1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

bài tiểu luận vi pháp pháp luật hành chính

11 19 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 11
Dung lượng 116,36 KB

Nội dung

Trong tình huống nêu trên, Nguyễn Văn B đã điều khiển xe ô tô chạy quá tốc độ quy định 9km/h, vì vậy hành vi vi phạm hành chính được xác định ở đây là: “Điều khiển xe chạy quá tốc độ quy

Trang 1

MỤC LỤC

NỘI DỮNG SG 21 1111318111111 1118111181311 1111111111111 T11 HT Tan ren, 2

L) Xác định hành vi vi phạm và phân tích các yếu tô cấu thành vi phạm hành

1.2) Các yếu tô câu thành vi phạm hành chính 5-2-2 ® SE E+eEeEeEe£s+exe: 2

€) (Chủ tHỂ E999 81113959518 919 3 19 0911 11999 gu HT ni 3 d) Khách thhỂ E999 31518 9 9 1 5 0101 111g 10 Tu HT ngu ng 4

2) Xác định hình thức và mức xử phạt mà người có thâm quyên áp dụng đối với B

\§¡ 2) 9:1) 00 09):12)98191;117577/aÚAẶẶỶ 4 3) Xác định thâm quyền xử phạt vi phạm hành chính đối với Nguyễn Văn B và nêu

4) Nguyễn Văn B có thể bị xử lí kỉ luật không? Nêu căn cứ pháp luật 7 KẾT LUẬN G11 S111 11111 11191 11T TT TT TH Hàn nàn kg 8 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO - 2-2-2 St se Se SE SeEESESESEEeErerserersees 9

Trang 2

MO DAU

Vi pháp pháp luật hành chính là hành vi có mức độ gây nguy hiểm cho xã hội thấp hơn tội phạm nhưng lại gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại cho lợi ích của Nhà nước và xã hội Theo khoản 1 Điều 2 Luật xử lí vi phạm hành chính 2012, vi phạm hành chính là hành vi có lỗi do cá nhân, tổ chức thực hiện, vi phạm quy định của pháp luật về quản lý nhà nước mà không phải là tội phạm và theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt vi phạm hành chính Đây là loại vi phạm pháp luật phô biến nhất, diễn ra trên mọi lĩnh vực nhưng nhiều nhất là vi phạm trong lĩnh vực giao thông đường bộ Tình trạng vi phạm giao thông đường bộ xảy ra quá nhiều là nguyên nhân dẫn đến tỉ lệ tai nạn giao thông ở nước ta dẫn đâu so với các nước trong khu vực Việc xác định hành vi vi phạm, hình thức xử phạt, thủ tục xử phạt đối với các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ

là vô cùng cần thiết để góp phần giảm thiểu tai nạn giao thông, đem lại sự an toàn cho người dân khi lưu thông trên đường

Trang 3

NOI DUNG

Tình huống: Ngày 20/1/2019 người có thắm quyên phát hiện Nguyễn Văn B, công

chức bộ T trên đường đi làm về đã điều khiển xe ô tô chạy quá tốc độ quy định

9kmih

1) Xác định hành vi vi phạm và phân tích các yếu tố câu thành vi phạm hành

chính:

1.1) Hành vi vi phạm

Hành vi vi phạm hành chính là hành vi xâm phạm các quy tắc quản lí nhà nước và

đã bị pháp luật hành chính ngăn cắm, được pháp luật quy định rằng những hành vi này sẽ bị xử phạt bằng các hình thức, biện pháp xử phạt hành chính Trong tình huống nêu trên, Nguyễn Văn B đã điều khiển xe ô tô chạy quá tốc độ quy định 9km/h, vì vậy hành vi vi phạm hành chính được xác định ở đây là: “Điều khiển xe

chạy quá tốc độ quy định” theo điểm a khoản 3 Điều 5 Nghị định 46/2016/NĐ-CP

về quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và

đường sắt Cụ thể, điểm a khoản 3 Điều 5 quy định xử phạt đối với hành vi điều

khiển xe chạy quá tốc độ quy định từ 05 km/h đến dưới 10 km/h Bên cạnh đó,

theo khoản 11 Điều 8 Luat giao thông đường bộ 2008 quy định về các hành vi bị

nghiêm cắm, hành vi vi phạm của B có thé được xác định là: “điều khiến xe cơ

giới chạy quá tốc độ quy định”, cu thê ở đây là “Điều khiến xe cơ giới chạy quá tốc

độ quy định, giành đường vượt ấu”

1.2) Các yếu tổ cầu thành vi phạm hành chính

Vi phạm hành chính được cấu thành bởi bốn yếu tô bao gồm mặt khách quan, mặt

chủ quan, chủ thể và khách thể

a) Mặt khách quan:

Dấu hiệu bắt buộc trong mặt khách quan của vi phạm hành chính là hành vi vi phạm hành chính Tuy nhiên, trên thực tế, dấu hiệu trong mặt khách quan có tính

3

Trang 4

chất phức tạp không đơn thuần chỉ có một dấu hiệu nội dung trái pháp luật trong hành vi mà còn có thê có sự kết hợp với những yếu tố khác, như: thời gian thực hiện hành vi vi phạm, địa điểm thực hiện hành vi vi phạm, công cụ và phương tiện

vỉ phạm, hậu quả và mối quan hệ nhân quả Xét tình huống trên, mặt khách quan của vi phạm hành chính là hành vi điều khiển xe ô tô chạy quá tốc độ quy định của

B Thời gian thực hiện hành vi là sau giờ tan làm; địa điểm thực hiện hành vi là trên đường đi làm về; công cụ, phương tiện vi phạm là ô tô; hậu quả là đã làm mất trật tự giao thông đường bộ Đây là hành vi đã bị pháp luật hành chính ngăn cắm

và có quy định xử phạt, cu thế được quy định trong Nghị định 46/2016/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt b) Mặt chủ quan

Dấu hiệu bắt buộc trong mặt chủ quan của vi phạm hành chính là dấu hiệu lỗi của chủ thể vi phạm Vi phạm hành chính phải là hành vi có lỗi thê hiện dưới hình thức

có ý hoặc vô ý Ngoài dấu hiệu lỗi, pháp luật còn xác định dấu hiệu mục đích là

dấu hiệu bắt buộc của một số loại vi phạm hành chính Xét tình huống trên, ông Nguyễn Văn B là người đang trong trạng thái có đầy đủ khả năng nhận thức và

điều khiển hành vi của mình, có thể nhận thức hành vi điều khiển xe chạy quá tốc

độ của mình là hành vi vi phạm quy định của pháp luật hành chính nhưng vẫn thực hiện Do vậy có thê xác định lỗi của B là lỗi cỗ ý trong mặt chủ quan của vi phạm hành chính

c) Cha thé

Chủ thể thực hiện hành vi vi phạm hành chính là các tô chức, cá nhân có năng lực chịu trách nhiệm hành chính theo quy định của pháp luật hành chính Theo như pháp luật hiện hành quy định, cá nhân là chủ thể của vi phạm hành chính phải là người không mắc các bệnh tâm thần hoặc mắc các bệnh khác làm mất khả năng

nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi và đủ độ tuổi do pháp luật quy định

Cu thé la: “Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi bị xử phạt vi phạm hành chính về

4

Trang 5

vi phạm hành chính do cô ý; người từ đủ l6 tuổi trở lên bị xử phạt vi phạm hành chính về mọi vi phạm hành chính.” (theo điểm a khoản 1 Điều 5 Luật xử lí vi phạm

hành chính 2012 quy định về “Các đối tượng bị xử phạt vi phạm hành chính”) Xét

thấy tại trường hợp này, B đã là công chức bộ T và có khả năng điều khién phương tiện giao thông là xe ô tô nên có thể kết luận rằng ông B là người có năng lực chịu trách nhiệm hành chính và có thê trở thành chủ thê của vi phạm hành chính

d) Khách thể

Dau hiệu khách thê để nhận biết về vi phạm hành chính là hành vi vi phạm này đã

xâm hại đến trật tự quản lí hành chính nhà nước được pháp luật hành chính quy

định và bảo vệ Hành vi điều khiến xe vượt quá tốc độ quy định của Nguyễn Văn B

là hành vi xâm phạm trật tự quản lí nhà nước, cụ thể là trật tự quản lí nhà nước trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đã được pháp luật hành chính ngăn cắm và quy định hình thức xử phạt

2) Xác định hình thức và mức xử phạt mà người có thâm quyên áp dụng doi với B và nêu căn cứ pháp luật

Dựa theo Điều 21 Luật Xử lí vi phạm hành chính 2012 quy định về “Các hình thức

xử phạt và nguyên tắc áp dụng” có thê thấy các hình thức xử phạt vi phạm hành chính bao gồm: các hình thức xử phạt chính (phạt cảnh cáo, phạt tiền) và các hình thức xử phạt bô sung (tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn; tịch thu tang vật vi phạm hành chính, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính; trục xuất) Trong đó mỗi vi phạm hành chính chỉ được áp dụng một hình thức xử phạt chính và một hoặc nhiều

hình thức xử phạt bố sung, hình thức xử phạt bố sung phải đi kèm với hình thức xử

phạt chính

Trong tình huống trên, Nguyễn Văn B là người có năng lực trách nhiệm hành chính đây đủ và hành vi vi phạm của B không có tình tiết giảm nhẹ nên không thê

Trang 6

áp dụng hình thức xử phạt cảnh cáo Vì vậy, hình thức xử phạt chính được áp dụng với hành vi vi phạm của B là phạt tiền Ở đây, phương tiện giao thông mà B điều

khiến là ô tô nên trường hợp này rơi vào Điều 5 của Nghị định 46/2016/NĐ-CP

quy định về việc xử phạt người điều khiến, người được chở trên xe ô tô và các loại

xe tương tự xe ô tô vỉ phạm quy tắc giao thông đường bộ Bên cạnh đó, B điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định 9km/h nên căn cứ vào điểm a khoản 3 Điều 5

Nghị định 46/2016/NĐ-CP: “Phạt tiền từ 600.000 đồng đến 800.000 đồng đối với

người điều khiến xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây: Điều khiến

xe chạy quá tốc độ quy định từ 05 km/h đến dưới 10 kmih ”, có thể xác định

khung tiền phạt cho B là từ 600.000 đồng đến 800.000 đồng Căn cứ khoản 4 Điều

23 Luật xử lí vi phạm hành chính 2012 quy định: “Mức tiên phạt cụ thê đối với

một hành vi vi phạm hành chính là mức trung bình của khung tiền phạt được quy

định đối với hành vi đó; nếu có tình tiết giảm nhẹ thì mức tiền phạt có thê giảm

xuống nhưng không được giảm quá mức tối thiểu của khung tiền phạt; nếu có tình tiết tăng nặng thì mức tiền phạt có thế tăng lên nhưng không được vượt quá mức tiên phạt tối đa của khung tiền phạt”, có thể xác định mức tiền phạt cụ thể đối với hành vi vi phạm hành chính trong trường hợp này là 700.000 đồng do không có

tình tiết tăng nặng và giảm nhẹ theo Điều 9 và Điều 10 Luật xử lí vi phạm hành chính 2012

3) Xác định thấm quyền xử phạt vi phạm hành chính đối với Nguyễn Văn B

và nêu căn cứ pháp luật

Việc xử phạt vi phạm hành chính được giao cho nhiều cơ quan, cán bộ có thâm quyền khác nhau thực hiện Theo quy định của pháp luật, thâm quyên xử phat vi phạm hành chính thuộc về các cơ quan sau đây: Ủy ban nhân dân các cấp; cơ quan công an nhân dân; bộ đội biên phòng: cơ quan cảnh sát biển; cơ quan hải quan; cơ quan kiểm lâm; cơ quan thuế; cơ quan quản lí thị trường: cơ quan thanh tra; cảng

Trang 7

vụ hàng hải, cảng vụ đường thủy nội địa, cảng vụ hàng không: Tòa án nhân dân và

cơ quan thi hành án dân sự; cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự, cơ quan khác được ủy quyên thực hiện chức năng lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài; cục quản lí lao động ngoài nước; hội đồng cạnh tranh và cơ quan quản lí cạnh tranh Điều 70 Nghị định 46/2016/NĐ-CP phân định thâm quyền xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ đường sắt bao gồm Chủ tịch Ủy ban nhân dân

các cấp có thẳm quyền xử phạt đối với các hành vi vi phạm quy định tại Nghị định

này trong phạm vi quản lý của địa phương mình và cảnh sát giao thông có thâm quyền xử phạt đối với các hành vi vi phạm được quy định trong Nghị định này cụ thể là các hành vi vi phạm trong lĩnh vực giao thông đường bộ của người và phương tiện tham gia giao thông trên đường bộ theo khoản 1 và khoản 2 Điều 70 Xác định được mức phạt tiền cụ thể đối với B là 700.000 đồng, vì vậy trong trường hợp này, thắm quyền xử phạt vi phạm hành chính sẽ thuộc về:

- Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp: Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã (Phạt tiền đến 4.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực giao thông đường bộ),

Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện (Phạt tiền đến 20.000.000 đồng đối với hành

vỉ vi phạm trong lĩnh vực giao thông đường bộ) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp

tỉnh (Phạt tiền đến 40.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực giao

thông đường bộ) theo Điều 71 Nghị định 46/2016/NĐ-CP

- Trạm trưởng, Đội trưởng của chiến sĩ công an nhân dân đang thi hành công vụ

theo điểm b khoản 2 Điều 72 Nghị định 46/2016/NĐ-CP có thâm quyên xử phạt

đến 1.200.000 đồng đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực giao thông đường bộ

- Trưởng Công an cấp xã, Trưởng đôn Công an, Trạm trưởng Trạm Công an cửa

khẩu khu chế xuất theo điểm b khoản 3 điều 71 Nghị định 46/2016/NĐ-CP có thấm quyền xử phạt phạt tiền đến 2.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm trong

lĩnh vực giao thông đường bộ

Trang 8

- Trưởng Công an cấp huyện; Trưởng phòng nghiệp vụ thuộc Cục Cảnh sát giao thông: Trưởng phòng Công an cấp tỉnh gồm Trưởng phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Trưởng phòng Cảnh sát trật tự Trưởng phòng Cảnh sát phản ứng nhanh, Trưởng phòng Cảnh sát giao thông, Trưởng phòng Cảnh sát giao thông đường bộ - đường sắt; Thủ trưởng đơn vị Cảnh sát cơ động từ cấp đại đội trở lên theo điểm b khoản 4 Điều 72 có thâm quyên phạt tiền đến 8.000.000 đồng đối với hành vị vI phạm trong lĩnh vực giao thông đường bộ

- Giám đốc Công an cấp tỉnh theo điểm b khoản 5 Điều 72 có thâm quyền phạt tiền đến 20.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực giao thông đường bộ

- Cục trưởng Cục Cảnh sát giao thông, Cục trưởng Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội theo điểm b khoản 6 Điều 72 có thấm quyên xử phạt đến 40.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực giao thông đường bộ

4) Nguyễn Văn B có thể bị xử lí kỉ luật không? Nêu căn cứ pháp luật

Điều 3 Nghị định 34/2011/NĐ-CP Quy định về xử lí kỉ luật công chức quy định:

“Các hành vi bị xử lý kỷ luật:

1 Vi phạm việc thực hiện nghĩa vụ đạo đức và văn hóa giao tiếp của công chức trong thi hành công vụ; những việc công chức không được làm quy định tại Luật Cán bộ, công chức

2 VI phạm pháp luật bị Tòa án kết án băng bản án có hiệu lực pháp luật

3 Vi phạm quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng: thực hành tiết kiệm chống lãng phí; bình đăng giới; phòng, chống tệ nạn mại dâm và các quy định khác của pháp luật liên quan đến công chức nhưng chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự”.

Trang 9

Điều 18 Luật cán bộ công chức 2008 quy định những việc cán bộ, công chức không được làm liên quan đến đạo đức công vụ:

“1 Trốn tránh trách nhiệm, thoái thác nhiệm vụ được giao; gây bè phái, mất đoàn kết; tự ý bỏ việc hoặc tham gia đình công

2 Sử dụng tài sản của Nhà nước và của nhân dân trái pháp luật

3 Lợi dụng, lạm dụng nhiệm vụ, quyền hạn; sử dụng thông tin liên quan đến công

vụ để vụ lợi

4 Phân biệt đối xử dân tộc, nam nữ, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo dưới mọi hình thức.”

Điều 20 Luật cán bộ, công chức 2008 quy định những việc khác cán bộ công chức không được làm: “Ngoài những việc không được làm quy định tại Điều 18 và Điều

19 của Luật này, cán bộ, công chức còn không được làm những việc liên quan đến sản xuất, kinh doanh, công tác nhân sự quy định tại Luật phòng, chống tham những, Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và những việc khác theo quy định của pháp luật và của cơ quan có thâm quyền”

Trong tình huống trên, ông Nguyễn Văn B được xác định là đang “trên đường di làm về”, tức là đang không trong tình trạng thực hiện thi hành công vụ Xác định được hành vi vi phạm của B là điều khiến xe ô tô chạy quá tốc độ quy định nên không rơi vào trường hợp nào bị xử lí kỉ luật theo Điều 3 Nghị định 34/2011/NĐ-

CP đồng thời cũng không vi phạm những điều công chức không được làm theo Luật cán bộ, công chức 2008 Như vậy, B sẽ không bị áp dụng các hình thức kỉ luật

theo Điều 3 Nghị định 34/2011/NĐ-CP quy định về xử lí kỉ luật công chức.

Trang 10

KẾT LUẬN

Tình trạng nảy sinh vĩ phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ ngày nay là vô cùng phố biến Trên thực tế, nhiều người dân chưa nắm rõ luật, hoặc năm

rõ luật nhưng vẫn vô ý hay cô ý để xảy ra vi phạm càng khiến cho các hành vi vi phạm trong lĩnh vực này tăng mạnh Đối với các tình huồng cụ thể, cần xác định rõ hành vi vi phạm, hình thức xử phạt, mức xử phạt, thâm quyên xử phạt và thủ tục

xử phạt theo đúng quy định của pháp luật nhằm xử lí đúng người, đúng vi phạm, tăng hậu quả răn đe Đông thời cần có những biện pháp cụ thê hơn để nâng cao hiểu biết của người dân về pháp luật, tạo cho người dân thái độ tôn trọng, chấp hành đúng quy định của pháp luật, chỉ có như vậy mới có thể giảm thiểu tình trạng

vi phạm quy định trong lĩnh vực giao thông, nâng cao trật tự, an toàn xã hội

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

10

Ngày đăng: 14/11/2021, 09:11

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w