Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 14 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
14
Dung lượng
392,38 KB
Nội dung
Tư tưởng Hồ Chí Minh về con người đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam Trần Thị Phúc An Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Luận án TS. ngành: Hồ Chí Minh học; Mã số: 62 31 27 01 Người hướng dẫn: PGS.TS. Lê Mậu Hãn Năm bảo vệ: 2013 Abstract. Trình bày rõ thêm quá trình Hồ Chí Minh tìm con đường cứu nước và giải phóng dân tộc thông qua việc kế thừa, vận dụng và phát triển biện chứng nguồn tư tưởng, văn hóa truyền thống của dân tộc và nhân loại. Từ đó, Người xác định con đường cứu nước và giải phóng dân tộc của Việt Nam là con đường cách mạng vô sản. Nghiên cứu một cách căn bản, hệ thống tư tưởng Hồ Chí Minh về quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam như: quan niệm của Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội; bước đi xây dựng chủ nghĩa xã hội; nội dung xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, phương châm và biện pháp tiến hành để xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Phân tích quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về con đường đi lên chủ nghĩa xã hội để thấy được giá trị lý luận và thực tiễn của tư tưởng Hồ Chí Minh về con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. Keywords. Tư tưởng Hồ Chí Minh; Chủ nghĩa xã hội; Việt Nam Content 1. Tính cấp thiết của đề tài Hồ Chí Minh là anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hoá kiệt xuất Việt Nam. Khát vọng mà suốt cuộc đời Người luôn hướng tới là giải phóng dân tộc khỏi ách thống trị của đế quốc xâm lược, giành lại độc lập, tự do cho dân tộc và hạnh phúc cho nhân dân. Người nói: “Tôi chỉ có một sự ham muốn, ham muốn tột bậc, là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành”. Khát vọng của Người cũng chính là khát vọng của tất cả mọi người dân yêu nước, là mục tiêu của cách mạng, của dân tộc Việt Nam. Với Người, nếu “nước độc lập mà dân không hưởng hạnh phúc, tự do thì độc lập cũng chẳng có nghĩa lý gì”. Dân chúng chỉ cảm nhận được giá trị thực sự của độc lập, tự do khi họ được ăn no, mặc ấm, được học hành để phát triển, có hiểu biết để thực hành quyền dân chủ, quyền và nghĩa vụ của người công dân. Chỉ có gắn liền độc lập dân tộc với chủ nghĩa xã hội, từ đánh thắng đế quốc thực dân, phong kiến mà tiến tới xóa bỏ nghèo nàn, lạc hậu, ra sức phát triển sản xuất, thực hành tiết kiệm, đấu tranh chống quan liêu, lãng phí, tham ô, đánh thắng cả giặc ngoại xâm lẫn giặc nội xâm thì mới có được sự phát triển thực sự hài hòa giữa cá nhân với xã hội. Do đó, theo Hồ Chí Minh, sau khi đấu tranh giải phóng Hồ Chí Minh có rất nhiều tên gọi, bí danh, bút danh khác nhau. Trong Luận án chúng tôi sử dụng thống nhất tên Người qua các thời kỳ là Hồ Chí Minh. dân tộc phải đưa đất nước đi theo con đường cách mạng xã hội chủ nghĩa, xây dựng một xã hội mới tốt đẹp, trong đó mọi người đều được ấm no, hạnh phúc, tự do, bình đẳng. Vì “Chỉ có chủ nghĩa cộng sản mới cứu nhân loại, đem lại cho mọi người không phân biệt chủng tộc và nguồn gốc sự tự do, bình đẳng, bác ái, đoàn kết, ấm no trên quả đất, việc làm cho mọi người và vì mọi người, niềm vui, hòa bình, hạnh phúc”. Trên cơ sở vận dụng những quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin, xuất phát từ tình hình thực tiễn của Việt Nam, Hồ Chí Minh đã chỉ rõ con đường cách mạng Việt Nam là tiến hành cách mạng giải phóng dân tộc, hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, đi dần lên chủ nghĩa xã hội. Con đường này là một kiểu quá độ gián tiếp rút ngắn, tức là quá độ từ một nước thuộc địa, kinh tế nông nghiệp lạc hậu, sau khi giành được độc lập dân tộc đi lên chủ nghĩa xã hội, bỏ qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa. Từ đó, Người đưa ra một hệ thống các luận điểm về chủ nghĩa xã hội, về cách thức xây dựng chủ nghĩa xã hội từ một nước có nền kinh tế lạc hậu và lãnh đạo nhân dân Việt Nam xây dựng đất nước theo con đường mà Người đã lựa chọn. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của mô hình xã hội chủ nghĩa Xô viết nên trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội thời kỳ trước đổi mới (trước tháng 12/1986), nhiều quan điểm mà Hồ Chí Minh đưa ra trước những năm 60 không được thực hiện, không được Đảng Cộng sản Việt Nam vận dụng và phát triển trong thực tiễn. Đó cũng là một trong những nguyên nhân gây nên cuộc khủng hoảng kinh tế - xã hội ở thời kỳ này. Đánh giá đúng tầm quan trọng của tư tưởng Hồ Chí Minh mà đặc biệt là tư tưởng của Người về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội, Đảng Cộng sản Việt Nam đã có sự vận dụng sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh trong sự nghiệp đổi mới đất nước như: các quan điểm về xây dựng kinh tế trong thời kỳ quá độ (cơ cấu kinh tế ngành, cơ cấu kinh tế nhiều thành phần, về thực hiện chế độ khoán sản phẩm); về thực hiện dân chủ trong quản lý xã hội… Để đưa sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam tiếp tục đi lên, nhiều kỳ Đại hội Đảng đã tổng kết thực tiễn xây dựng chủ nghĩa xã hội trong những năm qua, chỉ ra sự lạc hậu, đặc biệt là trong nhận thức và vận dụng lý luận về xây dựng chủ nghĩa xã hội. Trên cơ sở đó, Đảng Cộng sản Việt Nam đề ra và từng bước bổ sung, phát triển đường lối đổi mới toàn diện đất nước. Trong điều kiện khó khăn của sự tìm tòi, phát triển lý luận về chủ nghĩa xã hội, Đảng Cộng sản Việt Nam đã thể hiện ngày càng rõ quan niệm của mình về chủ nghĩa xã hội và cho rằng, cần được tiếp tục bổ sung, phát triển cùng với sự phát triển của thực tiễn đất nước và của thời đại ngày nay. Báo cáo chính trị của Ban chấp hành Trung ương Đảng tại Đại hội lần thứ VII (1991) chỉ ra rằng: Dẫu sao, xây dựng chủ nghĩa xã hội còn là sự nghiệp rất mới mẻ, đòi hỏi nhiều công phu nghiên cứu, khám phá, tìm tòi. Chúng ta phải không ngừng thông qua tổng kết thực tiễn và nghiên cứu lý luận mà từng bước hình dung ngày càng sáng tỏ về chủ nghĩa xã hội và con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta, làm rõ những mô hình cụ thể trong từng lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa Phải vận dụng sáng tạo và tiếp tục phát triển chủ nghĩa Mác - Lênin và Tư tưởng Hồ Chí Minh, … sáng tạo nhiều hình thức quá độ, những nấc thang trung gian đa dạng, phù hợp với hoàn cảnh lịch sử cụ thể của nước ta đi lên chủ nghĩa xã hội một cách vững chắc. Đại hội nêu rõ: “Công cuộc đổi mới càng đi vào chiều sâu thì càng xuất hiện nhiều vấn đề mới liên quan đến nhận thức về chủ nghĩa xã hội và con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội. Chỉ có tăng cường tổng kết thực tiễn, phát triển lý luận thì công cuộc đổi mới mới trở thành hoạt động tự giác, chủ động và sáng tạo, bớt được sai lầm và những bước đi quanh co, phức tạp”. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng tiếp tục nhấn mạnh: “Đảng và nhân dân ta quyết tâm xây dựng đất nước Việt Nam theo con đường xã hội chủ nghĩa trên nền tảng chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh”. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI (1-2011) của Đảng Cộng sản Việt Nam khẳng định: “Chỉ có chủ nghĩa xã hội mới bảo đảm cho dân tộc ta có độc lập, tự do thực sự, đất nước phát triển phồn vinh, nhân dân có cuộc sống ấm no, hạnh phúc”. Thực tiễn qua hơn 25 năm đổi mới, nhất là trong thời gian 10 năm trở lại đây, khi đất nước đã ra khỏi khủng hoảng, bước vào thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng thể chế kinh tế thị trường và nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa cho thấy, Đảng Cộng sản Việt Nam, dưới ánh sáng tư tưởng Hồ Chí Minh đã nhận thức ngày càng rõ hơn con đường đi lên chủ nghĩa xã hội trên những đường nét cơ bản. Kinh nghiệm và những bài học được tích lũy cũng cho phép Đảng Cộng sản Việt Nam từng bước hoàn thiện lý luận đổi mới để phát triển xã hội theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Nhờ đó, nội lực của đất nước và dân tộc đã được huy động vào các mục tiêu của phát triển, cùng với các nguồn ngoại lực ngày càng được tận dụng, khai thác có hiệu quả làm cho nội lực mạnh lên, đảm bảo cho sự nghiệp đổi mới và xây dựng chủ nghĩa xã hội của nhân dân Việt Nam đi tới thắng lợi. Thực tiễn trên đòi hỏi, cần suy xét một cách khoa học và sâu sắc di sản lý luận của Hồ Chí Minh. Đối chiếu lý luận đó với thực tiễn. Tổng kết thực tiễn Việt Nam và thế giới để tiếp tục bổ sung, phát triển chủ nghĩa xã hội khoa học. Phải kiên quyết phê phán các luận điệu thù địch. Bởi vì, trong số những vấn đề mà kẻ thù tư tưởng ráo riết tấn công, xuyên tạc, phủ định không chỉ ở những vấn đề về sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam mà bao gồm cả những vấn đề hết sức cơ bản, lớn và liên quan đến tư tưởng Hồ Chí Minh và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Do đó, nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh, đặc biệt là nghiên cứu tư tưởng của Người về con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam là một nhiệm vụ khoa học và lâu dài. Mặt khác, những thành tựu về lý luận và thực tiễn mà Đảng và nhân dân Việt Nam đã đạt được về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội tuy rất quan trọng, song chỉ là bước đầu, còn không ít vấn đề cần được nghiên cứu và giải đáp. Hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IX nhấn mạnh: “Đẩy mạnh tổng kết thực tiễn và nghiên cứu lý luận, tiếp tục làm sáng tỏ hơn lý luận về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta”. Trong điều kiện và hoàn cảnh đó, việc nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam là một nhiệm vụ to lớn, là yêu cầu vừa cơ bản, vừa cấp bách. Đề tài “Tư tưởng Hồ Chí Minh về con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam” không chỉ góp phần làm sáng rõ con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam của Hồ Chí Minh trong điều kiện Việt Nam vốn là một nước thuộc địa, nông nghiệp lạc hậu, có nền kinh tế kém phát triển mà còn khẳng định giá trị lý luận và thực tiễn của những tư tưởng đó trong tình hình hiện nay. 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án 2.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Nghiên cứu được những quan điểm của Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam không chỉ khảo sát các công trình khoa học, các sách viết về tư tưởng Hồ Chí Minh, về chủ nghĩa xã hội mà còn phải hiểu được những quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về cách mạng không ngừng, về thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản. Bởi lẽ, tư tưởng Hồ Chí Minh chính là kết quả của sự vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác – Lênin trong điều kiện thực tiễn Việt Nam. Nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về con đường đi lên chủ nghĩa xã hội còn phải hiểu được quá trình Đảng Cộng sản Việt Nam đã vận dụng và phát triển tư tưởng đó như thế nào trong sự nghiệp xây dựng đất nước quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Để từ đó hiểu được giá trị và sức sống của tư tưởng Hồ Chí Minh về con đường đi lên chủ nghĩa xã hội trong thực tiễn Việt Nam. Vì vậy, có thể nhìn nhận lịch sử vấn đề đã được nghiên cứu theo các nhóm tư liệu sau: 2.1.1. Nhóm tư liệu của các tác giả trong và ngoài nước đề cập đến những vấn đề lý luận chung về chủ nghĩa xã hội, về thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. 2.1.2. Nhóm tư liệu có liên quan đến vấn đề lý luận và thực tiễn về chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. 2.1.3. Nhóm tư liệu có liên quan đến tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội và thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. 2.2. Tổng quan các vấn đề đã được nghiên cứu Thông qua phần lịch sử nghiên cứu vấn đề có liên quan đến đề tài luận án với các nhóm tư liệu, tài liệu đã được khái quát ở trên, cho thấy nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam được rất nhiều nhà nghiên cứu quan tâm và luận giải ở các khía cạnh, nội dung, cách tiếp cận khác nhau. Trên cơ sở kế thừa thành quả của các nhà khoa học, các công trình nghiên cứu trước đó, tác giả luận án mong muốn đóng góp một phần nhỏ bé của mình vào việc nghiên cứu về Hồ Chí Minh, về con đường mà Người đã lựa chọn. Đó là cố gắng tiếp cận tư tưởng Hồ Chí Minh về con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở một số nội dung cơ bản sau: Thứ nhất, tác giả luận án luận giải việc Hồ Chí Minh tìm chân lý cứu nước và xác định con đường giải phóng dân tộc là con đường cách mạng vô sản thông qua việc kế thừa, vận dụng và phát triển biện chứng nguồn tư tưởng, văn hóa truyền thống của dân tộc và thế giới. Đó là con đường phát triển tất yếu của cách mạng Việt Nam, phù hợp với xu thế phát triển của nhân loại. Vấn đề trên đã được nhiều học giả nghiên cứu, tuy nhiên trong phạm vi luận án, tác giả lý giải Hồ Chí Minh đến với chủ nghĩa xã hội không phải từ việc nghiên cứu lịch sử phát triển của xã hội loài người như C.Mác, Ph.Ănghen, từ học thuyết hình thái kinh tế - xã hội mà là xuất phát từ chủ nghĩa yêu nước, từ khát vọng giải phóng dân tộc, từ nền tảng văn hóa Việt Nam, từ phương diện đạo đức, từ tính nhân văn trong chủ nghĩa xã hội và từ chính hoạt động lý luận, thực tiễn phong phú của Hồ Chí Minh. Với lòng yêu nước cháy bỏng và khát vọng giải phóng dân tộc mãnh liệt, Hồ Chí Minh đã ra đi tìm đường cứu nước với hành trang là vốn hiểu biết khá cơ bản về văn hóa Việt Nam, văn hóa phương Đông, phương Tây. Trên hành trình ấy, Người đã tích cực hoạt động lý luận và thực tiễn. Tìm hiểu các cuộc cách mạng điển hình trên thế giới, hòa mình vào cuộc sống của nhân dân lao động thế giới, tham gia các hoạt động chính trị, xã hội. Điều đó đã giúp Người tiếp cận được chủ nghĩa Mác – Lênin và xác định đúng đắn con đường cứu nước giải phóng dân tộc. Nghiên cứu chủ nghĩa Mác – Lênin và thực tiễn Cách mạng Tháng Mười Nga đã giúp Người có được sự lựa chọn đúng đắn và dứt khoát là: cách mạng Việt Nam phải đi theo con đường Cách mạng Tháng Mười, con đường cách mạng xã hội chủ nghĩa. Con đường đó là hoàn toàn phù hợp với điều kiện thực tiễn Việt Nam – một nước thuộc địa, nông nghiệp lạc hậu, kinh tế nhỏ lẻ, manh mún. Con đường đó phù hợp với nguyện vọng của nhân dân, giải đáp được sự bế tắc, khủng hoảng về đường lối cứu nước trước đó. Trong quá trình nghiên cứu về con đường cứu nước của Hồ Chí Minh, tác giả nhận thấy, không phải chỉ đến với chủ nghĩa Lênin, Hồ Chí Minh mới có những hiểu biết về chủ nghĩa xã hội. Mà ngay trong quá trình hoạt động thực tiễn, Hồ Chí Minh đã có những cảm nhận ban đầu về tư tưởng xã hội chủ nghĩa trước khi tiếp xúc với Luận cương của V.I.Lênin. Cuối năm 1919, Người cùng một số đảng viên Đảng Xã hội Pháp đi quyên góp tiền trong các phố Paris để giúp cách mạng Nga vượt qua nạn đói, hậu quả của việc Chính phủ Pháp và chính phủ các nước đồng minh bao vây nước Nga Xôviết. Cùng với việc quyên tiền, Hồ Chí Minh tham gia phân phát các truyền đơn của Đảng Xã hội Pháp kêu gọi lao động Pháp lên án sự can thiệp vũ trang của Chính phủ Pháp vào nước Nga, hoan nghênh Cách mạng Tháng Mười Nga. Những báo cáo được Hồ Chí Minh trình bày vào đầu năm 1920 (tháng 7/1920 Hồ Chí Minh mới được tiếp xúc với Sơ thảo lần thứ nhất những Luận cương của V.I.Lênin về vấn đề dân tộc và thuộc địa) đã cho thấy Người đã có những hiểu biết nhất định về chủ nghĩa xã hội. Chẳng hạn, ngày 11/2/1920 Hồ Chí Minh trình bày tại Hội nghị những người thanh niên cộng sản quận 2 đề tài “chủ nghĩa Bônsêvích ở châu Á”, đề tài “vấn đề ruộng đất ở Trung Quốc và Việt Nam”, đến ngày 27/3/1920, Hồ Chí Minh nói chuyện với thanh niên Quận 13, Paris về chủ nghĩa xã hội. Đây cũng chính là một trong nhưng vấn đề, theo tác giả luận án là cần phải tiếp tục đi sâu nghiên cứu và làm rõ. Thứ hai, con đường đi lên chủ nghĩa xã hội là một con đường khó khăn, lâu dài và phải trải qua nhiều giai đoạn cách mạng khác nhau. Khi nói đến con đường phát triển của cách mạng Việt Nam, có rất nhiều công trình, nhiều nhà nghiên cứu cho rằng cách mạng Việt Nam phải trải qua hai giai đoạn là cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân và cách mạng xã hội chủ nghĩa. Tuy nhiên, khái niệm cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân mãi đến những năm 50 của thế kỷ XX mới xuất hiện và được sử dụng phổ biến, nhất là kể từ Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II (1951) của Đảng Lao động Việt Nam. Trong khi đó, có nhiều tài liệu cho thấy trong tư duy Hồ Chí Minh có ba giai đoạn cách mạng: giai đoạn thứ nhất là dân tộc cách mạng hay tư sản dân quyền cách mạng; giai đoạn thứ hai là cách mạng ruộng đất hay thổ địa cách mạng; giai đoạn thứ ba là cách mạng xã hội chủ nghĩa hay xã hội cộng sản. Đây là vấn đề cần được trình bày và luận giải một cách cụ thể và chính xác hơn để thấy được các chặng đường, các giai đoạn phát triển chiến lược của cách mạng Việt Nam. Thứ ba, trình bày có hệ thống những nội dung cơ bản trong tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội, con đường đi lên chủ nghĩa xã hội; đặc biệt là vấn đề xây dựng chủ nghĩa xã hội từ một nước thuộc địa nửa phong kiến, nông nghiệp lạc hậu, phải làm cách mạng giải phóng dân tộc, dân chủ nhân dân và đi lên chủ nghĩa xã hội. Kế thừa các công trình đã kể trên, tác giả luận án đã hệ thống lại theo cách hiểu, cách lý giải và nhìn nhận vấn đề của mình những quan niệm của Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội, về đặc điểm của thời kỳ quá độ ở Việt Nam, về bước đi của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, về nội dung của con đường đi lên chủ nghĩa xã hội và những biện pháp, cách thức để xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Thứ tư, khẳng định giá trị lý luận và thực tiễn của tư tưởng Hồ Chí Minh về con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam hiện nay. Đứng vững trên quan điểm thực tiễn, lấy thực tiễn làm điểm xuất phát cho mọi suy nghĩ và hành động nên Hồ Chí Minh đã có sự vận dụng và phát triển sáng tạo những quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin về chủ nghĩa xã hội, về loại hình, phương thức quá độ lên chủ nghĩa xã hội, về xây dựng chủ nghĩa xã hội ở một nước nông nghiệp lạc hậu, chưa qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa, về mối quan hệ giữa giải phóng dân tộc và giải phóng giai cấp phù hợp với điều kiện thực tiễn Việt Nam. Trước đây, do ảnh hưởng của khuynh hướng “tả” và mô hình xây dựng chủ nghĩa xã hội Xôviết nên có những lúc, có những thời kỳ tư tưởng Hồ Chí Minh chưa được vận dụng trong thực tiễn. Điều đó cũng ít nhiều ảnh hưởng đến công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Sau khi Đảng đề xướng đường lối Đổi mới, những nội dung mà Hồ Chí Minh đưa ra về xây dựng nền kinh tế nhiều thành phần trong thời kỳ quá độ, về ưu tiên phát triển kinh tế nông nghiệp, về thực hiện khoán sản phẩm, về dân chủ, về xây dựng nhà nước pháp quyền, về vai trò của trí thức trong cách mạng được Đảng Cộng sản Việt Nam vận dụng và phát triển đã đem lại nhiều thành tựu quan trọng. Chính điều đó đã khẳng định giá trị và sức sống trường tồn của tư tưởng Hồ Chí Minh trong xã hội Việt Nam. Phải chăng, việc hình thành và xác lập tư tưởng Hồ Chí Minh về con đường đi lên chủ nghĩa xã hội cũng đã trải qua những thử thách hết sức khắc nghiệt. Nó không phải là một hành trình phẳng lặng, thậm chí bị phê phán bằng những từ ngữ nặng nề và cũng chưa nhận được sự đồng thuận trong nội bộ Đảng. Điều này theo tác giả cũng là một vấn đề cần được nghiên cứu và làm rõ. Trong quá trình nghiên cứu và giảng dạy tư tưởng Hồ Chí Minh, những vấn đề trên đã thôi thúc tác giả cần phải đi sâu phân tích, tìm hiểu và làm rõ hơn tư tưởng Hồ Chí Minh về con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam để thấy được giá trị, tầm ảnh hưởng của tư tưởng Hồ Chí Minh trong cuộc sống hiện nay. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích Luận chứng một cách sâu sắc tư tưởng Hồ Chí Minh về con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam và khẳng định giá trị khoa học của tư tưởng đó trong giai đoạn hiện nay. 3.2. Nhiệm vụ - Trình bày rõ thêm quá trình Hồ Chí Minh tìm con đường cứu nước và giải phóng dân tộc thông qua việc kế thừa, vận dụng và phát triển biện chứng nguồn tư tưởng, văn hóa truyền thống của dân tộc và thời đại. Từ đó, Người xác định con đường cứu nước và giải phóng dân tộc của Việt Nam là con đường cách mạng xã hội chủ nghĩa. - Nghiên cứu một cách căn bản hệ thống tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Đi lên chủ nghĩa xã hội là một sự nghiệp khó khăn và lâu dài. Đồng thời, làm rõ những quan điểm của Hồ Chí Minh về con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam như: nội dung xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội, phương châm và biện pháp tiến hành để xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. - Phân tích quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về con đường đi lên chủ nghĩa xã hội thời kỳ trước và sau đổi mới để thấy được giá trị lý luận và thực tiễn của tư tưởng Hồ Chí Minh về con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của Luận án 4.1. Đối tượng nghiên cứu Hệ thống những quan điểm lý luận của Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Tư tưởng Hồ Chí Minh là một vấn đề rộng lớn. Đề tài không đi sâu tìm hiểu tư tưởng Hồ Chí Minh nói chung mà tập trung nghiên cứu tư tưởng của Người về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. - Về cách tiếp cận, luận án nghiên cứu vấn đề từ cách tiếp cận chuyên ngành Hồ Chí Minh học chứ không phải từ cách tiếp cận sử học, triết học hay từ một chuyên ngành nào khác. Tức là, không chỉ chú ý vào tiểu sử khoa học của Hồ Chí Minh mà còn chú ý đến tiểu sử chính trị, tư tưởng, việc làm, phương pháp, phong cách Hồ Chí Minh trong quá trình lãnh đạo sự nghiệp giải phóng và công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. - Về không gian, đề tài gắn liền với những yếu tố, điều kiện lịch sử có tác động đến quá trình hình thành và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh về con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Sự vận dụng và phát triển sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh về con đường đi lên chủ nghĩa xã hội của Đảng Cộng sản Việt Nam trong giai đoạn xây dựng đất nước hiện nay. - Về nội hàm khái niệm “con đường đi lên chủ nghĩa xã hội”. + Chủ nghĩa xã hội là chế độ xã hội thay thế chủ nghĩa tư bản sau thắng lợi của cuộc cách mạng vô sản, là giai đoạn thấp của hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa. + Con đường đi lên chủ nghĩa xã hội là sự hoạch định về bước đi, biện pháp và cách làm nhằm từng bước hiện thực hóa mục tiêu lý tưởng xã hội chủ nghĩa. Con đường đi lên chủ nghĩa xã hội chính là sự đối lập với con đường tư bản chủ nghĩa, là định hướng của sự phát triển xã hội ở Việt Nam. Trong luận án, tác giả không có tham vọng trình bày toàn bộ nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về đặc trưng, bản chất của chủ nghĩa xã hội, mục tiêu, động lực của chủ nghĩa xã hội mà tác giả cố gắng khuôn vào những nội dung về con đường đi lên chủ nghĩa xã hội. Có nghĩa là trình bày những nhân tố có ảnh hưởng đến việc Hồ Chí Minh lựa chọn con đường cách mạng xã hội chủ nghĩa, những quan điểm cơ bản của Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội, từ đó đưa ra những quan điểm của Hồ Chí Minh về bước đi, biện pháp và cách làm để xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. 5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu 5.1. Cơ sở lý luận Luận án nghiên cứu dựa trên những cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác – Lênin về cách mạng không ngừng, về học thuyết hình thái kinh tế - xã hội, về thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội; những quan điểm của Hồ Chí Minh về cách mạng Việt Nam và những quan điểm, đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam, nhất là quan điểm toàn diện và lịch sử cụ thể, xuất phát từ thực tiễn khách quan, chú trọng các quan điểm trong thời kỳ đổi mới của Đảng Cộng sản Việt Nam. 5.2. Phương pháp nghiên cứu Cùng với việc sử dụng phương pháp phổ biến, áp dụng cho tất cả các ngành khoa học là phương pháp duy vật biện chứng và phương pháp duy vật lịch sử, nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh còn sử dụng các phương pháp cụ thể khác để thấy rõ được quá trình hình thành và phát triển tư tưởng của Người và hệ thống các quan niệm của Người về cách mạng Việt Nam. Tư tưởng Hồ Chí Minh về con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam không phải là một vấn đề lý luận chung chung mà nó gắn với thực tiễn chỉ đạo cách mạng cách mạng của Hồ Chí Minh. Vì thế, trong nghiên cứu phải quán triệt quan điểm thực tiễn, nguyên tắc thống nhất lý luận và thực tiễn. Nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam còn sử dụng các phương pháp: Phương pháp hệ thống; phương pháp lôgíc và lịch sử; phương pháp so sánh 6. Ý nghĩa và những đóng góp về mặt khoa học của Luận án 6.1. Ý nghĩa của Luận án - Luận án góp phần khẳng định giá trị lý luận và thực tiễn của tư tưởng Hồ Chí Minh về con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam trong điều kiện hiện nay. - Là một nghiên cứu lý thuyết, luận án có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo trong nghiên cứu và giảng dạy tư tưởng Hồ Chí Minh. 6.2. Đóng góp về mặt khoa học của Luận án - Luận án góp phần: + Làm rõ quá trình Hồ Chí Minh xác định con đường cứu nước và giải phóng dân tộc theo định hướng xã hội chủ nghĩa. + Hệ thống các quan điểm của Hồ Chí Minh về con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, từ quan niệm của Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội đến loại hình, bước đi, biện pháp và những nội dung cơ bản của sự nghiệp xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. - Căn cứ vào quan điểm của Hồ Chí Minh, thực tiễn đã diễn ra ở Việt Nam và thế giới, Luận án góp phần khẳng định giá trị khoa học và thực tiễn của tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở một nước nông nghiệp lạc hậu, kinh tế kém phát triển. 7. Kết cấu của Luận án Ngoài lời cam đoan, mục lục, phần mở đầu, kết luận, danh mục các công trình khoa học đã công bố của tác giả có liên quan đến Luận án, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của Luận án được kết cấu thành 3 chương. References TIẾNG VIỆT 1. Ban Tuyên giáo Trung ương (2011), Tài liệu tham khảo phục vụ nghiên cứu các văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 2. Báo Điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Học viện Chính trị quân sự (2007), 160 năm Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 3. Hoàng Chí Bảo (1993), Chủ nghĩa xã hội hiện thực: Khủng hoảng, đổi mới và xu hướng phát triển, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 4. GS, TS. Hoàng Chí Bảo (2011), Tìm hiểu phương pháp Hồ Chí Minh, Nxb Chính trị - Hành chính, Hà Nội. 5. Ép-ghê-nhi Ca-bê-lép (2005), Đồng chí Hồ Chí Minh, Nxb Công an nhân dân. 6. Phan Bội Châu (1990), Toàn tập, tập 3, Nxb Thuận Hóa, Huế. 7. Phan Bội Châu (1990), Toàn tập, tập 4, Nxb Thuận Hóa, Huế. 8. GS PTS. Nguyễn Trọng Chuẩn, PTS. Phạm Văn Đức, PTS. Hồ Sĩ Quý (Đồng chủ biên) (1997), Những quan điểm cơ bản của Mác – Ăngghen- Lênin về chủ nghĩa xã hội và thời kỳ quá độ, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 9. Cương lĩnh và Chiến lược của Đảng Cộng sản Việt Nam từ năm 1930 đến nay (2009), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 10. Lê Duẩn (1976), Cách mạng xã hội chủ nghĩa Việt Nam, tập 1, Nxb Sự thật, Hà Nội. 11. Lê Duẩn (1976), Cách mạng xã hội chủ nghĩa Việt Nam, tập 2, Nxb Sự thật, Hà Nội. 12. Lê Duẩn (1986), Chủ tịch Hồ Chí Minh – lãnh tụ vĩ đại của Đảng và nhân dân ta, Nxb Sự thật Hà Nội. 13. Lê Duẩn (1987), Tuyển tập, tập 1 (1950 – 1975), Nxb Sự thật, Hà Nội. 14. Thành Duy (2002), Tư tưởng Hồ Chí Minh với sự nghiệp xây dựng con người Việt Nam phát triển toàn diện, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 15. Đại việt sử ký toàn thư (1993), Nxb Khoa học Xã hội, tập 2. 16. Đảng Cộng sản Việt Nam (1987), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI, Nxb Sự thật, Hà Nội. 17. Đảng Cộng sản Việt Nam (1991), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII, Nxb Sự thật, Hà Nội. 18. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII (1991), Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, Nxb Sự thật, Hà Nội. 19. Đảng Cộng sản Việt Nam (1994), Văn kiện Hội nghị đại biểu toàn quốc giữa nhiệm kỳ khóa VII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 20. Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 21. Đảng Cộng sản Việt Nam (1998), Nghị quyết của Bộ Chính trị về một số vấn đề phát triển nông nghiệp và nông thôn, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 22. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 23. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp hành Trung ương khóa IX, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 24. Đảng Cộng sản Việt Nam (2003), Văn kiện Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương khóa IX, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 25. Đảng Cộng sản Việt Nam, Ban Chấp hành Trung ương, Ban chỉ đạo tổng kết lý luận (2005), Báo cáo tổng kết một số vấn đề lý luận – thực tiễn qua 20 năm đổi mới (1986- 2006), Lưu hành nội bộ, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 26. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 27. Đảng Cộng sản Việt Nam (2008), Văn kiện Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương khóa X, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 28. Đảng Cộng sản Việt Nam (2010), Văn kiện Hội nghị lần thứ 12 Ban Chấp hành Trung ương khóa X, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 29. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb Chính trị quốc gia – Sự thật, Hà Nội. 30. Đảng Cộng sản Việt Nam (1999), Văn kiện Đảng, toàn tập, tập 5, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 31. Đảng Cộng sản Việt Nam (2000), Văn kiện Đảng, toàn tập, tập 6, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 32. Đảng Cộng sản Việt Nam (2000), Văn kiện Đảng, toàn tập, tập 7, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 33. Đảng Cộng sản Việt Nam (2000), Văn kiện Đảng, toàn tập, tập 8, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 34. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đảng, toàn tập, tập 12, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 35. Đảng Cộng sản Việt Nam (2002), Văn kiện Đảng, toàn tập, tập 16, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 36. Đảng Cộng sản Việt Nam (2002), Văn kiện Đảng, toàn tập, tập 17, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 37. Đảng Cộng sản Việt Nam (2002): Văn kiện Đảng Toàn tập, tập 18, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 38. Đảng Cộng sản Việt Nam (2002): Văn kiện Đảng Toàn tập, tập 20, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 39. Đảng Cộng sản Việt Nam (2002), Văn kiện Đảng, toàn tập, tập 21, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 40. Đảng Cộng sản Việt Nam (2004), Văn kiện Đảng, toàn tập, tập 32, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 41. Đảng Cộng sản Việt Nam (2004), Văn kiện Đảng, toàn tập, tập 37, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 42. Đảng Cộng sản Việt Nam (2005), Văn kiện Đảng, toàn tập, tập 43, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 43. Đảng Cộng sản Việt Nam (2005), Văn kiện Đảng, toàn tập, tập 50, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 44. Đảng Cộng sản Việt Nam (2005), Văn kiện Đại hội Đảng thời kỳ đổi mới, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 45. Đảng Cộng sản Việt Nam 80 năm xây dựng và phát triển (2010), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 46. Phạm Văn Đồng (1993), Hồ Chí Minh và con người Việt Nam trên con đường dân giàu nước mạnh, Nxb Sự thật, Hà Nội. 47. Phạm Văn Đồng (1995), “Tầm vóc và ý nghĩa của cuộc Cách mạng Tháng Tám và sự ra đời của nước Việt Nam mới”, Tạp chí Cộng sản, số 11/9, tr. 5. 48. Phạm Văn Đồng (2009), Hồ Chí Minh – Tinh hoa và khí phách của dân tộc, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 49. Tetsuzo Fuwa (2010), Thế giới thế kỷ XXI và chủ nghĩa xã hội (Hội thảo lý luận giữa Đảng Cộng sản Nhật Bản và Đảng Cộng sản Trung Quốc), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 50. Võ Nguyên Giáp (1979) Chiến tranh giải phóng dân tộc và chiến tranh bảo vệ Tổ quốc, Nxb Sự thật, Hà Nội. 51. Võ Nguyên Giáp (1990), Tư tưởng Bác Hồ soi sáng sự nghiệp đổi mới của nước ta, Nxb Sự thật, Hà Nội. 52. Võ Nguyên Giáp (2000), Tư tưởng Hồ Chí Minh và con đường cách mạng Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 53. Võ Nguyên Giáp (2001), Những chặng đường lịch sử, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 54. Đại tướng Võ Nguyên Giáp (2001), Những bài viết và nói chọn lọc thời kỳ đổi mới, Nxb Chính trị quốc gia, Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội. 55. Trần Văn Giàu (1993), Sự phát triển của tư tưởng ở Việt Nam từ thế kỷ XIX đến Cách mạng Tháng Tám, tập 1 - Hệ ý thức phong kiến và sự thất bại của nó trước các nhiệm vụ lịch sử, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh. 56. Trần Văn Giàu (1993), Sự phát triển của tư tưởng ở Việt Nam từ thế kỷ XIX đến Cách mạng Tháng Tám, tập 2 - Hệ ý thức tư sản và sự bất lực của nó trước các nhiệm vụ lịch sử, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh. 57. Trần Văn Giàu (1993), Sự phát triển của tư tưởng ở Việt Nam từ thế kỷ XIX đến Cách mạng Tháng Tám, tập 3 - Thành công của chủ nghĩa Mác - Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh. 58. Trần Văn Giàu (1997), Sự hình thành về cơ bản tư tưởng Hồ Chí Minh, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 59. GS. Trần Văn Giàu (2010), Hồ Chí Minh - Vĩ đại một con người, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 60. Tođo Gípcôp (1986), Chất lượng vấn đề then chốt để xây dựng chủ nghĩa xã hội phát triển, Nxb Sự thật, Hà Nội. 61. Yves Gras (1979), Lịch sử cuộc chiến tranh Đông Dương, Nxb Plon, Paris, bản dịch lưu Thư viện Quân đội. 62. Lê Mậu Hãn (2001), Sức mạnh dân tộc của cách mạng Việt Nam dưới ánh sáng tư tưởng Hồ Chí Minh, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 63. Lê Mậu Hãn, Bùi Đình Phong, Mạch Quang Thắng (2000), Tư tưởng Hồ Chí Minh rọi sáng con đường độc lập tự do của dân tộc Việt Nam, Nxb Nghệ An. 64. Lê Mậu Hãn (Chủ biên), Trần Bá Đệ, Nguyễn Văn Thư (2003), Đại cương lịch sử Việt Nam, tập 3, Nxb Giáo dục. 65. Lê Mậu Hãn (2003), Các cương lĩnh cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 66. Trần Hậu (Chủ biên) (1997), Quá trình hình thành và phát triển quan điểm lý luận của Đảng ta về con đường đi lên chủ nghĩa xã hội, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 67. Daniel Hémery (2004), Hồ Chí Minh từ Đông Dương đến Việt Nam, Nxb Phụ nữ, Hà Nội. 68. GS, TS. Dương Phú Hiệp (Chủ biên) (2001), Tiến lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa ở Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 69. Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh (2000), Tư tưởng Hồ Chí Minh mãi mãi soi sáng con đường chúng ta đi, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 70. Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh (2010), PGS, TS. Vũ Đình Hòe, PGS, TS. Bùi Đình Phong (Đồng chủ biên), Hồ Chí Minh với sự nghiệp độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 71. Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh (2010), Di sản Hồ Chí Minh trong thời đại ngày nay (Kỷ yếu Hội thảo khoa học quốc tế kỷ niệm 120 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890-19/5/2010)), Nxb Chính trị - Hành chính, Hà Nội. 72. Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, GS. Song Thành (Chủ biên) (2010), Hồ Chí Minh - Tiểu sử, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 73. Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh (2011), PGS, TS. Tô Huy Rứa, GS, TS. Hoàng Chí Bảo, PGS, TS. Trần Khắc Việt, PGS, TS. Lê Ngọc Tòng (Đồng chủ biên), Quá trình đổi mới tư duy lý luận của Đảng từ năm 1986 đến nay, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 74. Hội đồng Lý luận trung ương (2004), Vững bước trên con đường đã chọn, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 75. Hội đồng Lý luận trung ương (2012), PGS, TS. Nguyễn Quốc Phẩm, PGS, TS. Đỗ Thị Thạch (Đồng chủ biên), Những nhận thức mới về chủ nghĩa xã hội và xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. [...]... Nội 133 Nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh (1993), tập 1, Viện Hồ Chí Minh xuất bản, Hà Nội 134 Nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh (1993), tập 2, Viện Hồ Chí Minh xuất bản, Hà Nội 135 Nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh (1993), tập 3, Viện Hồ Chí Minh xuất bản, Hà Nội 136 Nghiên cứu, học tập tư tưởng Hồ Chí Minh (2003), Nxb Tổng hợp, Thành phố Hồ Chí Minh 137 Trịnh Nhu, Vũ Dương Ninh (1996), Về con đường giải phóng... Chí Minh (2011), Toàn tập, tập 14, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội 122 Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, tập 15, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội 123 Hồ Chí Minh (1970), Vì độc lập tự do, vì chủ nghĩa xã hội, Nxb Sự thật, Hà Nội 124 Hồ Chí Minh trong trái tim nhân loại (1990), Nxb Khánh Hoà 125 Hồ Chí Minh (1998), Về chủ nghĩa Mác – Lênin, chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, ...76 Hội đồng Trung ương chỉ đạo biên soạn giáo trình quốc gia các bộ môn khoa học Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh (2003), Giáo trình tư tưởng Hồ Chí Minh, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội 77 Hội thảo quốc tế về Chủ tịch Hồ Chí Minh (1990), UNESCO và Ủy ban Khoa học xã hội Việt Nam xuất bản, Hà Nội 78 Hội thảo khoa học Việt Nam – Trung Quốc (2001), Chủ nghĩa xã hội –Kinh nghiệm của Việt Nam, kinh... Lịch sử chủ nghĩa Mác (2003), tập 3, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội 87 Phan Ngọc Liên (Chủ biên) (1993), Tìm hiểu tư tưởng Hồ Chí Minh với thời đại, Nxb Lao động, Hà Nội 88 Phan Ngọc Liên, Nghiêm Văn Thái (1993), Giá trị Tư tưởng Hồ Chí Minh trong thời đại ngày nay, Nxb Viện Thông tin Khoa học Xã hội, Hà Nội 89 Nguyễn Bá Linh (2005), Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, Nxb Chính... Trung Sơn (1995), Chủ nghĩa tam dân, Viện Thông tin Khoa học Xã hội, Hà Nội 161 Đào Duy Tùng (1994), Quá trình hình thành con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội 162 Nguyễn Trãi (1976): Toàn tập, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội 163 Hoàng Trang-Phạm Ngọc Anh (Đồng chủ biên) (2000), Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, Nxb Lao động,... phẩm, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội 149 Tiêu Phong (2004), Hai chủ nghĩa một trăm năm (Người dịch: Nguyễn Vinh Quang, Hoàng Văn Tuấn), Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội 150 Mạch Quang Thắng (1995), Tư tưởng Hồ Chí Minh về Đảng Cộng sản Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội 151 GS.TS Mạch Quang Thắng (Chủ biên) (2010), Vận dụng và phát triển sáng tạo Tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, ... Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội 126 Hồ Chí Minh (1981), Văn hoá nghệ thuật cũng là một mặt trận, Nxb Văn học, Hà Nội 127 Hồ Chí Minh (1990), Về kinh tế và quản lý kinh tế, Nxb Thông tin lý luận, Hà Nội 128 Furuta Motoo (1997), Hồ Chí Minh giải phóng dân tộc và đổi mới, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội 129 Vũ Viết Mỹ (2002), Tìm hiểu tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã. .. Cộng sản Việt Nam trong thời kỳ đổi mới, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội 145 B.N Pônômaríôp (1981), Chủ nghĩa xã hội hiện thực và ý nghĩa quốc tế của nó, Nxb Sự thật, Hà Nội 146 Nguyễn Duy Quý (Chủ biên) (1998), Những vấn đề lý luận về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội 147 Nguyễn Duy Quý (2003), Độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, Nxb Chính... xã hội ở Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội 130 GS, TS Phạm Xuân Nam (Chủ biên) (2008), Triết lý phát triển ở Việt Nam – Mấy vấn đề cốt yếu, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội 131 Trần Nhâm (1983), Mấy vấn đề lý luận về thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội 132 GS Trần Nhâm (2010), Chủ nghĩa Mác – Lênin, học thuyết về sự phát triển và sáng tạo không ngừng, Nxb Chính... trời Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội 83 Đặng Xuân Kỳ (1990), Dưới ánh sáng tư tưởng Hồ Chí Minh, Nxb Thông tin lý luận, Hà Nội 84 Đặng Xuân Kỳ (1990), Chủ tịch Hồ Chí Minh người chiến sỹ kiên cường của phong trào giải phóng dân tộc, phong trào cộng sản và công nhân quốc tế, Nxb Thông tin lý luận, Hà Nội 85 Đặng Xuân Kỳ (2005), Tư tưởng Hồ Chí minh về phát triển văn hóa và con người, Nxb Chính . đến tư tưởng Hồ Chí Minh và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Do đó, nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh, đặc biệt là nghiên cứu tư tưởng của Người về con đường đi lên chủ nghĩa xã hội. tài Tư tưởng Hồ Chí Minh về con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam không chỉ góp phần làm sáng rõ con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam của Hồ Chí Minh trong đi u kiện Việt Nam. luận về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta”. Trong đi u kiện và hoàn cảnh đó, việc nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam