1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Ngôn ngữ văn bản quản lý nhà nước của việt nam

98 6 1
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 98
Dung lượng 10,31 MB

Nội dung

Trang 1

mn KH GOK | st

| Hoc VIN CHÍNH TRỊ - HÀNH CHÍNH QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH

HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYẾN TRUYỂN

BAO CAO TONG HOP

KẾT QUÁ NGHIÊN CỨU DE TAI CAP CO SO:

Trang 2

MỤC LỤC TRANG MỞ ĐẦU | 1 1 Tính cấp thiết của đề tài 1 2 Tình hình nghiên cứu 2 3 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 4

3.1 Mục tiêu nghiên cứu 4

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu 5 4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 5 4.1 Đối tượng nghiên cứu —5 4.2 Pham vỉ nghiên cứu | 5 5 Phương pháp nghiên cứu 5

_6 Ý nghĩa của đề tài 5

6.1 Về lý luận | 5 6.2 Về thực tiễn - 6 7 Kết cấu của đề tài | | 6 CHƯƠNG 1 TAM QUAN TRONG CUA NGON NGU 7

TRONG VAN BAN QUAN LY NHA NUGC

1.1 Cac khai niém co ban 7 1.1.1 Ngôn ngữ 7

1.1.2 Văn bản 7

1.1.3 Văn bản quản lý nhà nước 8 1.2 Vai trò, chức nang của ngôn ngữ trong văn bản quản 11

Trang 3

1.2.1 Vai tro 11 1.2.2 Chức năng, nhiệm vu và đặc trưng chung 11 CHUONG 2 CAC DAC ĐIỂM VỀ SỬ DỰNG NGÔN NGỮ 17

TRONG VĂN BẢN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC CỦA VIỆT NAM 2.1 Về từ vựng 17 2.1.1 Đặc điểm chung 17 2.1.2 Những điều cần tránh khi sử dụng từ ngữ trong văn 22 bản quản lý nhà nước 2.2 Về cú pháp 30 2.2.1 Đặc điểm chung 30 2.2.2 Những điều cần tránh khi đặt câu trong văn bẩn 38 quản lý nhà nước e 2.3 Về kỹ thuật hành văn 43

7 2.3.1 Cach lap tudn 44 2.3.2 Cách viết đi thẳng vào vấn đề 46

2.3.3 Cách xưng hô 47

2.3.4 Cách thức sử dụng các công thức ngôn từ có sẵn 49

CHUONG 3 NHỮNG GIẢI PHAP NHAM NANG CAO 54

HIEU QUA VIEC SU DUNG NGON NGU TRONG VAN | BAN QUAN LY NHA NUGC CUA VIET NAM

3.1 Nang cao nhận thức cho những người có liên quan về 54 vai trò và ý nghĩa của ngôn ngữ trong văn bản quản

lý nhà nước

3.2 Nâng cao trình độ tiếng Việt cho đội ngũ những người 55 soạn thao văn bản quản lý nhà nước

3.2.1 Khi tuyển cắn bộ, công chức cần đề cao năng lực sử 55 dụng ngôn ngũ của ứng viên

3.2.2 Chú trọng hoạt động đào tạo, bồi dưỡng 55

Trang 4

3.2.3 Quy định về trình độ ngoại ngữ đối với những người 57 tham gia soạn thảo văn bản quản lý nhà nước

3.2.4 Lắng nghe ý kiến phản hồi của công chúng: 58 3.3 Trang bị kiến thức về nghiệp vụ quản lý nhà nước cho 58

những người tham gia soạn thảo VBQLNN

3.4 Thiết lập một quy trình soạn thảo VBQLNN mang 58

tính chuyên nghiệp cao

3.5 Xây dựng một môi trường ngôn ngữ trong sáng, mẫu 59 mực

3.5.1 Chú trọng việc sử dụng ngôn ngữ trong những phạm 59 ví giao tiếp mang tính chính thức

3.5.2 Có một cơ chế thưởng phạt rõ ràng, nghiêm mình - 60 3.6 Trang bị cho cán bộ soạn thảo văn bản các phương 60

Trang 5

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Văn bản quản lý nhà nước (VBQLNN) có vai tro dac biét quan trong đối với đời sống xã hội Đó là phương tiện quản lý, điều hành xã hội, là công cụ hướng dẫn hành vi của con người vì lợi ích của mỗi cá nhân cũng như của

toàn thể cộng đồng |

Trong VBQLNN, ngôn ngữ là phương tiện chuyển tải thông tin chính yếu, thậm chí duy nhất Và do tầm quan trọng mang tính xã hội của VBQLNN, ngôn ngữ ở đây cần đáp ứng những yêu cầu cao nhất về tính chuẩn mực và phù hợp Những hạn chế dù nhỏ nhất về sử dụng ngôn ngữ trong

VBQLNN cé thé gay ra những tổn hại lớn không lường được

Tuy nhiên, thực tế khảo sát cho thấy, việc sử dụng ngôn ngữ trong nhiều VBQLNN ở Việt Nam vẫn chưa đạt chất lượng như mong đợi, và do vậy chưa đảm bảo được tính hiệu lực, hiệu quả cần thiết Không chỉ các VBQLNN ở

cấp cơ sở mắc các lỗi về sử dụng câu chữ mà ngay cả các VBQLNN cấp Trung ương, tỉnh, thành phố cũng có thể bỏ qua các sai sót đáng kể về phương

điện này Ví dụ: |

-Nghi dinh s6 141/HDBT quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự có ghi:

“Phạt cảnh cáo hoặc hoặc phạt tiền từ 1.000 đến 20.000 đồng; nếu vi phạm nhiều lần hoặc tái phạm có thể phạt đến 50.000 đồng đối với một trong

các hành vi sau:

E, Làm giả, gian lận hoặc “phe” một ít các loại vé ”

Từ “phe” ở đây là tiếng lóng, không thể dùng trong VBQLNN Nên thay nó bằng cụm từ “mua vé để bán nhằm thu lợi nhuận”

.~ Mẫu “Lệnh tạm giam” (Khoản 4, Điều 87, Bộ luật Tố tụng năm 2003)

^ “ k7

Trang 6

viết chỉ việc ghi COn SỐ cụ thể (1,2,3,4, v.v.) vào trước từ “?háng” Trong khi đó, pháp luật quy định: “Thời gian tạm giữ được trừ vào thời hạn tạm giam Một ngày tạm giữ được tính bằng một ngày tạm giam” nên nếu trước đó, bị can đã bị tạm giữ thì vô tình người lập văn bản đã xác định thời gian tạm giam bằng với thời hạn tối đa pháp luật quy định mà không trờ đi số ngày bị can bị tạm giữ trên thực tế và như vậy đã ra lệnh tạm giam quá thời hạn cho phép

Theo chúng tôi, trong mẫu này nên thay từ “tháng” nói trên bằng từ “ngày”, v.V

Nguyên nhân của những dạng lỗi kiểu nói trên thì có nhiều, song theo

chúng tôi, trước hết là bởi những người tham gia soạn thảo các VBQLNN chưa

thật sự có hiểu biết chắc chắn và sâu sắc về tiếng Việt nói chung, và đặc biệt là về các đặc điểm của ngôn ngữ thuộc văn phong này nói riêng Và, có thể

nói, hiện họ đang rất cần những tài liệu, công trình nghiên cứu khảo sát một cách toàn diện và có hệ thống các khía cạnh liên quan đến việc sử dụng ngôn ngữ trong VBQLNN để tham khảo, tra cứu, trên cơ sở đó, nâng cao hiệu quả hoạt động của mình

Trong bối cảnh như vậy, chúng tôi cho rằng việc lựa chọn vấn đề “ngôn ngữ văn bản quản lý nhà nước của Việt Nam” làm đề tài nghiên cứu là có tính cấp thiết cao

2 Tình hình nghiên cứu

Có khá nhiều công trình nghiên cứu đề cập vấn đề sử dụng ngôn ngữ trong VBQLNN, song phần lớn chỉ dừng lại ở những câu nhận xét chung chung, mang tính khái quát, rất khó vận dụng cụ thể trong thực tế Đáng chú ý

hơn cả là những công trình sau:

Cuốn “Quản lý hành chính văn phòng” của Luật sư Võ Thành VỊ, trong mục “biên tập hình thức văn bản” có đề cập ở những nét khái quát nhất cách sử dụng ngôn từ thuộc ba phương diện là “từ ngữ”, “cú pháp” và “hành văn” trong một văn bản quản lý hành chính nhà nước [31, 115-118]

Tác giả Bùi Khắc Việt trong cuốn “Kĩ thuật và ngôn ngữ soạn thảo văn

Trang 7

trong văn bản quản lý nhà nước Theo ông, các VBQLNN thường có những

đặc điểm chung sau đây về ngôn ngữ: 7, Chính xác, rõ ràng; 2, Dễ hiểu và

ngắn gọn; 3, Khách quan, phi cá tính; 4, Lịch sự; 5, Tính khuôn mẫu Bên

cạnh đó, tác giả này còn nêu khá cụ thể các đặc điểm cũng như các yêu cầu về

sử dụng từ ngữ, về đặt câu, về cách dùng dau cau trong VBQLNN [35, 85- 128] Tuy nhiên, cách trình bày ở đây nên được điều chỉnh lại để người đọc tiện theo dõi hơn

Cuốn “Phong cách học tiếng Việt” do Đình Trọng Lạc chủ biên, trong

chương “Các phong cách chức năng của hoạt động lời nói trong tiếng Việt” có dành một phần viết về “Phong cách hành chính công vụ” Ở đây tác giả đã chỉ ra các đặc trưng chung của phong cách hành chính-công vụ là: 1, fính chính xác, minh bạch; 2, tính nghiêm túc-khách quan; 3, tính khuôn mẫu; đồng thời cũng đã bước đầu đề cập những đặc điểm cơ bản của ngôn ngữ VBQLNN trên ba phương diện là “từ ngữ”, “cú pháp” và “cách trình bày” [18, 66-801 Những kết quả khảo cứu của Định Trọng Lạc có ý nghĩa tham khảo quan trọng đối

với đề tài của chúng tôi

Nhà nghiên cứu Hữu Đạt trong cuốn “Phong cách học và phong cách

chức năng tiếng Việt” đù có đôi chút khác biệt trong cách diễn đạt, song về cơ

bản vẫn nêu ra các đặc trưng của phong cách hành chính công vụ tương tự như _Đỉnh Trọng Lạc Bên cạnh đó, ông còn bổ sung thêm hai đặc trưng nữa là “tính trang trọng và tính quốc tế” và “tính quy ước và tính khả biến theo thời gian” Theo chúng tôi, chỉ có “tính trang trọng và tính quốc tế” là phù hợp,

còn tính chất cuối cùng không chỉ thuộc về phong cách hành chính công vụ Cũng ở công trình này, phần bàn về các đặc điểm của việc sử dụng từ ngữ

trong phong cách hành chính-công vụ được viết khá sơ sài Theo Hữu Đạt thì từ ngữ trong văn bản hành chính phải thông dụng, dễ hiểu; câu văn phải phải ngắn gọn, rõ ràng; phương pháp lập luận chủ yếu là diễn dịch [10, 155-168]

Tác giả Phạm Tất Thắng trong bài “Tờ “tính khuôn mẫu” đến “các khuôn ngôn ngữ hành chính” đã đưa ra một ý tưởng khá mới mẻ rằng các VBQLNN sử dụng hai loại khuôn ngôn ngữ là khuôn tình huống và khuôn cấu

Trang 8

dưới dạng các kết cấu ngữ pháp (ti, ngữ, câu) và được sử dụng trong những loại văn bản nhất định Còn “khuôn cấu trúc” là những dàn bài hay những đề cương khái quát của các VBQLNN Mỗi VBQLNN đều mang trong mình một khuôn tình huống và một khuôn cấu trúc tương ứng [23, 225-229]

Bên cạnh đó, cũng cần phải kể đến Luận án Tiến sĩ “Một số đặc điểm của ngôn ngữ luật pháp tiếng Việt” của tác giả Lê Hùng Tiến Đây là công trình đầu tiên đã đi sâu vào khảo sát ngôn ngữ của một loại văn bản quản lý nhà nước mang tính chuyên biệt-văn bản pháp luật Ba vấn đề lớn được Luận ấn tập trung nghiên cứu một cách khá toàn diện, hệ thống và đạt được những

kết quả đáng ghi nhận là: đặc điểm từ vựng, đặc điểm ngữ pháp và đặc điểm

văn bản của văn bản luật pháp tiếng Việt [27, 58-157]

Theo chúng tôi, những công trình nói trên thường mới chỉ thể hiện được góc nhìn hoặc thiên về ngôn ngữ học hoặc thiên về nghiệp vụ quản lý; mặt khác, các ví dụ còn đơn giản và cũng đã lạc hậu so với sự vận động của xã hội, cho nên ở mức độ nào đó, không còn đáp ứng yêu cầu thực tiễn

Cuốn “Soạn thảo và xử lý văn bản quản lý nhà nước” của Nguyễn Văn Thâm có bàn khá cụ thể về ngôn ngữ và văn phong của văn bản quản lý hành chính với các mục: “Những đặc điểm của văn phong hành chính”, “Cách hành văn trong văn bản hành chính công vụ”, “Lựa chọn từ và thuật ngũ trong văn bản hành chính công vụ” [24, 118-138] Có thể nói, đây là tài liệu viết kỹ nhất về ngôn ngữ văn bản quản lý nhà nước, song cách trình bày tương đối khó theo dõi, nội dung chưa có tính khái quát cao

Đề tài của chúng tôi sẽ kết hợp hài hòa các tri thức về ngôn ngữ học và các tri thức về quản lý nhà nước trên cơ sở khảo sát những ngữ liệu mới nhất

và da dạng, phong phú nhất nhằm phục vụ cho việc học tập, nghiên cứu và vận dụng trong thực tiễn của đông đảo công chúng

3 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1 Mục tiêu nghiên cứu:

Đề tài trình bày một cách toàn điện và có hệ thống các đặc điểm về ngôn ngữ trong VBQLNN của Việt Nam; đồng thời, đề xuất các giải pháp

nhằm nâng cao hiệu quả của việc sử dụng ngôn ngữ ở loại văn bản này

Trang 9

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu:

Để đạt được mục tiêu nêu trên, đề tài có các nhiệm vụ nghiên cứu sau - Làm rõ tầm quan trọng và các đặc trưng cơ bản của ngôn ngữ trong VBQLNN cua Viét Nam

- Khảo sát một cách toàn diện và có hệ thống các đặc điểm của việc sử dụng ngôn ngữ trong VBQLNN của Việt Nam

- Đề xuất các giải pháp nhằm góp phần nâng cao hiệu quả của việc sử dụng ngôn ngữ trong VBQLNN của Việt Nam

4 Đối tượng và phạm vỉ nghiên cứu 4.1 Đối tượng nghiên cứu:

- Các đặc điểm về sử dụng ngôn ngữ trong VBQLNN của Việt Nam 4.2 Phạm vì nghiên cứu:

- Các VBQLNN tiếng Việt của Việt Nam từ năm 1990 trở lại đây, nhưng chủ yếu là tập trung vào các văn bản trong giai đoạn hiện tại (2005- 2010)

5 Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp luận: Đề tài được tiến hành dựa trên phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng

Phương pháp chung: Khảo sát thực tiễn, xử lý tài liệu, phân tích, tổng hợp, so sánh, thống kê, v.v,

6 Ý nghĩa của dé tài

Trang 10

6.2 Về thực tiễn: Kết quả nghiên cứu của đề tài là tài liệu tham khảo bổ ích đối với những người trực tiếp tham gia soạn thảo VBQLNN; các nhà quản lý; các nhà nghiên cứu, giảng viên và sinh viên ngành ngôn ngữ học

7 Kết cấu của đề tài

Ngoài phần mở đầu, kết luận, đanh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, đề tài bao gồm 3 chương:

1 Tâm quan trọng của ngôn ngữ trong văn bản quản lý nhà nước

2 Các đặc điểm về sử dụng ngôn ngữ trong văn bản quản lý nhà nước của Việt Nam

3 Những giải pháp nhằm góp phần nảng cao hiệu quả việc sử dụng ngôn ngữ trong văn bản quản lý nhà nước của Việt Nam

Trang 11

CHƯƠNG 1

TAM QUAN TRONG CUA NGON NGU TRONG VAN BAN QUAN LY NHA NUGC

1.1 CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN

1.1.1 Ngôn ngữ

Theo “Từ điển tiếng Việt”, “ngôn ngữ” là: “Hệ thống những âm, những tt và những quy tắc kết hợp chúng mà những người trong cùng một cộng đồng dùng làm phương tiện để giao tiếp với nhau Ví dụ: Tiếng Nga và tiếng Việt là hai ngôn ngũ rất khác nhau” [34, 689]

Ngôn ngữ bao gồm ba thành tố cấu thành là ngữ âm, từ vựng và ngữ pháp Nó tồn tại dưới hai dạng: âm thanh (tiếp nhận bằng thính giác) và chữ viết (tiếp nhận bằng thị giác) Ngôn ngữ chỉ hình thành, tồn tại và phát triển

trong xã hội loài người Là phương tiện biểu đạt tư duy, ngôn ngữ đồng thời

cũng là phương tiện giao tiếp tiện lợi nhất, phong phú nhất, phổ cập nhất và hiệu quả nhất của mỗi cộng đồng, mỗi quốc gia cũng như tồn nhân loại

Ngơn ngữ chính của Việt Nam là tiếng Việt

1.1.2 Văn bản

“Từ điển tiếng Việt” định nghĩa “văn bản” là: “bẩn viết hoặc in, mang nội dung là những gì cần duoc ghi dé luu lai lam bằng Ví dụ: Nghiên cứu văn bản cổ Viết thành văn bản.” [34, 1100]

Theo chúng tôi, trên cơ sở tham khảo nhiều tài liệu và xuất phát từ thực tiễn nghiên cứu và giảng dạy của mình, văn bản cần được định nghĩa một cách

day du la: Van ban la san phẩm của hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ ở dạng viết, thường là tập hợp các câu, có tính trọn vẹn về nội dung, tính hoàn

chỉnh về hình thức, có tính liên kết chặt chế và hướng tới mỘt mục tiêu giao tiếp nhất định

Như vậy một sản phẩm ngôn ngữ để được gọi là văn bản phải đáp ứng

nhiều yêu cầu về nội dung và hình thức Và cũng theo cách hiểu này thì dung

Trang 12

một bài báo, một bài thơ, một bản báo cáo, một lá đơn; một cuốn tiểu thuyết, - thậm chí một bộ sách nhiều tập đều được xem là văn bản

Hiện nay, theo các chuyên gia, có năm loại văn bản tạo nên năm loại văn phong cách tương ứng là: văn bản khoa học, văn bản quản lý nhà nước (còn gọi là văn bản hành chính-công vụ), văn bản báo chí công luận, văn bản chính luận, văn bản văn học nghệ thuật

1.1.3 Văn bản quản lý nhà nước

Văn bản quản lý nhà nước (VBQLNN) là những văn bản hình thành trong hoạt động quản lý và lãnh đạo chung Chúng là phương tiện quan trọng để ghi lại và truyền đạt các quyết định quản lý hoặc các thông tin cần thiết hình thành trong quá trình quản lý của các cơ quan Mọi cơ quan quản lý nhà nước từ Trung ương đến địa phương đều sử dụng các văn bản như là cơ sở pháp lý quan trọng và đều sản sinh ra các văn bản với các thể loại thích hợp để phục vụ cho hoạt động của cơ quan mình

VBQLNN thể hiện ý chí, mệnh lệnh của cơ quan nhà nước đối với cấp

dưới Đó là hình thức để cụ thể hoá luật pháp, là phương tiện để điều chỉnh các

quan hệ xã hội thuộc phạm vi quản lý nhà nước VBQLINN tổn tại dưới dạng ngôn ngữ viết, do các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền ban hành theo

những thể thức, thủ tục và quy chế luật định

VBQLNN còn được gọi là văn bản hành chính nhà nước hay văn bản hành chính (cũng có người gọi văn bản hành chính-công vụ) Nguyên nhân là bởi từ “hành chính”, xét theo nghĩa gốc, biểu thị sự quản lý của nhà nước; còn theo nghĩa thông thường, khái niệm này dùng đẻ chỉ sự tổ chức, điều hành, kiểm tra, nắm tình hình hoạt động của một cơ quan thuộc hệ thống nhà nước hoặc của một tổ chức xã hội, xí nghiệp, doanh nghiệp tư nhân, v.v

VBQLNN thực hiện nhiều chức năng khác nhau, điển hình là:

a Chức năng thông tin: Trong thời đại ngày nay, do sự phát triển như vũ bão của khoa học-công nghệ, các hình thức lưu giữ và truyền đạt thông tin hết sức phong phú Tuy vậy, trong hoạt động quản lý, văn bản vẫn là phương tiện chuyển tải thông tin chủ yếu vì tính thuận lợi và độ tin cậy cao của nó

XT?)/¬>I

Trang 13

- Ghi lại các thông tin quản lý;

- Truyền đạt thông tin từ nơi này đến nơi khác trong hệ thống quản lý

hay từ cơ quan đến cá nhân;

- Giúp các cơ quan thu nhận được những thông tin cần cho hoạt động quản lý;

- Giúp các cơ quan đánh giá các thông tin thu được qua các hệ thống truyền đạt thông tin khác

b Chức năng pháp lý: Chức năng này của VBQLNN được thể hiện ở các phương diện sau:

- Chị lại các quy phạm pháp luật và các quan hệ về mặt luật pháp tồn tại trong xã hội; |

- Là cơ sở pháp lý cho hoạt động của các cơ quan, các tổ chức, đoàn thể, v.v.; |

- Là sản phẩm của sự vận dụng các quy phạm pháp luật vào đời sống thực tế, vào quản lý nhà nước và quản lý xã hội, phân ánh quá trình giải quyết các nhiệm vụ trên phương diện pháp lý theo quy định của pháp luật hiện hành

C Chúc năng quản lý: Chức năng quản lý của VBQLNN xuất hiện khi

văn bản được sử dụng để thu thập thông tin, ban hành và tổ chức thực hiện các

quyết định quản lý

Chức năng này thể hiện ở hai khía cạnh:

- VBQLNN là một hình thức quản lý dựa trên các quy định của pháp luật Nói cách khác, VBQLNN là công cụ điều hành cho hoạt động của các cơ quan, tổ chức

- VBQLNN là yếu tố tạo nên quan hệ giữa các cơ quan thuộc bộ máy

quản lý nhà nước, lä yếu tổ hợp thức hoá hoạt động quản lý của các cơ quan này |

d Chitc ndng văn hoá

- VBQLNN cũng là sản phẩm sáng tạo của con người được hình thành

Trang 14

trong từng thời kỳ lịch sử khác nhau Qua lề lối quản lý có thể tìm ra các đặc

điểm về văn hoá quản lý của mỗi thời kỳ như vậy

- Văn bản hình thành trong hoạt động của tổ chức cho thấy những nét đặc trưng trong quản lý, điều hành của nó Chính những đặc trưng này góp

phần tạo nên diện mạo văn hoá của tổ chức

- Những văn bản được hình thành với chất lượng cao có thể xem là một

biểu mẫu văn hoá, có ý nghĩa quan trọng đối với đời sống con người Chúng góp phần tạo ra một nếp sống mới tốt đẹp hơn cho xã hội, đồng thời, nâng cao văn hoá quản lý; nhờ vậy, trở thành một di sản văn hoá có giá trị lâu dài

d Chức năng xã hội

VBQLNN luôn được sản sinh do một nhu cầu xã hội nhất định Điều này đã tạo nên chức năng xã hội của nó

VBQLNN có khả năng thúc đấy hoặc kìm hãm sự phát triển các quan

hệ xã hội khác nhau Văn bản được ban hành một cách chuẩn xác sẽ có vai trò tích cực trong việc xây dựng và giữ gìn các chế định xã hội phù hợp với nhu cầu của sự tiến bộ chung Văn bản cũng có thể phá vỡ các quan hệ xã hội cũ đã hình thành hoặc tạo nên những quan hệ mới

VBQLNN được chia làm ba loại hình chính, gồm:

- Văn bản quy phạm pháp luật: Lầ van ban do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành theo thủ tục, trình tự luật định, trong đó các quy tắc xử sự chung được Nhà nước bảo đảm thực hiện nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội theo định hướng xã hội chủ nghĩa Chẳng hạn: Hiến pháp, Luật, Nghị quyết do Quốc hội ban hành; Lệnh, Quyết định do Chủ tịch nước ban hành; Nghị quyết, Nghị định do Chính phủ ban hành; Quyết định, Chỉ thị do Thủ

tướng Chính phủ ban hãnh; v.v - Văn bản hành chính: Là các loại văn bản được sử dụng trong các cơ

quan nhà nước, tổ chức xã hội và các doanh nghiệp nhằm chuyển tải thông tin,

trao đổi công tác, giao dịch, tổng kết, v.v Chẳng hạn: Quyết định (cá biệt), chỉ

thị (cá biệt), thông cáo, thông báo, chương trình, kế hoạch, phương án, đề án, báo cáo, biên bản, tờ trình, hợp đồng, công văn, g1ấy mời, v.v

« 9 A A ~

-Văn bản chuyên môn, kỹ thuật:

Trang 15

+ Văn bản chuyên môn: Là loại hình văn bản mang tính đặc thù nghiệp vụ chuyên môn Văn bản này được phân loại trên các lĩnh vực: thống kê, kế hoạch; tài chính, ngân hàng, giá vật tư; y tế, văn hoá xã hội; tư pháp; ngoại giao, quốc phòng, an ninh; tổ chức cán bộ, lao động tiền lương

+ Văn bản kỹ thuật: Là văn bản được hình thành trong các cơ quan thuộc bốn lĩnh vực: Kiến trúc xây dựng, công nghệ cơ khí, trắc địa, đồ bản, thuỷ văn, khí tượng;.khoa học tự nhiên, xã hội

1.2 VAI TRO, CHUC NANG CUA NGON NGU TRONG VAN BAN QUAN LY NHA NUGC

1.2.1 Vai tro

Ngôn ngữ là phương tiện chuyển tải thông tin chính yếu hoặc duy nhất cho nên có vị thế đặc biệt quan trọng trong VBQLNN Nói cách khác, không có ngôn ngữ (cụ thể là ngôn ngữ viết: vừa thuộc phong cách viết, lại vừa tồn tại ở dạng viết) thì không có văn bản nói chung cũng như văn bản quản lý nhà nước nói riêng

Mặt khác, do văn bản quản lý nhà nước có vai trò hết sức to lớn đối với đời sống xã hội như đã nói trên cho nên sự thiếu chuẩn mực hay các sai sót về ngôn ngữ ở đây có thể làm giảm sút tính hiệu lực, hiệu quả của văn bản hay thậm chí gây tổn hại nghiêm trọng về nhiều mặt cho cả quốc gia

VBQLNN của Việt Nam, lẽ tất nhiên, chủ yếu được soạn thảo bằng tiếng Việt, song trong những hoàn cảnh giao tiếp cụ thể, có thể được soạn thảo bằng cả những thứ tiếng khác Trong điều kiện hạn chế về nhiều mặt của khố luận này, chúng tơi chỉ khảo sát các văn bản tiếng Việt

1.2.2 Chức năng, nhiệm vụ và đặc trưng chung

1.2.2.1! Chức năng Ngôn ngữ trong VBQLNN thực hiện hai chức năng cơ bản là chức năng

giao tiếp lý trí (thông báo) và chức năng ý chí (sai khiến) Hai chức năng này có thể đồng thời tồn tại như trong biên bản (vừa có phần thông báo nội dung làm việc của hội nghị vừa có phần nghị quyết phải thực hiện), nhưng có lúc ý nghĩa thông báo nổi lên (như chứng từ, chứng thư, giấy chứng nhận, và cũng

Trang 16

1.2.2.2 Nhiệm vụ Ngôn ngữ cửa văn bản quản lý nhà nước phải thực hiện các nhiệm vụ cơ bản sau đây: a Về nội dung:

- Làm cho nội dung văn bản trở nên rõ ràng, cụ thể

VBQLNN phải phản ánh đúng, trọn vẹn các chủ trương, đường lối của Đảng, của các cơ quan quản lý nhà nước Nội dung văn bản không được trái với các quy định của pháp luật, trái với quyền hạn, nhiệm vụ, chức năng được Ø1aO Của các cơ quan

Văn bản phải được xây dựng từ yêu cầu khách quan của quá trình quản lý, phản ánh được nguyện vọng của nhân dân, nhằm phục vụ lợi ích của nhân dan va của đất nước nói chung

Ngôn ngữ ở đây phải làm rõ được nội dung văn bản, phạm vi, đối tượng và hành vi mà văn bản điều chỉnh để sau khi ban hành, nó sẽ được thực hiện một cách thuận lợi Đồng thời, phạm vi điều chỉnh của văn bản phải được đặt trong từng điều kiện cụ thể, có căn cứ pháp lý rõ ràng, có thời gian xác định

- Bảo đảm tính khoa học của nội dung văn bản chuẩn bị công bố

Kết cấu của VBQLINN phải rõ ràng, mạch lạc; tương thích với nội dung: có cơ sở pháp lý và cơ sở thực tế xác thực

Các luận chứng trong văn bản phải bảo đảm tính chặt chẽ, lô gic; bám sát mục tiêu nhiệm vụ mà văn bản đề ra

- Lam cho nội dung văn bản trở nên dễ hiểu đối với quảng đại quần chúng nhân dân

Để thực hiện nhiệm vụ này, ngôn ngữ trong VBQLNN phải là ngôn ngữ

pho thong Ti net, cach dién dat phải năm trong kha nang tiếp nhận dé dang của đối tượng mà văn bản hướng tới

b Về hình thúc:

- Ngôn ngữ phải góp phần làm cho văn bản được ban hành đúng với thể thức do Nhà nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam quy định

~ Ngôn ngữ phải phù hợp với văn phong hành chính-công vụ

Trang 17

- Cách trình bày các thành tố ngôn ngữ phải phù hợp với từng loại văn bản theo quy định / - Viết tên riêng, thuật ngữ nước ngoài một cách thống nhất và khoa học 1.2.2.3 Đặc trưng chung

Với tính chất là một phong cách chức năng (văn phong hành chính-công vụ hay phong cách VBQLNN), ngôn ngũ trong VBQLNN có những đặc trưng chung như sau:

4a Tính chính xác-minh bạch

Tính chính xác trong cách dùng từ, đặt câu phải đi đôi với tính minh bạch trong kết cấu đoạn mạch của văn bản, để đâm bảo cho tính rõ ràng, xác định và đơn nghĩa của nội dung VBQLNN chỉ cho phép một cách hiểu, và đó phải là cách hiểu đúng, đẩy đủ Chỉ có như vậy, nó mới có thể hoàn thành nhiệm vụ tối quan trọng của mình là điều chỉnh các quan hệ xã hội theo chiều hướng tích cực Theo các chuyên gia, ngôn ngữ trong VBQLNN còn có tính chính xác cao hơn so với văn bản khoa học Vì trong nhiều trường hợp, các nhà khoa học còn có những cách hiểu khác nhau về cùng một thuật ngữ, một khái niệm, một phạm trù Nhưng một VBQLNN không rõ ràng, chính xác sẽ

gây ra những cách hiểu khác nhau hoặc hiểu sai làm cho công chúng băn

khoăn, không biết phải thực hiện như thế nào, đồng thời tạo cơ hội cho kẻ xấu xuyên tac, bop méo, loi dung dẫn đến những hậu quả to lớn không lường được

Chẳng hạn, cách diễn đạt trong Pháp lệnh Dân số năm 2003: “Môi cặp vợ chồng và cá nhân có quyên:

4) Quyết định về thời gian sinh con, số con và khoảng cách giữa các lân sinh phù hợp với lứa tuổi, tình trạng sức khoẻ, điểu kiện học tập, lao động, công tác, thu nhập và nuôi dạy con của cả nhân, cặp vợ chẳng trên cơ sở bình dang ” [29, Chương 2, Mục 1, Điều 10] đã tạo căn cứ cho nhiều người sinh thêm con thứ ba, mặc dù điều này trái với chủ trương của Nhà nước ta là mỗi cặp vợ chồng chỉ nên có từ một đến hai con

Trang 18

Bên cạnh đó, một chỉ thị của ủy ban nhân dân một thành phố lớn viết: “Cẩn thụ gom tré em lang thang, cơ nhố "” Từ “thu gom” đã khiến cho không ít người băn khoăn, vì nó thường chỉ kết hợp với các từ chỉ đồ vật

b Tính nghiêm túc-khách quan

Tính nghiêm túc-khách quan trong cách trình bày có thể coi là dấu hiệu chung của các VBQLNN dùng để diễn đạt tính chất xác nhận, khẳng định của những tài liệu này Tính khách quan cũng có trong văn bản khoa học, nhưng ở đó nó chỉ xuất hiện như một xu thế, còn trong VBQLNN nó là một dấu hiệu đặc biệt Một công trình khoa học thường được công bố bởi tác giả của nó (một cá nhân hay một tập thể) và cá tính tác giả trong một mức độ nào đó (đôi

khi rất rõ ràng) được biểu hiện trong phong cách tác phẩm Còn một

VBQLNN, nếu không có tính chất cá thể (như đơn xin, bản tường trình của cá nhân, v.v.) thì về nguyên tắc nó không có danh nghĩa là cá nhân tác giả, và chữ ký của người chịu trách nhiệm chỉ khẳng định tính xác thực của tài liệu, chứ không phải khẳng định tác giả Điều này không có nghĩa là VBQLNN không được do một người thảo ra, mà phải hiểu là những quy luật của phong cách VBQLNN không cho phép những thay đổi về hình thức của tài liệu theo cá tính của tác giả Trong phong cách văn bản khoa học, tính khách quan đem đến cho hệ thống lập luận một giá trị chân thực lớn hơn Cồn trong phong cách VBQLNN, tính khách quan vốn gắn với chuẩn mực pháp luật lại nhấn mạnh tính xác thực-khẳng định, tính chất chỉ thị-mệnh lệnh cần tuân theo của tài liệu

Tính nghiêm túc vốn là thuộc tính của ngôn ngữ sách vở đi ngược lại với tính cảm xúc, tính bình giá chủ quan vốn là những thuộc tính của ngôn

ngữ sinh hoạt hàng ngày Về mặt này, VBQLNN gần với văn bản khoa học, do đó, có một số nhà nghiên cứu liên kết hai phong cách này vào một phong cách “sự vụ” Lời nói trong VBQLNN thường nghiêm túc, khách quan cho nên cũng được xem là có tính đơn diệu, lạnh lùng

C Tính khuôn mẫu

Trang 19

tiện ngô ngữ quy định, quy phạm cũng được sử dụng, nhưng ở đây, chúng bị hạn chế trong những từ ngữ riêng lẻ, những lược đồ, kết cấu riêng lẻ Còn trong VBQLNN, sự quy định, quy phạm theo những mẫu nhất định lại liên quan không chỉ tới những yếu tố riêng lẻ của hình thức mà toàn bộ tài liệu nói chung Việc sử dụng một kiểu thủ tục giấy tờ trong phong cách VBQLNN là do sự lặp đi lặp lại của những hoàn cảnh hành chính-công vụ như: hoạt động kế toán, tuyển người làm việc, yêu cầu, đề nghị, lãnh đạo, thi hành kỷ luật, quyết định khen thưởng, nhận xét tư cách đạo đức cán bộ, cấp chứng minh thư, đánh giá sự kiện, giải quyết quan hệ giữa hai cơ quan, v.v Sự có mặt của những hình thức tương ứng với các loại tài liệu khác nhau sẽ làm cho các hoạt động trong lĩnh vực quản lý nhà nước được thuận lợi hơn, giúp ngăn ngừa những sai lầm, thiếu sót có thể xảy ra; đặc biệt, tạo điều kiện áp dụng những phương tiện máy móc tự động trong việc xử lý khối thư từ giao dich va tài liệu _ nói chung Một VBQLNN bắt buộc phải được thảo ra và được chứng thực theo

đúng hình thức quy phạm, theo đúng mẫu nhất định

đ Tính ngắn gọn, dễ hiểu

Thông tin trong VBQLNN chỉ nên vừa đủ, phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ đặt ra đối với văn bản Sự dài dòng không chỉ làm mất thời gian cla người soạn thảo cũng như người tiếp nhận văn bản, mà còn làm loãng những thành tố nội dung chính yếu, từ đó, làm giảm sút hiệu quả giao tiếp Vì thế ngôn ngữ

trong VBQLNN cần được lựa chọn hết sức kỹ lưỡng để chuyển tải được một

cách ngắn gọn nhất, nhưng vẫn đầy đủ, các thông tin cần thiết liên quan đến vấn đề hay sự việc mà văn bản trình bày

Mặt khác, muốn cho thông tin được tiếp nhận dễ dàng thì ngôn ngữ thể

hiện phải dễ hiểu Về nguyên tắc, ngôn ngữ trong các VBQLNN phai là ngôn

ngữ văn hoá có tính phổ cập toàn dân Điều này đòi hỏi việc sử dụng từ ngữ,

Trang 20

chuyển tải thông tin, có tính nghi thức cao Đặc biệt, đối với những văn bản gửi tới các cơ quaii cấp trên hay ngang cấp thì giọng điệu trang trọng, lịch sự là một trong những yếu tố quan trọng làm nên thành công của văn bản

Tinh trang trọng có thể được biểu hiện bằng nhiều cách, nhưng phổ biến

nhất là bằng con đường từ vựng Chẳng hạn, trong các báo cáo, tờ trình, công văn, công hàm ngoại giao, v.v chúng ta thường gặp các cấu trúc kiểu như

“kính trình”, “kính đề nghị”, “quý cơ quan”, “trân trong cam on”, VV

Mặt khác, VBQLNN cũng có tính quốc tế cao Điều này bộ lộ rõ nét ở thể thức trình bày văn bản, ở tính khuôn mẫu và nhiều đặc trưng khác của ngôn ngữ sử dụng trong văn bản Các VBQLNN cùng loại của các quốc gia khác nhau, nhất là các văn bản thuộc lĩnh vực ngoại g1lao, cho dù có được soạn thảo bằng nhiều ngôn ngữ khác nhau, về cơ bản có hình thức giống nhau

Trong thời kỳ tồn cầu hố như biện nay, khi sự giao lưu, hội nhập giữa các quốc gia không ngừng được tăng cường, khi sự phát triển của công nghệ thông tin đã giúp xoá đi mọi rào cản về địa lý, tính quốc tế của VBQLNN ngầy càng được đề cao

Năm đặc trưng nêu trên của ngôn ngữ VBQLNN được biểu hiện ở những mức độ khác nhau trong những kiểu thể loại văn bản khác nhau

Trang 21

CHƯƠNG 2 CÁC ĐẶC ĐIỂM VỀ SỬ DỤNG NGÔN NGỮ TRONG VĂN BẢN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC CỦA VIỆT NAM _ 2.1 VỀ TỪ VỰNG 2.1.1 Đặc điểm chung

Từ ngữ của VBQLNN có hai dấu hiệu cơ bản: thứ nhất, màu sắc tu từ học sách vở vừa phải và thứ hai, tỉ lệ phần trăm cao của các phương tiện khuôn mẫu (những cái gọi là khuôn mẫu hành chính) Hệ thống thuật ngữ của văn bản quản nhà nước ít trừu tượng hơn so với văn bản khoa học

Khuôn mẫu hành chính là đơn vị từ vựng hay đơn vị cú pháp luôn luôn được tái hiện, có tương quan với những hoàn cảnh thường được lặp đi lặp lại

hoặc với những khái niệm phổ biến, và làm cho chúng được biểu đạt dễ dàng

Khuôn mẫu hành chính đối lập với phương tiện cá nhân tác giả Đặc điểm của VBQLNN là sự chiếm ưu thế của khuôn mẫu hành chính và sự giảm xuống tối thiểu của phương tiện cá nhân tác giả, đặc biệt trong một số thể loại như: thông báo, chứng chỉ, chứng từ, v.v

2.1.1.1 VBQLNN có hệ thống thuật ngũ riêng

Thuộc vào hệ thống thuật ngữ của VBQLNN là những từ ngữ sau đây: - Tên gọi tổ chức cơ quan, đoàn thể: Uỷ ban nhân dân, Bộ Y tế, Sở Giáo dục - Đào tạo, Viện Khoa học xã hội, v.v

- Tên người gọi theo chức trách trong quan hệ hành chính-công vụ: công tố viên, bên nguyên, bên bị, nguyên cáo, bị cáo, chủ tài khoản, chủ thầu (có thể là cá nhân hoặc tập thê), thủ trưởng, nguyên thì, đương sự, chánh văn phòng, vụ trưởng, v.V

- Tên gọi loại tài liệu: Vghị quyết, nghị định, biên bản, lệnh, thông báo, thông cáo, điện công, thư công văn, chỉ thị, quy chế, v.v

Trang 22

- Từ ngữ thuộc về thể thức hành chính-công vụ: kính gửi, kính chuyển,

đồng kính gửi, chiếu, xét đề nghị, chịu trách nhiệm thi hành, v.v

- Từ ngữ văn hoá chung được dùng một cách đặc biệt: cá nhân (người), pháp nhân (cơ quan, xí nghiệp hoặc tổ chức có quyền lợi và trách nhiệm), _ phía, bên ( người, nhóm người, cơ quan hoặc nhà nước phát hiện trong quan hệ hành chính, chính thức với người, nhóm người, cơ quan khác hoặc nhà

HHỚC), V.V 1

2.1.1.2 VBQLNN sử dụng nhiều động từ ngữ vi

Động từ “ngữ vi” được hiểu là động từ mà khi nó được sử dụng trong

phát ngôn thì cũng có nghĩa là hành động mà nó biểu thị được thực hiện Đó là nhưng động từ kiểu như: công bố (tuyên bố), thông báo, khẳng định, yêu cầu, đề nghị, mời, cho phép, cấm, cam đoan, thê, hứa, v.v VBQLNN sử dụng rộng

rãi các động từ trên nhằm bảo đảm tính hành thực của mình Ví dụ:

CHỦ TỊCH NƯỚC CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Số:12⁄2009/-CTN BRB LỆNH Về việc công bồ Luật - _ -_ GHỦ TỊCH | -

NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Căn cứ Điêu 103 và Điều 106 của Hiễn pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 đã được sùa đổi, bỗ sung theo Nghị quyết số 51/2001/QH10 ngày 25 tháng 12 năm 2001 của Quốc hội khóa

X, kỳ họpthứ 10;

Căn cứ Điều 91 của Luật Ít) cứ Quốc hội;

Căn cứ Điều 57 của Luật ban hành lăn bún qín' phụm pháp HỘI, NAY CÔNG BÓ:

Luật sửa đổi, bd sung một số điều của Luật sở hữu trí tuệ

Đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XI, kỷ họp thứ 5 thông qua ngày 19 tháng 6 năm 2009./,

Hà Nội, ngày 29 tháng 06 năm 2009

Trang 23

CHỦ TỊCH NƯỚC CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Đã ký

Nguyễn Minh Triết

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ-HÀNH CHÍNH QUỐC GIA_ CỘNG HỒ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

HO CHf MINH -

oo Độc lập - Tu do - Hạnh phúc HOC VIEN BAO CHi VA TUYEN TRUYEN TT

SO: TB IBC-TT Hà Nội, ngày 06 tháng 5 ndm 2009 THÔNG BÁO

V/v tổ chức Hội thảo khoa học quốc gia

Hướng tới kỷ niệm 119 năm ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh

(19.5.1890-19.5.2009), 84 nam Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (21.6.1925 —- 21.6.2009), Học viện Báo chí và Tuyên truyền tổ chức Hội thảo khoa học quốc gia: “Đào fqo, bồi dưỡng cản bộ lãnh dao, quan ly bao chi- xuất bản theo tư tưồng Hỗ Chỉ Minh”

Mục đích: Đánh giá thực trạng, phân tích các vẫn đề đặt ra, chia sẻ kính nghiệm, kiếm tìm giải pháp, trên cơ sở đó, nâng cao hiệu quả đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo, quản lý báo chí-xuất bản ở Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế hiện nay

Thời gian: Sh00, ngày 16 tháng 5 (thứ bây) năm 2009

Địa điểm: Phòng đọc, tầng 2, Trung tâm Thông tin-Tư liệu- Thư viện,

Học viện Báo chí và Tuyên truyền, 36, Xuân Thuý, Cầu Giấy, Hà Nội

Thành phần tham dự: Ban Giám đốc; Trưởng, Phó các đơn vị trực thuộc Giám đốc; Chánh văn phòng Đảng uỷ, Bí thư Đoàn thanh niên; giảng viên các khoa: Báo chí, Phát thanh-TIruyền hình, Quan hệ công chúng, Quan hệ quốc tế, Xuất bản; cán bộ Viện Nghiên cứu báo chí và truyền thông; những người có báo cáo tham luận

Yêu cầu những đồng chí thuộc các thành phần nêu trên có mặt đầy

đủ, đúng giờ

Nơi nhận: GIÁM ĐỐC

- Ban Giám đốc (đề kiếm tra); - Các đơn vị trong Học viện; - Luu VT, QLKH

2.1.1.3 VBQLNN sti dung nhiéu tw hodc cụm từ biểu thị tình thái

Đó là các từ như: phải, cần, nên, không nên, không được, có thể, được;

các cụm từ như: có bổn phận, có nghĩa vụ, có trách nhiệm, có quyền, v.v Các

Trang 24

phương tiện ngôn ngữ này góp phần quan trọng trong việc tạo lập quyển và nghĩa vụ trong VBQLNN Ví dụ:

“II THẺ THỨC VĂN BẢN

2 Tên cơ quan, tổ chức ban hành văn bản

Tên của cơ quan, tổ chức ban hành văn bản phải được c ghỉ day đủ theo tên gọi chính thức căn cứ văn bản thành lập, quy định tổ chức bộ máy, phê chuẩn, cấp giấy phép hoạt động hoặc công nhận tư cách pháp nhân của cơ quan, tỗổ chức có thẫm quyền; tên của cơ quan, tổ chức chủ quản cấp trên trực tiếp có thể viết tắt những cụm từ thông dụng như Uỷ ban nhân dân (UBND), Hội đồng nhân dân (HĐND)

(Trích Thông tư liên tịch Hướng dẫn về thể thức và kỹ thuật trình bay văn bản, số: 55/2005/TTLT- BNV-VPCP, ngày 06 tháng 5 năm 2005 của BỘ NỘI VỤ - VAN PHONG CHINH PHU), Bộ Y tế thông báo về đại dịch cúm A(H1N1) nhu sau:

Yêu cầu Ủy ban nhân dân các tỉnh/thành phố sẵn sàng phương tiện, thuốc, trang thiết bị, cơ sở khám chữa bệnh để thu dung, cách ly và điều trị kịp thời các trường hợp cúm A(H1N1) nặng, không để tử vong xảy ra; tăng cường giám sát dịch tại cộng đồng, khoanh vùng xử lý triệt để ỗ dịch; thực hiện nghiêm túc công điện số 732/CĐ- -TTg ngày 14/05/2009 của Thủ tướng Chinh phủ

Những người bị ốm, có biểu hiện nghỉ ngờ cúm A(HIN1) như sốt, ho, đau họng thì nên cách ly, đeo khẩu trang, báo cáo cho cơ quan y tế gần nhất dé duoc tu van và xử trí kịp thời, không nên vận chuyén bệnh nhân đến bệnh viện bằng các phương tiện vận tải công cộng, đặc biệt

là máy bay vì dễ làm lây lan bệnh ra cộng đồng Mọi người dân có thê thể tự bảo vệ bản thân vả cộng

đồng bằng cách thực hiện tốt các biện pháp phòng chống dịch như thường xuyên rửa tay bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn, vệ sinh môi trường, thông thoáng nơi ở, nơi làm việc, lau chủi bề mặt, đồ dùng, vật dụng sinh hoạt bằng các hóa chất sát khuẩn thông thường, che miệng khi bị ho, không khạc nhỏ bừa bãi

Khi có biểu hiện sốt, ho, đau họng thì chủ động cách ly, không đến nơi tụ tập đông người để phòng cho người khác không bị mắc bệnh

Khi có hiện tượng nhiều người bị cúm hoặc viêm phổi nặng, nghi ngờ cúm A(H1N1) thi thông báo theo đường dây nóng của Sở Y tế trên địa bàn, các Viện Vệ sinh dịch tễ/Pasteur đồng thời thông báo Bộ Y tế (Cục Y tế dự phòng và Môi trường theo số điện thoại đường dây nóng: 0989.671.115, Fax: 043 7366 241, Email: baocaodich@gmail com)

Bộ Y tế đã và đang phối hợp chặt chẽ với Tổ chức Y tế thế giới tại Việt Nam để theo dõi sát tinh hình và trién khai các biện pháp khống chế và giảm tác hại của đại dịch tại Việt Nam./

Theo TTXVN/CPV;

“Điều 1 Ban hành kèm theo Quyết định nảy Danh mục các lĩnh vực cá nhân được thành lập tổ chức nghiên cứu khoa học, tổ chức nghiên cứu khoa học và phát triển công

nghệ, tổ chức dịch vụ khoa học và công nghệ (gọi chung là tổ chức khoa học và công

nghệ)

Điều 2 Trách nhiệm của cá nhân thành lập tô chức khoa học và công nghệ:

2 Chỉ hoạt động trong lĩnh vực thuộc Danh mục ban hành kèm theo Quyết định nay Nếu có ý kiến phản biện về đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước cân gửi ý kiến đó cho cơ quan Đảng, Nhà nước có thâm quyên, không được công bố công khai với danh nghĩa hoặc gắn với danh nghĩa của tổ chức khoa học và công nghệ

Trang 25

Điều 6 Quyết định này có hiệu lực thi hành kế từ ngày 15 tháng 9 năm 2009 Các Bộ trưởng”“Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các cá nhân, tổ chức có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./

THỦ TƯỚNG

Nguyễn Tấn Dũng

( trích QUYẾT ĐỊNH CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ SÓ 97/2009/QĐ-TTg NGÀY

24 THÁNG 07 NĂM 2009 VẺ VIỆC BAN HÀNH DANH MỤC CÁC LĨNH VỰC CÁ NHẮN ĐƯỢC THÀNH LẬP TỎ CHỨC KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ)

2.1.1.4 VBQLNN si dung nhiều khuôn mẫu về từ ngữ

Có thể xem là khuôn mẫu những từ ngữ sau đây: nay ban hành, theo đề nghi, căn cứ vào, chiếu quyết định thi hành, trân trọng đề nghị, có hiệu lực từ ngày, chấp hành nghiêm chỉnh, có trách nhiệm thực hiện, v.V

Để bảo đảm độ chính xác cao, một số VBQLNN ghi rất cụ thể chỉ tiết

đích danh nhân vật, đối tượng, việc làm, ngày giờ, do đó sử dụng nhiều quán ngữ như: nêu trên, dưới đây, kèm theo, đang xét, bên hiữu quan, cơ quan chủ quan, v.v

2.1.1.5 Sử dụng danh từ với tần số cao

Tần số sử dụng danh từ trong VBQLNN cao hơn trong các loại văn bản khác Tính chất danh từ của lời nói hành chính-công vụ được biểu hiện trong những trường hợp sau đây:

- Những cụm từ liên kết đóng vai trò giới từ như: ứrên cơ sở, với tục đích, theo phương châm, trong ý nghĩa, bằng biện pháp, qua khảo sát, v.v

- Những danh từ đóng vai trò định ngữ như: biện pháp hành chính, hợp

đồng Kinh tê, hợp tác kỹ thuật, liên lạc văn hoá, thủ tục pháp lý, bảo hiểm xã

hội, tham tán thường vụ, v.Đ

- Những từ được định đanh hoá từ những động từ như: sự chấp hành, sự điều động, việc truy tố, việc giao dịch, cuộc thẩm tra, cuộc trao đổi, v.v

2.1.L6 Từ Hán - Việt chiếm mot ti lệ khá lớn

Trang 26

Trong VBQLNN, các từ Hán-Việt được sử dụng khá rộng rãi, ví dụ:

khởi tố, thụ lý, hữu quan, lưu hành, truy cứu, phúc tra, hình sự, v.v Do tính

chất tĩnh, mang khái niệm trừu tượng và sắc thái lý trí khô khan, không gợi

hình ảnh, cảm xúc nên từ ngữ Hán - Việt thích hợp với giọng văn nghiêm túc, khách quan của VBQLNN Trong số từ ngữ Hán - Việt có những từ ngữ có sắc

thái cổ và màu sắc lịch sử như: ngài tổng thống, bị vong lục, quốc vụ khanh,

đại sứ đặc mệnh toàn quyền, đại biện lâm thời

2.1.2 Những điều cần tránh khi sử dụng từ ngữ trong VBQLNN

2.1.2.1 Viết sai chính tả

- Không ít VBQLNN mặc lỗi viết sai các phụ âm đầu, tiêu biểu là: + Nhầm lẫn S/X, chẳng hạn: bổ sung viết thành bổ xung; công suất viết

thành công xuất, xử lý viết thành sử lý, v.v

Với trường hợp suấf/xuất, có thể áp dụng một mẹo đơn giản để tránh nhầm lẫn: “Viết là su? nếu nói đến đại lượng nhận được nhờ phép chia một | dai lượng khác lớn hơn (năng suất, công suất, suất ăn, v.V.), viết là xudt néu -

nói đến phương hướng đi ra ngoài hay sự hình thành, có mặt của một đối tượng, sự vật nào đó (xuất khẩu, xuất hành, xuất bản, xuất hiện, v.v.)

+ Nhâm lẫn D/GI/R, chẳng hạn: đành viết thành giành; giấi bày viết

thành đãi bày; râm cầu viết thành giầm cầu, v.v

Với trường hợp đành/giành, cần 1ưu ý là giữa chúng có sự khác biệt căn

bản về ý nghĩa: Dành: 1 Giữ lại để dùng về sau Dành tiên mua xe 2 Để

riêng cho ai hoặc cho việc gì Dành thời gian đọc sách Giành: Nỗ lực, cố gắng để lấy được, đạt được một cái gì đó Giành thị trường Giành giải nhất

+ Nhâm lẫn CH/TR, chẳng hạn: Trán trọng viết thành chân trọng; truyện viết thành chuyện; chiết khấu viết thành triết khấu; truyền viết thành

Chuyển, v.v

Trang 27

(truyén ngắn, truyện dài, truyện vừa, phím truyện; đọc truyện, viết truyện,

v.v.); viết là chuyện khi sản phẩm được nói tới tồn tại đưới dạng âm thanh (nói

chuyện, kể chuyện, câu chuyện, hỏi chuyện, V.V.)

Với trường hợp iruyên/chuyên, có thể dùng ý nghĩa của chúng để phân

biệt: Truyền: Để lại, đưa dẫn từ người này đến người khác, từ nơi này đến nơi khác Truyền kiến thức cho học sinh Truyên nhiệt Truyền tin Chuyén: sự chuyển dich theo từng quãng ngắn trong không gian của một đối tượng hay

vật thể nào đó, ví dụ: Con chim chuyên từ cành này sang cành khác Chuyển

bóng cho đồng đội

+ Nhầm lẫn L/N, chẳng hạn: fgo nên, gây nên viết thành tạo lên, gây lên, V.V

Ở đây, cần chú ý: cùng đứng sau động từ, nhưng nên và lên có điểm khác nhau cơ bản là: nén dùng để nói về những sự vật, hiện tượng mang ý nghĩa tính thần (dựng nên cơ đồ, viết nên bản anh hùng ca, làm nên sự nghiệp, v.V.) còn lên dùng để nói về các sự vật, hiện tượng mang ý nghĩa vật chất (xây lên một bức tường, dựng lên một hàng rào, đắp lên một con đê, v.v.)

+ Nhầm lẫn NG/NGH, G/GH, chẳng hạn: ngành viết thành nghành; ghi viết thành gi, v.v

Dé khấc phục dạng lỗi này chỉ cần nhớ: G, NG chỉ đứng trước các kí hiệu ghi nguyên âm: a, ð, 4, 0, 6, 0, u, u (gao, gdn, gần, góc, gỗ, gỡ, ghi, gừng; ngà, ngăn, ngập, ngọt, ngô, ngờ, ngủ ngừng, v.v.); còn GH, NGH chi đứng trước các kí hiệu ghi nguyên âm: e, é, ¡ (ghép, phế, ghỉ; nghe, nghề, nghị định, V.V.)

+ Viết “sát nhập” thay cho “sáp nhập” Mặc đù hiện nay, Từ điển tiếng Việt [33, 849] đã thừa nhận cả hai cách viết này đều đúng, song trong VBQLNN chỉ nên viết “sáp nhập”

- Bên cạnh đó, còn có những VBQLNN mắc cả lỗi về phần vần, chẳng hạn: ru tượng viết thành frìu tượng: hưu trí viết thanh hiu trí v.v

Trang 28

Những lỗi về chính tả nói trên gây ức chế về tâm lý cho người tiếp nhận

thông tin, khiến họ:có cảm giác là phơng văn hố của người soạn thảo văn bản

chưa thật vững chắc

2.1.2.2 Dùng từ không đúng về ý nghĩa

Mỗi từ, khi được dùng, phải biểu đạt chính xác nội dung cần thể hiện, tức là

nghĩa của nó phải thích ứng nhất với điều định nói Đây là yêu cầu đặc biệt quan trọng đối với VBQLNN-một loại văn bản, do các chức năng đặc thù của mình, đặt tính chính xác, đễ hiểu lên hàng đầu Tuy nhiên, thực tế cho thấy, vẫn có nhiều trường hợp, người soạn thao 'VBQLNN không đáp ứng được yêu cầu này Ví dụ:

- Nhầm “yếu điểm” với “điểm yết”:

+ “yếu điểm”: điểm căn bản, điểm quan trọng nhất + “điểm yếu”: thiếu sót, nhược điểm

- Viết “thập kỷ T960” trong khi chỉ được phép viết “thập kỷ 80”,

2#

- Viết “hai người đuy nhất có ý kiến phản đối ” trong khi “đuy nhất” có nghĩa là “một”

- Viết “sứ dụng phế thái” trong khi “phế thải” là một động từ, không thể giữ vai trò bổ ngữ cho động từ “sử dụng” Phải thay nó bằng “chất phế thải”

Đặc biệt, trong mẫu “Lệnh tạm giam” (Khoản 4, Điều 87, Bộ luật Tố tụng năm 2003) có chỗ viết: “?gm giam tháng, từ ngày đến ngày ” nên khi sử dụng, người viết chỉ việc ghi con số cụ thé (1,2,3,4, V.V.) Vào {rước từ “tháng” Trong khi đó, pháp luật quy định: “Thời gian tạm giữ được trừ vào thời hạn tạm giam Một ngày tạm giữ được tính bằng một ngày tạm giam” nên nếu trước đó, bị can đã bị tạm giữ thì vô tình người lập văn bản đã xác định thời gian tạm giam bằng với thời hạn tối đa pháp luật quy định mà không trừ đi số ngày bị can bị tạm giữ trên thực tế và như vậy đã ra lệnh tạm giam qua thời hạn cho phép Theo chúng tôi, trong mau nay nén thay ti “thdng” noi trén

bang tt “ngdy”

Trang 29

Các từ khi được dùng trong câu, trong văn bản, luôn có quan hệ với nhau về ngữ nghĩa và ngữ pháp Chúng phải tương thích với những từ đứng trước cũng như từ đứng sau Quan hệ này gọi là quan hệ kết hợp |

Có những VBQLNN vẫn mắc phải dạng lỗi này

Vi du:

- “Luong mua nam nay kéo đài đã gây nhiều thiệt hại cho vụ mùa ở các tinh Nam Bo” TY,

“Lượng mưa” chỉ có thể lớn hay nhỏ chứ không thể kéo dai

- “Những bệnh nhân không cần phải mổ mắt, sẽ được khoa dược tích

cực pha chế, điều trị bằng những loại thuốc tra mắt đặc biệt” Chỉ có thể viết: bệnh nhân được điều trị

Không thể viết: bệnh nhân được pha chế

Vì vậy, câu trên cần được chữa thành: “Những bệnh nhân không cần phải mổ mắt, sẽ được khoa dược tích cực điều trị bằng những loại thuốc tra

mắt đặc biệt do chính khoa pha chế”

= “Tình trạng nghèo nàn, thiếu thốn về cơ sở vật chất và trang thiết bị kĩ

A ~ A A ? A A ^“ ⁄ ^^ ⁄ vA Z * `

thuật cũng gây nên tỉ lệ bệnh uốn ván rốn, áp xe do tiêm chích, nhiễm trùng hậu sản chưa thể thanh toán được”

+ Từ gáy nên (làm cho nảy, phát sinh kết quả nào đó) không phù hợp về nghĩa với từ hanh toán (lầm mất hoặc chấm dứt một tình trạng nào đó, hoặc giải quyết cho xong cái còn tồn tại, gây vướng mắc, trở ngại)

+ Từ ứ /¿ không cũng không phù hợp về nghĩa với từ (hanh toán: tỉ lệ có

thể cao, có thể thấp, tăng, hay giảm nhưng khơng thể “thanh tốn” được

Nên sửa câu văn trên thành: Tình trạng nghèo nàn, thiếu thốn về cơ sở vật chất và trang thiết bị kĩ thuật làm cho tỉ lệ các bệnh uốn ván rốn, áp xe do

tiêm chích, nhiễm trùng hậu sẵn vẫn ở mức cao như trước đây

- “Tuy gặp nhiều khó khăn rh? các tổ chức đoàn cơ sở vẫn hoàn thành tốt nhiệm vụ”

Trang 30

“Tuy” hai kết hợp với “nhưng” chứ không thể kết hợp với “th ”

- “Nếu tài liệu chưa được thẩm định nhưng không được phổ biến rộng

~119%9

rãi”

“Nếi” phải kết hợp với “rh?” chứ không thể kết hợp với “nhưng”:

2.1.2.4 Dùng từ không đúng về phong cách

Mỗi phong cách ngôn ngữ của văn bản (nói cách khác là mỗi loại hình văn bản) được sử dụng trong một phạm vi nhất định của cuộc sống xã hội và

nhằm thực hiện một chức năng nhất định, hướng tới một mục tiéu giao tiép

nhat dink Do do, mỗi phong cách văn bản đòi hỏi và cho phép dùng những lớp (nhóm) từ nhất định, nghĩa là từ trong mỗi phong cách văn bản mang

những đặc điểm nhất định

Như trên đã nói, ngôn ngữ trong VBOLNN mang mau sắc tu từ sách vở, trang trọng, nghiêm túc, khách quan Vì thế những tình huống sau đây được

xem là mắc lỗi về phong cách

- Một công văn viết: “Phiên các anh ở Sở giải quyết ngay cho vấn đề này Được như thế, chúng tôi rất lấy làm biết on”

Những từ ngữ “phiền”, “các anh ở sở”, “ngay cho”, “được như thế”, “lấy làm biết ơn” mang nặng dấu ấn của phong cách khẩu ngữ Vì vậy, cần sửa thành: “Kính đê nghị quý SỞ giải quyết vấn đề này trong thời gian sớm nhất có

thể Xin tran trong cam on”

- Một tờ trình viết: “Một số trạm y tế vẫn đang dùng bàn đẻ bằng gỗ,

bằng tôn gò, đặc biệt, có trạm còn dùng chung bàn đê với bàn khám, bàn điều - trị phụ khoa là một”

Cần lược đi cụm từ “là một” vì nó vừa mang phong cách khẩu ngữ, lại vừa thừa vì trước đó đã cụm từ “dàng chung”

- Một thông báo viết: “Để cho sinh viên được nghỉ một mạch 4 ngày liền trong địp Quốc khánh, nhà trường sẽ chuyển lịch học của ngày 4 tháng 9 (thứ ba) sang ngày 8 tháng 9 (thứ bảy)”

Trang 31

Cụm từ “nghỉ một mạch 4 ngày liên” không phù hợp với văn phong của thông báo Nó cần được thay bằng “nghỉ 4 ngày liên tục”

Trong Quy chế thẩm định dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật ban hành kèm theo Quyết định số 280/1999/QĐ-BTP ngày 27/09/1999 của Bộ

trưởng Bộ Tư pháp, tại khoản 2, điểu 16 có câu: “ Khi trình dự thảo báo cáo

thẩm định, thủ trưởng đơn vị được phân công chủ trì thẩm định phải ký nháy vào dự thảo báo cáo thẩm định và báo cáo với lãnh đạo Bộ về ý kiến của các

đơn vị phối hợp thẩm định mà không được tiếp thu”

Từ “ký nháy” ở đây mang tính khẩu ngữ, chỉ dùng trong giao tiếp không

chính thức Phải thay nó bằng “ký td?’

Thậm chí một nghị định của Hội đồng Bộ trưởng còn viết như sau:

“Phạt cảnh cáo hoặc hoặc phạt tiền từ 1.000 đến 20.000 đồng; nếu vi phạm nhiều lần hoặc tái phạm có thể phạt đến 50.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

E, Lam giả, gian lận hoặc “phe” một ít các loại vé ” (Nghị định số 141/HDBT quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự”

Từ “phe” ở đây là tiếng lóng, không thể dùng trong VBQLNN Nên thay nó bằng cụm từ “mua vé để bán nhằm thu lợi nhuận”

2.1.2.5 Dùng thiếu từ

Việc dùng thiếu từ khiến cho các câu văn trở nên mơ hồ, khó hiểu Ví dụ:

- “Cần xử lý nghiêm minh hành vi nhận tiền các phụ huynh học sinh để

chạy điểm kỳ thi tốt nghiệp THPT”

Trang 32

“Đạt” là từ có ý nghĩa đánh giá nên thường kết hợp với từ chỉ kết quả như fới, được, nhiều, ír đây, nên cho thêm từ “được” vào sau chữ “đạf”

- “Đến năm 2007 phải thanh toán hết các trang thiết bị cũ kỹ lạc hậu, phải đầu tư một số dụng cụ chuyên khoa cần thiết, tối thiểu cho các trạm y tế

như răng, mắt”

“Răng, mắt” không phải là các dụng cụ chuyên khoa Phải bổ sung

thêm cựm từ “như các thiết bị về” để câu này trở nên rõ ràng về ý nghĩa: “Đến

_ nam 2007 phdi thanh toán hết các trang thiết bị cũ kỹ lạc hậu, phải đâu tư một số dụng cụ chuyên khoa cần thiết, tối thiểu cho các trạm y tế các thiết bị

về răng, về mắt”

~~ “ Dudi day 1a cdc nhiệm vụ và giải pháp nhằm xảy dựng nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục mầm non”

Cụm từ “xây dựng nâng cao chất lượng” khiến người đọc thấy khó hiểu, cần chỉnh sửa thành: “xây đựng và nâng cao chất lượng”

2.1.2.6 Dùng thừa từ, lặp từ

Đây là những trường hợp dùng nhiều từ nhưng không có sự khác biệt về nội dung, ví dụ: |

- “Cần có chiến lược đào tao các nha chuyén gia ”

“Chuyên gia” cũng là “nhà chuyên môn”, vì thế phải lược bỏ chữ “nhà”

- Phòng ngừa tội phạm là phương án fốï u nhất"

“Tối” cũng là chính là “nhất” (xét về ý nghĩa chỉ mức độ) Vậy nên,

cần bỏ chữ “nhất”

- “Cấm những đối tượng chua vị thành niên”

“Vị thành niên” có nghĩa là “chưa đến tuổi thành miên Vì thế, cần bỏ

“chưa”

-_ Thời kỳ hội nhập đòi hỏi chúng ta phải có kiến thức và hiểu biết về

cong nghé thong fin"

Trang 33

“Kiến thúc ” cũng là “hiểu biết”, do vậy chỉ cần chọn một trong hai từ

- “Nhằm giảm thiểu tối đa tình trạng tai nạn và ách tắc giao thông”

“Giảm thiểu” là “giảm tới mức thấp nhất" cho nên nó đồng nghĩa với “giảm tối ãa”

- “Nhằm tiếp tục tăng cường hơn nữa năng lực cho các Trung tâm dạy nghề cho trẻ em và thanh thiếu niên có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn”

“Nữ” cũng hàm ý “/iếp tục”; “tăng cường” cũng hàm nghĩa: làm cho mạnh ứhém, nhiều £hém Cho nên chỉ cần nói “tăng cường năng lực cho các trung tâm ” là đủ Bên cạnh đó, người soạn thảo VBQLNN cần lưu ý cả những trường hợp cần tránh dưới đây: - Vay mượn từ nước ngoài hoặc dùng từ cổ khó hiểu Ví dụ:

- “rong thời gian vừa qua, trong lĩnh vực văn hoá nghệ thuật đã xẩy ra một số vụ sczndal nghiêm.trọng, gây ảnh hưởng tiêu cực đến uy tín của giới

nghệ sỹ nói chung Để chấn chỉnh tình hình này, Cục Biểu diễn nghệ thuật dé

nghị Bộ Văn hố- Thơng tin ”

- “Chúng tôi dành quyền ứiên mãi một thời gian để quý hộ đến điều

đình Quá han kỳ, kể như quý hộ khước mãi và thẩm quyền tranh tụng thuộc về chúng tôi được giải quyết với đệ tam nhân

Những từ m nghiêng trong hai ví dụ nêu trên là sự thách đố đối với đông đảo công chúng

- Viết tắt những từ không thông dụng Chỉ được phép viết tắt những từ

xuất hiện nhiều lần trong văn bản với điều kiện lần viết tất đầu tiên phải được đặt trong ngoặc đơn ngay sau từ đó Ví dụ: quản lý nhà nước (QLNN), thị

trường chứng khoán (TTCK), Vụ thể thao thành tích cao (VTTTTC), Tổng cục

‘Do lường chất lượng Việt Nam (TCDLCLVN), v.v

Trang 34

- Viết tất theo kiểu lấy một âm tiết của từ này kết hợp với một âm tiết của từ khác để tạo nên những từ ghép mới mang ý nghĩa của những từ gốc Ví dụ: điểu nghiên (điều tra+nghiên cứu), cự fỉ (cụ thể+tỉ mÌ), v.v

- Dùng từ thiếu nhất quán Chẳng hạn, chỗ này viết Ý, chỗ khác lại viết I-ta-li-; ch6é này viết “Bộ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ”, chỗ khác lại viết “Ngoại trưởng MỸ”; lúc đầu viết “đề nghị”, về sau lại viết “yêu cầu"

- Dùng từ ngữ địa phương: Mó, chỉ, răng rứa, v.v (Trung Bộ): xài, vỏ, bao tử, v.v (Nam Bộ),

Ví dụ: “Giấy giới thiệu đi khám bao ?°; “Rú bạch đàn bị chặt phá, mương nước bị san lấp”

- Dùng từ ngữ giàu hình ảnh, đậm chất văn chương Vì màu sắc biểu cảm - cảm xúc có tính chất đánh giá chủ quan của những từ này không thích hợp với tính chất thể chế, pháp quy, tính chất nghiêm túc, trang trọng cần phải có của VBQLNN Ví dụ:

Một thông báo viết: “Để hoà nhịp cùng sự phát triển như vũ bão của Khoa học công nghệ, nhằm đáp ứng nhu cầu khám phá những chân trời tri thức mới của đội ngũ sinh viên-những người chủ tương lai của đất nước, nhà trường mở thêm một phong doc Internet tai Thu vién ”

2.2 VỀ CÚ PHÁP

2.2.1 Đặc điểm chung

2.2.1.1 Cú pháp của VBQLNN là cú pháp sách vở, mang tính chất rập

Khuõn theo lối văn thư "bàn giấy” Nói cách khác, đây là ngôn ngữ viết 2-2.L2 Cú pháp của VBQLNN phản ánh xu hướng phân loại, trình

bày chỉ tiết; xu hướng xem xét các quan hệ nhân - quả, điều kiện - kết quả trong sự thống nhất của các mặt xác nhận và quy định Do đó ở đây thường gặp nhiều câu phức rất đài với những thành phần đồng chức, kể cả những câu trường cú Điều này làm cho VBQLNN gần với văn bản khoa học, song không

Trang 35

nhận, khẳng định Và trách nhiệm thực hiện Cũng vì vậy mà trong các VBQLNN xuất hiện nhiều kiến trúc cú pháp có ý nghĩa sai khiến, với các từ ngữ thể hiện sự đòi hỏi về hiệu lực của công việc, về sự bắt buộc phải thực | hiện, chấp hành, hoặc nghiêm cấm, như: cần, cần phải, có trách nhiệm thực hiện, có nhiệm vụ thi hành, chấp hành nghiêm chỉnh yêu câu không được,

nghiêm cấm, loại trừ, bãi bỏ, không được phép, v.v

2.2.1.3 VBQLNN thường sử dụng hệ thống các con số I, II, III, 1,2,3, con chit a, b, c để phân chia (bằng cách xuống dòng và viết hoa) - các bộ phận của một kiến trúc phức tạp, do đó độ dài của câu phức có khi rất lớn mà nội dung ý nghĩa vẫn rõ ràng minh bạch Ví dụ: Thứ tướng Chính phủ có nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:

1 Lãnh đạo công tác của Chính phi

_2 Đề nghị Quốc hội thành lập hoặc bãi bỏ các Bộ, 3 Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức các Thứ trưởng 4 Đình chỉ việc thỉ hành hoặc bãi bỏ những quyết định

9 Đình chỉ việc thi hành những Nghị quyết của Hội đông nhân dân

tinh

6 Thực hiện chế độ báo cáo trước nhân dân qua các phương tiện thông

tin đại chúng về những vấn đề quan trọng của Chính phủ phải giải quyết

(Hiến pháp nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992) 2.2.L4 Trong VBQLNN, bất cứ một điêu khoản quyết định hành chính nào dù nội dung phức tạp bao nhiêu thì cũng chỉ được trình bày trong giới hạn một câu

Để người đọc tiếp nhận được một cách rõ ràng, rành mạch, một câu phức có thể được viết tách ra thành từng vế, xuống dòng (với chữ cái đầu dòng được viết hoa), để các ý được phân biệt rạch ròi Mô hình chung cua cau trong các quyết định hành chính là:

Trang 36

- - Chức vụ ra quyết đình - Căn cứ vào - Theo (xét) đề nghị Quyết định Điều I Điều 2 Điều 3 Điều 4 Ví dụ: BỘ TRƯỞNG BỘ XÂY DỰNG

Căn cứ Nghị định số 36/2003/NĐ-CP ngày 04/4/2003 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức Bộ Xây dựng;

Xét đề nghị của Vụ trưởng Vụ Khoa học-Công nghệ,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1 Ban hành kèm theo Quyết định này 01 Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam:

TCXDVN 397: 2007 “Hoạt động phóng xạ tự nhiên của vật liệu xây dựng-mức an toàn trong sử dung va phương pháp thử”

Điều 2 Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo

Điều 3 Các ông Chánh Văn phòng, Vụ trưởng Vụ Khoa học Công nghệ Và Thủ trưởng các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định

`

này

Trang 37

KT BỘ TRƯỞNG

THỨTRƯỞNG

Nguyễn Văn Liên

(Irích Quyết định về việc ban hành TCXDVN 397: 2007 “Hoạt độ phóng xạ tự nhiên của vật liệu xây dựng-Mức an toàn trong sử dụng và phương pháp thử”, Công báo, 06/7/2007)

2.2.1.5 VBQLNN có thể sử dụng lối tách biệt cú pháp: không phải các vế Ï - 2 - 3 - có quan hệ đẳng lập với nhau mà chủ có một bộ phận của vế Ï - có quan hệ đẳng lập với vế 2 - 3

Lối tách biệt này giúp cho cách diễn đạt trở nên ngắn gọn và sáng rõ Ví dụ:

Sở Văn hố và Thơng tin thơng báo như sau:

1 Các cửa hàng ăn, tiệm cà phê giải khát tuyệt đối không được chiếu video loại phím truyện (kể cả phim trong luồng, ngoài luồng, trong danh muc)

2 Chi duoc phép chiếu những phim ca nhạc (trừ những phim do hai ngoại phát hành và các ca sĩ đi tẳn thực hiện), xiéc, thể thao, hoạt hoạ đã được Sở VHTT cho pháp

A a * 7 ? ` 7 ` \ oA * A?

3 Khéng duoc lấn chiếm vỉa hè đề dùng vào việc kinh doanh chiếu video, gây cản trở, làm mất trật tự và ảnh hưởng tới giao thông đường phố

(Thông báo - Sở Văn hố và Thơng tin Hà Nội) 2.2.1.6 VBQLNN hay dùng biện pháp lặp từ, đặc biệt là danh từ

Biện pháp này cũng nhằm mục đích tránh cách điễn đạt mơ hồ có thể bị bắt bẻ, xuyên tạc Nó có thể được sử dụng ngay trong một đoạn văn ngắn mà không sợ câu văn nặng nề, đơn điệu Ví dụ:

Viện Kiểm sát nhân dân do Viện trưởng lãnh đạo Viện trưởng Viên Kiểm sát nhân dân cấp dưới chịu sự lãnh đạo của Viện trưởng Viện Kiểm sát

Trang 38

cấp trên Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân các địa phương, Viện trưởng Viện Kiểm sát quân sự các cấp chịu sự lãnh đạo thống nhất của Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao

Viện trưởng, các Phó Viện trưởng và kiểm sát viên Viện Kiểm sát nhân dân địa phương và Viện Kiểm sát quân sự các quân khu và khu vực do Viện

trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức

(Hiến pháp nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992) 2.2.1.7 Cau trong VBQLNN thường dùng các phép hồi chiếu và khứ chiến

Những phép quy chiếu này có ý nghĩa đáng kể trong việc tăng cường tính minh xác, chặt chẽ cho nội dung văn bản Ví dụ:

Điều 749 Chuyển giao quyền liên quan

1 Các quyên tài sản thuộc quyên liên quan quy định tại các điều 745, 746, 747 và 748 của Bộ luật này có thể được chuyển giao (Bộ luật Dân sự sửa đổi, 2005)

Trường hợp này được gọi là hồi chiếu: người đọc được hướng dẫn quay trở lại với các điều, khoản và điểm đã được nói trước đó của Bộ luật

Điều 58: Giám hộ

4 Một người có thể giám hộ cho nhiều người, nhưng một người chỉ có thể được một người giám hộ, trừ trường hợp người giám hộ là cha, mẹ hoặc

ông, bà theo quy định tại khoản 2 điều 61 hoặc khoản 3 điều 62 của Bộ luật này (Bộ luật Dân sự sửa đổi, 2005)

Trường hợp này gọi là khứ chiếu: người đọc được hướng dẫn tham khảo các phần ở phía sau đó của Bộ luật

2.2.L8 VBQLNN thường dùng đề ngữ khi cần tóm tắt nội dung của

các chương mục, điều trong van bản

Đây cũng ta phuong cach dé cho tai liệu được người đọc tiếp thu một cách rõ ràng, mạch lạc Ví dụ:

Trang 39

Trong lưu thông phân phối Trong tiêu dùng

Đối với các ngành sản xuất Đối với các nhu câu chất đốt

(Chỉ thị về quản lý xăng dâu)

2.2.1.9 VBQLNN không sử dụng nhiều kiểu câu như các loại văn bản khác

Các đặc trưng của phong cách hành chính-công vụ quy định cho

'VBQLNN có những đặc điểm sau về câu:

- Chủ yếu sử dụng hai kiểu câu chính là câu trần thuật và câu cầu khiến - Câu đơn luôn đầy đủ hai thành phần (có cả chủ ngữ lẫn vị ngữ); trật tự của câu là trật tự thuận (chủ ngữ trước, vị ngữ sau)

- Thiên về dùng câu chủ động, nhưng trong một số trường hợp có thể dùng cả câu bị động Câu chủ động nêu rõ chủ thể hành động, chủ thể này nằm trong chủ ngữ của câu, ví dụ: “Cơng đồn từ cấp cơ sở trở lên có tư cách pháp nhân” (Luật Cơng đồn)

“Các cơ sở kinh tế nhà nước phải thực hiện nghiêm túc chế độ tiền lương theo quy định hiện hành” (Nghị định của Chính phủ)

Câu bị động có đặc điểm là không chỉ rõ chủ thể của hành động Nó

thường được dùng để nhấn mạnh tính khách quan của thông tin hoặc trong trường hợp chủ thể không được xác định là một cá nhân hay một nhóm người

cụ thể Ví dụ:

“Những nguyên tắc quy định về công tác quản lý, bảo vệ xăng đầu không được tôn trọng Chế độ trách nhiệm không được thì hành nghiêm túc.” (Chỉ thị)

Trang 40

2.2.1.10 VBQLNN sử dụng khá phổ biến cấu trúc câu câu “Nếu X thì Y” hoặc tương tự

Cấu trúc “Nếu X thì Y” có thể gặp nhiều trong các văn bản pháp luật Vế “Nếu X” là phần giả định, nó nêu những tình tiết hay điều kiện được dự kiến nếu xảy ra trong thực tế thì quy phạm pháp luật sẽ được áp dụng Phần quy định nêu rõ cách xử sự phải theo khi gặp trường hợp nêu ở phần giả định, nêu rỡ quyên và nghĩa vụ của chủ thể Phần chế tài nêu lên những biện pháp tác động của Nhà nước dự kiến sẽ áp dụng với chủ thể nào không thực hiện đúng các quy định của quy phạm pháp luật Hai phần quy định và chế tài của quy phạm pháp luật được thể hiện bằng vế “Thì Y” trong cấu trúc nói trên

Vi du:

Điều 50 Quyết định hình phạt trong trường hợp phạm nhiều tội

Khi xét xử cùng một lần một người phạm nhiêu tội, Tòa án quyết định hình phạt đối với từng tội, sau đó tổng hợp hình phạt theo quy định sau đây:

1 Đối với hình phạt chính:

4) Nếu các hình phạt đã tuyên cùng là cải tạo không giam giữ hoặc cung là tù có thời hạn, thì các hình phạt đó được cộng lại thành hình phạt chung Hình phạt chung không được vượt quá ba năm đối với hình phạt cải tạo không giam giữ, ba mươi năm đổi với hình phạt tù có thời hạn;

Ngày đăng: 12/11/2021, 23:04

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w