1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

Pháp luật Chế tài thương mại

14 48 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 14
Dung lượng 312,05 KB

Nội dung

Do đó để giúp cam kết giữa các bên được thực hiện hoặc đền bù lại những tổn thất đã gây ra cho bên bị thiệt hại do hành vi của bên vi phạm hợp đồng thì pháp luật về chế tài trong thương

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT

TIỂU LUẬN CHẾ TÀI THƯƠNG MẠI

Giảng viên hướng dẫn: Ths Nguyễn Đăng Duy Sinh viên thực hiện: Nông Nguyệt Hà

Mã số sinh viên: 17031417

Môn: Luật Thương mại 2 Lớp: Luật kép k11

Trang 2

MỤC LỤC

ĐẶT VẤN ĐỀ 1

GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 2

CHƯƠNG I MỘT SỐ CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHẾ TÀI THƯƠNG MẠI 2

1.1Khái niệm chế tài thương mại 2

1.2 Đặc điểm của chế tài trong thương mại 2

CHƯƠNG II THỰC TRẠNG QUY ĐỊNH CÁ C CHẾ TÀI THƯƠNG MẠI 3

2.1 Buộc thực hiện đúng hợp đồng 3

2.2 Phạt vi phạm hợp đồng 4

2.3 Buộc bồi thường thiệt hại 5

2.4 Tạm ngừng thực hiện hợp đồng 6

2.5 Đình chỉ thực hiện hợp đồng 6

2.6 Hủy bỏ hợp đồng 7

2.7 Các trường hợp miễn trách nhiệm theo pháp luật quy định 8

CHƯƠNG III BẤT CẬP VÀ PHƯƠNG HƯỚNG KHẮC PHỤC QUY ĐỊNH CÁ C CHẾ TÀI THƯƠNG MẠI 9

3.1 Những bất cập về quy định các chế tài thương mại 9

3.2 Một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật quy định các chế tài thương mại 10

KẾT LUẬN 11

DANH MỤC THAM KHẢO 12

Trang 3

ĐẶT VẤN ĐỀ

Ngày nay với sự phát triển của xã hội theo nền kinh tế thị trường, các quốc gia cũng phát triển hơn về mọi lĩnh vực Trong đó đặc biệt về thương mại ở nước ta có sự phát triển qua từng giai đoạn, phù hợp với thực tiễn Sự gia nhập WTO, hay các tổ chức quốc tế,…

đã giúp các quan hệ kinh tế ngày càng phát triển mạnh mẽ Cùng với sự phát triển đó, chế tài là yếu tố không thể thiếu trong hệ thống các công cụ pháp lý điều chỉnh quan hệ kinh doanh, thương mại nhằm đảm bảo việc tuân thủ các quy phạm pháp luật thương mại và phương thức hình thành chủ yếu là thông qua các quan hệ hợp đồng Các quan hệ hợp đồng thương mại do vậy mà cũng trở nên đa dạng và có cả những mặt tích cực cũng như những phát sinh các vi phạm về hợp đồng Do đó để giúp cam kết giữa các bên được thực hiện hoặc đền bù lại những tổn thất đã gây ra cho bên bị thiệt hại do hành vi của bên vi phạm hợp đồng thì pháp luật về chế tài trong thương mại đã ra đời và ngày càng hoàn thiện hơn Tuy nhiên thì vẫn còn tồn tại một số hạn chế nhằm trốn tránh trách nhiệm bồi thường, hay các hành vi tinh vi để không thực hiện nghĩa vụ hợp đồng, nên các chế tài chưa được thực hiện triệt để

Do đó việc nghiên cứu, tìm hiểu về “ Chế tài thương mại” là vô cùng cần thiết giúp

ta hoàn thiện pháp luật về chế tài thương mại, đồng thời tìm ra các giải pháp cho những hạn chế còn vướng mắc để các bên tham gia sẽ đều thực hiện tốt nghĩa vụ hợp đồng, bảo vệ được quyền và lợi ích hợp pháp của các bên khi tham gia giao kết hợp đồng thương mại

Trang 4

GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ CHƯƠNG I MỘT SỐ CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHẾ TÀI THƯƠNG MẠI

1.1 Khái niệm chế tài thương mại

Chế tài trong thương mại là chế tài do vi phạm hợp đồng trong thương mại, xác định những hậu quả pháp lý bất lợi của bên có hành vi vi phạm hợp đồng Hành vi vi phạm hợp đồng có thể là việc không thực hiện hợp đồng, thực hiện không đầy đủ hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ theo thỏa thuận giữa các bên hoặc theo quy định của pháp luật theo khoản

12 Điều 3 Luật Thương mại năm 2005 Như vậy ta có thể thấy chế tài trong thương mại xác định những hậu quả pháp lý bất lợi được áp dụng đối với bên có hành vi không thực hiện, thực hiện không đầy đủ hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ theo hợp đồng trong thương mại hoặc theo quy định của pháp luật

1.2 Đặc điểm của chế tài trong thương mại

Đầu tiên với một chế tài trong thương mại luôn mang tính cưỡng chế nhà nước đối với người vi phạm pháp luật thương mại Tuy nhiên, các biện pháp cưỡng chế này chỉ áp dụng đối với các nhà kinh doanh và những người có quan hệ hợp đồng với họ khi vi phạm các nghĩa vụ theo hợp đồng và theo pháp luật

Do được quy định trong các văn bản pháp luật nên các chế tài trong thương mại được

áp dụng theo mức bằng nhau đối với những vi phạm cùng loại, không phân biệt chủ thể hành vi vi phạm là ai, nhằm đảm bảo nguyên tắc bình đẳng của các chủ thể quan hệ pháp luật thương mại Chế tài trong thương mại còn là hình thức trách nhiệm của một bên trong quan hệ hợp đồng trong thương mại đối với bên kia của hợp đồng, trách nhiệm của bên vi phạm đối với bên bị vi phạm nghĩa vụ hợp đồng Và quan hệ được xây dựng trên nguyên tắc bình đẳng giữa các bên với nhau Nếu có vi phạm nghĩa vụ của một bên thì đồng nghĩa

vi phạm quyền của bên kia

Các chế tài tài sản áp dụng đối với bên vi phạm dưới các hình thức khác nhau dẫn đến việc bên vi phạm phải gánh chịu những hậu quả bất lợi về tài sản Đó có thể là những nghĩa

vụ tài sản tương đương với nghĩa vụ theo hợp đồng như bồi thường thiệt hại thực tế

Trang 5

CHƯƠNG II THỰC TRẠNG QUY ĐỊNH CÁ C CHẾ TÀI THƯƠNG MẠI

2.1 Buộc thực hiện đúng hợp đồng

Đây là một chế tài rất quan trọng khi một bên trong hợp đồng không thực hiện, thực hiện không đúng, không đầy đủ các nghĩa vụ hợp đồng thì bên này buộc phải thực hiện đúng hoặc dùng các biện pháp khác để hợp đồng được thực hiện Nếu không họ sẽ phải trả tiền đền bù, bồi thường thiệt hại hay các chế tài khác Nhưng nhiều khi lợi ích của việc thực hiện đúng hợp đồng còn cần thiết hơn so với được đền bù bằng đúng giá trị thiệt hại đã bỏ

ra, có thể thấy ví dụ như một công ty kinh doanh mà thực hiện chậm hợp đồng thì sẽ ảnh hưởng không chỉ đến lợi ích mà còn cả uy tín của công ty để hợp tác phát triển sau này Và

chế tài này đã được quy định rõ ràng tại khoản 1 Điều 297 Luật thương mại 2005 “Buộc

thực hiện đúng hợp đồng là việc bên bị vi phạm yêu cầu bên vi phạm thực hiện đúng hợp đồng hoặc dùng các biện pháp khác để hợp đồng được thực hiện và bên vi phạm phải chịu chi phí phát sinh”

Căn cứ áp dụng chế tài buộc thực hiện đúng hợp đồng là khi có hành vi vi phạm hợp đồng và có lỗi của bên vi phạm Theo Điều 297 Luật thương mại 2005, bên có quyền lợi bị

vi phạm chỉ có quyền buộc bên vi phạm thực hiện đúng hợp đồng nếu bên vi phạm có lỗi Nếu bên vi phạm có hành vi vi phạm hợp đồng nhưng không có lỗi thì họ không bị áp dụng các hình thức chế tài buộc thực hiện đúng hợp đồng Ngoài ra pháp luật thương mại cũng quy định tạo điều kiện cho bên bị vi phạm kéo dài thời hạn, từ chối thực hiện hợp đồng trong các trường hợp bất khả kháng theo Điều 296 Luật thương mại 2005

Hơn nữa khi áp dụng chế tài buộc thực hiện đúng hợp đồng, bên bị vi phạm có thể lựa chọn hoặc yêu cầu bên bị vi phạm thực hiện đúng hợp đồng hoặc lựa chọn các biện pháp khác để hợp đồng được thực hiện và bên bị vi phạm phải chịu chi phí phát sinh Chế tài buộc thực hiện đúng hợp đồng thường được đặt ra khi có vi phạm như các điều khoản

về số lượng, chất lượng hàng hóa, yêu cầu kĩ thuật của công việc Ví dụ như khi bên vi phạm giao thiếu hàng, bên bị vi phạm có quyền yêu cầu bên vi phạm phải giao đủ hàng như trong hợp đồng Hoặc bên vi phạm giao hàng kém chất lượng, không đúng hợp đồng, thì bên bị vi phạm có quyền yêu cầu bên vi phạm loại trừ những sản phẩm hàng hóa kém không

Trang 6

đạt yêu cầu Ngoài ra, bên bị vi phạm có thể lựa chọn các biện pháp khác để hợp đồng được thực hiện và bên bị vi phạm phải chịu chi phí phát sinh

Như vậy, pháp luật Việt Nam cho phép trong thời gian áp dụng chế tài buộc thực hiện đúng hợp đông, bên bị vi phạm vẫn có thể đồng thời yêu cầu bồi thường thiệt hại do hành vi vi phạm hợp đồng của bên kia gây ra và phạt hợp đồng đối với bên đó So sánh ta thấy điều này khác với quy định của Luật Thương mại năm 1997, khi Điều 225 Luật này không cho phép áp dụng các chế tài khác khi đang trong thời gian áp dụng chế tài buộc thực hiện đúng hợp đồng Chỉ khi hết thời hạn áp dụng chế tài buộc thực hiện hợp đồng thì mới được áp dụng các chế tài khác như phạt vi phạm, bồi thường thiệt hại Điều này dễ dẫn đến bên vi phạm trì hoãn việc phải bồi thường hay phạt vi phạm hợp đồng Rất bất lợi cho bên bị vi phạm Do đó chế tài buộc thực hiện đúng hợp đồng được quy định tại Luật Thương mại năm 2005 hiện nay phù hợp hơn, đảm bảo sự công bằng cho các bên khi tham gia hợp đồng Đồng thời thể hiện được sự linh hoạt, hiệu quả

2.2 Phạt vi phạm hợp đồng

Phạt vi phạm hợp đồng là hình thức chế tài do vi phạm hợp đồng, theo đó bên vi phạm hơp đồng phải trả cho bên bị vi phạm hợp đồng một khoản tiền nhất định do pháp luật quy định hoặc do các bên thỏa thuận Điều 300 Luật thương mại 2005 quy định “Phạt

vi phạm là việc bên bị vi phạm yêu cầu bên vi phạm trả một khoản tiền phạt nhất định do

vi phạm hợp đồng, nếu trong hợp đồng có có thỏa thuận, trừ các trường hợp miễn trách nhiệm theo quy định của Điều 294 của Luật này” Chế tài phạt vi phạm có mục đích chủ yếu là trừng phạt, tác động vào ý thức của các chủ thể hợp đồng nhằm giáo dục ý thức tôn trọng hợp đồng, phòng ngừa vi phạm hợp đồng Vì thế, phạt vi phạm hợp đồng được áp dụng một cách phổ biến đối với các vi phạm hợp đồng

Căn cứ để áp dụng chế tài phạt vi phạm là có hành vi vi phạm hợp đồng và có thỏa thuận của các bên Luật Thương mại năm 2005 đã bỏ yếu tố lỗi như một căn cứ xác định trách nhiệm phạt vi phạm cũng như bồi thường thiệt hại Nếu như chế tài hình sự, hành chính đòi hỏi phải chứng minh lỗi, trong quan hệ hợp đồng do luật tư điều chỉnh có cách tiếp cận khác, đố là trách nhiệm của nhà kinh doanh không phụ thuộc vào lỗi, tức là đối với

họ lỗi được coi là suy đoán Bởi lẽ thương nhân là người kinh doanh chuyên nghiệp, buộc

Trang 7

phải luôn thể hiện sự quan tâm, cẩn trọng nhất có thể để thực hiện các nghĩa vụ của mình nên khi đã có hành vi vi phạm hợp đồng thì đương nhiên coi như họ có lỗi, trừ khi họ chứng minh được là mình không có lỗi

2.3 Buộc bồi thường thiệt hại

Buộc bồi thường thiệt hại là hình thức chế tài nhằm khôi phục bù đắp những lợi ích vật chất bị mất mát của bên bị vi phạm hợp đồng trong kinh doanh Điều 302 Luật thương mại 2005 định nghĩa bồi thường thiệt hại là việc bên vi phạm bồi thường những tổn thất do hành vi vi phạm hợp đồng gây ra cho bên bị vi phạm Giá trị bồi thường thiệt hại bao gồm giá trị tổn thất thực tế, trực tiếp mà bên bị vi phạm phải chịu do bên vi phạm gây ra và khoản lợi trực tiếp mà bên bị vi phạm đáng lẽ được hưởng nếu không có hành vi vi phạm

Theo Điều 303 Luật thương mại 2005, căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại khi có hành vi vi phạm hợp đồng, thứ hai là có thiệt hại thực tế và cuối cùng là hành vi

vi phạm hợp đồng là nguyên nhân trực tiếp gây ra thiệt hại Như vậy, bên có quyền muốn

áp dụng chế tài này đối với bên vi phạm thì phải chứng minh đã có hành vi không thực hiện, thực hiện không đúng, không đầy đủ các nghĩa vụ trong hợp đồng của bên đối tác Phải chứng minh được đã có thiệt hại xảy ra trong thực tế, đó là các thiệt hại có thể tính được bằng tiền mà bên vi phạm hợp đồng phải gánh chịu, bao gồm cả thiệt hại trực tiếp và thiệt hại gián tiếp Ví dụ tài sản bị mất mát, hư hỏng, chi phí để ngăn chặn và hạn chế thiệt hại

do vi phạm hợp đồng gây ra… Đồng thời bên vi phạm phải chứng minh rằng hành vi vi phạm và thiệt hại đó có mối quan hệ tất yếu với nhau, hành vi vi phạm hợp đồng là nguyên nhân trực tiếp gây ra vi phạm, việc chứng minh điều này phải dựa trên những chứng cứ rõ ràng, xác thực và hợp pháp Bên cạnh đó, bên bị vi phạm còn phải chứng minh bên có hành

vi vi phạm hợp đồng không thuộc các trường hợp miễn trách nhiệm theo Điều 294 Luật thương mại 2005 Để bù đắp, bồi hoàn những tổn thất cho bên bị vi phạm, nhằm giúp họ

có thể khôi phục các lợi ích vật chất như khi hợp đồng được thực hiện, nguyên tắc bồi thường toàn bộ thiệt hại vật chất được xem là nguyên tắc có ý nghĩa quan trọng Do đó vấn

đề xác định cụ thể tất cả những thiệt hại vật chất thực tế xảy ra là vấn đề cốt lõi Các bên

có quyền thỏa thuận về việc bên vi phạm chỉ phải nộp tiền phạt vi phạm hợp đồng mà không

Trang 8

phải bồi thường thiệt hại hoặc vừa phải nộp tiền phạt vi phạm hợp đồng và vừa phải bồi thường thiệt hại theo Luật thương mại 2005

2.4 Tạm ngừng thực hiện hợp đồng

Tạm ngừng thực hiện hợp đồng là việc một bên tạm thời không thực hiện nghĩa vụ trong hợp đồng Hợp đồng bị tạm ngừng thực hiện nhưng vẫn còn hiệu lực và hoàn toàn có thể tiếp tục thực hiện Tuy nhiên Luật Thương mại không chỉ rõ điều kiện để tiếp tục thực hiện hợp đồng, về nguyên tắc, nguyên nhân nào khiến hợp đồng bị tạm ngừng thực hiện thì khi đã loại trừ và xử lý được nguyên nhân đó, hợp đồng phải được tiếp tục thực hiện

Chế tài tạm ngừng thực hiện hợp đồng được áp dụng khi rơi vào các trường hợp xảy

ra hành vi vi phạm mà cảc bên đã thỏa thuận là điều kiện để tạm ngừng thực hiện hợp đồng hoặc một bên vi phạm cơ bản nghĩa vụ hợp đồng Bên bị vi phạm dẫn tới việc phải tạm ngừng thực hiện hợp đồng có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật Ta có thể thấy qua ví dụ như Công ty A ký hợp đồng mua của Công ty B 10 tấn linh kiện điện tử, trong hợp đồng đã thỏa thuận rõ ràng 10 tấn linh kiện trên phải được sản xuất 100% theo công nghệ của Đức và công ty A sẽ giao số hàng trên thành hai đợt trong vòng

30 ngày, sau khi công ty B nhận được hàng đợt một và phát hiện số linh kiện trên được sản xuất 100% theo công nghệ của Trung Quốc, do đó công ty B đã tạm ngừng việc nhận hàng đợt hai với lý do hàng hóa không đạt chất lượng như đã thỏa thuận trong hợp đồng

2.5 Đình chỉ thực hiện hợp đồng

Theo quy định tại Điều 310 Luật thương mại 2005: “Đình chỉ thực hiện hợp đồng là việc một bên chấm dứt thực hiện nghĩa vụ hợp đồng thuộc một trong các trường hợp như xảy ra hành vi vi phạm mà các bên đã thoả thuận là điều kiện để đình chỉ hợp đồng Một bên vi phạm cơ bản nghĩa vụ hợp đồng” Đình chỉ thực hiện khác tạm ngừng thực hiện ở chỗ hợp đồng không có cơ hội tiếp tục được thực hiện, hợp đồng chấm dứt từ thời điểm một bên nhận được thông báo đình chỉ Các bên không phải tiếp tục thực hiện nghĩa vụ hợp đồng Bên đã thực hiện nghĩa vụ có quyền yêu cầu bên kia thanh toán hoặc thực hiện nghĩa

vụ đối ứng Bên bị vi phạm có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại do hành vi vi phạm hợp đồng gây ra Chế tài đình chỉ thực hiện hợp đồng về bản chất giống chế tài đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng theo Điều 428 bộ luật dân sự năm 2015

Trang 9

2.6 Hủy bỏ hợp đồng

Huỷ bỏ hợp đồng là sự kiện pháp lí mà hậu quả của nó làm cho nội dung hợp đồng

bị hủy bỏ không có hiệu lực từ thời điểm giao kết Hủy bỏ hợp đồng có thể là hủy bỏ một phần hợp đồng hoặc hủy bỏ toàn bộ hợp đồng Trong đó hủy bỏ một phần hợp đồng là việc bãi bỏ thực hiện một phần nghĩa vụ hợp đồng, các nghĩa vụ còn lại trong hợp đồng vẫn có hiệu lực Hủy bỏ toàn bộ hợp đồng là việc bãi bỏ hoàn toàn việc thực hiện tất cả các nghĩa

vụ hợp đồng với toàn bộ hợp đồng Khi một hợp đồng bị hủy bỏ toàn bộ, hợp đồng được coi là không có hiệu lực pháp luật từ thời điểm giao kết Các bên không phải tiếp tục thực hiện các nghĩa vụ đã thỏa thuận trong hợp đồng, trừ các thỏa thuận về các quyền và nghĩa

vụ sau khi hủy bỏ hợp đồng và về giải quyết tranh chấp Các bên có quyền đòi lại lợi ích

do việc đã thực hiện phần nghĩa vụ của mình theo hợp đồng, nếu các bên đều có nghĩa vụ hoàn trả thì các nghĩa vụ của họ phải được thực hiện đồng thời; trường hợp không thể hoàn trả bằng chính lợi ích đã nhận thì phải hoàn trả bằng tiền Theo quy định tại Điều 312 Luật thương mại 2005

Việc hủy hợp đồng thường được áp dụng khi hợp đồng chưa được thực hiện Trong trường hợp hợp đồng đang thực hiện thì áp dụng chế tài đình chỉ thực hiện hợp đồng Sau khi hủy bỏ hợp đông, hợp đồng không có hiệu lực từ thời điểm giao kết, các bên không phải tiếp tục thực hiện các nghĩa vụ đã thỏa thuận trong hợp đồng, trừ thỏa thuận về các quyền và nghĩa vụ sau khi hủy bỏ hợp đồng và về giải quyết tranh chấp Các bên có quyền đòi lại lợi ích do việc đã thực hiện phần nghĩa vụ của mình theo hợp đồng; nếu các bên đều

có nghĩa vụ hoàn trả thì nghĩa vụ của họ phải được thực hiện đồng thời; trường hợp không thể hoàn trả bằng chính lợi ích đã nhận thì bên có nghĩa vụ phải hoàn trả bằng tiền Nếu có thiệt hại phát sinh từ việc hủy bỏ hợp đồng thì bên bị vi phạm có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại quy định rõ tại Điều 314 Luật Thương mại năm 2005

Chế tài hủy bỏ hợp đồng được áp dụng trong các trường hợp như xảy ra hành vi vi phạm mà các bên đã thỏa thuận là điều kiện để hủy bỏ hợp đồng; Hoặc Một bên vi phạm

cơ bản nghĩa vụ hợp đồng Trường hợp thứ nhất, các bên phải thỏa thuận trước trong hợp đồng điều kiện để hủy bỏ hợp đồng là một hoặc một số hành vi vi phạm nhất định và chỉ

Trang 10

cần một bên vi phạm cơ bản nghĩa vụ hợp đồng Vi phạm cơ bản là sự vi phạm hợp đồng của một bên gây thiệt hại cho bên kia đến mức làm cho bên kia không đạt được mục đích của việc giao kết hợp đồng Ví dụ như ký hợp đồng mua cây cảnh bán trong dịp Tết nguyên đán nhưng bên bán vi phạm thời hạn giao hàng và lại giao cây cảnh vào sau tết nguyên đán Tuy cùng bản chất là vi phạm khiến mục đích hợp đồng không đạt được nhưng bộ luật dân

sự năm 2015 không dùng thuật ngữ vi phạm cơ bản mà dùng thuật ngữ “vi phạm nghiêm trọng” theo khoản 2 Điều 423

2.7 Các trường hợp miễn trách nhiệm theo pháp luật quy định

Miễn trách nhiệm hợp đồng trong kinh doanh, thương mại là việc bên vi phạm nghĩa

vụ theo hợp đồng thương mại không phải chịu trách nhiệm pháp lý do vi phạm hợp đồng theo thoả thuận hoặc theo luật quy định

Miễn trách nhiệm theo thoả thuận: Các bên trong hợp đồng trong kinh doanh, thương mại có quyền thoả thuận về giới hạn trách nhiệm và miễn trách nhiệm hợp đồng trong những trường hợp cụ thể do các bên dự liệu khi giao kết hợp đồng Thường vi phạm đó là không lớn, bên vi phạm có thể khắc phục được ngay nên không phải chịu chế tài do vi phạm hợp đồng hoặc bên có quyền không yêu cầu bên vi phạm phải chịu trách nhiệm

Miễn trách nhiệm do pháp luật quy định: Điều 294 Luật thương mại 2005 quy định bên vi phạm nghĩa vụ hợp đồng trong kinh doanh, thương mại còn được miễn trách nhiệm khi: “Xảy ra sự kiện bất khả kháng; Hành vi vi phạm của một bên hoàn toàn do lỗi của bên kia; Hành vi vi phạm của một bên do thực hiện quyết định của cơ quan quản lý nhà nước

có thẩm quyền mà các bên không thể biết được vào thời điểm giao kết hợp đồng” Tuy nhiên, không phải cứ có sự kiện bất khả kháng là được miễn trách nhiệm hợp đồng, họ chỉ được miễn trách nhiệm mặc dù họ đã áp dụng các biện pháp cần thiết và khả năng cho phép Khi xảy ra sự kiện bất khả kháng, đối với hợp đồng thương mại có thời hạn cố định về giao hàng, các bên đều có quyền không thực hiện hợp đồng và không bị áp dụng các biện pháp chế tài Trường hợp hợp đồng thương mại có nội dung thỏa thuận giao hàng trong một thời hạn, các bên trong hợp đồng có thể thoả thuận kéo dài thời hạn thực hiện nghĩa vụ hợp đồng Nếu các bên không có thoả thuận hoặc không thỏa thuận được thì thời hạn thực hiện nghĩa

vụ hợp đồng được tính thêm một thời gian bằng thời gian xảy ra trường hợp bất khả kháng

Ngày đăng: 13/11/2021, 11:32

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w