1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

BÀI TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN MÔN QUẢN TRỊ NHÂN LỰC

18 33 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 18
Dung lượng 491,14 KB

Nội dung

Từ phân tích trên ta thấy để ứng dụng câu triết lý trên vào trong quản trị doanh nghiệp đặc biệt là trong quản trị nhân lực thì trước hết người lãnh đạo cần phải có những kiến thức cơ bả

Trang 1

BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG

BÀI TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN MÔN: QUẢN TRỊ NHÂN LỰC

Giảng viên: PGS TS Nguyễn Thị Minh An Sinh viên thực hiện : Tạ Thị Ngọc Ánh

Mã sinh viên : B18DCQT020

Đề tiều luận : 02

Hà Nội – 07/2021

Trang 2

MỤC LỤC Câu 1 (2 điểm ) Bình luận về câu nói “Dụng nhân như dụng mộc” 1 Câu 2 (4 điểm ) 3

a Thiết kế công việc là gì ? Phân tích các yêu cầu đối với thiết kế công việc 3

b Tại sao doanh nghiệp cần phải thiết kế lại công việc , cho ví dụ minh họa ? Phân tích các phương pháp thiết kế và thiết kế lại công việc 3

Câu 3 (4 điểm) : 8

a Trình bày khái niệm tạo động lực lao động , cho ví dụ minh họa Vai trò của hoạt động tao động lực lao động ? 8

b Trình bày thuyết hai yếu tố của Herzberg Trên cơ sơ thuyết hai yếu tố của Herzberg hãy đề xuất giải pháp nhằm tăng cường động lực lao động cho doanh nghiệp 10

Trang 3

1

Đề số 2 Câu 1 (2 điểm ) Bình luận về câu nói “Dụng nhân như dụng mộc”

Trả lời :

Một trong những điều quan trọng nhất đối với một người lãnh đạo là nghệ thuật sử dụng con người Nhân tố con người là yếu tố nền tảng, cốt lõi, thúc đẩy sự phát triển bền vững của cả doanh nghiệp Vì vậy, người lãnh đạo cần phải biết cách dùng người một cách khôn ngoan để tận dụng hết nguồn nhân lực sẵn có

“Dụng nhân như dụng mộc”: Đây là lời dạy về cách dùng người của Đức Khổng Tử

mà từ xưa đến nay đã lưu truyền trong dân gian Câu châm ngôn là kim chỉ nam để những

“Nhà quản lý” vận dụng sắp xếp nhân sự - quản lý đội ngũ trong mỗi cơ quan đơn vị nhằm hoàn thành mục tiêu, thực hiện đạt hiệu quả công việc của cơ quan – đơn vị Xét về mặt ngữ nghĩa của từng từ trong câu nói triết lý trên, theo nghĩa Hán Việt: Từ “dụng” có nghĩa

là “dùng”; từ “Nhân” có nghĩa là “người”; từ “Mộc” nghĩa là “cây” hoặc là “gỗ” Có thể hiểu nôm na “Dụng nhân như dụng mộc” nghĩa là “Cách mà người lãnh đạo sử dụng con người được ví như là người thợ mộc sử dụng cây, gỗ vậy”

Người thợ mộc tài hoa, phải biết tùy thuộc vào từng loại gỗ để làm nhà cửa, để đóng

đồ đạc…vì mỗi loại gỗ, mỗi loại cây đều có những đặc điểm, giá trị khác nhau, cho nên phải tùy theo công năng, hình thức của món đồ mà chọn gỗ cho phù hợp Không thể đem cây gỗ đáng làm xà ngang lại đẽo đi, làm đòn tay; không thể tùy tiện mang loại gỗ làm cột, làm xà để làm hàng rào, tường vách Tất nhiên cũng không thể dùng loại gỗ tạp để làm cột, làm xà… Dùng gỗ mà sai thì vừa phí phạm, mà không khéo lại sập cả nhà Người thợ mộc giỏi không hề bỏ sót một miếng gỗ nào, đối với anh ta miếng gỗ nào cũng có ích, nếu biết đặt nó vào đúng chỗ Một thân gỗ thẳng tắp, tùy kích thước ta có thể xẻ ván, làm kèo, làm cột nhà…Một cây gỗ cong queo tưởng vô tích sự không thể làm được gì nhưng thợ mộc đã tận dụng được chiều cong của nó để biến nó làm cái ách cày hữu dụng Những khúc gỗ ngắn có thể làm chân ghế nhỏ, khúc gỗ dư dài có thể làm giường, cái cửa …và nhiều việc phù hợp khác

Người thợ khéo khi biết sử dụng cây, gố theo đúng ý định trên cơ sở hiểu biết, phân tích đánh giá từng chủng loại phù hợp với từng yêu cầu thì sẽ đem lại hiệu quả vô cùng cao.Áp dụng triết lý đó trong quản trị doanh nghiệp đặc biệt là trong quản trị nhân lực thì người lãnh đạo cần tìm ra điểm mạnh thật sự của mỗi nhân sự, tổ chức, sắp xếp công việc

để tận dụng điểm mạnh của nhân sự đó Người quản lý giỏi phải luôn tự coi mình như một người thợ mộc tài hoa, phải biết sắp xếp, sử dụng cán bộ dưới quyền một cách hợp lý, đúng người đúng việc, đúng vị trí thì mới phát huy được tối đa khả năng, thế mạnh trong công việc của mỗi cá nhân, đồng thời giúp họ hạn chế và khắc phục những tồn tại để thành công trong công việc, mang lại hiệu quả tốt nhất cho cơ quan, đơn vị Việc “dùng người” hiệu

Trang 4

2

quả là yếu tố quyết định đến sự hưng - suy - thành - bại của đơn vị và uy tín sự nghiệp, của người lãnh đạo, của nhà quản lý Một con người bình thường luôn tiềm tàng hai mặt, mặt tích cực và mặt tiêu cực Nếu được ở trong môi trường được quản lý tốt, những mặt tích cực được tạo điều kiện để phát huy, còn những mặt tiêu cực thì không có cơ hội để phát triển, nên họ trở thành người tốt Ngược lại, nếu rơi vào một môi trường thiếu sự quản lý tốt, trong khi mặt tích cực không được tạo điều kiện, không được khuyến khích để phát huy, còn những mặt tiêu cực thì lại có nhiều cơ hội để nảy nở, nên họ dễ bị cám dỗ để trở thành người xấu

Hay nói cách khác, một người nếu được sử dụng tốt, được giao những công việc phù hợp với tố chất, năng lực của mình thì họ có thể phát huy và trở thành một “nhân tài” trong lĩnh vực của người đó Vậy làm thế nào để nhà lãnh đạo có thể sử dụng tốt được nguồn nhân lực của mình?

Trước hết người lãnh đạo cần phải có những kiến thức cơ bản về tâm lý con người, nắm bắt được các quy luật tâm lý và vận dụng nó một cách linh hoạt vào từng điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của doanh nghiệp mình trong một môi trường kinh doanh nhất định Mặt khác đòi hỏi nhà lãnh đạo phải có tầm nhìn rộng hơn ngoài những năng lực trước mắt mà nhân viên có

Bác Hồ cũng đã có ý kiến như sau về việc dùng người “Có Tài mà không có Đức là người vô dụng, có Đức mà không có Tài làm việc gì cũng khó” Lời nói của Người có ý nghĩa như một thông điệp để mong muốn mỗi con người hãy lấy cái thiện làm phương châm sống và rèn luyện cho mình để phấn đấu trở thành con người có ích cho cộng đồng Từ phân tích trên ta thấy để ứng dụng câu triết lý trên vào trong quản trị doanh nghiệp đặc biệt

là trong quản trị nhân lực thì trước hết người lãnh đạo cần phải có những kiến thức cơ bản

về tâm lý con người, nắm bắt được các quy luật tâm lý và vận dụng một cách linh hoạt vào từng điều kiện hoàn cảnh cụ thể của doanh nghiệp mình trong một môi trường kinh doanh nhất định Chất lượng của nguồn lực con người là sức mạnh trí tuệ và tay nghề Muốn nâng cao chất lượng nguồn lực con người đặc biệt là nhân lực có chất lượng cao thì phải coi trọng công tác giáo dục , đào tạo về chuyên môn , năng lực đồng thời phải có chính sách sử dụng người tài một cách hợp lý để khai thác tối đa nguồn lực dồi dào nhưng chưa chưa được khai thác này

Để có thể áp dụng triết lý “Dụng nhân như dụng mộc” trong kinh doanh cũng như trong quản trị nhân lực nói riêng bắt buộc các nhà quản trị cần phải thay đổi những quan điểm quản trị đã lỗi thời, lạc hậu Thực tế, môi trường kinh doanh ngày càng ngày càng biến động không ngừng đòi hỏi người lãnh đạo phải tự mình thay đổi nhanh hơn nếu muốn doanh nghiệp của mình tồn tại Đánh giá đúng năng lực của từng cá nhân, đặt họ vào đúng

vị trí hiện nay là một thách thức lớn đối với người lãnh đạo.Để thay đổi những quan điểm quản trị đã lỗi thời , lạc hậu thì nhà quản trị cần xóa bỏ các lề thói lạc hậu , thực hiện các

Trang 5

3

quan điểm tiên tiến trong dùng người cụ thể như triệt tiêu thói sính bằng cấp Sính bằng cấp sẽ triệt tiêu sự phấn đấu không ngừng học hỏi của một người đã có bằng từ đó tạo ra lớp người không có ý chí phấn đấu, cầu tiến trong công việc Bên cạnh đó hiện nay nảy sinh tệ nạn bằng cấp giả, mua bằng dẫn đến người lao động không có kiến thức chuyên môn làm việc , không am hiểu về công việc Thứ hai là chọn người sử dụng không dựa vào quan

hệ Chọn người phải trên cơ sở đức và tài, tránh xa các đối tượng thuộc diện “Con ông cháu cha”, chọn người vì lợi ích cá nhân Thứ ba là từ bỏ quan điểm: “ sống lâu sẽ lên lão làng” Quan điểm này nếu còn vận dụng sẽ gây ra những hậu quả xấu như: “ Cản trở sự trưởng thành của người trẻ tuổi , đi ngược quy luật phát triển Làm nhụt trí phấn đấu của người trẻ,

ức chế , kìm hãm tài năng Tạo điều kiện xuất hiện một lớp người lớn tuổi tự đắc, tư tưởng công thần Thứ tư nhà quản trị cần mạnh dạn sử dụng nhân tố mới tích cực từ bên ngoài,

từ bỏ suy nghĩ người cũ vẫn hơn người mới , hễ có tài là dùng , không coi trọng xuất thân địa vị, cấp bậc Trên đây là một số quan điểm để nhà quản trị loại bỏ các quan điểm lạc hậu, lỗi thời từ đó có cách chọn người và sử dụng người tài một cách hợp lý để đạt được hiệu quả trong công việc

Câu 2 (4 điểm )

a Thiết kế công việc là gì ? Phân tích các yêu cầu đối với thiết kế công việc

b Tại sao doanh nghiệp cần phải thiết kế lại công việc , cho ví dụ minh họa ? Phân tích các phương pháp thiết kế và thiết kế lại công việc

Trả lời :

a Thiết kế công việc là gì ? Phân tích các yêu cầu đối với thiết kế công việc

Thiết kế công việc là quá trình xác định các nhiệm vụ, trách nhiệm cụ thể được thực hiện bởi từng người lao động trong tổ chức cũng như các điều kiện cụ thể để thực hiện các nhiệm vụ, trách nhiệm đó

- Khi thiết kế công việc phải đảm bảo các yêu cầu :

+ Thiết kế công việc của mỗi cá nhân phải đảm bảo thực hiện các mục tiêu của tổ chức + Công việc tạo động lực cho nhân viên

+ Kỹ năng, khả năng của nhân viên phải phù hợp và đảm bảo thực hiện được công việc được giao

+ Đảm bảo đạt tiêu chuẩn thực hiện công việc

b Tại sao doanh nghiệp cần phải thiết kế lại công việc , cho ví dụ minh họa ? Phân tích các phương pháp thiết kế và thiết kế lại công việc

Trang 6

4

Thiết kế lại công việc là sự thay đổi một cách hệ thống nội dung công việc nhằm thay đổi những tiêu chuẩn về hiểu biết , kỹ năng, năng lực và các yếu tố khác cần thiết đối với

người thực hiện công việc nhằm nâng cao công việc hoặc động cơ làm việc

- Doanh nghiệp cần phải thiết kế lại công việc vì :

+ Qua phân tích công việc sẽ phát hiện được những tồn tại và sự thiếu hấp dẫn do đó cần thiết phải thiết kế lại công việc để tăng động cơ làm việc và tăng tính hấp dẫn của nó Sau khi chỉ ra tất cả các yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe và an toàn lao động trong quá trình làm việc thì cần thiết phải thiết kế lại để loại bỏ chúng đi

+ Thiết kế lại công việc, một mặt là để sử dụng những khả năng sẵn có về nhân lực

và phương tiện của doanh nghiệp và mặt khác là sẽ thay đổi mức thù lao để động viên kịp thời người lao động nâng cao hiệu quả công tác

+ Trong thực tế cùng với sự phát triền của tiến bộ khoa học công nghệ nhiều nghề mới đã xuất thì việc thiết kế lại vị trí là một việc làm tất yếu khách quan

-Ví dụ :Trong giai đoạn đại dịch covid đang diễn ra , mọi người hạn chế ra đường ,

việc đi chợ mua đồ của mọi người gặp khó khăn , ngại ra đường Grap – 1 doanh nghiệp chuyên về nền tảng đặt xe , giao hàng Bắt kịp với tình hình hiện nay , grap đã cho ra thêm nhiều tính năng đi chợ hộ Mọi người chỉ cần ở nhà mở ứng dụng và chọn những món hàng cần mua hàng sau đó sẽ có người đến các siêu thị mua và mang đến cho mọi người Bên cạnh đó , thay vì thanh toán bằng tiền mặt khi nhận hàng , giờ đây người mua hàng có thể thanh toán online giúp người dùng dễ thanh toán

- Phân tích các phương pháp thiết kế và thiết kế lại công việc

 Có 5 phương pháp thiết kế và thiết kế lại công việc là

 Chuyên môn hóa :đây là việc phân chia công việc thành các bộ phận nhỏ, đơn giản

mỗi nhân viên chỉ chuyên thực hiện từng bộ phận của công việc này Bản chất của kiểu thiết kế này là chia nhỏ công việc, giao cho mỗi cá nhân ít việc nhưng khối lượng cho mỗi phần việc tăng lên

 Ưu điểm :

+ Công việc đơn giản dễ thực hiện

+ Chuyên môn hóa công việc nhằm giảm phạm vi , phân chia thời gian để hoàn thành công việc

+ Chuyên môn hóa nhằm tiết kiệm thòi gian , cần ít đầu tư, và cho phép ngươi lao động học việc nhanh chóng

Trang 7

5

+ Chi phí đào tạo ở mức thấp nhất vì người lao động chỉ cần thạo một hoặc một

số công việc bộ phận Điều này đặc biệt hữu ích khi doanh nghiệp phải đối phó với tình trạng lao động thiếu kiến thức hoặc có ít kinh nghiệm trong hoạt động dây chuyền

Nhược điểm :lớn đó là sự buồn chán do người lao động chuyên làm một công việc

và sự hạn chế trong phát triển kỹ năng của nhân viên thực hiện công việc

 Thay đổi công việc : hay còn gọi là sự luân chuyển công việc , là việc thường xuyên

chuyển nhân viên từ công việc này đến công việc khác , còn bản thân công việc là không thay đổi

 Ưu điểm:

+ Làm giảm sự căng thẳng, nhằm chán,cải thiện chất lượng cuộc sống lao động cho người lao động, do đó tạo được sự hứng thú trong công việc

+ Tạo điều kiện cho người lao động nâng cao trình độ nghề nghiệp một cách toàn diện cho doanh nghiệp có thể linh hoạt sử dụng lao động trong tương lai

 Nhược điểm:

+ Dễ làm rối loạn sản xuất do trong giai đoạn đầu người lao động chưa bắt nhịp kịp thời với công việc

+ Phức tạo với việc kiểm soát và tổ chức

+ Đòi hỏi đào tạo nhiều

 Kiêm nhiều công việc : còn gọi là mở rộng công việc , là sự mở rộng về mặt số

lượng các nhiệm vụ trong công việc Mở rộng công việc bằng cách nhóm những phần việc tương tự chính hoặc những phần việc mà sử dụng công cụ như nhau lại với nhau

Kiểu thiết kế công việc này là kết quả của quá trình phát triển nhanh chóng của trình độ sản xuất xã hội và do sự biến đổi không ngừng môi trường hoạt động của các doanh nghiệp, chu kỳ sống sản phẩm bị rút ngắn Tất cả những điều này làm cho tính thông lệ hóa giảm xuống Mặt khác, trình độ của người lao động ngày càng tăng lên, họ có khả năng đảm nhận tốt nhiều công việc khác nhau cùng lúc Do đó việc thiết kế công việc theo hướng mở rộng công việc là cách thiết kế hợp lý nhằm đảm bảo thích ứng tốt với sự thay đổi Đồng thời nó cũng khai thác triệt để năng lực lao động của nhân viên

 Ưu điểm:

+ Thỏa mãn người lao động tốt hơn, tạo ra tính hấp dẫn trong công việc

+ Tính linh hoạt và cơ động cao, nhanh chóng thích ứng với những chuyển biến của môi trường

Trang 8

6

 Nhược điểm:

+ Sử dụng thời gian và nguồn lực kém hiệu quả

+ Bị chỉ trích do việc tăng số lượng công việc gây nhàm chán cho người khác

 Làm giàu công việc : là quá trình hoàn thiện 5 yếu tố đặc trưng của nội dung công

việc nhằm mục đích nâng cao năng suất công việc , sự tận tụy cũng như sự thỏa mãn của người lao động Quan điểm về làm giàu công việc khác với khái niệm về sự mở rộng công việc

Mở rộng công việc chỉ đơn thuần là việc tăng thêm nhiệm vụ của công việc , trong khi làm giàu công việc có tác dụng làm tăng mức độ khác nhau của các kỹ năng cần thiết , tăng sự rõ ràng cũng như tầm quan trọng của các nhiệm vụ , tăng tính tự chủ và luồng các thông tin phản hồi khi thực hiện công việc

 Ưu điểm :

+ Đảm bảo chuyên môn hóa theo từng công việc

+ Tính linh hoạt cao nên tạo khả năng thích nghi tốt

+ Phát huy cao độ khả năng làm việc của người lao động trên cơ sở phát huy tính chủ động sáng tạo

 Nhược điểm :

+ Các nguồn lực bị chia nhỏ nên làm giảm lợi thế về quy mô

+ Khả năng kiểm soát hệ thống giảm

 Nhóm tự quản : là hình thức làm việc nhóm tự quản lý với rất ít sự giám sát từ cấp

trên Nhóm có trách nhiệm tự xác định công việc của nhóm như một cỗ máy tự hoạt động Ở nhiều doanh nghiệp áp dụng hình thức này , bình quân một quản đốc có thể giám sát hai nhóm , làm việc mỗi nhóm khoảng 20 người Quản đốc chủ yếu làm việc với hai tổ trưởng , người có trách nhiệm xây dựng chương trình và kế hoạch hoành động cho nhóm mình

- Ngày nay , có nhiều doanh nghiệp áp dụng hình thức làm giàu công việc theo nhóm nói chung và nhóm tự quản nói riêng Chúng thường được gọi dưới những tên như các chương trình “xã hội-công nghệ” bởi vì các nhóm không chỉ tự giải quyết các vấn đề thuộc khía cạnh công nghệ mà cả các vấn đề xã hội , vẫn đề con người trong mỗi nhóm

- Nhóm tự quản cũng tự thực hiện việc thanh toán cho các thành viên của nhóm.Nhìn chung, họ được thanh toán theo số lượng các nhiệm vụ mà họ thực hiện , hoặc theo các kỹ năng mà họ phát triển được Các thành viên trong nhóm tự quản cũng phải

Trang 9

7

biết tự giúp đỡ bổ sung cho nhau khi có sự khác biệt giữa các thành viên , hay có

các công việc đột xuất xảy ra

- Việc lựa chọn phương pháp thiết kế công việc tùy chọn vào trạng thái của các biến

số sau :

 Tính thông lệ của công việc :

Tính thông lệ của công việc được thể hiện ở mức độ xuất hiện các công việc, một công việc được gọi là có tính thông lệ cao khi công việc đó có xu hướng xuất hiện

thường xuyên, ổn định trong một khoảng thời gian dài Ngược lại, một công việc được coi là tính thông lệ thấp khi nó xuất hiện không có quy luật, bất thường, mức độ xuất hiện không thường xuyên, không ổn định

 Dòng công việc:

Dòng công việc trong tổ chức thường chịu ảnh hưởng bởi tính chất, bản chất của sản phẩm hay dịch vụ Sản phẩm hay dịch vụ thường gợi ý trình tự hoặc sự cân đối giữa các công việc nếu tiến trình tạo ra sản phẩm hoặc dịch vụ muốn hoàn thành hiệu quả

 Chất lượng cuộc sống lao động

Chất lượng cuộc sống của một người nào đó chính là mức độ thỏa mãn các nhu cầu khác nhau của họ trong cuộc sống hàng ngày Vì trong thời đại ngày nay, cuộc sống riêng tư của mỗi cá nhân và công việc mà họ đang làm không có một ranh giới rõ ràng,

nó có xu hướng ngày càng xóa nhòa đi ranh giới đó ,cho nên khi nghiên cứu chất lượng cuộc sống người ta phải quan tâm đến chất lượng toàn diện đó là “chất lượng cuộc sống lao động”

 Khả năng của người lao động

Khả năng của người lao động ảnh hưởng rất lớn đến thiết kế công việc Khi Henry Ford sử dụng dây chuyền sản xuất, ông nhận thấy rằng công nhân thiếu vắng kinh nghiệm hoạt động trên các dây chuyền tự động hoá Vì thế công việc phải được thiết kế một cách đơn giản và đòi hỏi ít công tác đào tạo,

 Tính chất của môi trường

Theo quan điểm hệ thống mỗi doanh nghiệp được xem như là một hệ thống hoạt động trong môi trường của nó, đó là tập hợp các hệ thống, phân hệ khác có mối quan hệ tác động qua lại với doanh nghiệp Doanh nghiệp tác động tới môi trường thông qua đầu

ra, còn môi trường tác động lên doanh nghiệp thông qua đầu vào Khi môi trường thay đổi, trạng thái ổn định của doanh nghiệp trong môi trường cũng bị phá vỡ Để thiết lập lại trạng thái cân bằng mới, các doanh nghiệp phải có những phản ứng thích đáng trước

sự thay đổi của môi trường nhằm thay đổi trạng thái hiện tại của doanh nghiệp cho phù

Trang 10

8

hợp với trạng thái của môi trường đã thay đổi Theo quan điểm này, việc thiết kế công việc cũng phải phù hợp với trạng thái vận động biến đổi của môi trường, khi môi trường

ổn định thì các kiểu thiết kế công việc thiện về kết cấu chặt chẽ, ngược lại khi môi

trường nhiễu loạn thì thiết kế có xu hướng thiên về kiểu linh hoạt

 5 phương pháp được liệt kê trên đây là những phương pháp cơ bản hay được sử dụng nhất Trong đó , hai phương pháp làm giàu công việc và nhóm tự quản được đặc biệt coi trọng

Câu 3 (4 điểm) :

a Trình bày khái niệm tạo động lực lao động , cho ví dụ minh họa Vai trò của hoạt động tao động lực lao động ?

b Trình bày thuyết hai yếu tố của Herzberg Trên cơ sơ thuyết hai yếu tố của Herzberg hãy đề xuất giải pháp nhằm tăng cường động lực lao động cho doanh nghiệp

Trả lời :

a Trình bày khái niệm tạo động lực lao động , cho ví dụ minh họa Vai trò của hoạt động tao động lực lao động ?

Tạo động lực lao động là sự vận dụng một hệ thống chính sách , biện pháp , cách thức quản lý tác động tới người lao động làm cho họ có động lực trong công việc, làm cho họ hài lòng hơn với công việc và mong muốn được đóng góp cho tổ chức

- Ví dụ : Tạo môi trường làm việc năng động

Áp lực từ môi trường làm việc là một trong những nguyên nhân khiến căng thẳng và chán nản của nhân viên khi làm việc vì vậy, nhiệm vụ của các nhà quản lý đó là phải giải phóng áp lực và căng thẳng cho nhân viên Để thư giãn và khuyến khích tinh thần cho nhân viên của mình, các nhà quản lý có thể tổ chức các hoạt động giải trí ngay trong giờ làm như: Tổ chức quiz, trò chơi giữa giờ… Những hoạt động giải lao này không chỉ làm giảm bớt căng thẳng mà còn thúc đẩy nhân viên tập trung tinh thần làm việc Ngoài ra, có thể tạo động lực cho nhân viên bằng việc làm mới, trang trí lại văn phòng, tạo không gian thoải mái, tươi mới, thúc đẩy tinh thần làm việc mỗi ngày cho nhân viên như: Sử dụng áp phích treo tường để truyền cảm hứng, sử dụng sticker, trang trí không gian làm việc bằng các lọ hoa, bình nước, cốc với những họa tiết trang trí độc đáo, thú vị kích thích sự sáng tạo Bằng các hình thức này, nhà quản lý có thể giữ cho nhân viên của mình luôn hứng khởi, có tinh thần cao độ khi họ làm việc cũng như thư giãn

- Vai trò của hoạt động tạo động lực lao động : Tạo động lực lao động đóng vai trò

rất quan trọng trong sự tăng năng suất lao động khi các điều kiện đầu vào khác không thay đổi động lực lao động như một sức mạnh vô hình bên trong con người thúc đẩy người lao

Ngày đăng: 29/09/2021, 07:49

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w