1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

TIỂU LUẬN KINH tế kế HOẠCH, KINH tế THỊ TRƯỜNG và TỪNG bước HOÀN THIỆN nền KINH tế THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG xã hội CHỦ NGHĨA ở nước TA HIỆN NAY

33 271 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 33
Dung lượng 242 KB

Nội dung

Với chiến thắng oanh liệt Mùa Xuân 1975, cả nước độc lập, thống nhất, bước vào thời kỳ xây dựng đất nước từng bước quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Từ 1975 đến 1985, sự nghiệp xây dựng đã đạt những thành tựu nhất định. Song cũng trong thời gian này, Ðảng ta đã phạm những sai lầm lớn về chỉ đạo chiến lược và tổ chức thực hiện, nguyên nhân do thiếu kinh nghiệm và nhất là do chủ quan duy ý chí, vi phạm những quy luật khách quan, dẫn đến khủng hoảng trầm trọng về kinh tế xã hội.

Trang 1

MỤC LỤC

Trang

LỜI NÓI ĐẦU 1

CHƯƠNG 1: KINH TẾ KẾ HOẠCH, KINH TẾ THỊ TRƯỜNG 2

1.1 Quá trình hình thành nền kinh tế kế hoạch tập trung ở Việt Nam, thành quả và hậu quả của việc duy trì quá lâu nền kinh tế này 2

1.2 Kinh tế kế hoạch pháp lệnh là chủ nghĩa xã hội? 6

1.3 Kinh tế thị trường là chủ nghĩa tư bản? 9

1.4 Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa 11

CHƯƠNG 2: HOÀN THIỆN NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA 15

2.1 Nhận thức của Đảng Cộng sản Việt Nam về kinh tế thị trường

định hướng xã hội chủ nghĩa 15

2.2 Những thành tựu và những khó khăn còn tồn tại 20

2.3 Từng bước hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa 23

KẾT LUẬN 31

Trang 2

LỜI NÓI ĐẦU

Với chiến thắng oanh liệt Mùa Xuân 1975, cả nước độc lập, thốngnhất, bước vào thời kỳ xây dựng đất nước từng bước quá độ lên chủ nghĩa xãhội Từ 1975 đến 1985, sự nghiệp xây dựng đã đạt những thành tựu nhấtđịnh Song cũng trong thời gian này, Ðảng ta đã phạm những sai lầm lớn vềchỉ đạo chiến lược và tổ chức thực hiện, nguyên nhân do thiếu kinh nghiệm

và nhất là do chủ quan duy ý chí, vi phạm những quy luật khách quan, dẫnđến khủng hoảng trầm trọng về kinh tế - xã hội

Ðại hội Ðảng lần thứ VI năm 1986 đã tự phê bình nghiêm túc, rút

ra những bài học sâu sắc, từ đó đề ra đường lối đổi mới Ðại hội VI là cộtmốc lịch sử quan trọng trên con đường xây dựng và phát triển Ðảng ta và đấtnước ta Tổng kết 30 năm đổi mới, Ðại hội Ðảng lần thứ XII năm 2016 đánhgiá công cuộc đổi mới đã giành "những thắng lợi to lớn, có ý nghĩa lịch sử"

Những thắng lợi to lớn và có ý nghĩa lịch sử ấy bắt đầu từ sự đổimới tư duy, từ tư duy cứng nhắc, dập khuôn sang tư duy linh hoạt, sáng tạo,

đã thực sự trả “chủ nghĩa Marx như chúng ta quan niệm” về với “chính chủnghĩa Marx đích thực” Và cũng trong chính quá trình nhận thức và đổi mớinày, chúng ta đã bổ sung vào kho tàng chủ nghĩa Mác – Lênin một lý luậnrất quan trọng đó là lý luận về “kinh tế thị trường định hướng xã hội chủnghĩa” Bên cạnh đó, trong quá trình hoạt động thực tiễn, đã có hàng loạtnhững vấn đề đặt ra đòi hỏi chúng ta phải từng bước hoàn thiện nền kinh tếthị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, đảm bảo “dân giàu, nước mạnh, xãhội công bằng, dân chủ, văn minh” Đây cũng chính là nội dung của tiểuluận nhỏ này, tuy nhiên chỉ là những nét chấm phá, cho nên, trong quá trìnhthực hiện không thể tránh khỏi sự giản đơn, rất mong ý kiến đóng góp củacác thầy và các bạn để lần sau đề tài được hoàn thiện hơn

Trang 3

CHƯƠNG 1 KINH TẾ KẾ HOẠCH, KINH TẾ THỊ TRƯỜNG

1.1 Quá trình hình thành nền kinh tế kế hoạch tập trung ở Việt Nam,

thành quả và hậu quả của việc duy trì quá lâu nền kinh tế này

Ði lên chủ nghĩa xã hội là khát vọng thiêng liêng của cả dân tộcViệt Nam Ðảng Cộng sản Việt Nam luôn kiên định con đường xã hội chủnghĩa mà Ðảng, Bác Hồ và nhân dân ta đã lựa chọn; không ngừng tìm tòi,đổi mới và tổng kết lý luận - thực tiễn để có nhận thức ngày càng đúng đắnhơn và đầy đủ hơn về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội

ở Việt Nam Tuy nhiên, thời kỳ quá độ sẽ là một chặng đường rất lâu dài vớinhững bước quanh co phức tạp, có những thời cơ và hiểm họa, có nhữngthành công và có những sai lầm… Vì vậy, Vấn đề xác định mô hình của chủnghĩa xã hội là một trong những vấn đề khó nhất và phức tạp nhất của côngcuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội Ðiều này các nhà kinh điển của chủ nghĩaMác - Lê-nin đã từng báo trước Ngay trước Cách mạng Tháng Mười, Lê-nin đã viết: "Chúng ta không kỳ vọng rằng Mác hay những người theo chủnghĩa Mác đều hiểu biết mọi mặt cụ thể của con đường tiến lên chủ nghĩa xãhội Như thế sẽ là phi lý Chúng ta chỉ biết phương hướng của con đường đó

và những lực lượng giai cấp nào dẫn đến con đường đó, còn như về cụ thể

và trên thực tế con đường đó ra sao, thì kinh nghiệm của hàng triệu conngười sẽ chỉ rõ, khi họ bắt tay vào hành động"

Như vậy, xác định đúng phương hướng cách mạng là rất cơ bản,nhưng vẫn chưa đủ để xây dựng được chủ nghĩa xã hội Còn phải cụ thể hóathành "mô hình" (bao gồm cơ cấu, cơ chế, hình thức, bước đi ) và biết điềuchỉnh, thay đổi mô hình khi điều kiện thực tế thay đổi và đòi hỏi

Trang 4

Trong thời gian dài trước đổi mới, cũng như nhiều nước khác, ViệtNam đã áp dụng mô hình chủ nghĩa xã hội kiểu Xô - Viết, với những đặctrưng chủ yếu là: xây dựng nền kinh tế khép kín về lực lượng sản xuất;không thừa nhận sự tồn tại nền kinh tế nhiều thành phần trong thời kỳ quáđộ; xây dựng quan hệ sản xuất với hai thành phần kinh tế quốc doanh và tậpthể là chủ yếu, hạn chế và muốn nhanh chóng xóa bỏ sở hữu tư nhân, kinh tế

tư nhân; chưa thừa nhận sản xuất hàng hóa và thị trường, thực hiện cơ chế kếhoạch hóa tập trung và bao cấp, coi kế hoạch là đặc trưng quan trọng nhấtcủa nền kinh tế, xã hội chủ nghĩa, xác định nhiệm vụ sản xuất và phân bổcác nguồn lực theo kế hoạch pháp lệnh của Nhà nước là chủ yếu, coi thịtrường chỉ là một công cụ thứ yếu bổ sung cho kế hoạch

Khuyết tật lớn của mô hình là đã tuyệt đối hóa cơ chế kế hoạch hóatập trung cao, tuyệt đối hóa nguyên tắc tập thể, coi nhẹ vai trò chủ động vàsáng kiến cá nhân, chối từ một cách chủ quan duy ý chí nền sản xuất hànghóa, cơ chế thị trường, thực hiện chế độ bao cấp tràn lan, triệt tiêu động lựclợi ích trực tiếp, do đó triệt tiêu tính chủ động, sáng tạo của các đơn vị kinh

tế và cá nhân người lao động Có thể nói, trong giai đoạn này, chúng ta đãmắc sai lầm rất lớn là “xây nhà từ nóc”, tức là chỉ chú ý đến xây dựng quan

hệ sản xuất chứ chưa chú ý đến xây dựng lực lượng sản xuất, nhất là khôngtính đến điểm xuất phát thấp của nền kinh tế nước ta Nhưng đánh giá mộtcách khách quan thì mô hình này đã thu được những kết quả quan trọng,nhất là đáp ứng được yêu cầu của đất nước thời kỳ có chiến tranh, nhưng sau

đó bộc lộ rõ những khuyết điểm, tình hình kinh tế - xã hội đất nước ngàycàng khó khăn Hậu quả của sự kéo dài cơ chế tập trung quan liêu, bao cấp

là nền kinh tế nông nghiệp nước ta vốn đã nghèo nàn lạc hậu vì chiến tranh,nay lại càng trì trệ, lạm phát phi mã tới hơn 200%, sức sản xuất ngày càngtụt hậu, hiệu quả kinh tế ngày càng kém, đời sống nhân dân ngày càng khó

Trang 5

khăn, nền kinh tế rơi vào khủng hoảng trầm trọng Trong khi gặp khó khăn

về kinh tế, nhà nước xã hội chủ nghĩa non trẻ vẫn phải dành một tỷ lệ ngânsách lớn cho quốc phòng trước những diễn biến hòa bình do các thế lực thùđịch tạo ra

Mặc dù vậy, xét về khía cạnh lịch sử khách quan thì nền kinh tế kếhoạch hóa quan liêu bao cấp có sự hình thành và phát triển của nó, đã có lúc

nó phát huy những thế mạnh của mình nhưng sự kéo dài đã gây ra nhữnghậu quả nặng nề đối với sự phát triển kinh tế đất nước, đối với con đường đilên chủ nghĩa xã hội

Từ năm 1954 đến năm 1975, chúng ta xây dựng chủ nghĩa xã hội(CNXH) trên phạm vi một nửa đất nước trong điều kiện rất không bìnhthường Về thực chất, trong thời gian đó cả nước làm một nhiệm vụ chiếnlược là giải phóng dân tộc Sức lực và trí tuệ của toàn Đảng, toàn dân, toànquân trước hết là tập trung giải quyết vấn đề này Do đó, trong xây dựng khó

có thể tránh khỏi những quan niệm giản đơn về chủ nghĩa xã hội, đặc biệtchưa nhận thức được đầy đủ rằng thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội là quátrình lịch sử lâu dài, phải trải qua nhiều chặng đường quanh co và có nhiềudiễn biến rất phức tạp Chính tư duy siêu hình, nóng vội, chủ quan duy ý chí

đã dẫn đến “một tín điều” là: kinh tế kế hoạch là chủ nghĩa xã hội?! “Tínđiều” này là sự nhận thức sai lầm về chủ nghĩa Mác, chính nó đã gây ra rấtnhiều hậu quả nặng nề đối với nền kinh tế nước ta trước khi đổi mới vàonăm 1986

Mặt khác, trong hoàn cảnh chiến tranh, có sự chi viện kinh tế từbên ngoài, tất yếu phải xây dựng một cơ chế kinh tế đặc thù với tình hình đó

Cơ chế đó trước hết nhằm thực hiện sự phân phối những nguồn vật chấtnhận được từ bên ngoài và huy động tối đa các nguồn lực trong nước đểphục vụ chiến tranh Do đó, tự nó mang tính chất hành chính bao cấp và

Trang 6

cùng với sự duy trì quá lâu nó đã trở nên tập trung quan liêu Sự nhận thứcgiản đơn về chủ nghĩa xã hội, về thời kỳ quá độ đã đưa đến chỗ duy trì cơchế đó ngay cả khi đất nước đã chuyển sang giai đoạn cách mạng mới Điềunày càng làm cho cơ chế kinh tế cũ trở thành vật cản đối với sự phát triểnkinh tế

Cơ chế tập trung quan liêu bao cấp sinh ra và phát triển trong hoàncảnh chiến tranh, nhưng không phải là con đẻ của chiến tranh Chiến tranhmột mặt chỉ làm trầm trọng hơn những mặt tác hại của nó, mặt khác lại che

mờ đi những sự vận động thực tế của cơ chế đó Nguồn gốc của cơ chế đó là

sự nhận thức giản đơn về CNXH, về thời kỳ quá độ và trực tiếp nhất là hiểubiết một cách công thức, sơ lược về những nguyên tắc kinh doanh xã hội chủnghĩa (XHCN), không thấy được sự tác động qua lại giữa nội dung và hìnhthức vận động của những nguyên tắc đó trong những hoàn cảnh cụ thể

Sai lầm chủ yếu dẫn đến sự trì trệ là chậm phát hiện và chậm sửachữa những khuyết tật của mô hình, duy trì quá lâu mô hình đó nhất là khinền kinh tế đã cạn khả năng phát triển theo chiều rộng, đòi hỏi phải bướcsang thời kỳ phát triển theo chiều sâu Hơn nữa, nhân loại đã bước vào cuộccách mạng khoa học, kỹ thuật đòi hỏi sự phát triển cao của lực lượng sảnxuất và quá trình toàn cầu hóa kinh tế cũng bắt đầu diễn ra, nếu cứ duy trì vàkhép kín thì sẽ thụt lùi xa hơn nữa, thậm chí là mất chế độ Đòi hỏi đổi mới

là một nhu cầu khách quan tất yếu của sự nghiệp xây dựng

Sai lầm, khuyết tật gắn với mô hình cũ không chỉ trên lĩnh vựckinh tế Nó còn thể hiện ở hệ thống chính trị, ở phương thức lãnh đạo củaÐảng, vai trò quản lý của nhà nước, ở quan hệ giữa Ðảng và Nhà nước vớinhân dân Một trong những khuyết điểm lớn của mô hình cũ là không pháthuy được tính ưu việt của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, quyền làm chủ củanhân dân bị vi phạm nghiêm trọng Chủ nghĩa quan liêu hoàn toàn trái

Trang 7

ngược với bản chất chủ nghĩa xã hội, nhưng với cơ chế cũ thì không có cách

gì ngăn chặn sự phát triển của nó

Những sai lầm chủ quan nói trên là nguyên nhân sâu xa làm chế độ

xã hội chủ nghĩa suy yếu, cuối cùng rơi vào khủng hoảng Ðó không phảinhững sai lầm, khuyết tật do bản chất của chế độ xã hội chủ nghĩa và chủnghĩa Mác - Lê-nin sinh ra, trái lại do quan niệm giáo điều, chủ quan duy ýchí đi ngược lại tinh thần biện chứng, "linh hồn sống" của chủ nghĩa Mác -Lê-nin

1.2 Kinh tế kế hoạch pháp lệnh là chủ nghĩa xã hội?

Từ những năm 1979 - 1986, Ðảng và nhân dân ta bước đầu đã cónhững tìm tòi, thử nghiệm để cải cách theo hướng thị trường Tuy có nhữngchuyển biến nhận thức và thực tiễn quan trọng, nhưng chủ yếu là cải cáchthể chế cục bộ trong khuôn khổ cũ, chưa mang tính đột phá để đủ tạo ra mộtbước ngoặt căn bản trong quan điểm lý luận và thực tiễn về quá trình hìnhthành và phát triển nền kinh tế xã hội chủ nghĩa Nhu cầu đổi mới vẫn đangđược đặt ra từng ngày, từng giờ nhằm nâng cao đời sống của nhân dân, đưađất nước thoát khỏi khủng hoảng kinh tế trầm trọng

Thế nhưng vẫn có những người khư khư ôm lấy cái lý luận cũ rích,siêu hình “kinh tế kế hoạch là CNXH”? Nguyên do là vì lâu nay chúng tachưa làm rõ CNXH là gì, chủ nghĩa tư bản là gì Trong vấn đề này, nếukhông phải chúng ta dừng lại ở những câu chữ mà Marx và Angel đã nói vàviết cách đây hơn một trăm năm về trước thì cũng bị trói buộc bởi nhữngnhận thức sai lầm, không lấy thực tiễn của chính mình và sự thay đổi to lớncủa thế giới đã làm nảy sinh rất nhiều nhân tố mới để làm phong phú và phát

Trang 8

triển chủ nghĩa Marx Sau khi phân tích sâu sắc sự vận động của mâu thuẫngiữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất của chủ nghĩa tư bản (CNTB)

trong thời đại mình đang sống, hai ông đã vạch ra tính tất yếu lịch sử: cuối

cùng thì chủ nghĩa tư bản sẽ bị chủ nghĩa xã hội thay thế Đó là điều vô cùngđúng đắn Tuy nhiên, các ông hết sức thận trọng khi nói tới xã hội cộng sảntương lai, chỉ đưa ra một số luận giải rời rạc nhưng có tính nguyên tắc vềchủ nghĩa cộng sản là vật đối sánh với CNTB

Với tình hình như vậy, nếu như những người kế tục sự nghiệp củahai ông khi xây dựng CNXH gặp việc gì cũng tra tìm trong sách vở xem cókhông, tìm hỏi những nhà kinh điển có nói không, thì sẽ biến chủ nghĩaMarx sinh động thành chủ nghĩa Marx cứng nhắc, biến lý luận cách mạngchỉ đạo và cổ vũ chúng ta dũng cảm tiến lên thành công cụ tự trói buộcmình Marx, Angel, Lenin đã qua đời rất lâu rồi và trong thời gian lịch sử ấy,thế giới đã có hàng loạt biến đổi to lớn Thế nhưng trước ngày đổi mớichúng ta chưa làm rõ vấn đề cơ bản ấy của chủ nghĩa Marx, tức CNXH là gì,CNTB là gì Nhận thức về kinh tế kế hoạch cũng như vậy Quả là Marx đãnói một đặc trưng quan trọng của CNTB là sản xuất trong trạng thái vôchính phủ, cũng từng nói đến nền sản xuất của xã hội cộng sản tương lai sẽ

do xã hội tổ chức một cách có kế hoạch là chủ nghĩa xã hội Sau này, đứngtrước những thành công vượt bậc của nền kinh tế Liên Xô, chúng ta đi từchỗ ngạc nhiên đến tôn sùng, từ học tập đến dập khuôn y nguyên nền kinh tế

kế hoạch trung ương tập quyền cao độ của Liên Xô là mô hình duy nhất củanền kinh tế XHCN Thế là lại coi kinh tế kế hoạch pháp lệnh và kinh tếXHCN là một

Như vậy, vấn đề kinh tế kế hoạch pháp lệnh là kinh tế xã hội chủnghĩa, đã xuyên tạc tư tưởng của Marx về kinh tế kế hoạch Marx chưa baogiờ nói xã hội cộng sản tương lai sẽ áp dụng kinh tế kế hoạch pháp lệnh

Trang 9

Ông nói xã hội tương lai sẽ tổ chức nền sản xuất có kế hoạch chỉ là vạch ramột nguyên tắc tổ chức nền sản xuất xã hội, chứ không nói thẳng ra là dùngbiện pháp gì, cơ chế như thế nào để thực thi kế hoạch hoặc nói rõ ràng dùngbiện pháp gì, cơ chế như thế nào để điều tiết nền sản xuất xã hội một cách có

kế hoạch Cho nên, bản quyền phát minh ra kế hoạch pháp lệnh không thuộc

về Marx Pháp lệnh kế hoạch chỉ là do người đời sau xuyên tạc tư tưởng củaMarx về kinh tế kế hoạch mà ra Ở Marx, giữa kế hoạch pháp lệnh và nềnkinh tế của xã hội cộng sản tương lai không có quan hệ đặc trưng tất yếunào Lenin từng khuyến cáo mọi người rằng: nguy cơ lớn nhất là quan liêuhóa công tác kế hoạch kinh tế quốc gia; hiện nay đối với chúng ta, kế hoạchhoàn chỉnh, hoàn thiện, thật sự = sự không tưởng của chủ nghĩa quan liêu;bất kỳ kế hoạch nào cũng là thước đo, vật chuẩn, đèn chiếu, biển chỉ đường.Điều đó cho thấy tới cuối đời Lenin cũng không gắn một cách tuyệt đối kếhoạch pháp lệnh với nền kinh tế XHCN Cho nên, chúng ta có thể hiểu rằng

áp dụng nền kinh tế kế hoạch pháp lệnh không có nghĩa là lấy kế hoạch pháplệnh làm chính, kế hoạch pháp lệnh và kế hoạch hướng dẫn đều là hình thức

cụ thức cụ thể của kinh tế kế hoạch

Hơn nữa, tính chất xã hội hóa ngày càng mạnh mẽ của lực lượngsản xuất chống lại những quan hệ sản xuất của chủ nghĩa tư bản, đòi hỏi trảlực lượng sản xuất về với vị trí xã hội của nó sẽ khiến cho các nhà tư bảntrong chừng mực nào đó có thể coi điều này có thể tồn tại trong quan hệ tưbản chủ nghĩa Vô luận thế nào, có tơ-rớt hay không có tơ-rớt, thì cuối cùng,đại biểu chính thức của xã hội TBCN, tức là nhà nước, cũng buộc phải đảmđương việc lãnh đạo sản xuất Đó là đòi hỏi tất yếu của lực lượng sản xuấtngày càng xã hội hóa Còn như, nhà nước muốn lãnh đạo sản xuất thì phải

có kế hoạch toàn diện để chỉ đạo

Trang 10

Ý nghĩa của lý luận coi kinh tế kế hoạch không phải là CNXH biểuhiện ở chỗ: một là, đã làm rõ kinh tế kế hoạch không phải là thuộc tính bảnchất của chế độ XHCN, CNXH có kế hoạch, CNTB cũng có kế hoạch đểkiểm soát nền kinh tế của mình Hai là, lý luận cũ đánh đồng kinh tế kếhoạch với CNXH Cho nên, luận giải kinh tế kế hoạch không có nghĩa làCNXH tức là đã xóa bỏ được sự hiểu sai về vấn đề CNXH là gì Luận giảirằng kinh tế kế hoạch không phải là CNXH, tức là về mặt lý luận đã gạt bỏđược trở ngại trong việc kết hợp CNXH với kinh tế thị trường.

1.3 Kinh tế thị trường là chủ nghĩa tư bản?

Từ quan niệm “kinh tế kế hoạch là CNXH”, nên rất dễ hiểu khi

“kinh tế thị trường là CNTB”, “CNXH và kinh tế thị trường như nước vớilửa”, không thể dung hòa được Đây là những sai lầm trong lý luận trước đổimới, dẫn đến sai lầm trong hoạt động sản xuất, gây ra những tổn thất nặng

nề cho nền kinh tế Nhưng đây cũng là một hệ quả trong cuộc đấu tranh ýthức hệ gay gắt trong cuộc chiến tranh lạnh giữa hai phe là CNXH do Liên

Xô đứng đầu và CNTB do Mỹ đứng đầu

Vậy tại sao người ta quen gắn kinh tế thị trường với chủ nghĩa tưbản? Đó là do nguyên nhân lịch sử Thị trường ra đời sớm nhất là vào cuối

xã hội nguyên thủy Nhưng sự trao đổi hàng hóa trong điều kiện kinh tế tựnhiên là kinh tế hàng hóa nhỏ, nó chưa phải là nền kinh tế hàng hóa màchúng ta đang nói ở đây Nền kinh tế thị trường được xây dựng trên cơ sởchế độ tư hữu, dần dần hình thành theo đà phát triển của sự phân công xã hội

và xã hội hóa sản xuất Nói một cách chặt chẽ, sau khi chế độ TBCN đượcxác lập, lực lượng sản xuất đồ sộ và quan hệ sản xuất tương ứng mới tạo rađược nền kinh tế thị trường đúng nghĩa của nó Có thể nói rằng, quá trình

Trang 11

thai nghén và hình thành nền kinh tế thị trường là quá trình thai nghén, rađời và phát triển của chủ nghĩa tư bản Chính vì thế mà người ta quen gắnnền kinh tế thị trường với chế độ tư hữu TBCN, đánh đồng nền kinh tế thịtrường với nền kinh tế TBCN Kỳ thực như vậy là lẫn lộn yêu cầu của chế

độ cơ bản của xã hội với yêu cầu phát triển xã hội hóa của lực lượng sảnxuất Xét về mặt lý luận, bất kỳ nền kinh tế nào cũng có hai mặt phát triển:một mặt là sự phát triển của lực lượng sản xuất, lực lượng sản xuất ngàycàng được xã hội hóa; mặt khác là sự phát triển của chế độ kinh tế xã hội.Nền kinh tế xã hội của CNTB cũng thế Một mặt là sự phân công xã hộingày càng phức tạp và hoàn thiện, trình độ xã hội hóa lực lượng sản xuấtngày càng cao, điều đó biểu hiện chủ yếu ở sự hình thành, phát triển và chínmuồi của nền kinh tế thị trường Nền kinh tế thị trường là nền kinh tế do thịtrường phân phối tài nguyên, nguyên tắc của nó không phải là ai bóc lột ai,

ai chiếm hữu cái gì Ai bóc lột ai, ai chiếm hữu cái gì là những vấn đề do chế

độ kinh tế xã hội quyết định Nguyên tắc của nền kinh tế thị trường trước hết

là cạnh tranh một cách công bằng, trong cạnh tranh thì mạnh thắng yếu thua,thông qua cạnh tranh mà thị trường phân phối tài nguyên, khiến tài nguyên

từ ngành có hiệu suất thấp chuyển sang ngành có hiệu suất cao, từ đó tàinguyên được phân phối một cách tốt nhất Mặt khác, là sự ra đời và ngàycàng chín muồi của chế độ kinh tế TBCN, nguyên tắc của nó là bảo vệ chế

độ tư hữu tài sản TBCN và theo đuổi giá trị thặng dư Hai mặt này tác động

và chế ước nhau, chung sống với nhau nhưng khác nhau Chung sống vớinhau là vì, trong điều kiện chế độ tư hữu TBCN giữa các chủ thể kinh tế cócác lợi ích kinh tế độc lập, họ phải thông qua thị trường để trao đổi lấy hànghóa và lao động cần cho riêng họ, và trong trao đổi, lợi ích riêng thúc đẩy họcạnh tranh nhau gay gắt, người mạnh thì thắng kẻ yếu thì thua Điều đó cónghĩa là lợi ích và cạnh tranh kinh tế giữa các chủ thể kinh tế độc lập trong

Trang 12

điều kiện tư hữu TBCN là điều kiện của nhau, có quan hệ nhân quả, chungsống với nhau Sai lầm về nhận thức của người ta trước đây là ở chỗ coi sựchung sống với nhau ấy là cùng một sự vật Chế độ kinh tế XHCN muốnchung sống với kinh tế thị trường cũng phải thừa nhận lợi ích kinh tế cảu cácchủ thể độc lập, đó là điều kiện cơ bản để triển khai cạnh tranh thị trường.

Ý nghĩa luận của quan điểm cho rằng kinh tế thị trường không phải

là CNTB là ở chỗ: một là, làm rõ kinh tế thị trường vốn không có thuộc tínhchế độ TBCN, bản thân nó là nó Hai là, gạt bỏ được trở ngại lý luận thứ haitrong việc kết hợp chế độ XHCN với kinh tế thị trường Ba là, thừa nhậnkhông thể đánh đồng chế độ cơ bản của CNTB với những cái có trong xã hội

tư bản chủ nghĩa, cũng thừa nhận không thể đánh đồng chế độ cơ bản củaCNXH với những cái có trong xã hội XHCN

1.4 Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa

Sự khác nhau giữa chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa xã hội khôngphải là ở chỗ kế hoạch hay là thị trường, đây không phải là tiêu chí phân biệthai chế độ xã hội Chế độ TBCN thì quyền sở hữu tư liệu sản xuất thuộc về

số ít những nhà tư bản, đó là chế độ tư hữu, chế độ XHCN thì quyền sở hữu

tư liệu sản xuất thuộc về đại đa số nhân dân lao động và biểu hiện tập trungnhất là nhà nước của giai cấp công nhân lao động, đó là chế độ công hữu.Trong điều kiện chế độ tư hữu tư bản chủ nghĩa, phân phối theo tài sản làphân phối theo nguyên tắc ai nhiều tài sản thì được nhiều, ai ít thì được ítnên người nào giàu càng giàu, người nào nghèo thì càng nghèo, sự phân phốikhông công bằng dẫn đến phân cực sâu sắc trong xã hội Còn trong chế độcông hữu của CNXH thì đảm bảo phân phối công bằng cho mọi người, phânphối theo năng lực lao động, đảm bảo không có sự phân cực trong xã hội,nhưng công bằng chứ không phải cào bằng

Trang 13

Cho nên, vấn đề đặt ra ở đây là phải biết phối hợp nhịp nhàng giữa

kế hoạch và thị trường Đây không phải là sự kết hợp khiên cưỡng, máy móchay chỉ là sự lắp ghép giản đơn, mà đó là yêu cầu khách quan của tiến trình

đi lên chủ nghĩa xã hội trong thời kỳ quá độ

Tại sao nói rằng kế hoạch là biện pháp kinh tế? Sự thật có sứcthuyết phục nhất chứng minh kế hoạch là biện pháp kinh tế là CNXH có kếhoạch, CNTB cũng có kế hoạch Trên thế giới có hai loại kế hoạch là kếhoạch pháp lệnh và kế hoạch hướng dẫn Thể chế kinh tế truyền thống ápdụng kế hoạch pháp lệnh Đặc trưng cơ bản của loại kế hoạch này là: một,quyền quyết định tập trung cao độ ở cấp trung ương Đó là đặc trưng cơ bảncủa kế hoạch pháp lệnh, các đặc trưng khác đều phái sinh từ đó; hai, kết cấuquản lý kế hoạch theo kiểu kim tự tháp Đó là đặc trưng về kết cấu tổ chứccủa kế hoạch pháp lệnh; ba, dùng biện pháp hành chính để giao kế hoạchcho từng cấp từ trên xuống Đó là dặc trưng về phương pháp thực thi kếhoạch; bốn, tính toán kinh tế và lập kế hoạch theo sản lượng, tiền và giá cả

bị bóp méo, vi phạm quy luật giá trị, cung cầu Điểm chủ yếu của bốn đặctrưng ấy là sự tập trung cao độ quyền quyết định Quyền quyết định tậptrung hay phân tán không phải là cái phản ánh tính chất của chế độ xã hội,chỉ phản ánh sự khác nhau về phương thức và biện pháp quản lý, sự khácnhau về phân phối tài nguyên Nếu nói rằng kinh tế có quyền quyết sách cao

độ là nền kinh tế XHCN thì chẳng hóa ra là nền kinh tế được kiểm soátthống nhất, quyền quyết định tập trung cao độ mà các nước tư bản áp dụngtrong thời chiến cũng là nền kinh tế XHCN hay sao? Kế hoạch hướng dẫn rađời sớm nhất tại nước Pháp TBCN sau Chiến tranh thế giới thứ hai, ở đâythực tiễn đã đi trước lý luận Năm 1947 Pháp bắt đầu áp dụng kế hoạch kinh

tế quốc dân, không bao lâu Nhật Bản cũng đã làm theo Do tác động của kếhoạch kinh tế của Pháp, những năm 60 tại các nước Tây Âu và Bắc Âu cũng

Trang 14

“nổi máu kế hoạch” Tại Mỹ hàng năm ngân hàng trung ương cũng đưa ranhững dự đoán về tăng trưởng kinh tế Mỹ nhưng kỳ thực đó cũng là một kếhoạch điều tiết và quản lý nền kinh tế, hay là kế hoạch thông quan 700 tỷUSD mà Mỹ định dùng để ổn định khủng hoảng của thị trường tài chính Như vậy, cơ chế cơ bản mà những nước này áp dụng để điều tiết sự vậnhành của nền kinh tế TBCN là cơ chế thị trường lấy cạnh tranh làm cơ sở,còn kế hoạch hướng dẫn chỉ là biện pháp bổ sung để xử lý những vấn đề mà

sự điều tiết của thị trường không giải quyết được Làm như thế không hềthay đổi tính chất của nền kinh tế TBCN, nó không động chạm tới chế độ sởhữu, cũng không động chạm tới nguyên tắc phân phối Chính vì vậy mà khicải cách kinh tế, các nước XHCN có thể tham khảo phương thức kế hoạchhướng dẫn để thay đổi phương thức kế hoạch truyền thống Điều đó cho thấy

kế hoạch hướng dẫn không thuộc bản quyền phát minh của CNTB, CNXHcũng áp dụng được, nó chỉ là biện pháp quản lý kinh tế vĩ mô

Tại sao nói thị trường cũng là biện pháp kinh tế? Tư liệu chứngminh một cách thuyết phục nhất thị trường là biện pháp kinh tế là thực tiễntừng bước thực hiện chủ trương đổi mới ở nước ta hơn 20 năm qua và thựctiễn cải cách mở cửa từ Trung Quốc Và đặc biệt là Nhật Bản, kinh tế NhậtBản khôi phục và phát triển nhanh là nhờ học tập mô hình kinh tế của Liên

Xô, nhưng khi khôi phục xong thì nó không học nữa, nó để kinh tế tự pháttriển

Thực hiện đổi mới, chúng ta từng bước tôn trọng quy luật kháchquan, tôn trọng quy luật giá trị, quy luật cung cầu, trả lại vị trí vai trò củađồng tiền trong xã hội, trả lại vai trò của hàng hóa và sản xuất hàng hóa, tôntrọng nhu cầu làm giàu của mỗi cá nhân, từng bước gia tăng sự điều tiết củathị trường với điều kiện giữ vững định hướng XHCN, giá cả từng bước dothị trường quyết định chứ không do kế hoạch truyền thống, thực hiện khoán

Trang 15

10, khoán 100 tới từng hộ nông thôn…v.v Rồi từng bước thực hiện nềnkinh tế hàng hóa, thực hiện nền kinh tế nhiều thành phần, nền kinh tế thịtrường định hướng xã hội chủ nghĩa và đã đạt được những thành tựu có ýnghĩa rất quan trọng đối với đất nước ta, đưa đất nước ta dần dần thoát khỏikhủng hoảng, mở cửa nền kinh tế, tốc độ tăng trưởng trung bình đạt 7 –8%/năm, đời sống nhân dân ngày một ổn định và tăng cao… Tổng kết 20năm đổi mới, tại Đại hội X Đảng ta đã nêu rõ chúng ta đã đạt được “nhữngthành tựu to lớn và có ý nghĩa lịch sử”, đặc biệt trong là từ 2000 – 2005 là

“rất quan trọng”, bước đầu tạo động lực cho đất nước ta tiến lên xây dựngmột xã hội giàu đẹp, văn minh, nhất là khi chúng ta đã gia nhập vào WTO

Trang 16

CHƯƠNG 2 HOÀN THIỆN NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA

2.1 Quán trình nhận thức của Đảng Cộng sản Việt Nam về kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa

Xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa làmột nhiệm vụ hoàn toàn mới mẻ, trước đó trong các lý luận của C.Mác vềkinh tế chưa hề nhắc đến vì sau khi C.Mác mất CNXH mới thành hiện thực,còn Lênin thì mới nói tới kinh tế hàng hóa trong Chính sách kinh tế mới(NEP) và mới thực hiện được khoảng 2 năm trong thực tiễn thì người mất.Cho nên, có thể nói nền kinh tế thị trường định hướng XHCN là một sángtạo lý luận mới bổ sung cho lý luận về con đường tiến lên CNXH của chủnghĩa Mác - Lênin Yêu cầu xây dựng nền kinh tế thị trường định hướngXHCN xuất phát từ thực tiễn, khi mà lạm phát đến mức độ phi mã, khủnghoảng kinh tế - xã hội trầm trọng, nếu cứ tiếp tục duy trì nền kinh tế cũ thìnguy cơ bị mất chế độ là rất cao Sai lầm của chúng ta là cải tạo quan hệ sảnxuất chứ không chú trọng xây dựng lực lượng sản xuất phù hợp, không tínhđến điểm xuất phát thấp là một nước nông nghiệp nghèo nàn lạc hậu lại vừatrải qua chiến tranh, chủ quan nóng vội, dập khuôn, bê nguyên mô hình xâydựng kinh tế XHCN của Liên xô…v.v Nên việc sửa sai là điều cần thiết,cần nhận thức lại những quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin về chủ nghĩa

xã hội, trả lại tính linh hoạt cho chủ nghĩa Mác – Lênin

Ngày đăng: 12/12/2016, 22:56

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2008 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lầnthứ X
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
2. Hội đồng Trung ương chỉ đạo biên soạn giáo trình quốc gia các bộ môn khoa học Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh (2004), Giáo trình Triết học Mác - Lênin, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trìnhTriết học Mác - Lênin
Tác giả: Hội đồng Trung ương chỉ đạo biên soạn giáo trình quốc gia các bộ môn khoa học Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh
Nhà XB: Nxb. Chính trị quốc gia
Năm: 2004
3. Hội đồng lý luận Trung ương, Vững bước trên con đường đã chọn, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vững bước trên con đường đã chọn
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
4. Cung Kim Quốc, Trương Đạo Căn, Cố Quang Thanh, Chủ nghĩa xã hội cũng có thể áp dụng kinh tế thị trường (Một sáng tạo mới về lý luận), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1996 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chủ nghĩa xãhội cũng có thể áp dụng kinh tế thị trường (Một sáng tạo mới về lýluận)
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
5. PGS.TS Lê Văn Tư, PTS. Nguyễn Ngọc Hùng, Thị trường chứng khoán, Nxb. Thống kê Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thị trường chứngkhoán
Nhà XB: Nxb. Thống kê
6. TS. Hồ Bá Thâm, Tư duy lý luận và tổng kết thực tiễn, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tư duy lý luận và tổng kết thực tiễn
Nhà XB: Nxb Thànhphố Hồ Chí Minh
7. TS. Lê Thanh Sinh, Chính sách kinh tế mới của Lênin với công cuộc đổi mới ở Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chính sách kinh tế mới của Lênin với công cuộcđổi mới ở Việt Nam
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
8. Nguyễn Thế Nghĩa, Hiện đại hóa ở Việt Nam, Nxb Giáo dục, 1997 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hiện đại hóa ở Việt Nam
Nhà XB: Nxb Giáo dục
9. PGS.TS Nguyễn Trọng Phúc (chủ biên), Một số kinh nghiệm của Đảng Cộng sản Việt Nam trong quá trình lãnh đạo sự nghiệp đổi mới, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số kinh nghiệm củaĐảng Cộng sản Việt Nam trong quá trình lãnh đạo sự nghiệp đổi mới
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
10. Ủy ban khoa học xã hội Việt Nam, Thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, một số vấn đề kinh tế - xã hội trong chặng đường đầu tiên, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 1987 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xãhội, một số vấn đề kinh tế - xã hội trong chặng đường đầu tiên
Nhà XB: NxbKhoa học xã hội

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w