MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Triển khai thực hiện Nghị quyết đại hội X, tại Hội nghị lần thứ bảy, Ban chấp hành Trung ương (khoá X) đã ban hành Nghị quyết số 26NQTW về nông nghiệp, nông dân, nông thôn, trong đó đềra mục tiêu xây dựng nông thôn mới có kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội hiện đại; cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn nông nghiệp với phát triển nhanh công nghiệp, dịch vụ, đô thị theo quy hoạch; xã hội nông thôn ổn định, giàu bản sắc văn hoá dân tộc; dân trí được nâng cao, môi trường sinh thái được bảo vệ; hệ thống chính trị ở nông thôn dưới sự lãnh đạo của Đảng được tăng cường. Xây dựng nông thôn mới là mục tiêu quốc gia, là vấn đề lớn, nhằm tạo ra sự chuyển biến vềmọi mặt trong sản xuất nông nghiệp, kinh tế nông thôn và nâng cao chất lượng sống của người dân, đồng thời cũng là để rút ngắn khoảng cách giữa nông thôn và thành thị. Trong quá trìnhđó, thực hiện chủ trương của Đảng về phát triển nông thôn, Bộ NN PTNT đã phối hợp với các địa phương tiến hành xây dựng thí điểm một sốmô hình nông thôn mới ở quy mô xã, thôn, ấp, bản. Nhưng do nhận thức chưa thống nhất, chỉ đạo, đầu tư còn phân tán cho nên kết quả đạt được còn hạn chế. Đối chiếu với yêu cầu, mục tiêu xây dựng giai cấp nông dân, phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới trong thời kỳ đẩy mạnh CNH HĐH theo chủ trương của Đảng, Nhà nước ta thì việc xây dựng nông thôn mới hiện nay còn rất nhiều vấn đề khó khăn đặt ra cần phải giải quyết. Tại Bắc Hà, trong những năm qua, Đảng bộ và nhân dân trong huyện đã tích cực thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội, quan tâm chú trọng đầu tư nhiều cho nông nghiệp, nông dân và nông thôn, trong đó lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện gắn liền với việc xây dựng nông thôn mới, chính quyền và nhân dân các địa phương tích cực hưởng ứng, thực hiện phong trào xây dựng nông thôn mới. Các kết quả đạt được đã dần góp phần làm thay đổi diện mạo nông thôn trên địa bàn huyện. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai thực hiện đã gặp rất nhiều khó khăn: Việc triển khai còn lúng túng, công tác quy hoạch xây dựng thiếu đồng bộ, chuyển giao khoa học công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực còn hạn chế; nông thôn phát triển thiếu quy hoạch, kết cấu hạ tầng còn yếu kém, xuống cấp, đời sống vật chất tinh thần của người dân còn ở mức thấp; nhu cầu kinh phí đầu tư xây dựng lớn, việc huy động nguồn kinh phí đầu tư trong xây dựng nông thôn mới khó khăn, vai trò tham gia của cộng đồng còn hạn chế, tiến độ triển khai thực hiện chưa đảm bảo yêu cầu, mức độ đạt được so với các tiêu chí nông thôn mới còn thấp. Xuất phát từ những yêu cầu về phát triển nông thôn mới và tình hình trên, em lựa chọn nghiên cứu đề tài: “Xây dựng nông thôn mới ở huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai” làm khóa luận tốt nghiệp lớp Trung cấp lý luận chính trị hành chính. 2. Mục địch và nhiệm vụ nghiên cứu Mục đích nghiên cứu Đánh giá tình hình thực hiện chủ trương xây dựng nông thôn mới của Nhà nước tại huyện Bắc Hà tỉnh Lào Cai, trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp và kiến nghị góp phần xây dựng thành công mô hình nông thôn mới tại địa phương. Nhiệm vụ nghiên cứu Góp phần hệ thống hoá cơ sở lý luận và thực tiễn về xây dựng mô hình nông thôn mới. Đánh giá kết quả xây dựng mô hình nông thôn mới tại huyện Bắc Hà tỉnh Lào Cai Đề xuất một số giải pháp và kiến nghị nhằm góp phần xây dựng thành công mô hình nông thôn mới của địa phương. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài 3. Đối tượng nghiên cứu Nghiên cứu những vấn đề có tính lý luận và thực tiễn về xây dựng mô hình nông thôn mới tại huyện Bắc Hà tỉnh Lào Cai từ năm 2020 đến nay 4. Phương pháp nghiên cứu Sử dụng phương pháp điều tra, khảo sát, nghiên cứu tài liệu và phương pháp thống kê toán học để xử lý các kết quả nghiên cứu. 5. Kết cấu của khóa luận Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, khóa luận gồm có 3 chương. Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ QUAN ĐIỂM CỦA ĐẢNG VỀ XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI 1.1 Cơ sở lý luận 1.1.1 Khái niệm về nông thôn Nông thôn được coi như là khu vực địa lý nơi đó sinh kế cộng đồng gắn bó, có quan hệ trực tiếp đến khai thác, sử dụng, bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên cho hoạt động sản xuất nông nghiệp. Hiện nay vẫn chưa có khái niệm chuẩn xác về nông thôn và còn có nhiều quan điểm khác nhau.
Trang 1Xây dựng nông thôn mới là mục tiêu quốc gia, là vấn đề lớn, nhằm tạo
ra sự chuyển biến vềmọi mặt trong sản xuất nông nghiệp, kinh tế nông thôn
và nâng cao chất lượng sống của người dân, đồng thời cũng là để rút ngắnkhoảng cách giữa nông thôn và thành thị Trong quá trìnhđó, thực hiện chủtrương của Đảng về phát triển nông thôn, Bộ NN- PTNT đã phối hợp với cácđịa phương tiến hành xây dựng thí điểm một sốmô hình nông thôn mới ở quy
mô xã, thôn, ấp, bản Nhưng do nhận thức chưa thống nhất, chỉ đạo, đầu tưcòn phân tán cho nên kết quả đạt được còn hạn chế Đối chiếu với yêu cầu,mục tiêu xây dựng giai cấp nông dân, phát triển nông nghiệp, xây dựng nôngthôn mới trong thời kỳ đẩy mạnh CNH - HĐH theo chủ trương của Đảng,Nhà nước ta thì việc xây dựng nông thôn mới hiện nay còn rất nhiều vấn đềkhó khăn đặt ra cần phải giải quyết Tại Bắc Hà, trong những năm qua, Đảng
bộ và nhân dân trong huyện đã tích cực thực hiện các nhiệm vụ phát triểnkinh tế xã hội, quan tâm chú trọng đầu tư nhiều cho nông nghiệp, nông dân vànông thôn, trong đó lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện gắn liền với việc xây dựngnông thôn mới, chính quyền và nhân dân các địa phương tích cực hưởng ứng,thực hiện phong trào xây dựng nông thôn mới Các kết quả đạt được đã dầngóp phần làm thay đổi diện mạo nông thôn trên địa bàn huyện
Tuy nhiên, trong quá trình triển khai thực hiện đã gặp rất nhiều khókhăn: Việc triển khai còn lúng túng, công tác quy hoạch xây dựng thiếu đồng
Trang 2bộ, chuyển giao khoa học công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực còn hạn chế;nông thôn phát triển thiếu quy hoạch, kết cấu hạ tầng còn yếu kém, xuốngcấp, đời sống vật chất tinh thần của người dân còn ở mức thấp; nhu cầu kinhphí đầu tư xây dựng lớn, việc huy động nguồn kinh phí đầu tư trong xây dựngnông thôn mới khó khăn, vai trò tham gia của cộng đồng còn hạn chế, tiến độtriển khai thực hiện chưa đảm bảo yêu cầu, mức độ đạt được so với các tiêuchí nông thôn mới còn thấp Xuất phát từ những yêu cầu về phát triển nông
thôn mới và tình hình trên, em lựa chọn nghiên cứu đề tài: “Xây dựng nông thôn mới ở huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai” làm khóa luận tốt nghiệp lớp Trung
* Nhiệm vụ nghiên cứu
Góp phần hệ thống hoá cơ sở lý luận và thực tiễn về xây dựng mô hìnhnông thôn mới
Đánh giá kết quả xây dựng mô hình nông thôn mới tại huyện Bắc Hàtỉnh Lào Cai
Đề xuất một số giải pháp và kiến nghị nhằm góp phần xây dựng thànhcông mô hình nông thôn mới của địa phương
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
3 Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu những vấn đề có tính lý luận và thực tiễn về xây dựng môhình nông thôn mới tại huyện Bắc Hà tỉnh Lào Cai từ năm 2020 đến nay
4 Phương pháp nghiên cứu
Sử dụng phương pháp điều tra, khảo sát, nghiên cứu tài liệu và phươngpháp thống kê toán học để xử lý các kết quả nghiên cứu
5 Kết cấu của khóa luận
Trang 3Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục,khóa luận gồm có 3 chương
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ QUAN ĐIỂM CỦA ĐẢNG VỀ XÂY DỰNG
NÔNG THÔN MỚI 1.1 Cơ sở lý luận
1.1.1 Khái niệm về nông thôn
Nông thôn được coi như là khu vực địa lý nơi đó sinh kế cộng đồnggắn bó, có quan hệ trực tiếp đến khai thác, sử dụng, bảo vệ môi trường vàtài nguyên thiên nhiên cho hoạt động sản xuất nông nghiệp Hiện nay vẫnchưa có khái niệm chuẩn xác về nông thôn và còn có nhiều quan điểmkhác nhau
Khi khái niệm về nông thôn người ta thường so sánh nông thôn với
đô thị Có ý kiến cho rằng, khi xem xét nông thôn dùng chỉ tiêu mật độ dân
số, số lượng dân cư ở nông thôn thấp hơn so với thành thị Có quan điểmlại cho rằng chỉ cần dựa vào chỉ tiêu trình độ phát triển của cơ sở hạ tầng,
có nghĩa là vùng nông thôn có cơ sở hạ tầng không phát triển bằng thànhthị.Quan điểm khác lại cho rằng nên dựa vào chỉ tiêu trình độ tiếp cận thịtrường, phát triển hàng hóa để xác định vùng nông thôn vì cho rằng vùngnông thôn có trình độ sản xuất hàng hóa và khả năng tiếp cận thị trườngthấp hơn so với đô thị
Một quan điểm khác lại cho rằng, vùng nông thôn là vùng có dân cưlàm nông nghiệp là chủ yếu, tức là nguồn sinh kế chính của cư dân nôngthôn trong vùng là từ hoạtđộng sản xuất nông nghiệp Những ý kiến này chỉđúng trong từng khía cạnh cụ thể và từng nước nhất định, phụ thuộc vàotrình độ phát triển, cơ cấu kinh tế, cơ chế áp dụng cho từng nền kinh tế Nhưvậy, khái niệm nông thôn chỉ có tính chất tương đối, nó có thể thay đổi theothời gian và theo tiến trình phát triển kinh tế - xã hội của các quốc gia trên
thế giới Trong điều kiện hiện nay ở Việt Nam chúng ta có thể hiểu: “Nông thôn là vùng sinh sống của tập hợp cư dân, trong đó có nhiều nông dân.
Trang 4Tập hợp cư dân này tham gia vào các hoạt động kinh tế, văn hóa - xã hội
và môi trường trong một thể chế chính trị nhất định và chịu ảnh hưởng của các tổ chức khác”
1.1.2 Khái niệm về mô hình nông thôn mới
Khái niệm nông thôn mới trước tiên phải là nông thôn chứ khôngphải là Thị tứ; Thứ hai, là nông thôn mới chứ không phải nông thôn truyềnthống Nếu so sánh giữa nông thôn mới và nông thôn truyền thống, thì nôngthôn mới phải bao hàm cơ cấu và chức năng mới Xây dựng nông thôn mớikhông phải là việc biến làng xã thành các Thị tứ hay cố định nông dân tạinông thôn Đô thị hoá và phi nông hoá nông dân chính là nguồn động lựcquan trọng để xây dựng nông thôn mới Xây dựng nông thôn mới phải đặttrong bối cảnh đô thị hoá Trong khi đó, chuyển dịch lao động nông thônchính là nội dung quan trọng của sự nghiệp xây dựng nông thôn mới vớichủ thể là các tổ chức nông dân Các tổ chức hợp tác khu xã nông dân kiểumới đóng một vai trò đặc biệt trong sự nghiệp này Khái niệm mô hìnhnông thôn mới mang đặc trưng của mỗi vùng nông thôn khác nhau Nhìnchung, mô hình nông thôn mới là mô hình cấp xã, thôn được phát triển toàndiện theo định hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, dân chủ hoá và vănminh hoá
Sự hình dung chung của các nhà nghiên cứu về mô hình nông thônmới là những kiểu mẫu cộng đồng theo tiêu chí mới, tiếp thu những bài họckhoa học - kỹ thuật hiện đại, song vẫn giữ được nét đặc trưng, tính cáchViệt Nam trong cuộc sống văn hoá, tinh thần Mô hình nông thôn mới đượcquy định bởi các tính chất: Đáp ứng yêu cầu phát triển; Có sự đổi mới về tổchức, vận hành và cảnh quan môi trường; Đạt hiệu quả cao nhất trên tất cảcác mặt kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội; Tiến bộ hơn so với mô hình cũ;Chứa đựng các đặc điểm chung, có thể phổ biến và vận dụng trên cả nước
Xây dựng nông thôn mới là việc đổi mới tư duy, nâng cao năng lực củangười dân, tạo động lực giúp họ chủ động phát triển kinh tế, xã hội, góp phầnthực hiện chính sách vì nông nghiệp, nông dân, nông thôn, thay đổi cơ sở vậtchất và diện mạo đời sống, văn hoá, qua đó thu hẹp khoảng cách sống giữa
Trang 5nông thôn và thành thị Đây là quá trình lâu dài và liên tục, là một trongnhững nội dung trọng tâm cần tập trung lãnh đạo, chỉ đạo trong đường lối,chủ trương phát triển đất nước và của các địa phương trong giai đoạn trướcmắt cũng như lâu dài.
Mục tiêu xây dựng nôn thôn mới có kết cấu hạ tầng kinh tế- xã hộihiện đại; Cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn nôngnghiệp với phát triển nhanh công nghiệp, dịch vụ,đô thị theo quy hoạch; Xãhội nông thôn ổn định, giàu bản sắc văn hóa dân tộc; Môi trường sinh tháiđược bảo vệ; Nâng cao sức mạnh của hệ thống chính trị dưới sự lãnh đạocủa Đảng ở nông thôn; Xây dựng giai cấp nông dân, củng cố liên minh côngnông và đội ngũ trí thức, tạo nền tảng kinh tế- xã hội và chính trị vững chắc,đảm bảo thực hiện thành công CNH - HĐH đất nước theo định hướng xãhội chủ nghĩa Hiểu một cách chung nhất của mục đích xây dựng mô hìnhnông thôn mới là hướng đến một nông thôn năng động, có nền sản xuấtnông nghiệp hiện đại, có kết cấu hạ tầng gần giống đô thị
Vì vậy có thể quan niệm: “Mô hình nông thôn mới là tổng thểnhữngđ ặc điểm, cấu trúc tạo thành một kiểu tổ chức nông thôn theo tiêu chímới, đáp ứng yêu cầu mới đặt ra cho nông thôn trong điều kiện hiện nay, làkiểu nông thôn được xây dựng mới so với mô hình nông thôn cũ ở tính tiêntiến về mọi mặt”
1.1.3 Vai trò của mô hình nông thôn mới trong phát triển kinh
tế-xã hội
* Về kinh tế
Nông thôn có nền sản xuất hàng hoá mở, hướng đến thị trường vàgiao lưu, hội nhập.Để đạt được điều đó, kết cấu hạ tầng của nông thôn phảihiện đại, tạo điều kiện cho mở rộng sản xuất giao lưu buôn bán
Thúc đẩy nông nghiệp, nông thôn phát triển nhanh, khuyến khích mọingười tham gia vào thị trường, hạn chế rủi ro cho nông dân,điều chỉnh, giảmbớt sự phân hoá giàu nghèo, chênh lệch về mức sống giữa các vùng, giữanông thôn và thành thị
Hình thức sở hữu đa dạng, trong đó chú ý xây dựng mới các hợp tác
Trang 6xã theo mô hình kinh doanh đa ngành Hỗ trợ các hợp tác xã ứng dụng tiến bộkhoa học công nghệ phù hợp với các phương án sản xuất kinh doanh, pháttriển ngành nghề ở nông thôn.
Sản xuất hàng hoá có chất lượng cao, mang nét độc đáo, đặc sắc củatừng vùng, địa phương Tập trung đầu tư vào những trang thiết bị, công nghệsản xuất, chế biến bảo quản, chế biến nông sản sau thu hoạch
* Về chính trị
Phát huy dân chủ với tinh thần thượng tôn pháp luật, gắn lệ làng, hươngước với pháp luật để điều chỉnh hành vi con người, đảm bảo tính pháp lý, tôntrọng kỷ cương phép nước, phát huy tính tự chủ của làng xã Phát huy tối đaquy chế dân chủ ở cơ sở, tôn trọng hoạt động của các đoànthể, các tổ chức hiệp hội vì lợi ích cộng đồng, nhằm huy động tổng lực vàoxây dựng nông thôn mới
* Về văn hoá xã hội
Xây dựng đời sống văn hoáở khu dân cư, giúp nhau xoá đói giảmnghèo, vươn lên làm giàu chính đáng
Xây dựng hình mẫu người nông dân sản xuất hàng hoá khá giả, giàu
có, kết tinh các tư cách: Công dân, thể nhân, dân của làng, người con củacác dòng họ, giađình
Xây dựng, củng cố, bảo vệ môi trường, sinh thái Bảo vệ rừng đầunguồn, chống ô nhiễm nguồn nước, môi trường không khí và chất thải từcác khu công nghiệp để nông thôn phát triển bền vững
Các nội dung trên trong cấu trúc mô hình nông thôn mới có mối liên
hệ chặt chẽ với nhau Nhà nước đóng vai trò chỉ đạo, tổ chức điều hành quátrình hoạch định và thực thi chính sách, xây dựng đề án, cơ chế, tạo hànhlang pháp lý, hỗ trợ vốn, kỹ thuật, nguồn lực, tạo điều kiện, động viên tinhthần Nhân dân tự nguyện tham gia, chủ động trong thực thi chính sách.Trên tinh thần đó, các chính sách kinh tế- xã hội sẽ tạo hiệu ứng tổng thểnhằm xây dựng mô hình nông thôn mới
1.1.4 Nội dung xây dựng nông thôn mới
Xây dựng nông thôn mới không phải chỉ nhằm xây dựng con đường,
Trang 7kênh mương, trường học, hội trường mà cái chính là qua cách làm này sẽtạo cho người nông dân hiểu rõ được nội dung, ý nghĩa và thúc đẩy họ tựtin, tự quyết, đưa ra sáng kiến, tham gia tích cực để tạo ra một nông thônmới năng động hơn Phải xác định rằng, đây không phải là đề án đầu tư củaNhà nước mà là việc người dân cần làm,để cuộc sống tốt hơn, Nhà nước chỉ
hỗ trợ một phần Căn cứ vào điều kiện thực tế của từng thôn về tiềm năng,lợi thế, năng lực của cán bộ, khả năng đóng góp của nhân dân… hướng dẫn
để người dân bàn bạc đề xuất các nhu cầu và nội dung hoạt động của đề án.Xét trên khía cạnh tổng thể, những nội dung sau đây cần được xem xéttrong xây dựng mô hình nông thôn mới
* Đào tạo nâng cao năng lực phát triển cộng đồng
Nâng cao năng lực cộng đồng trong việc quy hoạch, thiết kế, triểnkhai thực hiện, quản lý, điều hành các chương trình, dự án trên địa bànhuyện
Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ cơ sở và đội ngũ cán bộ các cấp
về phát triển nông thôn bền vững
Nâng cao trình độ dân trí của người dân
Phát triển mô hình câu lạc bộ khuyến nông thôn để giúp nhau ứngdụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, phát triển ngành nghề, dịch vụ để giảmlao động nông nghiệp
* Tăng cường và nâng cao mức sống cho người dân
Quy hoạch lại các khu dân cư nông thôn, với phương châm: Giữ gìntính truyền thống, bản sắc của thôn ,đồng thời đảm bảo tính văn minh, hiệnđại, đảm bảo môi trường bền vững
Cải thiện điều kiện sinh hoạt của khu dân cư:Ưu tiên những nhu cầucấp thiết nhất của cộng đồng dân cư để triển khai thực hiện xây dựng:Đường làng, nhà văn hoá, hệ thống tiêu thoát nước…
Cải thiện nhà ở cho các hộ nông dân: Tăng cường thực hiện xoá nhàtạm, nhà tranh tre nứa, hỗ trợ người dân cải thiện nhà ở, nhà vệ sinh,chuồng trại chăn nuôi, hầm biogas cho khu chăn nuôi…
* Hỗ trợ người dân phát triển sản xuất hàng hoá, dịch vụ nâng cao
Trang 8Cung ứng các dịch vụ sản xuất và đời sống như: Cung ứng vật tư,hàng hoá, nước sạch cho sinh hoạt, nước cho sản xuất,điện, tư vấn kỹ thuậtchuyển giao tiến bộ khoa học, tín dụng…
Hỗ trợ trang bị kiến thức và kỹ năng bố trí sản xuất, thay đổi cơ cấucây trồng, vật nuôi hợp lý
Củng cố, tăng cường quan hệ sản xuất, tư vấn hỗ trợ việc hình thành
và hoạt động của các tổ chức: Tổ hợp tác, khuyến nông, khuyến lâm, khuyếnngư… tạo mối liên kết bốn nhà trong sản xuất, chế biến, và tiêu thụ sảnphẩm
* Xây dựng nông thôn gắn với phát triển ngành nghề nông thôn tạo việc làm phi nông nghiệp
Đối với những thôn chưa có nghề phi nông nghiệp: Để phát triển đượcngành nghề nông thôn cần tiến hành "cấy nghề" cho những địa phương còn
"trắng" nghề
Đối với những thôn đã có nghề: Củng cố tăng cường kỹ năng taynghề cho lao động, hỗ trợ công nghệ mới, quảng bá và mở rộng nghề, hỗ trợ
xử lý môi trường, hỗ trợ tư vấn thị trường để phát triển bền vững
* Hỗ trợ xây dựng cơ sở vật chất hạ tầng phục vụ sản xuất
Tư vấn hỗ trợ quy hoạch giao thông, thuỷ lợi nội đồng, chuyển đổiruộng đất, khuyến khích tích tụ ruộng đất để phát triển kinh tế trang trại vớinhiều loại hình thích hợp
Hỗ trợ xây dựng mặt bằng cụm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp,làng nghề, chế biến sau thu hoạch, giao thông, thuỷ lợi nội đồng
* Xây dựng nông thôn gắn với quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường
Trang 9ở nông thôn
Vấn đề bảo vệ tài nguyên, bảo vệ môi trường từ việc quản lý nguồncấp nước, thoát nước đến quản lý thu gom rác thải ở nông thôn cũng đã trởnên đáng báo động.Đã đến lúc cơ quan địa phương cần có những biện phápquản lý môi trường địa phương mình như: Xây dựng hệ thống xử lý rác thải,tuyên truyền nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho người dân, xây dựng
hệ thống quản lý môi trường ở khu vực mình một cách chặt chẽ
1.1.5 Tiêu chí xây dựng nông thôn mới
Căn cứ Quyế tđịnh số: 491/QĐ– TTg ngày 16/4/2009 của Thủ tướngChính Phủ về việc ban hành Bộ tiêu chí Quốc gia về nông thôn mới
Căn cứ Thông tư số 54/2009/TT – BNNPTNT ngày 21/8/2009 của BộNông nghiệp và PTNT về việc Hướng dẫn thực hiện Bộ tiêu chí Quốc gia vềnông thôn mới
*Các nhóm tiêu chí: Gồm 5 nhóm
Nhóm I: Quy hoạch (có 01 tiêu chí)
Nhóm II: Hạ tầng kinh tế- Xã hội (có 08 tiêu chí)
Nhóm III: Kinh tế và tổ chức sản xuất (có 04 tiêu chí)
Nhóm IV: Văn hóa - xã hội - môi trường (có 04 tiêu chí)
Nhóm V: Hệ thống chính trị (có 02 tiêu chí)
* 19 tiêu chí để xây dựng mô hình nông thôn mới
Quy hoạch: Tiêu chí 1: Quy hoạch và phát triển theo quy hoạch cũa xã
Hạ tầng kinh tế xã hội: Tiêu chí 2: Giao thông nông thôn, tiêu chí 3: Thủy lợi, tiêu chí 4: Điện, tiêu chí 5: Trường học, tiêu chí 6: Cơsở vật chất văn hóa, tiêu chí 7: Chợ nông thôn, tiêu chí 8: Bưu điện, tiêu chí 9: Nhà ở
Trang 101.2 Chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước về xây dựng Nông thôn mới
Nông nghiệp, nông dân, nông thôn có vị trí chiến lược trong sự nghiệpcông nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, là cơ sở và lựclượng quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội bền vững, giữ vững ổn địnhchính trị, đảm bảo an ninh, quốc phòng; giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dântộc và bảo vệ môi trường sinh thái của đất nước… Các vấn đề nông nghiệp,nông dân, nông thôn phải được giải quyết đồng bộ, gắn với quá trình đẩymạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước… Trong mối quan hệ mật thiếtgiữa nông nghiệp, nông dân và nông thôn, nông dân là chủ thể của quá trìnhphát triển Ngày 30/12/2008, Ban Bí thư ban hành quyết định số 205-QĐ/TWthành lập Ban chỉ đạo thí điểm chương trình nông thôn mới với mục tiêu xâydựng mô hình thực tế nông thôn mới thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa –hiện đại hóa làm cơ sở tổng kết chương trình để nhân rộng ra toàn quốc Vớimục tiêu này, Ban chỉ đạo chọn 11 xã đại diện cho các vùng kinh tế - văn hóa
- xã hội trong cả nước làm thí điểm; chọn 5 huyện và 5 tỉnh trong cả nước làmđiểm để xây dựng nông thôn mới cấp huyện và cấp tỉnh
Văn kiện Đại hội XII khẳng định: phát triển sản xuất nông nghiệp làthen chốt, xây dựng nông thôn mới là căn bản, nông dân giữ vai trò chủ thể.Đảng ta xác định cần “Tập trung thực hiện hiệu quả Chương trình xây dựngnông thôn mới Phấn đấu đến năm 2020 khoảng 40 - 50 % số xã đạt chuẩnnông thôn mới Rà soát, hoàn hiện cơ chế, chính sách và tiêu chí xây dựngnông thôn mới phù hợp với đặc thù từng vùng Quy hoạch lại các điểm dân cưphân tán tại địa bàn miền núi, đồng bào dân tộc Ưu tiên bố trí ngân sách nhànước, tín dụng ưu đãi và huy động các nguồn lực ngoài nhà nước để đầu tưxây dựng hạ tầng kinh tế - xã hội Có chính sách khuyến khích phát triển kinh
tế hộ gia đình, kinh tế trang trại và thu hút mạnh doanh nghiệp đầu tư pháttriển sản xuất kinh doanh nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ tại địa bàn nôngthôn Đồng thời đẩy mạnh đào tạo nghề với các hình thức đa dạng, phù hợp,thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tạo việc làm, tăng thu nhập và chuyển dịch cơ
Trang 11cấu kinh tế, cơ cấu lao động nông thôn Tập trung giải quyết tình trạng ducanh, du cư, di cư tự do
Trên cơ sở của các văn kiện, nghị quyết của Đảng, Thủ tướng Chínhphủ đã ban hành các quyết định có liên quan về nông nghiệp, nông thôn, nôngdân như: Quyết định số 491/QĐ-TTg ngày 16/4/2009 về việc ban hành Bộtiêu chí quốc gia về nông thôn mới ; Quyết định số 800/QĐ-TTg ngày04/6/2010 ban hành Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thônmới giai đoạn 2010 - 2020; Quyết định số 342/QĐ-TTg ngày 20/2/2013 vềsửa đổi một số tiêu chí trong Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới; Quyếtđịnh số 1980/QĐ-TTg ngày 17/10/2016 về việc ban hành Bộ tiêu chí quốc gia
về xã nông thôn mới giai đoạn 2016 - 2020 (gọi tắt là Bộ tiêu chí xã) Đây lànhững văn bản quy phạm pháp luật tiếp tục cụ thể hóa quan điểm, chủ trươngcủa Đảng về vấn đề nông nghiệp, nông thôn và nông dân; là cơ sở pháp lýquan trọng, cần thiết, có tính định hướng để triển khai đồng bộ và rộng khắptrên phạm vi toàn quốc
Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng đã đề rachủ trương về việc tiếp tục xây dựng Nông thôn mới “toàn diện, nâng cao vàbền vững” với phương châm “xây dựng Nông thôn mới chỉ có điểm khởi đầu,không có điểm kết thúc” Cụ thể, trong giai đoạn 2021-2025, cần tiếp tục đầu
tư, hỗ trợ cho khoảng 20% số xã chưa đạt chuẩn để phấn đấu đến 2025 có ítnhất 80% số xã đạt chuẩn Nông thôn mới; hỗ trợ cho các xã đặc biệt khó khănhoàn thành các cơ sở hạ tầng thiết yếu, cải tạo điều kiện sinh hoạt và sản xuất,đẩy nhanh tiến độ xây dựng Nông thôn mới để phấn đấu đạt mục tiêu cả nướckhông còn xã dưới 15 tiêu chí, góp phần thu hẹp khoảng cách giữa vùng đặcbiệt khó khăn với các vùng khác của cả nước, đảm bảo tính công bằng trongđầu tư xây dựng Nông thôn mới giữa các vùng có điều kiện phát triển với cácvùng đặc biệt khó khăn của cả nước Cùng với đó, hỗ trợ cho các địa phương(huyện, xã) đã đạt chuẩn tiếp tục nâng cao chất lượng các tiêu chí và phấn đấuđạt Nông thôn mới nâng cao, Nông thôn mới kiểu mẫu để đảm bảo phát triểnbền vững Trong giai đoạn 2021-2025, xây dựng Nông thôn mới sẽ hướng đếnmục tiêu nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người dân nông thôn,
Trang 12xây dựng hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn đồng bộ và hiện đại, gắn với quátrình đô thị hóa Bên cạnh đó, đẩy mạnh chuyển đổi số, ứng dụng công nghệthông tin và xây dựng nông thôn mới thông minh; tiếp tục thực hiện hiệu quả
cơ cấu lại ngành nông nghiệp, phát triển nông nghiệp, kinh tế nông thôn gắnvới xây dựng nông thôn mới theo hướng nông nghiệp sinh thái, kinh tế tuầnhoàn, thích ứng với biến đổi khí hậu và phát triển bền vững; đảm bảo môitrường, cảnh quan nông thôn sáng, xanh, sạch, đẹp, an toàn; đời sống nôngthôn giàu bản sắc văn hóa truyền thống, đưa nông thôn trở thành nơi đángsống Phấn đấu đến năm 2025, ở cấp thôn, có ít nhất 60% số thôn, bản, ấpthuộc các xã đặc biệt khó khăn khu vực biên giới, vùng núi, vùng bãi ngangven biển và hải đảo được công nhận đạt chuẩn Nông thôn mới theo các tiêuchí Nông thôn mới do cấp tỉnh quy định Về cấp xã, có ít nhất 80% số xã đạtchuẩn nông thôn mới, trong đó, có khoảng 40% số xã đạt chuẩn nông thônmới nâng cao, 10% số xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu Về cấp huyện,phấn đấu cả nước có ít nhất 50% huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh hoànthành nhiệm vụ, đạt chuẩn nông thôn mới; mỗi tỉnh, thành phố trực thuộcTrung ương có ít nhất 2 đơn vị cấp huyện đạt chuẩn nông thôn mới, trong đó,
có ít nhất 20% số huyện đạt chuẩn được công nhận là huyện nông thôn mớinâng cao và huyện nông thôn mới kiểu mẫu Về cấp tỉnh, cả nước có ít nhất
15 tỉnh được Thủ tướng Chính phủ công nhận hoàn thành nhiệm vụ xây dựngnông thôn mới
Chương 2 THỰC TRẠNG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI Ở HUYỆN BẮC
HÀ, TỈNH LÀO CAI 2.1 Đặc điểm chung về kinh tế - xã hội huyện Bắc Hà (hơn 1 trang
Trang 13điểm/03 xã Bản Liền, Nậm Lúc, Cốc Lầu đã phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch.Bên cạnh đó, tiếp tục triển khai quy hoạch chi tiết một số điểm dân cư trên địabàn xã Na Hối, Tà Chải nằm trong quy hoạch chung đô thị Bắc Hà Tiêu chíquy hoạch tiếp tục duy trì 18/18 xã hoàn thành
2.2.2 Phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội
* Giao thông: Tập trung đẩy nhanh tiến độ thi công các công trình
đường giao thông nông thôn Trong đó, đã thi công 20 công trình, khối lượngđạt 54,7km/55km, đang thi công (01 công trình) 0,3/55km Đến nay, hệ thốngđường giao thông nông thôn trên địa bàn hiện có:
Đường trục xã: 473,7km/147 danh mục, trong đó: mặt đường bê tông ximăng 366,17km/129 danh mục; mặt đường cấp phối 83,73km/14 danh mục;mặt đường đất 21,4km/5danh mục
Đường trục thôn, xóm: 261,25km/105 danh mục, trong đó: mặt đườngđất: 34,84km/13 danh mục; mặt đường cấp phối: 105,37km/38 danh mục; mặtđường Nhựa + bê tông xi măng: 123,89/54 danh mục
Đường trục chính nội đồng: 72,86km, trong đó: mặt đường đất22,85km; mặt đường cấp phối 28,19km; mặt đường bê tông xi măng20,06km
Đường nghĩa trang, bãi rác: 5,97km, trong đó: mặt đường cấp phối4,07km; mặt đường bê tông xi măng 0,6km, đường đất 1,3km
Tiêu chí giao thông đến nay có 14/18 xã đạt, tăng 06 xã (Hoàng ThuPhố, Bản Liền, Tả văn Chư, Cốc Ly, Thải Giàng Phố, Nậm Khánh) so năm2019
* Thủy lợi: Hệ thống thủy lợi trên địa bàn huyện tiếp tục được đầu tư,
nâng cấp đảm bảo nước tưới cho sản xuất nông nghiệp Từ đầu năm 2020 đếnnay bàn giao, đưa vào sử dụng 04 công trình thủy lợi tại các xã Tả Củ Tỷ,Nậm Đét, Bảo Nhai, Thải Giàng Phố; hoàn thành nâng cấp, sửa chữa 03 côngtrình tại xã Lùng Phình Đến nay, toàn huyện có 170 công trình thủy lợi, tổngchiều dài các tuyến kênh mương là 520,3km, trong đó được kiên cố hóa là405,8km, đạt 78%; hệ thống thủy lợi trên địa bàn đã đảm bảo chủ động nướctưới cho trên 80% diện tích đất sản xuất nông nghiệp Các hoạt động phòng,
Trang 14chống thiên tai được triển khai hiệu quả đã hạn chế thấp nhất thiệt hại có thểxảy ra Tiêu chí thủy lợi duy trì 18/18 xã hoàn thành
* Điện: Tập trung đầu tư các công trình cấp điện lưới quốc gia cho 30
thôn tại 09 xã ; bên cạnh đó triển khai 02 công trình chống quá tải tại 02 xãBản Liền và Bảo Nhai Đến nay, 100% thôn trên địa bàn được đầu tư cấp điệnlưới quốc gia; tỷ lệ hộ sử dụng điện thường xuyên đạt 98,2% Tiêu chí điệnđến nay có 18/18 xã hoàn thành, tăng 09 xã (Lùng Phình, Nậm Mòn, CốcLầu, Tả Củ Tỷ, Tả Van Chư, Hoàng Thu Phố, Thải Giàng Phố, Nậm Lúc, BảnCái) so năm 2019
* Trường học: Cơ sở vật trường, lớp học, nhà công vụ cho giáo viên,
nhà ở bán trú cho học sinh và các trang thiết bị dạy học tiếp tục được quantâm đầu tư Đến nay, toàn huyện có 824 phòng học; 165 phòng học bộ môn vàkho thiết bị; 46 phòng thư viện; 216 phòng làm việc; 399 phòng ở học sinhbán trú; 234 phòng công vụ; 178 công trình bếp nấu, nhà ăn; 374 công trình
vệ sinh; 68 công trình nhà tắm học sinh bán trú và các điều kiện cơ sở vật chấtkhác Tỷ lệ kiên cố lớp học đạt 68,9%, không còn phòng học tạm Tiêu chítrường học đến nay có 18/18 xã hoàn thành, tăng 01 xã Thải Giàng Phố sonăm 2019
* Cơ sở vật chất văn hóa: Tập trung ưu tiên nguồn lực đầu tư hoàn
thiện hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao các xã, đặc biệt nhà văn hóa xã, cácnhà văn hóa thôn Đến nay, toàn bộ 18/18 xã được đầu tư xây dựng nhà vănhóa hóa xã (trong đó 02 nhà văn hóa xã Bản Cái, Nậm Khánh đầu tư năm2020); 148/148 thôn có nhà văn hóa thôn (trong đó xây dựng mới năm 2020
là 13 nhà ); 08/18 xã có khu thể thao xã Về trang thiết bị, trong năm thựchiện cấp mới 34 bộ trang thiết bị nhà văn hóa thôn; lũy kế toàn huyên có 158nhà văn hóa thôn và 16/18 nhà văn hóa xã được cấp trang thiết bị hoạt động.Các nhà văn hóa xã, thôn và sân thể thao xã đang được sử dụng hiệu quả lànơi sinh hoạt văn hóa, thể thao, tổ chức các hoạt động vui chơi cho thiếu nhitrên địa bàn Tiêu chí cơ sở vật chất văn hóa có đến nay có 08/18 xã hoànthành
Trang 15* Cơ sở hạ tầng thương mại nông thôn: Toàn huyện có 06 chợ xã Bên
cạnh đó, tại trung tâm các xã đều có ít nhất 01 - 02 cơ sở kinh doanh hàng tạphóa, đảm bảo các tiêu chuẩn theo quy định (về diện tích, bảng hiệu, danh mụchàng hóa, quầy kệ trưng bày, ) Nhìn chung, hệ thống cơ sở hạ tầng thươngmại nông thôn đã cơ bản đáp ứng được nhu cầu buôn bán, trao đổi hàng hóathiết yếu của người dân trên địa bàn Đến nay, 18/18 xã hoàn thành và duy trìđạt tiêu chí cơ sở hạ tầng thương mại nông thôn
* Thông tin và truyền thông: Toàn huyện có 16/18 xã có điểm bưu điện
văn hóa xã (còn 02 xã Tả Củ Tỷ, Nậm Lúc sử dụng hòm thùng thư côngcộng) Hạ tầng viễn thông, internet tiếp tục phát triển; 100% trung tâm các xã,trên 95% thôn được phủ sóng di động, tỷ lệ thôn có internet đạt 43,9% Cấpphát phương tiện nghe xem (62 ti vi, 16 radio) cho 78 hộ dân tại các xã ThảiGiàng Phố, Nậm Lúc, Cốc Ly, Bản Cái Triển khai lắp đặt 02 đài truyền thanh
xã Tả Củ Tỷ và Lùng Phình, đến nay 100% xã có đài truyền thanh Việc ứngdụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý điều hành được đẩy mạnh;các xã sử dụng 03 ứng dụng CNTT trong công tác quản lý điều hành ; 97,3%cán bộ, công chức cán bộ, công chức được trang bị máy tính có kết nối mạngnội bộ và internet phục vụ công việc Tiêu chí thông tin truyền thông duy trì18/18 xã đạt
* Nhà ở dân cư: Tăng cường vận động, tuyên truyền các hộ dân cải tạo,
nâng cấp, xây dựng mới nhà ở Đến tháng 9/2021, tổng số hộ có nhà đạt
chuẩn nông thôn mới là 11.290 hộ/12.656 hộ, đạt 89,2%; còn 03 xã (Tả Củ
Tỷ, Lùng Phình, Thải Giàng Phố) có tỷ lệ hộ nhà đảm bảo tiêu chuẩn <75%.
Tiêu chí nhà ở duy trì 14/18 xã hoàn thành
2.2.3 Phát triển sản xuất gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, nâng cao thu nhập cho người dân
Phát triển sản xuất gắn tái cơ cấu nông nghiệp: Kinh tế nông nghiệptiếp tục phát triển ổn định, các chỉ tiêu tổng hợp tăng so với cùng kỳ Tốc độtăng trưởng ngành theo GRDP tiếp tục giữ mức cao, đạt 7,78% (bình quântoàn tỉnh đạt 4,34%); tỷ trọng ngành nông nghiệp trong cơ cấu GRDP toànhuyện giảm còn 33,06% Năng suất, sản lượng các loại cây trồng chính đều