chúng ta đã tin vào việc làm của cán bộ cơ sở. Một mâu thuẫn là trong khi ta vẫn biết cán bộ cơ sở rất yếu, nhưng khi cơ sở báo gì thì ta chấp nhận vậy, không có động tác kiểm tra, thẩm định.
Trước mắt công tác tuyên truyền vẫn là hàng đầu và phải tăng cường tốt hơn
nữa. Chỉ rõ âm mưu thủ đoạn của thế lực thù địch, nâng cao nhận thức, nâng cao tinh thần cảnh giác cho bà con.
Thứ hai là cần đầu tư phát triển kinh tế, đẩy mạnh sản xuất. Phương pháp đầu
tư cũng cần thay đổi. Trước đây ta tập trung đầu tư cho các vùng thuận lợi, trung tâm, dân đông… Bây giờ chúng ta phải chú trọng đến vùng nghèo. Cần có những chương trình đầu tư cho vùng sâu, vùng xa, phát triển nhanh các vùng kinh tế trọng điểm để nâng cao chất lượng đời sống. Còn giải pháp lâu dài là tập trung cho công tác cán bộ, đào tạo cán bộ. Lâu nay vùng sâu, vùng xa không có học sinh cấp 3, con em dân tộc không vào được các trường chuyên nghiệp. Khi có chế độ cử tuyển đào tạo cán bộ cho địa phương vẫn không có người đi học. Vì vậy, phải đào tạo ngay từ cơ sở. Ngay từ bây giờ, vẫn chưa muộn. Cần phải mở rộng các trường học sinh dân tộc nội trú để con em được vào học nhiều hơn, mới có học sinh đi học trường chuyên nghiệp. Chính lực lượng đó sau này sẽ về phục vụ buôn làng. Lâu nay ta có chương trình 168 là chương trình phát triển kinh tế - xã hội các tỉnh Tây Nguyên, qua 3 năm đã có những hiệu quả khả quan, cần tiếp tục đẩy mạnh.
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP GIỮ VỮNG ỔN ĐỊNH CHÍNH TRỊ XÃ HỘI VÀ NGĂN CHẶN ĐIỂM NÓNG CHÍNH TRỊ XÃ HỘI XẢY RA