XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TẠI HUYỆN BẮC HÀ 3.1. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả của mô hình xây dựng nông thôn mới
Xây dựng nông thôn mới là việc đổi mới tư duy, nâng cao năng lực của người dân, tạo động lực giúp họ chủ động phát triển kinh tế, xã hội, góp phần thực hiện chính sách vì nông nghiệp, nông dân, nông thôn, thayđổi cơ sở vật chất và diện mạođời sống, văn hoá, qua đó thu hẹp khoảng cách sống giữa nông thôn và thành thị. Đây là quá trình lâu dài và liên tục, là một trong những nội dung trọng tâm cần tập trung lãnh đạo, chỉ đạo trong đường lối, chủ trương phát triển đất nước và của các địa phương trong giai đoạn trước mắt cũng như lâu dài.
Để xây dựng nông thôn mới mang lại hiệu quả cao, cần tạo ra một phong trào với sự vào cuộc của người dân địa phương và các cấp chính quyền liên quan. Muốn vậy, mô hình phát triển nông thôn mới phải sát với điều kiện thực tế. Bên cạnh đó, cần tăng đầu tư cho nông nghiệp, nông dân, nông thôn, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, bồi dưỡng kiến thức quản lý cho cán bộ
HTX, tổ hợp tác, chủ trang trại, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, hỗ trợ đào tạo nghề cho nông dân.
Xây dựng mô hình nông thôn mới cần phải căn cứ vào từngđiều kiện cụ thể của vùng về tiềm năng, lợi thế, năng lực cán bộ và khả năng đóng góp của người dân. Từ đó đưa các định hướng và giải pháp phù hợp nhằm xây dựng mô hình nông thôn mới phù hợp sau:
* Đào tạo, nâng cao nguồn nhân lực xây dựng nông thôn mới
Để công tác xây dựng nông thôn mới thành công, công tác vận động quần chúng nhân dân phải hết sức toàn diện. Muốn làm được điều đó đòi hỏiđội ngũ cán bộ phải có đầy đủ năng lực, có trình độ và lòng nhiệt tình với công việc đồng thời phải bíêt kết hợp với sức mạnh của các đoàn thể. Có thể nói đội ngũ cán bộ cơ sở có vai trò quyết định trong xây dựng nông thôn mới nên việc đào tạo nâng cao năng lực cho cán bộ là việc rất cần thiết, cụ thể:
Chuẩn hoá, sang lọc, bồi dưỡng, ổn định và đưa đi đào tạo cán bộ cấp xã để đảm bảo cán bộ các xã đều đạt trình độ phù hợp với chức danhđược giao.
Đào tạo kiến thức quản lý cho cán bộ hợp tác xã, chủ trang trại.
Thực hiện quy hoạch kế hoạch triển khai thực hiện, điều hành dự án trên địa bàn huyện.
Tập huấn, chuyển giao tiến bộ kĩ thuật sản xuất cho nông thôn: Xây dựng các mô hình trình diễn, mô hình khuyến nông – lâm – ngư; Mô hình cơ giới hoá sản xuất, chế biến, bảo quản nông sản sau thu hoạch để người dân tham quan học tập kinh nghiệm.
* Nâng cao dân trí
Trong sự phát triển của nhân loại nói chung và của Việt Nam nói riêng con người luôn là nhân tố quyếtđịnh mọi sự phát triển. Việc quan trọng nhất với nông thôn nước ta hiện nay làđưa KHKT vào sản xuất nông nghiệpđể nâng cao hiệu quả sản xuất, nâng cao thu nhập cho người dân. Muốn vậy, việc chúng ta cần làm trước mắt là nâng cao dân trí để người dân có thể nắm bắtđược những TBKH mới vào sản xuất. Đồng thời, hiện nayđây là chủ
trương củaĐảng và Nhà nước ta, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng CNH - HĐH nông nghiệp nông thôn.
Để việc xây dựng mô hình nông thôn mới thành công, đòi hỏi người dân cần phải có ý thức tự nâng cao trìnhđộ của mình nhằm đưa các hoạt động đi theo đúng kế hoạch. Vì lợi ích của chính mình và lợi ích của cộngđồng.
* Tăng cường sự tham gia của người dân trong xây dựng nông thôn mới
Sự tham gia của người dân và cộng đồng đóng một vai trò rất lớn trong xây dựng nông thôn mới. Vì vậy muốn xây dựng thành công nông thôn mới phải làm cho họ tin tưởng vào chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước từ đó có thể phát huy được sự tham gia của ngừời dân. Muốn vậy trước hết chúng ta phải xác định đúng trọng tâm, trọng điểm của xây dựng nông thôn mới, giải quyết những khó khăn bức xúc của người dân trong sản xuất, phát triển kinh tế nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của họ.
Để người dân thực sự tham gia vào chương trình xây dựng nông thôn mới phải thực hiện ngay từ việc lựa chọn những nội dung, những công trình cộng đồng mà họ cho là bức xúc và tác động đến đời sống và sản xuất của người dân.
* Xây dựng nông thôn gắn với quản lý bảo vệ tài nguyên môi trường
Vấn đề bảo vệ nguồn tài nguyên, bảo vệ môi trường từ việc quản lý nguồn nước cấp, thoát nước, thu gom rác thải. Hiện nay vấn đề ô nhiễm môi trường ở nông thôn đang ngày càng trở nên trầm trọng đã làm ảnh hưởng lớn đời sống của người dân. Nguyên nhân do sự xuất hiện của các làng nghề, ý thức của người dân chưa tốt đã gây ô nhiễm môi trường và nguồn nước. Vì vậy các địa phương cần chú ý xây dựng, cải tạo hệ thống xử lý rác thải, tổ chức thu gom, xử lý rác thải tập trung, hệ thống cấp nước sinh hoạt. Khắc phục tình trạng ô nhiễm nguồn nước, không khí hiện nay ở địa bàn xã, cấp nước sinh hoạt hợp vệ sinh đến các hộ, xây dựng khu chăn nuôi, khu sản xuất tiểu thủ công nghiệp có ô nhiễm ra khỏi khu dân cư.
Mặt khác, cần có những chương trình, kế hoạch kể cả ngắn hạn cũng như dài hạn trong công tácđào tạo, chuyển giao khoa học công nghệ…ở khu
vực nông thôn gắn với các chương trình phát triển nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới.
3.2. Kiến nghị
Xây dựng nông thôn mới là quá trình lâu dài và liên tục. Để đảm bảo tính thống nhất, cần thiết phải xây dựng một kế hoạch phát triển tổng thể có định hướng dài hạn. Tuy nhiên, vẫn phả iđảm bảo yếu tố hài hoà giữa yêu cầu tính thống nhất trong phát triển với năng lực hiện tại của cộng đồng. Để đem đến sự thay đổi mạnh mẽ, có hiệu quả thì công tác phát triển nông thôn cấp cơ sở phải được thực hiện liên tục. Cần tạo ra một phong trào với sự vào cuộc của người dân địa phương và các cấp chính quyền liên quan. Muốn vậy, mô hình phát triển nông thôn mới phải sát vớiđiều kiện thực tế và có khả năng nhân rộng.
Với sự hỗ trợ chủ chương và chính sách của Đảng, Nhà nước cùng với sự hỗ từ các tổ chức bên ngoài về cả mặt tài chính và kỹ thuật thì việc triển khai xây dựng mô hình nông thôn mới sẽ đáp ứng tiến độ và kết quả như mong muốn. Qua nghiên cứu tìm hiểu tình hình thực hiện chủ trương xây dựng nông thôn mới tại huyện Bắc Hà, tôi xin đưa ra một số kiến nghị như sau:
Trong điều kiện nguồn lực hỗ trợ của Nhà nước còn hạn hẹp, cần coi nguồn vốn nội lực là chính, dựa vào nội lực cộng đồng và do người dân làm chủ.
Đối với cấp ủy chính quyền địa phương: Cần chỉ đạo, tìm kiếm thúc đẩy khoa học kỹ thuật, đưa vốn đầu tư, khoa học kĩ thuật vào sản xuất và mở rộng ngành nghề tạo thêm công ăn việc làm cho lao động trên địa bàn huyện.
Phải tuyên truyền để người dân hiểu được mục đích, ý nghĩa, nội dung của việc xây dựng nông thôn mới.
Phải giúp người nông dân xây dựng được quy hoạch phát triển nông thôn mới dựa trên bộ tiêu chí quốc gia đã ban hành và dựa trên chuẩn của các ngành.
Cho người nông dân biết những chính sách hỗ trợ của nhà nước để họ có thể lựa chọn việc nào làm trước, việc nào làm sau.
Đối với nhân dân: Cần phải tham gia tích cực hơn nữa vào công cuộc xây dựng thôn, xóm giàu đẹp. Mạnh dạn đưa các tiến bộ khoa học vào ứng dụng để tìm ra phương thức sản xuất phù hợp với địa phương và với điều kiện của từng hộ để mang lại hiệu quả kinh tế cao. Tích cực tham gia vào việc gìn giữ, phát huy truyền thống của các nghề truyền thống để tận dụng nguồn lao động nhàn rỗi, tăng thêm thu nhập cho hộ.
KẾT LUẬN
Xây dựng nông thôn mới là một công trình lớn, cũng là công trình do nông dân tự chủxây dựng. Nhưng do hiện nay, mức thu nhập của người nông dân còn thấp, không thể tự mình hoàn thành công tác xây dựng mà cần phải có sự trợ giúp về tài chính của chính phủ, thậm chí ở những vùng có kinh tế kém phát triển phải hoàn toàn dựa vào chính phủ đầu tư.
Sau một thời gian nghiên cứu những lý luận cơ bản và thực trạng xây dựng nông thôn mới tại huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai , em rút ra một số kết luận sau:
Thứ nhất, xây dựng nông thôn mới không phải là một dự án đầu tư do nhà nước cấp ngân sách mà đây là quá trình xây dựng và phát triển cộng đồng dựa vào nội lực của cộng đồng.
Thứ hai, các nguồn hỗ trợ bên ngoài cho quá trình xây dựng nông thôn mới chỉ có tính chất hỗ trợ và thúc đẩy các hoạt động phát triển của nông thôn.
Thứ ba, được sự quan tâm, hỗ trợ vốn của Nhà nước các hoạt động phát triển được thực hiện đi đúng kế hoạch, bám sát vào nhu cầu thực tế của người dân. Ngoài ra, tạo được lòng tin của người dân dưới sự dẫn đường chỉ lối của Đảng và Nhà nước.
Mặc dù quá trình xây dựng nông thôn mới tại huyện Bắc Hà đã thu được nhiều kết quả đáng khích lệ, nhưng vẫn chưa được như mong đợi. Cụ thể là: Các hoạt động vẫn chưa nêu cao được tính tự chủ của người dân, họ vẫn chưa tự nhận thấy vai trò làm chủ cộng đồng của mình, sự tham gia vào
các hoạt động phát triển đại phương, lập kế hoạch, kiểm tra, nghiệm thu, giám sát và quyết toán các công trình; Mặt khác, trình độ người dân còn hạn chế và năng lực của các tổ chức hội, đoàn thể còn thấp; Sự chuyển dịch cơ cấu còn chậm.
Tuy nhiên với quan điểm xác định xây dựng nông thôn mới giữ vai trò trọng tâm, xuyên suốt, là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội. Xây dựng nông thôn mới tiến hành đồng loạt ở tất cả các xã, thực hiện đồng bộ tất cả các tiêu chí, kế thừa, lồng ghép các chương trình, dự án và các cuộc vận động, các phong trào quần chúng đang được triển khai, theo phương châm dựa vào nội lực của cộng đồng dân cư là chính, có sự hỗ trợ một phần từ ngân sách Nhà nước. Việc xây dựng nông thôn mới phải đảm bảo phương châm "Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra và dân thụ hưởng" thì chương trình xây dựng Nông thôn mới tại huyện Bắc Hà sẽ có bước tiến phát triển vượt bậc trong thời gian tới, quyết tâm đưa Bắc Hà ra khỏi huyện nghèo vào năm 2025.