• Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu Tình hình xuất nhập khẩu của Việt Nam trong những năm gần đây có nhiều biến động, chịu ảnh hưởng rất lớn từ nền kinh tế trong nước và quốc tế. Các nước trên Thế Giới cạnh tranh dử dội về các vấn đề như đời sống, kinh tế, khoa học và xã hội.Từ năm 2016-2020, kinh tế Thế giới có dấu hiệu phục hồi sau bao khó khăn. Việt Nam tham gia phát triển lớn mạnh kinh tế khu vực và thế giới mang đến nhiều tiềm năng. Trong nước giữ vững được sự ổn định về chính trị, kinh tế. Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế rất tích cực đã giúp hoạt động xuất-nhập khẩu tăng trưởng vượt bậc. đất nước đang diễn biến vô cùng phức tạp gặp nhiều khó khăn, việc liên kết giữa các nước về vấn đề xuất nhập khẩu gặp nhiều rũi ro. Tuy nhiên, sự tăng trưởng còn diễn ra chậm. Cùng với đó là tác động từ đại dịch cũng khiến cho nước ta gặp một số khó khăn nhất định. • Mục đích và đối tượng nghiên cứu của đề tài Hội nhập kinh tế quốc tế đang là xu thế tất yếu của mọi thời đại. Việt Nam là một trong những Quốc Gia có quan hệ hữu nghị truyền thống, đã chủ động và đang từng bước cố gắng hội nhập kinh tế quốc tế. Hội nhập khinh tế quốc tế là vấn đề mang tính chất sống còn đối với nền kinh tế Việt Nam hiện nay và kể cả sau này. Dịch bệnh Covid đang là vấn đề đang được quan tâm nhất hiện nay làm cho việc xuất, nhập khẩu trở nên khó khăn. Hàng hóa, lương thực, thực phẩm, các mặt hàng khác không được xuất khẩu sang nước ngoài và những mặt hàng còn thiếu trong nước cũng không thể nhập khẩu vào. Hơn thế nữa, một số nước đang phát triển vừa phải trải qua các trận mưa bão, lũ lụt dẫn đến kinh tế gặp khó khăn thì cần chủ động hội nhập kinh tế quốc tế với các nước lân cận và thế giới hơn.Đứng trước tình hình đó thì đòi hỏi đảng và nhà nước ta phải đề ra đường lối đổi mới chính sách nhằm đưa đất nước ta phát triển về mọi mặt, mở cửa hội nhập kinh tế khu vực và toàn cầu.Trong quá trình hội nhập, nước ta với nội lực dồi dào sẵn có cùng với ngoại lực sẽ tạo ra thời cơ phát triển kinh tế. Hội nhập vừa là cơ hội cũng vừa là thách thức ,những trở ngại khó khăn về vấn đề xuất nhập khẩu làm cho chúng ta càng đứng vững hơn ở thị trường thế giới.Việt Nam tạo được môi trường thuận lợi để phát triển kinh tế, mở rộng được thị trường xuất nhập khẩu, tiếp thu được khoa học công nghệ tiên tiến,thu hút được vốn đầu tư nước ngoài những kinh nghiệm quý báu của các nước kinh tế phát triển . Với lợi thế là nước đi sau Việt Nam chúng ta đã học hỏi và rút kinh nghiệm được rất nhiều từ các nước đi trước. Việc nghiên cứu, tìm tòi và học hỏi là hết sức cần thiết trong quá trình xuất nhập khẩu của nước ta hiện nay. Việt Nam thực sự đang ở trong quá trình đánh giá lại toàn bộ các nguồn lực phát triển và nhất là các định hướng và quan điểm phát triển đất nước sao cho phù hợp với sự phát triển chung của thế giới ,mà trong đó xuất nhập khẩu ở Việt Nam là yếu tố quan trọng để thúc đẩy kinh tế phát triển. • Phạm vi nghiên cứu 1 Phạm vi nghiên cứu của đề tài là phân tích xuất nhập khẩu Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay trong giai đoạn 2019 – 2021. • Phương pháp nghiên cứu Bài tiểu luận được sử dụng nhiều phương pháp nghiên cứu khác nhau như thực tiễn, so sánh, tổng hợp, thống kê số liệu để xử lý, trừu tượng hoá khoa học, và theo đường lối chính sách của Đảng và nhà nước. • Ý nghĩa của bài nghiên cứu Các cố gắng trong những năm gần đây đã giúp Việt Nam trở thành đất nước xuất siêu, cũng đóng góp quan trọng trong việc ổn định tỷ giá, kinh tế vĩ mô và kiểm soát tốt lạm phát. Như vậy, việc xuất nhập khẩu ở Việt Nam tuy có những biến động và khó khăn nhưng cũng không đánh bại được sự vươn lên nhanh chóng lấy lại vị thế, đứng vững trên thị trường của nước ta. Nhưng không vì thế mà chúng ta lơ là mà phải chú trọng hơn trong việc hợp tác với các nước và Thế Giới. Xuất khẩu ở Việt Nam không chỉ để mở rộng thị trường mà còn tạo ra nhiều cơ hội thách thức,tăng lợi nhuận, thu hút nhiều đối tác nước ngoài có tiềm năng tạo cơ hội hợp tác phát triển kinh tế để trở thành đất nước độc lập, tự chủ kinh tế và trở thành đất nước hiện đại hóa. Và đó cũng là những lí do chúng em chọn đề tài “xuất nhập khẩu Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay”. Trong quá trình viết không tránh những sai sót do trình độ còn hạn chế, mong được sự góp ý và chỉ dạy thêm của giảng viên để đề tài được phong phú hơn. • Bố cục của bài nghiên cứu Ngoài phần mở đầu và kết luận, bài tiểu luận gồm có 2 phần và danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục. 1. Hội nhập kinh tế quốc tế. 1.1 Khái niệm và nội dung hội nhập kinh tế quốc tế. 1.2 Tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đối với Việt Nam. 2. Xuất nhập khẩu Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay 2.1 Thực trạng xuất nhập khẩu Việt Nam hiện nay. 2.2 Chủ trương và kiến nghị phát triển xuất nhập khấu ở Việt Nam. Phần kết luận