1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Khóa luận tốt nghiệp lớp TCLLCTHC

30 1,1K 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 30
Dung lượng 280 KB

Nội dung

Khóa luận tốt nghiệp lớp trung cấp lý luận chính trị hành chính: Đề tài: “Đổi mới phương pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng dạy học ở trường Tiểu học xã Chiềng Sại, huyện Bắc Yên giai đoạn hiện nay”.

Trang 1

Phần thứ nhất: LỜI NÓI ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Chúng ta đã biết, hiện nay nền kinh tế - xã hội của toàn thế giới đang pháttriển mạnh mẽ, đặc biệt là khoa học công nghệ thông tin đang vươn xa mà conngười chúng ta trước đây đã mơ tưởng đến Việt Nam chúng ta đang trong bốicảnh phát triển đó Chính vì vậy, phát triển nhân tố con người có trình độ, có trítuệ, có đủ phẩm chất và năng lực, ngang tầm với thời đại, đáp ứng yêu cầu côngnghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước, hoà nhập với điều kiện phát triển toàn cầu, tạo

ra năng suất lao động, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân

Tất cả những điều đó muốn đáp ứng được đều phụ thuộc vào giáo dục.Giáo dục - Đào tạo là đòn bẩy, thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội Đảng CộngSản Việt Nam từ khi thành lập đến nay, trong suốt quá trình lãnh đạo hơn 88 nămqua luôn coi trọng con người là động lực, là mục tiêu của sự phát triển Đặc biệt,

trong thời kỳ quá độ lên Chủ nghĩa xã hội, Đảng ta khẳng định: “Nguồn lực lớn nhất, quý báu nhất của chúng ta là con người Việt Nam, trong đó có tiềm lực trí tuệ”.

Trong những năm gần đây, Đảng ta tiếp tục khẳng định: “Giáo dục - Đào tạo là Quốc sách hàng đầu” và khẳng định mục tiêu cơ bản của giáo dục là xây

dựng con người và một thế hệ gắn bó với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa

xã hội, có đạo đức trong sáng, có ý chí kiên cường xây dựng và bảo vệ Tổ quốc,thực hiện tốt sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước, giữ gìn và pháthuy các giá trị văn hoá của dân tộc, có năng lực tiếp thu những tinh hoa văn hoácủa nhân loại, phát huy tiềm năng của dân tộc và con người Việt Nam, có ý thứccộng đồng và phát huy tính tích cực tinh thần cá nhân làm chủ tri thức khoa học,công nghệ hiện đại, có tư duy sáng tạo, có kỹ năng quản lý giỏi, có tác phongcông nghiệp và có tính tổ chức kỷ luật, có sức khoẻ, là người kế thừa sự nghiệpxây dựng Chủ nghĩa xã hội: vừa hồng vừa chuyên

Nhiệm vụ của Giáo dục - Đào tạo là tham gia phát triển con người có đủtiêu chuẩn nêu trên Chính vì lẽ đó, nhà trường là cơ sở giáo dục trực tiếp địnhhướng và hoàn thiện nhân cách cho các em thông qua hoạt động dạy học, cho nênsản phẩm của giáo dục không có “sản phẩm lỗi” Vì vậy, yêu cầu với các nhàquản lý giáo dục càng phải thận trọng trong quá trình quản lý, chỉ đạo thực hiệnnhiệm vụ

Điều chúng ta đáng quan tâm đó là: nhân cách của các em được hình thànhchủ yếu thông qua học tập và hoạt động vui chơi, trong đó hoạt động dạy học luônđược coi là trung tâm, do vậy quản lý dạy học là quản lý hàng đầu của Ban giámhiệu trong các trường tiểu học

Khi lên thăm Tây Bắc, cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng nói: “Tây Bắc là hòn ngọc ngày mai của Tổ quốc” Nhận thức được điều đó và để biến lời nói đó thành

sự thật, Đảng bộ và nhân dân các dân tộc Sơn La đã xác định rõ mục tiêu phát

triển con người thông qua hệ thống các trường phổ thông, coi đây là “ Vườn ươm

Trang 2

hạt giống đỏ của đồng bào các dân tộc Tây Bắc” Là nơi đào tạo những người

quản lý kế cận trong tương lai, những thầy giáo, cô giáo cho các bản làng vùngsâu, vùng xa, những cán bộ khoa học của các ngành kinh tế, văn hoá…đây là một

yếu tố quan trọng góp phần xây dựng vùng Tây Bắc trở thành “Hòn ngọc ngày mai của Tổ quốc”.

Điều băn khoăn, trăn trở hiện nay của các nhà quản lý là phải làm thế nào

để các trường phổ thông, trong đó có các trường tiểu học xứng đáng là vườn ươmcác hạt giống đỏ, đặc biệt là chất lượng của học sinh dân tộc ở các trường tiểu họcvùng khó khăn phải tương đồng với học sinh các trường tiểu học vùng thuận lợi

để các em có điều kiện về mặt kiến thức tiếp tục theo học các cấp học cao hơn,đáp ứng yêu cầu, niềm mong mỏi của toàn xã hội

Với trách nhiệm là người quản lý, qua thời gian học Chương trình Trung

cấp Lý luận Chính trị – Hành chính, tôi mạnh dạn nghiên cứu đề tài: “Đổi mới phương pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng dạy học ở trường Tiểu học xã Chiềng Sại, huyện Bắc Yên giai đoạn hiện nay” làm tiểu luận tốt nghiệp.

2 Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận về đổi mới, nâng cao chất lượng dạy họchiện nay trong các nhà trường; qua tìm hiểu, nghiên cứu thực trạng chất lượngcông tác giảng dạy nhiều năm qua ở trường Tiểu học xã Chiềng Sại, Bắc Yên, từ

đó tôi mạnh dạn đề xuất đổi mới một số phương pháp quản lý nhằm nâng cao chấtlượng dạy học ở trường Tiểu học xã Chiềng Sại, Bắc Yên để đáp ứng yêu cầu của

xã hội hiện nay

3 Giới hạn phạm vi nghiên cứu

- Về không gian: Công tác quản lý của trường Tiểu học xã Chiềng Sại,huyện Bắc Yên

- Về thời gian: Từ năm 2015 đến nay

4 Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp nghiên cứu tài liệu: thu thập, phân tích các tài liệu lý luận(văn bản, nghị quyết, văn kiện của Đảng …) để xây dựng cơ sở lý luận của đề tài

- Phương pháp điều tra: điều tra, thu thập các thông tin về hoạt động dạyhọc trường Tiểu học xã Chiềng Sại, Bắc Yên

- Phương pháp trò chuyện: động viên, tâm sự, khuyến khích giáo viên vàhọc sinh thi đua dạy tốt - học tốt

- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm: trên cơ sở kinh nghiệm làm công tácquản lý chuyên môn đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động dạy - học ở trườngTiểu học xã Chiềng Sại

Trang 3

- Phương pháp toán học: để xử lý các kết quả thu được từ các phương pháptrên.

5 Kết cấu đề tài

Ngoài phần mục lục, danh mục tài liệu tham khảo, kết cấu của đề tài gồm

ba phần: Mở đầu; nội dung; kiến nghị, kết luận với tổng số 30 trang

Phần thứ hai: NỘI DUNG

Trang 4

I CƠ SỞ LÝ LUẬN, CƠ SỞ THỰC TIỄN

1 Cơ sở lý luận

1.1 Một số khái niệm liên quan

a) Khái niệm về quản lý

Là quá trình lập kế hoạch, tổ chức, lãnh đạo và kiểm tra công việc của cácthành viên của tổ chức, và sử dụng tất cả các nguồn lực sẵn có của tổ chức để đạtđược mục tiêu của tổ chức

Quản lý là sự tác động chỉ huy, điều khiển, hướng dẫn các quá trình xã hội

và hành vi hoạt động của con người nhằm đạt tới mục đích đã đề ra Sự tác độngcủa quản lý phải bằng cách nào đó để người bị quản lý luôn hồ hởi, phấn khởi,đem hết năng lực và trí tuệ để sáng tạo ra lợi ích cho bản thân, cho tổ chức và cho

xã hội

Quản lý là loại lao động để điều khiển lao động, do đó quản lý vừa là mộtkhoa học, vừa là một nghệ thuật Chính vì vậy, trong quá trình hoạt động, ngườiquản lý phải hết sức linh hoạt, sáng tạo để chỉ đạo hoạt động của tổ chức đi tớiđích mong muốn

b) Khái niệm về hoạt động dạy học

Dạy học là một bộ phận của quá trình tổng thể giáo dục nhân cách, là quátrình tác động qua lại giữa thầy và trò nhằm truyền thụ và lĩnh hội tri thức khoahọc, kinh nghiệm xã hội, kỹ năng, kỹ xảo, hoạt động nhận thức thực tiễn, trên cơ

sở đó hình thành thế giới quan, phát triển năng lực sáng tạo và xây dựng các phẩmchất của cá nhân người học

Học là một hoạt động trong đó học sinh là chủ thể, khái niệm khoa học làđối tượng chiếm lĩnh Học là quá trình tự giác, tích cực, tự chiếm lĩnh tri thứcdưới sự điều khiển sư phạm của giáo viên

Học có hai chức năng thống nhất với nhau: lĩnh hội và tự chiếm lĩnh Lĩnhhội là tiếp thu thông tin dạy của thầy, của sách giáo khoa…và tự điều khiển, tíchcực, tự chiếm lĩnh tri thức của bản thân

Dạy là sự điều khiển tối ưu hoá quá trình dạy học của học sinh để hìnhthành và phát triển nhân cách cho học sinh Nếu học nhằm mục đích chiếm lĩnhkhái niệm khoa học thì dạy lại có mục đích là sự điều khiển việc học tập Dạy cóhai chức năng thường xuyên tương tác với nhau, thâm nhập vào nhau là truyền đạtthông tin dạy học và điều khiển thông tin, hoạt động dạy học

Tóm lại: Hoạt động dạy học là một quá trình trong đó dưới tác động chủ

đạo (tổ chức, điều khiển, lãnh đạo) của thầy, học sinh tự giác, tích cực tổ chức tựđiều khiển hoạt động nhận thức nhằm thực hiện tốt các nhiệm vụ dạy học

c) Quản lý hoạt động dạy học

Quản lý hoạt động dạy học chính là điều khiển quá trình dạy học, làm choquá trình đó được vận hành một cách có kế hoạch, có tổ chức và được chỉ đạo,

Trang 5

kiểm tra, giám sát thường xuyên nhằm từng bước hướng về thực hiện mục đích,nhiệm vụ dạy và học đã đặt ra.

Các yếu tố cấu thành của quá trình dạy học: Các yếu tố cấu thành của quátrình dạy học là các yếu tố có quan hệ trực tiếp đến hoạt động phát triển nhân cáchhọc sinh bao gồm: mục tiêu đào tạo, nội dung dạy học, phương pháp dạy học,hình thức tổ chức dạy học, phương tiện dạy học, giáo viên và học sinh, trong đógiáo viên là yếu tố chủ đạo và học sinh là yếu tố trung tâm của quá trình dạy học

và cuối cùng là kết quả dạy học

Đối tượng của quản lý quá trình dạy học trong nhà trường là sự hoạt độngcủa giáo viên, học sinh và các tổ chức sư phạm của nhà trường trong việc thựchiện các kế hoạch và chương trình đào tạo nhằm đạt được mục tiêu đã quy định

1.2 Vai trò của quản lý đối với quá trình dạy học

Hoạt động dạy học ở nhà trường phổ thông giữ vị trí trung tâm bởi nóchiếm hầu hết thời gian, khối lượng công việc của thầy và trò trong một năm học;

nó làm nền tảng quan trọng để thực hiện thành công mục tiêu giáo dục toàn diệncủa nhà trường phổ thông; nó kết quả đào tạo của nhà trường

Hoạt động dạy học còn là hoạt động đặc thù của nhà trường phổ thông, nóđược quy định bởi đặc thù lao động sư phạm của người giáo viên Vì vậy nó cũngquy định tính đặc thù của công tác quản lý nhà trường nói chung và quản lý hoạtđộng dạy học nói riêng

Người quản lý phải nhận thức đúng vị trí, vai trò quan trọng và tính đặc thùcủa hoạt động dạy học để có những biện pháp quản lý khoa học, sáng tạo nhằmnâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường

Công tác quản lý hoạt động dạy học giữ vai trò quan trọng trong công tácquản lý nhà trường ở các bậc học nói chung và cấp tiểu học nói riêng Mục tiêuquản lý chất lượng đào tạo nền tảng, là cơ sở để nhà quản lý xác định các mụctiêu quản lý khác trong hệ thống mục tiêu quản lý nhà trường

Quản lý hoạt động dạy học là nhiệm vụ trọng tâm của nhà quản lý Xuấtphát từ vị trí quan trọng của hoạt động dạy học, cán bộ quản lý phải dành nhiềuthời gian và công sức cho công tác quản lý hoạt động dạy học nhằm ngày càngnâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của

Trang 6

- Giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, là sự nghiệp của Đảng, Nhànước và của toàn dân Đầu tư cho giáo dục là đầu tư phát triển, được ưu tiên đitrước trong các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội.

- Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo là đổi mới những vấn đềlớn, cốt lõi, cấp thiết, từ quan điểm, tư tưởng chỉ đạo đến mục tiêu, nội dung,phương pháp, cơ chế, chính sách, điều kiện bảo đảm thực hiện; đổi mới từ sự lãnhđạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước đến hoạt động quản trị của các cơ sở giáodục-đào tạo và việc tham gia của gia đình, cộng đồng, xã hội và bản thân ngườihọc; đổi mới ở tất cả các bậc học, ngành học

- Phát triển giáo dục và đào tạo là nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồidưỡng nhân tài Chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thứcsang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học Học đi đôi với hành;

lý luận gắn với thực tiễn; giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình vàgiáo dục xã hội

- Phát triển giáo dục và đào tạo phải gắn với nhu cầu phát triển kinh tế-xãhội và bảo vệ Tổ quốc; với tiến bộ khoa học và công nghệ; phù hợp quy luậtkhách quan Chuyển phát triển giáo dục và đào tạo từ chủ yếu theo số lượng sangchú trọng chất lượng và hiệu quả, đồng thời đáp ứng yêu cầu số lượng

- Đổi mới hệ thống giáo dục theo hướng mở, linh hoạt, liên thông giữa cácbậc học, trình độ và giữa các phương thức giáo dục, đào tạo Chuẩn hóa, hiện đạihóa giáo dục và đào tạo

- Chủ động phát huy mặt tích cực, hạn chế mặt tiêu cực của cơ chế thịtrường, bảo đảm định hướng xã hội chủ nghĩa trong phát triển giáo dục và đàotạo Phát triển hài hòa, hỗ trợ giữa giáo dục công lập và ngoài công lập, giữa cácvùng, miền Ưu tiên đầu tư phát triển giáo dục và đào tạo đối với các vùng đặcbiệt khó khăn, vùng dân tộc thiểu số, biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa và cácđối tượng chính sách Thực hiện dân chủ hóa, xã hội hóa giáo dục và đào tạo

- Chủ động, tích cực hội nhập quốc tế để phát triển giáo dục và đào tạo,đồng thời giáo dục và đào tạo phải đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế để phát triểnđất nước

2 Cơ sở thực tiễn

Đất nước ta đang ở thế kỷ XXI, thế kỷ của sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa, là định hướng chiến lược cho đất nước bước vào thế kỷ mới Đây làmột định hướng đúng đắn, phù hợp với yêu cầu bức xúc của thời đại đổi mới, mộtthời đại mà trí tuệ con người được xem là tài sản quý báu để tạo nên mặt bằng cao

-về dân trí Trong đó, giáo dục đóng vai trò quan trọng để thực hiện mục tiêu chiếnlược phát triển quốc gia

Trong quá trình thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI vềđổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đa số giáo viên đã lĩnh hội tươngđối đầy đủ tinh thần của cuộc cải cách này và đã triển khai đổi mới phương pháp

Trang 7

dạy học theo hướng lấy học sinh là trung tâm Tuy nhiên, một bộ phận giáo viên ởnhững vùng khó khăn như các tỉnh miền núi, vùng cao, vùng sâu, vùng xa, biêngiới còn bất cập về trình độ chuyên môn Vì thế, chất lượng dạy và học ở cáctrường tiểu học nói chung thường là thấp hơn so với các trường cùng cấp ở vùngthị trấn, thị xã, miền xuôi Và trường Tiểu học xã Chiềng Sại cũng là ngôi trườngcòn tồn tại những bất cập đó.

Bậc Tiểu học là nền tảng của sự nghiệp giáo dục có tầm quan trọng đặc biệt,giúp học sinh bắt đầu lĩnh hội tri thức và các tinh hoa văn hóa của dân tộc, nhữngkinh nghiệm của thế hệ đi trước tích lũy được, để các em có đủ điều kiện pháttriển hơn về đức, trí, thể, mỹ và cùng nhà trường thực hiện tốt nhiệm vụ của mìnhtrong thời gian học dưới mái trường Tiểu học

Công tác dạy và học của các nhà trường được coi là nhiệm vụ trọng tâmtrong công tác giáo dục của nhà trường Là cán bộ quản lý của nhà trường cần làmtốt công tác quản lý bồi dưỡng chuyên môn cho đội ngũ giáo viên nhà trường để

họ có chất lượng dạy cao hơn, đạt kết quả tốt hơn

Nhiệm vụ của Giáo dục - Đào tạo là tham gia phát triển con người pháttriển một cách toàn diện về đức, trí, thể, mĩ Đó cũng là phương châm trong quátrình giảng dạy của các nhà trường Vì vậy, yêu cầu với các nhà quản lý giáo dụccàng phải thận trọng trong quá trình quản lý, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ

Trong những năm gần đây, ngành Giáo dục và Đào tạo huyện Bắc Yên luônthực hiện tốt các văn bản quy định, hướng dẫn của ngành, của Sở Công tác quản

lý hoạt động dạy học của các trường trên địa bàn huyện nói chung và đối với khốitrường tiểu học nói riêng đã đạt được những kết quả đáng kể như: nề nếp chuyênmôn được chấp hành nghiêm túc, tỷ lệ học sinh năng khiếu tăng lên qua các nămhọc, tỷ lệ giáo viên dạy giỏi cấp huyện, tỉnh cũng tăng lên về số lượng và chấtlượng, cơ sở vật chất ngày một đầu tư tốt hơn … Bên cạnh đó vẫn còn có một sốhạn chế nhất định như: Chất lượng giáo dục của toàn huyện vẫn còn thấp so vớicác huyện khác trong tỉnh, chất lượng, năng lực đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viênchưa đồng đều giữa các trường, cơ sở vật chất đầu tư chưa đồng bộ, …

Thực tế trường Tiểu học xã Chiềng Sại là ngôi trường vùng III của huyệnBắc Yên, tỉnh Sơn La còn rất nhiều hạn chế về chuyên môn như: Chất lượng giáodục của nhà trường thấp, Học sinh có năng khiếu học tập các môn học còn ít, tỉ lệhọc sinh đạt giải trong các kỳ thi giao lưu từ cấp huyện trở lên còn chiếm tỉ lệthấp; Chất lượng đội ngũ cán bộ, giáo viên: năng lực chuyên môn và chất lượngcác giờ lên lớp không đồng đều, việc phát huy trí tuệ tập thể còn hạn chế; phươngpháp dạy học nhìn chung chậm được cải tiến theo xu hướng hiện đại; Cán bộ quản

lý nhà trường còn hạn chế về kinh nghiệm quản lý; Cơ sở vật chất chưa đáp ứngđược nhu cầu học tập và sinh hoạt của cán bộ, giáo viên và học sinh Chưa có đủ

đồ dùng, trang thiết bị dạy học; Kinh phí hoạt động của trường còn hạn hẹp nêngặp không ít khó khăn trong việc tổ chức các hoạt động nghiệp vụ thường xuyên,tham quan học tập, cho giáo viên đi học nâng cao trình độ, tăng cường cơ sở vậtchất và thiết bị dạy học

Trang 8

Trước thực tế đó, là một người trực tiếp quản lý công tác chuyên môn củanhà trường, bản thân tôi luôn trăn trở suy nghĩ phải làm gì? Và làm như thế nào đểnâng cao chất lượng dạy học của nhà trường Với nhận thức và lý do trên, tôi đã

chọn vấn đề "Đổi mới phương pháp quản lý nâng cao chất lượng dạy học ở

trường tiểu học xã Chiềng Sại, Bắc Yên giai đoạn hiện nay" để nghiên cứu.

II THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC XÃ CHIỀNG SẠI, HUYỆN BẮC YÊN

1 Đặc điểm tình hình

1.1 Khái quát về địa phương

Xã Chiềng Sại nằm ven bờ của lòng hồ sông Đà, cách trung tâm huyện BắcYên khoảng 50 km, phía bắc giáp xã Đá Đỏ huyện Phù Yên, xã Song Pe huyệnBắc Yên, phía nam giáp xã Mường Lựm huyện Yên Châu, phía đông giáp xã TânHợp, Tân Lập huyện Mộc Châu, phía tây giáp xã Phiêng Côn và xã Tạ Khoahuyện Bắc Yên

Số hộ nghèo của toàn xã là 164 hộ chiếm 20,9% đời sống thu nhập củangười dân hầu hết chỉ dựa vào cây nông nghiệp ngắn ngày và chăn nuôi gia súc,gia cầm, giao thông đi lại giữa các bản còn rất nhiều khó khăn Kinh tế xã hội đã

có sự chuyển biến nhưng còn chậm

Một số bản vùng cao kinh tế chưa ổn định, nhận thức về công tác phát triểngiáo dục còn hạn chế, sự quan tâm chăm lo cho con em trong học tập chưa tốt

Phong tục tập quán của một số hộ dân còn nhiều lạc hậu, học sinh dân tộcthiểu số chưa có ý thức tự giác trong học tập hay nghỉ, bỏ học Nên ảnh hưởngnhiều đến chất lượng dạy và học

1.2 Tình hình nhà trường

Trường tiểu học xã Chiềng Sại có 9 điểm trường, đặt tại 8 bản và 1 nhómbản Điểm trường chính được xây dựng tại bản Nà Dòn, trung tâm xã Chiềng Sại.Với tổng số 38 người làm việc trong Nhà trường, trong đó: Ban giám hiệu:03; Giáo viên đứng lớp: 33; Nhân viên: 02 Trình độ đào tạo: Đại học: 8; Caođẳng: 14; Trung cấp: 11

Tổng số lớp: 28 lớp Trong đó: Lớp đơn: 24 lớp; Lớp ghép hai nhóm trìnhđộ: 04 lớp Tổng số học sinh: 428 em

Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, Nhà trường luôn nhận được sự quantâm sát sao của Thường trực huyện uỷ, Hội đồng Nhân dân, Ủy ban Nhân dânhuyện, xã và đặc biệt là sự quan tâm chỉ đạo của Phòng Giáo dục và Đào tạo nên

cơ sở hạ tầng của trường đang dần được đầu tư xây dựng đảm bảo cho hoạt độngdạy - học Cơ cấu tổ chức, lực lượng cán bộ, giáo viên tương đối đầy đủ, đội ngũgiáo viên trẻ, có sức khoẻ, có lập trường tư tưởng chính trị vững vàng, kiên địnhmục tiêu lý tưởng độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội; thực hiện tốt chủtrương, đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước

Trang 9

Bên cạnh đó, là trường nằm trên xã vùng III cơ sở vật chất phục vụ cho việcdạy và học còn gặp nhiều khó khăn, thiếu thốn, khuôn viên nhà trường, sân chơibãi tập thiếu và không đảm bảo; 100% học sinh nhà trường là người dân tộc thiểu

số, còn nhiều bất cập trong học tập cũng như sinh hoạt, giao tiếp, ứng xử; một sốgiáo viên năng lực chuyên môn còn hạn chế, ý thức tự học, tự bồi dưỡng chưacao, chất lượng chuyên môn còn hạn chế Giao thông đi lại giữa các bản còn gặpnhiều khó khăn

Tất cả những điều đó đã ảnh hưởng trực tiếp đến nhà trường, do vậy vấn đềđặt ra cho người quản lý là phải suy nghĩ, tìm ra bài toán trên đạt hiệu quả cho nênBan giám hiệu phải luôn đổi mới công tác quản lý dạy học hơn nữa, công táckiểm tra, giám sát của Ban giám hiệu phải thường xuyên để điều chỉnh cho phùhợp với yêu cầu, mục tiêu của nhà trường

2 Thực trạng hoạt động quản lý tại trường Tiểu học xã Chiềng Sại, huyện Bắc Yên

2.1 Khái quát về động quản lý tại trường Tiểu học xã Chiềng Sại, huyện Bắc Yên

a) Về quản lý đội ngũ giáo viên và hoạt động dạy học của giáo viên

* Về quản lý đội ngũ giáo viên

Nhằm làm rõ thực trạng hoạt động dạy của giáo viên, trước hết tôi điềutra và khảo sát tình hình đội ngũ giáo viên của nhà trường trong 3 năm vừa qua,theo bảng thống kê dưới đây:

Bảng 2.1 Tình hình đội ngũ cán bộ giáo viên, nhân viên

trường tiểu học xã Chiềng Sại, Bắc Yên

Trung cấp

9 + 3

Trung cấp12+2

Caođẳng

Đạihọc

độ trung cấp 9+3 còn 2 giáo viên, đây là đội ngũ các thầy cô giáo đã có thâmniên công tác cao, việc hoàn thiện chương trình nâng cao là rất khó, điều nàycũng ảnh hưởng không nhỏ tới sự phân công giảng dạy của các nhà trường Số

Trang 10

giáo viên sau khi học nâng cao trình độ có xu hướng chuyển về trường thuậnlợi còn nhiều, từ năm học 2015-2016 đến năm học 2017-2018 số giáo viên nàychuyển đi là 4 giáo viên, điều này cho thấy một bộ phận các thầy cô chưa thực

sự yên tâm công tác, cống hiến tại trường, điều này có ảnh hưởng nhất định đếnchất lượng giáo dục của nhà trường

Bảng 2.2 Cơ cấu độ tuổi và thâm niên giảng dạy của giáo viên

trường Tiểu học xã Chiềng Sại năm 2017 - 2018

<= 30 30-40 41-50 51-60 <= 5 năm năm 6-10 11-15 năm 16-20 năm >=20 năm

SL % SL % SL % SL % SL % SL % SL % SL % SL %

Nhận xét: Qua kết quả điều tra bảng 2 cho thấy, độ tuổi và thâm niêngiảng dạy là đại lượng tỉ lệ thuận, có thể chia ra về cơ cấu độ tuổi theo hainhóm chính:

+ Nhóm giáo viên có tuổi nghề cao, thâm niên công tác nhiều năm (Giáoviên 41-60 tuổi chiếm 26%) Nhóm này có mặt mạnh là có nhiều kinh nghiệmgiảng dạy, có phương pháp giảng dạy được tích lũy nhiều năm Tuy nhiên chưađược đào tạo cao về trình độ sư phạm, ít tiếp cận được công nghệ thông tin, đổimới phương pháp dạy học chậm, thích nghi chậm yêu cầu về đổi mới phươngpháp dạy học trong giai đoạn hiện nay Một bộ phận giáo viên có tuổi nghề cao,sắp nghỉ hưu, sức khỏe hạn chế, không tiếp cận được các hoạt động tập thể,chuyên đề

+ Nhóm giáo viên trẻ, có tuổi nghề dưới 10 năm (chiếm 16%), tuy đượcđào tạo bài bản, có trình độ cao, hiểu biết về ngoại ngữ, tin học, thích nghinhanh với điều kiện dạy học mới Song kinh nghiệm dạy học còn ít, nhóm nàycòn ở dạng tiềm năng

* Về quản lý hoạt động dạy học

Từ các năm học trước, việc phân công chuyên môn đầu năm học của Bangiám hiệu nhà trường đã quan tâm đặc biệt tới năng lực chuyên môn trong côngtác giảng dạy, bồi dưỡng học sinh giỏi, … của giáo viên và ưu tiên những giáoviên có năng lực chuyên môn vững, có khả năng hoàn thành tốt công việc đượcgiao, phân công giảng dạy các lớp mũi nhọn Tuy nhiên, việc phân công giảngdạy còn được dựa trên những căn cứ: Trình độ đào tạo, đặc điểm mỗi lớp, thâmniên giảng dạy và nguyện vọng cá nhân giáo viên và giáo viên chủ nhiệm lớp;Phân công giảng dạy theo nguyện vọng của học sinh, thâm niên công tác chưa

Trang 11

được thực sự quan tâm, điều đó chứng tỏ trình độ chuyên môn, nghiệp vụ sưphạm của giáo viên trong trường chưa thực sự đồng đều, có những giáo viênchưa đáp ứng được nhiệm vụ dạy học trong giai đoạn hiện nay.

Phần lớn nhà trường đều tạo điều kiện phân công giáo viên được dạy từlớp 1 đến lớp 5 Tuy nhiên cá biệt còn các trường hợp có năng lực hạn chế, tuổicao không thể dạy các khối lớp cuối cấp do không đáp ứng được khối lượngkiến thức các lớp trên

Việc phân công giảng dạy của Ban giám hiệu căn cứ vào sự đề xuất,tham mưu của các tổ trưởng chuyên môn, có khi tham khảo ý kiến giáo viênchủ nhiệm và những kiến nghị của cha mẹ học sinh Việc sử dụng cán bộ giáoviên theo năng lực, trình độ đào tạo được kết hợp với điều kiện, hoàn cảnh vànguyện vọng của cá nhân vừa phát huy được năng lực chuyên môn, vừa tạođiều kiện để giáo viên yên tâm, hết lòng phục vụ nhà trường, cống hiến cả tài

và tâm cho học sinh Nhìn chung đa số giáo viên đánh giá việc phân công củaBan giám hiệu nhà trường là khá phù hợp và có tính hiệu quả Song vẫn cónhững trường hợp bị bất cập: Một số giáo viên còn trẻ tuổi vừa ra trường đượcphân công chủ nhiệm các lớp chưa đáp ứng được yêu cầu, thậm chí gây khókhăn nhất định cho công tác chuyên môn của nhà trường Có những giáo viên

có trình độ chuyên môn hạn chế, chưa đảm bảo được việc giảng dạy theo đổimới phương pháp, điều đó khiến nhiều phụ huynh học sinh kiến nghị với lãnhđạo nhà trường xin thay giáo viên khác Trong khi đó có nhiều giáo viên có khảnăng hơn, được đánh giá thông qua chất lượng dạy học, sự tiến bộ của học sinhhàng năm, nhưng chưa được Ban giám hiệu nhìn nhận, động viên đúng mức.Đây chính là một hạn chế trong việc sử dụng, bố trí đội ngũ giáo viên nhàtrường

* Về việc sử dụng và bồi dưỡng đội ngũ giáo viên

Việc xây dựng kế hoạch bồi dưỡng giáo viên của nhà trường nhằm nângcao trình độ cho đội ngũ giáo viên đã hết sức được coi trọng Hàng năm Bangiám hiệu đã tạo điều kiện cho giáo viên nhà trường đi học nâng cao trình độchuyên môn nghiệp vụ, thông qua các lớp đại học vừa học vừa làm tổ chức vàocác dịp hè

Kết quả qua trao đổi với giáo viên trong nhà trường, việc bồi dưỡngphương pháp giảng dạy và năng lực sư phạm cho giáo viên là rất quan trọng.Bởi lẽ đối với các thầy cô giáo đang công tác ở vùng đặc biệt khó khăn, việctiếp cận thông tin đại chúng, báo chí, mạng internet là rất hạn chế Các trang bị

kỹ thuật hiện đại, đầu tư cơ sở vật chất phục vụ cho việc giảng dạy còn rấtthiếu thốn Vì vậy, việc mai một kiến thức qua các năm là điều khó tránh khỏikhi công tác tại vùng đặc biệt khó khăn, nếu không thường xuyên được bồidưỡng, cập nhật kiến thức Hiện nay ở trường tiểu học xã Chiềng Sại, Bắc Yên

bộ phận các thầy cô giáo viên có độ tuổi cao còn chiếm tỷ lệ cao, chủ yếugiảng dạy theo phương pháp cũ: Đọc chép, chậm cải tiến phương pháp giảngdạy, có tâm lý “ngại thay đổi”, chưa bắt kịp với yêu cầu giáo dục và sự phát

Trang 12

triển của giới trẻ hiện nay Đặc biệt là với việc áp dụng công nghệ thông tinvào quá trình dạy học, đối với các thầy cô đã có tuổi cao là hết sức khó khăn.Điều này gây những khó khăn không nhỏ trong quá trình quản lý hoạt động dạyhọc theo tinh thần đổi mới phương pháp hiện nay của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Một bộ phận nhỏ giáo viên trẻ vừa được tuyển vào trường tuy kiến thứcđược đào tạo khá cơ bản, mức độ nắm bắt công nghệ dạy học mới khá nhanh,song kinh nghiệm giảng dạy còn ít, hoặc một số giáo viên còn chưa yên tâmcông tác, được tuyển vào biên chế chỉ một vài năm lại chuyển về vùng thuậnlợi, nên hiệu quả giảng dạy còn chưa cao

Tổng số giáo viên trong biên chế hiện nay ở trường Tiểu học xã ChiềngSại chưa thực sự ổn định, do vậy việc cử giáo viên đi học các lớp nâng caotrình độ, đào tạo đại học vv, giáo viên vừa đi học vừa tham gia giảng dạy nêncũng gây ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng giảng dạy và việc bố trí thờikhóa biểu trong các nhà trường

Trình độ, năng lực, sự tâm huyết nghề nghiệp của giáo viên quyết địnhlớn đến chất lượng giáo dục toàn diện của nhà trường, đối với giáo viên tiểuhọc thì những yêu cầu đó cần đòi hỏi cao hơn Có nhiều hình thức bồi dưỡnggiáo viên: Qua đào tạo dài hạn (đào tạo đại học, cao học), ngắn hạn (bồi dưỡngtheo chuyên đề); cũng có thể thông qua các hội thảo về đổi mới phương phápdạy học, dự giờ rút kinh nghiệm, thông qua bản thân mỗi giáo viên tự học, tựbồi dưỡng nâng cao trình độ vv Những biện pháp này thực tế đã được tổ chức

ở trường Tiểu học Chiềng Sại, song còn ít và hiệu quả chưa cao Nguyên nhânchủ yếu vẫn là do sự quan tâm chỉ đạo của đội ngũ cán bộ quản lý chưa thực sựsát sao, chưa đồng bộ, nhiều khi còn nặng về hình thức, thậm chí chỉ vì nhiệm

vụ, không mang tính chủ động, không có kế hoạch chiến lược dài hạn

Đối với công tác bồi dưỡng giáo viên, nhà trường đã động viên, khích lệphong trào tự học, tự bồi dưỡng Có chính sách ưu tiên cho những giáo viên cótinh thần tự học tự bồi dưỡng cao Như: Hỗ trợ kinh phí đi học, tạo điều kiện

về thời gian, động viên tinh thần, có chính sách động viên kịp thời, giao côngviệc tốt hơn khi hoàn thành việc học tập Bên cạnh đó một số giáo viên có sức ìlớn, không tích cực và chưa có thái độ học tập tích cực nâng cao trình độ, kiếnthức ngày càng mai một Do việc kiểm tra, đánh giá kết quả hàng năm đối vớigiáo viên chưa thường xuyên nên việc tự học, tự bồi dưỡng trong đội ngũ giáoviên chưa cao

* Về quản lý việc lập kế hoạch giảng dạy của giáo viên

Chương trình giảng dạy tiểu học là văn bản pháp quy có tính thống nhấttrên cả nước do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Chương trình giảng dạy quyđịnh rõ vị trí, mục tiêu, phạm vi và nội dung từng môn học, quy định số tiếttương ứng cho từng môn học, cụ thể cho từng bài, từng tiết học Kế hoạch dạyhọc là sự cụ thể hóa chương trình dạy học, quy định về trình tự nội dung mônhọc, cụ thể tới từng chương và kế hoạch thực hiện từng nội dung đó Đây làcăn cứ để giáo viên tiến hành tổ chức hoạt động dạy học

Trang 13

Kế hoạch dạy học quy định nội dung, phương pháp, hình thức tổ chứcgiảng dạy, thời lượng dạy học từng môn Đây là yêu cầu bắt buộc đối với giáoviên tiểu học, là một trong những hồ sơ chuyên môn của giáo viên trong từngnăm học Giáo viên dựa vào chương trình dạy học, kế hoạch dạy học để thựcthi hoạt động dạy học Vì vậy, muốn đảm bảo được tiến độ thực hiện chươngtrình có hiệu quả, trước hết cần quản lý tốt việc lập kế hoạch của giáo viên.Việc lập kế hoạch dạy học ngay từ đầu năm học, thông qua kế hoạch, cán bộquản lý nhà trường ký duyệt kế hoạch đây là một khâu rất quan trọng không thểcoi nhẹ Sau khi kế hoạch được phê duyệt các khối trưởng chuyên môn giámsát việc thực thi kế hoạch, kiểm tra mức độ hoàn thành, kết quả, từ đó có nhữngbiện pháp bổ sung điều chỉnh kịp thời cho năm học sau.

Cán bộ quản lý, giáo viên nhà trường đều thống nhất cao, cho rằng việcquy định cụ thể về thực hiện kế hoạch, chương trình giảng dạy, tổ chuyên mônthường xuyên kiểm tra việc thực hiện kế hoạch, chương trình giảng dạy củagiáo viên là hết sức cần thiết Các tổ chuyên môn chi tiết hóa chương trình,giáo viên lập kế hoạch cụ thể giảng dạy cho từng khối lớp được phân công.Chương trình của Bộ Giáo dục và Đào tạo đã cụ thể cho từng môn học, chi tiếttới từng bài dạy, yêu cầu các Sở, Phòng Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo giáo viênthực hiện nghiêm túc, không được cắt xén, dồn ép chương trình hoặc dạy sailệch chương trình quy định Căn cứ vào phân phối chương trình Ban giám hiệunhà trường đôn đốc, theo dõi, giám sát việc thực hiện chương trình của giáoviên ở các khối chuyên môn Dựa vào phân phối chương trình của Bộ, các tổkhối chuyên môn lập kế hoạch giảng dạy, báo cáo kết quả thực hiện hàngtháng, từng học kỳ và cả năm học

Phần lớn việc theo dõi thực hiện kế hoạch của giáo viên thông qua hồ sơ

kế hoạch đã được duyệt của giáo viên, hoặc thông qua kiểm tra sổ báo giảnghang tuần, hàng tháng, quý

Trong các buổi giao ban đầu tuần, sinh hoạt chuyên môn theo tổ khối,Ban giám hiệu nhà trường đều có báo cáo phản hồi từ các tổ khối về tiến độthực hiện chương trình, điều chỉnh kịp thời, bố trí dạy bù các tiết chưa hoànthành chương trình do nhiều lý do khác nhau

Để quản lý tốt việc thực hiện chương trình và kế hoạch giảng dạy củagiáo viên, nhất thiết Ban giám hiệu nhà trường đã sự quan tâm thích đáng kếthợp sử dụng nhiều biện pháp phù hợp, sử dụng nhiều kênh thông tin để cóthông tin phản hồi chính xác, từ đó có sự điều chỉnh kịp thời Quá đó đã khắcphục được tình trạng giáo viên thực hiện theo đúng kế hoạch dạy học đã đề ra,chất lượng dạy học từng bước được nâng cao

* Về quản lý bài soạn của giáo viên

Trường Tiểu học Chiềng Sại rất chú trọng đến công tác soạn bài củagiáo viên và đã có nhiều biện pháp quản lý việc soạn bài của giáo viên trướckhi lên lớp

Trang 14

Cán bộ quản lý và giáo viên đều cho rằng nên có quy định cụ thể, thốngnhất mẫu giáo án trong toàn huyện, điều này là một thuận lợi lớn cho cán bộquản lý trong công tác kiểm tra hồ sơ của giáo viên trong trường tiểu họcChiềng Sại nói riêng và trong các trường tiểu học nói chung Việc kiểm tra giáo

án từng tuần, tổ khối trưởng ký duyệt, kiểm tra đột xuất bài soạn của giáo viêncũng được Ban giám hiệu, giáo viên cho rằng rất cần thiết để quản lý bài soạncủa giáo viên trước khi lên lớp Việc tổ khối chuyên môn tổ chức kiểm tra chéogiáo án giữa các giáo viên là một biện pháp có hiệu quả cao trong quá trìnhthực hiện, tuy nhiên lại không được sự nhìn nhận thích đáng của đội ngũ giáoviên tham gia giảng dạy

Việc thống nhất mẫu giáo án trong các trường tiểu học nói chung đangđược thực hiện tốt tại nhà trường, đây là một điều thuận lợi cho công tác quản

lý, lấy đó làm căn cứ pháp lý để đánh giá, kiểm tra hồ sơ giáo viên Nhà trường

đã áp dụng biện pháp trong tổ khối chuyên môn tổ chức kiểm tra chéo giáo ángiữa các giáo viên hiện đang được nhà trường thực hiện, biện pháp này có ưuđiểm tốn ít thời gian cho người quản lý, các giáo viên cùng bộ môn khi kiểmtra chéo sẽ phát hiện được lỗi trong các giáo án và yêu cầu sửa kịp thời, đây làmột trong những điểm mạnh trong việc quản lý nề nếp soạn bài của giáo viên

Thực tế tại trường Tiểu học Chiềng Sại, cán bộ quản lý, giáo viên nhậnthức rõ tầm quan trọng của việc soạn bài trước khi lên lớp; quy định rõ ràng vềngày soạn, ngày giảng, các bước soạn giáo án, phương tiện, đồ dùng sử dụngtrong tiết dạy đó phải được thể hiện rõ trong bài soạn Ban giám hiệu nhàtrường thường xuyên quán triệt các giáo viên bắt buộc phải có bài soạn trướckhi lên lớp, tránh tình trạng “dạy chay” Các tổ khối chuyên môn thống nhấtcách soạn cho từng tiết học, hướng dẫn giáo viên mới nhận công tác các soạnbài theo mẫu quy định

Giáo án là bản thiết kế cơ bản cho bài dạy Trong đó thể hiện đầy đủ cácbước lên lớp: Tổ chức lớp, kiểm tra sự chuẩn bị bài của học sinh, bài mới, củng

cố, hướng dẫn học ở nhà và chuẩn bị bài tiếp theo Nội dung bài giảng đượctrình bày đảm bảo tính khoa học, chính xác về kiến thức, phân phối thời gianhợp lý cho từng phần Đặc biệt giáo án phải thể hiện rõ phương pháp dạy học,

đồ dùng dạy học sử dụng trong tiết dạy và được tổ trưởng chuyên môn kýduyệt (theo từng tuần)

Các quy định trên được giáo viên thực hiện hàng ngày lên lớp Ban giámhiệu thường xuyên đôn đốc, nhắc nhở Mỗi tháng một lần các tổ chuyên môncho kiểm tra chéo giáo án giữa các giáo viên trong từng tổ bộ môn, nhắc nhở

bổ sung những thiếu sót, khuyết điểm Bên cạnh đó Ban giám hiệu thườngxuyên kiểm tra đột xuất giáo án của giáo viên trước giờ lên lớp hoặc trong khigiáo viên đang lên lớp Phòng Giáo dục và Đào tạo kiểm tra toàn diện, độtxuất Những biện pháp trên đã có tác dụng tốt, nhắc nhở để giáo viên cáctrường hoàn thành tốt nhiệm vụ hơn

* Việc quản lý giờ dạy trên lớp của giáo viên

Trang 15

Quản lý giờ lên lớp của giáo viên có tầm quan trọng đặc biệt Nó tácđộng trực tiếp đến kết quả giảng dạy, học tập của thầy và trò, đến chất lượnggiáo dục của nhà trường Chất lượng hiệu quả giáo dục, công tác giảng dạyđược thể hiện ở giờ lên lớp của giáo viên, vì vậy người quản lý nhà trường phải

có biện pháp quản lý phối hợp để đảm bảo nguyên tắc chất lượng và hiệu quả

Nề nếp, quy chế chuyên môn đang được nhà trường thực hiện đảm bảo,điều này tạo thành thói quen cho giáo viên khi đến trường, thực hiện tốt giờ ravào lớp, soạn bài đầy đủ trước khi đến lớp, thực hiện bài giảng trên lớp nghiêmtúc, đúng thời gian tiết học quy định, các giáo viên đều nắm chắc quy địnhchuyên môn, từ đó luôn có đầy đủ hồ sơ chuyên môn quy định

Việc kiểm tra đột xuất giờ dạy trên lớp của Ban giám hiệu chưa đượcquan tâm đúng mức, điều này khiến một số giáo viên vi phạm lên lớp không cógiáo án, soạn một đằng dạy một nẻo nhưng Ban giám hiệu nhà trường khôngbiết, hoặc có biết khi sự việc đã xong

Thực tế tại trường tiểu học Chiềng Sại, lãnh đạo nhà trường chủ động đề

ra được một số biện pháp quản lý giờ lên lớp của giáo viên như sau:

- Tổ chức cho giáo viên học tập quy chế, quy định chuyên môn: Hiệulệnh trống ra vào lớp, giờ vào lớp, tổ chức ổn định học sinh, thực hiện đầy đủthời gian một tiết học Thông qua việc kiểm tra sổ báo giảng, báo cáo của trựctuần, kiểm tra đột xuất giờ dạy trên lớp… Ban giám hiệu thường xuyên đánhgiá mức độ thực hiện của giáo viên về thực hiện nề nếp, quy chế chuyên môn

- Tổ chức cho giáo viên học tập quy chế, tiêu chuẩn đánh giá xếp loạihọc sinh

- Giáo viên trước khi lên lớp phải thông báo tiết dạy qua sổ báo giảngvào đầu tuần và niêm yết tại văn phòng nhà trường Ngược lại bài dạy trên lớpcủa giáo viên phải thống nhất với báo giảng, kế hoạch dạy học đã được duyệt,tuân thủ theo tiết dạy trong phân phối chương trình

- Căn cứ vào số giáo viên được phân bổ, Ban giám hiệu nhà trường phâncông giáo viên, lên thời khóa biểu cho từng môn, từng lớp học; thời khóa biểunhà trường phải đủ thời lượng chương trình quy định, đảm bảo tính khoa học:Quan tâm đến tính đặc thù của bộ môn (không xếp các tiết thể dục vào tiết5…), hài hòa giữa các môn khoa học xã hội và khoa học tự nhiên để học sinh

đỡ nhàm chán, mệt mỏi, học sinh có sự hài hòa trong nhận thức mỗi buổi học,

ưu tiên đến hoàn cảnh của mỗi giáo viên…vv

- Xây dựng nề nếp học tập, dạy học Quy định cụ thể các loại hồ sơchuyên môn phù hợp với toàn huyện, hồ sơ chuyên môn là căn cứ để đánh giá

và quản lý hoạt động giảng dạy của giáo viên

Nội dung quản lý giờ lên lớp của giáo viên:

+ Về nội dung giảng dạy: Được thể hiện trong các chương trình môn học

do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định Ngoài ra Ban giám hiệu còn yêu cầu tổ

Ngày đăng: 12/03/2019, 18:56

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w