MỞ ĐẦU Phát triển kinh tế là một tiền đề tất yếu của sự tăng trưởng kinh tế, sau 30 năm tái lập tỉnh Lào Cai đã có những thay đổi to lớn trở thành tỉnh trung tâm của các tình miền núi phía Bắc. Có thể thấy rằng từ những năm đầu mới tái lập tỉnh, điều kiện kinh tế xã hội của Lào Cai còn nhiều khó khăn, 150 xã chưa có đường ô tô đến trung tâm; lương thực bình quân đầu người chỉ đạt 184 kgnăm; 87% số xã, phường, thị trấn không có điện; thu ngân sách trên địa bàn cả năm mới đạt 19 tỷ đồng; còn 17 vạn người trong độ tuổi mù chữ, 60% số trẻ trong độ tuổi không được đến trường, 36 xã chưa có trạm y tế; thu nhập bình quân đầu người chỉ đạt 680 nghìn đồngnăm, có tới 54% số hộ thuộc diện đói nghèo; 12 vạn người thiếu nước sinh hoạt, nhiều nơi thiếu nước sản xuất, đất canh tác; tuyến đường bộ (Quốc lộ 70), đường sắt Hà Nội – Lào Cai (đoạn Phố Lu Lào Cai) hư hỏng nặng, chưa có các cây cầu kết nối (cả cầu Cốc Lếu); an ninh biên giới, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội phức tạp, hoạt động đối ngoại, nhất là với tỉnh biên giới liền kề Vân Nam (Trung Quốc) chưa được khai thông.v.v...trong điều kiện ấy Lào Cai đã từng bước chuyển đổi nền kinh tế tự cung, tự cấp sang nền kinh tế thị trường, xây dựng chiến lược phát triển kinh tế của khẩu, khai thác lợi thế tiềm năng về nông nghiệp, công nghiệp, du lịch, thương mại và dịch vụ của địa phương từng bước chuyển đổi mô hình kinh tế theo chiều rộng (với các trụ cột: Lao động, vốn, tài nguyên) sang mô hình kinh tế theo chiều sâu (với trụ cột: khoa học và công nghệ) gắn với bảo vệ tài nguyên và môi trường. Chính vì vậy, Lào Cai đã từng bước khắc phục những khó khăn, nhanh chóng phát triển, nhất là xây dựng thể chế chính trị phù hợp, GRNP đầu người liên tục tăng trưởng, hướng đến mục tiêu năm 2030 Lào Cai trở thành một tỉnh có thu nhập khá. Do đó đến nay Lào Cai đã ra nhập vào câu lạc bộ nghìn tỷ, vì vậy tôi chọn chủ đề “Phát triển kinh tế thị trường tại ngân hàng Nông nghiệp và PTNT Chi nhánh Lào Cai II đến năm 2020” làm nội dung bài thu hoạch hết học phần. NỘI DUNG 1. Cơ sở lý luận 1.1. Khái niệm kinh tế thị trường Giáo trình kinh tế chính trị Mác Lênin có định nghĩa: KTTT là mô hình kinh tế mà ở đó các mối quan hệ kinh tế đều được thực hiện trên thị trường thông qua quá trình trao đổi mua bán. Quan hệ hàng hóa tiền tệ phát triển đến một trình độ nhất định sẽ đạt đến kinh tế thị trường. KTTT là giai đoạn phát triển của kinh tế hàng hóa dựa trên cơ sở phát triển của lực lượng sản xuất