1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Vận dụng tư tưởng hồ chí minh về xây dựng đảng và chính quyền nhà nước ở việt nam hiện nay đề tài cơ sở trọng điểm

183 4 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 1

- HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HÒ CHÍ MINH HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYẾN TRUYÈN

DE TAI CAP CO SO TRONG DIEM

VAN DUNG TU TUONG HO CHi MINH

Trang 2

TAP THE TAC GIA

1 PGS, TS Tran Thị Anh Đào - Chi nhiém đề tài

2 PGS, TS Bui Dinh Phong 3 TS Van Thi Thanh Mai 4 TS Nguyễn Thọ Anh

Trang 3

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 222 S2<STt TT 1112211111211 7.11 111111271011 E11 EEE1yectrkerrked 1

Chương 1: TƯ TƯỞNG CO BAN CUA HO CHi MINH VE XAY DUNG

DANG VÀ CHÍNH QUYÈN NHÀ NƯỚC " 5

1.1 Quá trình sáng lập Đảng và tư tưởng Hồ Chí Minh về Dang Cộng sản

VIG .Ỏ 5

1.2 Tư trởng Hồ Chí Minh về xây dựng Đảng Cộng sản Việt Nam 32

1.3 Tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước và xây dựng chính quyền Nhà

Chương 2: THỰC TRANG VAN DUNG TU TUONG HO CHi MINH VE _XAY DUNG DANG VA CHINH QUYEN NHA NUOC Ở VIỆT NAM

1711008) 7.9 00001 dd 69

2.1 Bồi cảnh, yêu cầu, nhiệm vụ của cách mạng Việt Nam hiện nay tác

động đến sự vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng Đảng 69 2.2 Những kết quả vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dụng Đảng và

chính quyền nhà nước hiện nay - s55 set seeseseseeneenes ve 73

2.3 Những hạn chế trong vận dụng tư tưởng của Hồ Chí Minh về xây dựng Đảng và chính quyền Nhà nước hiện TIâY ằĂsĂetheheeetrrerrreree 146 Chương 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG HÒ CHÍ MINH VE XAY DUNG DANG VA CHINH QUYEN NHÀ NƯỚC Ở

NƯƠC TA THỜI GIAN TỚI 222 2 2 2 2222 3 991222112212222222 159

3.1 Tăng cường vận dụng tư tưởng của Hồ Chí Minh về xây dựng 0 ẼẺ0Ẻ0ẼẺẼẺẼẼẺ 6 .ẻ 159 3.2 Tăng cường vận dụng tư tưởng của Hồ Chí Minh về xây dựng chính

quyền Nhà nưỚC -.- - 22-6 +S<+Ek<‡CE EEEEEEESEEECEESEEEEEEEEEErkerkerkerkree 170

Trang 4

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài |

Chủ tịch Hồ Chí Minh anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hoá thế giới, nhà cách mạng lỗi lạc trong phong trào cộng sản và công nhân quốc tế,

là lãnh tụ vĩ đại của dân tộc ta, Đảng ta và quân đội ta Tư tưởng, đạo đức lối sông, tác phong của Người là hình mẫu về trí tuệ, đạo đức, nhân văn, không chỉ

cho quá khứ, mà còn cho hiện tại và tương lai Dân tộc ta tự hào sinh ra Người

và chính Người đã làm rạng rỡ dân tộc ta, non sông đất nước ta Tư tưởng của Người đã soi sáng cho Đảng ta, cho cách mạng Việt Nam giành những thắng lợi vĩ đại trong các cuộc chiến tranh giải phóng, thống nhất đất nước trước đây và sẽ tiếp tục soi đường, chỉ lối cho công cuộc đổi mới của Đảng hiện nay để xây

dựng một nước Việt Nam dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh

Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng Đảng và chính quyền Nhà nước

(CQNN) được Đảng Cộng sản Việt Nam quán triệt và vận dụng trong suốt quá

trình lãnh đạo đất nước đã gặt hái những thành quả to lớn góp phần xây dựng

Đảng Cộng sản Việt Nam trong sạch, vững mạnh, xây dựng nhà nước Việt Nam

giàu mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, vững bước đi lên chủ nghĩa xã hội

Môn học “Tự fưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng Cộng san Việt Nam về xây dựng Đảng và chính quyền Nhà nước” trong Chương trình đào tạo cao học ngành Xây dựng Đảng và Chính quyền Nhà nước được khoa

Xây dựng Đảng - Học viện Báo chí và Tuyên truyền đã, đang áp dụng cho 4

khóa (K16, K17, K18, K19, K20) với hơn 400 học viên cao học trong đó có gần

200 học viên đã tốt nghiệp thạc sĩ ra trường, mang theo những kiến thức lý luận được trang bị đã góp phần không nhỏ vào sự nghiệp xây dựng Đảng và Nhà

nước ta trong sạch, vững mạnh /

Trang 5

2 Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài

Đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về tư tưởng Hồ Chí Minh, đáng chú

ý là các công trình dưới đây

- Các công trình nghiên cứu chung về T rưởng Hồ Chí Minh : Trần Đình

Huỳnh, Danh nhân Hỗ Chí Minh, Nhà xuất bản Văn hóa, năm 2002 Trần Đình

Huỳnh, Hồ Chí Minh, đường trường muôn dặm dâng hiến và tỏa sảng, Nxb, H,

2011 Trần Đình Huỳnh, Danh nhân Hỗ Chí Minh cuộc đời và những sự kiện

lịch sử, Nxb, H, 2013 Văn Thị Thanh Mai: Góp phân tìm hiểu tư tưởng và đạo

đức Hồ Chí Minh, NXB Chính trị quốc gia, H, 2007 Van Thi Thanh Mai: Téa sáng tư tưởng và đạo đức Hồ Chí Minh, NXB Chính trị quốc gia, H, 2010 Văn

Thị Thanh Mai: Hé Chi Minh — Hanh trinh tie Lang Sen dén Ba Dinh, NXB Chính trị quốc gia, H, 2011 Hội đồng Trung ương chỉ đạo biên soạn giáo trình quốc gia các bộ môn khoa học Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh: Giáo trình tư

tưởng Hồ Chí Minh, NXB Chính trị quốc gia, H, 2003

- Các công trình nghiên cứu 7 ứưởng Hồ Chí Minh về Đảng và xây dựng Đảng có: TS Nguyễn Đức Ái, Học thuyết Mac-Lénin, Tu tưởng Hồ Chí Minh về

Đảng và xây dựng Đảng, Nxb CT-HC, H, 2010 Học viện Chính trị - Hành

chính Quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ nghĩa Mac-Lénin, Tu tưởng Hà Chí Minh nền

tảng tư tưởng của Đảng ta, Nxb CT-HC, H, 2009 Trần Đình Huỳnh, Từn hiểu tư tưởng Hô Chí Minh về xây dựng Đảng (Chủ biên) Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1993 Trần Đình Huỳnh, Hồ Chí Minh - Về Đảng Cộng sản Việt Nam (sách công cụ) trọn bộ 2 tập Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1993

Trần Đình Huỳnh, Nghiên cứu tư tưởng Hỗ Chí Minh về Đảng lãnh đạo Nhà

nước, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1996 PGS,TS Nguyễn Trọng Phúc, Lịch sử công tác xây dựng Đảng, Nxb.CTQG, H, 2012 Hồ Chí Minh: Về

xây dựng và chỉnh đốn Đảng, NXB Chính trị quốc gia, H, 2000 TS Phạm Ngọc

Anh - PGS.TS Bùi Đình Phong: 7 #ưởng Hỗ Chí Minh về xây dung Đảng trong

sạch, vững mạnh, NXB Lý luận chính trị, H, 2004 Mạch Quang Thắng: Tự

tưởng Hô Chí Minh về Đảng Cộng sản, NXB Chính trị quốc gia, H, 1995,

Trang 6

Trần Đình Huỳnh, Đạo đức, phong cách, lê lối làm việc của cán bộ công chức

theo tư tưởng Hồ Chí Minh (viết chung) Ban Tổ chức cán bộ Chính phú, Nhà

xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1998 Trần Đình Huỳnh, Phương thức

Đảng lãnh đạo Nhà nước, Nhà xuất bản Hà Nội, 2001 Phạm Ngọc Anh - Bùi

Dinh Phong: Tw twong H6 Chi Minh về xây dựng nhà nước pháp quyên kiểu mới

ở Việt Nam, NXB Lao động, H, 2003 Văn Thị Thanh Mai: Hồ Chí Minh với

Quốc hội (1946-1969), NXB Chính trị quốc gia, H;2011

Các công trình nghiên cứu nêu trên đã góp phần từng bước làm sáng tỏ lý

luận và thực tiễn vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh dưới nhiều góc độ khác nhau

Tuy nhiên, chưa có công trình nào đi sâu nghiên cứu đề tài này 3 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu đề tài

3.1 Muc dich

Làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn của tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng =

Dang Cong san Viét Nam va Nhà nước Việt Nam, từ đó đề xuất các giải pháp cơ bản vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng Đảng và chính quyền Nhà nước ở Việt Nam trong thời gian tới

3.2 Nhiệm vụ

- Góp phần luận giải nguồn gốc hình thành và hệ thống quan điểm của Hồ

Chí Minh về xây dựng Đảng Cộng sản Việt Nam và Nhà nước Việt Nam _

- Phân tích, đánh giá thực trạng vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về xây

dựng Đảng và chính quyền Nhà nước ở Việt Nam hiện nay |

- Đề xuất một sé giải pháp cơ bản vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng Đảng và chính quyền Nhà nước ở Việt Nam hiện nay

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1 Đối trợng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là sự vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng Đảng và chính quyền Nhà nước ở Việt Nam hiện nay -

4.2 Phạm vì nghiÊn cứu

Trang 7

đến nay

Về không gian: đề tài tập trung nghiên cứu vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh để giải quyết các vấn đề thực tiễn đặt ra trong công tác xây dựng Đảng về chính trị, tư tưởng, tổ chức và đạo đức; trong công tác xây dựng chính quyền

Nhà nước về tổ chức bộ máy và đội ngũ cán bộ, công chức

5, Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu đề tài

£ ƒ gt

3.1 Cơ sở lý luận và phương pháp luận

- Đề tài dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử

- Cơ sở lý luận của đề tài là chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh

và quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về xây dựng Đảng và chính quyền

Nhà nước

Bên cạnh đó đề tài còn kế thừa kết quả các công trình nghiên cứu khoa học có liên quan

5.2 Phương pháp nghiên cứu đề tài

Đề tài sử dụng tổng hợp các phương pháp: phân tích và tổng hợp, logic - lịch sử, phương pháp nghiên cứu tài liệu, thống kê và so sánh, tổng kết thực | tiễn để rút ra những luận điểm khoa học

6 Ý nghĩa của đề tài

- Đề tài cung cấp cơ sở khoa học cho việc vận dụng có hiệu quả tư tưởng Hồ Chí Minh để giải quyết các vẫn đề thực tiễn đặt ra về công tác xây dựng Đảng và chính quyền Nhà nước

- Đề tài có thể làm tài liệu nghiên cứu, tham khảo, học tập trong lĩnh vực

xây dựng Đảng và chính quyền Nhà nước, các lĩnh vực có liên quan, cho những ai quan tâm đến vấn đề này

7 Kết cầu của đề tài

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, đề tài được

Trang 8

Chương 1 TU TUONG CO BAN CUA HO CHi MINH VE XAY DUNG DANG VÀ CHÍNH QUYÈN NHÀ NƯỚC 1.1 Quá trình sáng lập Đảng và tư tưởng Hồ Chí Minh về Dang Cộng sản Việt Nam 1.1.1 Hồ Chí Minh sáng lập Đảng Cộng sản Việt Nam

_1.1.1.1 Hồ Chí Minh đến với chủ nghĩa Mác-Lênin

Ngày 1 tháng 9 năm 1858, thực dân Pháp nỗ súng ở bán đảo Sơn Tra (Da

Nẵng), chính thức mở đầu xâm lược Việt Nam Sau khi hoàn thành việc bình định bằng vũ trang, thiết lập bộ máy thống trị trên đất nước ta, thực dân Pháp: tiến hành cuộc khai thác thuộc địa Đó là một chính sách thuộc địa chuyên chế về chính trị, nô địch về văn hóa, bóc lột nặng nề về kinh tế Xã hội Việt Nam từ

chế độ phong kiến độc lập đã chuyển thành chế độ thuộc địa Dưới chế độ đó,

nên kinh tế Việt Nam nói chung mang tính chất tư bản thực dân, đồng thời mang

một phần tính chất phong kiến |

Các mâu thuẫn của xã hội Việt Nam đều do tính chất kinh tế chỉ phối

Mâu thuẫn cơ bản vốn có trong lòng xã hội Việt Nam phong kiến cũ là mâu thuẫn giữa nhân dân ta, mà trước hết là nông dân, với giai cấp địa chủ phong kiến không mất đi mà vẫn tiếp tục tồn tại Bên cạnh mâu thuẫn này, xuất hiện

_ một mâu thuẫn mới bao trùm lên tất cả, đó là mâu thuẫn giữa toàn thể dân tộc ta

với đề quốc thực dân Pháp Mâu thuẫn này vừa là mâu thuẫn cơ bản vừa là mâu

thuẫn chủ yếu của xã hội Việt Nam thuộc địa, chi phối thái độ, vị trí của các giai

cấp ở Việt Nam Sự phát triển của xã hội Việt Nam đòi hỏi phải giải quyết hai

mâu thuẫn này, nhưng trước hết là mâu thuẫn dân tộc

Trang 9

(1885-1895); khởi nghĩa Yên Thế ở Bắc Kỳ (1885-1913) Song các phong trào đó đều

bị thực dân Pháp đàn áp

- Bước sang đầu thế kỷ XX, do ảnh hưởng của phong trào châu Á thức tỉnh, phương Đông thức tỉnh; trào lưu dân chủ tư sản cải lương của Lương Khải Siêu, Khang Hữu Vị (Trung Quốc); tư tưởng cách mạng của giai cấp tư sản Pháp qua con đường Nhật Bản, phong trào đâu tranh yêu nước và dân chủ mang màu sắc

mới theo khuynh hướng tư sản và tiểu tư sản Tiêu biểu như: Phong trào Đông Du (1906-1908); Phong trào Đông kinh nghĩa thục (1907); Phong trào Duy Tân (1906-1908); Việt Nam quang phục hội (1912) Tuy thể hiện tỉnh thần yêu

nước, khát vọng độc lập của dân tộc Việt Nam, nhưng các phong trào đó vẫn bị

bế tắc, chưa tìm được con đường dẫn đến thắng lợi

Cũng phải kế đến phong trào công nhân diễn ra băng nhiều hình thức khác

nhau Tuy chưa trở thành một lực lượng chính trị độc lập trong phong trào dân tộc, vẫn ở trong thời kỳ tự phát, nhìn chung phong trào công nhân từng bước

phát triển mạnh, “như chỉm én nhỏ báo hiệu mùa xuân” |

Giữa lúc đó, Hồ Chí Minh với tên gọi Nguyễn Tất Thành rời Tổ quốc tháng 6-1911 bắt đầu thời kỳ tìm đường cứu nước (1911-1920) Người đi sang

phương Tây, xem họ làm như thế nào rồi trở về giup đồng bào thực hiện sự

nghiệp giải phóng dân tộc Nghiên cứu lý luận và kinh nghiệm của các cuộc cách mạng điển hình trên thế giới như cách mạng Mỹ và cách mạng Pháp, Hồ

Chí Minh đã học được nhiều bài học quý về lực lượng cách mạng, về tô chức, về tỉnh thần ý chí cách mạng, đặc biệt là bài học về chọn con đường cách mạng

Trong những ngày đang hoạt động sôi nổi tìm con đường cứu nước, thì cuộc Cách mang Tháng Mười Nga bùng nỗ và thắng lợi Hồ Chí Minh đã hướng tới con đường Cách mạng Tháng Mười và chú tâm tìm hiểu tư tưởng và đường

lối của cuộc cách mạng đó |

Khoảng đầu năm 1919, Hồ Chí Minh vào Đảng Xã hội Pháp Giữa năm

Trang 10

bản Yêu sách đòi các quyền tự do, dân chủ, bình đẳng của dân tộc Việt Nam

Bản Yêu sách đó không được hội nghị quan tâm đến Từ thực tế đó, Người rút ra

kết luận quan trọng: những lời tuyên bố “dân tộc tự quyết” của bọn đề quốc chỉ

là một trò bịp lớn Các dân tộc muốn thực hiện được sự nghiệp giải phóng thì

trước hết phải trông cậy vào lực lượng của bản thân mình, phải tự mình giải phóng cho mình

Tháng 7-1920, Hồ Chí Minh đọc được bản Sơ fhảo lần thứ nhất đề cương về vấn đề dân tộc va van dé thuộc địa của V.I.Lênin Khi nhắc lại con đường

dẫn Người đến chủ nghĩa Lênin, Hồ Chí Minh viết: “Luận cương của Lênin làm cho tôi rất cảm động, phấn khởi, sáng tỏ, tin tưởng biết bao! Tôi vui mừng đến phát khóc lên Ngồi một minh trong buồng mà tôi nói to lên như đang nói trước

quần chúng đông đảo: “Hỡi đồng bảo bị đọa đày đau khổ! Đây là cái cần thiết

cho chúng ta, đây là con đường giải phóng chúng ta Từ đó, tơi hồn tồn tin

theo Lénin, tin theo Quốc tế thứ ba”, a |

Nhu vậy, trải qua một cuộc hành trình đài đầy gian khô, qua nhiều châu lục với sự trải nghiệm vô cùng phong phú, Hồ Chí Minh đã đến với chủ nghĩa Lênin, khẳng định đứt khoát đi theo con đường cách mạng của Lênin Trong Lời

tựa cuỗn Hồ Chí Minh: "Những bài viết và nói chọn lọc, bản tiếng Nga, Nhà xuất

bản Chính trị quốc gia, Mátxcơva, 1959, Hồ Chí Minh đã khái quát phong trào

cách mạng giải phóng dân tộc ở Việt Nam trong suốt gần một thế ký thống trị của thực dân Pháp Những cuộc khởi nghĩa đó tuy kẻ trước ngã, người sau đứng dậy nhưng tất cả đã bị dìm trong máu Những đám mây đen lại bao phủ đất nước Việt Nam Từ đó Người nói đến ý nghĩa của Cách mạng Tháng Mười và lý luận Mác-Lênin: “Thế rồi tiếng sắm của Cách mạng Tháng Mười Nga đã vang dội làm chắn động toàn thê địa cầu Tiếng sắm cách mạng ấy thúc đây những người

Việt Nam yêu nước hướng về phía Liên Xô, hấp thụ lý luận vĩ đại của chủ nghĩa Mác-Lênin, tích cực tham gia cuộc đấu tranh cách mạng và bắt đầu truyền bá tư

tưởng của chủ nghĩa Mác-Lênin vào Việt Nam Ngọn đuốc lý luận Mác-Lênin

Trang 11

và kinh nghiệm Cách mạng Tháng Mười vĩ đại soi sáng con đường cách mạng Việt Nam “Muốn cứu nước và giải phóng dân tộc không có con đường nào khác con đường cách mạng vô sản”`

Tại Đại hội lần thứ XVIII Đảng Xã hội Pháp hop ở Tua (Tours) cuối năm _ 1920, Hồ Chí Minh đứng về đa số của Đại hội bỏ phiếu tán thành việc gia nhập Quốc tế Cộng sản và thành lập Đảng Cộng sản Pháp Sự kiện đó đánh dấu bước

ngoặt quyết định trong đời hoạt động cách mạng của Hô Chí Minh, bước ngoặt từ chủ nghĩa yêu nước đến với chủ nghĩa cộng sản ˆ

1.1.1.2 Hé Chi Minh truyén bd chi nghia Mác-Lênin vào Việt Nam

Sau khi đến được với chủ nghĩa Mác-Lênin, Hồ Chí Minh tiếp tục nghiên cứu lý luận và hoạt động thực tiễn, bước vào thời kỳ mở đường (1921-1930), bắt đầu xây dựng tư tưởng chiến lược cách mạng giải phóng dân tộc để truyền về

Việt Nam, chuẩn bị về chính trị, tư tưởng, tổ chức, đạo đức cho việc ra đời một

chính đảng cách mạng tiên phong theo học thuyết đảng kiểu mới của Lênin

_Từ năm 1921 đến trước khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, Hồ Chí

Minh hoạt động ở bốn địa bàn chủ yếu với nhiều cống hiến quan trọng Từ năm 1921 đến tháng 6-1923, Hồ Chí Minh hoạt động ở Pháp, tham gia sáng lập Hội liên hiệp thuộc địa, xuất bản báo Le Paria (Người cùng khổ)

Từ tháng 6-1923 đến tháng 11-1924, Hồ Chí Minh hoạt động ở Liên Xô, dự Hội nghị quốc tế nông dân (10-1923), Đại hội V Quốc tế Cộng sản (1924) và _

nhiều đại hội quốc tế quan trọng khác

Từ tháng 11-1924 đến 4-1927, Hồ Chí Minh hoạt động ở Quảng Châu

(Trung Quốc), tham gia sáng lập Hội liên hiệp các dân tộc bị áp búc; lập Hội

Trang 12

Trong khoảng 10 năm trên bốn địa bàn, Hồ Chí Minh đã xây dựng hệ

thống quan điểm lý luận về con đường cách mạng Việt Nam Bằng nhiều con đường khác nhau, hệ thống quan điểm lý luận đó đã được truyền vào phong trào công nhân và phong trào yêu nước Việt Nam để đến đầu năm 1930, Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời Nội dung hệ thông quan điểm đó là:

- Vạch trần bản chất phi nhân tính của chủ nghĩa thực dân Đó là chế độ

ăn cướp, hiếp dâm và giết người Chủ nghĩa thực dân là kẻ thù chung của các dân tộc thuộc địa, của giai cấp công nhân và nhân dân lao động trên toàn thế

giới, là kẻ thù nguy hại và trực tiếp nhất của nhân dân các nước thuộc địa

- Khắng định lòng yêu nước và tinh thần cách mạng của nhân dân các dân:

tộc thuộc địa, của Đông Dương Người phê phán quan điểm sai lầm cho rằng “hiện nay đã chín muỗi cho một cuộc cách mạng”, “không muốn cách mạng và

_ bằng lòng với chế độ bây giờ” hoặc “bẩy người Ấy mãi mãi bị dùng làm đồ để tế

cái ông thần tư bản; họ không sống nữa, không suy nghĩ, và vô dụng trong việc cải tạo xã hội” Người khẳng định: “#gười Đông Dương không chết, người Đông Dương vẫn sống, sống mãi mãi Sự đầu độc có hệ thống của bọn tư bản thực dân không thể làm tê liệt sức sống, càng không thể làm tê liệt tư tưởng cách mạng _của người Đông Dương Đau khổ, nghèo đói và sự đàn áp tàn bạo là những người thây duy nhất của họ Đằng sau sự phục tùng tiêu cực, người Đông Dương giấu một cái gì đang sục sôi, đang gào thét và sẽ bùng nỗ một cách ghê

gớm, khi thời cơ đến Sự tan bao cua chu nghia tu ban da chuẩn bị đất rồi: chủ

nghĩa xã hội chỉ còn phải làm cái việc là gieo hạt giống của công cuộc giải phóng nữa thôi”'

- Cách mạng giải phóng dân tộc là một bộ phận của cách mạng vô sản và hai

loại cách mạng đó có mối quan hệ khăng khít với nhau Nhưng cách mạng giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa có khả năng chủ động giành thắng lợi trước

cách mạng vô sản ở chính quốc và góp phần thúc đây cách mạng ở chính quốc

Trang 13

- Chỉ có giải phóng giai cấp vô sản thì mới giải phóng được dân tộc, cả hai cuộc giải phóng này chỉ có thể là sự nghiệp của chủ nghĩa cộng sản và cách mạng thế giới Đây là tư tưởng cách mạng đến nơi, cách mạng triệt để, thể hiện chiến lược giải phóng dân tộc theo phương hướng tiến lên chủ nghĩa xã hội

- Đường lối chiến lược của cách mạng thuộc địa là trước hết phải giải phóng dân tộc, giành độc lập, tự do Đó là điều kiện để tiến lên giải phóng xã

hội, giải phóng con người, tức làm cách mạng xã hội chủ nghĩa Tính chât của cách mạng thuộc địa là “dân tộc cách mạng”, tức là phải đánh đỗ bọn để quốc xâm lược Người nhân mạnh rằng “đưới ách áp bức dân tộc của bọn đế quốc,

các dân tộc thuộc địa phải tỉnh ngộ lên, đoàn kết lại, biết rằng thà chết được tự

do hơn sống làm nô lệ, đồng tâm, hiệp lực, đánh đuổi tụi áp bức mình đi; ấy là

dân tộc cách mạng”

- Quan điểm về đoàn kết dân tộc Theo Hồ Chí Minh, đánh đuổi bọn đề

quốc xâm lược, giải phóng gông cùm nô lệ cho đồng bào là việc chung của cả dân chúng, chứ không phải là việc của vài người Vì bị áp bức mà sinh ra cách mạng, cho nên ai bị áp bức càng nặng, thì lòng cách mạng càng bên, chí cách mạng càng quyết Công nông là các giai cấp bị áp bức nặng nề nhất, đông đảo, nên họ là “người chủ cách mạng”, “là gốc cách mạng” Phân tích đặc tính giai cấp và nội dung kinh tế, Hồ Chí Minh khẳng định “trong thời đại hiện nay, giai cấp công nhân là giai cấp độc nhất và duy nhất có sứ mệnh lịch sử là lãnh đạo cách mạng đến thắng lợi cuối cùng Giai cấp công nhân muốn giành được quyền lãnh đạo duy nhất và đưa cách mạng đến thành công thì phải liên minh với giai cấp nông dân Nông dân là lực lượng đông đảo nhất, bị đế quốc và phong kiến

áp bức bóc lột nặng nề, phai di voi giai cấp công nhân, chịu sự lãnh đạo của giai

cấp công nhân thì giai cấp nông dân mới có thê giải phóng được Công nhân và

nông dân là hai bạn đồng minh tự nhiên” |

Trên cơ sở coi công nông là gốc cách mạng, Hồ Chí Minh xác định bầu bạn

cách mạng của công nông là “học trò, nhà buôn nhỏ, điền chủ nhỏ” Trong cuộc

Trang 14

- Trong thời đại mới, cách mạng giải phóng dân tộc nằm trong quỹ đạo của cách mạng thế giới, phải thực hiện sự đoàn kết và liên minh quốc tế Cách mạng

Việt Nam là một bộ phận trong cách mạng thế giới Vì vậy, ai làm cách mạng

trong thế giới đều là đồng chí của nhân dân Việt Nam Nhưng muốn người ta giúp thì trước hết mình phải tự giúp mình Phải nêu cao tỉnh thần tự lực, tự cường,

không trông chờ, ý lại Quan điểm của Hồ Chí Minh chỉ rõ “một dân tộc không tự

lực cánh sinh thì không xứng đáng được độc lập”: Phát huy sức mạnh dân tộc két

hợp với sức mạnh quốc tế tạo thành sức mạnh tổng hợp để chiến thắng kẻ thù

- Quan điểm của Hồ Chí Minh về phương pháp cách mạng Theo Người, cách mạng là sự nghiệp của quần chúng nhân dân Nhưng họ phải được giác ngộ, tổ chức mới tạo nên sức mạnh Vì vậy, phải giáo dục quần chúng về mục đích

cách mạng, chỉ rõ con đường, lực lượng, kẻ thù, cách làm, ý chí, quyết tâm, tin

tưởng vào thắng lợi cuối cùng của cách mạng Muốn đưa cách mạng đến thắng lợi

phải biết “mưu chước”, biết so sánh lực lượng, biết cách làm mới chóng Đó phải

là một cuộc khởi nghĩa của quần chúng chứ không phải là một cuộc nỗi loạn - Cách mạng muốn thắng lợi trước hết phải có đảng cách mạng để trong vận động, tổ chức dân chúng, ngoài thì liên lạc với các dân tộc bị áp bức và giai cấp vô sản mọi nơi Đảng có vững cách mạng mới thành công cũng như người cầm lái có vững thì thuyền mới chạy Đảng muốn vững phải có chủ nghĩa “làm cốt” Đảng không có chủ nghĩa giống như người không có trí khôn, tàu không có bàn chỉ nam

Theo Hồ Chí Minh “bây giờ học thuyết nhiều, chủ nghĩa nhiều nhưng chỉ có chủ

nghĩa Lênin là chân chính nhất, chắc chắn nhất, cách mạng nhất”

Nói tóm lại, trong khoảng mười năm, Hồ Chí Minh đã truyền bá quan điểm và lý luận về con đường cách mạng Đó là tư tưởng Hồ Chí Minh về cách

mạng giải phóng dân tộc Việt Nam dưới ánh sáng của chủ nghĩa Lênin Hệ

thống quan điểm này định hướng cho phong trào dân tộc và các tổ chức chính trị theo khuynh hướng cách mạng vô sản, dẫn đến sự ra đời của các tổ chức cộng

sản ở Việt Nam

1.1.1.3 Hồ Chí Minh chủ động sáng lập Đảng Cộng sản Việt Nam

Trang 15

Hội Việt Nam cách mạng thanh niên, xuất bản tuần báo Thanh niên làm cơ quan

tuyên truyền của Hội, mở lớp huấn luyện cán bộ rồi đưa về nước hoạt động

Phong trào “vô sản hóa” từ chủ trương của Hội Việt Nam cách mạng thanh niên bằng cách đưa hội viên đi vào các nhà máy, hầm mỏ, đồn điền để vận động cách mạng, thúc đây phong trào đấu tranh của công nhân và các tầng lớp nhân dân

Từ cuối năm 1928 đến đầu năm 1929, phong trào dân tộc và dân chủ ở

—— nước ta, đặc biệt là phong trào công nông theo con đường cách mạng vô sản

phát triển mạnh mẽ Xu thế phải thành lập một Đảng Cộng sản thay cho Hội Việt Nam cách mạng thanh niên đã xuất hiện và ngày càng chín muồi

Cuối tháng 3-1929, chỉ bộ cộng sản đầu tiên đã được thành lập Chi bộ

tích cực chuẩn bị đi đến thành lập một Đảng Cộng sản thay thế cho Hội Việt

Nam cách mạng thanh niên | |

Tháng 5-1929, Hội Việt Nam cách mạng thanh niên tô chức đại hội lần

thứ nhất đã xảy ra sự bất đồng giữa các đoàn đại biểu xung quanh việc xúc tiễn

việc thành lập Đảng Cộng sản Đoàn đại biểu Bắc Kỳ rút khỏi đại hội về nước

Ngày 17-6-1929, tại số nhà 312 Khâm Thiên, Hà Nội, tổ chức Đông Dương cộng sản đàng được thành lập `

Mùa Thu năm 1929, tổ chức An Nam cộng sản Đảng được thành lập ở Nam Ky

Ngày 1-1-1930, Đông Dương cộng sản liên đoàn được thành lập ở Trung Kỳ, do những người giác ngộ cộng sản chân chính trong tổ chức trong Tân Việt

"cách mạng đảng đứng ra thành lập |

Như vậy, trong vòng 6 tháng, từ tháng 6-1929 đến tháng 1-1930, đã có 3

tô chức cộng sản lần lượt được thành lập Sự ra đời nhanh chóng của các tổ

chức cộng sản phản ánh xu thế tất yếu của phong trào dân tộc Việt Nam, có tác dụng thúc đây phong trào đấu tranh của nhân dân ta ngày càng phát triển Tuy

nhiên, sự ton tại ba đảng hoạt động biệt lập có nguy cơ dẫn đến một sự chia rẽ

' Tiền thân của đáng này là Hội Phục Việt ra đời năm 1925, đến năm 1926 đổi tên là Hội Hưng Nam Tháng 7-

1927 lấy tên là Việt Nam cách mạng đồng chí hội để giao thiệp với Hội Việt Nam cách mạng thanh niên Ngày

Trang 16

lớn Yêu cầu bức thiết của cách mạng Việt Nam là phải có một Đảng Cộng sản

thống nhất trong cả nước

Trước yêu cầu lịch sử mới, Hồ Chí Minh đám nhận trách nhiệm thống

nhất các tô chức cộng sản thành một Đảng Cộng sản duy nhất ở Việt Nam Với tư cách là phái viên của Quốc tế Cộng sản, đủ năng lực và uy tín, Hồ Chí Minh đã chủ động triệu tập đại biểu của hai tổ chức đảng là Đông Dương cộng sản

đảng và An Nam cộng sản đáng họp hội nghị thông nhất Dang từ ngày 6-1 đến

ngày 7-2-1930 tại Cửu Long (Hương Cảng, Trung Quốc) Hội nghị nhất trí thành lập một đảng thống nhất, lay tên là Đảng Cộng sản Việt Nam, thông qua

Chánh cương van tat, Sach lược văn tắt, Chương trình tóm tắt, Điều lệ vắn tắt

của Đảng Những vấn đề chiến lược và sách lược của cách mạng Việt Nam

được xác định trong các văn kiện của Đảng như sau:

- Đảng chủ trương làm tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng

để đi tới xã hội cộng sản | |

- Nhiệm vụ của cuộc cách mạng đó về các phương diện chính trị, kinh tế, xã hội, bao hàm hai nội dung dân tộc và dân chủ, chống để quốc và chống phong kiến, trong đó nổi lên là chống để quốc và phong kiến tay sai, giành lại độc lập

tự do cho nhân dân Cụ thể là: Đánh đổ đế quốc chủ nghĩa Pháp và bọn phong

kiến, làm cho nước Nam được hoàn toàn độc lập, dựng ra chính phủ công nông

binh, tổ chức ra quân đội công nông Thủ tiêu hết các quốc trái, thu hết sản

nghiệp lớn của tư bản đế quốc chủ nghĩa Pháp để giao cho chính phủ công nông _ binh, thu hết ruộng đất của đề quốc chủ nghĩa làm của công và chia cho dân cày nghèo, tiến hành cách mạng ruộng đất, miễn thué cho dan nghèo, mở mang công nghiệp và nông nghiệp, thi hành luật ngày làm 8 giờ Dân chúng được tự do tổ chức, nam nữ bình quyên, phổ thông giáo dục theo hướng công nông hóa

- Đảng phải vận động thu phục cho được đông đảo công nhân, làm cho giai cấp công nhân lãnh đạo dân chúng; phải thu phục cho được đông đảo nông dân và dựa vững vào nông dân nghèo, lãnh đạo họ làm cách mạng ruộng đất Đảng phải hết sức lôi kéo tiểu tư sản, trí thức, trung nông đi về phía giai cấp vô

Trang 17

Bộ phận nào đã ra mặt phản cách mạng thì phải đánh đỗ Trong khi liên lạc với

các giai cấp, phải cân thận không được đi vào đường lối thỏa hiệp

- Đảng là đội tiên phong của giai cấp vô sản, tổ chức lãnh đạo cách mạng

Việt Nam đấu tranh nhằm giải phóng cho toàn thể đồng bào bị áp bức bóc lột

- Đảng phải liên kết với các dân tộc bị áp bức và quần chúng vô sản trên

thế giới, nhất là giai cấp vô sản Pháp

Chính cương văn tắt, sách lược văn tắt do Hồ Chí Minh soạn thảo là cương lĩnh cách mạng đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam, đó là một cương lĩnh giải phóng dân tộc đúng đắn và sáng tạo, phù hợp với xu thế phát triển của thời đại mới, nhuần nhuyễn quan điểm giai cấp, thấm đượm tỉnh

thần dân tộc Độc lập tự do gắn liền với định hướng xã hội chủ nghĩa là tư

tưởng cốt lỗi của cương lĩnh

Hội nghị hợp nhất hai tổ chức cộng sản Việt Nam! mang tầm vóc lịch sử

của một đại hội thành lập Đảng Sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam đầu

năm 1930 là kết quả tất yếu của cuộc đấu tranh dân tộc và giai cấp ở nước ta trong thời đại mới, là sản phẩm của sự kết hợp chủ nghĩa Mác-Lênin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước Việt Nam trong những năm 20 của thế

ky XX, la két quả của quá trình sàng lọc, lựa chọn nghiêm khắc của lịch sử

Sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam chứng tỏ giai cấp vô sản nước ta đã

trưởng thành và đủ sức lãnh đạo cách mạng Đó là cái mốc đánh dấu sự chuyên

biến của giai cấp công nhân Việt Nam từ trình độ tự phát chuyền sang trình độ tự

giác Đó cũng là cái mốc đánh dau bước ngoặt trọng đại của lịch sử cách mạng

Việt Nam, chấm dứt thời kỳ khủng hoảng về đường lối, tổ chức và phương pháp

cứu nước Từ đây cách mạng Việt Nam có một đảng duy nhất lãnh đạo, đó là

Đảng Cộng sản Việt Nam, một đảng mácxít lêninnít kiên cường, có đường lối

khoa học, cách mạng và nhân văn, lãnh đạo toàn dân thực hiện sự nghiệp giải

phóng dân tộc, giải phóng xã hội, giải phóng giai cấp, giải phóng con người

' Sau Hội nghị bop nhất hai tổ chức Đông Dương cộng sản đảng và An Nam cộng sản đảng thành Đảng Cộng

Trang 18

Sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam gắn liền với tên tudi của lãnh tụ

Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh, người sáng lập và rèn luyện Đảng ta

1.1.2 Tư tưởng Hồ Chí Minh về Đảng Cộng sản Việt Nam

1.12.1 Hỗ Chí Minh kế thừa sảng tạo những nguyên lý của chủ nghĩa Mác-Lênin về Đảng Cộng sản

Trước hết, cần nhận thức đúng đắn rằng chủ nghĩa Mác-Lênin mang tính

phổ biến toàn nhân loại, nhưng cơ bản tập trung bàn về những vấn đề cách mạng vô sản, tức là cách mạng ở các nước tư bản, ở phương Tây Các nước tư bản phương Tây có những đặc trưng không giống các nước thuộc địa Giai cấp công nhân chiếm số đông trong thành phần dân cư Trong xã hội phương Tây, mâu thuẫn giai cấp giữa giai cấp vô sản với giai cấp tư sản là mẫu thuẫn cơ bản Vì vậy, tính chất cách mạng là giai cấp cách mạng, đối tượng cách mạng là giai cấp tư sản, lực lượng cách mạng là giai cấp công nhân và giai cấp nông dân, nhiệm vụ cách mạng là giải phóng giai cấp công nhân đi đến giải phóng con người, - mục tiêu cách mạng là xóa bỏ giai cấp tư sản và chế độ tư bản, thiết lập nền

chuyên chính vô sản, xây dựng chế độ xã hội chủ nghĩa Đó là những cơ sở để

Hồ Chí Minh vận dụng và phát triển sáng tạo những nguyên lý của chủ nghĩa

- Mác-Lênin vào hoàn cảnh Việt Nam, một nước thuộc địa, giai cấp công nhân ít,

giai cấp nông dân và các tầng lớp khác chiếm đa số trong thành phần dân cư

Khi bàn về Hồ Chí Minh với tư cách là một nhà mácxít sáng tạo cần nhận

_ thức sáng tạo với những ⁄ đưởng mới, cách làm mới chưa hề có trong học thuyết Mác-Lênin, đồng thời có những quan điểm trên nền tảng chủ nghĩa Mác-Lênin, nhưng không phụ thuộc, không rập khuôn theo nền tảng đó, ngược lại có những

cách giải quyết mới Theo cách hiểu đó, rõ ràng, Hồ Chí Minh là nhà mácxít sáng

_ tạo trên nhiều lĩnh vực, trong đó có những nguyên lý về Đảng Cộng sản |

1.1.2.2 Sáng tạo về quy luật ra đời của Đảng Cộng sản

Trang 19

Từ năm 1921, Người tiếp tục nghiên cứu chủ nghĩa Mác và chủ nghĩa - Lênin; nghiên cứu chế độ Xôviết; lập Hội Liên hiệp thuộc địa ( 1921), Hội Liên hiệp các dân tộc bị áp bức (1925) là những tô chức quốc tế đầu tiên của phong trào giải phóng dân tộc Đáng chú ý là Người thành lập Hội Việt Nam cách mạng thanh niên có nòng cốt là cộng sản đoàn, tổ chức tiền thân của Đảng,

chuẩn bị về chính tri, tư tưởng, tổ chức để thành lập đảng Qua Hội Việt Nam

cách mạng thanh niên, Người đào tạo lớp cán bộ đầu tiên theo chủ nghĩa Mác- Lênin và tư tưởng của Người; chọn người gửi vào trường Quân sự Hoàng Phố,

Đại học Phương Đông Hội Việt Nam cách mạng thanh niên, như Hồ Chí Minh ghi nhận: “như quả trứng, mà từ đó, nở ra con chim non cộng sản; một tổ chức

còn nhỏ bé nhưng sẽ là “cơ sở cho một đảng lớn hơn”

- Hồ Chí Minh ý thức được những điểm mạnh, điểm yếu của các lực lượng

cách mạng trong nước, nên Người đã xây dựng một hệ thống lý luận và quan điểm cách mạng mang đếu ấn học thuyết Mác-Lênin và tư tưởng của Người để truyền bá vào Việt Nam Hệ thống đó liên quan tới bản chất của chủ nghĩa thực

dân; mối quan hệ giữa cách mạng thuộc địa và cách mạng vô sản; con đường chiến lược của cách mạng thuộc địa; lực lượng cách mạng: sức mạnh của tỉnh

thần yêu nước và tỉnh thần dân tộc; vai trò của Đảng để thức tỉnh, giác ngộ,

định hướng tô chức quần chúng và liên lạc với các dân tộc bị áp bức và giai cấp

VÔ sản mọi nơi |

Nhờ hệ thống lý luận đó mà phong trào công nhân từ “tự phát” từng bước chuyển sang “tự giác”; phong trào yêu nước dần dần chuyên sang phong trào yêu nước triệt để Cho đến giữa năm 1929 đến đầu 1930, các phong trào này kết hợp với chủ nghĩa Mác-Lênin dẫn tới xuất hiện các tổ chức cộng sản Với quá trình truyền bá chủ nghĩa Mác-Lênin vào Việt Nam như đã trình bày, thực chất | sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam đầu năm 1930 đã có cả yếu t6 tu tuéng

Hồ Chí Minh

Đáng chú ý là trong khi truyền bá chủ nghĩa Mác-Lênin vào Việt Nam,

Trang 20

nguyên lý của chủ nghĩa Mác-Lênin, một Đảng Cộng sản ra đời chỉ cần hai yếu - tố là đủ Đó là chủ nghĩa xã hội khoa học kết hợp với phong trào công nhân

Đảng Cộng sản ra đời với hai yếu tố đó chỉ có thể thực hiện được trong điều

kiện các nước có phong trào công nhân phát triển mạnh mẽ Tuy nhiên, khi bàn về sự ra đời của Đảng Cộng sản trong điều kiện đó, Lênin cũng lưu ý rằng sự kết hợp hai yếu tố đó diễn ra trong những điều kiện không gian và thời gian nhất

định Ý kiến của Lênin chính là sự nhắc nhở về sự vận dụng sáng tạo nguyên lý chung vào từng hoàn cảnh cụ thẻ

Tầm nhìn và cách nhìn của Hồ Chí Minh là ở chỗ phong trào yêu nước

Việt Nam có một vị trí cực kỳ to lớn trong quá trình phát triển của dân tộc Nó

là một yếu tố trường tồn trong lịch sử dân tộc, có trước phong trào công nhân Và ngay khi đã có phong trào công nhân thì phong trào yêu nước vẫn đóng một vai trò cực kỳ quan trọng Tuy nhiên, phong trào yêu nước này phải được tiếp nhận lý luận khoa học mới trở thành phong trào yêu nước theo khuynh hướng cách mạng vô sản, là một trong các yếu tố cầu thành Đảng Cộng sản Việt Nam Nói đến phong trào yêu nước là thêm một yếu tố mới Ngoài vẫn đề bù đắp sự thiếu hụt của phong trào công nhân, thì yếu tố mới này có khả năng kết hợp được với phong trào công nhân, vì cả hai phong trào có một mục tiêu chung là giành độc lập dân tộc Hồ Chí Minh đã khai thác triệt để mâu thuẫn cơ bán, đồng thời cũng là mâu thuẫn chủ yếu của nước Việt Nam thuộc địa là mâu thuẫn dân tộc Đây là một điểm sáng tạo, đồng thời cũng là chìa khóa để mở cửa vào kho tàng sáng tạo của Hồ Chí Minh

1.1.2.3 Sáng tạo những nguyên lý về bản chất giai cấp của Đảng

Khi bàn về bản chất giai cấp công nhân của Đảng, Hồ Chí Minh không dừng lại ở “Đảng của giai cấp công nhân” mà còn khẳng định “Đảng của dân

tộc” Tại Đại hội II của Đảng (2-1951), Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Trong giai

Trang 21

nhân dân lao động, cho nên nó phải là Đảng của dân tộc Việt Nam”!, Nhiều lần

Người chỉ rõ “Đảng Lao động Việt Nam là Đảng của giai cấp công nhân và nhân dân lao động, nghĩa là những người thợ thuyền, dân cày và lao động trí óc kiên

quyết nhất, hăng hái nhất, trong sạch nhất, tận tâm tận lực phụng sự Tổ quốc và

nhân dân” Theo Người, Đảng có hàng chục vạn đảng viên Ở các cấp chính quyên, ở trong bộ đội, ở các xí nghiệp, các trường học, các nông thôn, Đảng đêu

liên hệ chặt chế với quần chúng như chân tay ruột thịt Vì vậy, “Đảng là đẳng

của giai cấp lao động, mà cũng là đảng của toàn dân”? Vấn dé Đảng của dân tộc, của toàn dân không chỉ là vấn đề cơ sở xã hội của Đảng mà còn là tính tiên phong của Đảng Đảng là đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời cũng là đội tiên phong của dân tộc Nói Đảng của dân tộc là khẳng định sứ mệnh phục vụ Tổ quốc, phục vụ nhân dân của Đảng Người nói: “Đảng ta là Đảng của giai

cấp, đồng thời cũng là của dân tộc, không thiên tư, thiên vị Đảng không lo riêng

cho một đồng chí nào hết Đảng lo việc cho cả nước”Š

Khi nói Đảng của giai cấp công nhân thì tất yếu Đảng đó phải mang bản chất giai cấp công nhân với những tiêu chí cụ thể về mục tiêu, lý tưởng: về nền tảng tư tưởng; về các nguyên tắc tổ chức sinh hoạt; về kỷ luật Nếu chỉ bàn về bản chất giai cấp công nhân của một đảng cách mạng chân chính thì như thế là đủ Nhưng sáng tạo của Hồ Chí minh là ở chỗ thêm vế sau “Đảng của dân tộc Việt Nam”

Thứ nhất, trình bày theo cách của Hồ Chí Minh, người dân hiểu rằng

thành phần vào Đảng không phải chỉ có giai cấp công nhân mà là toàn dân tộc Thứ hai, Đảng ta ra đời không phải chỉ vì lợi ích của giai cấp công nhân

mà vì lợi ích của cả dân tộc, của toàn thể nhân dân lao động

Thứ ba, Đảng của dân tộc Việt Nam nghĩa là Đảng phải gần gũi tận trong lòng của mỗi đồng bào ta Mọi người Việt Nam đều có quyền tự hào gọi là “

Đảng ta” như Hồ Chí Minh khẳng định: "Đảng ta vĩ đại vì nó bao trùm cả nước,

_ Hồ Chí Minh: Todn tap, Sdd, t.6, tr.175 ˆ Hồ Chí Minh: 7oàn rập, Sđú, t.7, tr.231

Trang 22

"! Đảng phải làm sao đồng thời vì nó gần gũi tận trong lòng của mỗi đồng bào ta

cho người dân luôn luôn tự hào là Đảng của mình, Đảng ta, và họ thấy mình có

trách nhiệm trong công tác xây dựng Đảng |

Tư duy của Hồ Chí Minh về yếu tố dân tộc trong Đảng là nhất quán từ

lúc Đảng ra đời Khắng định bản chất giai cấp công nhân của Đảng, Hồ Chí Minh không tách rời Đảng và giai cấp với các tầng lớp nhân dân lao động khác,

với toàn thể dân tộc Ngay từ khi mới thành lập, Đảng đã mang trong mình tính thống nhất giữa yếu tố giai cấp và yếu tố dân tộc Đảng tìm thấy nguồn sức mạnh không chỉ ở giai cấp công nhân mà còn ở các tầng lớp nhân dân lao động

khác, ở cả dân tộc |

1.1.2.4 Sdng tao nhitng nguyén ly vé vai tro, vi tri của Đảng và cắn bộ, đảng viên

Hồ Chí Minh đã sớm bàn và luận giải về Đảng và cán bộ, đảng viên cùng một lúc “vừa là người lãnh đạo vừa là người đầy tớ trung thành của nhân dân”

Người nói tới điều này ngay sau khi có chính quyền cách mạng Tuy

nhiên, điều sáng tạo nhất ở đây là Hồ Chí minh đã sớm cảnh báo về các nguy cơ

_ của một Đảng cầm quyền Nắm chắc tỉnh thần của V.I Lênin, Người đã thấy

được bồn phận và trách nhiệm nặng nề của Đảng cầm quyền Cùng một bộ tham mưu, Đảng ta từ chỗ lãnh đạo nhân dân đập fan chính quyên cũ của giai cấp bóc

lột đến chỗ xây dựng chế độ mới Đây thực sự là thời kỳ như Lénin cho rang “lý luận biến thành thực tiễn” Và phải chăng tỉnh thần “giành chính quyền đã khó, giữ chính quyền còn khó hơn” cũng ở chỗ này? Hồ Chí Minh cho rang “thang dé quéc va phong kién 1a tương đối dễ; thắng ban cùng và lạc hậu còn khó hơn

nhiều” Theo Người, chống lại những gì cũ kỹ, lạc hậu, tạo ra những cái mới mẻ,

tốt tươi là cả một cuộc chiến đấu không lồ Hồ Chí Minh chỉ rõ trong điều kiện Đảng cầm quyền thì cách lãnh đạo của Đảng và mỗi cán bộ, đáng viên dễ mắc nhiều căn bệnh như quan liêu, trái phép, cậy thế, hủ hoá, tư túng, chia rẽ, kiêu

ngạo, “hữu danh vô thực”, kéo bè kéo cánh, xu nịnh a dua, dìm người tài giỏi,

Trang 23

ghét người chính trực Không phải ngẫu nhiên mà trong “Di chúc” lại “trước

"hết nói về Đáng” Đây là Người nói về bổn phận của một đội tiên phong, về

những người tiêu biểu cho trí tuệ, danh dự, lương tâm của dân tộc Nói như vậy

để thấy rằng Đảng phải thấy rõ trách nhiệm nâng cao ý thức phục vụ nhân dân ngang quyền lực của Đảng Theo Hồ Chí Minh, Đảng có quyền lực chính trị,

quyền lãnh đạo đất nước, lãnh đạo hệ thống chính trị và toàn xã hội Căn bộ,

đảng viên dù ít dù nhiêu đều có quyên hành, cấp cao thì quyên to, cấp thấp thì quyền nhỏ Dù to hay nhỏ, có quyền mà thiếu lương tâm thì có dịp đục khoét, có

dịp ăn của đút Như vậy, vấn đề mẫu chốt là nằm ở hai chữ “quyên hành” Đây thực sự là một điểm nhắn sáng tạo trong tư tưởng Hồ Chí Minh Bởi vì, với cách

trình bày trên ta có thể thấy rõ quyền lực có hai mặt Mặt rích cực tức là sức | mạnh của quyền lực sẽ góp phần giữ vững chính quyền và thành quả cách mạng, xây dựng chính trị, kinh tế, văn hoá Mặt tiếu cực tức là quyền lực sẽ làm tha hoá người năm quyền, khiến con người trở thành nô lệ cho quyền lực, từ đó cậy | quyén, loi dung quyén, lam dụng quyền, tranh giành quyển, chạy quyền, tham

quyền cố vị , để cuối cùng là vì lợi ích cá nhân, lợi ích cục bộ và lợi ích nhóm

_Với tầm nhìn xa, trông rộng, Hồ Chí Minh đã phát hiện ra những mam

bệnh, căn bệnh trong cơ thể Đảng va mỗi cán bộ, đảng viên Có bệnh mà giấu

bệnh sợ thuốc thì rất nguy hiểm Phải có gan uống thuốc đắng và cắt những ung nhọt trong cơ thê Bởi vì, “một Đảng mà giấu giềm khuyết điểm của mình là một Đảng hỏng Một Đảng có gan thừa nhận khuyết điểm của mình, vạch rõ những

cái đó, vì đâu mà có khuyết điểm đó, xét rõ hoàn cảnh sinh ra khuyết điểm đó, rồi tìm kiếm mọi cách để sửa chữa khuyết điểm đó Như thế là một Đảng tiễn bộ, mạnh đạn, chắc chắn, chân chính”!,

Cần nói thêm rằng, sự sáng tạo của Hồ Chí Minh còn biểu hiện đậm nét ở

cách làm mới, thê hiện tấm gương của Người Đứng ở đỉnh cao quyền lực trong

24 năm liền, Người không hành xử như một người cầm quyền, mà Người lãnh

đạo băng thuyết phục, cảm hoá; đi vào lòng người bang cái tâm, cái đức, cái trí

Trang 24

một cách giản dị, chân thành Nói như Phạm Văn Đồng, “bình sinh Hồ Chủ tịch

là người rất giản dị, lão thực Vĩ nhân, thật vĩ nhân bao giờ cũng giản dị, lão

thực Đối với Hồ Chí Minh, một câu nói là một việc làm và có làm thì mới nói

Giản dỊ, lão thực trong sự ăn ở, tính tình, trong lời nói, viết, Người cũng giản dỊ, lão thực trong chủ trương chính trị nữa” Hồ Chí Minh là một nhà chính trị đạo đức Trong tâm cao chính trị của Người, đậm đà những giá trị về văn hoá, đạo

đức Người là một tắm gương về “văn hoá lãnh đạo” và rất quan tâm xây dựng

Đảng về văn hoá Xa lạ và dị ứng với bệnh tham quyên cố vị, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nêu một tắm gương sáng cho tất cả cán bộ, đảng viên có chức, có

quyền, kể cả Chủ tịch nước, về việc từ chức, mà ngày nay nhiều người gọi là “văn hoá từ chức” Người nói: “Tôi tuyệt nhiên không ham muốn công danh phú quý chút nào Bây giờ phải gánh chức Chủ tịch là vì đồng bào uỷ thác thì tôi phải gắng làm, cũng như một người lính vâng mệnh lệnh quốc dân ra trước mặt

trận Bao giờ đồng bảo cho tôi lui, thì tôi rất vui lòng lui Riêng phần tôi thì

làm một cái nhà nho nhỏ, nơi có non xanh nước biếc để câu cá, trồng hoa, sớm

chiều làm bạn với các cụ già hái củi, em trẻ chăn trâu, không dính líu gì với

vòng danh lợi” Người đưa chính trị vào giữa dân gian Đó là một nền chính trị

dân quyền mà những nội dung cốt tử là nắm vững dân tình, dân tâm, dân ý; học

dân, hỏi dân, hiểu dân; quan tâm tới dân quyên, dân sinh, dân trí, dân chủ; thực hành dân vận; từ đó làm cho dân tin, dân phục, dân yêu

"Tóm lại, có những cái mới, có những cái trên nền tang tu tưởng và tắm

gương của Mác, Lênin, Hồ Chí Minh có nhiều sáng tạo, tạo nên sắc thái, chính

kiến Hồ Chí Minh Những sáng tạo đó là cực kỳ cần thiết và có giá trị to lớn

trong mọi thời kỳ cách mạng Đặc biệt giờ đây, khi nhân loại đã bước vào một

kỷ nguyên mới, kỷ nguyên toàn cầu hoá, mọi sao chép, rập khuôn, máy móc, giáo điều, bảo thủ đều là trở lực của tiến bộ và phát triển Vấn đề đặt ra là phải có trí tuệ, bản lĩnh và cái tâm trong sáng, đặt bổn phận phục vụ Tổ quốc và dân

tộc lên hàng đầu thì mới có được sáng tạo Một bài học lớn Hồ Chí Minh để lại

Trang 25

- phút, một chủ trương của ta hôm nay đúng, hôm sau đã không hợp thời, nếu ta không tỉnh táo kiểm điểm những tư tưởng hành vi của ta để bỏ đi những cái quá thời, sai hỏng, nhất định ta sẽ không theo kịp tình thế, ta sẽ bị bỏ rơi, bị các bạn

tỉnh táo nhanh nhẹn hơn vượt đi trước”

1.1.2.5 Những luận điểm cơ bản của Hồ Chí Minh về Đảng Cộng s sản Việt Nam

Một là, sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng là nhân tổ hàng đầu quyết định thắng lợi của cách mạng Việt Nam

Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng nhân dân Nhưng họ phải được

giác ngộ, được tổ chức, lãnh đạo Hồ Chí Minh xác định: "Trước hết phải có

đảng cách mệnh", dé "trong thì vận động và tổ chức dân chúng, ngoài thì liên lạc với các dân tộc bị áp bức và vô sản giai cấp ở mọi nơi Đảng có vững thì cách mệnh mới thành công, cũng như người cầm lái có vững thì thuyền mới chạy"

Đảng Cộng sản là chính đảng và là đội tiên phong của giai cấp công nhân, Đảng có nhiệm vụ xác định đường lỗi, cương lĩnh, chủ trương và con đường phát

triển dân tộc Đó là con đường độc lập dân tộc đi tới chủ nghĩa xã hội trên nền

tảng lý luận chủ nghĩa Mác-Lênin được vận dụng sáng tạo phù hợp với điều kiện,

hoàn cảnh của Việt Nam Đảng có sứ mệnh lãnh đạo, giáo dục, tổ chức giai cấp công nhân, nhân dân lao động và toàn dân tộc đưa sự nghiệp cách mạng đến thắng

lợi Đảng trung thành với lợi ích của giai cấp, của nhân dân, của dân tộc

Trong tác phẩm Thường thức chính trị, Hồ Chí Minh viết: “Có Dang lãnh đạo, cách mạng và kháng chiến mới thành công Vì sao?

Kinh nghiệm thế giới và trong nước chứng tỏ rằng: những cuộc đấu tranh

_ “tự phát” của nhân dân, thường không có mục đích rõ ràng, kế hoạch đầy đủ, tổ

chức chắc chắn Vì vậy mà lực lượng rời rạc nơi này lên thì nơi khác xẹp Kết

quả là thất bại

Muốn /hẳng lợi thì cách mạng phải có một đảng lãnh đạo Đảng phải làm

cho quần chúng giác ngộ vì đâu mà họ bị áp bức bóc lột; phải dạy cho quần

Trang 26

chúng hiểu các quy luật phát triển của xã hội, để họ nhận rõ vì mực đích gì mà đấu tranh; chỉ rõ con đường giải phóng cho quần chúng, cỗ động cho quần chúng kiên

quyết cách mang; lam cho quan chúng ứiz chắc cách mạng nhất định thắng lợi

Cách mạng là cuộc dau tranh rat phức tạp Muốn khỏi đi lạc phương hướng, quần chúng phải có Đảng lãnh đạo để nhận rõ đinh hình, đường li và định phương châm cho đúng

Cách mạng là cuộc đâu tranh rá/ gian khổ Lực lượng kẻ địch rất mạnh

Muốn thắng lợi thì quần chúng phải rổ chức rất chặt chế; chí khí phải kiên

quyết Vì vậy, phải có Đảng để ứỔ chức và giáo dục nhân dân thành một đội

quân thật mạnh, đề đánh đỗ kẻ địch, tranh lấy chính quyên

Cách mạng thắng lợi rồi, quần chúng vẫn cần có Đảng lãnh đạo, vì:

- dù nhân dân đã nắm chính quyền, nhưng giai cấp đấu tranh trong nước và mưu mô đề quốc xâm lược vẫn còn

- VÌ phải xây dựng kinh tế, quốc phòng, văn hóa, xã hội cho nên Đảng vẫn phải tổ chức, lãnh đạo, giáo dục quần chúng, để đưa nhân dân lao động đến

thắng lợi hoàn toàn”! | |

Sự tổn tại và phát triển của Đảng Cộng sản Việt Nam từ năm 1930 đến

nay và những thắng lợi mà dân tộc ta giành được trong hơn 85 năm qua đã chứng tỏ rằng cách mạng Việt Nam luôn luôn yêu cầu cần có Đảng Cộng sản dẫn đường, giống như con tàu cần người cầm lái vững vàng

_ Hai là, Đảng Cộng sản Việt Nam là sản phẩm của sự kết hợp chủ nghĩa Mác-Lênin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước

Theo Lênin, Đảng Cộng sản là sản phẩm của sự kết hợp chủ nghĩa Mác

với phong trào công nhân |

Ở Việt Nam, xuất phát từ thực tiễn xã hội thuộc địa nửa phong kiến, Hồ

Chí Minh nhận thức quy luật đặc thù về sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam:

Chủ nghĩa Mác-Lênin kết hợp với phong trào công nhân và phong trào yêu nước

Trang 27

Hồ Chí Minh đánh giá cao chủ nghĩa Mác-Lênin và phong trào công nhân Việt Nam Nhưng vì giai cấp công nhân Việt Nam còn nhỏ bé, phong trào công nhân còn non yếu, nên phải kết hợp với phong trào yêu nước Phong trào yêu nước là yếu tô trường tồn trong lich sử, với lực lượng đông đảo là nông dân, trí thức tiểu tư sản, cùng chung mục tiêu với giai cấp công nhân là độc lập dân tộc, trở thành một trong ba yếu tố cho sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam

Từ khi chủ nghĩa Mác-Lênin được truyền bá vào Việt Nam, thì phong trào công nhân từng bước chuyển thành phong trào công nhân "tự giác" và phong trào yêu nước chuyển thành phong trào yêu nước triệt để Và sự kết hợp giữa ba yếu tố: chủ nghĩa Mác-Lênin, phong trào công nhân, phong trào yêu nước Việt Nam đã dẫn tới sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam năm vào đầu 1930

Ý nghĩa của quan điểm trên:

- Việc có thêm yếu tố phong trào yêu nước trong các yếu tố cầu thành Đảng Cộng sản Việt Nam có ý nghĩa đối với chiến lược đại đoàn kết dân tộc trong các

thời kỳ cách mạng của Đảng; đối với việc xây dựng, củng cô và tăng cường khối

liên minh công, nông, trí thức; đối với việc tăng cường vai trò lãnh đạo của giai cấp công nhân; đối với việc giải quyết moi quan hé giữa giai cấp - dân tộc cả trong cách mạng dân tộc dân chủ và trong cách mạng xã hội chủ nghĩa

- Yếu tố phong trào yêu nước cho thấy từ chủ nghĩa yêu nước đến với chủ nghĩa Mác-Lênin, từ giác ngộ dân tộc đi đến giác ngộ giai cấp Đó là con đường

Hồ Chí Minh đã đi Điều đó cho thấy mỗi người cộng sản trước hết phải là

-_ TBPười yêu nước

- Đối với những nước có hoàn cảnh lịch sử như Việt Nam, luận điểm trên _của Hồ Chí Minh có ý nghĩa tham khảo cho các Đảng Cộng sản nhìn nhận rõ

hơn vị trí, vai trò của lực lượng xã hội trong cuộc đấu tranh cách mạng

Ba là, Đảng Cộng sản Việt Nam là Đảng cẩm quyên

Trước khi xuất hiện đảng cầm quyền là sự hình thành đáng chính trị Mâu

thuẫn về lợi ích giai cấp dẫn tới đấu tranh giai cấp, từ đấu tranh kinh tế tới đấu

Trang 28

Đảng chính trị là một tổ chức tự nguyện, liên minh của những người cùng

lý tưởng, theo đuổi những mục đích chính trị nhất định, cố gắng giành ảnh hưởng lãnh đạo đối với đời sống chính trị - xã hội, ra sức giành và giữ chính

quyền để thực hiện lý tưởng mục đích của mình Từ đảng chính trị dẫn đến đảng cầm quyền Đảng cầm quyền là một phạm trù cho biết đảng chính trị nào là lực lượng nắm chính quyền, quản lý đất nước, điều hành mọi hoạt động của xã hội phù hợp với lợi ích của giai câp mình (khái niệm chung nhất)

Đảng cầm quyền ở các nước có chế độ đa đảng thường được thể hiện: 1) Đảng duy nhất cầm quyền khi đảng đó chiếm được đa số ghế trong nghị viện, có

quyền lập chính phủ (chiếm 2/3 số ghế có quyền sửa đổi hiến pháp) 2) Một số

đảng liên minh cầm quyền khi không có đảng nào chiếm được đa số ghế (chính phủ liên minh nhiều đảng, với một đảng làm nòng cốt)

Trong di sản của chủ nghĩa Mác-Lênin, vấn đề đảng cầm quyền được nêu ra khá sớm Ngày 27-3-1922, trong Báo cáo Chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản (b) Nga, Lênin lần đầu tiên đưa ra khái niệm “Đảng Cộng sản cẩm quyên” và nhận định ở nước Nga chỉ có “đảng cầm quyền duy

nhất” Từ đó về sau, trong rat nhiéu tai liệu, văn kiện Đảng Cộng sản Liên Xô

đều dùng thuật ngữ “Đảng cằm quyền”

Trong một thời gian dài, Liên Xô và nhiều nước xã hội chủ nghĩa khác chưa có sự sáng tỏ về lý luận và thực tiễn, có những cách hiểu không đúng về “đảng cẦm quyền”, mà chủ yếu là quan hệ giữa sự lãnh đạo của Đảng và vai trò quản lý của Nhà nước, phổ biến là Đảng làm thay công việc của chính quyền,

bận rộn quá nhiều vào công việc của Nhà nước và các tổ chức kinh tế, gan nhu

Đảng cũng là cơ quan quyền lực nhà nước, đứng trên Nhà nước

Những năm 80 Đảng Cộng sản Liên Xô chủ trương cải tổ, đổi mới phương

thức lãnh đạo, chống hành chính hóa công việc của Đảng, khắc phục tình trạng

bao biện, làm thay nhà nước Đó là chủ trương đúng nhưng cách làm dan dan sai,

Trang 29

xa rời nguyên tắc Một số người lãnh đạo đưa ra khẩu hiệu “trả lại chính quyền cho nhân dân”, “tất cả chính quyền về tay Xôviết”, xóa Điều 6 trong Hiến pháp Liên Xô (là điều khẳng định sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Liên Xô đối với toàn

xã hội), từng bước hạ thấp, buông lỏng rồi phủ định luôn vai trò lãnh đạo của

Đảng; vô hiệu hóa sự lãnh đạo của Đảng trong lực lượng chuyên chính với khẩu

hiệu “phi đảng hóa”, “phi chính trị hóa” trong quân đội, công an, Ủy ban an nỉnh

quốc gia (KGB); khuyên khích lập các đảng phải, tô chức đối lập, tưởng làm như

thế là dân chủ, rot cuộc để tuột sự lãnh đạo, thủ tiêu vai trò cầm quyền của Đảng

(đương nhiên, đây không phải là nguyên nhân duy nhất)

Có hai loại ý kiến liên quan đến đảng cầm quyền: đảng cầm quyền hay đảng lãnh đạo chính quyền Loại ý kiến thứ nhất cho rằng, nên dùng khái niệm “đảng lãnh đạo chính quyền” Bởi vì, nếu dùng khái niệm “đảng cầm quyền” sẽ có một số nhận thức sai lạc như nhà nước được xem là công cụ của Đảng: cường điệu tính giai cấp; ngộ nhận đáng là cơ quan quyền lực trực tiếp làm chức năng | cua chinh quyén

Loại ý kiến thứ hai lại cho rang hai khái niệm có nội hàm khác nhau, không

thể thay thế Đảng cầm quyền là thời kỳ mà chủ nghĩa xã hội không còn là mục đích, cương lĩnh, học thuyết mà trở thành công việc phấn đấu hằng ngày của Đảng, tức là lý luận biến thành thực tiễn theo cách diễn đạt của Lênin Đó là thời kỳ mà nhiệm vụ hàng đầu, chủ yếu và trọng tâm là tô chức và xây dựng đất nước Đảng cầm quyền có nội hàm rộng hơn khái niệm đảng lãnh đạo chính quyên

_Từ những nhận thức nêu trên, có thể hiểu: Đảng cầm quyền là khái niệm chỉ thời kỳ đảng đã nắm được chính quyền và sử dụng chính quyền đó như một

công cụ của giai cấp, nhăm thực hiện thắng lợi mục tiêu chính trị của giai cấp

Trang 30

Cộng sản lãnh đạo Nhà nước và toàn xã hội Vì vậy, Đảng trở thành người chịu

trách nhiệm trước vận mệnh dân tộc

Mục đích cầm quyền của Đảng: lãnh đạo sự nghiệp cách mạng nhằm mục

tiêu bảo vệ độc lập của Tổ quốc, đem lại tự do, hạnh phúc, dân chủ cho nhân dan, bao dam cho nhân dân làm chủ, đưa đất nước đi lên chủ nghĩa xã hội

Phương thức lãnh đạo và hoạt động của đảng cẦm quyên: Phải thật sự coi

trọng, tôn trọng chính quyền và các tổ chức chính trị - xã hội Đảng phải hoạt động trong khuôn khổ hiến pháp và pháp luật Nhà nước Đảng viên và tổ chức đảng phải tuân thủ hiến pháp và pháp luật Hoạt động của Đảng phải dân chủ và công khai

Đảng cầm quyền đứng trước cả thuận lợi và khó khăn

Về mặt thuận lợi: Ôn định chính trị, thực hiện được sự thống nhất về quyền lực giữa giai cấp công nhân và nhân dân lao động: thống nhất từ trung ương tới địa phương Trên cơ sở ý kiến của toàn Đảng, toàn dân, Đảng quyết định mục tiêu, phương hướng bảo vệ, xây dựng đất nước, không phải điều hòa

nhân nhượng Sự lãnh đạo của Đảng tạo điều kiện thuận lợi để Nhà nước thực

hiện ý chí, quyền lực của giai cấp công nhân Các chủ trương đúng đắn của

Đảng được các cơ quan nhà nước thể chế hóa, cụ thê hóa và tổ chức thực hiện Hệ thống các tổ chức chính trị, xã hội của nhân dân đều hướng về một định

hướng duy nhất

Về mặt thách thức khó khăn: Đảng dễ sa vào tâm lý chủ quan, duy ý chí,

quan liêu trong hoạch định cương lĩnh, đường lối, vì không có nguy cơ trực tiếp mắt vị trí lãnh đạo Đảng dễ áp đặt ý chí của mình cho Nhà nước, cho xã hội; đặt mình trên Nhà nước và pháp luật; có xu hướng bao biện, lấn át, làm thay Nhà

nước mà không chịu trách nhiệm về các quyết định của minh Các đoàn thể nhân

Trang 31

bộ, đẳng viên của Đáng dễ sa vào tiêu cực, đặc quyền, đặc lợi, tham nhũng, cửa

quyền, bao che cho nhau

C Mác và Ph.Ăngghen cảnh tỉnh: chủ nghĩa quan liêu có thể dẫn các đảng cầm quyền đến chỗ đánh mất một lần nữa chính quyền vừa giành được, đi vào con đường tiêu vong như đã từng xảy ra đối với mọi loại hình nhà nước đã từng

xuât hiện trước đó

V.LLénin nói tới ba mối đe dọa đối với chính quyền Xôviết: Bệnh kiêu

ngạo cộng sản, sự dốt nát và bệnh quan liêu, xa rời quần chúng Ông nói, một trong những nguy hiểm lớn nhất và đáng sợ nhất đối với đảng cầm quyền là “tự cắt đứt liên hệ với quân chúng”! “Những người cộng sản đã trở thành những tên quan liêu Nếu có cái gì sẽ làm tiêu vong chúng ta thì chính là cái đó””

Tư tưởng Hỗ Chí Minh về Đảng cầm quyền:

Trong lịch sử Việt Nam thời cận đại, trước khi Đảng Cộng sản Việt Nam

trở thành Đảng cam quyền, từ trong phong trào giải phóng dân tộc, các đảng

chính trị ra đời Qua khảo nghiệm lịch sử, sau 15 năm ra đời, Đảng Cộng sản

Việt Nam với Cương lĩnh, đường lối đúng, lãnh đạo giành chính quyền về tay

nhân dân, từ đó, hiểu thông thường Đảng Cộng sản Việt Nam trở thành Đảng

cầm quyền: Đảng năm chính quyền, tiếp tục lãnh đạo cách mạng, nhằm thực

hiện mục tiêu chính trị

Tuy nhiên, Đảng Cộng sản Việt Nam trở thành Dang cam quyền còn do

sự ủy thác của nhân dân Bởi vì lịch sử Việt Nam giai đoạn từ đầu năm 1946 đến

cuối năm 1946 cho thấy khi Chính phủ lâm thời cải tổ thành Chính phủ liên hiệp

lâm thời (1-1-146), trong Chính phủ có cả tô chức phản động Việt Nam quốc dân

đảng (Việt quốc) và Việt Nam cách mạng đồng mình hội (Việt cách) Sau Tổng

tuyên cử, Quốc hội lập chính phủ kháng chiến (2-3-1946), trong chính phủ đó vẫn tồn tại hai tổ chức Việt quốc và Việt cách Chỉ đến ngày 3-11-1946, Quốc hội lập Chính phủ mới, trong Chính phủ không còn bọn Việt quốc, Việt cách,

V,I Lênin: Toàn tập, tiếng Việt, Nxb Tiến bộ, Mátxcơva, 1978, t.44, tr.426

Trang 32

lúc đó Đảng Cộng sản Đông Dương trở thành đảng duy nhất cầm quyền Nhân dân nhận thức rõ ràng rằng trong khi Việt quốc và Việt cách xa rời hàng ngũ dân

tộc, đi ngược lại lợi ích của dân tộc, phản bội dân tộc, thì chỉ có đảng do Chủ

tịch Hồ Chí Minh sáng lập mới thật sự đại biểu cho lợi ích, trí tuệ, danh dự,

lương tâm của dân tộc, xứng đáng là đảng cầm quyền'

Hồ Chí Minh quan tâm tới Đảng Cộng sản cầm quyền từ sớm: Sau thắng

lợi của Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917, Người đã nói đên “Đảng Cộng sản cằm quyền, tô chức ra Chính phủ công, nông, binh, phát đất ruộng cho dân cày, giao công xưởng cho thợ thuyền, không bắt dân đi chết cho tư bản và đề quốc chủ nghĩa nữa, ra sức tổ chức kinh tế mới, để thực hành chủ nghĩa thế

giới đại đồng”” |

Sau Cách mạng Tháng Tám thành công, Hồ Chí Minh nói đến dang cam quyền với nhiều thuật ngữ khác nhau có nội hàm tương đương: “Đảng nắm chính quyền”; “Đảng lãnh đạo chính quyền”; trong 2/ chiic Người khẳng định “Đảng ta là một Đảng cầm quyền”

Khi bàn đến Đảng Cộng sản Việt Nam trong điều kiện cầm quyền, Hồ Chí

Minh sớm chỉ ra thuận lợi, khó khăn, thách thức của Đảng ˆ

Về mặt thuận lợi: Ôn định chính trị, thống nhất quyền lực Nhà nước thực _ hiện ý chí quyền lực duy nhất của giai cấp công nhân Các tổ chức nhân dân có

mục tiêu, định hướng duy nhất

Về mặt khó khăn, thách thức: khi Đảng cầm quyền, mọi sự đúng sai, hay _ dở của Đảng không chỉ là câu chuyện trong nội bộ Đảng mà liên quan tới vận

mệnh của đất nước, của toàn xã hội Về nhiệm vụ của Đảng, từ nhiệm vụ lớn

nhất là xóa bỏ chính quyền của giai cấp bóc lột, giành chính quyền về tay nhân

dân, đến việc tổ chức, xây dựng xã hội mới Đây là cả một cuộc chiến đấu khổng

lồ vì phải tập trung chống lại những gì đã cũ kỹ, hư hỏng để tạo ra những cái mới mẻ tôt tươi Nhiệm vụ này còn khó hơn thăng đề quôc và phong kiên Điêu

' Thời kỳ này còn có hai Đảng tồn tại: Đảng Dân chủ (6-1944), Đảng Xã hội (7-1946), tự giải thể vào năm 1988

Trang 33

này đã được Lênin khẳng định: “Nhiệm vụ thứ hai (tức là nhiệm vụ tổ chức và

quản lý) khó hơn nhiệm vụ thứ nhất (tức là nhiệm vụ lật đỗ giai cấp tư sản và đè

bẹp sự kháng cự của chúng) vì không thể mảy may giải quyết nhiệm vụ đó bằng

một hành động anh hùng bốc lên một cách đơn độc được; nhiệm vụ đó đòi hỏi

phải có một tỉnh thần anh đũng kiên nhẫn nhất, bền bỉ nhất, khó khăn nhất trong

một hành động có tính chất quần chúng và hằng ngày Nhưng nhiệm vụ đó còn

quan trọng hơn nhiệm vụ thứ nhất, vì phân tích đến cùng thì nguồn nghị lực sâu sắc nhất dé chiến thắng giai cấp tư sản và cái bảo đảm duy nhất cho sự vững mạnh và tính chất không thể lay chuyên nỗi của những thắng lợi đó chỉ có thé là

một phương thức sản xuất xã hội mới cao hơn, chỉ có thể là việc đem nền sản

xuất xã hội chủ nghĩa thay thế cho nền sản xuất tư bản chủ nghĩa và tiểu tư sản”, Đảng cầm quyền vừa lãnh đạo chính quyền, lãnh đạo xã hội, vừa là một

thành tố của hệ thống chính trị Đảng không thể, không được đứng trên Nhà

nước, đứng ngoài pháp luật

Hồ Chí Minh sớm phát hiện ra hai mặt của quyền lực khi Đảng cầm quyền: mặt tích cực và mặt tiêu cực Bởi vì quyền lực có xu hướng tha hóa, quyền lực tuyệt đối thì tha hóa tuyệt đối Trong điều kiện Đảng cầm quyền, nếu cán bộ, đảng viên sử dụng quyền lực để phục vụ Tổ quốc, phục vụ cách mạng, phục vụ nhân dân thì đó là mặt tích cực của quyền lực Ngược lại, nếu dùng quyền lực để phục

vụ lợi ích cá nhân, bộ phận, nhóm thì đó mặt tiêu cực của quyền lực

Quan điểm Hồ Chí Minh về Đảng cầm quyền có mấy nội dung cụ thé: Thứ nhất, Đảng lãnh đạo chính quyền: Giữ vững và tăng cường bản chất giai cấp công nhân của Nhà nước (giai cấp công nhân lãnh đạo; nền tảng liên _ minh công - nông: nhân dân làm chủ) Bộ máy Nhà nước và đội ngũ cán bộ công

chức trong sạch, vững mạnh Cách lãnh đạo đúng, thích hợp

Thứ hai, Đảng lãnh đạo toàn bộ xã hội: Quy tụ sức mạnh của toàn thể

nhân dân Làm cho quan điểm của Đảng giữ vai trò chủ đạo đối với sự phát triển

kinh tế - xã hội Đảng phải chịu trách nhiệm trước nhân dân, trước dân tộc Đảng

Trang 34

đại biểu cho lợi ích của giai cấp công nhân và toàn thể nhân dân lao động, đội

tiên phong chính trị của cả dân tộc

Thứ ba, về tư cách của Đảng cẩm quyền có 12 điều cần lưu ý:

(1) Đảng không phải là một tổ chức để làm quan phát tài Nó phai /am tron

nhiệm vụ giải phóng dân tộc, làm cho Tổ quốc giàu mạnh, đồng bào sung sướng (2) Cán bộ của Đảng phải hiểu biết Jy luận cách mạng, và lý luận cùng

thực hành phải luôn đi đôi với nhau

(3) Khi đặt ra khẩu hiệu và chỉ thị, luôn luôn phải đựa vào điểu kiện thiết

fhực và kinh nghiệm cách mạng ở các rước, ở trong nước và ở địa phương (4) Phải luôn luôn đo rơi quân chúng mà kiểm soát những khẩu hiệu và

chỉ thị đó có đúng không |

(5) Phải ôn luôn xem xót lại tắt cả những công tác của Đảng Mọi công tác của Đảng luôn luôn phải đứng về phía quân chúng Phải đem tỉnh thần yêu

nước và can, kiệm, liêm, chính mà dạy bảo cán bộ, đảng viên và nhân dân

(6) Mỗi công việc của Đảng phải giữ nguyên tắc và phải liên hợp chặt chế với dân chúng Nếu không vậy, thì chẳng những không lãnh đạo được dân chúng mà cũng không học được dân chúng Chẳng những không nâng cao được dân

chúng, mà cũng không biết ý kiến của dân chúng ˆ |

(7) Mỗi công việc của Đảng phải giữ vững tính cách mạng của nó, lại phải khéo dùng những cách thức thi hành cho bhoạ¿ bá Nếu không vậy thì

không biết nắm vững các cách thức tranh đấu và các cách thức tô chức, không

biết liên hop loi ích ngày thường và lợi ích lâu đài của dân chúng c

(8) Dang không che giấu những khuyết điểm của mình, không sợ phê

bình Đảng phải nhận khuyết điểm của mình mà tự sửa chữa, để tiễn bộ, và để

dạy bảo cán bộ và đảng viên

(9) Đảng phải chọn lựa những người rất trung thành và rất hăng hải,

đoàn kết họ thành nhóm trung kiên lãnh đạo

Trang 35

(11) Đảng phải giữ kÿ luật rất nghiêm từ trên xuống dưới Kỷ luật này là

tư tưởng phải nhất trí, hành động phải nhất trí Kỷ luật này là do lòng fự giác của đảng viên về øÙiệm vụ của họ đối với Đảng

(12) Đảng phải /ôn luôn xét lại những nghị quyết và những chỉ thị của

mình đã thi hành thế nào Nếu không vậy thì những nghị quyết và chỉ thị đó sẽ

hóa ra lời nói suông mà còn hại đên long tin cay cua nhân dân đôi với Đảng

Người còn căn dặn rằng:

Muốn cho Đảng được vững bên Mười hai điều đó chớ quên điều nào

1.2 Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng Đảng Cộng sản Việt Nam

Khi bàn đến tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng Đảng Cộng sản Việt Nam, cần nhận thức tư tưởng bao trùm, đó là xây đựng một đảng chân chính

cách mạng, trong sạch, vững mạnh, là đạo đức, là văn minh Có nhiều cách tiếp

cận nhưng chủ yếu có hai cách |

Cách thứ nhất, xây dựng Đảng về các mặt chính trị, tư tưởng, tô chức,

v.v Về cách tiếp cận này, lần đầu tiên Hồ Chí Minh đề cập đến trong tác phẩm Thường thức chính trị năm 1953 Người viết “xây dựng Đảng có ba mặt: tư tưởng, chính trị và tổ chức” Trong ba mặt đó, Hồ Chí Minh viết “về tư tưởng,

nhất định phải học tập lý luận Mác-Lênin; về đường lối chính trị, Đảng chống

khuynh hướng “tả” và khuynh hướng “hữu” Ngồi ra, Người khơng có những luận giải gì thêm, cả nội dung xây dựng Đảng về tô chức Tuy nhiên, theo tinh

thần Hồ Chí Minh, nhìn một cách tông quát, chúng ta có thể nhận thức công tác

xây dựng Đảng về các mặt cụ thê như sau:

Xây dựng Đảng về chính trị là xây dựng đường lối chính trị đúng đắn, tư tưởng và bản lĩnh chính trị vững vàng, kiên định trong mọi tình huống phức tạp,

mọi bước ngoặt hiểm nghẻo, mọi thời kỳ cách mạng Trên cơ sở kiên định mục

tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, phải biết giành thắng lợi từng bước

Trang 36

rắn về chiến lược, mềm dẻo về sách lược, linh hoạt trong trong biện pháp đấu

tranh, huy động được sức mạnh của toàn Đảng, toàn dân

| Xây dựng Đảng về tư tưởng là kiên định nền tảng tư tưởng của Đảng Đảng

phải luôn luôn quán triệt tư tưởng cách mạng triệt để, tư tưởng cách mạng tiến công, nâng cao tính chiến đấu, tính thuyết phục, tính hiệu quả của công tác tư tưởng; đề phòng, khắc phục và từng bước đây lùi biểu hiện suy thoái về tư tưởng

chính trị, những tư tưởng lệch lạc, sai trái, cơ hội, bảo thủ, giáo điêu, làm thất bại

mọi âm mưu của các thế lực thù địch chống phá Đảng trên mặt trận tư tưởng

| Đổi mới công tác tư tưởng, lý luận; đây mạnh việc tổng kết thực tiễn,

nghiên cứu và đúc kết lý luận làm luận cứ khoa học cho việc hoạch định đường

lối, cương lĩnh của Đảng

"Xây dựng Đảng về tổ chức là tăng cường sức mạnh của các tổ chức cơ

sở đảng Muốn vậy, phải kiện toàn tổ chức đảng và hệ thống chính tri; nang

cao chất lượng đội ngũ đảng viên mà hàng đầu là rèn luyện, tu dưỡng phẩm chất đạo đức cách mạng chí công vô tư, chống chủ nghĩa cá nhân; chú trọng công tác cán bộ Đảng phải là một tổ chức chính trị trong sạch, vững mạnh;

một tô chức chiến đấu kiên cường, một tổ chức với một đội ngũ cán bộ, đảng

viên tuyệt đối trung thành với lý tưởng của Đảng, của nhân dân, gắn bó máu

thịt với nhân dân, tận tâm, tận lực phục vụ cách mạng, phục vụ Tổ quốc, phục

vụ nhân dân Đó là một tổ chức trọng chất lượng hơn số lượng, thường xuyên quan tâm xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh, nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu và cầm quyền của Đảng

Cách thứ hai, xây dựng Đảng về từng mặt cụ thể như nền tảng tư tưởng - lý - luận của Đảng: về các nguyên tắc tổ chức và sinh hoạt đảng: về tư cách đảng viên

và vẫn đề cán bộ; về mối quan hệ giữa Đảng với nhân dân, về đạo đức cách mạng,

v.v Cách thứ hai này thể hiện đậm nét trong toàn bộ di sản Hồ Chí Minh về xây

dựng Đảng Vì vậy, trong phần này, chúng tôi trình bày kỹ hơn theo cách thứ hai

1.2.1 Đảng Cộng sản Việt Nam lấy chủ nghĩa Mác-Lênin "làm cốt"

Trang 37

Lênn: “Không có lý luận cách mệnh, thì không có cách mệnh vận động Chỉ có theo lý luận cách mệnh tiền phong, đảng cách mệnh mới làm nỗi trách nhiệm

cách mệnh tiền phong” Từ đó, Người khẳng định vai trò của lý luận và cho

rằng: "Đảng muốn vững thì phải có chủ nghĩa làm cốt, trong Đảng ai cũng phải hiểu, ai cũng phải theo chủ nghĩa ấy Đảng mà không có chủ nghĩa cũng như

người không có trí khôn, tàu không có bàn chi nam"

Khái niệm "chủ nghĩa" được hiệu là một hệ thong Ly luận làm nên tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho hành động của một đảng Trên cơ sở hệ thống lý luận

ấy và thực tiễn cách mạng, Đảng hoạch định cương lĩnh, đường lối, chủ trương,

chính sách Lấy chủ nghĩa Mác-Lênin "làm cốt", bởi vì đó là chủ nghĩa chân

chính nhất, chắc chắn nhất, cách mạng nhất Chủ nghĩa Mác-Lênin mang bản

chất cách mạng khoa học và nhân văn, là lực lượng tư tưởng hùng mạnh chỉ đạo

Dang ta, làm cho Đảng ta có thể trở thành hình thức tổ chức cao nhất của quần

chúng lao động, hiện thân của trí tuệ, đanh dự và lương tâm của dân tộc

Chủ nghĩa Mác-Lênin trang bị thế giới quan, nhân sinh quan, phương

pháp luận, là kim chỉ nam, là cái cẳm nang thần kỳ, là mặt trời soi sáng con

đường chúng ta đi

Lấy chủ nghĩa Mác-Lênin "làm cốt" là nắm ứinh thân, lập trường quan

điểm, phương pháp của chủ nghĩa Mác-Lênin, coi đó là nền tảng tư tưởng và

kim chỉ nam cho hành động của Đảng: vận dụng sáng tạo vào hoàn cảnh cụ thể |

của Việt Nam để tìm ra quy luật cách mạng của nước ta; đồng thời phải chống các quan điểm sai trái; giáo điều, máy móc

1.2.2 Đảng Cộng sản Việt Nam phải được xây dựng theo những Nguyễn tắc của đảng kiểu mới của giai cấp vô sản

1.2.2.1 Tập trung dân chủ (nguyên tắc tổ chức của Đảng)

Tập trung và dân chủ là hai mặt của một nguyên tắc, quan hệ mật thiết với

nhau, mặt này nương tựa và là điều kiện của mặt kia | |

Tập trung trên nên tảng dân chủ

Trang 38

tùng đa số, cấp dưới phục tùng cấp trên, bộ phận phục tùng toàn thể, tất cả đảng viên phải chấp hành vô điều kiện nghị quyết của Đảng Người nhấn mạnh: Đảng tuy nhiều người, nhưng khi tiến đánh thì chỉ như một người

Hồ Chí Minh nhắn mạnh tập trung đó phải trên nền tảng dân chủ, phải chú

ý thực hành dân chủ rộng rãi trong Đảng Người cho rằng: "Phải thật sự mở rộng dân chủ để tất cả đảng viên bày tỏ hết ý kiến của mình; phải gom góp ý kiến của

_ đảng viên đề giúp đỡ Trung ương chuẩn bị Đại hội Đảng cho that tot"

Dân chủ dưới sự chỉ đạo của tập trung

Dân chủ là của quý báu nhất của nhân dân, là thành quả, mục tiêu, động lực của cách mạng Theo Hồ Chí Minh: "Chế độ ta là chế độ dân chủ, tư tưởng phải được tự do Tự do là thế nào? Đối với mọi vấn đề, mọi người tự do bày tỏ ý

kiến của mình, góp phần tìm ra chân lý Đó là một quyền lợi mà cũng là một

nghĩa vụ của mọi người Khi mọi người đã phát biểu ý kiến, đã tìm ra chân lý,

lúc đó quyền tự do tư tưởng hoá ra quyền tự do phục tùng chân lý""

1.2.2.2 Tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ frách (nguyên tắc lãnh đạo của

Dang)» | -

Vì sao cẩn phải có tap thé lãnh dao? Vì một người dù khôn ngoan tài giỏi

may, dù kinh nghiệm đến đầu, cũng chỉ trông thấy, xem xét được một hoặc nhiều mặt của một vấn đề, không thể trông thấy và xem xét tất cả mọi mặt của một vấn đề Vì vậy, cần phải có nhiều người để có nhiều kinh nghiệm, xem xét

được khắp mọi mặt, và vấn đề ấy mới được giải quyết chu đáo, khỏi sai lầm

“Khôn bẩy hơn khôn độc” là như vậy |

Vi sao cần phải cá nhân phụ trách? Việc gì đã được đông người bàn bạc

kỹ lưỡng rồi, kế hoạch định rõ ràng rồi, thì cần phải giao lại cho một người hoặc

một nhóm ít người phụ trách theo kế hoạch đó mà thi hành Như thế mới có

chuyên trách, công việc mới chạy

Nếu không có cá nhân phụ trách, thì sẽ sinh ra cái tệ người này uỷ cho

người kia, người kia uỷ cho người nọ, kết quả là không ai thi hành Như thế thì

Trang 39

việc gì cũng không xong Tục ngữ có câu: "Nhiều sãi không ai đóng cửa chùa"

là như thế"

"Tập thể lãnh đạo và cá nhân phụ trách cần phải luôn luôn đi đôi với nhau" Trong khi thực hiện nguyên tắc này tránh máy móc, bao biện, độc đoán, chủ quan, dựa dẫm vào tập thé

1.2.2.3 Tự phê bình và phê bình (nguyên tắc sinh hoạt của Đảng, là luật

phát triển của Đảng)

Vì sao phải phê bình và tự phê bình? Phê bình và tự phê bình là vũ khí sắc bén, là quy luật phát triển Đảng, là nguyên tắc sinh hoạt của Đảng, là thang

thuốc hay nhất để chữa các bệnh trong Đảng |

Theo quan điểm của Hồ Chí minh, "ai cũng có thiện, ác ở trong lòng", "Người đời không phải thánh thần, không ai tránh khỏi khuyết điểm" Mặt khác, Đảng từ trong xã hội mà ra, nên cũng không tránh khỏi những cái xấu của xã hội bên ngoài lây ngắm vào; trong Đảng "không phải người người đều tốt, việc việc

đều hay"

Mục đích của tự phê bình và phê bình là “cốt để giúp nhau sửa chữa, giúp

nhau tiến bộ Cốt để sửa đổi cách làm việc cho tốt hơn, đúng hơn" Là một biểu

hiện của dân chủ, đồng thời giữ uy tín của Đảng và người lãnh đạo

Thái độ trong phê bình và tự phê bình là "triệt để, thật tha, khong né nang,

không thêm bớt" Cần một cái tâm trong sáng: phê bình "không phải để xoi mói,

"không mỉa mai, nói xấu", không được trù dập người phê bình "Phải có tình

đồng chí thương yêu lẫn nhau" Phải thực hiện thường xuyên và nghiêm chỉnh Mỗi cán bộ, đảng viên hằng ngày phải kiểm điểm, tự phê bình, tự sửa chữa như mỗi ngày phải rửa mặt Được như vậy thì trong Đảng sẽ không có bệnh mà

Đáng sẽ mạnh khoẻ vô cùng | |

1.2.2.4 Kỷ luật nghiém minh va tu giác

Nghiêm minh là thuộc về tổ chức đảng: kỷ luật của Đảng là đối với moi

Trang 40

đảng viên đối với Đảng - một tổ chức của những người tự nguyện đứng trong một hàng ngũ vì nhiệm vụ chung, mục tiêu lý tưởng của Đảng Trên cơ sở nhận thức về mục tiêu, lý tưởng, sứ mệnh của Đảng, quan chúng vào Đảng là tự nguyện, Đảng không ép buộc ai vào Đảng Vì vậy, việc tuân thủ kỷ luật của Đảng cũng phải tự giác Về điều này, Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ: “Kỷ luật này

` ` ự 2 2 oA x tA 2 RK ° re 2 1

là do lòng tự giác của đảng viên về nhiệm vụ của họ đôi với Đảng”

Kỷ luật nghiêm minh, tự giác trước hết được thê hiện ở chỗ chấp hành các chủ trương, nghị quyết của Đảng và tuân thủ các nguyên tắc tổ chức, lãnh đạo và sinh hoạt đảng, các nguyên tắc xây dựng Đảng, kỷ luật đảng Đây là yêu cầu cao

nhất của kỷ luật đảng Kỷ luật này tạo điều kiện để Đảng thống nhất về tư tưởng

và hành động | |

Kỷ luật của Đảng còn thể hiện ở chỗ nói và làm theo đúng nghị quyết của

Đảng, không được phát ngôn bừa bãi |

Tuân thủ kỷ luật của Đảng gắn liền với việc nghiêm túc chấp hành pháp luật của Nhà nước và kỷ luật của các đoàn thể Trên thực tế, có một số trường

hợp đảng viên, cán bộ lợi đụng quyền lực, tự coi mình là người nhà nước, người

của Đảng dẫn đến một số biểu hiện hư hỏng, hành động vô tô chức, vô chính

phủ Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ ra rằng: “Họ âm thầm phớt qua phép luật, trên

tránh và làm trái phép luật Vì đảng viên thường xem phép luật, chính quyền, v.v là việc trong nhà”? Đã là cán bộ, đảng viên thì tuyệt đối không ai được cho phép mình coi thường kỷ luật các đoàn thể, đứng ngoài, đứng trên pháp luật Nhà nước cho phép Hồ Chí Minh nhắn mạnh rằng “mỗi đảng viên cần phải làm kiểu mẫu phục tùng kỷ luật, chẳng những kỷ luật của Đảng, mà cả kỷ luật của các đoàn thể nhân dân và của cơ quan chính quyền cách mạng”

Đảng viên thi hành tốt kỷ luật của các đoàn thể và chấp hành nghiêm pháp

luật Nhà nước là sự khẳng định đạo lý “đảng viên đi trước làng nước theo sau”, đồng thời đó cũng là một thước đo uy tín của Đảng, chỉ rõ Đảng ta là một Đảng

` Hồ Chí Minh: Todn tap, Sdd, t.5, tr.250

Ngày đăng: 12/11/2021, 23:14

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w