1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Khóa luận tốt nghiệp lớp TCCT

24 32 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 24
Dung lượng 227,5 KB

Nội dung

MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Nền văn minh nhân loại suy cho cùng là do sự phát triển đúng hướng của lực lượng sản xuất quyết định. Do đó việc nghiên cứu quy luật vận động và những hình thức phát triển của lực lượng sản xuất là một vấn đề hết sức quan trọng . Thời kỳ quá độ lên chủ nghiã xã hội ở Việt Nam là thời kỳ cải biến cách mạng sâu sắc, toàn diện và triệt để về mọi mặt. Từ xã hội cũ sang xã hội mới XHCN. Thời kỳ đó bắt đầu từ khi giai cấp vô sản lên nắm chính quyền. Cách mạng vô sản thành công vang dội và kết thúc khi đã xây dựng xong cơ sở kinh tế chính trị tư tưởng của xã hội mới. Đó là thới kỳ xây dựng từ lực lượng sản xuất mới dẫn đến quan hệ sản xuất mới, quan hệ sản xuất mới hình thành lên các quan hệ sở hữu mới. Từ cơ sở hạ tầng mới hình thành nên kiến trúc thượng tầng mới. Song trong một thời gian dài chúng ta không nhận thức đúng đắn về chủ nghĩa xã hội về quy luật sản xuất phải phù hợp với tính chất và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất. Sau hơn 35 năm đổi mới, trình độ phát triển của lực lượng sản xuất ở Việt Nam đã có những bước tiến đáng kể. Hiện nay, cần ưu tiên phát triển lực lượng sản xuất hiện đại để tạo đà cho việc xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật tiên tiến, nhằm thực hiện mục tiêu đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức và hội nhập quốc tế. Trong thời kỳ hội nhập hiện nay, Công ty Apatit tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa với những đặc điểm riêng của mình. Do đó, làm thế nào để có được đội ngũ nhân lực hiệu quả, công cụ lao động giện đại, hay làm thế nào để nâng cao được lực lụng sản xuất?... luôn là những câu hỏi lớn đối với tất cả các công ty và doanh nghiệp không chỉ ở Việt Nam mà trên toàn thế giới. Việc tổng kết thực tiễn, vận dụng lý luận vào cuộc sống rút ra những bài học, kinh nghiệm để phát triển lực lượng sản xuất ở công ty trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa là vấn đề có ý nghĩa quan trọng và cấp thiết đối với cả lý luận và thực tiễn. Để giải quyết thực trạng này nhiều công ty đã tìm nhiều biện pháp để nâng cao chất lượng lực lượng sản xuất của công ty. Tuy nhiên, không phải biện pháp nào cũng mang lại hiệu quả tích cực. Việc áp dụng các biện pháp không hợp lý sẽ dẫn tới các tác động ngược chiều đối với chất lượng của Lực lượng sản xuất. Xuất phát từ nội dung trên, tôi chọn vấn đề: Phát triển lực lượng sản xuất ở Công ty TNHH một thành viên Apatit Việt Nam làm đề tài khóa luận tốt nghiệp, với hy vọng sẽ đóng góp một phần nhỏ của mình cho sự phát triển kinh tế xã hội của công ty. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Mục đích: Làm sáng tỏ một số vấn đề cơ bản về quan điểm lý luận và thực tiễn của lực lượng sản xuất Công ty TNHH một thành viên Apatit Việt Nam. Nhiệm vụ: Đánh giá đúng thực trạng lực lượng sản xuấ từ đó tìm ra nguyên nhân, rút ra những bài học kinh nghiệm, đề ra các giải pháp để vận dụng tốt hơn vào phát triển kinh tế tại Công ty TNHH một thành viên Apatit Việt Nam. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Thực trạng lực lượng sản xuất của Công ty TNHH một thành viên Apatit Việt Nam. Phạm vi nghiên cứu: Từ năm 2016 đến năm 2020. 4. Phương pháp nghiên cứu. Để giải quyết các nhiệm vụ nêu trên, tôi đã sử dụng các phương pháp sau: Phương pháp điều tra, thu thập tài liệu; Phương pháp quan sát; Phương pháp thống kê, phân tích, so sánh: Nhằm xử lý các số liệu và kết quả thu được hình thành trong quá trình nghiên cứu. 5. Bố cục của đề tài Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, mục lục và danh mục tài liệu tham khảo, khóa luận gồm có 3 chương 6 tiết. Chương 1 LÝ LUẬN CHUNG VỀ LỰC LƯỢNG SẢN XUẤT CỦA CHỦ NGHĨA MÁC – LÊ NIN 1.1. Khái niệm lực lượng sản xuất Trong quá trình thực hiện sản xuất vật chất, con người tác động vào giới tự nhiên, chinh phục giới tự nhiên bằng tổng hợp các sức mạnh hiện thực của mình, sức mạnh đó được khái quát trong khái niệm lực lượng sản xuất.

Trang 1

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Nền văn minh nhân loại suy cho cùng là do sự phát triển đúng hướng củalực lượng sản xuất quyết định Do đó việc nghiên cứu quy luật vận động vànhững hình thức phát triển của lực lượng sản xuất là một vấn đề hết sức quantrọng

Thời kỳ quá độ lên chủ nghiã xã hội ở Việt Nam là thời kỳ cải biến cáchmạng sâu sắc, toàn diện và triệt để về mọi mặt Từ xã hội cũ sang xã hội mớiXHCN Thời kỳ đó bắt đầu từ khi giai cấp vô sản lên nắm chính quyền Cáchmạng vô sản thành công vang dội và kết thúc khi đã xây dựng xong cơ sở kinh tếchính trị tư tưởng của xã hội mới Đó là thới kỳ xây dựng từ lực lượng sản xuấtmới dẫn đến quan hệ sản xuất mới, quan hệ sản xuất mới hình thành lên các quan

hệ sở hữu mới Từ cơ sở hạ tầng mới hình thành nên kiến trúc thượng tầng mới.Song trong một thời gian dài chúng ta không nhận thức đúng đắn về chủ nghĩa xãhội về quy luật sản xuất phải phù hợp với tính chất và trình độ phát triển của lựclượng sản xuất

Sau hơn 35 năm đổi mới, trình độ phát triển của lực lượng sản xuất ở ViệtNam đã có những bước tiến đáng kể Hiện nay, cần ưu tiên phát triển lực lượngsản xuất hiện đại để tạo đà cho việc xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật tiên tiến,nhằm thực hiện mục tiêu đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với pháttriển kinh tế tri thức và hội nhập quốc tế

Trong thời kỳ hội nhập hiện nay, Công ty Apatit tiến hành công nghiệp hóa,hiện đại hóa với những đặc điểm riêng của mình Do đó, làm thế nào để có đượcđội ngũ nhân lực hiệu quả, công cụ lao động giện đại, hay làm thế nào để nângcao được lực lụng sản xuất? luôn là những câu hỏi lớn đối với tất cả các công ty

và doanh nghiệp không chỉ ở Việt Nam mà trên toàn thế giới Việc tổng kết thựctiễn, vận dụng lý luận vào cuộc sống rút ra những bài học, kinh nghiệm để phát triểnlực lượng sản xuất ở công ty trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa là vấn đề

có ý nghĩa quan trọng và cấp thiết đối với cả lý luận và thực tiễn

Để giải quyết thực trạng này nhiều công ty đã tìm nhiều biện pháp để nâng

Trang 2

cao chất lượng lực lượng sản xuất của công ty Tuy nhiên, không phải biện phápnào cũng mang lại hiệu quả tích cực Việc áp dụng các biện pháp không hợp lý sẽdẫn tới các tác động ngược chiều đối với chất lượng của Lực lượng sản xuất.

Xuất phát từ nội dung trên, tôi chọn vấn đề: "Phát triển lực lượng sản xuất

ở Công ty TNHH một thành viên Apatit Việt Nam" làm đề tài khóa luận tốt

nghiệp, với hy vọng sẽ đóng góp một phần nhỏ của mình cho sự phát triển

kinh tế - xã hội của công ty

2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

- Mục đích: Làm sáng tỏ một số vấn đề cơ bản về quan điểm lý luận vàthực tiễn của lực lượng sản xuất Công ty TNHH một thành viên Apatit Việt Nam

- Nhiệm vụ: Đánh giá đúng thực trạng lực lượng sản xuấ từ đó tìm ranguyên nhân, rút ra những bài học kinh nghiệm, đề ra các giải pháp để vận dụngtốt hơn vào phát triển kinh tế tại Công ty TNHH một thành viên Apatit Việt Nam

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: Thực trạng lực lượng sản xuất của Công ty TNHHmột thành viên Apatit Việt Nam

- Phạm vi nghiên cứu: Từ năm 2016 đến năm 2020

4 Phương pháp nghiên cứu.

Để giải quyết các nhiệm vụ nêu trên, tôi đã sử dụng các phương pháp sau:Phương pháp điều tra, thu thập tài liệu; Phương pháp quan sát; Phươngpháp thống kê, phân tích, so sánh: Nhằm xử lý các số liệu và kết quả thu đượchình thành trong quá trình nghiên cứu

5 Bố cục của đề tài

Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, mục lục và danh mục tài liệu thamkhảo, khóa luận gồm có 3 chương 6 tiết

Chương 1

LÝ LUẬN CHUNG VỀ LỰC LƯỢNG SẢN XUẤT CỦA

CHỦ NGHĨA MÁC – LÊ NIN

Trang 3

1.1 Khái niệm lực lượng sản xuất

Trong quá trình thực hiện sản xuất vật chất, con người tác động vào giới tựnhiên, chinh phục giới tự nhiên bằng tổng hợp các sức mạnh hiện thực của mình,sức mạnh đó được khái quát trong khái niệm lực lượng sản xuất

Lực lượng sản xuất là sự thống nhất hữu cơ giữa người lao động với tư liệusản xuất, trước hết là công cụ lao động

Trong lực lượng sản xuất, chủ nghĩa duy vật lịch sử đánh giá cao vai tròcủa người lao động và công cụ lao động Con người với tính cách là chủ thể củasản xuất vật chất, luôn sáng tạo ra công cụ tác động vào đối tượng lao động để tạo

ra của cải vật chất Với ý nghĩa đó, người lao động là nhân tố hàng đầu của lựclượng sản xuất Khẳng định điều đó, V.I.Lênin viết: “Lực lượng sản xuất hàngđầu của toàn thể nhân loại là công nhân, là người lao động”1

Công cụ lao động là khí quan vật chất “nối dài’’, “nhân lên’’ sức mạnh củacon người trong quá trình biến đổi giới tự nhiên Nó là yếu tố quyết định trong tưliệu sản xuất Trình độ phát triển của công cụ vừa là thước đo trình độ chinh phục

tự nhiên của con người, vừa là tiêu chuẩn phân biệt sự khác nhau giữa các thời đạikinh tế - kỹ thuật trong lịch sử C.Mác viết: “Những thời đại kinh tế khác nhaukhông phải ở chỗ chúng sản xuất ra cái gì, mà là ở chỗ chúng sản xuất bằng cáchnào, với những tư liệu lao động nào”2

Khoa học, trước hết là khoa học kỹ thuật có vai trò to lớn trong việc pháttriển lực lượng sản xuất Đặc biệt ngày nay khoa học đã trở thành lực lượng sảnxuất trực tiếp, nó đã trở thành nguyên nhân trực tiếp của mọi biến đổi to lớn trongsản xuất vật chất mà ở những thế kỷ trước không có được Có thể nói, chưa baogiờ tri thức khoa học được vật hoá, kết tinh, thâm nhập vào các yếu tố của lựclượng sản xuất một cách nhanh chóng và có hiệu quả như ngày nay

Lực lượng sản xuất do con người tạo ra nhưng nó luôn là yếu tố kháchquan Hay nói cụ thể hơn, lực lượng sản xuất là kết quả của năng lực thực tiễn củacon người, nhưng bản thân năng lực thực tiễn này bị quyết định bởi những điềukiện khách quan trong đó con người sinh sống; bởi những lực lượng sản xuất đãđạt được do thế hệ trước tạo ra

1 V.I.Lênin (1997), Toàn tập, Nxb Tiến bộ, Matxcơva, t.38, tr.430.

2 C.Mác và Ph.Ăngghen (1994), Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, t.23, tr.269.

Trang 4

Trình độ của lực lượng sản xuất dùng để chỉ năng lực, mức độ, hiệu quảchinh phục giới tự nhiên thông qua việc sử dụng công cụ lao động tác động vàogiới tự nhiên để tạo ra sản phẩm thỏa mãn nhu cầu của con người

1.2 Vai trò của lực lượng sản xuất đối với đời sống xã hội

Để thoả mãn những nhu cầu đầu tiên, cơ bản của con người, Mác thấy con

người phải chế tạo ra công cụ lao động, cái mà sau này Mác gọi bằng những kháiniệm rộng hơn và chính xác hơn là tư liệu lao động, tư liệu sản xuất, lực lượngsản xuất Như vậy loài người tồn tại và phát triển trên thế giới này, không phải dophép màu của một lực lượng huyyền bí hay ý chí của bậc vĩ nhân mà do sự tồn tại

và phát triển của những phương thức kế tiếp nhau trong lịch sử

1.2.1 Vai trò của yếu tố con người đối với sự phát triển của xã hội

Phải ý thức được rằng nhân tố hàng đầu trong lực lượng sản xuất là conngười, là người lao động Sự phát triển của lực lượng sản xuất xuất phát chủ yếu

từ con người, chính con người làm nên những cuộc cách mạng to lớn trên tất cảmọi lĩnh vực kinh tế , văn hóa, chính trị; tạo nên sự biến đổi không ngừng xã hộiloài người

Từ khi loài người xuất hiện, lao động là không thể thiếu trong sự tồn tại vàphát triển của xã hội loài người Trong những bước đi chập chững đầu tiên, loàingười đã biết dùng những công cụ thô sơ nhất để tác động vào tự nhiên làm ra sảnphẩm nuôi sống bản thân Chính nhờ có lao động và ngôn ngữ, con người trởthành loài động vật cao cấp nhất trong giới tự nhiên, biết dùng ý chí của mình đểbiến đổi thế giới Cùng với quá trình phát triển của lịch sử, công cụ lao động đãdần dần được phát triển từ những công cụ thô sơ nhất như đồ đá, cung tên đếnnhững công cụ bằng kim loại và ngày nay là máy móc vô cùng hiện đại Tất cảnhững sự biến đổi lớn lao đó là do con người tạo ra Dù cho khoa học kỹ thuật cóphát triển đến mức độ nào, công cụ lao động có hiện đại đến đâu thì vai trò củacon người là không thể phủ nhận Con người vẫn luôn là chủ thể của sản xuất,chủ thể của xã hội; nếu thiếu con người xã hội sẽ không thể vận hành được

Trong thời đại ngày nay, khi mà tiến bộ khoa học - kỹ thuật phát triển mạnh

mẽ, cho phép máy móc thay thế sức lao động của con người trong những hoạtđộng sản xuất vật chất thì vai trò của con người - nguồn lao động đối với nền kinh

Trang 5

tế càng được đưa lên hàng đầu Số lượng lao động đông đảo trong các doanhnghiệp sẽ giúp họ mở rộng quy mô sản xuất, đáp ứng những nhu cầu ngày càngtăng của xã hội Chất lượng của lao động cũng ảnh hưởng rất lớn đến quá trìnhsản xuất Máy móc, trang thiết bị được cải tiến càng đòi hỏi người lao động cótrình độ chuyên môn phù hợp để sử dụng những trang thiết bị hiện đại đó Sựsáng tạo trong sản xuất kinh doanh của con người sẽ thôi thúc sản xuất phát triển

ở nhiều lĩnh vực khác nhau

Tóm lại, vai trò của yếu tố con người có vị trí quan trọng hàng đầu đối với

sự phát triển của xã hội Không phải không có lý khi các nước trên thế giới tậptrung vào phát triển nguồn lực con người Đầu tư vào con người được xem nhưnguồn đầu tư mang lại hiệu quả cao nhất Máy móc, kỹ thuật, công nghệ hiện đạirồi sẽ đến lúc trở nên lạc hậu, nhưng nguồn lực con người nếu được bồi dưỡng tốt

sẽ trở thành nguồn tài nguyên vô tận

1.2.2 Vai trò của nền kinh tế tri thức, khoa học-công nghệ đối với xã hội

“Kinh tế tri thức” là một khái niệm mới đang được nhiều quốc gia và các tổchức quốc tế bàn luận Tuy ý kiến còn khác nhau về cách định nghĩa, nhưng đềuthống nhất rằng: kinh tế tri thức lấy yếu tố tri thức hiện đại của khoa học, côngnghệ và quản lý làm nền tảng (với tỷ lệ đóng góp của yếu tố tri thức này trongtăng trưởng kinh tế, trong sản xuất các sản phẩm và dịch vụ khoảng từ 70% trởlên) Với sự phát triển của kinh tế tri thức, khoa học và công nghệ thực sự trởthành lực lượng sản xuất trực tiếp làm ra sản phẩm ở hầu hết các ngành, các lĩnhvực Sự hình thành và phát triển của kinh tế tri thức gắn chặt với những bướcnhảy vọt về chất của cuộc cách mạng và công nghệ hiện nay, đặc biệt công nghệthông tin (kỹ thuật số ), công nghệ sinh học (công nghệ gien ), công nghệ vậtliệu mới (công nghệ Nanô ) Công nghệ có vai trò đặc biệt trong nền kinh tế trithức và phát triển nhanh chóng, nhất là công nghệ thông tin Trong lịch sử khoahọc công nghệ, cho tới nay, chưa có một lĩnh vực nào, phát minh khoa học nào lại

có tác động vào đời sống kinh tế, xã hội, chính trị và văn hoá lớn lao như côngnghệ thông tin Bởi vì công nghệ đó tạo ra năng lực sản xuất mới, các loại dịch vụmới, tạo ra tri thức mới và kinh tế mới

Trang 6

Khái niệm kinh tế tri thức được Liên hợp quốc chính thức sử dụng vào

những năm cuối thập kỷ 90 Đó là nền kinh tế chủ yếu dựa vào khoa học và tri

thức, cốt lõi của nền kinh tế tri thức chính là công nghệ cao

Tri thức rất quan trọng cho phát triển, bởi vì mọi công việc chúng ta làm đềuphụ thuộc vào tri thức Muốn cho cuộc sống tốt hơn, sức khoẻ được cải thiện,điều kiện sinh hoạt và các tiện nghi sinh hoạt thuận tiện, đa dạng và phong phúđều phải có sự biến đổi nhờ vào tri thức Trong các nguồn lực thì tài nguyên ngàycàng hạn hẹp và cần bảo tồn, do vậy cần phải sử dụng tài nguyên hợp lý mà vẫnđạt hiệu quả cao Muốn vậy phải cần đến tri thức Đối với các nước công nghiệpphát triển thì cán cân kinh tế nghiêng hẳn về tri thức Điều đó khẳng định tri thức

là yếu tố quyết định cho mức sống, cho quá trình phát triển Đất đai, công cụ sảnxuất, lao động bị đẩy xuống vai trò thứ yếu Tóm lại tri thức có vai trò quan trọngđối với sự phát triển xã hội, thể hiện ở các mặt sau đây:

Tri thức là chìa khoá cho sự phát triển và tăng trưởng Trong nền kinh tế tri

thức, tri thức sẽ trở thành nội dung chủ yếu của sản xuất, phân phối và tiêu dùng.Chức năng chủ yếu của nền kinh tế mới là tạo ra tri thức, phân phối tri thức và trithức trở thành nguồn gốc, động lực cho sự phát triển kinh tế Sự cống hiến của trithức công nghệ đối với tăng trưởng kinh tế ngày càng lớn Nếu như thập kỷ 50,đóng góp của khoa học, công nghệ cho nền kinh tế chiếm tỷ trọng 30% thì bướcsang nền kinh tế tri thức, tỷ lệ đóng góp của nó tới 80% Có thể thấy rằng, hầunhư tất cả các sản phẩm của xã hội đều do khoa học công nghệ mang lại Trongnền kinh tế mới, tăng trưởng kinh tế chủ yếu do quá trình chuyển hoá từ tiêu haocủa cải vật chất sang tiêu hao trí thức và giá trị sản phẩm hàng hoá do trí thức tạo

ra không ngừng tăng lên Rất nhiều ngành trong nông nghiệp, công nghiệp đangtrở thành những ngành hoạt động cần có tri thức Do đó phần đông lao động trongcác nước công nghiệp có trình độ chuyên môn và nghề nghiệp cao Nếu như trướcđây các nền kinh tế cố gắng duy trì các ngành nghề truyền thống thì nền kinh tếtri thức hướng đến tạo ra các nghề mới ứng dụng tri thức và công nghệ Do đó trithức được đề cao và xếp đúng vị trí của nó Công nghệ thông tin là sản phẩm kỳdiệu của tri thức Với mạng Internet, công nghệ thông tin đã làm cho không giantrở nên nhỏ bé Tri thức, công nghệ, vốn, hàng hoá, lao động, cách quản lý

Trang 7

không bị bó buộc trong biên giới một quốc gia, giúp cho hoạt động kinh tế mangtính toàn cầu, rút ngắn khoảng cách giữa những người sản xuất với nhau và vớingười tiêu dùng Mặc dù các khâu trung gian giảm nhưng hiệu quả sản xuất vẫnđược nâng lên.

Các nước đang phát triển, nhờ nền kinh tế tri thức mà có những cơ hội to lớnhơn để tăng trưởng nhanh và có thể đuổi kịp các nước công nghiệp Điều cơ bản

là những nước này phải có ý tưởng mới, biết nắm bắt lợi ích của công nghệ hiệnđại Kết quả nghiên cứu nền kinh tế các nước Đông cho thấy có thể thu hẹpkhoảng cách về tri thức trong khoảng thời gian ngắn hơn so với việc thu hẹpkhoảng cách về nguồn vốn vật chất Nhờ có sự đầu tư hợp lý về vốn vật chất để

hỗ trợ cho vốn tri thức mà khoảng cách về vốn và khoảng cách về tri thức đềuđược thu hẹp lại

Những nước không khuyến khích đầu tư vào việc sử dụng tri thức có hiệuquả vào trong các ngành kinh tế sẽ bị tụt hậu xa hơn so với những nước thànhcông trong việc biết khuyến khích đầu tư để sử dụng nó

Tri thức đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ môi trường Đằng sau sự

thịnh vượng của các nước đang phát triển là hiểm họa ô nhiễm môi trường Maythay, nhiều nước đang phát triển đã nhận thức được ngững sai lầm nghiêm trọng

do không có chính sách bảo vệ môi trường Hiện nay, mọi quốc gia đều thốngnhất về tầm quan trọng phải hạn chế sự huỷ hoại môi trường Hạn chế các hành vigây ô nhiễm là việc cần phải làm Bên cạnh những biện pháp cưỡng chế bằngpháp luật thì giáo dục và tuyên truyền cũng đóng vai trò quan trọng Khi đó thôngtin, tri thức sẽ trở thành phương tiện hữu ích để thực hiện Phổ biến những thôngtin về tác động của hoạt động kinh tế đến môi trường sẽ đưa đến những cơ hội cảithiện môi trường Vai trò của thông tin tốt đến chừng mực nào tuỳ thuộc vào khảnăng mong muốn sử dụng của người dân Thông tin tốt và được sử dụng tốt cóthể mở ra những cơ hội mới, ngăn chặn những sai lầm tốn kém, tạo ra giải phápkiểm soát môi trường

1.2.3 Vai trò quyết định của lực lượng sản xuất đối với quan hệ sản xuất, làm cho xã hội chuyển từ hình thái kinh tế xã hội này sang hình thái kinh tế xã hội khác cao hơn

Trang 8

Lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất luôn luôn gắn bó hữu cơ với nhau.Trong sự vận động của sản xuất xã hội, Lực lượng sản xuất là nội dung của quátrình sản xuất, còn quan hệ sản xuất là hình thức xã hội của quá trình đó.

Khuynh hướng của sản xuất xã hội là không ngừng biến đổi và phát triển Sựphát triển đó bao giờ cũng bắt đầu từ sự biến đổi và phát triển của lực lượng sảnxuất, trước hết là công cụ lao động Lực lượng sản xuất trước hết là công cụ laođộng là yếu tố có tác dụng quyết định đối với sự biến đổi của phương thức sảnxuất, vì nó là yếu tố động nhất, cách mạng nhất của phương thức sản xuất Cùngvới sự phát triển của lực lượng sản xuất, quan hệ sản xuất cũng hình thành và biếnđổi theo sao cho phù hợp với tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất Sự phùhợp đó làm cho lực lượng sản xuất phát triển mạnh mẽ Khi lực lượng sản xuất đãphát triển lên một trình độ mới, quan hệ sản xuất không còn phù hợp, tất yếu sinh

ra mâu thuẫn gay gắt giữa hai mặt của phương thức sản xuất Kết quả là quan hệsản xuất cũ bị xoá bỏ và được thay thế bằng quan hệ sản xuất mới phù hợp vớitính chất và trình độ của lực lượng sản xuất đã thay đổi, mở đường cho lực lượngsản xuất tiếp tục phát triển Việc xoá bỏ quan hệ sản xuất cũ, thay thế nó bằngquan hệ sản xuất mới chính là sự diệt vong của phương thức sản xuất lỗi thời và

sự ra đời của phương thức sản xuất mới

Tính chất của lực lượng sản xuất là tính chất của tư liệu sản xuất và của laođộng Trong các chế độ xã hội trước chủ nghĩa tư bản công cụ sản xuất như búa,rìu, cày, bừa đều do một người sử dụng, không cần tới lao động tập thể Đến khimáy móc ra đời, phân công lao động xuất hiện và phát triển, lực lượng sản xuấtmới mang tính chất xã hội hoá Do tư liệu sản xuất có tính chất cá nhân chuyển

sang tính chất xã hội nên cần nhiều người cùng làm mới sử dụng được Như vậy

để làm ra một sản phẩm cần phải có sự hợp tác của nhiều người có sự phân cônglao động rõ ràng

Trình độ của lực lượng sản xuất là trình độ phát triển của công cụ lao động,của kỹ thuât, kỹ năng lao động của con người, trình độ phân công lao động trong

xã hội Trình độ phân công lao động xã hội là cơ sở phản ánh rõ ràng nhất trình

độ phát triển của lực lượng sản xuất Trình độ lực lượng sản xuất càng cao thì sựphân công lao động xã hội càng chi tiết

Trang 9

Như vậy, lực lượng sản xuất biến đổi kéo theo quan hệ sản xuất cũng biếnđổi, làm cho xã hội chuyển từ hình thái kinh tế-xã hội này sang hình thái kinh tế-xã hội khác, cao hơn Quá trình phát triển không ngừng của sản xuất xã hội là do

sự phát triển của lực lượng sản xuất qua nhiều trình độ khác nhau đã tác động làmbiến đổi quan hệ sản xuất, đưa xã hội chuyển biến từ phương thức sản xuất nàysang phương thức sản xuất khác, hình thành các hình thái kinh tế-xã hội khácnhau

Chương 2 THỰC TRẠNG LỰC LƯỢNG SẢN XUẤT CỦA CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN APATIT VIỆT NAM

2.1 Đặc điểm chung vền công ty Apatit Việt Nam

Công ty TNHH Một thành viên Apatit Việt Nam (Gọi tắt là Công ty

Apatit Việt Nam) được thành lập năm 1955, là doanh nghiệp 100% vốn Nhà

nước trực thuộc Tập đoàn Hóa chất Việt Nam, tổ chức và hoạt động theoLuật Doanh nghiệp và Điều lệ Công ty Từ năm 1955 tới nay công ty đã trảiqua nhiều lần đổi tên khác nhau:

Giai đoạn 1955- 1988: Mỏ Apatít Lào Cai

Giai đoạn 1993 - 2004: Công ty Apatit Việt Nam

Giai đoạn 2004 - tới nay: Công ty TNHH Một thành viên Apatit ViệtNam, theo quyết định số 116/2004/QĐ-TTg ngày 29/06/2004 của Thủ tướngChính phủ

Các thông tin cụ thể của công ty như sau:

Tên gọi đầy đủ: Công ty TNHH một thành viên Apatit Việt Nam

Loại hình doanh nghiệp: Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên.Tên giao dịch quốc tế: Vietnam Apatite Limited Company

Tên viết tắt là: Vinaapaco

Trụ sở chính: Đại lộ Trần Hưng Đạo, tổ 19, phường Bắc Cường, thànhphố Lào Cai, tỉnh Lào Cai

Văn phòng đại diện: Số 2, ngõ Quan Thổ 1, Quận Đống Đa, Hà Nội

2.1.1 Các sản phẩm chủ yếu và ngành nghề kinh doanh của Công ty

Trang 10

Khai thác, chế biến khoáng sản các loại (chủ yếu là khai thác và

tuyển quặng Apatit các loại bao gồm quặng 1, quặng 2, và quặng tuyển)

Sản xuất Phốt pho; phân bón và hoá chất các loại

Thi công các công trình kiến trúc, xây dựng cơ bản kỹ thuật hạ tầng, côngtrình thuỷ lợi, đường giao thông, đường sắt, công trình đường dây tải điện và trạmbiến áp đến 35 KV.Kinh doanh xăng dầu, chế biến các loại phụ gia cho SX phânbón và hoá chất cơ bản

Đào tạo CNKT; xuất nhập khẩu nguyên liệu, vật tư thiết bị phục vụ SXKD.Kinh doanh dịch vụ: Nhà khách, nhà nghỉ, thiết bị, phụ tùng, máymócnguyên vật liệu hoá chất, các loại phân bón, sử chữ cơ điện, phương tiện vậntải Cao lanh, fenspát, thạch anh, mi ca

Công ty hoạt động sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh Lào Cai trên diệntích khoảng 50km từ địa phận xã Đồng Tuyển đến huyện Bảo Thắng và thành phốLào Cai

Công ty có gần 40 ngành nghề và trên 300 loại hình Công việc khác nhau.Các đơn vị sản xuất trực tiếp hầu hết hoạt động 03 ca, theo dây truyền côngnghiệp; cơ bản thực hiện cơ giới hoá (máy móc)

Môi trường làm việc đối với công nhân SX trực tiếp, nhìn chung nặngnhọc, độc hại, tiềm ẩn nguy cơ tai nạn lao động, tai nạn thiết bị

Khu vực Phòng Ban đang thực hiện việc quản lý chất lượng theo tiêuchuẩn: ISO- 9001-2000 Công tác nghiệp vụ đang được áp dụng hệ thống tin họctrong công tác quản lý, có mạng nội bộ

Công nghệ khai thác mỏ lộ thiên Hiện nay một vài khai trường bắt đầukhai thác dưới mực nước thông thuỷ

Công nghệ sàng tuyển quặng: Sàng ly tâm (Quặng loại 1+2)

Công nghệ tuyển nổi (quăng loại 3)

Công tác vận tải: Ô tô, tàu hoả

Trang 11

Công ty đã và đang tiếp tục thực hiện cơ chế khoán sản phẩm đến tập thể,nhóm và người lao động Đặc biệt một số năm gần đây Công ty phân cấp mạnhcông tác quản lý cho đơn vị trực thuộc.

Đối với các Chi nhánh hiện nay hạch toán phụ thuộc, trên cơ sở Công tygiao khoán sản phẩm cuối cùng

Đối với các phòng, ban tham mưu, giao khoán công việc và theo kết quảcông việc

2.1.2 Cơ cấu tổ chức bộ máy và của công ty Apatit Việt Nam

Bộ máy tổ chức của công ty Apatit Việt Nam được mô tả tại sơ đồ 3.1 dướiđây Hội đồng thành viên công ty là cơ quan có thẩm quyền cao nhất của Công ty

có quyền biểu quyết các hoạt động và cơ cấu tổ chức của công ty theo quy định

về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn tại Điều lệ tổ chức và hoạt động của Công ty

Có thể thấy, bộ máy tổ chức của công ty Apatit Việt Nam khá tinh gọn, các phòngđều có những chức năng riêng biệt góp phần vào tổng thể hoạt động của công ty

Hội đồng thành viên Công ty: Gồm 05 người, trong đó 01 đ/c là ChủtịchHĐTV kiêm Bí thư Đảng ủy Công ty, 01 đ/c là Thành viên HĐTV kiêmTổnggiám đốc Công ty, 01 đ/c là cán bộ quản lý Công ty; 01 đ/c là cán bộquản lý Tậpđoàn Hóa chất Việt Nam (Hiện đang khuyết 01 thành viên HĐTV, đang đề nghị

Công đoàn Công ty

Đoàn thanh niên Công ty

Bộ máy giúp việc: Gồm 12 phòng và 01 ban:

Phòng Kỹ thuật điều độ sản xuất

Phòng Địa chất trắc địa

Trang 12

Phòng Kiểm soát chất lượng

Phòng Kế toán thống kê tài chính

Chi nhánh Tuyển Tằng Loỏng

Chi nhánh Tuyển Bắc Nhạc Sơn

Chi nhánh Tuyển Cam Đường

Chi nhánh Vận tải đường sắt

Chi nhánh Phân bón Hóa chất

Chi nhánh Bốc xúc tiêu thụ

Chi nhánh Sửa chữa cơ điện

Trường trung cấp nghề

Công ty có 2 công ty con:

Công ty CP phot pho vàng Lào Cai

Công ty CP khoáng sản hóa chất Phú Thọ

Công ty liên kết:

Công ty CP DAP 2 Vinachem

Công ty CP Đồng Tả Phời

Ngày đăng: 15/11/2021, 10:32

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 3.2: Xếp loại sức khỏe của người lao động tại công ty Apatit Việt Nam - Khóa luận tốt nghiệp lớp TCCT
Bảng 3.2 Xếp loại sức khỏe của người lao động tại công ty Apatit Việt Nam (Trang 14)
Bảng 3.3 thống kê thực trạng các nhân viên mắc bệnh nghề nghiệp tại công ty qua  các năm - Khóa luận tốt nghiệp lớp TCCT
Bảng 3.3 thống kê thực trạng các nhân viên mắc bệnh nghề nghiệp tại công ty qua các năm (Trang 15)
Bảng 3.5: Trình độ tin học đối với khối nghiệp vụ gián tiếp tại công ty Apatit Việt Nam - Khóa luận tốt nghiệp lớp TCCT
Bảng 3.5 Trình độ tin học đối với khối nghiệp vụ gián tiếp tại công ty Apatit Việt Nam (Trang 16)
Bảng 3.7: Kết quả đánh giá thực hiện công việc tại công ty Apatit Việt Nam - Khóa luận tốt nghiệp lớp TCCT
Bảng 3.7 Kết quả đánh giá thực hiện công việc tại công ty Apatit Việt Nam (Trang 18)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w