Công tác kế hoạch trong nền kinh tế thị trường Yêu cầu và phương hướng đổi mới.
Trang 1CÔNG TÁC KẾ HOẠCH TRONG NỀN KINH TẾ THỊTRƯỜNG: YÊU CẦU VÀ PHƯƠNG HƯỚNG ĐỔI MỚI
Nội dung chính của tài liệu này là: lý giải vì sao công cụ KH vẫn rất
cần thiết trong nền kinh tế thị trường; sau đó so sánh với KH kiểu cũ để thấy rõyêu cầu cần đổi mới; những tiếp cận mới cần được áp dụng trong đổi mớiKHH; những bất cập trong công tác KH hiện nay dưới con mắt đổi mới; nhữngyêu cầu và nội dung cần đổi mới trong lập KH
Kết cấu của tài liệu gồm 4 phần:
- Sự cần thiết của KH đối với sự phát triển kinh tế - xã hội (KTXH) trongnền kinh tế thị trường
- Sự khác biệt giữa KH trong nền kinh tế thị trường với KH trong cơ chếtập trung mệnh lệnh
Trang 2- Những tiếp cận mới trong công tác KH
- Những bất cập trong lập KH hiện nay và những vấn đề tiếp tục đổi mới
I.Sự cần thiết của KH đối với sự phát triển kinh tế trong nền kinh tế thịtrường
1.KH là công cụ của nhà nước (các cấp) để can thiệp vào nền kinh tế thịtrường
1.1 Vai trò của nhà nước (các cấp) trong nền kinh tế thị trường
Nền kinh tế thị trường có nhiều ưu thế, nhưng nó cũng không phải là lý
tưởng như nhiều người mong muốn, rất nhiều hạn chế từ cơ chế điều tiết của thịtrường gây ra và những hạn chế đó đã đem đến hậu quả không nhỏ đối với nềnkinh tế Đó là những cơ sở rất quan trọng để nghiên cứu một vấn đề khôngkém phần quan trọng trong lý luận và thực tiễn ở phần lớn các quốc gia trên thếgiới hiện nay: vấn đề vai trò và nội dung can thiệp của chính phủ trong nềnkinh tế thị trường Nhà nước là một tổ chức được thiết lập để thực thi nhữngquyền lực nhất định, điều tiết hành vi của các cá nhân sống trong xã hội nhằmphục vụ cho lợi ích chung của xã hội đó và tài trợ cho việc cung cấp nhữnghàng hóa, dịch vụ thiết yếu mà xã hội đó có nhu cầu Vấn đề là ở chỗ cần biếtrõ Chính phủ làm những gì và chức năng quyền hạn của Chính phủ đến đâu?Câu trả lời đúng được dựa trên nhiều yếu tố, nhưng điều quan trọng là từ việcxác định những lý do của sự cần thiết phải có sự can thiệp của Chính phủ vàonền kinh tế thị trường Tổng hợp từ lý luận kinh tế học cũng như thực tiễn thựchiện sự can thiệp vào nền kinh tế của chính phủ nhiều nước, trong đó có ở ViệtNam, cho thấy có ít nhất ba lý do chính lập luận cho sự can thiệp của Chínhphủ:
1.1.1 Nhà nước can thiệp nhằm khắc phục các khuyết tật thị trường, hướnghoạt động của thị trường vào hiệu quả xã hội
Trang 3Bản thân thị trường có thể đem đến những kết cục phi hiệu quả Chính
phủ can thiệp sẽ hy vọng hướng thị trường hoạt động theo hướng có hiệu quảhơn Trong trường hợp thị trường độc quyền, Chính phủ can thiệp nhằm kiểmsoát chặt chẽ thị trường, để đảm bảo rằng các rào cản đối với sự gia nhập thịtrường không trở thành những phương tiện khuyến khích quyền lực độc quyền.Đối với các ngoại ứng1, Chính phủ can thiệp để buộc các bên tham gia giaodịch thị trường phải tính đến tác động của mình gây ra cho đối tượng thứ ba,nhờ đó có thể điều chỉnh các hoạt động của thị trường đạt tới mức tối ưu xãhội Chẳng hạn, đối với ngoại ứng tích cực, chính phủ có thể khuyến khích việcgia tăng sản xuất bằng cách trợ cấp cho người tạo ra ngoại ứng tích cực (trợ giácho việc tiêm chủng là một thí dụ) Ngược lại, với ngoại ứng tiêu cực, chínhphủ có thể đánh thuế để “phạt” những người gây thiệt hại cho xã hội Chínhphủ cần đứng ra để thực hiện việc cung cấp hàng hóa công cộng (chẳng hạnnhư đường sá, cầu cống và hệ thống kết cấu hạ tầng KTXH) vì những loại hànghoá này rất cần cho sự vận hành của nền kinh tế nhưng khu vực tư nhân lại từchối cung cấp Sự can thiệp của Chính phủ trong các thị trường sẽ bổ sungthông tin cho thị trường, hoặc kiểm soát hành vi của những bên có lợi thế vềthông tin để đảm bảo thị trường hoạt động có hiệu quả hơn Vai trò này ngàycàng được nhận thức là vô cùng quan trọng, nhất là trong thời đại công nghệthông tin Việc chính phủ ra các qui định nghiêm ngặt về thông tin hướng dẫnsử dụng thực phẩm dược phẩm là một thí dụ rõ ràng cho sự điều tiết của chínhphủ trong trường hợp này Cuối cùng, khuyết tật về sự bất ổn định do nền kinhtế do thị trường gây ra (giá cả bất ổn định, lạm phát, thất nghiệp ) có khả năngđược khắc phục khi Chính phủ can thiệp bằng việc chủ động đưa ra và thựchiện các chính sách tài khóa và tiền tệ phù hợp với từng giai đoạn phát triểnkinh tế khác nhau để đưa nền kinh tế trở về trạng thái ổn định lâu dài.
1 Ngoại ứng là một thuật ngữ kinh tế để chỉ những trường hợp hoạt động của những đối tượng trên thị trườnggây ảnh hưởng đến một đối tượng khác mà những ảnh hưởng đó không được phản ánh trong giá cả hàng hoá,dịch vụ Ví dụ điển hình nhất của ngoại ứng (tiêu cực) là ô nhiễm môi trường, trong đó các doanh nghiệp sảnxuất và làm tổn hại đến môi trường, nhưng họ không quan tâm đến điều đó một khi họ không phải đền bù cho
Trang 41.1.2 Nhà nước can thiệp nhằm thực hiện những hoạt động mà thịtrường không điều tiết
Những thất bại thị trường đặt vấn đề cần phải có sự can thiệp của Chínhphủ nhằm đảm bảo cho nền kinh tế hoạt động có hiệu quả hơn Tuy vậy, ngaycả khi nền kinh tế vận hành có hiệu quả, thì vẫn còn hai lý do nữa để Chính phủcần phải can thiệp, đó là phân phối lại thu nhập nhằm thực hiện công bằng xãhội và hàng hóa khuyến dụng.
(1) Vấn đề phân phối lại thu nhập và tạo cơ hội kinh tế cho mọi người:
Sự không hoàn hảo của thị trường thường dẫn đến kết cục là sự thiếucông bằng Chính phủ phải có trách nhiệm thực hiện việc phân phối lại thunhập giữa các tầng lớp dân cư, đồng thời trợ giúp cho các đối tượng dễ tổnthương như người già, người nghèo, trẻ em, người tàn tật Thông thường, Chínhphủ có thể tiến hành các chương trình trợ cấp trực tiếp cho từng cá nhân để giúphọ thoát khỏi cảnh nghèo đói Nhiều khi các chương trình phân phối lại cònđược thực hiện dưới dạng cung cấp các phương tiện, dịch vụ cho cả cộng đồngnhư chương trình 135 (xây dựng điện, đường, trường, trạm ở nông thôn);chương trình nước sạch nông thôn; chương trình xóa đói giảm nghèo v.v Mặt khác, việc sử dụng quyền lực của Chính phủ để tạo ra sự bình đẳngvề cơ hội cho mọi công dân, không phân biệt tình trạng cá nhân, có thể làm lợicho xã hội nói chung vì nó sẽ giúp các cá nhân có nhiều cơ hội hơn để đặt nănglực của mình vào công việc phù hợp nhất, có năng suất cao nhất.
(2) Vấn đề hàng hóa khuyến dụng
Những hàng hóa hay dịch vụ mà việc tiêu dùng chúng có lợi cho cá nhânvà xã hội, nhưng cá nhân không tự nguyện tiêu dùng, khiến chính phủ phải bắtbuộc họ sử dụng gọi là hàng hóa khuyến dụng
Nhiều nhà kinh tế học cho rằng, cá nhân nói chung nhiều khi không nhậnthức hết được lợi ích hoặc tác hại của việc tiêu dùng một loại hàng hóa hay dịchvụ nào đó, ngay cả khi họ có đầy đủ thông tin Chẳng hạn, ai cũng biết hútthuốc là có hại cho sức khỏe, nhưng rất nhiều người vẫn tiếp tục hút Nhiều gia
Trang 5đình tham gia tiêm chủng sẽ giúp trẻ em phòng chống nhiều căn bệnh nguyhiểm nhưng họ vẫn không hướng dẫn con em mình thực hiện công việc này, bấtkể việc tiêm chủng là miễn phí hay phải trả tiền.
Như vậy, sự can thiệp của Chính phủ trong trường hợp hàng hóa khuyếndụng bắt nguồn từ một chức năng gọi là chức năng "phụ quyền" của Chính phủ.Vai trò của Chính phủ ở đây giống như vai trò của người cha trong gia đình.Khi người cha thấy con cái mình chỉ hành động vì lợi ích trước mắt, mà khôngnghĩ đến tương lai lâu dài, thì người cha phải can thiệp để điều chỉnh hành vicủa con cái Sự can thiệp này có thể chỉ ở mức độ giáo dục, giải thích thuyếtphục, nhưng nếu cần thì có thể biến thành mệnh lệnh bắt buộc.
1.1.3 Nhà nước can thiệp nhằm hướng hoạt động KTXH của đất nước theonhững mục tiêu mà Chính phủ cần đạt tới
Nếu hai lý do trên liên quan đến những khuyết tật của thị trường trongvấn đề phân bổ nguồn lực nhằm thực hiện các mục tiêu ngay trước mắt thì lý dothứ ba này lại đề cập đến một hạn chế khác của thị trường, đó là sự thiển cậnkhông có tầm nhìn xa chiến lược cho các vấn đề dài hạn Nguyên nhân của nólà vì thị trường tự do được hình thành từ sự tương tác giữa vô số người mua vàngười bán trên thị trường Những người này đều chỉ có động cơ tối đa hoá lợiích ngắn hạn của mình, còn họ không có động lực và phương tiện để chăm locho những lợi ích dài hạn của cả cộng đồng Do đó, Chính phủ, với tư cách làngười đại diện cho quyền lợi của cả cộng đồng dân cư, phải hướng nền kinh tếphát triển theo định hướng chiến lược dài hạn mà Chính phủ cho rằng có lợicho cả xã hội nói chung.
Với tư cách là một tổ chức ra đời nhằm thực thi những quyền hành nhấtđịnh đối với xã hội, chính phủ thường đặt ra những mục tiêu mà xã hội cần đạttới trong một thời gian nhất định hay một số lĩnh vực cụ thể, ví dụ như: Chínhphủ muốn hướng trình độ dân trí của đất nước sẽ đạt được ở một mức độ nàođó trong một khoảng thời gian nhất định, muốn thể lực tầm vóc của người dânphải tăng lên một mức độ tương xứng so với thế giới, hay muốn kìm hãm tốcđộ tăng trưởng dân số tự nhiên ở một tỉ lệ thấp v.v Để đạt được những ý
Trang 6muốn của mình, Chính phủ phải can thiệp trực tiếp vào các lĩnh vực đó bằngviệc hoạch định những mục tiêu cụ thể thông qua các chiến lựơc, KH, chươngtrình phát triển như: chương trình cải cách giáo dục, chiến lược phát triển giáodục, chương trình chăm sóc sức khỏe, chương trình kế hoạch hóa gia đình v.v Cùng với việc đưa ra các chương trình, Chính phủ sử dụng nguồn lực, khả năngtài chính của mình để tổ chức thực hiện mục tiêu.
Một khía cạnh khác liên quan đến vấn đề sứ mệnh và an ninh quốc gia.Chính phủ không cho phép thị trường trực tiếp can thiệp vào một số lĩnh vựcnhư: an ninh quốc phòng, bí mật quốc gia hay quan hệ quốc tế Để thực hiệnmục tiêu về các vấn đề này, chính phủ tổ chức lực lượng an ninh nhân dân,quân đội nhân dân, những doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp quốc phòngvà một lượng tài chính nhà nước đủ lớn để thực hiện việc cung ứng hàng hóa vàdịch vụ đáp ứng nhu cầu cho các lĩnh vực đó.
Như vậy, việc tăng cường sự can thiệp của chính phủ vào nền kinh tếkhông chỉ xuất phát từ những khuyết tật vốn có của thị trường mà nó còn mangmột ý nghĩa cao hơn nhằm hướng xã hội tới một đời sống tốt đẹp hơn mà thịtrường dù có hoạt động tốt cũng không làm được
1.2 Những công cụ thực hiện sự can thiệp
Để thực hiện được các chức năng nói trên, Chính phủ thường sử dụngnhiều công cụ khác nhau:
1.2.1 Hệ thống pháp luật và những quy định dưới luật
Chính phủ xây dựng và thực hiện đúng đắn, đồng bộ hệ thống pháp luậtvà những văn bản dưới luật để tiến tới quản lý bằng pháp luật Việc sử dụngcông cụ pháp luật, giúp Chính phủ quản lý, điều tiết hành vi kinh doanh của cácdoanh nhân, điều tiết được hoạt động kinh tế thị trường Việc thiếu luật hoặcluật thiếu đồng bộ, không phù hợp sẽ làm tổn thương đến nền kinh tế và xã hộitrở nên rối rắm hơn Vì vậy, phải xây dựng và thực hiện đúng đắn, đồng bộ hệthống pháp luật và các quy định dưới luật như Pháp lệnh, Nghị định Theo đó,
Trang 7mọi công dân có quyền tự do, chủ động sáng tạo trong giới hạn cho phép củapháp luật.
1.2.2 Hoạch định phát triển
Các công cụ hoạch định phát triển bao gồm: Chiến lược, quy hoạch, KH,
chương trình phát triển KTXH trực tiếp giúp Chính phủ thực hiện chức năng ổnđịnh vĩ mô và định hướng tương lai trong điều kiện kinh tế thị trường Chínhphủ, thông qua công cụ hoạch định, sẽ đánh giá được tình hình kinh tế hiện tạivà mức độ, khả năng giải quyết các vấn đề KTXH tại một thời điểm nhất định;xây dựng các mục tiêu chiến lược định hướng sự phát triển KTXH của cácnước, từng vùng, từng ngành trong tương lai; liên kết mục tiêu đặt ra với với cơcấu nguồn lực, thực hiện các ưu tiên đầu tư cần thiết để thực hiện có hiệu quảcác mục tiêu; liên kết các ngành, vùng kinh tế thành một tổng thể thống nhấttheo các chương trình phát triển KTXH của quốc gia và các cấp khác; gắn cácchính sách vào cơ chế giải quyết các nhiệm vụ chiến lược đặt ra; cung cấp cácthông tin và tình hình thị trường trong và ngoài nước cho các nhà kinh doanh.
- Chính sách điều tiết vĩ mô, bao gồm chính sách tài khoá, tiền tệ Chínhphủ thông qua các công cụ chủ yếu của chính sách tài khoá như: thuế, chitiêu và công cụ của chính sách tiền tệ như: lãi suất, tỷ giá, quy định tỷ tệ
Trang 8dự trữ bắt buộc trong các ngân hàng, lãi suất chiết khấu v.v nhằm điềutiết nền kinh tế theo hướng thúc đẩy tăng trưởng, ổn định kinh tế vĩ mô,và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh Các chính sách điều tiết cònnhằm tập trung vào thực hiện tốt quá trình phân phối và phân phối lại thunhập giữa các đơn vị kinh tế và các thành viên trong xã hội, cũng nhưbảo đảm phúc lợi xã hội cho con người.
1.2.4 Lực lượng kinh tế nhà nước
Hiểu theo nghĩa chung nhất, kinh tế nhà nước bao gồm tổng thể cácnguồn lực do Nhà nước sở hữu đã, đang và chưa huy động vào sử dụng Hệthống kinh tế Nhà nước được chia thành hai nhóm: nhóm thứ nhất là các doanhnghiệp nhà nước bao gồm doanh nghiệp nhà nước thuộc lĩnh vực sản xuất nhưcông nghiệp, nông nghiệp; các ngân hàng thương mại nhà nước; công ty bảohiểm nhà nước Nhóm thứ hai là hệ thống phi doanh nghiệp nhà nước, bao gồmNSNN; Ngân hàng nhà nước; Kho Bạc nhà nước, các Quỹ dự trữ quốc gia; hệthống tài nguyên, khoáng sản và đất đai; các dịch vụ công cộng do nhà nướcđảm nhận.
Việc can thiệp của nhà nước vào quá trình kinh tế đưa kinh tế nhà nướctrở thành khu vực quan trọng của nền kinh tế quốc dân, trở thành một chủ thểkinh tế lớn giúp Chính phủ thực hiện chức năng ổn định, công bằng và hiệuquả Cụ thể:
Một là, với tư cách là chủ thể kinh tế có tiềm năng mạnh, Chính phủ đãtham gia vào vòng luân chuyển kinh tế, sử dụng lực lượng tài chính tiền tệ nhànước như một công cụ mạnh mẽ trong việc phân phối các nguồn lực, hướngnền kinh tế theo các mục tiêu vĩ mô đã định
Hai là, các lực lượng dự trữ quốc gia thể hiện cả bằng hiện vật và giá trịlà công cụ giúp Chính phủ ổn định thị trường, cân bằng cung - cầu; bảo đảm ổnđịnh kinh tế, công bằng xã hội, an ninh quốc gia; thực hiện các định hướng pháttriển.
Trang 9Cuối cùng, hệ thống doanh nghiệp nhà nước thực hiện những chức năng:cung cấp hàng hoá dịch vụ, giải quyết việc làm, thu nhập, kích thích tiêu dùng,chống đỡ khủng hoảng kinh tế Với tư cách là công cụ để nhà nước điều tiết cáchoạt động của nền kinh tế quốc dân, thông qua đó hướng dẫn các khu vực kinhtế khác phát triển, các doanh nghiệp nhà nước còn có tác dụng thúc đẩy và tạomôi trường cho kinh tế tư nhân phát triển, tham gia vào chống độc quyền tựnhiên, tối đa hoá phúc lợi xã hội
Ở các cấp địa phương tỉnh, huyện, chính quyền địa phương cũng áp dụngđược các công cụ trên, nhưng được cụ thể hoá theo chức năng nhiệm vụ đãđược phân cấp trên địa bàn địa phương Ví dụ, tỉnh cũng có thể đề ra cơ chế,chính sách trong phạm vi quyền hạn của mình như chính sách ưu đãi đầu tư, thuhút nhân tài… Tỉnh cũng sử dụng hệ thống KHH từ KH lãnh thổ (tỉnh, huyện,xã…) đến KH các ngành (công nghiệp, nông nghiệp, thương mại dịch vụ, giáodục, y tế…) để điều hành nền kinh tế trên địa bàn Tuy nhiên, cơ chế, chínhsách của địa phương đưa ra không được vượt khung do Chính phủ trung ươngđã qui định.
Như vậy, hệ thống kế hoạch phát triển (KHPT) là một công cụ quản lýcủa chính phủ để điều tiết nền kinh tế quốc dân Do đó, bất cứ khi nào cònchính phủ thì chính phủ còn sử dụng công cụ quản lý này Đặc trưng của nhómcông cụ này khác với các nhóm khác là ở chỗ đây là phương pháp quản lý nềnkinh tế của nhà nước theo mục tiêu Nó thể hiện bằng những mục tiêu địnhhướng phát triển KTXH phải đạt được trong một khoảng thời gian nhất địnhcủa một quốc gia, một vùng, một ngành hay một địa phương, và những giảipháp chính sách cần thiết để đạt mục tiêu với hiệu quả và hiệu lực cao nhất Cóthể đưa ra một định nghĩa chung nhất về KHH phát triển KTXH như sau:
KHH phát triển KTXH là một hoạt động có ý thức của nhà nước trên cơsở đánh giá thực lực của nền kinh tế và nhận thức được sự vận động của cácqui luật khách quan để vạch ra hướng phát triển cho nền kinh tế quốc dântrong từng giai đoạn nhất định cũng như những giải pháp lớn nhằm thực hiệnđược định hướng đó một cách có hiệu quả.
Trang 102.KH là công cụ huy động và phân bổ nguồn lực khan hiếm nhằm thựchiện các mục tiêu ưu tiên
Chúng ta luôn nằm trong tình trạng khan hiếm nguồn lực, nhất là: vốn,lao dộng có tay nghề và công nghệ kỹ thuật tiên tiến Nếu cứ để thị trường điềutiết, các nguồn lực này sẽ hướng vào việc sản xuất các hàng hoá nhiều lợinhuận và mang tính trước mắt, ngắn hạn, phục vụ chủ yếu cho nhu cầu củanhững người giầu trong xã hội, đó là những hàng hoá xa xỉ Các nguồn lựckhông thể huy động được vào những vùng sâu, vùng xa hoặc hoạt động trongnhững lĩnh vực mà xã hội cần có Vì vậy, nếu các nguồn lực khan hiếm đượcphân bổ theo KH, nó sẽ bảo đảm hướng được vào các vấn đề mang tính bứcxúc mà xã hội cần có, hướng vào người nghèo và những tầng lớp yếu thế trongxã hội; các nguồn lực khan hiếm được phân bổ phù hợp với nhu cầu trong dàihạn của đất nước và địa phương.
3.KH là công cụ để Chính phủ công bố các mục tiêu phát triển của mìnhvà huy động nguồn lực xã hội cùng hướng tới đạt mục tiêu
Sự công bố cụ thể về những mục tiêu xã hội và kinh tế quốc gia hoặc củamột địa phương dưới dạng một KHPT cụ thể có những ảnh hưởng quan trọngvề thái độ hay tâm lý đối với dân cư Nó có thể thành công trong việc tập hợpdân chúng đằng sau chính phủ trong một chiến lược quốc gia để xoá bỏ nghèođói Bằng việc huy động sự ủng hộ của quần chúng và đi sâu vào các tầng lớpxã hội, các đảng phái, tôn giáo để yêu cầu mọi công dân đều cùng nhau là việcđể xây dựng đất nước Nhà nước (các cấp) khi có một KH kinh tế được coi làđược trang bị tốt nhất để đảm bảo những động lực cần thiết để vượt qua nhữnglực cản và thường hay chia rẽ của chủ nghĩa bè phái và chủ nghĩa truyền thốngtrong một yêu cầu chung đòi hỏi tiến bộ xã hội và cuộc sống ấm no cho mọingười.
4.KH là một công cụ để thu hút được các nguồn tài trợ từ nước ngoài
Nếu chúng ta có những KHPT cụ thể với những mục tiêu đặt ra cụ thể vànhững dự án được thiết kế cẩn thận, đó thường là một điều kiện cần thiết để
Trang 11nhận được sự ủng hộ của các nhà đầu tư trong nước và ngoài nước Trong mộtchừng mực nhất định việc mô tả dự án tỷ mỷ và cụ thể trong khuôn khổ mộtKHPT toàn diện càng nhiều bao nhiêu thì mong muốn của các địa phương vềviệc tìm kiến nguồn vốn từ bên ngoài càng nhiều bấy nhiêu Thực tế qua Hộinghị các nhà tài trợ vừa qua đã cho thấy, nhờ Chính phủ Việt Nam đã có một lộtrình rõ ràng và thể hiện rõ quyết tâm trong cải cách bộ máy hành chính nênViệt Nam đã nhận được sự cam kết tài trợ lớn nhất từ trước đến nay từ cộngđồng các nhà tài trợ quốc tế.
II Sự khác biệt giữa KH trong nền kinh tế thị trường với KH trong cơchế tập trung mệnh lệnh
Như vậy, dù trong bất kỳ cơ chế nào, nếu còn Chính phủ và Chính phủ vẫncòn vai trò điều tiết nền kinh tế vì lợi ích chung của xã hội thì Chính phủ vẫnphải sử dụng KH như một công cụ quản lý Chính phủ nào biết phát huy sứcmạnh của công cụ này thì càng có khả năng tận dụng hết các nguồn lực hiện cóđể phát triển KTXH trên địa bàn Tuy nhiên, khi cơ chế kinh tế thay đổi thì bảnchất, nội dung và phương pháp KHH cũng phải có sự đổi mới tương ứng.
1 Sự khác biệt về bản chất
Xét về bản chất, KH là thể hiện sự can thiệp của Chính phủ vào nền kinh
tế nhằm định hướng phát triển và điều khiển sự biến đổi một số biến số KTXHchủ yếu để đạt được mục tiêu đã định trước Biểu hiện cụ thể của bản chất này:trước hết là thể hiện ở một loạt các mục tiêu KTXH cần đạt được trong mộtkhoảng thời gian đã định sẵn; kế tiếp là cách thức tác động, hướng dẫn, điềukhiển của Chính phủ để thực hiện mục tiêu đặt ra Bản chất của KHH là giốngnhau nhưng biểu hiện cụ thể của nó lại khác nhau trong mỗi nền kinh tế.
Trong nền kinh tế tập trung mệnh lệnh, KHH thể hiện ở sự khống chếtrực tiếp của Chính phủ đối với những hoạt động KTXH thông qua quá trìnhđưa ra những quyết định pháp lệnh phát ra từ Trung ương Các chỉ tiêu KHđược xác định bởi các nhà KH Trung ương tạo nên một KH kinh tế quốc dântoàn diện và đầy đủ; nguồn nhân lực, vật tư chủ yếu và tài chính không phải
Trang 12được phân phối theo giá thị trường và điều kiện cung cầu mà phân phối theocác nhu cầu của KH tổng thể, theo những quyết định hành chính của các cấplãnh đạo.
Trong nền kinh tế thị trường, KHH là thể hiện sự nỗ lực có ý thức củaChính phủ trong quá trình thực hiện sự can thiệp ở tầm vĩ mô nền kinh tế quốcdân, trên cơ sở chủ động thiết lập mối quan hệ giữa khả năng và mục đích nhằmđạt được mục tiêu sử dụng có hiệu quả nhất những tiềm năng hiện có KHHtrong nền kinh tế thị trường được thể hiện ở các phương án lựa chọn, sắp xếp,khai thác và huy động và sử dụng có hiệu quả nguồn lực cho phép để đạt đượckết quả cao nhất Các chỉ tiêu đặt ra trong KH là những định hướng phát triểnmột số lĩnh vực chủ yếu và cánh thức tác động của Chính phủ mang tính giántiếp thông qua các chính sách định hướng và các công cụ của chính sách điềutiết vĩ mô Như vậy, bản chất của KHH phát triển trong nền kinh tế thị trường làtính thuyết phục gián tiếp.
Bảng 1: So sánh bản chất của KH trong cơ chế KHH tập trung và cơ chếthị trường
Cơ chế KH hoá tập trung Cơ chế thị trường
KH mang tính chủ quanduy ý chí: xuất phát từ ýmuốn chủ quan của nhànước, không căn cứ vàotiềm lực thực tế và khônggắn với nhu cầu thực sựcủa nền kinh tế quốc dân
KH gắn với thị trường: định hướngsự phát triển dựa trên cơ sở đánh giáđúng thực trạng (=> khả thi), nhậnthức được qui luật (=> khoa học),nắm bắt được nhu cầu (=> thực tiễn),vì thế => vững chắc hơn
KH thay thế cho thị trường,vì sự tồn tại của thị trườngsẽ phá vỡ những cân đốicứng mà KH đã đề ra.
KH bổ sung hỗ trợ cho thị trường: thịtrường chỉ giải quyết vấn đề ngắnhạn, riêng lẻ, vì lợi ích cục bộ KHcó cái nhìn dài hạn, mang tính đónbắt, vì lợi ích chung, toàn cục.
Trang 13 KH mang tính mệnh lệnh:giao chỉ tiêu và cấp phátnguồn lực, đồng thời chỉđịnh cả địa chỉ tiêu thụ
KH mang tính định hướng: Hoạtđộng như bộ khung làm cơ sở đểhoạch định các chính sách đòn bẩyvà các biện pháp gián tiếp để thựchiện định hướng
KH thiếu tính linh hoạt: vìlà pháp lệnh nên mang tínhcứng nhắc, mọi sự điềuchỉnh KH chỉ là hình thức.
KH mang tính linh hoạt Khi các điều kiện thị trường thay đổi thì KH cũng sẽ có sự điều chỉnh theo.
Chính vì sự khác biệt về bản chất đó của KH trong nền kinh tế thị trườngđòi hỏi phải có sự đổi mới về cơ bản công tác KHH, từ tư duy đến qui trình vàphương pháp lập KH.
Việt nam hiện nay đang thực hiện quá trình cải cách kinh tế theo môhình kinh tế thị trường có sự điều tiết của nhà nước theo định hướng xã hội chủnghĩa Công tác KH cũng đang được chuyển đổi phù hợp từ cơ chế KH tậptrung sang KH định hướng phát triển, với ba nội dung chủ yếu:
- Thứ nhất, chuyển từ cơ chế KHH tập trung phân bổ nguồn lực cho nềnkinh tế bao gồm hai thành phần sở hữu quốc doanh và tập thể là chủ yếusang cơ chế KHH theo phương thức khai thác, huy động và sử dụng cóhiệu quả nguồn lực cho nền kinh tế đa thành phần sở hữu
- Thứ hai, chuyển từ cơ chế KHH trực tiếp mang tính pháp lệnh với hệthống chằng chịt các chỉ tiêu mang tính chất bao cấp cả đầu vào lẫn đầura sang cơ chế KHH định hướng gián tiếp với hệ thống cơ chế chính sáchkinh tế vĩ mô phù hợp.
- Thứ ba, chuyển từ cơ chế KHH hiện vật, mang tính chất khép kín trongtừng ngành, từng địa phương sang cơ chế KHH theo chương trình mục
Trang 14tiêu với sự kết hợp hài hoà giữa các ngành, các vùng, cả bên trong lẫnbên ngoài theo hướng tối ưu hoá và hiệu quả các hoạt động KTXH
2 Sự khác nhau về hệ thống chỉ tiêu KH
Hệ thống chỉ tiêu trong KHPT là thước đo nhiệm vụ và nội dung pháttriển KTXH của đất nước trong thời kỳ KH và được sử dụng để thực hiện hànhvi điều tiết vĩ mô của nhà nước.
Hệ thống chỉ tiêu KHPT được hiểu theo nhiều góc độ khác nhau, có chứcnăng và tác dụng phản ánh tính định lượng riêng biệt Hệ thống chỉ tiêu KHtrong nền kinh tế thị trường có những sự khác biệt đáng kể so với cơ chế cũ, xétở từng góc độ khác nhau.
2.1 Theo góc độ nội dung KHH, hệ thống chỉ tiêu KH được phân thành:
Các chỉ tiêu kinh tế Hệ thống này bao gồm các mục tiêu về kinh tế cần đạt
được như tốc độ tăng trưởng GDP, chuyển dịch cơ cấu ngành, các mục tiêuphát triển vùng và các chỉ tiêu mang tính chất biện pháp như các yếu tố nguồnlực cần thiết cho tăng trưởng, các cân đối vĩ mô chủ yếu cần duy trì trong thờikỳ KH.
Các chỉ tiêu xã hội bao gồm các chỉ tiêu về nâng cao phúc lợi xã hội, mức
sống đân cư, các chỉ tiêu chất lượng cuộc sống, môi trường tự nhiên và xã hội,chỉ tiêu xoá đói giảm nghèo (XĐGN), công bằng xã hội v.v
Các chỉ tiêu lồng ghép các vấn đề xã hội trong phát triển kinh tế Theo
khía cạnh lồng ghép, cả nội dung kinh tế và xã hội đều được phản ánh trongmột chỉ tiêu, các mục tiêu kinh tế và xã hội ràng buộc lẫn nhau hoặc mục tiêuxã hội đặt nhiệm vụ cho kinh tế phải giải quyết
Theo lịch sử KHH ở các nước, trong giai đoạn đầu của quá trình phát triển,các KHPT thường tập trung chủ yếu vào các chỉ tiêu kinh tế nhằm mục đíchthúc đẩy quá trình tăng trưởng sản xuất và dịch vụ Khi nền kinh tế đã pháttriển đến một mức độ nhất định, các mục tiêu xã hội ngày càng được chú trọngnhiều hơn và một xu thế mới là xây dựng các chỉ tiêu mang tính chất lồng
Trang 15ghép.Việc lồng ghép các biến xã hội trong các chỉ tiêu kinh tế, hoặc là một biếnxã hội này lồng trong một chỉ tiêu xã hội khác có nhiều tác dụng sẽ cho phépthống nhất được các mục tiêu kinh tế và xã hội, bảo đảm sự ràng buộc lẫn nhaugiữa các nội dung kinh tế và xã hội có liên quan, thực hiện thống nhất quá trìnhđiều hành và quản lý vĩ mô nền kinh tế quốc dân
2.2 Đứng trên góc độ tính chất quản lý, hệ thống chỉ tiêu KH được chia
Các chỉ tiêu pháp lệnh Đây là các chỉ tiêu sau khi xây dựng được giao
cho một đối tượng và địa chỉ cụ thể mang tích chất bắt buộc phải thực hiện.Thông thường các chỉ tiêu pháp lệnh sau khi giao cho các cấp thực hiện có kèmtheo thể chế quy định trách nhiệm cụ thể
Các chỉ tiêu hướng dẫn thường là các con số mang tính chất định hướng,
thuyết phục, thương lượng, thảo luận nhằm hướng nền kinh tế theo một mụctiêu nào đó và tạo điều kiện chủ động khai thác, huy động và sử dụng có hiệuquả nguồn lực cho phát triển.
Các chỉ tiêu dự báo do cơ quan KHH quốc gia xây dựng nhằm dự báo
các chỉ tiêu vĩ mô cơ bản mang tính chất dài và trung hạn như lạm phát, thấtnghiệp, dân số, phát triển khoa học công nghệ trong và ngoài nước, dự báo biếnđộng thị trường và giá cả, cung, cầu v.v Xây dựng các chỉ tiêu dự báo giốngnhư tạo ra phông vĩ mô cần thiết giúp các địa phương, ngành và các doanhnhân theo dõi để tự điều tiết hành vi kinh doanh của mình.
Trong cơ chế KHH tập trung, vấn đề quan trọng nhất là hình thành hệthống các chỉ tiêu pháp lệnh Tuy vậy, xuất phát từ bản chất của KHH phát triểnlà tính thuyết phục gián tiếp nên quá trình hoàn thiện nó là quá trình chuyểndần từ KHH theo chỉ tiêu pháp lệnh sang KHH bằng hệ thống các chỉ tiêuhướng dẫn và các chỉ tiêu mang tính dự báo Điều đó bảo đảm cho KH thựchiện chức năng điều tiết vĩ mô, điều tiết thị trường và được tiếp cận theo hướngtừ trên xuống.
Trang 162.3 Đứng trên góc độ hình thái biểu hiện, chỉ tiêu KH vĩ mô được được chia
thành các cặp sau đây:
Chỉ tiêu giá trị và chỉ tiêu hiện vật Các chỉ tiêu hiện vật xác định mặt vật
chất của nền kinh tế Nó đưa ra khả năng thiết lập mối quan hệ trực tiếp giữakhối lượng sản xuất với khối lượng nhu cầu sản xuất sản phẩm Các chỉ tiêu giátrị đo lường kết quả tổng hợp của quá trình tái sản xuất như: GDP,GNP, lợinhuận, tiền công, giá trị vốn sản xuất Mặt khác, sự liên kết giữa các phần củamục tiêu vĩ mô cũng được thể hiện bằng các chỉ tiêu giá trị như tốc độ tăngtrưởng kinh tế, các chỉ tiêu trong cân đối vĩ mô, xu hướng phát triển của cácngành, vùng, khả năng chuyển dịch cơ cấu.
Theo cách hiểu như trên, các chỉ tiêu hiện vật là đặc trưng của KHH tậptrung vì trong cơ chế này, KH cần phải được giao đầy đủ, chi tiết và trở thànhpháp lệnh của các ngành, các địa phương KHH trong nền kinh tế thị trường vớichức năng là công cụ điều tiết vĩ mô và định hướng phát triển thì các chỉ tiêugiá trị trở nên phù hợp hơn và có giá trị cao hơn Một trong những nội dung đổimới KHH của Việt nam là chuyển trung tâm từ KHH bằng hiện vật sang KHHbằng các chỉ tiêu giá trị, đề cao vai trò của các tổ chức tài chính, ngân hàng.
Chỉ tiêu tuyệt đối và các chỉ tiêu tương đối Các con số tuyệt đối dùng để
phản ánh quy mô của nền kinh tế và các nhu cầu nguồn lực và tài chính cầnthiết cho việc phát triển; còn các con số tương đối có tác dụng so sánh, đốichiếu và phân tích sự biến đổi trong quá trình phát triển Để bảo đảm việc theodõi, điều tiết, thiết lập các cân đối và đặc biệt là thực hiện chức năng hiệu quảKTXH, KH trong nền kinh tế thị trường cần phải sử dụng ngày càng nhiều cácchỉ tiêu tương đối.
3 Sự khác biệt trong trình tự xây dựng KH
Do có sự khác nhau về bản chất, nội dung và tính chất của KH trong nềnkinh tế thị trường với KH trong cơ chế tập trung, nên trình tự xây dựng KH của2 phương thức này cũng khác nhau:
Trang 17- Trong cơ chế KHH tập trung, quy trình lập KH được tiến hành theophương thức: "Hai lên, ba xuống" tức là: (a) Trung ương giao số kiểmtra xuống cho các bộ, ngành, địa phương (b) dự thảo KH được gửi lêntrung ương và bảo vệ KH; (c) trung ương giao KH đã bảo vệ để đơn vịhoàn chỉnh; (d) gửi KH đã hoàn chỉnh lên trung ương để tổng hợp ; (e)trung ương giao KH chính thức cho các đơn vị KH Quá trình xây dựngnhư vậy thường bị chi phối bởi cả những mong muốn chủ quan của cáccấp lãnh đạo và những người xây dựng KH và trong nhiều trường hợp,KH thiếu khách quan và mang tính áp đặt Quy trình này hoàn toàn phùhợp với nền kinh tế dựa trên cơ sở công hữu tư liẹu sản xuất.
- Quy trình xây dựng KH hiện nay được đổi mới dựa trên nền tảng: KHcủa địa phương hay của ngành là KH mang tính độc lập, không phải là cụthể hoá phần việc mà địa phương giao cho mình mà nó là KH của địaphương, do địa phương xây dựng và để thực hiện tại địa phương Hiệnnay, quy trình xây dựng KH địa phương nằm trong khuôn khổ quy trìnhlập KH quốc gia như sau:
+ Bước 1: Trên tầm vĩ mô, Bộ KHĐT xây dựng khung định hướngphát triển KTXH của quốc gia, trong đó bao gồm: Tốc độ tăngtrưởng GDP, cơ cấu ngành, tốc độ tăng trưởng kinh tế của ngành,mục tiêu về phát triển các lĩnh vực xã hội và môi trường, xác địnhcác cân đối lớn như: Vốn đầu tư, ngân sách, cân đối thanh toánquốc tế, cân đối xuất - nhập khẩu, cân đối vật tư, hàng hoá v.v và hệ thống các giải pháp thực hiện.
+ Bước 2: Sau khi tính toán tổng thể, Bộ KHĐT sẽ tổ chức hội nghịphổ biến khung định hướng cho các địa phương và những nhữngthông tin cần thiết để các địa phương trên cơ sở đó đánh giá lạinguồn lực phát triển của mình mà xây dựng KHPT của ngành vàđịa phương mình.
Trang 18+ Bước 3: các địa phương xây dựng KH của địa phương mình căn cứvào điều kiện cụ thể của địa phương, những mục tiêu cần phấn đấucủa địa phương và những đề xuất của các tổ chức cộng đồng.
+ Bước 4: các địa phương gửi KH của mình cho Bộ KHĐT và trêncơ sở đó Bộ KHĐT sẽ tổng hợp, phân tích, lựa chọn các phươngán tối ưu để hoàn thành KH toàn diện, báo cáo và trình Quốc hội Để bảo đảm kịp thời về tiến độ, bước 3 có thể làm trước, đồng thời cùngvới các bước 1, 2 để sau khi có các thông tin từ phía Bộ KHĐT thì quá trìnhxây dựng KH ở các địa phương có thể thực hiện được kịp thời.
III Những tiếp cận mới trong công tác KH
Những khác biệt nêu trên trong của công tác KH trong nền kinh tế thịtrường đòi hỏi bản KH phải tiếp cận đến những hướng mới như sau:
1.KH mang tính chiến lược
Nội dung của bản KH theo cơ chế cũ bao gồm nhiều chỉ tiêu chi tiết, toàndiện, tuy vậy nó chủ yếu là mang tính tác nghiệp, cụ thể hoá các chỉ tiêu chungcủa nhà nước bằng các chỉ tiêu pháp lệnh giao cho các cấp địa phương Điềunày không thể thực hiện được trong cơ chế thị trường và không phù hợp cới cơchế thị trường Bởi vì:
- Hoạt động của cơ chế thị trường có một nhược điểm lớn là tính thiển cận,chú trọng quá mức vào những lợi ích ngắn hạn, trước mắt mang tính cánhân, mà thiếu mất cái nhìn tổng thể, theo đuổi những lợi ích dài hạnmang tính xã hội (hoặc cộng đồng) Tỉnh, huyện với tư cách là người đạidiện chăm lo lợi ích cho toàn thể nhân dân trên địa bàn, không chỉ thế hệhôm nay mà còn cả mai sau, thì không thể chấp nhận tầm nhìn ngắn hạnnhư vậy Thay vì thế, tỉnh cần điều hành nền kinh tế địa phương theođịnh hướng phát triển lâu dài và sử dụng những công cụ có sẵn trong tay,trong đó có KH, để điều chỉnh sự vận động của cả nền kinh tế đi theođịnh hướng đã chọn