MỞ ĐẦU 1. Tin cấp thiết của đề tài Tổ chức Hội Nông dân có vị trí, vai trò rất quan trọng, là nơi rèn luyện, giáo dục, kết nạp hội viên, là cầu nối giữa Đảng với nông dân; nơi tuyên truyền vận động nông dân thực hiện các phong trào phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội tại địa phương. Tổ chức các hoạt động hỗ trợ, tư vấn, dịch vụ giúp nông dân phát triển sản xuất, tuyên truyền các tiến bộ khoa học kỹ thuật mới áp dụng trong sản xuất, tạo việc làm tăng thu nhập, chăm lo đời sống vật chất tinh thần của hội viên nông dân; nắm bắt và phản ánh tâm tư nguyện vọng chính đáng của hội viên, nông dân với Đảng, chính quyền. Bước vào thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đặc biệt là sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn, hoạt động Hội và phong trào nông dân huyện Bảo Thắng những năm qua có những tiến bộ nhất định, đã thu hút đông đảo nông dân vào công cuộc phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, giữ vững an ninh quốc phòng trên địa bàn huyện. Hội Nông dân từ huyện đến cơ sở đã thực hiện chủ trương đổi mới phương thức lãnh đạo, chỉ đạo, hướng về cơ sở, lấy cơ sở là trung tâm nòng cốt để thực hiện các phong trào của Hội, chú trọng củng cố, kiện toàn Hội cả về số lượng và chất lượng, tăng cường các hoạt động hỗ trợ để nông dân phát triển sản xuất, kinh doanh như đẩy mạnh hoạt động tư vấn, hỗ trợ, giúp đỡ nông dân về vốn, giống, vật tư nông nghiệp, khoa học kỹ thuật, tổ chức dạy nghề, cung ứng vật tư nông nghiệp… Các phong trào thi đua trong nông dân như phong trào nông dân SXKD giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững, phong trào nông dân thi đua xây dựng nông thôn mới, phong trào nông dân tham gia đảm bảo quốc phòng an ninh đã khích lệ động viên hàng ngàn hộ nông dân tích cực, chủ động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, đầu tư vốn, giống vào sản xuất kinh doanh; tích cực ủng hộ tiền, vật chất, hiến đất, đóng góp công lao động xây dựng nông thôn mới.Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được vai trò của Hội Nông dân vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu trong việc xây dựng nông thôn, hoạt động Hội và phong trào nông dân ở Bảo Thắng nhiều nơi còn mang tính hình thức, chất lượng hội viên chưa cao, vị trí vai trò của tổ chức cơ sở Hội nhiều nơi chưa được khẳng định rõ ràng; chất lượng công tác tuyên truyền, giáo dục tư tưởng còn hạn chế, kém hiệu quả; nội dung sinh hoạt còn nghèo nàn, thiếu hấp dẫn; chưa có nhiều hoạt động thiết thực để thu hút nhiều nông dân tham gia vào Hội; 3 phong trào và các cuộc vận động của Hội chưa được rõ nét; các hoạt động dịch vụ, hỗ trợ nông dân chất lượng chưa đáp ứng yêu cầu đề ra…Xuất phát từ những yêu cầu trên, tôi chọn vấn đề: “Phát huy vai trò của Hội Nông dân huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai trong xây dựng nông thôn mới”, làm Khóa luận tốt nghiệp trung cấp lý luận Chính trị Hành chính2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Mục đích của đề tàiĐề tài nghiên cứu về Vai trò của Hội Nông dân trong xây dựng nông thôn ở huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai được phát huy nhằm góp phần tham gia xây dựng hệ thống chính trị cơ sở trong sạch vững mạnh; đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao công tác vận động nông dân xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Bảo Thắng. Nhiệm vụ của đề tài Trình bày một số vấn đề chung về nông dân, quan điểm, chủ trương của Đảng về công tác vận động nông dân và xây dựng nông thôn mới. Phân tích, làm rõ đặc điểm nông nghiệp, nông dân, nông thôn ở huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai. Đánh giá thực trạng công tác vận động nông dân của Hội Nông dân tham gia xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai. Chỉ ra nguyên nhân của những kết quả và hạn chế trong công tác vận động nông dân xây dựng nông thôn mới của Hội Nông dân huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài Đề tài nghiên cứu vai trò của Hội Nông dân huyện Bảo Thắng tỉnh Lào Cai trong xây dựng nông thôn mới, từ năm 2015 đến nay. 4. Phương pháp nghiên cứu Đề tài sử dụng phương pháp phân tích, khảo sát thực tế, tổng hợp, so sánh, tham dự... để làm rõ nội dung trên.5. Kết cấu của đề tàiNgoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục đề tài gồm 3 chương, 7 tiết.