1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thực trạng và các yếu tố tác động đến việc khai thác và sử dụng thông tin trên mạng xã hội của sinh viên hà nội hiện nay

103 108 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 103
Dung lượng 2,8 MB

Nội dung

HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN KHOA XÃ HỘI HỌC ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CƠ SỞ TRỌNG ĐIỂM THỰC TRẠNG VÀ CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN VIỆC KHAI THÁC VÀ SỬ DỤNG THÔNG TIN TRÊN MXH CỦA SI

Trang 1

HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN

KHOA XÃ HỘI HỌC

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CƠ SỞ TRỌNG ĐIỂM

THỰC TRẠNG VÀ CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN VIỆC KHAI

THÁC VÀ SỬ DỤNG THÔNG TIN TRÊN MXH

CỦA SINH VIÊN HÀ NỘI HIỆN NAY

Chủ nhiệm đề tài: TS Lưu Hồng Minh Thành viên tham gia:

1 Phạm Võ Quỳnh Hạnh

2 Phó Thanh Hương

3 Đỗ Đức Long

Cơ quan quản lý: Học viện Báo chí và Tuyên truyền

Cơ quan chủ trì: Khoa Xã hội học – Học viện BC&TT

Hà nội, tháng 11 - 2017

Trang 2

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Dịch vụ MXH xuất hiện lần đầu tiên năm 1995 với sự ra đời của trang Classmate có mục đích kết nối bạn học, tiếp theo là sự xuất hiện của SixDegrees vào năm 1997 với mục đích giao lưu kết bạn dựa theo sở thích Từ

đó cho đến nay, các dịch vụ mạng không ngừng phát triển với hàng trăm ngàn các trang MXH khác nhau Còn ở Việt Nam, MXH chỉ bắt đầu xuất hiện trong 10 năm đầu thế kỉ 21 Trong giai đoạn toàn cầu hóa và bùng nổ công nghệ thông tin như hiện nay, nhu cầu sử dụng internet ngày càng tăng, đặc biệt là sử dụng các trang MXH Hàng loạt các trang MXH, tiêu biểu như: Facebook, Zalo,Line, twiter, instagram,…đã đáp ứng nhu cầu kết nối bạn bè, giải trí và tiếp cận thông tin với số lượng người tham gia ngày càng nhiều và có xu hướng mở rộng cả phạm vi lẫn đối tượng

Theo thống kê của “ WE ARE SOCIAL ” – một công ty toàn cầu chuyên hỗ trợ truyền tải thông điệp truyền thông xã hội, tính đến 1/1/2015: 29% dân số thế giới (khoảng 2,1 tỷ người) sử dụng các tài khoản MXH Còn ở Việt Nam trong số 90,7 triệu dân có khoảng 28 triệu người sở hữu tài khoản MXH (chiếm 31%) đứng

vị trí 22 trên thế giới về số người sử dụng MXH; trong đó Facebook là MXH được yêu thích nhất ở Việt Nam với 21% số người sử dụng, sau đó là Google Plus (13%), Skype (12%), Viber ( 9%), Twitter (8%) Do trở ngại về địa lí hay nhiều lí

do khác có thể cản trở quá trình trao đổi, tìm kiếm thông tin, vì vậy MXH được coi là giải pháp để giúp đỡ các cá nhân, tổ chức, nhóm có thể trao đổi, tìm kiếm những thông tin dựa trên nhu cầu của mình Thời gian sử dụng MXH trung bình một ngày của người Việt là 3h04’(chiếm 1/8 trong tổng số thời gian trong ngày) Việc tiếp cận nhiều thông tin từ MXH đã tác động lớn đến việc hình thành ý thức, quan điểm, tư tưởng, thái độ, hành vi, nhân cách… của các cá nhân và nhóm

Trang 3

xã hội theo hai chiều hướng: Tích cực (nếu con người có mục đích tìm kiếm trao đổi thông tin lành mạnh và không bị ảnh hưởng bởi các thông tin xấu sẽ góp phần giúp ích cho công việc, cho việc tìm kiếm thông tin, thiết lập các mối quan hệ cá nhân hay giải trí…) Tiêu cực (nếu mục đích không lành mạnh hoặc bị tác động bởi nhưng thông tin không tốt thì dẫn đến lãng phí thời gian và quên đi mục tiêu thực, xuất hiện suy nghĩ, hành vi tiêu cực,…)

Sinh viên là thế hệ trẻ năng động đi đầu trong việc tiếp cận cái mới, cái tiến

bộ của công nghệ thông tin, do đó đây là bộ phận đông đảo nhất tham gia MXH

Do điều kiện học tập, nhu cầu mở rộng củng cố các mối quan hệ, nhu cầu giải trí ,… mà MXH trở thành một phần không thể thiếu đối với sinh viên Tuy nhiên, việc tiếp cận thông tin trên mạng của sinh viên còn nhiều bất cập Để góp phần làm rõ

cơ sở lý luận và thực tiễn vấn đề này, nhóm tiến hành nghiên cứu đề tài: “Thực

trạng và các yếu tố tác động đến việc khai thác và sử dụng thông tin trên MXH của sinh viên” (Nghiên cứu 5 đại học ở Hà Nội)

2 Tổng quan các nghiên cứu có liên quan đến đề tài

2.1 Các công trình nghiên cứu về việc sử dụng internet và các phương tiện truyền thông đại chúng

Theo thống kê của Trung tâm số liệu Internet quốc tế, Việt Nam xếp hạng 18 trên 20 quốc gia có số người dùng Internet lớn nhất thế giới trong quý I/2012 Cụ thể, tính tới thời điểm ngày 31/3/2012, Việt Nam có 30.858.742 người dùng Internet, chiếm tỉ lệ 34,1% dân số Việt Nam và bằng 1,4% dân số thế giới So với các quốc gia khác, Việt Nam có số lượng người dùng Internet nhiều thứ 8 trong khu vực Châu Á và đứng vị trí thứ 3 ở khu vực Đông Nam Á (sau Indonesia và Philippines) Nếu so với lượng người dùng Internet ở Việt Nam vào trước năm

2000 chỉ ở mức 200.000 người, sau 12 năm, số lượng người dùng Internet Việt Nam đã tăng khoảng hơn 15 lần

Trang 4

Trong những năm gần đây , Việt Nam có tốc độ phát triển Internet nhanh với nhiều loại hình dịch vụ truy cập Internet đa da ̣ng , vì thế số người sử dụng các dịch

vụ này đan xen lẫn nhau, một người có thể sử dụng nhiều loại hình truy cập Internet và ở nhiều nơi, các hộ gia đình, các tổ chức cũng có sự thay đổi lựa chọn

đa dạng dịch vụ kết nối với chất lượng, băng thông khác nhau thay vì chỉ kết nối ADSL truyền thống Vì thế, Việt Nam đã liên tục trong top 20 những quốc gia có người sử dụng Internet nhiều nhất từ năm 2010 (đứng vị trí 20)

Nghiên cứu của Hoàng Hương Giang trong tháng 1 và tháng 2 năm 2011 khảo sát trên 1500 đối tượng với nhiều lứa tuổi khác nhau tại 4 thành phố Hà Nội, Đà Nẵng, thành phố Hồ Chí Minh và Cần Thơ chỉ ra rằng: những mục tiêu được người sử dụng quan tâm nhất là những thông tin giải trí, trong đó số phần trăm sử dụng internet để chơi game, nghe nhạc và theo dõi những chương trình liên quan đến thể thao, cao nhất là sử dụng để nghe nhạc, chiếm đến 57% số đối tượng Ngoài ra, các trang MXH đang giành được ưu thế và là hình thức có bước phát triển mạnh mẽ nhất, tăng từ 41% đến 55% từ năm 2010 đến 2011 Thêm vào nữa là dịch vụ sử dụng Internet bằng điện thoại tăng mạnh, điển hình là thành phố Cần Thơ từ 25% năm 2010 lên đến 61% năm 2011

Đề tài “ Mối quan hệ của việc sử dụng Internet và hoạt động học tập của sinh

viên” do Nguyễn Quý Thanh (2009) và các đồng sự thực hiện đã chỉ ra Internet là

một công cụ hiện hữu bổ trợ cho quá trình giảng dạy-học tập của sinh viên Tuy nhiên, cho dù nó đã tạo ra những thay đổi nhất định trong cách học của sinh viên nhưng thực ra những thay đổi này không lớn như kì vọng

Khóa luận tốt nghiệp của Nguyễn Quỳnh Trang về “Việc sử dụng Internet

của học sinh, sinh viên hiện nay” (2011) đã chỉ ra có 53,8% học sinh, sinh viên sử

dụng Internet để học tập, đồng thời chỉ ra những ảnh hưởng tốt, xấu của Internet đối với học sinh, sinh viên

Trang 5

Khóa luận tốt nghiệp “Thực trạng và kĩ năng tìm kiếm thông tin Internet phục

vụ cho việc học tập của sinh viên” (2008) của Trịnh Hoài Thu đã cho thấy thông

tin Internet ngày càng thể hiện vai trò quan trọng đối với việc học tập của sinh viên, đặc biệt là mức độ sử dụng Internet của sinh viên ngày càng cao Tuy nhiên, nghiên cứu cũng cho thấy 100% sinh viên chưa thành thạo hết các kĩ năng tìm kiếm thông tin trên Internet, đặc biệt là khó khăn về ngoại ngữ khi tìm kiếm thông tin trên các trang Web nước ngoài

Tiếp đến phải kể đến các công trình nghiên cứu về thực trạng sử dụng các phương tiện truyền thông đại chúng

Khóa luận tốt nghiệp “Thực trạng tiếp cận các phương tiện truyền thông đại

chúng của sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền hiện nay” (Nghiên cứu

trường hợp trên truyền hình và Internet) (2013) của Nguyễn Thanh Hải cho thấy: Nhu cầu sử dụng Internet của sinh viên hiện nay là rất cao Khi truy cập Internet, sinh viên thường chủ yếu tham gia vào cộng đồng MXH (73,9%), tìm kiếm thông tin (70%) hay nghe nhạc (58,7%) Có 67,2% truy cập internet từ 1-dưới 3h/lần Qua đó, tác giả cũng đưa ra khuyến nghị với các cơ quan chức năng, trường học, gia đình, sinh viên để có thể định hướng đúng đắn trong việc truy cập Internet của sinh viên

Nghiên cứu về thái độ, hành vi và nhu cầu của người dân đối với các ấn phẩm của truyền thông đại chúng một trong những nội dung đã được nhiều nhà nghiên cứu truyền thông đại chúng và xã hội học nghiên cứu

Năm 1910 M.Weber đã đưa ra bộ môn xã hội học báo chí có nhiệm vụ nghiên cứu:

+ sự phục vụ báo chí cho các tập đoàn, các tầng lớp xã hội khác nhau

+ phân tích các yêu cầu của xã hội đối với nhà báo

+ tìm hiểu các phương pháp phân tích báo chí

+ phân tích hiệu quả của báo chí đối với việc xây dựng con người

Trang 6

Trong những năm chiến tranh thế giới thứ hai Lasswell và Hobland đã có nhiều nghiên cứu về truyền thông đại chúng, đặc biệt là về hiệu quả của chúng Các ông đã tiến hành nghiên cứu hiệu quả của mô hình truyền thông 1 chiều, nghiên cứu uy tín của nguồn tin, thái độ tuyên truyền ảnh hưởng như thế nào đến hiệu quả truyền tin, theo Hobland truyền thông đại chúng là công cụ để duy trì đảm bảo trật tự xã hội

T parsons (1902-1979) nhà xã hội học người Mỹ đã đề cao vai trò của thông tin, theo ông, thông tin là quá trình cơ bản trong hệ thống xã hội, vì vậy khi nghiên cứu về thông tin cần đặt nó trong sự vận hành của hệ thống xã hội

Theo A Toffler làn sóng thứ ba đang tạo ra một thời đại mới, thời đại của thông tin phi đại chúng hoá Công chúng hiện nay không chỉ có một nguồn thông tin mà họ có nhiều nguồn thông tin đa dạng, do vậy, họ có thể chọn lựa thông tin nào phù hợp với chính bản thân mình Chính việc thay đổi môi trường dẫn đến những thông tin xung quanh chúng ta cũng thay đổi

Trên thế giới đã có những công trình nghiên cứu về sự tác động của truyền hình đối với dân chúng Ở Anh vào đầu những năm 50 của thế kỷ trước, người ta bắt đầu nghiên cứu khán giả truyền hình Itv-hãng truyền hình thương mại của anh

đã đo lường khán giả truyền hình bằng thiết bị đo lường gắn với tivi của 2000 hộ vào những năm 60, tại Pháp đã có nhiều nghiên cứu về số lượng khán giả truyền hình và sự yêu thích của họ đối với các chương trình truyền hình Sau những năm

60 các phương pháp nghiên cứu về khán giả truyền hình ngày càng được hoàn thiện, nhiều đề tài nghiên cứu về công chúng của truyền thông đại chúng theo các phương pháp định lượng và cả định tính Người ta đã sản xuất được thiết bị hiện đại gắn vào các tivi để đo lường hành vi của người sử dụng chuyển về trung tâm

xử lý và thông báo kết quả này hàng ngày cho các đài truyền hình

Trong những năm qua truyền thông đại chúng ở Việt Nam phát triển nhanh chóng và mạnh mẽ nên nhu cầu nghiên cứu về công chúng của truyền thông đại

Trang 7

chúng nhằm nâng cao hiệu quả truyền thông là rất cần thiết và có giá trị Thực tế nước ta, những công trình nghiên cứu hay những đề tài khoa học nghiên cứu về hệ thống truyền thông đại chúng từ hướng tiếp cận của xã hội học báo chí còn chưa nhiều Những năm 90, một số cơ quan báo chí và Viện Xã hội học đã tiến hành một số nghiên cứu với qui mô nhỏ

Năm 1999, Trung tâm Nghiên cứu dư luận xã hội, Ban Tư tưởng-Văn hoá

Trung ương đã tiến hành cuộc điều tra “về định hướng xem truyền hình” ở Việt

Nam tại 24 tỉnh thành trong cả nước với 3475 phiếu điều tra cá nhân Cuộc điều tra này tập trung tìm hiểu hành vi xem truyền hình của công chúng nhằm phục vụ trực tiếp một số yêu cầu cải tiến chất lượng nội dung chương trình và kỹ thuật của đài truyền hình Việt Nam Đến năm 2002 trung tâm lại tiến hành một cuộc điều tra

“Thăm dò dư luận khán giả đài truyền hình Việt Nam” tại 19 tỉnh với số phiếu

2920 Cuộc điều tra này cung cấp nhiều số liệu cơ bản về nhu cầu, thị hiếu, định hướng và thói quen xem truyền hình của các tầng lớp nhân dân Đánh giá ưu điểm cũng như hạn chế của các chương trình truyền hình, thái độ của khán giả đối với các chương trình truyền hình Từ đó nêu một số kiến nghị đối với đài truyền hình Việt Nam

Năm 2001, Trung tâm Đào tạo Phát thanh-Truyền hình thuộc đài truyền hình

Việt Nam đã thực hiện: “Nghiên cứu khán giả truyền hình Việt Nam” tại 5 tỉnh với

2004 phiếu Đề tài đã đưa ra mức độ xem truyền hình của các nhóm công chúng phân theo giới tính, lứa tuổi, nghề nghiệp… đối với các chương trình và chuyên mục của đài truyền hình Việt Nam và các đài truyền hình địa phương Hà Nội, Bình Dương

Năm 2001 Đài tiếng nói Việt Nam và Ban Tư tưởng Văn hoá trung ương đã tiến hành điều tra trên 30 tỉnh, thành phố với 2615 người trả lời Kết quả nghiên cứu đã mô tả được các nhóm công chúng của đài, xác định được những lý do thính giả không nghe đài, đánh giá về chất lượng phát sóng, nguyện vọng và đề xuất của

Trang 8

thính giả đến năm 2005 Đài tiếng nói Việt Nam tiếp tục thực hiện đề tài nghiên

cứu khoa học: “Một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác điều tra thính giả của

đài tiếng nói việt nam” Đề tài này đã tổng kết công tác điều tra thính giả của Đài

từ năm 1989 đến năm 2005 đồng thời tiến hành điều tra 1468 thính giả nhằm xác định nhóm thính giả của chương trình hệ thời sự chính trị tổng hợp và nhiều nội dung tương tự đề tài trên, để từ đó đưa ra những thông tin giúp Đài cải tiến và nâng cao chất lượng chương trình

Trong những năm qua các luận án tiến sĩ ở Việt Nam chủ yếu là nghiên cứu công chúng của các phương tiện thông tin đại chúng Năm 2002, Trần Hữu Quang

đã tiến hành bảo vệ luận án tiến sĩ về đề tài: “Truyền thông đại chúng và công

chúng-nghiên cứu trường hợp Thành phố Hồ Chí Minh” Luận án đã mô tả về mô

thức tiếp nhận thông tin từ truyền thông đại chúng của công chúng Thành phố Hồ Chí Minh dựa trên trục nội dung thông tin tiếp nhận

Năm 2008, Trần Bảo Khánh đã tiến hành bảo vệ luận án tiến sĩ về đề tài:

“Đặc điểm công chúng truyền hình Việt Nam giai đoạn hiện nay” Luận án đã mô

tả các đặc điểm của công chúng truyền hình Việt Nam năm 2005, đưa ra một số dự báo về sự thay đổi đặc điểm của công chúng trong thời gian tới Đồng thời, luận án đưa ra các đề xuất có tính khả thi để điều chỉnh chiến lược phát triển của truyền hình Việt Nam nhằm thích ứng với đặc điểm của công chúng và nâng cao chất lượng chương trình phù hợp với các đòi hỏi của xã hội

Cũng trong năm 2008 Trần Bá Dung đã bảo vệ luận án tiến sĩ với đề tài: “Nhu

cầu tiếp nhận thông tin báo chí của công chúng Hà Nội” Luận án mô tả nhu cầu

và mô thức tiếp nhận thông tin báo chí của công chúng Hà Nội, đồng thời chỉ ra những nhân tố tác động, ảnh hưởng đến những nhu cầu tiếp nhận này Trên cơ sở kết quả nghiên cứu luận án dự báo một số xu hướng vận động của nhu cầu và đưa

ra các giải pháp nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động báo chí

Trang 9

Năm 2004, Khoa Xã hội học Học viện Báo chí & Tuyên truyền đã tiến hành

nghiên cứu đề tài: “Thực trạng và nhu cầu tiếp cận truyền thông đại chúng của

sinh viên Hà Nội” tại 5 trường đại học ở Hà Nội với 200 sinh viên Đây là một đề

tài nghiên cứu với qui mô nhỏ kết hợp định tính và định lượng để tìm hiểu về hành

vi của sinh viên đối với các ấn phẩm và các chương trình trên phương tiện truyền thông đại chúng Đề tài đã tổng hợp được những mong muốn của sinh viên xem các kênh truyền hình, nội dung và các chương trình truyền hình cụ thể Số liệu của

đề tài để phục vụ lớp bồi dưỡng của Hội Nhà báo cho các phóng viên viết về thanh niên

Ngoài các đề tài nghiên cứu về công chúng nêu trên khoa xã hội học còn đánh giá hiệu quả truyền thông của báo in, Internet bằng phương pháp phân tích nội dung các bài báo của nhiều tờ báo in và báo mạng về nhiều chủ đề như: dân số và phát triển, HIV/AIDS, tính dục, đồng tính, bất bình đẳng giới, dân tộc thiểu số Bên cạnh các đề tài nghiên cứu có tính hàn lâm đã nêu trên nhiều công ty, doanh nghiệp, dự án thuộc các lĩnh vực truyền thông, quảng cáo, nghiên cứu thị trường đã tiến hành nhiều cuộc điều tra có liên quan đến công chúng các phương tiện thông tin đại chúng

2.2 Các công trình nghiên cứu về mạng xã hội trên thế giới

Được xem như một kênh truyền thông mới, sự phát triển bùng nổ của MXH thu hút nhiều sự quan tâm của các nhà nghiên cứu Trên thế giới, đã có rất nhiều những công trình nghiên cứu, bài viết về MXH và giới trẻ đã thu được nhiều thành quả, tiêu biểu như:

Cuốn sách “Trí tuệ giả tạo Internet đã làm gì chúng ta?” của tác giả

Nicholas Carr đã được đề cử giải Pulizer được xem như mồi lửa cho cuộc tranh luận về sức mạnh lẫn mối họa của công nghệ, mở mang cho chúng ta nhiều khía cạnh khác nhau của Internet Cuốn sách bao hàm trong nó cả lịch sử trí tuệ, khoa

Trang 10

học phổ thông và phê phán văn hóa của Internet Cuốn sách còn đặt ra cho độc giả

những câu hỏi sâu sắc về nền tảng tinh thần của chúng ta ngày nay

Nghiên cứu của Sophie Tan-Ehrhardt năm 2013: “Social networks and

Internet usages by the young generations” (MXH và thói quen sử dụng Internet

của thế hệ trẻ) Nghiên cứu này đã chỉ ra những thói quen của giới trẻ khi sử dụng MXH và Internet, so sánh những thói quen này với những hành vi trong đời thực cũng như những quan điểm của thế hệ trẻ về MXH, Internet Đồng thời, nghiên cứu cũng nhấn mạnh về sự quan trọng của MXH và Internet trong xã hội hiện đại

Một nghiên cứu khác của Isak Ladegaard với tên gọi “Young and old use

social media for surprisingly different reasons” (Những người trẻ và già sử dụng

truyền thông xã hội với những lý do đáng ngạc nhiên) đã cho thấy những lý do mà mọi người tham gia sử dụng MXH, MXH đã thay đổi thói quen và lối sống của họ như thế nào cũng như xu hướng sử dụng MXH trong tương lai như thế nào Bên cạnh đó, cũng có không ít những cuộc tranh luận xung quanh vấn đề những tác động tích cực và tiêu cực của MXH đối với thế hệ trẻ, tiêu biểu như cuộc tranh

luận trên trang web Debate.org với tiêu đề: Is social networking bad for today's

generation? (Có phải MXH là xấu đối với thế hệ ngày nay?) Đã có rất nhiều ý kiến

vào tranh luận, trong đó có 58% đồng ý rằng MXH đang có những tác động tiêu cực đến thế hệ trẻ, 42% không đồng ý và kể ra những ưu điểm mà MXH mang lại

2.3 Các công trình nghiên cứu về mạng xã hội ở Việt Nam

Tại Việt Nam, MXH chỉ mới du nhập trong vòng mấy năm gần đây nhưng nó cũng đã thu hút được sự chú ý quan tâm của nhiều nhà báo, nhà nghiên cứu Tuy nhiên, những nghiên cứu này chỉ dừng lại ở mức độ khái quát và thường tập trung chủ yếu vào những tính năng cũng như những cách thức truyền thông thông tin trên MXH, mối quan hệ tương tác giữa MXH và truyền thông truyền thống… Có những nghiên cứu chỉ ra những ảnh hưởng của MXH tới giới trẻ nhưng chưa lí giải được những nguyên nhân, quá trình dẫn đến nó Hay là mới chỉ ra được một chiều

Trang 11

tác động của MXH tới giới trẻ nói chung và học sinh nói riêng mà chưa đo lường hay quan tâm tới những phản ứng ngược lại của giới trẻ, và tác động của những phản ứng đó đến cuộc sống Ta có thể chỉ ra những công trình nghiên cứu về MXH tiêu biểu như:

Khoá luận tốt nghiệp của sinh viên Lê Thu Quỳnh, Khoa Báo chí và Truyền thông, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội

với đề tài “Trào lưu MXH tại Việt Nam” Khóa luận này chủ yếu mới nghiên cứu

việc tham gia vào MXH của giới trẻ và những người sử dụng Internet thường xuyên tại Việt Nam qua 3 MXH thu hút sự quan tâm của nhiều người Việt Nam: Vietspace, Cyworld Việt Nam và Yahoo Khóa luận đã đánh giá được những hệ quả và hệ lụy của MXH, đề xuất giải pháp phát triển, mô hình lý tưởng cho một MXH tại Việt Nam

Khoá luận tốt nghiệp của sinh viên Ngô Lan Hương, Khoa Báo chí và Truyền thông, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội

với đề tài: “MXH với việc truyền tải thông tin trong lĩnh vực văn hoá - giải trí”

Khóa luận này tập trung vào việc nghiên cứu quá trình đưa – tiếp nhận thông tin trong lĩnh vực văn hóa, giải trí lên các trang MXH nổi tiếng và có nhiều người truy cập nhất hiện nay trong phạm vi 2 trang MXH chủ yếu: Facebook và Twitter Kết quả khóa luận đã đưa ra những đánh giá và kết luận mang tính định hướng trong việc phát triển MXH nhằm khai thác một cách tối đa hiệu quả của nó trong việc lan truyền thông tin trên lĩnh vực văn hóa – giải trí

Luận văn của học viên Hoàng Thị Hải Yến, (2012), Khoa Báo chí và Truyền thông, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội

với đề tài: “Trao đổi thông tin trên MXH của giới trẻ Việt Nam từ năm 2010 đến

năm 2011 – thực trạng và giải pháp (khảo sát mạng Facebook, Zingme và Go.vn)

Luận văn đã làm rõ những vấn đề lý thuyết chung về MXH, nghiên cứu thực trạng trao đổi thông tin của giới trẻ Việt Nam trên MXH từ năm 2010 – 2011 qua khảo

Trang 12

sát thông tin và người dùng ở 3 trang MXH Facebook, Zingme và Go.vn Chỉ ra những mặt tích cực và tiêu cực khi giới trẻ tham gia vào MXH Trình bày kinh nghiệm, giải pháp và mô hình quản lý giới trẻ Việt Nam sử dụng MXH

Bên cạnh đó, là một số công trình nghiên cứu khác liên quan đến MXH và giới trẻ như: Đề án tốt nghiệp (2009) của sinh viên Vy Tiến Đạt, Trần Minh Mạng,

Nguyễn Anh Hùng ( Trường ĐH Công Nghiệp Hà Nội) với đề tài “Nghiên cứu

MXH ứng dụng xây dựng một MXH ở Việt Nam”;

Cuốn sách “Thiện, ác và smartphone” của Tiến sĩ Đặng Hoàng Giang, cuốn

sách chỉ ra rằngchúng ta đang chứng kiến sự phục sinh đáng kinh ngạc của hiện tượng làm nhục công cộng, khi trong thời đại của Internet, chưa bao giờ con người lại bị lăng nhục nhanh, nhiều và dễ dàng đến thế Những câu chuyện thời sự nóng bỏng trong Thiện, Ác và Smartphone đã phác họa sắc nét bức chân dung của văn hóa làm nhục thời MXH, với toàn bộ sự xấu xí và sức phá hủy của nó Cùng những phân tích thấu đáo buộc chúng ta phải đối diện chính bản thân mình, và giật mình nhận ra đôi khi bản thân cũng đang góp phần tạo ra bức tranh chung đó…

Cuốn sách “MXH với sinh viên” của tác giả Trần Hữu Luyến, Trần Thị Minh

Đức, Bùi Thị Hồng Thái.H.Đại học Quốc gia Hà Nội, (2015), NXB Đại học Quốc gia Hà Nội

Cuốn sách gồm 8 chương:

+ Chương 1: Nghiên cứu về MXH trên thế giới và ở Việt Nam

+ Chương 2: Thực trạng sử dụng MXH trong sinh viên

+ Chương 3: Công khai và bảo mật thông tin cá nhân trên MXH

+ Chương 4: Mối quan hệ bạn bè trên MXH và nhu cầu sử dụng MXH trong sinh viên

+ Chương 5: Tự đánh giá bản thân của sinh viên sử dụng MXH

+ Chương 6: Thái độ của cư dân mạng đối với việc sử dụng MXH

+ Chương 7: Giải pháp quản lý MXH

Trang 13

+ Chương 8: Những phát hiện từ nghiên cứu

Cuốn sách ghi lại những kết quả nghiên cứu về nhiều khía cạnh khác nhau trong việc sử dụng MXH của sinh viên Trong đó, có nghiên cứu về “Thực trạng sử dụng MXH(MXH) trong sinh viên”, khảo sát 4205 sinh viên Việt Nam đang học tại một số trường đại học ở Hà Nội, Hải Phòng, Vinh, Huế, Đà Nẵng, Thành phố

Hồ Chí Minh

Kết quả điều tra mức độ sử dụng MXH trong sinh viên cho thấy: Trong tổng

số 4247 sinh viên được khảo sát, có đến 4205 sinh viên (chiếm 99%) có sử dụng MXH Facebook hiện đang là MXH được ưa dùng nhất trong sinh viên (chiếm 86,6%) Không chỉ được ưa dùng tại Việt Nam mà trên toàn thế giới và được xếp hạng thứ nhất trong số 11 MXH lớn Ở vị trí thứ 2 là Youtube với 60% sinh viên

sử dụng và Google xếp vị trí thứ 3 với 56,2%.Có 24,5% sinh viên cho rằng, họ có gặp khó khăn khi sử dụng MXH Có 2 khó khăn lớn nhất mà sinh viên gặp phải đó là: Sự hạn chế về ngoại ngữ (chiếm 39,6%) và không nắm vững chức năng của MXH (chiếm 22,2%) Ngoài ra, có đến 81,8% SV cho rằng mình đã bảo mật thông tin của mình trên MXH, chỉ có 18,2% SV không quan tâm đến chuyện này

Luận văn Thạc sĩ: “Sinh viên và MXH Facebook: Một phân tích về sự tiến

triển vốn xã hội (Khảo sát tại Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn và

Trường Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông)” của Đoàn Thùy Dương (năm

2014) Đề tài đã chỉ ra một số tác động của Facebook đến quá trình tiến triển vốn

xã hội của sinh viên hiện nay Thông qua việc tìm hiểu MXH Facebook và tiếp cận các lý thuyết về tương tác xã hội, khóa luận đã phân tích tình hình sử dụng MXH Facebook trong sinh viên, đồng thời chỉ ra những hiệu quả dương tính, âm tính, ngoại biên của việc sử dụng Facebook đến tương tác xã hội của sinh viên Những dẫn chứng từ thực tiễn đã khẳng định sức ảnh hưởng mạnh mẽ của MXH này đến thói quen, lối sống của sinh viên

Trang 14

Nghiên cứu“Thực trạng sử dụng MXH Facebook của sinh viên Trường Đại

học Sư phạm kỹ thuật TP.HCM” tác giả Hoàng Anh (năm 2014) Đề tài đã khảo sát

300 sinh viên của trường trong học kỳ 2 năm học 2012-2013 và 2013-2014 Đề tài

đã chỉ ra nguyên nhân tham gia MXH Facebook của sinh viên chủ yếu là bị lôi kéo bởi bạn bè hoặc tham gia theo phong trào chiếm 45%, tính thú vị của MXH chiếm 43%, tham gia MXH cho mục đích học tập chiếm khoảng 10% Về mục đích sử dụng MXH của sinh viên:khoảng 62% sinh viên tham gia MXH với mục đích giao lưu kết bạn, mục đích chia sẻ tài liệu hoặc thông tin liên quan đến hoạt động học tập chiếm 64% Có 19% sinh viên “đổ đốn” cho Facebook từ 3 đến 5 giờ và 10% với thời lượng trên 5 giờ một ngày Mặc dù số giờ trung bình các bạn bỏ ra để tương tác thông tin trên MXHnày là 1 giờ (33% cho biết), nhưng con số 10% dành hơn 5 giờ như kể trên quả là cũng đáng báo động

Đề tài: “Thực trạng sử dụng MXH của sinh viên hiện nay” (Khảo sát tại

trường Đại học Kinh tế TP.HCM”- Lê Thị Minh Hồng, Đỗ Thị Cúc, Phạm Thị

Cẩm Hiếu (năm 2015).Nghiên cứu chỉ ra những nguyên nhân sinh viên biết đến MXH và những ảnh hưởng của nó đến sức khỏe và đời sống của sinh viên trong trường Sinh viên biết đến MXH từ nhiều nguyên nhân như: Do bạn bè rủ rê (52%), người quen giới thiệu (14%), tự tìm hiểu (34%) Nghiên cứu cho thấy, mỗi sinh viên đều tham gia một hay nhiều MXH Trong đó, MXH Facebook được sử dụng nhiều nhất (95%), Youtube (3%), các MXH còn lại như Instagram, Zalo, Viber (1%) Sử sụng MXH nhiều ảnh hưởng tới thị lực, kết quả học tập (có tới 65% truy cập MXH trong giờ học, lực học trung bình cao)

Đề tài “Thực trạng sử dụng MXH của sinh viên đại học khu vực Hà Nội hiện

nay” (Khảo sát tại các trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn, Đại học Bách

khoa, Đại học Sư phạm, Học viện Báo chí và tuyên truyền) của tác giả Đỗ Thi Thu Hằng và Lê Trần Lan Hương Luận văn khảo sát thực trạng về nhu cầu sử dụng MXH của sinh viên 1 số trường đại học tại khu vực Hà nội hiện nay Trên cơ sở

Trang 15

phân tích, đánh giá, từ đó có những giải pháp định hướng cho sinh viên sử dụng MXH 1 cách có ích và đề xuất 1 số giải pháp cho các nhà quản lý MXH được tốt hơn

Luận văn :"Tác động của MXH đến giới trẻ hiện nay" của tác giả Bùi Thu

Hoài (năm 2014) Luận văn nghiên cứu thực trạng sử dụng MXH hiện nay của giới trẻ, các quan điểm của giới trẻ và đề suất các giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả việc sử dụng MXH của giới trẻ hiện nay Kết quả cuộc khảo sát cho thấy MXH chiếm tỷ lệ lựa chọn cao nhất của giới trẻ khi bắt đầu truy cập Internet Giới trẻ hiện nay có xu hướng ủng hộ các quan điểm tích cực nhiều hơn Với 48% số người

đc hỏi cho rằng mxh có nhiều tiện ích, giúp ích…Với 75% số ng dc hỏi có ít nhất 1 lần đã từng mua sắm thông qua mxh, 6% thường xuyên mua và chỉ có 14% chưa bao giờ mua sắm trên MXH MXH đang thật sự làm thay đổi dần thói quen mua sắm của giới trẻ hiện nay Cũng theo kết quả cuộc khảo sát, để bày tỏ ý kiến về các thông tin trên báo chí, 35% các bạn trẻ dc hỏi lựa chọn cách chia sẻ bài báo đó lên MXH và bình luận, 36% bạn trẻ lựa chọn bình luận dưới dạng viết, 25% các bạn trẻ lựa chọn bình luận trên fanpage của báo và chỉ có 4% các bạn trẻ lựa chọn cách thức liên lạc theo đường dây nóng gửi thư đến các cơ quan báo đài

Nghiên cứu “Các loại hình hoạt động trên MXH của sinh viên và những yếu

tố ảnh hưởng” của tác giả Trần Thị Minh Đức và Bùi Thị Hồng Thái Trường Đại

học Khoa học xã hội và Nhân văn (năm 2015) Các loại hình hoạt động trên MXH của sinh viên và những yếu tố ảnh hưởng tập trung làm sáng tỏ các loại hoạt động thường được sinh viên thực hiện trên MXH và phân tích những yếu tố ảnh hưởng đến việc thực hiện những hoạt động đó Các kết quả nghiên cứu này được rút ra từ

đề tài nghiên cứu “MXH với thanh niên Việt Nam - Thực trạng và giải pháp”, mã

số VI1.1-2011.04 do quỹ phát triển khoa học và công nghệ (Nafosted) tài trợ Kết quả chỉ ra 5 loại hình loại hoạt động chính được sinh viên hướng tới khi sử dụng MXH là: Tương tác bạn bè; Giải trí (đạt mức cao); Sự thể hiện bản thân (mức

Trang 16

trung bình); Kinh doanh; Thử nghiệm cuộc sống (đạt mức thấp) Những sinh viên tham gia vào nhiều loại hình hoạt động trên MXH là những người 1/ sử dụng MXH trên 5 giờ/ngày, 2/ có nhiều bạn trên mạng, 3/ thường xuyên giao tiếp trên mạng, 4/ công khai nhiều thông tin cá nhân trên mạng, 5/ có sự đánh giá cao lòng

tự trọng

Năm 2012, Luận văn thạc sỹ: “ Trao đổi thông tin trên MXH của giới trẻ VN

từ 2010 đến 2011- Thực trạng và giải pháp”(Khảo sát mạng Facebook, Zing Me,

Go.vn) - Hoàng Thị Hải Yến- Ngành Báo chí học - Đại học Khoa học xã hội và nhân văn Kết quả nghiên cứu cho ta thấy nhiều thông tin bổ ích về thực trạng trao đổi thông tin của giới trẻ ở nước ta hiện nay trên MXH Theo đề tài MXH đều hấp dẫn cả nam và nữ, ở 3 MXH không có sự chênh lệch giữa tỷ lệ sử dụng của nam và

nữ về nơi ở : thành thị có tỷ lệ người sử dụng MXH cao hơn nông thôn rất nhiều (ở cả 3 MXH là 94,4%) Độ tuổi sử dụng nhiều nhất đó là từ 15-20 tuổi với 49,8% Kết quả đè tài cho thấy lý do người sử dụng MXH có nhiều lý do khác nhau, lý do chiếm tỷ lệ cao nhất là giao lưu kết bạn(ở cả 3 trang MXH là 100% người trả lời chọn lý do này), lý do có người lựa chọn ít nhất là lý do công việc( ở

cả 3 trang MXH không có 1 ai lựa chọn đáp án này) Những thông tin được cho là hấp dẫn có tỷ lệ người chọn nhiều trên cả 3 trang MXH là các thông tin về bạn bè, thông tin giải trí Ngược lại các thông tin về giáo dục, công nghệ, tuyển dụng không có ai lựa chọn

Cuốn “truyền thông xã hội”(2016), NXB Thế giới của tác giả: TS Phạm Hải

Chung và TS Bùi Thu Hương đã cung cấp nhiều thông tin liên quan đến truyền thông, Internet và MXH cùng với các cách nhìn mới đa chiều và mới mẻ Cuốn sách có 6 chương đề cập đến nhiều vấn đề của truyền thông xã hội với nhà báo với doanh nghiệp với thanh niên và cả khía cạnh văn hóa trên truyền thông xã hội Đặc biệt trong chương 1 các tác giả có đề cập đến 6 loại hình của truyền thông xã hội là

dự án tương tác, blog, cộng đồng chia sẻ nội dung, MXH, cộng đồng xã hội, cộng

Trang 17

đồng game online và có phân tích một số xu hướng phát triển truyền thông xã hội trên cơ sơ sở suy luận nhưng chưa có các số liệu dẫn chứng, phân tích xu hướng phát triển đó

Tóm lại, tổng quan tình hình nghiên cứu đã mang lại cho chúng ta một bức

tranh khái quát về các chủ đề có liên quan đến đề tài nghiên cứu Các công trình nghiên cứu tiếp cận vấn đề và đưa ra các lý giải dưới nhiều góc độ và chiều cạnh khác nhau Giúp chúng ta có cái nhìn đa chiều để bổ sung vào nghiên cứu trên Đồng thời, cũng giúp cho nhà nghiên cứu nhận ra rằng, việc khai thác thông tin trên MXH của giới trẻ hiện nay (cụ thể là sinh viên) còn là chủ đề mới mẻ và cần

đi sâu phân tích, nhận diện Từ đó, đề tài, có những giải pháp phù hợp với việc khai thác và sử dụng thông tin trên MXH của sinh viên một cách hữu ích và hiệu quả

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

3.1 Mục đích nghiên cứu

- Tìm hiểu thực trạng khai thác thông tin trên MXH của sinh viên

- Tìm hiểu thực trạng sử dụng thông tin trên MXH của sinh viên

- Tìm hiểu các yếu tố tác động đến việc khai thác và sử dụng thông tin trên MXH của sinh viên

- Đề xuất khuyến nghị nhằm giúp sinh viên khai thác và sử dụng thông tin trên MXH một cách ý nghĩa và hiệu quả

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Làm rõ hệ thống lí luận và phương pháp nghiên cứu về MXH

- Làm rõ thực trạng tiếp cận thông tin từ MXH của sinh viên: phân loại, nghiên cứu tần suất, thời gian,thuận lợi, khó khăn, …

- Làm rõ thực trạng sử dụng thông tin trên MXH của sinh viên

- Tìm hiểu các yếu tố tác động đến việc khai thác và sử dụng thông tin trên MXH của sinh viên

Trang 18

- Trên cơ sở đó đề xuất khuyến nghị nhằm giúp sinh viên khai thác và sử dụng thông tin trên MXH một cách ý nghĩa và hiệu quả

4 Đối tượng, khách thể và phạm vi nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu :“Thực trạng và các yếu tố tác động đến việc khai thác

và sử dụng thông tin trên MXH của sinh viên Hà Nội hiện nay ”

4.2 Khách thể nghiên cứu : Sinh viên Hà Nội

4.3 Phạm vi nghiên cứu:

+ Phạm vi về không gian: Nghiên cứu được tiến hành điều tra tại 5 trường

đại học trên địa bàn Hà Nội bao gồm:

1 Học viện Báo chí và tuyên truyền

2 Đại học Sư phạm

3 Đại học Văn Hóa

4 Đại học Kinh tế Quốc dân

5 Đại học Bách Khoa

+ Phạm vi về thời gian: Nghiên cứu được tiến hành trong thời gian từ tháng

3 năm 2017 đến tháng 10 năm 2017

5.Câu hỏi nghiên cứu

Nghiên cứu hướng tới trả lời các câu hỏi nghiên cứu sau:

- Thực trạng khai thác thông tin trên MXH của sinh viên diễn ra như thế nào? (Thời gian khai thác thông tin? Địa điểm khai thác thông tin? nội dung khai thác thông tin? tần suất, mức độ khai thác thông tin?

- Thực trạng sử dụng thông tin trên MXH của sinh viên diễn ra như thế nào?

- Các yếu tố nào tác động đến việc khai thác và sử dụng thông tin trên MXH của sinh viên?

6 Giả thuyết nghiên cứu

Trang 19

- Trong số các MXH, Facebook là MXH được sinh viên sử dụng nhiều nhất để khai thác và sử dụng thông tin

- Sinh viên sử dụng thông tin trên MXH với các mục đích giải trí, tiếp đến là mục đích kết nối bạn bè, đứng thứ ba là mục đích học tập và các mục đích khác thì được

sử dụng ít hơn

- Giới tính của sinh viên có ảnh hưởng tới việc khai thác và sử dụng các thông tin trên MXH

7 Khung lý thuyết và thuyết minh các biến số

Thuyết minh các biến số

* Biến số độc lập

Đặc điểm cá nhân:

Thực trạng khai thác

và sử dụng thông tin trên MXH của sinh viên Hà Nội hiện nay

Đặc điểm cá nhân

Đặc điểm gia đình

Thực trạng khai thác thông tin trên MXH

Thực trạng

sử dụng thông tin trên MXH

- Bối cảnh kinh tế xã hội (đường lối chính sách

- Bối cảnh hiện nay: xu hướng toàn cầu hóa, sự phát triển của Internet

Phương thức khai thác

Nội dung khai thác

Mục đích sử dụng

Tần suất với mục đích sử dụng

Trang 20

Thực trạng khai thác và sử dụng thông tin trên MXH của sinh viên hiện nay

+ Thực trạng khai thác thông tin:

Phương thức khai thác: loại MXH, mức độ, tần suất, phương tiện, địa điểm

Nội dung khai thác:

+ Mức độ tiếp cận từng loại thông tin (6 chủ đề)

Chủ đề 1: Tin tức (chính trị trong nước, quốc tế, địa phương, thể thao, các vấn đề

xã hội, các vấn đề môi trường, an ninh-quân sự, sức khỏe-y tế, kinh tế, văn hóa, các vấn đề của người dân tộc thiểu số, khác)

Trang 21

- Mức độ: nhiều hơn, ít hơn hay không thay đổi

- Sử dụng: mức độ tin cậy, các vấn đề liên quan đến thích, bình luận và chia sẻ; việc ngừng tương tác sử dụng MXH thì như thế nào?

- Nhu cầu của sinh viên: 3G, 4G, 5G

8 Phương pháp nghiên cứu

Nghiên cứu kết hợp sử dụng cả phương pháp định lượng và định tính

* Phương pháp định tính:

- Phân tích tài liệu có sẵn: Gồm các sách, báo cáo, bài viết và các tài liệu thống kê đã xuất bản có liên quan đến đề tài Mục đích trước hết và chủ yếu là phục vụ cho việc tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến việc sử dụng MXH của sinh viên Thêm vào đó là nguồn dữ liệu để so sánh, đối chứng với dữ liệu khảo sát mà đề tài sử dụng để phân tích xuyên suốt

+ Tổng quan một số tài liệu trong và ngoài nước về các chủ đề nghiên cứu

+ Hệ thống hóa một số vấn đề liên quan đến khái niệm MXH

- Phương pháp phỏng vấn sâu: Tiến hành phỏng vấn sâu 5 sinh viên và 5 giáo viên, trong đó là những người đã nghiên cứu và sử dụng MXH Mục đích: Nhằm giúp cho nhà nghiên cứu có thêm thông tin và ý tưởng để xây dựng bộ công

cụ nghiên cứu, xây dựng giả thuyết nghiên cứu

- Phương pháp thảo luận nhóm tập trung: Nghiên cứu tiến hành 2 thảo luận nhóm đối với một nhóm là sinh viên (bao gồm 5 sinh viên) và một nhóm là giảng viên (5 giảng viên)

* Phương pháp định lượng:

- Dữ liệu định lượng được thu thập từ việc điều tra bảng hỏi trên người sử dụng MXH Tiến hành điều tra 500 bảng hỏi từ 5 trường đại học trên địa bàn Hà Nội

Cách thức chọn mẫu:

Trang 22

• Giai đoạn 1: Tại mỗi trường, lập danh sách các lớp theo ngành học, khối học, năm học Mỗi trường chọn ngẫu nhiên ra 02 ngành học/khối học ( PP ngẫu nhiên)

• Giai đoạn 2: Mỗi ngành học/khối học chọn ra 05 lớp có sinh viên các năm học thứ 1, 2, 3 và 4

• Giai đoạn 3: Lập danh sách sinh viên của 05 lớp và chọn ngẫu nhiên ra 20 sinh viên/1 lớp.( PP ngẫu nhiên hệ thống)

9 Kết cấu dự kiến của đề tài

Ngoài phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị đề tài gồm 3 chương

Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn

1.1 Cơ sở lý luận

1.1.1 Các khái niệm cơ bản

1.1.2 Các tiếp cận lý thuyết vận dụng trong nghiên cứu

1.1.3 Quan điểm của Đảng và Nhà nước về Internet và MXH

1.2 Cơ sở thực tiễn

1.2.1 Khái quát công chúng sử dụng Internet và MXH ở Việt Nam

1.2.2 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu và mô tả mẫu nghiên cứu

Chương 2: Thực trạng khai thác và sử dụng thông tin trên MXH của sinh viên hiện nay

2.1 Thực trạng khai thác thông tin trên MXH của sinh viên

2.1.1 Thực trạng tham gia các trang MXH của sinh viên

2.1.2 Địa điểm khai thác thông tin trên MXH

2.1.3 Phương tiện khai thác thông tin trên MXH

2.1.4 Mức độ tiếp cận và tần suất sử dụng MXH để khai thác thông tin

2.2 Thực trạng sử dụng thông tin trên MXH của sinh viên

2.2.1 Các chủ đề chính được đề cập quan tâm trên MXH

2.2.2 Mục đích sử dụng thông tin trên MXH của sinh viên

Trang 23

2.2.3 MXH và truyền thông đại chúng với tiếp cận tin tức

2.3 Nhu cầu và xu hướng sử dụng thông tin trên MXH

Chương 3: Các yếu tố tác động đến việc khai thác và sử dụng thông tin trên MXH

3.1 Yếu tố giới tính

3.2 Yếu tố ngành học

3.3 Yếu tố gia đình

Kết luận và khuyến nghị

10 Tiến độ dự kiến thực hiện

- Tháng 3 năm 2017: Đăng ký, hoàn thiện đề cương chi tiết

- Tháng 4 – Tháng 8 năm 2017: Viết các chuyên đề

- Tháng 9 năm 2017: Tọa đàm về kết quả nghiên cứu

- Tháng 10: Hoàn thành bản thảo lần 1 và lấy ý kiến chuyên gia

- Tháng 11: Sửa chữa, hoàn thiện và bảo vệ đề tài

Trang 24

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

1.1 Cơ sở lý luận

1.1.1 Các khái niệm cơ bản

a Khái niệm mạng xã hội (MXH)

Cùng với sự bùng nổ mạnh mẽ của cách mạng công nghệ, Internet và MXH là những sản phẩm tất yếu của quá trình phát triển không ngừng thành tựu khoa học trong thời đại mới Trong những năm đây, MXH là một cụm từ khá gần gũi và quen thuộc với hầu hết mọi người trong thế giới của những người sử dụng Internet tại hiện nay Nhưng để định nghĩa MXH là gì, tính năng và những ưu điểm của MXH thì hiện nay có rất nhiều quan điểm khác nhau, bản thân cụm từ “social network” cũng có rất nhiều tranh cãi trong cách chuyển ngữ chính xác

MXH: “MXH hay gọi là MXH ảo (tiếng Anh: social network) là dịch vụ nối

kết các thành viên cùng sở thích trên Internet lại với nhau với nhiều mục đích khác nhau không phân biệt không gian và thời gian” Như vậy MXH có thể ngầm hiểu

là một thế giới ảo (xã hội ảo) với các thành viên là các cư dân mạng Cách để các

cư dân mạng liên kết với nhau có thể dựa trên các nhóm (group), dựa trên các thông tin cá nhân, dựa trên sở thích cá nhân hoặc lĩnh vực quan tâm Khái niệm này gây ra rất nhiều tranh luận vì khái niệm tập trung vào vấn đề coi MXH là sự kết nối những người có chung sở thích, mục tiêu và họ là những kiến tạo nội dung của MXH Quan điểm đó khiến có ý kiến cho rằng nên đổi thành thuật ngữ là

“mạng giao lưu” cho đúng với ý nghĩa và mục đích của social network Theo nhà

xã hội học Laura Garton, nhà nghiên cứu chiến lược trường đại học Toronto thì

“khi một mạng máy tính kết nối mọi người hoặc các cá nhân tổ chức lại với nhau thì đó chính là MXH” Theo cách định nghĩa đơn giản này, MXH là một tập hợp người hoặc các tổ chức hoặc các thực thể xã hội khác được kết nối với nhau thông

Trang 25

qua mạng máy tính Như vậy trái với cách hiểu của nhiều người MXH là mạng máy tính lớn, nhiều thành viên, MXH đơn giản là hệ thống của những mối quan hệ con người với con người, trên bình diện đó, bản thân Facebook, Youtube hay Twitter không phải là MXH mà chỉ là những dịch vụ trực tuyến được tạo lập để xây dựng và phản ánh MXH

Một định nghĩa khác về MXH cũng nhận được nhiều sự quan tâm và đồng

tình đó là định nghĩa của PGS.TS Vũ Duy Thông: “MXH là dịch vụ kết nối các

thực thể truyền thông trên Internet với nhau thành những cụm mạng nhỏ hơn theo

sự liên kết tự nguyện không phân biệt thời gian, không gian” Mô tả dễ hiểu hơn,

đó là một bộ phận của Internet được hình thành từ sự kết hợp tự nguyện những blog, website của các cá nhân hoặc nhóm cá nhân có cùng sở thích, mục đích Trong chương 1 Nghị định 97/2008/NĐ – CP, điều 3 – khoản 14 định

nghĩa về MXH như sau: “Dịch vụ MXH trực tuyến là dịch vụ cung cấp cho cộng

đồng rộng rãi, người sử dụng khả năng, tương tác chia sẻ, lưu trữ và trao đổi thông tin với nhau trên môi trường Internet, bao gồm dịch vụ tạo nhật ký (blog), diễn đàn (forum), trò chuyện trực tuyến (chat) và các hình thức tương tự khác”

Tổng hợp, xâu chuỗi lại các cách hiểu trên về MXH, có thể đưa ra một định

nghĩ chung về MXH như sau: MXH là một xã hội ảo với hai thành tố chính tạo nên

đó là các thành viên và liên kết giữa các thành viên đó MXH là dịch vụ Internet cho phép kết nối các thành viên cùng sở thích không phân biệt không gian và thời gian qua những tính năng như kết bạn, chat, email, phim ảnh…nhằm đáp ứng nhu cầu của cộng đồng mạng và mang những giá trị xã hội nhất định .Với những tính

năng của mình, MXH đã đổi mới hoàn toàn cách cư dân mạng liên kết với nhau và trở thành một phần tất yếu của mỗi ngày cho hàng trăm triệu thành viên khắp thế giới Các dịch vụ này có nhiều phương cách để các thành viên tìm kiếm bạn bè, đối tác: dựa theo group (ví dụ như tên trường hoặc 18 tên thành phố), dựa trên thông tin cá nhân (như địa chỉ e-mail hoặc screen name), hoặc dựa trên sở thích cá nhân

Trang 26

(như thể thao, phim ảnh, sách báo, hoặc ca nhạc), lĩnh vực quan tâm: kinh doanh, mua bán

Trong thời đại bùng nổ thông tin hiện nay, MXH là một hiện tượng có tầm ảnh hưởng cũng như tác động tới các cá nhân, cộng đồng cực nhanh, cực rộng và phạm vi tương tác đa chiều không phân biệt thời gian và không gian MXH đang từng ngày, từng giờ tác động mạnh mẽ tới mọi lĩnh vực của đời sống xã hội

b Khái niệm thông tin

Thông tin có nhiều cách hiểu khác nhau, trong từ điển Oxford English

Dictionary: Thông tin là điều mà người ta đánh giá hoặc nói đến; là tri thức, tin

tức Một số từ điểm thì đơn giản đồng nhất thông tin với kiến thức – Thông tin là điều mà người ta biết, hoặc thông tin là sự chuyển giao tri thức làm tăng thêm sự hiểu biết của con người,…

Trong cuốn “Bùng nổ truyền thông”, Từ Latin “Informatio”, gốc của từ hiện đại “Information” (thông tin) cho rằng, thuật ngữ thông tin có thể hiểu theo hai

hướng nghĩa: Thứ nhất, thông tin là nói về một hành động cụ thể để tạo ra một

hình dạng; thứ hai, thông tin là nói về sự truyền đạt một ý tưởng, một khái niệm hay một biểu tượng

Theo Từ điển tiếng Việt, thông tin là thông báo; truyền tin, báo tin cho người khác biết (theo nghĩa là động từ), thông tin là tin được truyền đi cho biết (nói khái quát) hay là sự truyền đạt, sự phản ánh tri thức dưới các hình thức khác nhau, cho biết về thế giới xung quanh và những quá trình xảy ra trong nó (theo nghĩa danh từ)

Hiểu thông tin trên cơ sở thực tế có thể hiểu rằng, thông tin là những sự việc,

sự kiện, ý tưởng, phán đoán làm tăng thêm sự hiểu biết của con người Thông tin hình thành trong quá trình giao tiếp: một người có thể nhận thông tin trực tiếp từ người khác thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, từ các ngân hàng dữ liệu hoặc từ tất cả các hiện tượng quan sát được trong môi trường xung quanh

Trang 27

Theo quan điểm triết học, thông tin là sự phản ánh của tự nhiên và xã hội (thế giới vật chất) bằng ngôn từ, ký hiệu, hình ảnh…hay nói rộng hơn bằng tất cả các phương tiện tác động lên giác quan của con người

Như đã nói ở trên, con người gửi và nhận thông tin thông qua các ký hiệu, tín hiệu và như vậy con người tiếp nhận thông tin cũng phải thông qua các hình thức thông tin cụ thể của các ký hiệu, tín hiệu đó Khả năng tiếp nhận thông tin của người trong các hoạt động của đời sống xã hội phụ thuộc rất nhiều vào các hình thức thông tin được sử dụng Những hình thức thông tin chủ yếu trong đời sống xã hội thường là bằng lời nói, chữ viết, ký ám hiệu, văn bản, điện thoại, thư tín v.v Muốn lựa chọn hình thức thông tin nào là có hiệu quả người ta thường căn cứ vào hiệu quả truyền thông và hiệu quả của thông tin, căn cứ vào khả năng của chủ thể (tập thể, cá nhân) cần thông tin, căn cứ vào bản chất, ưu nhược điểm của từng hình thức, căn cứ vào nội dung và tính bảo mật v.v của các hình thức thông tin

Giữa nội dung và hình thức thông tin có những mối quan hệ chặt chẽ, đó là quan hệ hai mặt của một quá trình, bổ sung hợp tác cùng nhau trong quá trình truyền thông Hình thức cần phù hợp với nội dung, hình thức phải đa dạng phong phú, sinh động mới chuyển tải hết nội dung

Từ những nghiên cứu lý luận và thực tiễn, có thể thấy có các hình thức thông tin sau:

Thông tin trực tiếp: là hình thức thông tin thường xuyên được sử dụng, tuy

nhiên hình thức này đòi hỏi luôn có chủ đích, sự chuẩn bị kỹ càng về nội dung, hình thức để có kết quả tốt thông điệp được đưa ra Đây là hình thức thông tin trực tiếp thông qua các hội nghị, hội thảo, tập huấn, giảng dạy…có nghĩa là trực tiếp chuyển tải những thông điệp cần thiết của chủ thể đến nhiều người Ví dụ tổ chức hội nghị thi và tuyển sinh năm 2018, Bộ GD&ĐT cần chuyển tải, quán triệt phương án thi, tuyển sinh cho năm 2018 với nhiều vấn đề về cụm thi, coi thi, đề thi…Hoặc hội thảo, diễn đàn mà thông tin các vấn đề đang gặp nhiều khó khăn,

Trang 28

hạn chế nên vừa đưa ra thông tin thảo luận, vừa nhận thông tin với các ý kiến tham gia, đề xuất

Thông tin trực tiếp cũng sẽ được sử dụng để đối thoại với một cá nhân, với một tổ chức

Thông tin qua các phương tiện thông tin đại chúng: đây là hình thức phổ

biến được sử dụng và áp dụng cho nhiều tổ chức, các nhân cả hai chiều cung cấp

và nhận thông tin

Về hình thức này, các tổ chức, cá nhân luôn một sự quan tâm đặc biệt bởi chính thế mạnh của các phương tiện tin đại chúng, qua đó sẽ chuyển tải tới công chúng được tư tưởng, định hướng hoặc giới thiệu những cái mới, sản phẩm mới… Các hệ thống truyền thông đại chúng (như báo chí, phát thanh, truyền hình ) mang một số đặc điểm như sau: do những tổ chức chuyên nghiệp đảm trách, đưa thông tin ra công thúng một cách rộng rãi mà không phân biệt ai với ai, và nội dung thông điệp thủ yếu mang tính chất tường thuật chứ không phải là ra lệnh Trong khi đó, đặc điểm của các hệ thống truyền thông truyền miệng là truyền đạt thông tin bằng cách nói trực tiếp (mặt đối mặt), và nội dung các thông điệp chủ yếu mang tính chất mệnh lệnh (thí dụ: thời xưa, cửa quan thường ra thông báo về sưu thuế, phu dịch, tuyển mộ binh lính ), và thường được phát ra theo hệ thống tôn ti trật tự trong xã hội

Không gian công cộng đóng vai trò trung gian giữa xã hội công dân và nhà nước, buộc Nhà nước phải chịu trách nhiệm trước xã hội do "tính công cộng" của

nó Không gian công cộng tự nó mang tính chất phê phán bởi lẽ nó giả định rằng phải có những thông tin về các hoạt động của Nhà nước để công luận có thể xem xét và phê phán các hoạt động này Theo Habermas, chính các phương tiện truyền thông đại chúng là định chế điển hình nhất của không gian công cộng Chúng đóng vai trò làm trung gian liên lạc và tiếp xúc trong nội bộ xã hội dân sự, cũng như giữa xã hội dân sự và các thiết chế nhà nước Hiểu theo ý nghĩa này, truyền thông đại chúng không phải là một lãnh địa dành riêng cho những người có quyền lực,

Trang 29

những nhà truyền thông hay các chuyên gia, mà là một nơi có mục tiêu thực hiện cùng một lúc hai chức năng: vừa là nơi trình bày các kiến thức về xã hội con người, vừa là nơi diễn ra các mối quan hệ tiếp xúc, liên lạc giữa các tầng lớp, các khu vực, hay các nhóm xã hội

Sự ra đời của phương tiện Internet trong vài thập niên gần đây đã đặt ra nhiều vấn đề mới hết sức đáng quan tâm của định chế truyền thông đại chúng trong xã hội hiện đại Trong một cuốn sách xuất bản năm 2004, Serge Soudoplatoff nhận định rằng lịch sử của phương tiện Internet tương ứng với sự đụng độ giữa hai quan niệm khác nhau về cách thức tổ chức và quản trị Một bên là phương thức tập trung hóa, theo mô hình có trật tự thứ bậc và đắng cấp, còn một bên là trải ra thành những mạng lưới nối kết giữa những người có cùng mối quan tâm hoặc cùng lợi ích Theo Soudoplatofi, sự thành công đáng kinh ngạc của Internet cho thấy rằng người ta có thể có những mô hình quản ra trị khác hiệu nghiệm hơn so với những

mô hình ra truyền thống dựa trên thứ bậc đẳng cấp: logic của Internet là chia sẻ quyền lực, nó là một công cụ tương tác và giao dịch giữa những tác nhân tích cực

và ngang hàng với nhau, chứ không phải giữa một trung tâm phát sóng với những khán giả thụ động như trong phương tiện truyền hình

Theo luật tiếp cận thông tin số 104/2016/QH2013 được ban hành ngày

6/4/2016 của Quốc hội Luật số: 104/2016/QH2013 thì thông tin: là tin, dữ liệu có

sẵn, tồn tại dưới dạng văn bản viết, bản in, bản điện tử, tranh, ảnh, bản vẽ, băng, đĩa, bản ghi hình, ghi âm hoặc các dạng khác do cơ quan nhà nước tạo ra

Thông tin do cơ quan nhà nước tạo ra là tin, dữ liệu được tạo ra trong quá trình cơ quan nhà nước thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của pháp luật, được người có thẩm quyền của cơ quan nhà nước đó ký, đóng dấu hoặc xác nhận văn bản

Trang 30

Tóm lại, khái niệm thông tin được sử dụng trong nghiên cứu này là tất cả các

dữ liệu xuất hiện trên màn hình hiển thị được cư dân mạng nghe, nhìn, thấy và cảm nhận được

c Khái niệm khai thác thông tin

Khai thác thông tin là hoạt động tìm kiếm, phát hiện và sử dụng các dữ liệu có sẵn trên MXH nhằm phục vụ cho những mục đích nhất định nào đó của người sử dụng Cụ thể trong nghiên cứu này, khái niệm khai thác thông tin sẽ được xem xét trên các mặt cụ thể:

+ Mức độ tiếp cận từng loại thông tin (6 chủ đề)

Chủ đề 1: Tin tức (chính trị trong nước, quốc tế, địa phương, thể thao, các vấn đề

xã hội, các vấn đề môi trường, an ninh-quân sự, sức khỏe-y tế, kinh tế, văn hóa, các vấn đề của người dân tộc thiểu số, khác)

Chủ đề 2: sức khỏe, y tế, tình dục

Chủ đề 3: âm nhạc

Chủ đề 4: phim

Chủ đề 5: Game online

Chủ đề 6: thể hiện bản thân (hình thức tương tác: thích, chia sẻ, bình luận)

+ Mục đích sử dụng các loại thông tin mà sinh viên đã khai thác trên MXH

d Khái niệm sử dụng thông tin

Sử dụng thông tin là sinh viên có dùng, có tiếp cận các thông tin đó thông qua việc đo bằng hình thức tiếp cận, phương thức tiếp cận, nội dung tiếp cận Bên cạnh

đó, sinh viên dùng thông tin đó để phục vụ nhu cầu và mục đích nhất định Cụ thể trong nghiên cứu này sẽ xem xét sinh viên sử dụng các thông tin trên MXH nhằm mục đích: Mục đích học tập, vui chơi, giải trí, kết nối bạn bè, kinh doanh, mua

Trang 31

sắm, thể hiện bản thân Trong những mục đích trên thì mục đích nào được sinh viên sử dụng nhiều nhất

1.1.2 Các tiếp cận lý thuyết vận dụng trong nghiên cứu

a Lý thuyết cấu trúc-chức năng

Các luận điểm gốc của thuyết cấu trúc chưc năng đều nhấn mạnh tính cân bằng, ổn định và khả năng thích nghi của cấu trúc Thuyết này cho rằng một xã hội tồn tại và phát triển được là do các bộ phận cấu thành của nó hoạt động nhịp nhàng với nhau để đảm bảo sự cân bằng cuhng của cả cấu trúc Bất kỳ sự thay đổi nào ở thành phần nào cũng kéo theo sự thay đổi ở các thành phần khác Thuyết cấu trúc chức năng hướng vào việc phân tích các thành phần tạo nên cấu trúc của chúng, xem các thành phần đó có mối liên hệ với nhau như thế nào và đặc biết xét quan hệ của chúng đối với nhu cầu chung của sự tồn tại, phát triển của sự kiện, hiện tượng

đó1

Lý thuyết này có thể giải thích sự phát triển của các MXH Trong thời đại công nghệ thông tin, Internet với hàng loạt các tính năng hấp dẫn, không chỉ có chữ mà bao gồm cả âm thanh, hình ảnh cùng khả năng tương tác cao Internet đã thu hút được rất nhiều người sử dụng, trong đó có một bộ phận không nhỏ là tầng lớp sinh viên Trước đây sinh viên thường sử dụng internet để chat, gửi mail, đọc báo hay tìm tài liệu Nhưng trong những năm gần đây, bên cạnh các hoạt động cũ, với sự ra đời và phát triển MXH như Yahoo 360 hay Facebook, sinh viên đã có thêm sự lựa chọn nữa khi sử dụng internet Thậm chí, gần đây, với khả năng tương tác cao, MXH có thể chia sẻ nhanh cảm xúc, suy nghĩ, các liên kết, các bài hát, video nên MXH đã là một lựa chọn không thể thiếu của nhiều sinh viên

Trong Facebook, một trong những hoạt động được yêu thích và được thực hiện nhiều đó là tham gia vào các nhóm Lý do bởi Facebook giúp người sử dụng nhanh chóng tìm kiếm và dễ dang tương tác với các thành viên có chung sở thích,

1 Lê Ngọc Hùng, Lịch sử và lý thuyết xã hội học, Nxb Khoa học xa hội, Hà nội, năm 2008

Trang 32

mục đích Thực ra, nhu cầu, kết bạn, chia sẻ sở thích, suy nghĩ thời đại nào cũng

có Nhưng như thời Hy Lạp cổ đại, người ta phải ra các quảng trường để nói chuyện thì nay chỉ cần với một máy tính nối mạng Internet, mọi người có thể dễ dàng trao đổi với nhau về một chủ đề nào đó nhờ tham gia các nhòm trên Facebook Chẳng hạn, mới đây, trước và trong giời giải lao chung kết Champion League, VTV3 đã có phát spot quảng cáo của Kangaroo gây bức xúc cho nhiều khán giả Trước đây nếu muốn kêu ca việc này, khán giả ít nhất cũng phải đợi đến sáng hôm sau mới có thể gặp vài ba người bạn để chia sẻ Nhưng nay, nhờ tính năng lập nhóm chống đối quảng cáo này được lập và thu hút hàng nghìn hội viên chỉ trong thời gian rất ngắn

Như vậy, có thể nói chính sự thay đổi cấu trúc xã hội (sự bùng nổ của Internet

và sự ra đời phát triển nhanh chóng của MXH) đã giúp cho nhu cầu tham gia các nhóm này ngày một cao

b Lý thuyết học hỏi xã hội

Đây là một trong những lý thuyết được áp dụng rộng rãi nhất trong các chương trình truyền thông về sức khỏe Một trong những người ảnh hưởng nhất của lý thuyết này là Albert Bandura Lý thuyết học hỏi xã hội được xây đựng dựa trên những hiểu biết về sự tương tác giữa các cá nhân và môi trường sống của họ Những nhà tâm lý học đầu tiên thường có xu hướng tập trung vào nghiên cứu cách thức mà môi trường sống quy định hành vi, làm cho hành vi biến đổi theo chiều hướng nhất định

Lý thuyết học hỏi xã hội cho rằng mối quan hệ giữa môi trường và con người thường tinh vi và phức tạp Ví dụ, ở môi trường sống mà số người sử dụng MXH nhiều, đặc biệt những người sử dụng MXH đã chỉ ra được những tính năng ưu trội của MXH, họ thể hiện và lan tỏa những tính năng đó thông qua môi trường của mình, từ đó các cá nhân trong cộng đồng sẽ bắt chước và học hỏi theo Điều này

Trang 33

càng làm mọi người tham gia nhiều hơn vào MXH tạo hiệu ứng lây lan trong toàn

bộ cộng đồng

Như vậy, lý thuyết này đã thể hiện mối quan hệ ảnh hưởng lẫn nhau giữa các

cá nhân, giữa môi trường và hành vi của họ Hiểu được mối tương tác đó, đặc biệt

là cách thức hành vi bị ảnh hưởng và thay đổi từ đó tác động của môi trường giúp

ta có những ý tưởng quan trọng trong thiết kế các can thiệp về truyền thông thay đổi hành vi

c Lý thuyết công dụng và thỏa mãn

Việc sử dụng lý thuyết này được dựa trên cơ sở những phân tích chức năng bắt nguồn từ “ những nguồn góc xã hội và tâm lý của nhu cầu yêu tố tạo ra kỳ vọng

mà đã dẫn tới những khuôn mẫu giao tiếp khác nhau với các phương tiện truyền thông (hay lĩnh vực khác) với các hậu quả khác nhau, có lẽ hầu hết là những hậu quả không chủ định (Blumler và Katz, 1979) Những nghiên cứu theo khuynh hướng “công dụng và thỏa mãn” tập trung làm rõ vấn đề người sử dụng MXH vào những nhóm nào, với mục đích gì, trong thời gian bao lâu, họ có nhận được thông tin cần trên đó hay không, các thông tin đó có đáp ứng được kỳ vọng của họ hay không Những dữ liệu dùng trong nghiên cứu này được thu thập và phân tích theo cách tiếp cận nói trên

1.1.3 Quan điểm của Đảng và Nhà nước về việc quản lý, cung cấp, sử dụng Internet và MXH

Đảng, Nhà nước ta cấm lợi dụng Internet nhằm mục đích: Chống lại nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam; gây phương hại đến an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội; phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân; tuyên truyền chiến tranh xâm lược; gây hận thù, mâu thuẫn giữa các dân tộc, sắc tộc, tôn giáo; tuyên truyền, kích động bạo lực, dâm ô, đồi trụy, tội ác, tệ nạn xã hội, mê tín dị đoan; phá hoại thuần phong, mỹ tục của dân tộc; tiết lộ bí mật nhà nước, bí mật quân sự, an ninh, kinh tế, đối ngoại và những bí mật khác đã được pháp luật quy định; đưa các

Trang 34

thông tin xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của tổ chức; danh dự, nhân phẩm của công dân; lợi dụng Internet để quảng cáo, tuyên truyền, mua bán hàng hoá, dịch vụ thuộc danh mục cấm theo quy định của pháp luật

Nhà nước còn quy định quyền và nghĩa vụ của công dân trong sử dụng MXH: được sử dụng dịch vụ của MXH trừ các dịch vụ bị cấm theo quy định của pháp luật; được bảo vệ bí mật thông tin riêng và thông tin cá nhân theo quy định của pháp luật; tuân thủ quy chế quản lý, cung cấp và sử dụng dịch vụ MXH; chịu trách nhiệm về nội dung thông tin do mình lưu trữ, cung cấp, truyền đưa trên MXH, phát tán thông tin qua đường liên kết trực tiếp do mình thiết lập

Như vậy, Đảng và Nhà nước ta không cấm công dân sử dụng MXH, tuy nhiên phải tôn trọng pháp luật, chấp hành nghiêm các quy định của pháp luật

Theo Nghị định số 97/2008/NĐ-Cp về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin điện tử trên Internet của Chính phủ, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ MXH trực tuyến:

Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ MXH trực tuyến là doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế được thành lập theo pháp luật Việt Nam để cung cấp dịch vụ MXH trực tuyến cho công cộng

Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ MXH trực tuyến cho trách nhiệm:

+ Xây dựng quy chế cung cấp, sử dụng và trao đổi thông tin phù hợp với các quy định về quản lý thông tin điện tử trên Inernet tại nghị định này

+ Cung cấp các thông tin có liên quan đến người sử dụng dịch vụ vi phạm quy định tại điều 6 Nghị định này theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền;

+ Thực hiện việc ngăn chặn và loại bỏ các nội dung thông tin vi phạm quy định tại điều 6 Nghị định ngày khi phát hiện hoặc theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền;

Trang 35

+ Thực hiện chế độ báo cáo và chịu sự thanh tra, kiểm tra của các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo quy định

Cũng trong nghị định này, hiện chỉ có thông tin về quyền và nghĩa vụ của người sử

dụng Internet nói chung chứ chưa phân tích cụ thể về người sử dụng MXH: Đối

với người sử dụng dịch vụ Internet

Người sử dụng dịch vụ Internet là tổ chức, cá nhân giao kết hợp đồng với doanh nghiệp cung cấp dịch vụ internet hoặc với đại lý Internet để sử dụng dịch vụ internet

Người sử dụng dịch vụ internet có các quyền và nghĩa vụ sau:

a Được sử dụng tất cả các dịch vụ internet, trừ các dịch vụ bị cấm theo quy định của pháp luật;

b Thực hiện đầy đủ các điều khoản trong hợp đồng đã giao kết với doanh nghiệp cung cấp dịch vụ hoặc đại lý Internet;

c Chịu trách nhiệm về những nội dung thông tin do mình đưa vào, lưu trữ, truyền

đi trên Internet theo quy định của pháp luật;

d, Bảo vệ mật khẩu, khóa mật mã, thông tin cá nhân, hệ thống thiết bị của mình và chấp hành các quy định của pháp luật về an toàn, an ninh thông tin;

đ, Không được cung cấp dịch vụ cho công cộng và kinh doanh lại các dịch vụ Internet

Tóm lại, những quy định dành cho MXH Facebook hoàn toàn đúng đắn, nó

không chỉ mang lại mà còn bảo vệ lợi ích cho nhà mạng cũng như chính những người sử dụng Facebook nên chúng ta cần tìm hiểu những quy định về MXH Facebook để sử dụng cho hợp lý

1.2 Cơ sở thực tiễn

Khái quát công chúng sử dụng Internet và mạng xã hội ở Việt Nam

Từ khi ra đời cho tới nay Internet và MXH nảy sinh rất nhiều vấn đề, MXH là một trong những chủ đề được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm trên các lĩnh vực

Trang 36

khác nhau Trên thế giới khi nghiên cứu về MXH, các tác giả tập trung nhiều nhất vào nhóm người sử dụng là người trẻ tuổi, thanh thiếu niên, học sinh, sinh viên Các tác giả đặt ra nhiều vấn đề khác nhau từ nghiên cứu về thói quen sử dụng MXH; những lợi ích mà MXH mang lại cho thanh thiếu niên như làm tăng lòng tự trọng, tăng cảm nhận hạnh phúc, tăng nguồn vốn xã hội cũng như những ảnh hưởng của MXH đến cuộc sống của người sử dụng2

Internet chính thức có mặt ở nước ta từ năm 1997 (VNNIC 2012), tuy vậy, phải mất dến gần một thập kỷ sau thì MXH đầu tiên (Yahoo 360) mới thực sự xuất hiện ở Việt Nam

Trước thời điểm Yahoo 360 ra đời, ở nước ta đã xuất hiện một số dịch vụ kết nối qua mạng Internet, điển hình là Yahoo Mesenger và Gmail Tuy nhiên, những dịch vụ giới hạn trong các mối quan hệ quen thuộc của người dùng Ở đó mang tính cá nhân (personal) nhiều hơn là xã hội(social) bởi chúng vẫn chưa tạo được không gian để người dùng trao đổi và thảo luận thông tin trên quy mô lớn, mở rộng

ra với nhiều đối tượng công chúng khác nhau3.Chỉ một thời gian ngắn những năm sau đó, ở nước ta đã bắt đầu phong phú với nhiều loại mạng khác nhau Không chỉ

có những trang MXH được dùng nhiều trên thế giới như Facebook, Youtube, Twitter, Google+, Mà còn có các trang MXH thuần Việt như Yume, Tamtay.vn, Go.vn, Zing me, Vietspace, Một đặc điểm của MXH ở nước ta đó là, người dùng việt Nam có xu hướng sử dụng các MXH nước ngoài nhiều hơn các MXH thuần Việt, do MXH thuần Việt chưa tạo ra sự khác biệt

Hiện nay, trên thế giới có đến gần 2 tỷ người sử dụng MXH Ở Việt Nam, ước tính có khoảng 35 triệu người dùng MXH, chiếm 37% dân số Trung bình mỗi

2Sách chuyên khảo “ MXH với sinh viên” tác giả Trần Hữu Luyến, Trần Thị Minh Đức Và Bùi Thị Hồng

Thái, (2015), Nxb Đại Học Quốc Gia Hà Nội Tr.15

3

Sách “ Truyền thông xã hội” tác giả Phạm Hải Chung và Bùi Thu Hương , năm 2016, Nxb Thế Giới

Tr.11,12

Trang 37

ngày người Việt Nam vào MXH khoảng 2 giờ 18 phút Nhận thức được Internet và MXH đã và đang có vị trí quan trọng, được nhiều người sử dụng đặc biệt là thanh niên Chính vì vậy, ở nước ta có rất nhiều tác giả tiến hành tìm hiểu nghiên cứu về chủ đề này Tuy nhiên, phần lớn các đề tài chỉ đi tìm hiểu thực trạng sử dụng MXH

mà chưa đi sâu vào tìm hiểu việc tiếp cận thông tin và sử dụng khai thác thông tin

từ MXH của thanh niên hiện nay như thế nào

Nghiên cứu công chúng sử dụng internet và MXH khoa Xã hội học, Học viện Báo chí và Tuyên truyền đã tiến hành nhiều cuộc nghiên cứu trong những năm từ

Năm 2002 nghiên cứu được thực hiện tại các TỉnhBình Dương và thành phố

Hồ Chí Minh với 850 cá nhân thuộc hộ gia đình tại 9 phường, xã và 175 cá nhân thuộc hộ tập thể gồm 100 sinh viên và 75 người là lực lượng vũ trang

Năm 2005 nghiên cứu được thực hiện tại Hà Nội với 200 sinh viên thuộc 5 trường đại học ở Hà Nội: ĐH Khoa học Tự nhiên, ĐH Sư phạm Hà Nội, ĐH Kinh

tế quốc dân, ĐH Bách khoa, Phân viện Báo chí và Tuyên truyền

Năm 2006: Nghiên cứu được thực hiện tại 6 xã, phường thuộc 2 tỉnh Lào Cai, Yên Bái với 600 cá nhân thuộc hộ gia đình

Năm 2008: Nghiên cứu được thực hiện tại 5 xã, phường của tỉnh Đồng Tháp với 500 cá nhân thuộc hộ gia đình

Năm 2010: Nghiên cứu được thực hiện tại 10 xã, phường của Quảng Ninh với

1500 cá nhân thuộc hộ gia đình trong dự án đổi mới chương trình phát thanh của

Trang 38

đài PT-TH Quảng Ninh Năm 2014 nghiên cứu được lặp lại để đánh giá hiệu quả

dự án

Năm 2013: Nghiên cứu được thực hiện tại 12 xã, phường thuộc7 tỉnh phía Bắc: Hòa Bình, Hưng Yên, Hà Nội, Vĩnh Phúc, Quảng Ninh, Nình Bình Hải Dươngvới 1200 cá nhân thuộc hộ gia đình

Năm 2015: Nghiên cứu được thực hiện tại 7 xã, phường thuộc 5 tỉnh phía Bắc: Hưng Yên, Hà Nội, Nam Định, Quảng Ninh, Lạng Sơn với 562 cá nhân thuộc

cơ sở các xã/phường đã được lựa chọn chúng tôi áp dụng phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên hệ thống các cá nhân từ16 tuổi trở lên tại mỗi xã/phường để phỏng vấn Thông thường khoảng cách K từ 40-50 do vậy mỗi hộ chỉ có 1 người được phỏng vấn và các số liệu phân tích chúng tôi không cần gia trọng theo số nhân khẩu của các hộ gia đình

Dựa trên các số liệu đã thu thập được chúng ta thấy tỷ lệ người dân tiếp cận với thông tin đại chúng luôn đạt xấp xỉ 100%, tỷ lệ người xem ti vi cũng có xu hướng giảm trong những năm gần đây Tuy nhiên, số liệu cho thấy tỷ lệ người sử dụng Internet có xu hướng tăng lên rõ rệt, từ chỉ một vài % vào đầu những năm

2000 (vì có 7,2% có sử dụng máy tính) đã tăng lên 65% người dân có sử dung Inetrnet Nếu so sánh với số liệu của công ty TNS vào năm 2012 cho thấy trên toàn

Trang 39

cầu có 30% người sử dụng Internet, ở Ấn độ là 8%, trong khi đó tại Việt Nam đã đạt 32% (Nguồn TNS Digital life 2012) Trong khi đó tỷ lệ này theo số liệu của chúng tôi năm 2013 là 34,3%

Biểu đồ 1.1:Tỷ lệ người dân tiếp cận với các phương tiện TTĐC qua các số liệu điều tra

Nếu phân tích về đặc trưng của công chúng sử dụng Internet qua các thời kỳ đều cho thấy tỷ lệ nam thường cao hơn nữ và đặc biệt nhóm từ 30 tuổi trở xuống cao gần 9 lần so với nhóm trên 60 tuổi vào đầu nhưng năm 2000 nhưng hiện nay tỷ

lệ chênh lệch đang được thu hẹp lại do so những người trên 60 tuổi cũng tiếp cận với Internet ngày cao

Biểu đồ 1.2: Đặc điểm nhân khẩu học của người sử dụng Internet qua các năm

Trang 40

Về mặt nghề nghiệp cũng cho thấy tỷ lệ học sinh, sinh viên và nhóm cán bộ công chức, trí thức cũng thường sử dụng Internet cao hơn so với những người về hưu, nội trợ

Biểu đồ 1.3: Đặc điểm nghề nghiệp của người sử dụng Internet qua các năm

Trong số những người có sử dụng Inernet thì thời gian dành cho nó ngày càng nhiều và chiếm tỷ trọng cao trong tổng số thời gian dành cho tiếp cận với TTĐC

Ví dụ vào đầu năm 2000 thời gian chỉ là 89 phút/ngày đến năm 2017 đã tăng lên là

194 phút chiếm gần 2/3 tổng thời gian mỗi cá nhân sử dụng để tiếp cận với TTĐC trong một ngày trong khi đó tỷ lệ này năm 2000 chỉ chiếm khoảng 1/3

Ngày đăng: 12/11/2021, 23:10

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w