1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

BÀI TIỂU LUẬN%0AHỌC PHẦN CƠ SỞ VĂN HÓA VIỆT NAM

16 40 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 16
Dung lượng 408,17 KB

Nội dung

Văn hóa Việt Nam là những gì phục vụ cho đời sống tinh thần, thuộc về đời sống tinh thần của người Việt Nam, kể cả đời sống tâm linh, là sự thể hiện tư duy sáng tạo, sáng tác, phát minh,

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỎ - ĐỊA CHẤT

KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

BÀI TIỂU LUẬN HỌC PHẦN: CƠ SỞ VĂN HÓA VIỆT NAM

Tên giảng viên: Đào Thị Tuyết Sinh viên thực hiện: Mai Thị Ngân MSSV: 2024012320

Lớp: DCKTKT65C1

THANH HÓA – 2021

Trang 2

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 1

NỘI DUNG (ĐỀ 2) 2

Câu 1: Lễ hội là gì? Hãy phân tích một lễ hội mà anh (chị) biết 2

Câu 2: Tại sao không thể sử dụng tôn giáo để định vị văn hóa Việt Nam 10

KẾT LUẬN 14

Trang 3

LỜI MỞ ĐẦU

Mỗi quốc gia dân tộc đều có một nét đặc sắc văn hóa của riêng mình Từ những nét đặc sắc đó đã tạo ra sự khác biệt giữa các dân tộc quốc gia và giúp

chúng ta phân biệt được các dân tộc quốc gia khác nhau Đối với Việt Nam,

“Phong” là nề nếp đã lan truyền rộng rãi, “Tục” là thói quen lâu đời Nội dung phong tục bao hàm mọi mặt sinh hoạt xã hội Phong tục có thứ trở thành luật tục,

ăn sâu, bén rễ trong nhân dân rất bền chặt, có sức mạnh hơn cả những đạo luật Trong truyền thống văn hóa của dân tộc Việt Nam, có nhiều thuần phong mỹ tục cần cho đạo lý làm người, kỷ cương xã hội Văn hóa Việt Nam là những gì phục vụ cho đời sống tinh thần, thuộc về đời sống tinh thần của người Việt Nam, kể cả đời sống tâm linh, là sự thể hiện tư duy sáng tạo, sáng tác, phát minh, là ý thức về ngôn ngữ, về lịch sử, về kinh tế chính trị xã hội, về đạo đức, về thẩm mỹ của người Việt Nam cùng với những phương thức tiếp nhận những giá trị về đời sống tinh thần trong quan hệ giao lưu với các dân tộc khác

1

Trang 4

NỘI DUNG (ĐỀ 2)

Câu 1: Lễ hội là gì? Hãy phân tích một lễ hội mà anh (chị) biết

Trả lời:

Lễ hội: là hệ thống phân bố theo không gian Lễ Hội thường diễn ra vào mùa xuân và mùa thu là thời điểm nông nhàn ở khắp các vùng Mỗi nơi có Lễ Hội riêng của mình Về cơ bản, có thể phân chia Lễ Hội của người Việt Nam thành những hình thức sau:

Theo phạm vi, Lễ Hội được phân thành các cấp độ: Lễ Hội được tổ chức

trong làng xã, Lễ Hội tổ chức trong huyện, tỉnh và cả nước

Theo tính chất của Lễ Hội, có thể phân chia Lễ Hội thành:

Các Lễ Hội nghề nghiệp, liên quan đến hoạt động sản xuất của con người như Lễ Hội Cầu Mưa (tổ chức vào ngày mùng 8/4 ở Thuận Thành tỉnh Bắc Ninh),

Lễ Hội xuống đồng của người Khơ mú ở Sơn La, Lễ Hội Tịch điền (tổ chức vào ngày 7/1 ở Duy Tiên tỉnh Hà Nam), Lễ Hội Ooc-om-bok (tổ chức vào tối ngày 14/10 ở Sóc Trăng)

Các Lễ Hội kỷ niệm những người có công trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước Ví dụ như Lễ Hội Đền Hùng (tổ chức vào ngày 10/3 tại Phong Châu tỉnh Phú Thọ) tưởng nhớ các Vua Hùng có công lao dựng nước; Lễ Hội Gò Đống Đa (tổ chức vào ngày 5/1 tại Hà Nội) kỷ niệm chiến thắng Đống Đa năm 1789; Lễ Hội Đền Trần (tổ chức vào ngày 15/8 tại Nam Định) tưởng nhớ công lao của các đời vua nhà Trần và Trần Hưng Đạo trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước, chống quân xâm lược Nguyên Mông

Các Lễ Hội tôn giáo và tín ngưỡng Đầu xuân ở Việt Nam, nhiều địa phương

có chùa tọa lạc thường tổ chức các Lễ Hội tôn giáo, ví dụ Lễ Hội Chùa Hương (tổ

Trang 5

chức vào ngày 6/1 tại Mỹ Đức thành phố Hà Nội), Lễ Hội Yên Tử (tổ chức vào ngày 10/1 tại thị xã Uông Bí tỉnh Quảng Ninh) Ngoài ra, các địa phương còn tổ chức các Lễ Hội tín ngưỡng như: Lễ Hội Phủ Giầy (mở từ mùng 3 đến mùng 10

tháng 3 tại Vụ Bản tỉnh Nam Định) thờ Bà Liễu Hạnh; Lễ Hội đền Bắc Lệ (mở đầu

tháng Giêng ở Hữu Lũng tỉnh lạng Sơn) thờ Thánh Mẫu Thượng ngàn

Lễ hội bao gồm 2 phần cơ bản là phần Lễ và phần Hội

 Phần Lễ

Phần Lễ là nghi thức thờ cúng mang ý nghĩa tâm linh, các lễ vật và nghi lễ gắn liền với đối tượng thờ cúng Chữ Lễ bao gồm: tế lễ và lễ giáo Nội dung của phần Lễ là:

- Tưởng nhớ, tôn vinh đối tượng thờ cúng

- Cầu xin thần linh bảo trợ cho cuộc sống của cộng đồng

Ví dụ: Lễ Hội Gò Đống Đa được tổ chức nhằm tưởng nhớ, tôn vinh người

anh hùng áo vải – Hoàng đế Quang Trung đã có công lao trong một thời gian rất ngắn thần tốc đánh thắng quân Thanh, giành độc lập cho dân tộc Sau màn múa rồng lửa thể hiện khí phách hào hùng của nghĩa quân Tây Sơn là nghi lễ dâng hương, lễ đọc văn, cuộc tế diễn ra ở đình Khương Thượng và lễ cầu siêu cho các vong hồn đã hy sinh trong trận đánh lịch sử năm Kỷ Dậu tại Chùa Đồng Quang

Hoặc Lễ hội Xuống đồng của đồng bào dân tộc Tày, Dao ở xã Bản Hồ - Sa

Pa tỉnh Lào Cai nhằm cầu xin Thần linh bảo trợ cho cuộc sống của cộng đồng, đồng thời mong Thần linh phù hộ cho dân bản được một mùa bội thu Mở đầu là tục rước đất, rước nước được tiến hành khi chưa rõ mặt người Kiệu rước được trang trí theo biểu tượng Âm dương Ngũ hành Đi đầu là Thày cúng có nhiệm vụ giao tiếp với Thần linh nên Thày cầm cây nêu biểu tượng của sự sinh sôi, nảy nở;

đi sau là kiệu rước nước, tiếp đến là kiệu rước đất Khi đi đến địa điểm, Thày cúng thực hiện các nghi lễ thờ cúng, làm phép xua đuổi ma quỉ và các điều không may, sau đó tung các hạt giống của Thần linh cho dân bản

3

Trang 6

 Phần Hội

Phần Hội bao gồm các trò vui chơi, giải trí hết sức phong phú Xét về nguồn gốc, phần lớn các trò chơi này đều xuất phát từ ước vọng thiêng liêng của con người nông nghiệp Ví dụ, từ ước vọng cầu mưa có những trò chơi: đánh pháo đất,

ném pháo, đốt pháo (sấm tạo ra tiếng nổ); cầu cạn có trò chơi thả diều (mong

nắng, gió lên để lũ lụt mau rút xuống); phồn thực có trò chơi bắt chạch trong chum,

nhún đu, ném còn (mong mọi vật đều sinh sôi, nảy nở); rèn luyện sự nhanh nhẹn,

tháo vát, khéo léo có trò chơi: thi thổi cơm, thi bắt vịt, đua cà kheo ; rèn luyện sức khoẻ và khả năng chiến đấu có trò chơi: thi chọi trâu, chọi gà, chọi dế, đấu vật, kéo co

Đối với các Lễ Hội, phần Hội bao giờ cũng gắn bó, liên quan mật thiết với

phần Lễ Ví dụ, một Lễ Hội tôn vinh những anh hùng dân tộc như Lễ Hội Gò Đống

Đa, phần Hội bao giờ cũng có những trò chơi thể hiện trí tuệ (cờ người), sức mạnh, khéo léo (đấu vật, đấu Lân) Hay Lễ hội Xuống đồng của đồng bào dân tộc Tày,

Dao ở xã Bản Hồ - Sa Pa tỉnh Lào Cai tổ chức vào ngày mùng 8 tháng Giêng hàng năm nhằm cầu mong thần linh phù hộ cho mùa màng tươi tốt Vì vậy, phần Hội

bao giờ cũng có những trò chơi thể hiện sự phồn thực (sinh sôi, nảy nở) như ném

còn, leo cột mỡ

Giải thưởng của Hội chỉ mang tính ước lệ, chủ yếu là đề cao danh dự, đề cao lòng nhiệt tình của những người tham dự và cổ vũ cuộc vui Phần Hội thể hiện tính cộng đồng và hiếu khách của người Việt Nam

 Lễ hội Mai An Tiêm:

Theo truyền thuyết, Mai An Tiêm là nô bộc của Vua Hùng Chàng là một thanh niên khỏe mạnh, tháo vát nên được nhà vua yêu quý Nhà vua luôn cho phép chàng hầu cạnh mình và thường xuyên ban thưởng cho chàng mỗi khi làm tròn những công việc mà nhà vua giao phó Chính nhà vua đã đích thân hỏi vợ cho Mai

An Tiêm Chàng sống một cuộc sống khá hạnh phúc và no đủ, nhưng chàng vốn là

Trang 7

người lao động nên thường sau những lần được nhà vua ưu đãi, chàng cũng chỉ thể hiện một thái độ kính trọng Chàng vẫn nói với mọi người rằng: Sở dĩ mình hạnh phúc là vì biết nghĩ và biết làm Có một số người vì ghen ghét với chàng, nghe được câu nói ấy liền mách với nhà vua Vua Hùng tức giận, cho rằng Mai An Tiêm

vô ơn, bèn ra lệnh đày chàng ra một hoang đảo Vua nói: Nếu hắn tin rằng chỉ nhờ cái đầu và bàn tay của hắn thì ta sẽ tước hết mọi thứ vật dụng, của cải, để xem hắn sống ra sao ngoài đảo hoang? Thế là Mai An Tiêm cùng vợ con bị đày ra đảo

hoang và không được mang theo một thứ của cải gì ngoài vài bộ quần áo và con dao đi rừng Vợ con Mai An Tiêm khóc lóc, đòi Mai An Tiêm đến xin tạ lỗi với nhà vua để khỏi chịu cảnh đi đày Mai An Tiêm chỉ lựa lời khuyên nhủ vợ con Chàng vẫn tin rằng nếu mình biết cách nghĩ, cách làm thì dù có khó khăn đến đâu cũng có thể vượt qua được Giữa đảo hoang, gia đình Mai An Tiêm chỉ bầu bạn với trời mây, sóng nước và cỏ cây, muông thú Chàng tìm cách bắt ốc, mò cua, bẫy thú, săn chim để sống qua ngày Chàng cũng tìm kiếm những cây trái quen thuộc

về để trồng và tin rằng mình sẽ vượt qua được cảnh khốn khó, gian nan Một ngày kia, chàng đang đi lần dọc bãi biển để kiếm thức ăn cho cả nhà, bỗng Mai An Tiêm chú ý trước một cảnh lạ Một bầy quạ đen đang đánh nhau ầm ĩ để tranh mồi Mai

An Tiêm bèn nhặt mấy hòn đá cuội ném chúng Bị xua đuổi, lũ quạ vội bay đi Chàng đi đến tận nơi xem thì thấy chúng bỏ lại miếng mồi, đó là một thứ quả lạ, vỏ màu xanh sẫm, cùi trắng xanh và ruột thì đỏ tươi có điểm những hạt đen óng ánh Mai An Tiêm cầm quả lạ trên tay, ngẫm nghĩ: “Chim ăn được thì người cũng có thể ăn được” Thế là chàng bạo dạn nếm thử một miếng Kỳ lạ thay, người chàng như khỏe lên nhờ cái vị ngọt ngào, mát mẻ nhẹ nhàng của nó Chàng gói ghém những hạt màu đen của thứ quả ấy và đem về gieo trồng Thấm thoắt một năm trôi qua, Mai An Tiêm đã có được một vườn đầy những quả lạ to tròn, mũm mĩm như những chú lợn con Một buổi sáng, chàng bỗng giật mình vì tiếng quạ kêu ngoài vườn, thì ra lũ quạ đánh hơi thấy mùi quả chín đã tìm đến ăn Mai An Tiêm biết là

5

Trang 8

quả đã đến ngày thu hoạch, những trái quả to, ruột đỏ tươi được bổ ra trước con mắt ngạc nhiên của cả nhà Mọi người cùng nhau tận hưởng cái vị thơm mát, ngọt ngào của thứ quả lạ Nhớ ơn vua cha, đất mẹ, Mai An Tiêm đã hái những quả chín thả xuống biển, hy vọng một ngày nào đó ở phía đất liền xa xôi nhận được quả ngọt do vợ chồng chàng gieo trồng Và rồi, những chiếc thuyền buôn, thuyền đánh

cá ghé vào đảo hoang cũng được vợ chồng Mai An Tiêm tiếp đãi bằng thứ quả lạ Cũng từ đó, tiếng lành đồn xa, người thập phương nô nức kéo nhau tìm đến với Mai An Tiêm như đi trẩy hội Đảo hoang từ đó trở nên đông vui, nhộn nhịp và Mai

An Tiêm không còn cô độc nữa Sản vật được dâng lên Vua Hùng Nhà vua dùng thử và không khỏi ngạc nhiên về thứ quả hiếm lạ Khi được biết đó chính là sản vật

do Mai An Tiêm làm ra, nhà vua tỏ ý hối hận, liền cho triệu gia đình chàng về, phục lại chức cũ cho chàng Nhà vua còn cho phép đặt tên bãi đất mà chàng trồng quả là bãi An Tiêm để ghi nhớ lại Bãi An Tiêm ngày nay vẫn còn Hòn đảo hoang

vu mà Mai An Tiêm đã làm nên sự nghiệp giờ đây đã được bồi đắp gắn chặt với đất liền Thứ quả lạ Mai An Tiêm trồng được chính là dưa hấu hiện được trồng rất nhiều ở Nga Sơn và ở cả những vùng ven biển của Thanh Hóa Để nhớ ơn của Mai

An Tiêm, cư dân Lạc Việt đã suy tôn ông là “Bố cái Dưa Tây” Hằng năm, từ ngày

12 đến 15/3 âm lịch, tại đền thờ ở xã Nga Phú, người dân tổ chức lễ hội tưởng nhớ, tri ân

Lễ hội Mai An Tiêm thường được diễn ra tại đền thờ Mai An Tiêm ở xã Nga Phú (Nga Sơn), gồm 2 phần:

 Phần lễ có các hoạt động truyền thống được lưu truyền từ xưa đến nay, như: lễ rước sắc phong từ đình làng ra đền thờ Mai An Tiêm; lễ dâng hương tại đền thờ chính

Trang 10

 Phần hội được tổ chức dưới màn trình diễn nghệ thuật bằng hình thức sân khấu hóa, tái hiện cảnh Mai An Tiêm và cả gia đình bị đày ra đảo hoang Sau

đó, Mai An Tiêm đã tìm ra giống dưa quý và nhân rộng ra khắp vùng Nhờ quả dưa hấu truyền tin vào đất liền, vua biết được Mai An Tiêm và gia đình không những còn sống mà còn tìm ra giống dưa quý, nhà vua đã minh oan và đưa gia đình Mai

An Tiêm trở về đất liền đoàn tụ Trong khuôn khổ lễ hội còn có các trò chơi, trò diễn dân gian, hoạt động văn hóa, thể dục, thể thao truyền thống như: thi cắm trại, bóng chuyền, khắc dưa, kéo co, chọi gà, cờ người

Trang 11

Lễ hội Mai An Tiêm được tổ chức không chỉ nhằm tái hiện lại cuộc sống khó khăn, song cũng đầy nghĩa tình của đôi vợ chồng trẻ, mà còn đề cao nghị lực sống của con người, cũng như mang ý nghĩa giáo dục về truyền thống yêu nước, giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa của dân tộc, quê hương Đồng thời là dịp để giới thiệu, quảng bá, bảo lưu những giá trị lịch sử văn hóa của khu di tích đền thờ Mai

An Tiêm, về truyền thuyết Mai An Tiêm và quả dưa hấu, đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hóa, tinh thần, tâm linh của các tầng lớp Nhân dân và du khách thập

phương

Lễ hội Mai An Tiêm - một lễ hội văn hóa, lịch sử giàu truyền thống, tưởng nhớ công ơn của các bậc tiền bối đã có công gây dựng, gìn giữ và bảo vệ non sông đất nước Lễ hội cũng là dịp để các thế hệ con cháu tri ân, đồng thời, tiếp nối

truyền thống lịch sử vẻ vang của cha ông, tiếp tục phát huy truyền thống yêu nước,

9

Trang 12

tinh thần đoàn kết toàn dân tộc, khai thác mạnh mẽ tiềm năng, thế mạnh, góp phần thực hiện thắng lợi công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước

Câu 2: Tại sao không thể sử dụng tôn giáo để định vị văn hóa Việt Nam

Trả lời:

Vì văn hóa phụ thuộc vào các yếu tố: Hoàn cảnh địa lý – khí hậu, không gian văn hóa và sự thống nhất do cùng cội nguồn

 Văn hóa chịu sự chi phối đáng kể của hoàn cảnh đại lý – khí hậu Việt Nam có ba đặc điểm cơ bản:

- Thứ nhất, đây là xứ nóng Nóng lắm sinh ra mưa nhiều Việt Nam là nơi có lượng mưa trung bình trong năm khoảng trên 2.000mm (cá biệt có nơi như vườn quốc gia Bạch Mã (Thừa Thiên) đạt tới 7.977mm), vào loại cao nhất thế giới

- Hiện tượng này dẫn đến đặc điểm thứ hai: đây là một vùng sông nước Sông nước đã để lại dấu ấn rất quan trọng trong tinh thần văn hóa khu vực này Đây là một hằng số địa lí quan trọng, chính nó tạo nên nét độc đáo của nền văn hóa nông nghiệp lúa nước

- Đặc điểm quan trọng thứ ba: Nơi đây là giao điểm (“ngã tư đường”) của các nền văn hóa, văn minh

 Không gian văn hóa có phần phức tạp hơn: bởi lẽ văn hóa có tính lịch

sử (yếu tố thời gian), cho nên không gian văn hóa liên quan đến lãnh thổ nhưng không đồng nhất với không gian lãnh thổ Nó bao quát tất thảy những vùng lãnh thổ mà ở đó dân tộc đã tồn tại qua các thời đại Do vậy, không gian văn hóa bao giờ cũng rộng hơn không gian lãnh thổ; không gian văn hóa của hai dân tộc ở cạnh nhau thường có phần chồng lên nhau, có miền giáp ranh Trong phạm vi hẹp, không gian gốc của văn hóa Việt Nam nằm trong khu vực cư trú của người Bách Việt Có thể hình dung nó như một hình tam giác với cạnh đáy ở sông Dương Tử,

Trang 13

và đỉnh là vùng bắc Trung Bộ Việt Nam Đây là cái nôi của nghề nông nghiệp lúa nước, của nghệ thuật đúc đồng với những trống đồng Đông Sơn nổi tiếng Đây cũng là bờ cõi đất nước của họ Hồng Bàng theo truyền thuyết.Ở một phạm vi rộng hơn, không gian văn hóa Việt Nam nằm trong khu vực cư trú của người Indonésien lục địa Có thể hình dung nó như một hình tam giác với cạnh đáy vẫn là sông

Dương Tử ở phía Bắc, còn đỉnh là vùng đồng bằng sông Mê Kông ở phía Nam Đây là khu vực được tạo nên bởi hai con sông lớn cùng bắt nguồn từ cao nguyên Tây Tạng: Dương Tử Giang và Mê Kông Xét từ trong cội nguồn, không gian văn hoá Việt Nam vốn được định hình trên nền của không gian văn hoá khu vực Đông Nam Á Ta có thể hình dung không gian văn hóa khu vực Đông Nam Á này như một hình tròn bao quát toàn bộ Đông Nam Á lục địa và Đông Nam Á hải đảo Từ sau công nguyên, khu vực Đông Nam Á có phần thu hẹp lại do vùng phía Nam sông Dương Tử đã bị chính sách bành trướng và đồng hóa của Trung Hoa dần dần thâu tóm Mặc dù vậy, cho đến giờ ngay cả vùng này cũng hãy còn giữ được không

ít nét trong số hàng loạt những đặc điểm chung của khu vực văn hóa Đông Nam Á: – Về phương diện vật chất: làm ruộng cấy lúa, nuôi trâu bò, dùng đồ kim khí thô

sơ, giỏi bơi thuyền

– Về phương diện xã hội: địa vị quan trọng của phụ nữ, huyết tộc mẫu hệ, tổ chức

xã hội theo nhu cầu tưới nước ruộng

– Về phương diện tôn giáo: thuyết vạn vật hữu linh, thờ phụng tổ tiên và thờ thần – đất, đặt đền thờ ở những chỗ cao, chôn người chết trong các chum vại hay các trác thạch

– Về phương diện thần thoại: đối lập vũ trụ luận giữa núi và biển, giữa loài phi cầm với loài thủy tộc, giữa người thượng du với người hạ bạn

11

Ngày đăng: 15/11/2021, 11:46

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w