BO GIAO DUC & DAO TAO BO Y TE
TRUONG DAI HOC Y THAI BINH Seen ERT \ ne aE TRUONG DAI HOC DIEU DƯƠNG NAM ĐỊNH THU VIEN S61 VeRO,
DINH THI THU HANG
THUC TRANG VE SINH MOI TRUONG
VÀ KIẾN THỨC, THỰC HÀNH CUA BA ME, CO GIAO VE CHAM SOC TRE EM TẠI MỘT SỐ TRƯỜNG MẦM N0N
THANH PHO NAM ĐỊNH NĂM 2013
Trang 2LOI CAM ON
Trước hết, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn trân trọng tới Đảng ủy, Ban giám
hiệu, Phòng Quản ly đào tạo Sau đại học, khoa Y tế công cộng Trưởng Đại học Y Thái Bình đã tạo điều kiện tốt nhất để tôi học tập và hoàn thành luận văn cao học của mình
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất tới PGS.TS Ngô Thị Nhu -
Phó trưởng khoa Y té công cộng, Trường Đại học Y Thái Bình đã trực
tiếp hướng dẫn tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành
luận văn
Tôi xin chân thành cảm ơn Phòng Giáo đục và Đào tạo thành phố Nam Định, Ban giám hiệu các tường mâm non: Xã Nam Phong, xã Nam Ván, xã Mỹ Xá, Lộc Vượng, Vị Xuyên, Ngô Quyền đã tạo mọi điều kiện để tôi triển khai đề tài
Cuối cùng, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới những người thân trong gia đình và đông nghiệp đã giúp đỡ, động viên tôi trong quá trình hoc tập
Xïn trân trọng cảm on!
Học viên
Trang 3ATVSTP DKCSVC GD&ĐT GDMN SDD SL TH,CĐ,ĐH THCS THPT TTBCSVC UNICEF WHO DANH MUC CHU VIET TAT An toàn vệ sinh thực phẩm Điều kiện cơ sở vật chất Giáo dục và Đào tạo Giáo dục mầm non Suy đinh dưỡng Số lượng Trung học, Cao đẳng, Đại học Trung học cơ sở Trung học phổ thông
Trang thiết bị cơ sở vật chất
Trang 4MUC LUC
DAT VAN DE 1 Chuong 1: TONG QUAN TAI LIEU = 1.1 Một số khái niệm và yêu cầu vệ sinh trường mầm non 3 1.1.1 Một số khái niệm về trường mắm non .- 5° se vest sescccc 3 -_1.1.2 Vai trò của trường mầm non - 2-22 c2Secccevcsercrerrxerrreee 3 1.1.3 Yêu cầu về vệ sinh trường mầm non -s+ccsccccczSc- 4
1.1.4 Yêu cầu về vệ sinh phòng nuôi day trẻ -2c52-cc5c 4
1.1.5 Yêu cầu về các trang thiết bị cho chăm SỐC ẦFẺ - cà S+2e 5 1.1.6 Yêu cầu đối với các phòng khác -2-.-2c.e+cczerkerrserrree 6
1.1.7 Yêu cầu các công trình vệ sinh trong trường -.- ‹- 7
1.2 Thực trạng các trường mầm non và sức khỏe lứa tuổi mẫu giáo 7
1.3 Một sô nghiên cứu về điêu kiện vệ sinh, kiên thức, thực hành chăm sóc
trẻ của bà mẹ và CÔ gláO << sọ HH HH Họ Họ HH nh mờ H1 Chương 2: ĐÓI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 21
2.1 Địa điểm, đối tượng và thời gian nghiên cứu -s s-s 21 2.1.1 Địa điểm nghiên cứu -2- 2< s2 7z ccsecssrkerreerrserszrrereecre 21 2.1.2 Đối tượng nghiên cứu -2-s-©csxzerzsvrrxertxsrrrerrerrrecre 23 2.1.3 Thời gian nghiÊn CỨU ngưng 24 2.2 Phương pháp nghiên CỨU HH Hưng nên 24 2.2.1 Thiết kế nghiên cứu cssccxecrxeerkeetrtetrerrrsrrerrrsrrrrree 24 2.2.2 Chọn mẫu và cỡ mẫu - + ++cs++xsersvrxertsrrrrrrrrrrrrsee 24 2.2.3 Phương pháp thu thập thông tin, các kỹ thuật áp dụng trong nghiÊn CỨU sát TH HH Ti nh ni c rươ 26
2.2.4 Biến số và chỉ số trong nghiên cứu -cccceeeccrrre 29
2.2.5 Tiêu chuẩn đánh giá -s+-cse+crtetrrktrrrirrrrrrrrrrrerree 30
Trang 52.2.7 Bién phap khéng ChE sai $6 vcecceessccssssceccseecseccecsecceeseesseecessecsseseessees 31
2.2.8 Đạo đức nghiên CỨU 0 Ác ung H157 31
CHƯƠNG 3: KÉT QUÁ NGHIÊN CỨU 2- 5° ss=sseS2£ 32
3.1 Thực trạng vệ sinh các trường mầm non được điều tra - 32 3.2 Kiên thức, thực hành của các bà mẹ về chăm sóc trẻ em lứa tuôi nhà trẻ
¡182120000777 38 3.3 Kiến thức, thực hành của cô giáo về chăm sóc trẻ -. ¿5 cc- 48
(010/90 10770000790 07575 ~ 55
4.1 Thực trạng vệ sinh tại các trường mầm non trên địa bàn nghiên cứu 55 4.2 Kiến thức, thực hành của các bà mẹ về chăm sóc trẻ em - 63
4.3 Kiến thức, thực hành của cô giáo về chăm sóc trẻ . -se- 70
.ez00/ 0057 Ô,ÔỎ 74
i8 (: 078 a H.,HH , 76
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Trang 6ae med RE RA IR te te OE eT Bang 3.1 Bang 3.2 Bang 3.3 Bang 3.4 Bang 3.5 Bang 3.6 Bang 3.7 Bang 3.8 Bang 3.9 Bang 3.10 Bang 3.11 Bang 3.12 Bang 3.13 Bang 3.14 Bang 3.15 Bang 3.16 Bang 3.17 Bang 3.18 Bang 3.19 Bang 3.20 Bang 3.21 Bang 3.22 Bang 3.23 Bang 3.24 Bang 3.25 Bang 3.26
DANH MUC BANG
Thực trạng về địa điểm xây dựng các trường - 32
Diện tích xây dựng và trồng cây xanh trong nhà trường 32
Cung cấp nước tại các trường .- s-. ccscceccxscrsersereeee 33 Các công trình vệ sinh nhà trường «<< csssksessesee 33 Các dụng cụ vệ sinh phục vụ công tác chăm sóc trẻ 34
Thực trạng các phòng phục vụ chăm sóc trẻ .- - 34
Thực trạng vệ sinh phòng g1 tFẺ - 5 5 5< + sezeree 35 Bảo mẫu và cô nuôi dạy trẻ 5-5 2z.cxseverxersersersrrk 35 Kết quả xét nghiệm nước sinh hoạt trong các trường 36
Kết quả xét nghiệm nước ăn uống trong các trường 36
Kết quả xét nghiệm vi khuẩn hiếu khí không khí 37
Kết quả xét nghiệm vi khuẩn trên đồ chơi của trẻ em 37
Nghề nghiệp của bà mẹ s2cc2z+vrxerervrerxerkeereeeeee 38 Trình độ học vấn của bà mẹ 5 - s s se tseezksrksrsrszrsree 38 Lứa tuổi của trẻ tại các trường -s-c-scssecsecxsersecrsrrx 39 Thời gian trẻ học tại trường mm non - 5 s+secsczscess 39 Sự hài lòng của các bà mẹ về chăm sóc trẻ ở trường 40
Lý do hài lòng của các bà mẹ về chăm sóc trẻ ở trường 4I Nhu cầu của các bà mẹ về chăm sóc trẻ tại trường 4]
Kiến thức của bà mẹ về chế độ ăn uống cho trẻ 42
Kiến thức của bà mẹ về phiếu cần thiết khi cho trẻ vào trường 43 Kiến thức của bà mẹ về các bệnh dễ mắc ở trẻ 44
Kiến thức của bà mẹ về phòng bệnh cho trẻ - 45
Thực hành của bà mẹ khi chăm sóc con bị tiêu chảy, hô hấp 46
Thực hành của bà mẹ khi chăm sóc con bị SỐT CaO - 46
Trang 7pale iad” SR hal aE AME Bang 3.27 Bang 3.28 Bang 3.29 Bang 3.30 Bang 3.31 Bang 3.32 Bang 3.33 Bang 3.34 Bang 3.35 Bang 3.36 Bang 3.37
Nhận định của bà mẹ về sự phát triền của con mình 48
Vị trí cơng VIỆC CỦa CƠ BIÁO ng ng nen nh 48 Nơi đào tạo nghề của các cô giáo -s-cscz.ccezcrerrsrree 49 Thâm niên công tác của cơ g1áo -«-cc«ccse sen tư 50 Ý kiến của cô giáo về chăm sóc trẻ tại trường 50 Kiến thức cuả cô giáo về yêu cầu khi nhận trẻ vào trường 51 Kiên thức của cô giáo về các nội dung chăm soc tré 6 truong 51
Thực hành của cô giáo về theo dõi sức khỏe của trẻ 52 Thực hành của cô giáo khi trẻ bị sốt, tiêu chảy ở lớp học 52
Trang 8DANH MUC BIEU DO
Biểu đồ 3.1 Sự hài lòng của bà mẹ về chăm sóc trẻ ở trường mầm non 40
Biểu đồ 3.2 Sự quan tâm của các bà mẹ về chế độ ăn uống cho trẻ 43
Trang 9i i : ` ĐẶT VẤN ĐÈ
Trẻ em luôn là đối tượng được quan tâm ở mọi quốc gia Kế hoạch hành động chương trình "Sức khỏe cho mọi người đến năm 2000" được chấp nhận tại Hội nghị cấp cao về trẻ em ngày 30 tháng 9 năm 1990 khẳng định: "Vì trẻ em hôm nay là những công dân của thế giới ngày mai,
sự tồn tại được bảo vệ và phát triển của các em là điều kiện tiên quyết cho
sự phát triển của nhân loại"
Ở Việt Nam, quan tâm đến trẻ em không chỉ là bản chất của chế độ mà còn là nhiệm vụ hết sức quan trọng tạo ra một thế hệ với đầy đủ sức khỏe, tri thức khoa học là nguồn vốn quý nhất cho công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: “Vì sự nghiệp mười năm trồng cây, vì sự nghiệp trăm năm trông người”
Theo Quyết định số 149/2006/QĐ-TTg ngày 23/6/2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt để án "Phát triển Giáo dục mầm non giai đoạn 2006-2015” trong đó mục tiêu về nâng chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ trong các cơ sở Giáo đục mầm non (GDMN), phấn đấu đến năm 2010 có 80% trẻ em đạt chuẩn phát triển và đạt 95% vào năm 2015, giảm tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng (SDD) ở các cơ sở GDMN xuống dưới 12% năm 2010 và
dưới 10% năm 2015, nâng tỷ lệ lên 70% năm 2010 và 90% năm 2015 số
lượng cha, mẹ trẻ em được phô biến, cung cấp kiến thức cơ bản về chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ
Trẻ em ở lứa tuổi mẫu giáo (tiền học đường) có cấu tạo cơ thể và chức
năng của các cơ quan chưa hoàn chỉnh và ổn định, vì vậy rất dễ bị các yếu tố
bất lợi của môi trường tác động tới quá trình phát triển thể chất và tình trạng
Trang 10
Nhu cầu gửi trẻ tới các trường mầm non ngày càng gia tăng Đáp ứng
nhu cầu phát triển giáo đục mầm non, các cấp các ngành đã quan tâm đầu tư xây dựng trường học, đầu tư trang thiết bị cơ sở vật chất cho các trường mầm
non Về mặt Y tế, việc tập trung các cháu vào những nhóm trẻ do các bảo
mẫu chăm sóc là điều kiện rất thuận lợi để thực hiện những phương pháp nuôi
dạy trẻ hợp vệ sinh Nhưng đồng thời do việc tập trung đó nên vấn đề vệ sinh và phương pháp nuôi dạy trẻ yêu cầu rất cao Nhiều ngôi trường mới đã được
xây dựng, cải tạo, nâng cấp và trang bị nhiều đồ dùng đúng tiêu chuẩn Tuy
nhiên ở một số cơ sở mầm non đang còn thiếu thốn, không hợp vệ sinh và
xuống cấp, cần có sự quan tâm đặc biệt của các cấp chính quyền, các bậc phụ
huynh, thầy cô giáo và xã hội
Từ trước đến nay đã có nhiều các nghiên cứu về sức khỏe trường học, những nghiên cứu trong lĩnh vực trường mầm non chưa có nhiều và đặc biệt trong những năm qua chưa có nghiên cứu nào tại thành phố Nam Định về vấn đề này
Để có những đề xuất nhằm góp phần cải thiện điều kiện cơ sở vật chất, khắc phục các yếu tổ tác hại bảo vệ và chăm sóc sức khỏe cho trẻ trong các trường mầm non, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài: ''Thực trạng vệ sinh môi trường và kiến thức, thực hành của bà mẹ, cô giáo về chăm sóc trẻ em tại một số trường mầm non thành phố Nam Định năm 2013"' với mục tiêu:
1 Mô tả một số chỉ tiêu về vệ sinh môi trường của một số trường mắm nơn tại thành pho Nam Định năm 2013
2 Đánh giá kiến thức, thực hành về chăm sóc trẻ em lứa tuổi mẫu giáo
Trang 11
Chuong 1
TONG QUAN TAI LIEU
1.1 Một số khái niệm và yêu cầu vệ sinh trường mầm non 1.1.1 Một số khái niệm về trường mam non
Định nghĩa "mầm non" rất khác nhau tùy từng Quốc gia và khu vực trên thé giới, có thé coi tất cả trẻ từ khi sinh ra, trải qua suốt giai đoạn mẫu giáo và chuyên tiếp lên tiểu học đều thuộc nhóm này [37]
Hiện nay một danh từ để chỉ chung cho một cơ sở nuôi dạy trẻ được gọi là trường mầm non Trong trường mầm non bao gồm các nhóm trẻ của nhà trẻ và các lớp mẫu giáo như sau:
Từ 3 đến 36 tháng tuổi là tuổi nhà trẻ Từ 37 đến 72 tháng tuổi là tuổi mẫu giáo
Mỗi lứa tuổi có những yêu cầu vệ sinh về chế độ ăn uống, sinh hoạt và
dụng cụ phục vụ cho trẻ khác nhau [4], [35] 1.1.2 Vai trò của trường mẫm non
Trường mầm non là cơ sở rất quan trọng đối với mỗi gia đình trẻ cũng như toàn xã hội Trường là nơi hàng ngày cha mẹ gửi con em đến sinh hoạt và học tập Trong suốt thời gian này trẻ được các cô giáo chăm sóc về sức khỏe
và tổ chức các hoạt động học tập, vui chơi, rèn luyện về nề nếp một cách nhịp
nhàng, phù hợp, đảm bảo đúng theo chương trình GDMN của Bộ giáo dục và
đào tạo (GD&ĐT) đã quy định Trẻ đến trường mam non được lĩnh hội các kỹ
năng sống, phát triển tình cảm, những kinh nghiệm xã hội, nuôi dưỡng sự
phát triển trí tuệ và lĩnh hội các kiến thức Nhìn vào chế độ sinh hoạt của trẻ
Trang 123 HA Than ae ans TH) AER OF
ở trường mầm non là chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục để trẻ phát triển một
cách toàn diện về Đức - Trí - Thể - Mỹ và lao động Chất lượng chăm sóc,
giáo dục trẻ là tiền đề quan trọng để nhà trường mầm non phát huy tầm ảnh
hưởng của mình đến với cộng đồng Chất lượng nuôi dưỡng, giáo dục của nhà trường có đảm bảo, trẻ em có khoẻ mạnh và phát triển tốt thì vai trò của nhà
trường mới được phụ huynh và cộng đồng thừa nhận Vì vậy, nâng cao chất lượng chăm sóc nuôi dạy trẻ phải là vẫn đề được quan tâm hàng đầu ở các cơ
sở GDMN Bởi vì nếu không giáo dục và chăm sóc tốt trẻ rất dé bị ảnh hưởng đến phát triển thể chất và tỉnh thần
1.1.3 Yêu cầu về vệ sinh trường mâm non
Theo Điều lệ trường mầm non, nhà trường, nhà trẻ được đặt tại khu dân
cư phù hợp quy hoạch chung, thuận lợi cho trẻ em đến nhà trường, nhà trẻ; Đảm bảo các quy định về an tồn và vệ sinh mơi trường Độ dài đường đi của
trẻ em đến nhà trường, nhà trẻ: đối với khu vực thành phố, thị xã, thị trấn, khu
công nghiệp, khu tái định cư, khu vực ngoại thành, nông thôn không quá lkm;
đối với vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn không quá 2km
Diện tích khu đất xây đựng nhà trường, nhà trẻ gồm: diện tích xây dựng;
diện tích sân chơi; diện tích cây xanh, đường đi Diện tích sử dụng đất bình
quân tối thiểu 12m” cho một trẻ đối với khu vực nông thôn và miền núi; 8m”
cho một trẻ đối với khu vực thành phố và thị xã
Khuôn viên của nhà trường, nhà trẻ có tường bao ngăn cách với bên ngoài bằng gạch, gỗ, tre, kim loại hoặc cây xanh cắt tỉa làm hàng rào Công chính của nhà trường, nhà trẻ có biển tên nhà trường, nhà trẻ [3], [4], [35]
1.1.4 Yêu cầu về vệ sinh phòng nuôi day tré
Các công trình phải đảm bảo đúng quy cách về tiêu chuẩn thiết kế và các
Trang 13
Bồ trí công trình cần đảm bảo độc lập giữa khối nhóm trẻ, lớp mẫu giáo
với khối phục vụ; Đảm bảo an toàn và yêu cầu giáo dục với từng độ tuổi; Đảm bảo lối thoát hiểm khi có sự cố và hệ thống phòng cháy chữa cháy; Đảm bảo điều kiện cho trẻ em khuyết tật tiếp cận sử dụng
Phòng sinh hoạt chung: Dam bảo trung bình 1,5 - 1,8 m cho một trẻ; đủ
ánh sáng tự nhiên và thoáng, nền nhà láng xi măng, lát gạch màu sáng hoặc gỗ
Có thể được dùng làm nơi ăn, ngủ cho trẻ mẫu giáo; nơi để đồ dùng phục vụ trẻ ngủ liền kề phòng sinh hoạt chung Phòng sinh hoạt chung được trang bị đủ
bàn ghế cho giáo viên và trẻ, đủ đồ dùng, đồ chơi sắp xếp theo chủ đề giáo dục, có tranh ảnh, hoa, cây cảnh trang trí đẹp, phù hợp Tất cả đồ đùng, thiết bị phải
đảm bảo theo đúng quy cách do Bộ GD&ĐT quy định [3], [4], [35]
1.1.5 Yêu cầu về các trang thiết bị cho chăm sóc trẻ
1.1.5.1 Quy định về kích thước bàn- ghế của lớp mẫu giáo
Bàn ghế lứa tuổi nhà trẻ mẫu giáo phải phù hợp tuổi trẻ Sau đây là qui định kích thước bàn ghế cho trẻ theo chiều cao và lứa tuổi trẻ [35]:
Chiều cao trẻ Kích thước bàn (cm)
Trang 14earth ES ae RE Se Re Pets
1.1.5.2 Trang thiết bị đối với một lớp mẫu giáo và lớp mầm non
- Có bàn, ghế đúng quy cách cho trẻ ngồi (đặc biệt đối với trẻ 5 tuổi): 1
bàn và 2ghế/2trẻ; Ibàn, 1ghế và 1bảng cho giáo viên Nếu lớp bán trú, có ván
hoặc giường nằm, chăn đệm cho trẻ đảm bảo đủ ấm hoặc giữ thoáng mát - Có một bộ thiết bị tối thiểu bao gồm: thùng đựng nước uống, nước
sinh hoạt; đồ chơi, tài liệu, đồ dùng cho hoạt động học có chủ đích
- Có đồ chơi và đồ dùng tự tạo bằng nguyên vật liệu địa phương; có kệ dé dé ding, đồ chơi
Mỗi trẻ có đủ đồ dùng riêng: cốc, khăn mặt, bát, thìa các dé choi, đồ
dùng học tập
- Co dé ding, tài liệu cho giáo viên mẫu giáo gồm: bộ tài liệu hướng dẫn thực hiện hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ; số theo dõi trẻ; số ghi chép tổ chức các hoạt động giáo dục của trẻ trong ngày; tài liệu dùng dé phô biến kiến thức nuôi dạy con cho cha mẹ
Căn cứ vào số lượng trẻ ở mỗi lứa tuổi (mẫu giáo, nhà trẻ) trong lớp để có trang bị phù hợp cho lớp mầm non [3], [4], [35]
1.1.6 Yêu cầu đối với các phòng khác
- Phòng ngủ: Đảm bảo trung bình 1,2 -1,5m” cho một trẻ, yên tĩnh, thoáng mát về mùa hè, ấm áp về mùa đông với đầy đủ các đồ dùng phục vụ trẻ ngủ
- Hiên chơi (vừa có thể là nơi trẻ ăn trưa) đảm bảo trung bình 0,5- 0,7m” cho mỗi trẻ, chiều rộng không dưới 2,lm; có lan can bao quanh cao 0,8-1m; khoảng cách giữa các thanh gióng đứng không lớn hơn 0,1m; thuận tiện cho các sinh hoạt của trẻ khi mưa, nắng
- Phòng giáo dục thé chất, nghệ thuật: có diện tích tối thiểu là 60mỶ, có
gương áp tường và gióng múa, có trang bị các thiết bị điện tử và nhạc cụ, có
Trang 15
Bồ trí công trình cần đảm bảo độc lập giữa khối nhóm trẻ, lớp mẫu giáo
với khối phục vụ; Đảm bảo an toàn và yêu cầu giáo dục với từng độ tuổi;
Đảm bảo lối thoát hiểm khi có sự cố và hệ thống phòng cháy chữa cháy; Đảm bảo điều kiện cho trẻ em khuyết tật tiếp cận sử dụng
Phòng sinh hoạt chung: Đảm bảo trung bình 1,5 - 1,8 mỶ cho một trẻ; đủ
ánh sáng tự nhiên và thoáng, nền nhà láng xi măng, lát gạch màu sáng hoặc gỗ Có thể được dùng làm nơi ăn, ngủ cho trẻ mẫu giáo; nơi để đồ dùng phục vụ trẻ ngủ liền kề phòng sinh hoạt chung Phòng sinh hoạt chung được trang bị đủ
bàn ghế cho giáo viên và trẻ, đủ đồ dùng, đồ chơi sắp xếp theo chủ đề giáo dục,
có tranh ảnh, hoa, cây cảnh trang trí đẹp, phù hợp Tắt cả đồ dùng, thiết bị phải dam bao theo đúng quy cách do Bộ GD&ĐT quy định [3], [4], [35]
1.1.5 Yêu cầu về các trang thiết bị cho chăm sóc trẻ
1.1.5.1 Quy định về kích thước bàn- ghế của lớp mẫu giáo
Bàn ghế lứa tuổi nhà trẻ mẫu giáo phải phù hợp tuổi trẻ Sau đây là qui
định kích thước bàn ghế cho trẻ theo chiều cao và lứa tuôi trẻ [35]:
Chiều cao trẻ Kích thước bàn (cm)
Trang 16
1.1.5.2 Trang thiết bị đối với một lớp mẫu giáo và lớp mầm non
- Có bàn, ghế đúng quy cách cho trẻ ngồi (đặc biệt đối với trẻ 5 tuổi): l ban va 2ghé/2tré; 1ban, 1ghé va 1bang cho giáo viên Nếu lớp bán trú, có ván
hoặc giường nằm, chăn đệm cho trẻ đảm bảo đủ ấm hoặc giữ thoáng mát
- Có một bộ thiết bị tối thiểu bao gồm: thùng đựng nước uống, nước
sinh hoạt; đồ chơi, tài liệu, đồ đùng cho hoạt động học có chủ đích
- Có đồ chơi và đồ dùng tự tạo bằng nguyên vật liệu địa phương; có kệ
để đồ dùng, đồ chơi
Mỗi trẻ có đủ đồ dùng riêng: cốc, khăn mặt, bát, thìa các đồ chơi, đồ
dùng học tập
- Có đồ dùng, tài liệu cho giáo viên mẫu giáo gồm: bộ tài liệu hướng
dẫn thực hiện hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ; số theo dõi trẻ; số chi chép tổ
chức các hoạt động giáo dục của trẻ trong ngày; tài liệu dùng để phố biến kiến thức nuôi dạy con cho cha mẹ
Căn cứ vào số lượng trẻ ở mỗi lứa tuổi (mẫu giáo, nhà trẻ) trong lớp để
có trang bị phù hợp cho lớp mầm non [3], [4], [35]
1.1.6 Yêu cầu đối với các phòng khác
- Phòng ngủ: Đảm bảo trung bình 1,2 -1,5m” cho một trẻ, yên tĩnh, thoáng mát về mùa hè, ấm áp về mùa đông với đầy đủ các đồ dùng phục vụ
trẻ ngủ
- Hiên chơi (vừa có thể là nơi trẻ ăn trưa) đảm bảo trung bình 0,5- 0,7m?
cho mỗi trẻ, chiều rộng không dưới 2,lm; có lan can bao quanh cao 0,8-1m;
khoảng cách giữa các thanh gióng đứng không lớn hơn 0,1m; thuận tiện cho các
sinh hoạt của trẻ khi mưa, nang
- Phòng giáo dục thể chat, nghé thuat: cé dién tich t6i thiéu 1a 60m’, có
gương áp tường và gióng múa, có trang bị các thiết bị điện tử và nhạc cụ, có
Trang 171.1.7 Yêu cầu các công trình vệ sinh trong trường
Phòng vệ sinh: Đảm bảo 0,4 - 0,6m? cho một trẻ; đối với trẻ mẫu giáo có chỗ riêng cho trẻ em trai, trẻ em gái Phòng vệ sinh có các thiết bị sau: - Đối với nhà trẻ: + Vòi nước rửa tay; + Ghế ngồi bô; + Có thể bố trí máng tiểu, bồn cầu vệ sinh cho trẻ 24 - 36 tháng; + Vòi tắm;
+ Có thé có bê hoặc bồn chứa nước
- Đối với mẫu giáo: + Vòi nước rửa tay;
+ Chỗ đi tiểu và bồn cầu vệ sinh cho trẻ em trai và trẻ em gái;
+ Vòi tắm;
+ Bề hoặc bồn chứa nước [6], [35]
1.2 Thực trạng các trường mầm non và sức khỏe lứa tuổi mẫu giáo
Trong những năm gần đây Đảng và Nhà nước ta đã có sự quan tâm đúng mức tới GDMN chính vì vậy mà mức độ đầu tư cho GDMN cũng tăng hơn so với giai đoạn trước Tuy nhiên, so với yêu cầu của một nền giáo dục hiện đại và những yêu cầu thực tế của GDMN thì mức đầu tư như vậy được coi là chưa thỏa đáng
Tại Hội nghị trực tuyến tong kết năm học 2012-2013 và triển khai nhiệm vụ GDMN năm học 2013-2014 do Bộ GD&ĐÐT phối hợp cùng Công ty Friesland Campina tổ chức vào sáng 22/8/2013, theo ông Nguyễn Bá Minh, Vụ trưởng Vụ GDMN Bộ GD&ĐÐT cho biết sau hơn ba năm triển khai Đề án
Phổ cập GDMN cho trẻ 5 tuổi, đến nay vẫn còn nhiều địa phương có tỷ lệ
xã/phường đạt chuẩn phổ cập dưới 10% như Kiên Giang (4,8%), Sóc Trăng
Trang 18¬
`“
đạt chuẩn phổ cập Ngoài ra, cả nước hiện vẫn còn 365/11.124 xã/phường/thị trấn chưa có trường mầm non, 26.710 lớp ghép và 26,11% trẻ chưa được ăn bán trú tại trường khiến công tác quản lý và đảm bảo chất lượng gặp nhiều
khó khăn Do đó, một trong những nhiệm vụ trọng tâm để ra cho năm học
mới là cố gắng phấn đấu có thêm 18 tỉnh, thành phố trên cả nước đạt chuẩn Phổ cập GDMN, đồng thời nâng cao tỷ lệ trẻ học 2 buổi/ngày Bộ GD&ĐÐT đặt yêu cầu: “Việc thực hiện đề án phổ cập phải gắn liền với xây dựng kế
hoạch đầu tư cơ sở vật chất và quy hoạch đào tạo giáo viên Các địa phương
không thể chạy đua tiền độ mà thiếu sự chuẩn bị lâu dài”
Đội ngũ giáo viên thiếu về số lượng và yếu về chất lượng Số liệu thống
kê từ Bộ GD&ĐÐT cho thấy, năm học 2013 - 2014, cả nước thiếu 20.523 giáo
viên, trong đó số giáo viên đang công tác chưa đạt chuẩn trình độ đào tạo đến 9.670 người Mặc dù theo quy định của Bộ GD&ĐT, các trường phải đảm bảo tỷ lệ 2 giáo viên/lớp nhưng thực tế ở các địa phương cho thấy mục tiêu thực hiện chưa đáp ứng Chất lượng của giáo viên mầm non hầu như chưa đạt yêu cầu, chỉ có gần 25% giáo viên được đào tạo chuẩn trung cấp, 10% giáo viên có trình độ cao đẳng và đại học, còn lại là giáo viên chưa được đào tạo qua bất cứ 1 trường lớp nào Điều này cũng gây ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng GDMN
Đời sống của giáo viên mầm non hiện nay còn gặp rất nhiều khó khăn do chưa có sự quan tâm sâu sát của các cấp chính quyền và ngành giáo dục Cả nước còn tới gần 75% giáo viên mầm non chưa được vào biên chế chính thức dẫn đến đời sống giáo viên mầm non gặp nhiều khó khăn làm giảm lòng yêu nghề đối với đội ngũ giáo viên mầm non hiện nay Cả nước còn gần
10.000 giáo viên mầm non có nhiều năm gắn bó với nghề mà không được
hưởng chế độ bảo hiểm hay chế độ ưu đãi nào Thực trạng tồn tại là họ đến
Trang 19Sự quản lý của Nhà nước với giáo đục mầm non còn lỏng lẻo thiếu sự phối hợp của các cấp các ngành Việc nhà nước giao trách nhiệm quản lý GDMN cho cấp xã, phường điều đó cho thấy vai trò của GDMN chưa được nhìn nhận đúng đắn Hệ thống các trường mầm non bán công các trường mầm
non tư thục phát triển tràn lan tại các thành phố lớn như Hà Nội và thành phố
Hồ Chí Minh nhưng không đảm bảo được chất lượng dạy và học cũng như các cơ sở vật chất khác dẫn đến tình trạng nhiều bậc phụ huynh không có sự tin tưởng khi đưa con mình đến lớp Ở những vùng nông thôn và miền núi khó
khăn nhiều xã còn nghèo không có đủ kinh phí để chi trả cho giáo viên mầm
non, dẫn đến lòng yêu nghề yêu trẻ của giáo viên bị giảm bởi chỉ dựa vào số lương ít ỏi mà họ nhận được thì họ không thể đảm bảo được cộng sống
Các phương thức chăm sóc giáo dục trẻ ở các cơ sở mầm non chưa được đa dạng hóa đồng bộ đám bảo tính khoa học cho phù hợp với lứa tuôi của các em để các em có thê phát triển một cách toàn diện các khả năng của các em, tỷ lệ trẻ em SDD của Việt nam vẫn còn ở mức cao so với khu vực và
trên thế giới [37]
Có một khoảng cách khá xa giữa GDMN thành thị và nông thôn, giữa
đồng bằng và miễn núi Đó là do những nguyên nhân khách quan về điều kiện
phát triển kinh tế xã hội cũng như trình độ nhận thức và mức sống ở các vùng
miền là khác nhau Theo thống kê trẻ em thành thị có khả năng thích ứng
nhanh hơn gấp 2 lần so với trẻ em nông thôn và gấp 5 lần so với trẻ em ở những vùng sâu vùng xa [37]
Qui mô của GDMN chưa được mở rộng hợp lý, các loại hình GDMN
chưa phát triển hợp lý cho phù hợp với yêu cầu của nền giáo dục hiện đại, do
Trang 2010
Để nâng cao chất lượng nuôi dưỡng và giáo dục trẻ, mỗi nhà trường
mam non cần chú ý đến việc đảm bảo môi trường, cảnh quan sư phạm Các
phòng học, phòng ăn, phòng ngủ, khu vệ sinh phải thoáng mát, sạch sẽ
Khuôn viên của trường phải đủ rộng để tạo dựng được một khu vườn tự nhiên sinh động và khu vui chơi rộng rãi, an toàn Trong việc nuôi dưỡng, nhà trường phải thực hiện nghiêm túc các chế độ sinh hoạt của trẻ theo qui định của Bộ GD&ĐT, phải nuôi dưỡng trẻ theo khoa học như: cung cấp cho trẻ đủ năng lượng phù hợp với từng độ tuổi; cân đối các chất protit, lipit, gluxit, các vitamin và khoáng chất, cân đối năng lượng cần cung cấp cho trẻ trong các
bữa ăn trong ngày; phần đấu giảm tỉ lệ trẻ SDD và tỉ lệ trẻ béo phì [10], [24]
Trong việc dạy dỗ, nhà trường mam non phải thực hiện đúng nội dung, chương trình các môn học để cung cấp cho trẻ những tri thức ban đầu vẻ thế giới xung quanh, giúp trẻ phát triển được các phẩm chất nhân cách phù hợp
với yêu cầu của xã hội Trên cơ sở đó, chuẩn bị cho trẻ những tiền đề cần thiết
để bước vào học lớp một và các lớp tiếp theo một cách thuận lợi
Trong quá trình nâng cao chất lượng chăm sóc nuôi dạy trẻ, đội ngũ
giáo viên là nhân tố đóng vai trò quyết định Nhà trường mầm non cần có kế
hoạch và biện pháp để giúp đội ngũ giáo viên không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và trau đồi các phẩm chất đạo đức nghề nghiệp của bản thân Nhà trường là nơi trẻ tham gia, hoạt động nhiều và cũng là nơi có nhiều tác động đến cơ thê trẻ Do vậy, việc xây dựng trường học và các thiết
bị cho nhà trường, chế độ làm việc của giáo viên, vệ sinh phòng bệnh trong nhà trường phải được tiến hành ngay từ đầu
Cơ sở vật chất của các trường mầm non thiếu Hiện nay, ước tính trên toàn quốc mới chỉ có 25% lớp học đạt yêu cầu về nhà cửa và các trang thiết bị, đồ dùng học tập cho các cháu Một báo cáo trên trang báo Vietnamnet cho
Trang 21
1
với hơn 16.000 đân mà không có một trường mầm non nào trong khi số học
sinh lên tới 14 lớp với gần 1000 trẻ Gần 10 năm cô trò phải đi học nhờ Ủy
ban nhân dân xã cho mượn một khu nhà thì gộp chung được 3 lớp còn 11 lớp phải phân tán học nhờ nhà văn hóa của các xóm Các lớp học gần như không có thiết bị đồ chơi ngoài trời, nhà vệ sinh, phòng ăn Tất cả các lớp không tổ chức ăn cho trẻ được vì vậy các bậc phụ huynh phải đưa đón con ngày hai buổi rất vất vả Ảnh hưởng lớn nhất mà thiếu trường mang lại là chất lượng
trẻ phát triển không đồng đều do không được học đúng bài bản Tất cả các điểm lẻ của trường đều phải gộp lớp do vậy chương trình dạy cho trẻ phải bị cắt bớt và khơng hồn tồn phù hợp với lứa tuôi trẻ
Khi phân tích tình hình phát triển giáo dục trẻ em tỉnh Điện Biên cho
thấy trong năm học 2008-2009, tỷ lệ trẻ em 5 tuổi đi học mẫu giáo là 94,2%; tỷ lệ trẻ em đi nhà trẻ chỉ chiếm 10,3% [38]
1.3 Một số nghiên cứu về điều kiện vệ sinh, kiến thức, thực hành chăm sóc trẻ của bà mẹ và cô giáo
Việc triển khai các nghiên cứu về thực trạng cơ sở vật chất, trang thiết
bị, nguồn nhân lực phục vụ công tác chăm sóc trẻ tại trường và kiến thức trình độ của cô giáo và các bà mẹ về chăm sóc trẻ có vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển của trẻ về thể chất cũng như tỉnh thần trẻ Đối với ngành học mầm non, phối hợp giữa gia đình và nhà trường là một nhiệm vụ thiết thực tạo sự liên kết thống nhất giữa nhà trường và cha mẹ trẻ về nội dung, phương pháp, cách thức tổ chức nuôi dưỡng chăm sóc trẻ ở lớp cũng như ở gia đình [16]
Khi nghiên cứu về điều kiện học tập của học sinh 6 trường tiểu học tại thành phố Thái Bình, tác giả Đặng Thị Vân Quý cho biết 4/6 trường có hồ
tiểu, 3/6 trường có đủ nước máy [28] Chưa có nhiều nghiên cứu về thực trạng
Trang 22+
3
12
dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm trong các cơ sở mầm non, Huỳnh
Thị Thu Diệu và nhóm nghiên cứu năm 2012 cho thấy tỷ lệ thừa cân béo phì đang gia tăng nhanh ở trẻ mầm non 4-5 tuổi thuộc vùng nội thành thành phố
Hồ Chí Minh và đã trở nên vấn đề sức khỏe cộng đồng quan trọng cần quan
tâm hiện nay [12]
Theo tác giả Nguyễn Quang Dõng và nhóm nghiên cứu năm 2011 cho thấy hoạt động thể lực của trẻ em 5 tuổi ở trường mầm non A Hà Nội ít hơn so với trẻ cùng lứa tuôi ở Nhật Bản và Bi Có một vài lý do giúp giải thích sự khác biệt này Đặc điểm giao thông tại Hà nội khác so với các nước khác: Không có hệ thống tàu điện ngầm, xe buýt chưa đáp ứng được như cầu đi lại
chủ yếu của người dân, phương tiện đi lại chủ yếu của người dân Hà Nội là xe
gắn máy Các lớp học chỉ rộng khoảng 35-40 mỶ, có lớp chỉ rộng khoảng 25 mỶ, sân trường cũng chỉ có khoảng 40 mỶ để đặt một số dụng cụ như cầu trượt, đu quay, nhà bóng Các động tác tập thê dục buổi sáng của trẻ chủ yếu là vận động thân mình như nghiêng mình, vặn hay quay thân mình, lắc, ngửa, cúi đầu, giang tay, chân Động tác đi chuyển người bằng chân như chạy bộ không được thực hiện nhiều, đo đó số bước chân của trẻ bị hạn chế [14] Theo Huỳnh Văn Dũng và nhóm nghiên cứu năm 2012 cho thấy truyền thông giáo dục dinh dưỡng cho các bậc cha mẹ; Một số kinh nghiệm đầu tư cơ sở vật chất trong trường mầm non Trẻ khoẻ mạnh hay không phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện cơ sở vật chất của nhà trường - nơi một nửa thời gian hàng ngày của các em ở đó Việc chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khoẻ trẻ là nhiệm vụ quan trọng góp phần đảm bảo cho sự phát triển toàn điện về thể chất, tinh
thần cho thế hệ tương lai của đất nước Song trên thực tế, hoạt động y tế dự
Trang 23
13
Vẫn còn một số lượng lớn trẻ em Việt Nam tử vong hàng năm Với tỉ
lệ dân số trong độ tuổi sinh đẻ cao, một nước đông dân nên mặc dù tỉ lệ tử
vong trẻ em nước ta tuy đã giảm một cách đáng kê nhưng số tử vong hàng năm vẫn rất cao Theo đánh giá của UNICEE, hàng năm có tới 28.000 trẻ dưới 5 tuổi tử vong trong đó có khoảng 16.000 là trẻ sơ sinh Tỉ lệ trẻ em
dưới 5 tuổi chiếm 6,5%, ước tính khoảng 6.000.000 trẻ và số trẻ sơ sinh ra
đời hàng năm từ 1.200.000 - 1.500.000 là nhóm đối tượng luôn cần được quan tâm một cách đáng kể [37]
Trẻ có quyền được vui chơi, được chăm sóc và phải có luật bảo vệ trẻ
em đối với những kẻ vi phạm quyền trẻ em Đối với các tổ chức xã hội, đặc
biệt là ngành giáo dục là nơi dạy dỗ phải có phương pháp phủ hợp với từng
lứa tuổi, là sân chơi bố ích tạo sự phát triển về tỉnh thần Sự phát triển về tỉnh thần, thể chất phụ thuộc rất nhiều vào môi trường Một môi trường
trong sạch về mọi mặt có tác động lớn tới sự phát triển của trẻ [7], [9]
Vai trò của gia đình trong việc bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em là hết sức quan trọng Theo báo tạp chí cộng sản ra ngày 01/07/2013 cho thấy:
Kể từ khi Việt Nam phê chuẩn Công ước về Quyền trẻ em của Liên hợp quốc
(năm 1990) và ban hành Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em (năm 1991) tới nay, công tác bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em ở nước ta đã đạt được nhiều kết quả, góp phần tạo ra những chuyển biến tích cực trong nhận
thức và hành động của toàn xã hội đối với lĩnh vực này
Chương trình hành động quốc gia vì trẻ em, bên cạnh rất nhiều thành
tựu đáng ghi nhận thì những hạn chế, yếu kém của công tác bảo vệ, chăm sóc,
giáo dục trẻ em cũng bộc lộ Những yếu kém này đã góp phần làm cho một số mục tiêu, đặc biệt là mục tiêu bảo vệ trẻ em của các chương trình có nguy cơ không đạt được so với mục tiêu kế hoạch dé ra Nhiều nguyên nhân đã được
các chuyên gia và các nhà quản lý nêu ra: nhận thức của từng gia đình và toàn
Trang 24
14
cong déng chua day đủ; năng lực của đội ngũ cán bộ còn yếu kém; dịch vụ bảo vệ trẻ em còn nghèo nàn, chưa có mạng lưới; thiếu hệ thống pháp lý thân thiện với trẻ em; vai trò của quản lý nhà nước còn mờ nhạt, chưa hiệu quả Trong nhiều năm qua, kinh tế - xã hội phát triển, đời sống vật chất, đời sống tinh thần của nhân dân nói chung và của từng gia đình nói riêng được nâng
lên Những yếu tố cơ bản này đã và đang tạo điều kiện thuận lợi cho việc chăm sóc, bảo vệ trẻ em Có thể nói, mặc dù điều kiện, mức độ đầu tư chăm
sóc con cái của các gia đình còn chênh lệch nhau, song hầu hết các gia đình
đều ưu tiên đến mức cao nhất cho việc chăm lo cho trẻ em được ăn, mặc, học
hành, khám chữa bệnh
Nhận thức của cha mẹ về chăm sóc, nuôi dạy và bảo vệ trẻ em đã từng
bước được nâng lên Tuy vậy, qua sự phản ánh của báo chí và qua các kết quả khảo sát, điều tra thì có thể nói hiện nay tình trạng trẻ em thiếu sự quan tâm,
bị xúc phạm, xâm hại, trừng phạt, bạo lực, bóc lột hiện vẫn đang ở mức cao và càng ngày càng nảy sinh nhiều vấn đề phức tạp Điều đáng lo lắng là
những hiện tượng này diễn ra không chỉ trong môi trường xã hội mà còn ở
ngay trong chính gia đình của các em Nói cách khác, trẻ em chưa được bảo vệ, chưa được an toàn ngay trong nhà mình, quyền của trẻ em chưa được chính các bậc cha mẹ thực hiện nghiêm túc và đầy đủ Tất nhiên, khi trẻ em bị
mất an toàn (cả về thể xác, cả về tỉnh thần) ngay trong nhà mình thì lỗi trước
tiên phải thuộc về cha mẹ và các thành viên khác trong gia đình Có thé ké ra đây một số nguyên nhân chính dẫn đến sự hạn chế trong ý thức của gia đình đối với công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em Một số nghiên cứu đã cho thấy tình trạng dinh dưỡng của trẻ em đưới 5 tuổi còn nhiều tồn tại mà nguyên nhân do các yếu tổ từ bà mẹ như trình độ văn hóa, tuổi mẹ khi sinh, chăm sóc trong thời kỳ thai nghén [19], [26], [37], [40], [47]
Nhận thức của những người có liên quan đến chăm sóc cũng rất quan
Trang 25wa entailed bode 15
khoảng một nửa (46,8%) số người được hỏi có giáo dục trung học chỉ có
6,0% có kiến thức về quản lý dinh dưỡng của bệnh tiêu chảy trong khi 54,8 %
có kiến thức về liệu pháp bù nước đường uống 71% số người được hỏi báo cáo thực phẩm [51] Một nghiên cứu ở Uganda và một số nghiên cứu khác
trên thế giới cũng cho thấy bệnh tiêu chảy trẻ em có liên quan đến người
chăm sóc trẻ và tình trạng vệ sinh nước uống cho trẻ [2], [53], [54], [55]
Một vấn đề liên quan đến sự phát triển của trẻ là đo trình độ học vấn của
nhiều bậc cha mẹ còn thấp nên chưa có hiểu biết đầy đủ trong việc bảo vệ,
chăm sóc, giáo dục trẻ em Trong nhiều gia đình, trẻ em không bị thiếu ăn
nhưng vẫn SDD; khi đau ốm vẫn được cha mẹ đưa đi chữa trị nhưng lại không phải tại các cơ sở y tế; nhà cửa tương đối khang trang nhưng lại có rất nhiều nguy cơ gây tai nạn cho trẻ; kinh tế không quá thiếu thốn nhưng lại rất nghèo về thông tin Chính vì sự thiếu hiểu biết của cha mẹ mà rất nhiều trẻ em, tuy được sống trong những gia đình tạm đầy đủ về điều kiện vật chất, nhưng vẫn chưa được bảo vệ và chăm sóc một cách phù hợp; rất nhiều trẻ em phải lao động nặng nhọc, mất an toàn, trong khi gia đình, mặc dù rất khó khăn, nhưng vẫn chưa đến mức lâm vào tình cảnh buộc các em phải làm những công việc
quá sức hay nguy hiểm đó Có không ít trẻ em đã trở thành tàn phế do sự thiếu hiểu biết của cha mẹ Nói cách khác là chính gia đình đã vô tình biến các em
thành trẻ có hoàn cảnh đặc biệt [37] Theo Phou Sophal (2010) tại Bắc Kạn cho
thấy 1/3 số bố mẹ của trẻ có trình độ văn hóa thấp dưới lớp 6; 2/3 số bố mẹ có văn hóa từ 6-12; tỷ lệ bố mẹ học xong lớp 12 trở lên rất thấp (5-6%) [26]
Nghiên cứu tại huyện Lý Nhân tỉnh Hà Nam, tác giả cho biết có mối liên quan giữa tình trạng đỉnh dưỡng của con với chế độ nuôi dưỡng chưa đúng [22] Một nghiên cứu khác tại huyện Phú Lương tỉnh Thái Nguyên tác giả Trần Thị Nga và cộng sự cho biết kiến thức của các bà mẹ về chăm sóc trẻ tốt nhưng thực hành về chăm sóc trẻ đặc biệt là trẻ ốm chưa tốt: 36,2% các bà mẹ có con
Trang 2616
Manh Sức tại thành phố Phủ Lý cũng cho kết quả tương tự về sự phát triển về hễ chất của trẻ với kiến thức và thực hành của các bà mẹ trong chăm sóc trẻ
agay từ khi thai ky [30]
Để góp phần nâng cao sức khoẻ, thê lực, thể chất và trí tuệ của trẻ, ngoài ¡rách nhiệm của nhà trường thì trách nhiệm của gia đình đóng vai trò rất quan
trong Gia đình là một tế bào của xã hội và trẻ được giáo dục nền tảng chính ở
trong gia đình Giáo dục không chỉ đơn thuần là nuôi con day du vé vat chất, mà chủ yếu giúp con trở nên hữu ích, là người con hiếu thảo trong gia đình,
công dân tốt cho xã hội và đất nước Một nhà giáo dục Mỹ đã nói: Nhà trường
đầu tiên là gia đình và người thầy đầu tiên là mẹ nên người mẹ rất quan trọng
đối với trẻ Họ thực hiện thiên chức làm mẹ, làm thẩy một trọng trách khó khăn
nhưng cao cả Sáng kiến kinh nghiệm của Bùi Thị Hải thuộc trường Mầm non B Hà Nội [16] về kinh nghiệm trong công tác tuyên truyền giữa nhà trường và các bậc cha mẹ trong việc chăm sóc, giáo dục trẻ ở trường mẫu giáo mầm non
B cho thấy: Đối với ngành học mầm non, phối hợp giữa gia đình và nhà trường
là một nhiệm vụ thiết thực, tạo sự liên kết và thống nhất giữa trường mam non và cha mẹ trẻ về nội dung, phương pháp, cách thức tổ chức nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ ở lớp cũng như ở gia đình Đây là điều kiện thuận lợi để nhà trường thực hiện công tác tuyên truyền, phô biến kiến thức khoa học chăm sóc, giáo dục trẻ cho các bậc cha mẹ và cộng đồng nhằm giúp trẻ sự phát triển toàn
diện cả về thể chất, tỉnh thần, nhận thức, tình cảm, thầm mỹ, ngôn ngữ, giao
tiếp ứng xử góp phần thực hiện tốt mục tiêu chăm sóc giáo dục trẻ mà nhiệm
vụ năm học đã dé ra Một nghiên cứu khác tại Thanh Liêm tỉnh Hà Nam về tình
trạng dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi cho biết kiến thức của bà mẹ và kinh tế gia
đình ảnh hưởng đến tình trạng dinh dưỡng trẻ [31]
_ Việc chăm sóc sức khỏe trẻ em lứa tuổi nhà trẻ mẫu giáo không chỉ có gia
Trang 27
16
Mạnh Sức tại thành phố Phủ Lý cũng cho kết quả tương tự về sự phát triển về
thể chất của trẻ với kiến thức và thực hành của các bà mẹ trong chăm sóc trẻ ngay từ khi thai kỳ [30]
Để góp phần nâng cao sức khoẻ, thể lực, thể chất và trí tuệ của trẻ, ngoài
trách nhiệm của nhà trường thì trách nhiệm của gia đình đóng vai trò rất quan trọng Gia đình là một tế bào của xã hội và trẻ được giáo dục nền táng chính ở
trong gia đình Giáo dục không chỉ đơn thuần là nuôi con đầy đủ về vật chất, mà chủ yếu giúp con trở nên hữu ích, là người con hiếu thảo trong gia đình, công dân tốt cho xã hội và đất nước Một nhà giáo dục Mỹ đã nói: Nhà trường đầu tiên là gia đình và người thầy đầu tiên là mẹ nên người mẹ rất quan trọng
đối với trẻ Họ thực hiện thiên chức làm mẹ, làm thầy một trọng trách khó khăn
nhưng cao cả Sáng kiến kinh nghiệm của Bùi Thị Hải thuộc trường Mầm non B Hà Nội [16] về kinh nghiệm trong công tác tuyên truyền giữa nhà trường và
các bậc cha mẹ trong việc chăm sóc, giáo dục trẻ ở trường mẫu giáo mầm non
B cho thấy: Đối với ngành học mầm non, phối hợp giữa gia đình và nhà trường là một nhiệm vụ thiết thực, tạo sự liên kết và thống nhất giữa trường mầm non và cha mẹ trẻ về nội dung, phương pháp, cách thức tô chức nuôi dưỡng, chăm
sóc, giáo dục trẻ ở lớp cũng như ở gia đình Đây là điều kiện thuận lợi để nhà
trường thực hiện công tác tuyên truyền, phô biến kiến thức khoa học chăm sóc, giáo dục trẻ cho các bậc cha mẹ và cộng đồng nhằm giúp trẻ sự phát triển toàn diện cả về thể chất, tinh thần, nhận thức, tình cảm, thâm mỹ, ngôn ngữ, giao tiếp ứng xử góp phần thực hiện tốt mục tiêu chăm sóc giáo dục trẻ mà nhiệm vụ năm học đã đề ra Một nghiên cứu khác tại Thanh Liêm tỉnh Hà Nam về tình trạng dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi cho biết kiến thức của bà mẹ và kinh tế gia
đình ảnh hưởng đến tình trạng dinh dưỡng trẻ [31]
Việc chăm sóc sức khỏe trẻ em lứa tuổi nhà trẻ mẫu giáo không chỉ có gia
Trang 28ey TRUONG DA! HOC DIEU DUONG 17 NAM ĐỊNH NI ôm bệnh như viêm phổi, phế quản hoặc các bệnh cấp tính khác về tiêu hóa, nhiễm
giun đường ruột, nếu không điều trị kịp thời sẽ ảnh hưởng đến sự tăng trưởng
của trẻ [34], [41], [46], [49] Nghiên cứu của tác giả Trần Mạnh Tiến tại huyện Điện Biên năm 2009 cho biết tỷ lệ mắc viêm phổi trẻ em là 11,6%; nhóm tuổi mắc cao nhất là 25- 36 tháng tuổi, tỷ lệ bà mẹ cho trẻ đi khám ở trạm y tế khi trẻ
bị ho sốt khó thở là 93,7% ở vùng thấp và 48,1% ở vùng cao Nghiên cứu cũng
chỉ ra sự ảnh hưởng của cán bộ y tế với chăm sóc trẻ em khi bị ốm là kiến thức
đúng của cán bộ y tế về nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính là 66,3%; cán bộ y tế biết thực hành đúng về phân loại bệnh nhiễm khuẩn hô hắp cấp tinh là 44,8% [32] Một nghiên cứu ở tỉnh Thái Bình về thực trạng dinh đưỡng cho các bếp ăn tại
các cơ sở nuôi dạy trẻ cho thấy số bếp đạt yêu cầu về dụng cụ chiếm 72,7% [11]
Theo Niên giám thống kê Y tế (2009) cho thấy tại Nam Định số trẻ trong diện điều tra là 1522 thì có 18,6% trẻ trong diện SDD [8]
Vệ sinh cá nhân cho trẻ ở nhà và ở trường rất quan trọng, giúp trẻ sạch sẽ và phòng tránh các bệnh lây truyền qua đường hô hấp và tiêu hóa Đặc biệt
là bệnh giun sán Nghiên cứu của các tác giả tại Thành phố Hồ Chí Minh cho
biết xét nghiệm trên 1677 cháu học tại 4 trường mam non huyén Cu Chi cho
thấy tỷ lệ nhiễm giun kim là 30,7% Nhóm trẻ có các phụ huynh lao động trí óc thì tỷ lệ nhiễm giun kim ít hơn các nhóm khác [18] Một nghiên cứu của tác giả Phan Thị Hương Liên về sức khỏe trẻ em mầm non thành phố Hà Nội
cho biết tỷ lệ nhiễm giun chung ở trẻ em mầm non là 5,54% và nhiễm giun đũa là 3,69%; giun tóc là 2,11% [21] Một nghiên cứu khác của Richard và cộng sự tại vùng nông thôn Nicaragua và một số nghiên cứu khác khi tìm hiểu
mỗi liên hệ giữa nhiễm ký sinh trùng đường ruột với sự phát triển của trẻ ở lứa tuổi mẫu giáo cho biết bệnh ký sinh trùng phố biến hơn ở trẻ em dưới 24
“háng tuổi với chiều cao thấp trong khi đó nhóm tuổi lớn hơn với cân nặng
Trang 2918
Nghiên cứu của Trần Thị Nga và Đỗ Thị Phương (2006) tại Phú Lương,
Thái Nguyên và một số nghiên cứu khác cho thấy tỷ lệ suy dinh dưỡng còn ở
mức cao và chênh lệch nhiều giữa các địa phương Còn nhiều bà mẹ/người
chăm sóc chính trẻ còn thiếu hiểu biết và không thực hiện các hành vi vệ sinh
cá nhân và vệ sinh trong chăm sóc trẻ [25], [27], [33] Một nghiên cứu tại
Srilanka và một số nghiên cứu khác chỉ ra vệ sinh môi trường và chế độ ăn ảnh hưởng đến dinh đưỡng trẻ [22], [44]
15 Thực trạng các trường mầm non tại thành phố Nam Định
| Trẻ em có được khoẻ mạnh hay không phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện học tập ở nhà trường, nơi một nửa thời gian hàng ngày của các em ở đó
Việc chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khoẻ trẻ em là nhiệm vụ quan trọng
| góp phần đảm bảo cho sự phát triển toàn diện về thể chất, tính than cho thé
hệ tương lai của đất nước
Một ngôi trường khang trang sạch đẹp, đảm bảo vệ sinh, một đội ngũ
cô giáo đầy nhiệt huyết như người mẹ thứ hai, điều đó sẽ thúc đây sự phát
triển của trẻ một cách đáng kể Sự hiểu động vốn là một nhân tố tích cực để
hoàn thiện nhân cách nếu được thể hiện trong một môi trường giáo dục thân
thiện Việt Nam là nước đông dân thứ 13 trên thế giới nhưng chỉ số phát
triển và các chỉ tiêu về chất lượng dân số chỉ xếp thứ 108/177
Thành phố Nam Định là một thành phó thuộc tỉnh ly của tỉnh Nam
Trang 30
BINA
ANTS
19
Đề giải quyết tinh trạng quá tải ở các trường mầm non công lập trên địa
bàn Thành phố Nam Định đòi hỏi phải có sự vào cuộc quyết liệt của các cấp
ủy Đảng, chính quyền các cấp, sự chung tay góp sức của các tô chức, ban ngành, đoàn thể ở địa phương, có cơ chế chính sách phát triển giáo dục mầm non hợp lý Trước hết là phát triển mạng lưới quy mô trường, lớp mầm non phải gắn với quy hoạch đô thị; xây dựng mới các trường mầm non công lập ở
các khu dân cư mới, đầu tư, cải tạo cơ sở vật chất cho các trường công lập
đang xuống cấp; nâng cao đào tạo, bồi đưỡng cán bộ quản lý và giáo viên mầm non, đồng thời tạo điều kiện cho các trường tư thục phát triển và có kế
hoạch bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ chăm sóc, giáo dục trẻ cho đội
ngũ người trông trẻ ở các nhóm trẻ gia đình
Điều lệ trường học mầm non quy định, trẻ từ 18 đến 36 tháng tuổi
được nhận vào nhà trẻ và từ 37 đến 72 tháng tuổi được nhận vào lớp mầm non [4] Tuy nhiên hiện nay, hầu hết các trường mầm non trên địa bàn thành
phố đều không nhận trẻ trên dưới 2 tuổi Vì vậy, hầu hết trẻ trong lứa tuổi
này phải đến trường tư thục hoặc được gửi ở các cơ sở trông trẻ tại gia đình Không chỉ chỉ phí gửi trẻ cao hơn nhiều so với các trường mắm non công lập mà chất lượng nuôi dưỡng của các gia đình nhận chăm sóc trẻ cũng là một vấn đề khiến các bậc phụ huynh không yên tâm Tuy nhiên, nếu các trường mầm non công lập thực hiện đúng quy định Điều lệ trường mam non, nhận trẻ từ 18 đến 36 tháng tuổi thì tình trạng quá tải trong các nhà trường còn trầm trọng hơn nhiều Thực trạng tại các trường mầm non ngoại thành thành phố Nam Định, các trường ngoại thành do xã quản lý vì vậy kinh phí đầu tư
cho trường phụ thuộc vào tài chính của xã cấp Số giáo viên trong diện biên
chế thì có mức lương theo ngạch bậc còn lại đa số là giáo viên thuộc diện hợp đồng Kinh phí chỉ trả lương cho giáo viên hợp đồng phụ thuộc vào tiền
Trang 31
20
lương Số lượng trẻ nghỉ nhiều do thời tiết giá rét hoặc nóng bức cũng đồng nghĩa với việc tiền lương của giáo viên hợp đồng bị hụt di do nguồn thu giảm Điều đó ảnh hưởng tới đời sống của một bộ phận không nhỏ giáo viên tại các trường mầm non ngoại thành
Công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn cho giáo
viên chưa được thực sự quan tâm, hầu như các giáo viên phải tự khắc phục để
Trang 32
21
Chương 2
ĐÓI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Địa điểm, đối tượng và thời gian nghiên cứu 2.1.1 Địa điểm nghiên cứu
Nghiên cứu được tiễn hành tại 6 trường mầm non thuộc địa bản thành
phố Nam Định
Thành phố Nam Định có dân số là 352.108 người, tỉ lệ thành thi là
85,71%; nông thôn là 14,29 % Mật độ 7589 ngườikm2 Thành phố Nam
Định là một thành phố nằm ở phía bắc của Việt Nam, trực thuộc tỉnh và là tỉnh
ly của tỉnh Nam Định Nằm ở khu vực đồng bằng sông Hồng trù phú, nơi đây đã sớm trở thành một trung tâm văn hoá và tôn giáo ngay từ những thời kỳ đầu thé ky XIII trong lịch sử Việt Nam Thành phố đã được Thủ tướng Chính phủ ký quyết định công nhận là đô thị loại I ngày 28/11/2011 Trước đó, ngày 22/11/2011 thành phố Nam Định cũng đã được Thủ tướng Chính phủ ký quyết
định phê duyệt điều chỉnh quy hoạch xây dựng thành phố Nam Định thành
trung tâm kinh tế, văn hóa, khoa học và xã hội của tỉnh Nam Định và của vùng
Nam đồng bằng sông Hồng: đây cũng là một thành phố của vùng duyên hải
Bắc Bộ Thành phố hiện có điện tích tự nhiên nhỏ nhất do vùng nông thôn
ngoại thành rất hẹp Với dân so đông tập trung trên diện tích hẹp nên có mật độ cao nhất trong các thành phố cả nước, hiện đã hơn 7000 người/km?) Về quy
mô dân số nội thành so với các thành phố ở miền Bắc chỉ đứng sau Hà Nội và Hải Phòng (đã hơn 30 vạn dân đạt 17.221 người/ 1 km” vào năm 2011) Thành
phố Nam Định có 20 phường: Bà Triệu, Cửa Bắc, Cửa Nam, Hạ Long, Lộc Hạ,
Lộc Vượng, Năng Tĩnh, Ngô Quyền, Nguyễn Du, Phan Đình Phùng, Quang
Trang 331Í AM Uh a EE eR eB 22
Tế Xương, Trường Thi, Văn Miếu,.Vị Hoàng, Vị Xuyên 5 xã ngoại thành: Lộc
An, Lộc Hòa, Mỹ Xá, Nam Phong, Nam Vân
Thành phố hiện có 29 trường mầm non, trong đó có 27 trường mầm non công lập, 2 trường mầm non tư thục Những năm qua, ngành học mầm non thành phố luôn được các cấp ủy Đảng, chính quyền quan tâm đầu tư, chăm lo Quy mô trường lớp, chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ luôn ổn định, phát triển Đội ngũ giáo viên có trình độ chuyên môn cao, yêu nghề, nhiệt tình trong công tác Bên cạnh những thuận lợi, công tác phô cập GDMN cho trẻ 5 tuổi trên địa bàn thành phố còn gặp khó khăn như: dân số của các phường, xã
trên địa bàn thành phố luôn biến động, ảnh hưởng đến công tác điều tra phổ
cập Sự phân bố các trường mầm non ở các phường không đều, nhiều phường có 2 trường mầm non như: Trần Hưng Đạo, Vy Xuyên, Văn Miềễu, Trường Thi nhưng có phường lại chưa có trường mầm non như phường Trần Quang Khải Ngoài ra, trẻ mầm non chưa có quy định học đúng tuyến nên các trường gặp khó khăn trong công tác theo dõi phố cập Đội ngũ giáo viên mầm non hiện nay còn thiếu, thời gian đứng lớp cả ngày nên thời gian điều tra phố cập chủ yếu là ngoài giờ làm việc Kinh phí cho công tác phổ cập GDMN cho trẻ 5 tuổi còn hạn hẹp; mức thu nhập của giáo viên ngoài biên chế thấp, ảnh hưởng đến chất lượng của giáo dục
Trong 6 trường mầm non thành phố Nam Định được lựa chọn vào nghiên cứu bao gồm 3 trường mầm non thuộc vùng nội thành và 3 trường mắm non thuộc vùng ngoại thành
Các trường nội thành đó là: Trường mầm non Lộc Vượng, trường mam
non VỊ Xuyên, trường mam non Ngô Quyền
Trường mầm non Lộc Vượng có 11 cô, số cháu là 200 Địa điểm xây
dựng trường được đặt trên một diện tích rộng, thoáng Giao thông thuận lợi
Trang 34
23
chưa được đầy đủ theo quy định Gia đình trẻ chủ yếu là cư trú trong phường nên việc quản lý và chăm sóc trẻ có nhiều thuận lợi
Trường mầm non Vị Xuyên có 13 cô, số cháu là 270 Địa điểm xây dựng trường quá chật hẹp Trường không có diện tích trồng cây xanh, khn viên khơng thống Không có diện tích để trẻ hoạt động vui chơi ngoài trời Tất cả các hoạt động của trẻ được các cô giáo hướng dẫn ngay tại lớp Số trẻ lại quá đông, trung bình mỗi cô giáo phải phụ trách khoảng 20 cháu
Trường mầm non Ngô Quyền có 19 cô, số cháu là 330 Địa điểm xây dựng trường chật hẹp, giao thông đi lại khó khăn vào mùa mưa, đường phố ngập lụt, thoát nước chậm Diện tích trồng cây xanh không có, khuôn viên
khơng thống Các hoạt động ngoài trời của trẻ bị hạn chế Số trẻ đông, trung
bình mỗi cô phụ trách khoảng 17 cháu
Các trường ngoại thành đó là: Trường mầm non xã Mỹ Xá, trường mầm non xã Nam Phong, trường mầm non xã Nam Vân
Trường mầm non xã Mỹ Xá có 40 cô, số cháu là 600 được chia ra làm 4 khu
phân đều cho các khu dân cư thuộc địa bàn xã Diện tích xây dựng và diện
tích trồng cây xanh của trường đạt được theo quy định Giao thông thuận lợi
cho trẻ đến trường
Trường Nam Phong có 14 cô, số cháu là 390 Trường mới được xây dựng trên diện tích rộng trong xã Nam Phong
Trường Nam Vân có l6 cô, số cháu là 300 Trường có khuôn viên chật hẹp được đặt trong xã Nam Vân Số lượng trẻ đông, mỗi cô phải phụ trách 19 cháu 2.1.2 Đối tượng nghiên cứu
+ Điều kiện cơ sở vật chất và vệ sinh
+ Bà mẹ có con học tại 6 trường mam non ©
Trang 35
24
2.1.3 Thời gian nghiên cứu
Từ tháng 3 đến tháng 9 năm 2013
2.2 Phương pháp nghiên cứu
2.2.1 Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu được thiết kế theo phương pháp dịch tễ học mô tả dựa trên cuộc điều tra cắt ngang
Nghiên cứu ngang qua các bảng kiểm và hỏi để xác định thực trạng điều kiện vệ sinh và cơ sở vật chất phục vụ công tác chăm sóc trẻ của các trường mầm non thành phố Nam Định
Nghiên cứu ngang mô tả thông qua phỏng vần trực tiếp các bà mẹ và cô
giáo về kiến thức và thực hành chăm sóc trẻ em lứa tuổi nhà trẻ mẫu giáo
2.2.2 Cỡ mẫu và chọn mẫu * Cỡ mẫu nghiên cứu
- Cỡ mẫu cho kiểm tra cơ sở vật chất và điều kiện vệ sinh: Toàn bộ các
trường được chọn vào nghiên cứu gồm 6 trường mâm non công lập - Cỡ mẫu cho phỏng vấn bà mẹ theo công thức tính như sau [35]:
; p(1-p)
n=Z (1-0/2) )
d
Trong đó:
n: Là cỡ mẫu cho nghiên cứu
Zany: HE số tin cậy phụ thuộc vào ngưỡng xác suất œ (Với œ = 0,05
thì Z = 1,96)
p: Tỷ lệ bà mẹ có kiến thức đúng về chăm sóc trẻ em lứa tuổi nhà trẻ
Trang 36xi ; 25
d: Độ sai lệch mong muốn, trong nghiên cứu này chúng tôi chọn d = 0,05 Với các dữ liệu trên chúng tôi tính được n = 384, thực tế chúng tôi đã điều tra được 399 bà mẹ có con học ở các trường trên
- Cỡ mẫu cho điều tra cô giáo chúng tôi chọn tồn bộ các cơ giáo tại 6 trường trên n = 113
* Kỹ thuật chọn mẫu
- Chọn trường:
Thành phố Nam Định có 27 trường mầm non công lập và 2 trường mầm non tư thục với phạm vi và công việc là như nhau, đều có nhiệm vụ chăm sóc trẻ em từ 37 tháng tuổi đến 72 tháng tuổi, số lượng trẻ em và biên chế các cô giáo là tương đương nhau Trong nghiên cứu này chúng tôi mới đi vào điều tra ở các trường công lập Trong các trường công lập có 21 trường nội thành và có 6 trường ngoại thành, vì vậy chúng tôi sử dụng kỹ thuật chọn
mẫu ngẫu nhiên để chọn lấy 3 trường mầm non nội thành và 3 trường mam
non ngoại thành vào nghiên cứu, đó là các trường:
Trường nội thành: Ngô Quyền, Lộc Vượng và Vị Xuyên Trường ngoại thành: Nam Phong, Mỹ Xá và Nam Vân - Chọn đối tượng điều tra:
+ Déi tượng là cơ sở vật chất và điều kiện vệ sinh: tất cả các trường được chọn vào nghiên cứu
+ Đối tượng là các bà mẹ: Lập danh sách các bà mẹ có con đang theo học tại 6 trường nói trên, sau đó sử dụng kỹ thuật chọn mẫu ngẫu nhiên để chọn ra các bà mẹ phỏng vân điêu tra cho đủ cỡ mâu nghiên cứu
Trang 37
26
2.2.3 Phương pháp thu thập thông tin, các kỹ thuật áp dung trong nghiên cứu - Sử dụng phiếu điều tra để kiểm tra cơ sở vật chất và điều kiện vệ sinh tại
các trường điều tra về địa điểm xây dựng, diện tích xây dựng, diện tích cây xanh,
các công trình vệ sinh, các đồ dùng trang thiết bị phục vụ cho công tác nuôi dạy trẻ: bô, đồ chơi y tế học đường
- Sử dụng bộ câu hỏi để phỏng vấn các bà mẹ về kiến thức, thực hành
chăm sóc trẻ Khi các bà mẹ đến đón con hoặc cho con đến lớp, đoàn điều tra
tiến hành giải thích mục đích cuộc điều tra và tiễn hành phỏng vẫn theo bộ câu hỏi theo cỡ mẫu nghiên cứu, trường hợp bà mẹ có nhiều con thì chí phỏng vẫn
một lần
- Sử dụng bộ câu hỏi để phỏng vấn cô giáo về kiến thức, thực hành chăm
sóc trẻ Tiến hành phỏng vấn tất cả các cô giáo đang chăm sóc trẻ tại 6 trường điều tra
- Xét nghiệm mẫu nước đề đánh giá chất lượng nước ăn uống và sinh hoạt tại trường với các chỉ số vệ sinh: Chất hữu cơ .NH; .NO, Vị khuẩn coliform Vi khuan F coliform Vikhuan Cl Welchii Vi khuẩn hiếu khí
- Xét nghiệm vi khuẩn hiếu khí không khí để đánh giá tình trạng vệ sinh
không khí phòng học và hoạt động vui chơi của trẻ
- Xét nghiệm tìm vi khuẩn coliform va F coliform & mot số đồ chơi và
Trang 3827
- Kỹ thuật lấy mẫu nước và lấy mẫu không khí theo thường quy chung
của Viện Y học lao động & Vệ sinh môi trường và Viện Vệ sinh dịch tế [2]
+ Lấy mẫu: Trước khi lấy mẫu vào chai, tráng chai 1 - 2 lần bằng chính
nước đó, để cho chảy vài phút rồi mới lấy nước vào chai Mẫu nước để xét nghiệm vi khuẩn tiến hành khử khuẩn bằng nhiệt sau đó mở cho nước chảy 3- 5 phút, rồi lấy nước vào chai Thực hiện các xét nghiệm theo kỹ thuật thường qui như sau:
+ Xét nghiệm chất hữu cơ: Dựa trên nguyên tắc dùng Kali permanganat (KMnO¿) thừa để oxy hóa các chất hữu cơ trong nước Lượng oxy tiêu thụ tương đương với lượng Kali permanganat phản ứng Xác định lượng Kaili permanganat thừa bằng axít Oxalic (HạC;O/)
+ Xét nghiệm NH;: Dựa trên nguyên tắc trong môi trường kiềm,
Amoniac trong nước sẽ tác dụng với thuốc thử Nessler (K;Hgl¿) cho một phức chất màu vàng Đọc kết quả bằng so màu với thang mầu mẫu
+ Xét nghiệm NO;: Dựa trên nguyên tắc trong môi trường axit, nitrit
trong nước sẽ chuyển thành axit nirơ (HNO2), axit này kết với thuốc thử
Griess cho phức chất màu hồng.Đọc kết quả bằng so màu với thang mau mau + Xét nghiém Coliform va F Coliform bang phuong phap da éng (The Most Probable Number): Coliform la vi khudn thudng tim thay ở phân người, phân động vật và có thể thấy ở cả môi trường như đất, nước, rau quả
Đây là loại vi khuẩn hiếu khí và ky khí tùy tiện, không có nha bào, chúng
được coi là chỉ điểm vệ sinh quan trọng đối với các nguồn nước đã xử lý Sự có mặt của coliform chứng tỏ rằng phương pháp tiệt khuẩn chưa đạt hiệu quả Xét nghiệm dựa vào tính chat sinh vat hoa hoc coliform va F Coliform lên men đường lactose, sinh axit, sinh hơi và sử dụng muối mật Sau nuôi
Trang 39
28
+ Xét nghiệm vi khuẩn hiếu khí không khí theo phương pháp Koch
như sau:
Trong không khí thường có nhiều loại vi khuẩn hiếu khí, bao gồm loại vi khuẩn gây bệnh và loại vi khuẩn không gây bệnh Xác định vi khuẩn hiểu
khí là tìm hiểu mức độ nhiễm vi khuẩn nói chung, qua đó có thể sơ bộ đánh
giá chất lượng ô nhiễm vi sinh vật không khí
Nguyên lý: Vi khuẩn hiếu khí phát triển thuận lợi trong môi trường thạch thường Sử dụng phương pháp lắng bụi của Koch, dựa vào sự lắng đọng
của các hạt aerosol có mang theo các vi sinh vật rơi trên bề mặt môi trường
thạch thường đề nuôi cấy
Mỗi địa điểm tiến hành lấy mẫu ở 5 vị trí trong đó 4 mẫu ở xung quanh và l1 mẫu ở giữa, mỗi vị trí đặt 1 đĩa thạch (theo thường qui) trong thời gian 10 phút Sau đó mẫu được vận chuyển về phòng xét nghiệm và để trong tủ ấm
với nhiệt độ 37°C/24 giờ
- Công thức tính kết quả:
Ax100x100 Sxk
SLVK: Sé6 luong vi khuan trong Im? khéng khí A: Số khuẩn lạc mọc trên đĩa thạch
SLVK !1m` =
$: Diện tích bề mặt môi trường
k: Hệ số thời gian đĩa thạch (k=l với thời gian 5 phút, k=2 với thời gian 10 phút)
100: Hệ số để tính kết quả trong Im”
Lấy kết quả trung bình của 5 vị trí lay mẫu là kết quả đại diện cho
một mẫu
+ Xét nghiệm vi khuẩn CJ.welchii là loại vi khuẩn ky khí có trong
Trang 40
29
| va khéng khi bị nhiễm phân Nước bị nhiễm phân lâu ngay thuéng thay Cl
ị Weichii vì nó là vì khuẩn có nha bào nên sống lâu và có sức chịu đựng với : nhiệt độ cao Nguyên tắc xét nghiệm dựa vào tính chất C7 Welclii chịu được
nhiệt độ cao và sinh nhiều Hydrosunfua nên người ta tìm khuẩn lạc màu đen
trong môi trường Winson Blair Sau khi nuôi cấy thì tính kết quả bằng đếm các khuẩn lạc màu đen tròn trong môi trường, 1 khuẩn lạc màu đen trong môi trường 14 1 con Cl Welchii
2.2.4 Bién số và chỉ số trong nghiên cứu
* Biến số về cơ sở vật chất và điều kiện vệ sinh:
Địa điểm xây dựng Diện tích xây dựng Cây xanh
Cung cấp nước sạch Công trình vệ sinh
Các phòng phục vụ công tác nuôi dạy trẻ Điều kiện vệ sinh phòng nuôi dạy trẻ Y tế học đường * Biến số về một số chỉ tiêu xét nghiệm mẫu nước ăn uống sinh hoạt: Chất hữu cơ NH; NO, Coliform va F Coliform Vị khuẩn hiểu khí không khí
Biến số về kiến thức và thực hành của các bà mẹ về chăm sóc trẻ Tuổi
Giới