1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Khoa luan tư tưởng hồ CHÍ MINH về PHÁT TRIỂN một nền NÔNG NGHIỆP TOÀN DIỆN ở VIỆT NAM

40 513 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 40
Dung lượng 224 KB

Nội dung

I. Lý do chọn đề tài: Nghiên cứu và vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh trong thực tiễn hiện nay là công việc hết sức cần thiết và cập nhật. Một trong những tư tưởng lớn, quan trọng hình thành và phát triển từ khi Hồ Chí Minh tìm đường cứu nước là tư tưởng kinh tế của Người. Trong kho tàng lý luận và thực tiễn của mình, Hồ Chí Minh đã để lại nhiều bài nói, bài viết ngắn gọn, súc tích, dễ nhớ, dễ hiểu. Quan điểm kinh tế của Người thường gắn chặt với hòan cảnh lịch sử của đất nước trong từng thời kỳ lịch sử. Người chỉ viết những gì đất nước cần, cách mạng cần, nhân dân cần. Vì vậy khi nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh phải gắn chặt với hoàn cảnh lịch sử khi Người nêu ra những quan điểm, những tư tưởng đó, đồng thời phải xuất phát từ chính điều kiện lịch sử cụ thể của đất nước để thấy rõ sự vĩ đại của những tư tưởng của Người. Hiện nay Việt Nam đang tiến hành công cuộc đổi mới toàn diện theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Trong quá trinh đổi mới, xây dựng và phát triển kinh tế là nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu; trên cơ sở tăng trưởng kinh tế tạo nền tảng vật chất để giải quyết các vấn đề xã hội, văn hóa; gắn tăng trưởng kinh tế với tiến bộ và công bằng xã hội. Đó cũng chính là tiền đề cần thiết cho sự phát triển bền vững. Vấn đề nông nghiệp là một mảng đề tài lớn, quan trọng Tư tưởng Hồ Chí Minh

Trang 1

PHẦN MỞ ĐẦU:

I Lý do chọn đề tài:

Nghiên cứu và vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh trong thực tiễn hiện nay

là công việc hết sức cần thiết và cập nhật

Một trong những tư tưởng lớn, quan trọng hình thành và phát triển từ khi HồChí Minh tìm đường cứu nước là tư tưởng kinh tế của Người Trong kho tàng

lý luận và thực tiễn của mình, Hồ Chí Minh đã để lại nhiều bài nói, bài viếtngắn gọn, súc tích, dễ nhớ, dễ hiểu Quan điểm kinh tế của Người thường gắnchặt với hòan cảnh lịch sử của đất nước trong từng thời kỳ lịch sử Người chỉviết những gì đất nước cần, cách mạng cần, nhân dân cần Vì vậy khi nghiêncứu tư tưởng Hồ Chí Minh phải gắn chặt với hoàn cảnh lịch sử khi Người nêu

ra những quan điểm, những tư tưởng đó, đồng thời phải xuất phát từ chínhđiều kiện lịch sử cụ thể của đất nước để thấy rõ sự vĩ đại của những tư tưởngcủa Người

Hiện nay Việt Nam đang tiến hành công cuộc đổi mới toàn diện theo địnhhướng xã hội chủ nghĩa Trong quá trinh đổi mới, xây dựng và phát triển kinh

tế là nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu; trên cơ sở tăng trưởng kinh tế tạo nền tảngvật chất để giải quyết các vấn đề xã hội, văn hóa; gắn tăng trưởng kinh tế vớitiến bộ và công bằng xã hội Đó cũng chính là tiền đề cần thiết cho sự pháttriển bền vững

Vấn đề nông nghiệp là một mảng đề tài lớn, quan trọng Tư tưởng Hồ ChíMinh

II Tình hình nghiên cứu đề tài:

Với khóa luận này, tác giả đã

III Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu:

IV Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:

V Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu:

Trang 2

Dựa vào đường lối chính sách của Đảng cộng sản Việt Nam, Tỉnh ủyTuyên Quang về phát triển kinh tế miền núi nói chung, và nông nghiệp,nông thôn nói riêng.

VI Đóng góp mới về khoa học của đề tài:

VII Lời cảm ơn:

Quan điểm về nông nghiệp và phát triển nông nghiệp của Chủtịch Hồ Chí Minh xuất phát từ quan điểm duy vật lịch sử của Chủ nghĩa Mác-Lênin: Con người cần phải có ăn, mặc, ở và sinh hoạt trước khi nghĩ đếnnhững vấn đề xa hơn như làm chính trị, làm văn hóa, khoa học và nghệ thuật.Trong lễ an táng C.Mác, Ph.Ăngghen đã đọc:” Giống như Darwin đã tìm raquy luật phát triển của thế giới hữu cơ, Mác đã tìm ra quy luật phát triển củalịch sử loài người, cái sự thật giản đơn mà đã bị những lớp tư tưởng phủ kín

Trang 3

cho đến ngày nay là: con người trước hết cần phải ăn, mặc, ở đã rồi mới cóthể làm chình trị, khoa học, nghệ thuật, tôn giáo…và vậy, việc sản xuất ranhững tư liệu sinh hoạt vật chất trực tiếp và do đó, mỗi giai đoạn phát triểnkinh tế nhất định của một dân tộc hay một thời đại, tạo thành một cơ sở trên

đó người ta phát triển các thể chế nhà nước, các quan điểm pháp quyền, nghệthuật, và thậm chí cả những quan điểm tôn giáo của những người nhất định, vìvậy phải xuất phát từ cơ sở đó mà giải thích những cái này, chứ không phảingược lại, như từ trước đến nay người ta đã làm”1

Hệ thống tư tưởng Hồ Chí Minh mà trọng tâm là nâng cao đời sống nhân dân

đã được thực tế kiểm nghiệm trên đất nước ta Đã có nhiều nghiên cứu trìnhbày về tư tưởng này nhưng có một số chỉ liệt kê các bài nói, bài viết quan hệvới tư tưởng mà chưa làm rõ được bối cảnh xuất hiện tư tưởng Có thể nóikhông có quan điển tư tưởng chung chung, thiếu căn cứ Đặc biệt Hồ ChíMinh thực tiễn đến mức cụ thể từng tư tưởng Do đó tư tưởng của Người aicũng có thể đọc được, hiểu được Tư tưởng nâng cao đời sống của nhân dânnói riêng chính là nguồn gốc, là xuất phát để Hồ Chí Minh xây dựng quanđiểm của Người về phát triển kinh tế nói chung và phát triển một nền nôngnghiệp toàn diện nói riêng Người nói: “Tất cả đường lối, phương châm, chínhsách…của Đảng đều chỉ nhằm nâng cao đời sống của nhân dân nói chung,của nông dân nói riêng” Hồ Chí Minh nhấn mạnh: “Chủ nghĩa xã hội là cáigì? Là mọi người được ăn no, mặc ấm, sung sướng, tự do”

1 C.Mác-Ăghen, Tuyển tập, Nxb Sự thật, Hà Nội 1983, tập 5, tr 611.

Trang 4

Nông nghiệp nước ta là một nền nông nghiệp chưa phát triển, năng suất thấp,nhiều khi không đủ lương thực cho nhu cầu của nhân dân Muốn cải thiện đờisống trước hết phải ăn no muốn ăn no phải có lương thực Muốn có lươngthực phải trồng lúa và nếu lúa chưa đủ thì trồng cây hoa màu Chúng ta có thểthấy Người rất quan tâm đến vấn đề này Người nói: “Chúng ta tranh được tự

do, độc lập rồi mà dân cứ chết đói, chết rét thì tự do, độc lập cũng không làmgì” Vì thế, Người đôn đốc các địa phương phải lo đủ lương thực Về NghệAn-nơi thường thiếu lương thực, Trung ương hỗ trợ, Người nhắc nhở: “Nghệ

An có thể bằng cách này hay cách khác, vừa vỡ hoang tăng vụ, vừa làm xemthế này thế khác để có hai ngàn mẫu tây rộng, tăng thêm chín ngàn tấn lươngthực, đỡ để Trung ương phả hỗ trợ”1

Nhưng nâng cap đời sống nhân dân không có nghĩa là đủ về lương thực Phảilàm sao cho bữa ăn của người nông dân ngoài về lương thực còn đủ chất dinhdưỡng Khái niệm ăn no ngày nay phải hiểu là bữa ăn đủ chất dinh dưỡng.Bữa ăn ngoài co cơm ra phải có thịt, cá, có hoa quả Nước ta dù có nhiềuthành tựu trong đổi mới, đời sống nhân dân đã được cải thiện nhiều, nhưng sốtrẻ em suy dinh dưỡng vẫn chiếm tỷ lệ vào loại cao trên thế giới Phấn đấu để

ăn no theo nghĩa đầy đủ chất dinh dưỡng còn là cả một quá trình Vì thếnhững nhắc nhở của Hồ Chí Minh về chăn nuôi trâu, bò, gà, lợn, dê, cũng nhưchú trọng thả cá ở vùng chiêm trũng hoặc nơi có nhiều ao hồ, đẩy mạnh trồnglạc, trồng vừng là thể hiện sự suy nghĩ chu đáo của Người

Nâng cao đời sống nhân dân nói chung, nông dân nói riêng, không thể khôngnói đến chỗ ở Hồ Chí Minh nói nhiều đến trồng cây lấy gỗ vì vấn đề ở củanông dân nông thôn rất bức xúc Người nói: “Nông dân của ta, nhà ở củađồng bào phần nhiều đang ọp ẹp, tối tăm, chẳng ra sao, chẳng có hàng lốigì…Dân sinh là câis gì? Là cái ăn, cái mặc, cái ở Ba cái đó đều quan trọng

Ăn, mình tăng gia sản xuất được Mặc, mình tăng gia sản xuất được Chứ cònnhà ở thì sao? Muốn làm nhà thì phải có cái gì? Gỗ Muốn có gỗ thì phảitrồng cây”2

1 Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb CTQG, HN, tập 10, tr 444.

2 Hồ Chí Minh: Toàn tập, tập 10, tr 446.

Trang 5

Lí do 2: PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP TOÀN DIỆN SẼ LÀM CHO NỀNNÔNG NHIỆP PHÁT TRIỂN MẠNH MẼ.

Phát triển nông nghiệp toàn diện là giải pháp quan trọng để phát triển bảnthân nền nông nghiệp Việt Nam

Nông nghiệp theo nghĩa rộng, bao gồm cả lâm, ngư nghiệp Trong từng ngànhnày lại có sự phân chia chi tiết hơn Sự phát triển của từng bộ phận trong nôngnghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp cũng như sự phát triển của ba bộ phận trongngành nông nghiệp sẽ làm cho toàn ngành nông nghiệp phát triển mạnh mẽ.Trong nông nghiệp, việc cân đối giữa trồng trọt và chăn nuôi cũng sẽ thúc đẩy

cả hai ngành cùng phát triển: nhiều lúa và hoa màu sẽ có nhiều thức ăn đểphát triển chăn nuôi Chăn nuôi phát triển sẽ có nhiều phân bón để đẩy mạnhtrồng trọt Đến thăm tỉnh Hòa Bình, Người nói: “Muốn lúa tốt, hoa màu tốtcần nhiều phân…Muốn có nhiều phân chuồng, phải nuôi nhiều trâu, bò, lợn”1.Theo nghĩa rộng, nông nghiệp còn bao gồm cả những ngành nuôi trồng thủy,hải sản Việt Nam có rất nhiều tiềm năng về các ngành kinh tế này Phát triểnmạnh các ngành đó sẽ làm cho nền nông nghiệp Việt Nam trở thành mộtngành kinh tế mạnh

Nông nghiệp toàn diện còn bao gồm các ngành nghề phụ và ngành nghềtruyền thống ở nông thôn Hồ Chí Minh nhắc nhiều đến phát triển nghề phụ ởnông thôn vì vai trò rất lớn của vấn đề náy Do đặc điểm của nghề nông mangtính thời vụ, có nhiều ngành nông nhàn và do đất đai của Việt Nam quá ít(khảo sát ở tỉnh Bắc Ninh thấy làng Vân Hà bình quân 0,6 sào Bắc bộ/người,

Đa Hội 400m2 /người, Phong Khê 360m2/ người…) nên có nhiều lao động dưthừa Để đảm bảo cuộc sống ổn định, người Việt Nam buộc pjair tìm ra nghềphụ để tận dụng nguồn lao động để tăng thêm thu nhập Những nghề phụ dầndần phát triển thành nghề chính ở các làng nghề nhưng vẫn tồn tại song songvới nghề nông Có thể khái quát ngành nghề thành các loại:

- Loại ngành nghề sản xuất công cụ lao động phục vụ trực tiếp cho nôngnghiệp (như làm cày bừa, máy tuốt lúa…) và chề biến sản phẩm cảunông nghiệp (như làm bún bánh từ gạo,, ngô, chế biến chè)

1 Hồ Chí Minh: Toàn tập, tập 9, tr 240.

Trang 6

- Loại ngành nghề sản xuất hàng tiêu dùng thông thường hoặc cao cấp đểphục vụ sinh hoạt cho người dân như đồ gỗ, quạt giấy, chạm khảm, đồgốm, đồ dệt, may mặc…

- Loại ngành nghề cung câos nguyên liệu cho các ngành công nghiệpnhư nghề làm giấy, dệt tơ lụa, dệt vải, thép xây dựng…

Trong ba loại trên, loại 1 có vai trò trực tiếp tác động vào phát triển nôngnghiệp Các loai sau tuy không tác động trực tiếp nhưng tận dụng được nguồnlao động dư thừa và tay nghề cổ truyền khéo léo của nông dân, tạo nên thunhập cao, giải quyết việc làm tại địa phương nông thôn, khiến cho nôngnghiệp có điều kiện phát triển Thực tế cho thấy đất đai, năng suất cây trồngvật nuôi ở những vùng làng nghề không những không bị giảm sút mà còn caohơn những vùng khác do ở đây có những điều kiện về vốn và các điều kiệncần thiết cho thâm canh

Việc đẩy mạnh ngành nghề bổ sung cho nông nghiệp làm cho nền nôngnghiệp Việt Nam phát triển theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa vì các

lý do sau đây:

- Có ngành nghề buộc những người nông dân phải tổ chức sản xuất mộtcách khoa học dựa trên sự phân công, hợp tác Việc người nông dânquen với lối làm ăn công nghiệp rất có lợi cho quá trình công nghiệphóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn

- Phát triển ngành nghề sẽ giải quyết được việc làm tại chỗ, góp phầnchuyển dịch cơ cấu kinh tế ở nông thôn

Các ngành nghề sẽ thu hút lực lượng lao động rất lớn: chỉ một xã ở Đa Hội cónghề rèn một ngày thu hút 1000 lao động ở các làng xung quanh, làng Đồng

Kỵ (Bắc Ninh) thu hút một ngày 3000 lao động ở các xã bên cạnh đều làm đồ

gỗ, làng gốm Bát Tràng một ngày cũng thu hút 2000-3000 lao động Từ đólao động thủ công và lao đọng dịch vụ tăng, lao động nông nghiệp giảm

- Phát triển ngành nghề sẽ có điều kiện phát triển nông nghiệp và xâydựng nông thôn mới

Khi có ngành nghề, nhu cầu địa bàn có bộ mặt hiện đại văn minh để thu hútkhách hàng trở thành bức xúc Ngành nghề lại tạo ra nguồn vốn để giải quyết

Trang 7

nhu cầu ấy Đến làng Đồng Kỵ với nghề chạm khắc gỗ, làng Ninh Hiệp vớinghề chế biến dược liệu, làng Bát Tràng với nghề gốm sứ, chúng ta sẽ thấy

mô hình phố làng mà nguồn vốn chủ yếu là do thu nhập từ ngành nghề tạonên Kết cấu hạ tầng với điện, đường, trường, trạm sẽ tạo điều kiện thuận lợicho nông nghiệp phát triển

Lí do 3: SẼ GÓP PHẦN THÚC ĐẨY CÔNG NGHIỆP PHÁT TRIỂN

Hồ Chí Minh cho rằng: “Công nghiệp và nông nghiệp là hai chân của nềnkinh tế Nông nghiệp phải phát triển mạnh để cung cấp đủ lương thực chonhân dân: đủ nguyên liệu (như bông, mía, chè…) cho nhà máy đủ nông sản(như lạc, đỗ, đay…)để xuất khẩu đổi lấy máy móc”

Như vậy, nông nghiệp toàn diện sẽ:

- Cung cấp đủ nguyên liệu cho nhà máy Những nguyên liệu mà người đã đềcập đến đến phần trên bao gồm sản phẩm của các cây công nghiệp: bông, mía,chè, lạc, vừng, tơ tằm…Cũng phải kể cả sản phẩm của ngành chăn nuôi chochế biến thực phẩm, hoa màu của các ngành chế biến hoa màu

- Có hàng hóa nông sản đổi lấy máy móc cho ngành công nghiệp non trẻ củađất nước Người nói: “ngày nay, nước ta xây dựng chủ nghĩa xã hội, cầnnhiều máy móc và nguyên liệu Các nước anh em giúp đỡ ta nhiều, nhưng tacũng không phải mua một số ở nước khác Muốn mua thì phải có ngoại tệ,hoặc lấy nông sản mà đổi, ví dụ lấy lạc đều đổi lấy gang”1

Nông nghiệp phát triển toàn diện sẽ trở thành thị trường để phát triển nền kinh

tế hàng hóa; “ Vì nông nghiệp là nguồn cung cấp nguyên liệu, đồng thời làmột nguồn xuất hẩu quan trọng, nông thôn là thị trường tiêu thụ to nhất hiệnnay”2

Từ các lý do trên, Hồ Chí Minh coi nông nghiệp là cơ sở để phát triển nôngnghiệp: “Muốn phát triển công nghiệp, phát triển kinh tế nói chung phải lấyviệc phát triển nông nghiệp làm gốc, làm chính Nếu không phát triển nôngnghiệp thì không có cơ sở để phát triển công nghiệp vì nông nghiệp cung cấpnguyên liệu cho, lương thực cho công nghiệp và tiêu thụ hàng hóa của côngnghiệp làm ra”

1 Hồ Chí Minh: Toàn tập, tập 10, tr 525.

2 Hồ Chí Minh: Toàn tập, tập 10, tr 14.

Trang 8

Lý do thứ 4: XUẤT PHÁT TỪ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN PHONG PHÚ,THUẬN LỢI CỦA ĐẤT NƯỚC TA.

Nói chuyện tại Hội nghị lần thứ 7 Ban chấp hành Trung ương Đảng Laođộng Việt Nam (khóa III)0, Người nói rõ: “Ở các nước xứ rét, mỗi năm tuyếtgiá dai dẳng, chỉ trồng trọt được một mùa Khí hậu nước ta ấm áp cho pháttriển quanh năm trồng trọt, thu hoạch bốn mùa Như thế là thiên thời rất thuậnlợi Vùng đồng bằng miền Bắc tuy ruộng ít, người nhiều; nhưng chúng tatrồng xen, tăng vụ thì một mẫu đất có thể hóa ra hai Miền ngược thì có nhiềuvùng đất rộng mênh mông và màu mỡ, tha hồ cho chúng ta vỡ hoang Như thế

là địa lợi rất tốt”1 Như vậy là khi chủ trương phát triển nền nông nghiệp toàndiện Hồ Chí Minh đã nhìn rõ và xuất phát từ đặc điểm điều kiện thiên nhiên,đất đai của đất nước chúng ta Thực tế phát triển nông nghiệp hiện nay củachúng ta đã chứng tỏ tư duy của Người là tư duy của một thiên tài, luôn tìmthầy và tìm mọi cách huy động mọi tiềm năng mà đất nước có

Ngoài bốn lý do nêu trên, tư tưởng phát triển nông nghiệp toàn diện của HồChí Minh con xuất phát từ ý chí tự lực cánh sinh mà Người rất kiên trì trongsuốt cuộc đời hoạt động cách mạng của mình Người luôn nhắc nhở “việc cảithiện đời sống nhân dân cũng phải do nhân dân dần tự giúp mình là chính”2.Phát triển nông nghiệp toàn diện có nghĩa là tận dụng mọi tiềm năng đất đai,tận dụng mọi sức lao động có thể tận dụng được trong nông nghiệp, tận dụngmọi sự sáng tạo của quần chúng để giải quyết những khó khăn về đới sốngcủa nhân dân ta, trước hết là nông dân, để nông nghiệp có thể hoàn thành vaitrò là cơ sở của công nghiệp

Trong nông nghiệp có ngành trồng trọt với nhiều cây khác nhau bao gồm lúa,hoa màu, rau quả Nếu biết trồng xen canh, gối vụ thì vừa tận dụng được đấtđai mà còn làm cho năng suất từng loại cây trồng tăng lên Trong trồng trọtphải kể đến tiềm năng rất to lớn của Việt Nam về cây công nghiệp, về rauquả Với hàng triệu hécta đất đỏ bazan, đất đồi có thể trồng cao su, cà phê,điều, chè, hồ tiêu…mà những sản phẩm xuất khẩu như cà phê, hạt điều đãđứng hàng thứ hai trên thế giới và triển vọng sẽ còn rất lớn Với đất đai đa

1 Hồ Chí Minh: Toàn tập, tập 10, tr 544.

2 Hồ Chí Minh: Toàn tập, tập 8, tr 150.

Trang 9

dạng, chúng ta cũng có tiềm năng lớn về rau, hoa quả mà hằng năm hiện đãthu hàng chục triệu tấn.

Trong nông nghiệp không chỉ có trồng trọt mà còn có chăn nuôi Sự phát triểntrồng trọt đa dạng vừa có lúa, vừa có màu thì sẽ đẩy mạnh được chăn nuôi.Chăn nuôi phát triển thì lại có nhiều phân bón để đẩy mạnh trồng trọt Sự pháttriển của cả trồng trọt và chăn nuôi sẽ làm nông nghiệp phát triển

Nông nghiệp theo nghĩa rộng bao gồm cả nông, lâm, ngư nghiệp Nếu pháttriển cả nông, ngư nghiệp thì nông nghiệp Việt Nam sẽ trở thành ngành kinh

tế đóng góp to lớn cho nền kinh tế Việt Nam lại có tiềm năng to lớn về lâm,ngư nghiệp Riêng ngư nghiệp (bao gồm cả nuôi trồng cá nước ngọt) chúng ta

có trữ lượng 4 triệu tấn cá biển một năm và có 2 triệu hécta mặt nước để nuôitrồng; năm 2000 đã xuất khẩu trên 1,4 tỷ USD thủy, hải sản

Nông nghiệp toàn diện còn bao gồm ngành nghề phụ và ngành nghề truyềnthống ở nông thôn Việc phát triển ngành nghề bổ sung cho nông nghiệp sẽlàm cho nền nông nghiệp phát triển theo hướng công nghiệp hóa với các lí dosau:

+ Ngành nghề đòi hỏi cách quản lý theo lối công nghiệp: việc tổ chứcsản xuất chặt chẽ, khoa học dựa trên sự phân công hợp tác lao động phù hợpvới từng loại hình nghề nghiệp Do đó người nông dân sẽ quen với lối làm ăntập công nghiệp rất có lợi cho quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nôngnghiệp, nông thôn

+ Phát triển triển ngành nghề sẽ đẩy mạnh quá trình chuyển dịch cơ cấukinh tế ở nông thôn theo hướng tăng dần công nghiệp, dịch vụ, giảm dần nôngnghiệp Những số liệu điều tra cho thấy: ở những vùng nông thôn có ngànhnghề truyền thống thì thì tỷ trọng lao động làm nghề đều chiếm từ 60 đến70% hoặc hơn nữa, lao đọng nông nghiệp chỉ còn trên dưới 20% thu nhập từnhành nghề, do vậy cũng rất cao

+ Phát triển ngành nghề sẽ có điều kiện và sự thúc bách phải xây dựngkết cấu hạ tầng ở nông thôn, tạo điêu kiện thuận lợi cho phát triển côngnghiệp trên địa bàn nông thôn và xây dựng nông thôn mới Đến những làng

Trang 10

quê có làng nghề phát triển, chúng ta thấy mô hình phố-làng rất đẹp, biểu hiện

sự thành thị hóa ở đây mà Nhà nước không phải đầu tư nhiều

1.2 Nội dung quan điểm của Hồ Chí Minh về phát triển nông nghiệp toàn

diện

1.2.1 Quan điểm của Hồ Chí Minh về vị trí, vai trò của nông nghiệp.

QUAN ĐIỂM CỦA HỒ CHÍ MINH VỀ VỊ TRÍ CỦA NÔNG NGHIỆPTRONG CƠ CẤU KINH TẾ QUỐC DÂN

Theo Hồ Chí Minh, trong nền kinh tế mỗi quốc gia có ba bộ phận quantrọng nhất là: nông nghiệp, công nghiệp và thương nghiệp Ba bộ phận này cómối quan hệ hữu cơ với nhau, tác động lẫn nhau và chi phối lẫn nhau Năm

1956 trong tạp chí “ Sinh hoạt thương nghiệp” số đặc biệt, Hồ Chí Minhviết:” về nhiệm vụ thì phải hiểu rõ trong nền kinh tế quốc dân có ba mặt quantrọng: nông nghiệp, công nghiệp, thương nghiệp Ba mặt công tác quan hệmật thiết với nhau Thương nghiệp là cái khâu giữa nông nghiệp và côngnghiệp”1 Cả ba lĩnh vực này đều quan trọng và không thể thiếu Nhưng trongđiều kiện Việt Nam thì nông nghiệp luôn luôn là lĩnh vực chiếm vị trí quantrọng nhất “ Việt Nam là một nước sống về nông nghiệp, nền kinh tế của talấy canh nông làm gốc Trong công cuộc xây dựng nước nhà, Chính phủ trôngmong vao nông dân, trông cậy vào nông nghiệp phần lớn Nông dân ta giàuthì nước ta giàu, nông nghiệp ta thịnh thì nước ta thịnh”2 Như vậy là đối vớimột nền nông nghiệp như Việt Nam, dù cơ cấu kinh tế thay đổi và phát triểnnhư thế nào cũng phải lấy nông nghiệp làm gốc Nếu nông nghiệp phát triển,lương thực, thực phẩm dồi dào, nông dân khá giả thì xã hội sẽ phồn vinh.Ngược lại, nông nghiệp đình đốn, trì trệ thì các ngành khác cũng theo đó màsuy giảm theo Những chỉ dẫn của Hồ Chí Minh cách đây 40,50 năm đến nayvẫn còn nguyên giá trị thực tiễn Khi sản xuất lương thực, thực phẩm tăng lên,

1 Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb CTQG, HN, tập 8, tr 174.

2 Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb CTQG, HN, tập 4, tr 215.

Trang 11

khi xã hội đảm bảo được an ninh lương thực thì mọi lĩnh vực khác cũng trởnên ổn định.

Trong cơ cấu kinh tế kinh tế quốc dân, nông nghiệp không chỉ cung cấp lươngthực, thực phẩm để nuôi toàn xã hội mà nông nghiệp còn là nguồn cung cấpnguyên liệu cho sản xuất công nghiệp và một phần hàng hóa cho xuất khẩu

Từ năm 1955, khi bắt tay vào công cuộc khôi phục nền kinh tế, Hồ Chí Minh

đã chỉ ra vai trò to lớn của nền nông nghiệp Người viết “để đẩy mạnh việccủng cố miền Bắc, làm cơ sở cho công cuộc đấu tranh thống nhất nước nhà…Chính phủ sẽ thi hành kế hoạch khôi phục kinh tế năm 1956 bao gồm nôngnghiệp, công nghiệp, thương nghiệp, giao thông vận tải, nhưng sản xuất nôngnghiệp là chủ yếu

VỀ VAI TRÒ CỦA NÔNG NGHIỆP

Phải nói rằng, trong tư duy Hồ Chí Minh, nông nghiệp có vai trò đặc biệtquan trọng đối với sự phát triển kinh tế cũng như việc nâng cao đời sống củanhân dân Việt Nam Tư tưởng này thể hiện nhất quán trong các bài nói, bàiviết của Người về phương hướng phát triển kinh tế của đất nước khi Ngườinhắc nhở cán bộ và nhân dân ta mọi ngành và mọi địa phương Có thể chứngminh nhận định này qua những dẫn chứng sau đây:

Ngay sau ngày đất nước giành được độc lập trong "Thư gửi điền chủ

nông gia Việt Nam",ngày 11.4.1946, Người nêu rõ: " Việt Nam là một nướcsống về nông nghiệp Nền kinh tế nước ta lấy canh nông làm gốc Trong côngcuộc xây dựng nước nhà, Chính phủ trông mong vào nông dân, trông cậy vàonông nghiệp một phần lớn

Nông dân ta giàu thì nước ta giàu Nông dân ta thịnh thì nước ta thịnh"1.Trong bức thư này, Người nhấn mạnh vai trò của nông nghiệp và nông dân.Người đã gắn sự giàu có, thịnh vượng của nông dân, nông nghiệp với sự giàu

có, thịnh vượng của đất nước, và như vậy, cũng có thể hiểu, Người đã coi

1 Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb CTQG, HN, tập 4, tr 215.

Trang 12

nông nghiệp và nông dân là lực lượng quan trọng góp phần tạo nên sự giàu cócủa đất nước ta.

Thậm chí, Người còn đặt vấn đề "công cuộc phát triển nông nghiệp,nền tảng để phát triển kinh tế xã hội chủ nghĩa"1 Từ đó Người đòi hỏi cácngành phải lấy phục vụ nông nghiệp làm trọng tâm Sở dĩ, Hồ Chí Minh coitrọng vai trò của nông nghiệp là vì một nền nông nghiệp phát triển sẽ làm chođời sống của nông dân Việt Nam nói riêng, nhân dân Việt nam nói chung sẽđược nâng cao, làm cho nông nghiệp, nông thôn trở thành thị trường rộng lớncủa công nghiệp, giúp khai thác được moị tiềm năng lao động, đất đai của đấtnước, giúp tích lũy để công nghiệp hóa, hiện đại hóa

Đối với chủ tịch Hồ Chí Minh, nông nghiệp có một vị trí hết sứcquan trọng đối với xã hội Phát triển nông nghiệp là nhân tố đầu tiên, là cộinguồn của moị vấn đề xã hội Vị trí của nông nghiệp được đề cao do vần đềcực kỳ quan trọng đối với mỗi quốc gia Vì lương thực, thực phẩm là tư liệuthỏa mãn nhu cầu cơ bản hàng đầu của con người, đó là vấn đề ăn, mặc.Nhưng đối với nước ta là một nước nông nghiệp, Bác Hồ cho rằng "nghềnông là gốc" Trong "Thư gửi điền chủ nông gia Việt Nam đăng trên báo

"Cứu quốc", số 229, ngày 1.1.1946, Bác viết "Việt Nam là một nước sống vềnông nghiệp Nền kinh

tế của ta lấy canh nông làm gốc Trong công cuộc xây dựng nước nhà, Chínhphủ trông mong vào nông dân, trông cậy vào nông nghiệp một phần lớn"2 Khi nghiên cứu những quan điểm của Hồ Chí Minh về nông nghiệp,chúng ta thấy Bác luôn luôn nhấn mạnh đến nông nghiệp với nhiều từ khácnhau: nông nghiệp là gốc, nông nghiệp là chính, nông nghiệp là mặt trậnchính, nông nghiệp là mặt trận hàng đầu, nông nghiệp là mặt trận cơ bản,nông nghiệp là việc quan trọng nhất…

Đối với chủ tịch Hồ Chí Minh, phát triển sản xuất lương thực, thựcphẩm có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với nhân dân ta sau cách mạng thángTám

1 Đảng cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb CTQG, HN ,2001,

tr 92-93.

2 Hồ Chí Minh toàn tập, tập 4, tr 215.

Trang 13

Sau khi lãnh đạo nhân dân ta kháng chiến chống Pháp, Bác Hồ nhận

thức rất rõ vai trò của sản xuất nông nghiệp đối với sự thành bại của chiếntranh Nông nghiệp và nông thôn lúc bấy giờ có thể nó là toàn bộ hậu phươngcủa chiến tranh Bác Hồ đã nhiều lần nói đến câu châm ngôn Hán- Việt "thựctúc thì binh cường" Ngay khi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp bắt đầu

nổ ra, Bác Hồ đã nhận định để kháng chiến chóng thành công thì phải thì phảitích cực phát triển nông nghiệp làm cơ sở, làm hậu phương cho tiền tuyến lớn

Từ năm 1949, Bác viết " Mặt trận kinh tế gồm có công nghệ, buôn bán, nôngnghiệp Ngành nào cũng quan trọng Nhưng lúc nào, quan trọng nhất là nôngnghiệp, vì "có thực mới vực được đạo"

Có đủ cơm ăn áo mặc cho bộ đội và nhân dân, thì kháng chiến mới mauthành công"1

Năm 1967, Bác lại viết:" quân và dân ta phải ăn no để đánh thắng giặc Mỹ

xâm lược Vì vậy, sản xuất lương thực thực phẳm là rất quan trọng"2 Nhưvậy, bất kỳ một chiến lược gia hoặc một nhà quân sự tài ba nào khác, Hồ ChíMinh nhận thức rất rõ vai trò to lớn của hậu phương Hậu phương là chỗ dựacủa tiền phương, là nơi quyết định sự thành bại của mọi cuộc chiến tranh.Trong hậu phương thì nhân tố quyết định là vấn đề quân lương Khi quân độiđược cung cấp đầy đủ lương thực, thực phẩm thì sức mạnh được nâng lên rấtnhiều Đó là nhân tố quyết định sự thành bại nơi chiến trường Vì vậy, khi códịp tiếp xuc với cán bộ, quần chúng ở nông thôn, Bác luôn luôn nhắc nhở đếnviệc phải đặc biệt coi trọng sản xuất nông nghiệp, phải tận dụng mọi nguồnlực cho phát triển nông nghiệp Theo Bác, nếu như sản xuất nông nghiệp pháttriển, lương thực, thực phẩm dồi dào thì cuộc kháng chiến chống Pháp cũngnhư chống Mỹ sau này cũng mau chóng đi tới thắng lợi

Trong cơ cấu nền kinh tế quốc dân, nông nghiệp không chỉ cung cấplương thực, thực phẩm để nuôi toàn xã hội mà nông nghiệp còn là nguồn cungcấp nguyên liệu cho sản xuất công nghiệp và một phần hàng hóa cho xuấtkhẩu Từ năm 1955, sau khi bắt tay vào công cuộc đấu tranh thống nhất đấtnước, Chính phủ sẽ thi hành kế hoạch khôi phục kinh tế năm 1956 bao gồm

1 Hồ Chí Minh toàn tập, tập 5, tr 687.

2 Hồ Chí Minh toàn tập, tập 12, tr 217.

Trang 14

nông nghiệp, công nghiệp, thương nghiệp, giao thông vận tải, nhưng sản xuấtnông nghiệp là chủ yếu.

Yêu cầu của sản xuất nông nghiệp năm 1956 là:" bước đầu giải quyếtvấn đề lương thực, cung cấp nguyên liệu, vật liệu để khôi phục tiểu thươngnghiệp, thủ công nghiệp, công nghiệp và cung cấp lâm thổ sản để mở rộngbuôn bán với nước ngoài"1 Như vậy, không chỉ trong chiến tranh mà trongthời kỳ đầu xây dựng CNXH ở miền Bắc, nông nghiệp vẫn còn được coi nhưmột mặt trận chủ yếu, mặt trận hàng đầu Ở đây, nông nghiệp được coi là nềntảng của toàn bộ cơ

cấu nền kinh tế quốc dân Nền nông nghiệp phát triển thì trước hết có lươngthực, thực phẩm nuôi sống cả xã hội Nông nghiệp phát triển, nông dân sẽ cónhiều sản phẩm hàng hóa để đưa ra thị trường Ở đây, vai trò của thươngnghiệp sẽ được phát huy Theo Bác, thương nghiệp chính là cầu nối giữa nôngnghiệp và công nghiệp Khi nông nghiệp phát triển và có nhiều sản phẩm dôi

ra thì thương nghiệp sẽ phát triển Trao đổi hàng hóa giữa công nghiệp vànông nghiệp tăng lên Công nghiệp được cung cấp nguyên liệu để sản xuất.Khi công nghiệp phát triển thì trao đổi giữa công nghiệp và nông nghiệp tănglên và như vậy là thương nghiệp lại được đưa lên một bước cao hơn Ngườichỉ rõ:"thương

nghiệp đưa hàng đến nông thôn phục vụ nông dân, thương nghiệp lại đưanông sản, nguyên liệu cho thành thị tiêu thụ"2

Bác cũng đã nhấn mạnh đến việc sử dụng nguyên liệu sản xuất tư nôngnghiệp để đổi lấy ngoại tệ Bác viết:" trong việc xây dựng ta cố gắng, các bạnhết lòng giúp đỡ, ta còn phải mua hàng của các nước khác Muốn buôn bánvới các nước ấy, ta chưa có máy móc, đồ kĩ nghệ, ta chỉ có nông, hải sản Cán

bộ, đảng viên ta phải giúp chính phủ mua và xung phong bán Mua của ngườikhác mà mình không xung phong bán là không tốt"3 Để phát triển nền kinh tếquốc dân một cách toàn diện phải chú ý đến tất cả các ngành, các lĩnh vực,

1 Hồ Chí Minh toàn tập, tập 8, tr 91.

2 Hồ Chí Minh toàn tập, tập 8, tr 174.

3 Hồ Chí Minh toàn tập, tập 8, tr 421, 422.

Trang 15

nhưng theo Bác, các ngành, các lĩnh vực phải coi trọng phục vụ nông nghiệp

và nông thôn làm nhiệm vụ trọng tâm

Sau khi công cuộc khôi phục kinh tế kết thúc thành công, sản xuất trở lạibình thường, đời sống nhân dân bước đầu ổn định Đất nước ta bắt đầu bướcvào giai đoạn thực hiện các kế hoạch dài hạn, tiến hánh công nghiệp hóa xãhội chủ nghĩa nhằm đưa nước ta từng bước lên chủ nghĩa xã hội Hồ ChíMinh lại nhắc nhở:" nước ta là một nước nông nghiệp giống như Trung Quốc,Triều Tiên, Muốn phát triển công nghiệp, phát triển kinh tế nói chung phải lấyviệc phát triển nông nghiệp làm gốc, làm chính"1

Chúng ta biết rằng vào thời điểm Người nhắc nhở những điều này(19.7.1960, khi Người về nói chuyện với nhân dân Thanh Hóa) thì toàn Đảng

ta và nhân dân ta đang hoàn tất những nội dung của đường lối xây dựng chủnghĩa xã hội ở miền Bắc, trong đó nhấn mạnh đến vấn đề công nghiệp hóa xãhội chủ nghĩa, để đến tháng 9.1960 sẽ thông qua Đại hội đại biểu toàn quốclần thứ III của Đảng, chúng ta mới thấy hết tầm nhin của Hồ Chí Minh về vịtrí của ngành nông nghiệp Việt Nam

Ngay trong bài nói chuyện tại Hội nghị Trung ương 7 (khóa III), hội nghịchuyên đề bàn về phát triển công nghiệp, Hồ Chí Minh lại bàn về nôngnghiệp, nhấn mạnh vai trò của nông nghiệp Người nói:" Việt Nam ta có câutục ngữ "có thực mới vực được đạo" Trung Quốc có câu tục ngữ "dân dĩ thực

vi thiên"

Hai câu ấy tuy đơn giản, nhưng rất đúng lẽ

Muốn nâng cao đời sống của nhân dân thì trước hết phải giải quyếttốt vần đề ăn (rồi đến vấn đề mặc và các vấn đề khác) Muốn giải quyết tốtvấn đề ăn thì phải làm thế nào cho có đủ lương thực Mà lương thực là donông nghiệp sản xuất ra Vì vậy, phát triển nông nghiệp là cực kỳ quantrọng"2

Không phải ngẫu nhiên mà trong hội nghị của Trung ương Đảng bàn vềvấn đề công nghiệp, về công nghiệp hóa, ngay trong đoạn mở đầu lời nói củamình, Người lại nói đến vị trí quan trọng của nông nghiệp, và đặc biệt trong

1 Hồ Chí Minh toàn tập, tập 10, tr 180.

2 Hồ Chí Minh toàn tập, tập 10, tr 543-544.

Trang 16

hội nghị cán bộ Trung ương về xã tham gia cải tiến quản lý hợp tác xã nôngnghiẹp trong năm 1963, Hồ Chí Minh đã nêu luận điểm mang tính tổng kếttầm quan trọng cuả nông nghiệp trong nền kinh tế nước ta: có gì sung sướngbằng được góp phần đắc lực vào công cuộc phát triển nông nghiệp, nền tảng

để phát triển kinh tế xã hội chủ nghĩa"

Khi coi nông nghiệp có vai trò nền tảng để phát triển kinh tế xã hội chủnghĩa, Hồ Chí Minh đã thể hiện phẩm chất một nhà lãnh đạo hiểu sâu sắc thựctiễn đất nước mình, nhuần nhuyễn lý luận và thực tiễn, không câu nệ nhưnhững lý thuyết gia thông thường

Những điều trên đây cho thấy, trước mỗi giai đoạn của lịch sử pháttriển đất nước, Hồ Chí Minh đều có những chỉ dẫn định hướng, trong đó nhấnmạnh vai trò cực kỳ quan trọng của nông nghiệp trong nền kinh tề nước ta Vậy tại sao Hồ Chí Minh lại coi trọng nền nông nghiệp trong nền kinh

tế Việt Nam như vậy? Qua các bài nói, bài viết của Hồ Chí Minh cũng nhưqua những hoạt động thực tiễn của Người, chúng ta thấy sở dĩ Người coitrọng nông nghiệp như vậy bởi những lý do sau đây:

Một là, nông nghiệp nông nghiệp Việt Nam cung cấp lương thực, thực phẩm,

do đó có vai trò quyết định giải quyết vấn đề ăn, một vấn đề bức xúc của đờisống nhân dân ở những nước có nền kinh tế lạc hậu Với Hồ Chí Minh, đảmbảo cho người dân được ăn no là quan trọng nhất bởi nói nâng cao đời sốngcủa người dân ở một nước có nền kinh tế lạc hậu, thì trước hết phải lo chongười dân được ăn no Người nói:” quan trọng nhất trong đời sống nhân dân

là vấn đề ăn”1, “có thực mới vực được đạo”2, đó là duy vật, đó là gốc của chủnghĩa Mác-Lênin Người lại nói :”Dân đủ ăn, đủ mặc thì những chính sáchcủa Đảng và Chính phủ đưa ra sẽ dễ dàng thực hiện Nếu dân đói, rét, rét, dốt,bệnh thì chính sách của ta dù có hay mấy cũng không thực hiện được”3

Là một nước nông nghiệp lạc hậu, lại bị thực dân Pháp đô hộ hàng trăm năm,người dân Việt Nam đã từng sống ở mức tận cùng của sự đói khổ Nạn đóinăm 1945 làm chết hai triệu người là nỡi ám ảnh của mội nguời dân Việt Nan,

1 Hồ Chí Minh toàn tập, tập 11, tr 352.

2 Hồ Chí Minh toàn tập, tập 8, tr 420.

3 Hồ Chí Minh toàn tập, tập 7, tr 572.

Trang 17

cũng là nỗi la hagf ngày của người lãnh đạo Vì thề, vừa giành được độc lập,Người đã nói:”Chúng ta tranh được độc lập, tự do rồi mà dân ta cứ chết đói,chết rét, thì tự do độc lập cũng không làm gì Dân chỉ biết rõ đến giá trị của tự

do, của độc lập khi mà dân được ăn no, mặc đủ”1

Với một nước kinh tế chưa phát triển, nông nghiệp lạc hậu, năng suất laođộng thấp, vấn đề lương tực không chỉ được đặt ra sau khi nước nhà mớigiành được độc lập mà còn luôn là nỗi lo của từng gia đình, của toàn xã hộicho đến tận bây giờ Nông dân ta có câu:” tháng tám chưa qua, tháng ba đãđến”,”tháng tám đói qua, tháng ba đói chết” để nói lên rằng, nạn đói như

“người bạn đồng hành” của người nông dân Việt Nam

Hai là, nông nghiệp có vai trò phát triển các ngành kinh tế của đất nước, trước

hết là công nghiệp Người nhiều lần nhắc đến vai trò của nông nghiệp đối vớicông nghiệp Năm 1956, trong Lời kêu gọi đồng bào nông dân thi đua sảnxuất và tiết kiệm, nhằm thực hiện thắng lợi kế hoạch khôi phục kinh tế sauchiến tranh, Người đã viết:” Sản xuất nông nghiệp… giải quyết vấn đề lươngthực, cung cấp nguyên liệu, vật liệu để khôi phục tiểu công nghiệp, thủ côngnghiệp, công nghiệp và cung cấp lâm thổ sản để mở rộng quan hệ buôn bánvới các nước ngoài”2 Khi bước vào xây dựng kế hoạnh 5 năm lần thứ nhất,Người lại nói:” Muốn phát triển công nghiệp, phát triển kinh tế nói chungphải lấy việc phát triển kinh tế làm gốc, làm chính Nếu không phát triển nôngnghiệp thì không có cơ sở để phát triển công nghiệp vì nông nghiệp cung cấpnguyên liệu, lương thực cho công nghiệp và tiêu thụ hàng hóa của côngnghiệp làm ra”3 Từ đó Người luôn luôn coi trọng nông nghiệp, công nghiệp

là hai chân của nền kinh tế, có mối quan hệ, tác động qua lại lẫn nhau Nếucông nghiệp, nông nghiệp không phát triển cân đối thì nền kinh tế không pháttriển được:” Công nghiệp và nông nghiệp như hai chân của con người Hiachân có mạnh thì đi mới vững chắc Nông nghiệp không phát triển thì côngnghiệp cũng không phát triển được Ngược lại, không có công nghiệp thì

1 Hồ Chí Minh toàn tập, tập 4, tr 152.

2 Hồ Chí Minh toàn tập, tập 8, tr 91.

3 Hồ Chí Minh toàn tập, tập 10, tr 180.

Trang 18

nông nghiệp cũng khó khăn Công nghiệp và nông nghiệp quan hệ với nhau tấkhăng khít”1.

Có điều đáng lưu ý là nói đến vai trò của nông nghiệp đối với nền kinh tề, HồChí Minh đã gắn nông nghiệp với nông thôn Với Người nông nghiệp, nôngdân, nông thôn là một Điều này không có gì là lạ bởi nông dân sống ở nôngthôn và nông nghiệp là nghề chính của họ Người nói:” Nông đan giàu có sẽmua nhiều hàng hóa của công nghiệp sản xuất ra Đồng thời sẽ cung cấp đầy

đủ lương thực cho công nghiệp và thành thị Như thế là nông dân giàu có giúpcho công nghiệp phát triển Công nghiệp phát triển sẽ giúp nông nghiệp pháttriển mạnh mẽ hơn nữa”2 Thực tiễn phát triển kinh tế trong những năm đổimới ở Việt Nam vừa qua càng minh chứng cho nhận định trên của Người.Cùng với những chính sách đổi mới, mở cửa, nền kinh tế,( bao gồm cả lâm,ngư nghiệp) đã đảm bảo lương thực đủ ăn cho hơn 80 triệu dân Việt Nam, lạicòn xuất khẩu nhiều tỷ đôla hàng nông sản Trong số hơn 10 mặt hàng chủlực, ngành nông nghiệp chiếm trên một nửa Nếu như chúng ta có sự đầu tưthỏa đáng hơn nữa cho nông nghiệp, cùng với việc đẩy mạnh cơ cấu nôngnghiệp theo hướng tăng mạnh kinh tế hàng hóa thì nông nghiệp sẽ còn đónggóp nhiều cho nền kinh tế của đất nước

Ba là, Hồ Chí Minh coi trọng nông nghiệp còn xuất phát từ tư tưởng tự lựccánh sinh mà suốt đời Người quán triệt và nhắc nhở mọi người Theo Ngườimuốn giành độc lập tự do cho dân tộc phải tự lực cánh sinh, nay muốn phấnđấu giành no ấm, hạnh phúc cũng phải tự lực cánh sinh Người nhắc nhở::Việc cải thiện đời sống cho nhân dân cũng phải do nhân dân tự giáp lấy mình

là chính”3 Khi có sự giúp sức của các nước xã hội chủ nghĩa, Người cũngluôn nhắc nhở không được ỷ lại Người nói:” Các nước bạn giúp đỡ ta cũngnhư thêm vốn cho ta Ta phải khéo dùng cái vốn ấy để bồi bổ lực lượng của

ta, phát triển khả năng của ta Song nhân dân và cán bộ ta tuyệt đối chớ vì bạn

ta giúp nhiều mà đâm ra ỷ lại”4 Côi trọng nông nghiệp, phát triển mạnh nông

1 Hồ Chí Minh toàn tập, tập 10, tr 619.

2 Hồ Chí Minh toàn tập, tập 10, tr 405-406.

3 Hồ Chí Minh toàn tập, tập 8, tr 150.

4 Hồ Chí Minh toàn tập, tập 8, tr 30.

Trang 19

nghiệp là thể hiện tư tưởng tựu lực cánh sinh rõ rệt nhất vì nông nghiệp làngành kinh tế khai thác nhiều nhất nội lực Việt Nam để phát triển.

Nguồn nội lực thứ nhất,, gồm 7 triệu hécta đất trồng trọt, trong đó có 4,2 triệuhécta đất trồng lúa nước, một loại đất hiếm quý mà không phải nước nào cũng

có Trong 7 triệu hécta đất trồng trọt đó có một diện tích đất rộng lớn thíchhợp cho trồng cây công nghiệp nhiệt đới mà thị trường thế giới ưa chuộngnhư; cà phê, cao so, đào lộn hột, hồ tiêu… và nhiều diện tích đất trồng cây ănrau quả xuất khẩu Thứ hai, nước ta lại có hơn ba nghìn cây số bờ biển, mộtđiều kiện kinh tế thuận lợi không phải nước nào cũng có được để mở rộng vàphát triển kinh tế biển Chúng ta lại có trên 30 triệu lao động ở khu vực nôngthôn cùng một lượng vốn nhất định trong tay họ Đây là nguồn nội lực lớn,nếu phát huy được sẽ mang lại hiệu quả cao Chỉ mới thay đổi cơ chế kinh tế

và mở rộng nền kinh tế, do đó cũng chỉ mới phát huy được một phần nội lực.Chúng ta đã gặt hái được nhiều kết quả đầy ấn tượng: Việt Nam trở thànhnước xuất khẩu gạo đứng thứ hai thế giới Nếu như tăng cường đầu tư thêm

về vốn, kỹ thuật, công nghệ và cán bộ kỹ thuật tăng thêm sức cạnh tranh, mởrộng thị trường…thì chắc chắn chúng ta còn thhu được kết quả khả quan hơnnữa

1.2.2 Quan điểm của Hồ Chí Minh về phát triển một nền nông nghiệp

toàn diện ở Việt Nam.

Hồ Chí Minh rất coi trọng nông nghiệp Ngay sau khi đất nước giành độc lập,Người đã viết “ Việt Nam là một nước nông nghiệp.Nền kinh tế của ta lấycanh nông làm gốc Trong công cuộc xây dựng nước nhà, Chính phủ trôngmong vào nông dân, trông cậy vào nông nghiệp một phần lớn

Nông dân ta giàu thì nước ta giàu Nông nghiệp ta thịnh thì nước ta thịnh”1

Từ đó, Người khẳng định “muốn phát triển công nghiệp, phát triển kinh tế nóichung phải lấy phát triển nông nghiệp lám gốc, làm chính”2 Có lúc Nguời đãđặt vấn đề “công cuộc phát triển nông nghiệp, nền tảng để phát triển kinh tế

xã hội chủ nghĩa”3 Với Hồ Chí Minh, nền nông nghiệp Việt Nam phát triển

1 Hồ Chí Minh toàn tập, tập 4, tr 215.

2 Hồ Chí Minh toàn tập, tập 10, tr 180.

3 Hồ Chí Minh toàn tập, tập 11, tr 612.

Trang 20

phải là một nền nông nghiệp toàn diện và chính nền nông nghiệp toàn diện lạiphản ánh một nền nông nghiệp phát triển Khi về thăm và nói chuyện vớiđồng bào Hưng Yên, Người nói: “Sản xuất phải toàn diện, sản xuất thóc làchính, đồng thời phải coi trọng hoa màu, cây ăn quả, cây công nghiệp, chănnuôi, thả cá và nghề phụ”1 Về thăm Đảng bộ và nhân dân tỉnh Nghệ An,Người cũng nhắc: “Trung ương thường nói nông nghiệp phải toàn diện Mìnhkhông những cốt gạo, ngô, khoai, sắn, bông mà còn cốt các thứ khác nữa Chonên phải toàn diện”2.

Khi về thăm các đồng bào dân tộc tỉnh Tuyên Quang, Người phê bình đồngbào Tuyên Quang có “khuyết điểm là không toàn diện, không chú trọng đầy

đủ về cây công nghiệp và hoa màu”3 Với đồng bào tỉnh Bắc Giang, Ngườicũng nhắc nhở “chúng ta phải phát triển nông nghiệp toàn diện, mạnh mẽ vàvững chắc”4 Khi thăm nhân dân xã Địa Nghĩa (Hà Đông), Người đã chỉ ra

“sản xuất chưa toàn diện Coi trọng sản xuất lúa là tốt nhưng còn xem nhẹ hoamàu và cây công nghiệp5 Người khen nhân dân Thanh Hóa có nền “nôngnghiệp đã bắt đầu phát triển toàn diện”6 Với nông dân miền núi, Người cũngnói: “Sản xuất phải toàn diện, trồng cây lương thực và cây công nghiệp, pháttriển chăn nuôi, phát triển nghề rừng, chú trọng đẩy mạnh chăn nuôi vì miềnnúi có nhiều khả năng chăn nuôi”7

Qua các tác phẩm, bài nói, bài viết của Hồ Chí Minh cho thấy một quan niệm

về một nền nông nghiệp toàn diện theo Người là:

1.2.2.1 Trồng trọt

Thứ nhất, nền nông nghiệp toàn diện trước hết phải là một nền nông nghiệp

có ngành trồng trọt phát triển, “trồng trọt phải chú ý toàn diện”8 Với Người,trồng trọt trước hết phải trồng cây lương thực, bởi vì “nông nghiệp là nguồncung cấp lương thực”9 Trong các cây lương thực, Người nói nhiều đến trồng

Ngày đăng: 07/05/2016, 00:54

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w