Tác giả Tara Susman-Peña 2014, trong bài nghiên cứu "Understanding Data: Can News Media Rise to the Challenge?", đã nói rằng trên toàn thế giới, dữ liệu ở dạng kỹ thuật số đang được sản
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA
Trang 2BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA
(Khảo sát báo Vietnamplus.vn, VnExpress.net, Zing.vn)
Chuyên ngành : Quản lý Báo chí Truyền thông
Mã số : 8 32 01 01
LUẬN VĂN THẠC SĨ BÁO CHÍ HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS ĐỖ THỊ THU HẰNG
HÀ NỘI – 2020
Trang 3Luận văn đã được sửa chữa theo khuyến nghị của Hội đồng chấm
luận văn thạc sĩ
Hà Nội, ngày … tháng … năm 2020
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG
(Ký, ghi rõ họ tên)
Trang 4LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan, đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi dưới sự hướng dẫn của PGS.TS Đỗ Thị Thu Hằng Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào khác Trong luận văn này, tôi có sử dụng một số trích dẫn từ các nguồn tài liệu tham khảo, những trích dẫn đều được ghi nguồn đầy đủ, trung thực
Tác giả luận văn
Phí Hữu Tuấn
Trang 5LỜI CẢM ƠN
Tôi xin cảm ơn các thầy, cô giáo Học viên Báo chí và Tuyên truyền đã giảng dạy, truyền đạt cho tôi nhiều kiến thức quý giá và các phương pháp nghiên cứu khoa học bổ ích
Đặc biệt, tôi xin cảm ơn PGS.TS Đỗ Thị Thu Hằng, người đã trực tiếp
và tận tình hướng dẫn, truyền đạt kinh nghiệm và giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện luận văn này
Tôi cũng xin cảm ơn lãnh đạo và các anh, chị đồng nghiệp các báo VnExpress, báo Vietnamplus và báo Zing đã tạo điều kiện hỗ trợ tôi trong quá trình khảo sát thực tế và cung cấp cho tôi những tài liệu liên quan đến luận văn
Xin cảm ơn gia đình và bạn bè đã ủng hộ, động viên và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học tập và hoàn thành luận văn
Trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, tháng 11 năm 2020
Tác giả luận văn
Trang 6MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 8
Chương I: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ SẢN XUẤT SẢN PHẨM BÁO CHÍ DỮ LIỆU 20
1.1 Một số khái niệm cơ bản 20
1.2 Chủ thể, đối tượng, quy trình, nội dung, phương thức, nguyên tắc, yêu cầu quản lý sản xuất sản phẩm báo chí dữ liệu 27
Tiểu kết chương I 35
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ SẢN XUẤT SẢN PHẨM BÁO CHÍ DỮ LIỆU TẠI BA TOÀ SOẠN BÁO TRONG DIỆN KHẢO SÁT 36
2.1 Tổng quan về ba toà soạn báo trong diện khảo sát 36
2.2 Thực trạng quản lý sản xuất sản phẩm báo chí dữ liệu tại ba toà soạn báo trong diện khảo sát 40
2.3 Đánh giá chung 48
2.4 Nguyên nhân của kết quả 62
Tiểu kết chương II 63
CHƯƠNG III: VẤN ĐỀ ĐẶT RA VÀ KHUYẾN NGHỊ, GIẢI PHÁP QUẢN LÝ SẢN XUẤT SẢN PHẨM BÁO CHÍ DỮ LIỆU 64
3.1 Một số vấn đề đặt ra 64
3.2 Một số khuyến nghị 66
3.3 Một số giải pháp 74
Tiểu kết chương III 76
KẾT LUẬN 78
TÓM TẮT LUẬN VĂN 80
TÀI LIỆU THAM KHẢO 81
PHỤ LỤC 87
Trang 7DANH MỤC VIẾT TẮT
Trang 8DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 1.2.3 Quy trình sản xuất báo chí dữ liệu tại toà soạn The
Biểu đồ 2.5.2.1 Biểu đồ số lượng sản phẩm báo chí dữ liệu của 3 toà
soạn báo năm 2019
51
Biểu đồ 2.5.2.3c: Biểu đồ dạng bong bóng (bubble) trên Infogram 55 Biểu đồ 2.5.2.3d: Biểu đồ đồ hoạ dạng thanh ngang trên Infogram 56 Biểu đồ 3.2.1.1: Biểu đồ dạng đường line trên Infogram 57 Biểu đồ 3.2.1.1b: Bản đồ phân bố các vụ tai nạn giao thông tại Việt
Nam trên Infogram
57
Biểu đồ 3.2.1.1c: Biểu đồ dạng cột trên Infogram 58 Biểu đồ 3.2.1.1d: Biểu đồ dạng hình quạt trên Infogram 59
Trang 9DANH MỤC HÌNH
Hình 2.5.2.3a: Trang bản đồ tương tác mô tả số lượng người Việt ở
nước ngoài của Vietnamplus
53
Hình 2.5.2.3b: Giao diện trang Timeline: Toàn cảnh cuộc đổ bộ của
siêu bão Dorian trên báo Vietnamplus
54
Hình 2.5.2.3e: Tin bài Infographic ― Hiệp định EVFTA có tác động
gì tới kinh tế Việt Nam‖ trên báo Zing
60
Hình 2.5.2.3f: Tin bài Infographic‖ Những nền kinh tế suy thoái vì
Covid 19‖ trên báo VnExpress
61
Hình 1.2PL: Giao diện bài viết ―Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước
ngoài bị tố lạm thu‖ trên báo Thanh niên
110
Hình 1.3PL: Giao diện trang tính toán giá điện của báo Tuổi trẻ 111 Hình 2.1PL: Trang Báo chí rô-bốt của Báo điện tử Beritagar.id 112 Hình 2.2PL: Giao diện bài viết "Coronavirus: the disease Covid-19
explained" của SCMP
113
Hình 2.3PL: Dự án báo chí dữ liệu ―The Troika Laundromat‖ 114 Hình 2.5PL: Giao diện của dự án báo chí dữ liệu ―Made in France‖ 119 Hình 2.6PL: Dự án báo chí dữ liệu ―See How the World's Most
Polluted Air Compares With Your City's‖
122
Hình 2.7PL: Giao diện dự án báo chí dữ liệu ―Why your smartphone
is causing you ‗text neck' syndrome của SCMP
124
Trang 10MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Độc giả và các toà soạn báo chí từ xưa đến nay vẫn luôn coi rằng là
―Content is King‖ (Nội dung là vua) Nội dung bài báo rất quan trọng nhất để thu hút độc giả Tuy nhiên, trong thời buổi công nghệ hiện nay, trong tiếng Anh đã có thêm thuật ngữ ―Technology is Queen‖ (Công nghệ là nữ hoàng) Báo chí hiện nay cần sự sáng tạo trong cách trình bày nội dung Và để sáng tạo cần có công nghệ Công nghệ ngày càng quan trọng đối với báo chí Nói đến công nghệ thời buổi hiện nay thì chúng ta đều nói đến data (dữ liệu) Trong dữ liệu, có hai khái niệm là dữ liệu kết cấu và dữ liệu phi kết cấu Dữ liệu kết cấu là các giao dịch, các bảng thống kê… Nhưng dữ liệu phi kết cấu, mới là những thứ mà báo chí thường xuyên gặp phải như: video, âm thanh, hình ảnh Để báo chí có thể khai thác được những loại dữ liệu phi kết cấu này là không hề hơn giản
Bên cạnh đó, nhiều độc giả cho rằng thông tin trên báo chí đã đi qua ―bộ lọc‖ của nhà báo và cơ quan báo chí Và theo lý thuyết gác cổng (gatekeeping) của Kurt Lewin, điều này không phản ánh bản chất thực sự Bên cạnh đó, nhiều độc giả cho rằng họ đã thông minh hơn và chỉ muốn xem các dữ liệu thô rồi tự phân tích Như vậy, độc giả đã có xu hướng tìm thông tin bằng cách tự phân tích dữ liệu
Trên thế giới, báo chí dữ liệu đã manh nha xuất hiện từ thế kỷ 16 với các hình ảnh biểu đồ trên báo in Báo chí dữ liệu bắt đầu ứng dụng mạnh mẽ từ những năm 1970 của thế kỷ 20 với các tờ báo tiên phong là The Guardian (Anh), New York Times (Mỹ), Texas Tribune (Mỹ), Die Zeit (Đức) Thuở sơ khai của báo chí dữ liệu thời gian này là những biểu đồ, hình vẽ để minh họa cho các bản tin dự báo thời tiết, tỷ số trận đấu… Ngày nay, báo chí dữ liệu ở các nước này đã phát triển mạnh mẽ hơn với những dự án tin tức đa phương tiện, đa chiều với hàng loạt số liệu thống kê minh họa hoặc trực quan hóa
Trang 11Tại Việt Nam, báo chí dữ liệu chưa xuất hiện rộng rãi ở tất cả các cơ quan báo chí Một số báo mạng điện tử ứng dụng khá mạnh như: Vietnamplus, VnExpress, Zing… Bên cạnh đó, báo chí dữ liệu ở Việt Nam còn có hình thức trình bày đơn giản như dạng đồ hoạ như Infographic, video
đồ họa (Videographic) và đồ họa tương tác (Interactive Infographic) Chúng
ta cũng chưa có một quy trình chuẩn để quản lý sản xuất sản phẩm báo chí dữ liệu Và bên cạnh việc chưa có một quy trình chuẩn tổ chức thực hiện sản phẩm báo chí dữ liệu cũng không nhỏ Nhân lực làm báo chí dữ liệu cũng khác với nhân lực làm sản phẩm báo chí đơn thuần, yêu cầu trình độ cao hơn
Do đó, nhiều cơ quan báo chí chưa mạnh dạn tổ chức thực hiện sản xuất sản phẩm báo chí dữ liệu
Xuất phát từ thực trạng trên, tác giả chọn đề tài “Quản lý sản xuất sản
phẩm báo chí dữ liệu ở toà soạn báo mạng điện tử ở Việt Nam hiện nay”
làm luận văn thạc sĩ báo chí Đây là vấn đề có ý nghĩa cả trên phương diện
lý luận và thực tiễn về báo chí hiện đại nói chung và làm báo chí dữ liệu nói riêng
2 Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
a Về báo chí dữ liệu
Ở nước ngoài, nhóm tác giả Tanja Aitamurto, Esa Sirkkunen, Pauliina Lehtonen (2011) có bài nghiên cứu "Trends In Data Journalism" về việc nhiều quốc gia ngày càng tích cực mở dữ liệu cho công chúng và họ cho rằng thời điểm này báo chí dữ liệu đang tìm đường vào các tòa soạn Tuy nhiên rào cản chính ngăn cản các nhà báo bắt đầu các dự án dữ liệu, do đó, dường như là thiếu kiến thức về cách làm việc với dữ liệu
Nhóm tác giả Jonathan Gray, Liliana Bounegru, Lucy Chambers (2012)
trong cuốn sách “The Data Journalism Handbook: How Journalists Can Use Data to Improve the News” đã nghiên cứu rất chi tiết về báo chí dữ liệu
Cuốn sách đã được nhà báo Lê Quốc Minh dịch một phần thành nội dung bài giảng Trong cuốn sách đã mô tả tầm quan trọng của báo chí dữ liệu với dự
Trang 12tính, báo chí dữ liệu là tương lai của báo chí Báo chí dữ liệu là một cách mới
để kể chuyện Cuốn sách cũng mô tả rất rõ quy trình tổ chức thực hiện báo chí dữ liệu
Tác giả Paul Bradshaw (2013), trong cuốn "Data Journalism Heist" cho
rằng báo chí dữ liệu là một kỹ năng quan trọng để các nhà báo tạo ra sự khác biệt của mình trong một thế giới mà sự cạnh tranh báo chí rất khốc liệt Tiếp
đó, tác giả đã mô tả về nguồn dữ liệu, giới thiệu các câu chuyện dữ liệu điển hình, một số kỹ thuật kể chuyện trực quan
Tác giả Tara Susman-Peña (2014), trong bài nghiên cứu
"Understanding Data: Can News Media Rise to the Challenge?", đã nói rằng
trên toàn thế giới, dữ liệu ở dạng kỹ thuật số đang được sản xuất với tốc độ chóng mặt, không chỉ do các chính phủ, tổ chức học thuật và doanh nghiệp
tư nhân thu thập để sử dụng mà còn là sản phẩm phụ của hàng triệu tương tác thông thường trên máy tính, điện thoại di động, thiết bị GPS và các công cụ
kỹ thuật số khác Điều này mang lại cơ hội cho các phương tiện truyền thông tin tức đóng một vai trò phân tích và tổng hợp tất cả thông tin thông qua việc làm báo chí dữ liệu
Tác giả Cole Nussbaumer Knaflic (2015), trong bài nghiên cứu
"Storytelling with Data: A Data Visualization Guide for Business Professionals", cho rằng kể chuyện bằng dữ liệu dạy cho bạn các nguyên tắc
cơ bản về trực quan hóa dữ liệu và cách giao tiếp hiệu quả với dữ liệu Bạn
sẽ khám phá ra sức mạnh của cách kể chuyện và cách biến dữ liệu trở thành điểm then chốt trong câu chuyện của bạn Các bài học trong văn bản sáng sủa này dựa trên lý thuyết, nhưng có thể truy cập được thông qua nhiều ví dụ trong thế giới thực — sẵn sàng để áp dụng ngay cho biểu đồ hoặc bản trình bày tiếp theo của bạn
Tác giả Javier Errea, Gestalten (2017) trong cuốn sách "Visual Journalism: Infographics from the World's Best Newsrooms and Designers",
cho rằng khi thế giới ngày càng phức tạp, một số câu chuyện hay nhất được
Trang 13kể thông qua hình ảnh - đồ họa thông tin Đồ họa thông tin giúp biến những
sự kiện và số liệu khó nắm bắt thành những hình ảnh trực quan dễ tiếp cận Ông cho rằng đây là một cuộc cách mạng thị giác, khi đã giới thiệu vô số khả năng giao tiếp không lời
Tác giả Florian Stalph (2017) trong cuốn sách "Classifying Data Journalism: A content analysis of daily data-driven stories", đánh giá việc
xem xét các nghiên cứu lý thuyết và thực nghiệm trong báo chí dữ liệu đã phát hiện ra các khái niệm khác nhau về các tác phẩm báo chí dữ liệu Các tác giả phát hiện ra rằng bản đồ là loại hình trực quan tương tác nhất trong các loại biểu đồ trực quan sử dụng trong tác phẩm báo chí dữ liệu
Tác giả Oliver Hahn, Florian Stalph (2018) trong cuốn sách "Digital Investigative Journalism: Data, Visual Analytics and Innovative Methodologies in International Reporting", cho rằng trong kỷ nguyên hậu kỹ
thuật số, báo chí điều tra trên khắp thế giới phải đối mặt với một sự thay đổi mang tính cách mạng trong cách thức thu thập và diễn giải thông tin Các phóng viên trong lĩnh vực này phải đối mặt với các nguồn dữ liệu, lôgic mới của việc phổ biến thông tin và một loạt thông tin sai lệch Các nhà báo điều tra đang làm việc với các lập trình viên, nhà thiết kế và nhà khoa học để phát triển các công cụ sáng tạo và các phương pháp điều tra tiên tiến hơn
Nhóm tác giả Alfred Hermida, Mary Lynn Young (2019), trong cuốn
sách "Data Journalism and the Regeneration of News (Disruptions)", cho
rằng báo chí dữ liệu và Sự tái sinh của Tin tức theo dấu sự xuất hiện của báo chí dữ liệu qua lăng kính học thuật Nó cho thấy sự phát triển của báo chí dữ liệu như một chuyên ngành phụ, được nuôi dưỡng và duy trì bởi ngày càng nhiều danh tính nghề nghiệp, công cụ và công nghệ, cơ hội giáo dục và các hình thức cộng tác và tư duy tính toán mới
Tác giả Brant Houston (2019), trong cuốn "Data for Journalists" tái bản
lần thứ 5, đã hướng dẫn cách làm đơn giản và hiệu quả cho phóng viên và sinh viên báo chí sử dụng dữ liệu cho các câu chuyện thời sự Houston đã
Trang 14hướng dẫn từng bước cách thực hiện phân tích dữ liệu cơ bản trong báo chí Houston nhấn mạnh rằng các nhà báo phải chịu trách nhiệm về tính chính xác và mức độ liên quan của dữ liệu họ thu thập và chia sẻ Houston đã giới thiệu các cách thu thập dữ liệu từ web và khai thác văn bản, đồng thời cung cấp cho các nhà báo các mẹo và công cụ để làm việc với dữ liệu
Nhóm tác giả Matthew A Russell, Mikhail Klassen (2019), trong cuốn
“Mining the Social Web: Data Mining Facebook, Twitter, LinkedIn, Instagram, GitHub” xuất bản lần thứ 3 đã trình bày cách khai phá dữ liệu từ
các trang web xã hội phổ biến như Twitter, Facebook, LinkedIn và Instagram Các nhà khoa học dữ liệu, nhà phân tích và lập trình viên được học cách thu thập thông tin chi tiết từ phương tiện truyền thông xã hội
Nhóm tác giả Bruce Mutsvairo, Saba Bebawi (2020), trong cuốn sách
“Data Journalism in the Global South (Palgrave Studies in Journalism and the Global South)” đã phân tích làn sóng báo chí dữ liệu đang nổi lên ở các
nước phía Nam bán cầu Nhóm chỉ ra rằng các nghiên cứu về hình thức báo chí này đang ngày càng gia tăng về số lượng và tầm quan trọng, thì vẫn còn rất ít tài liệu về báo chí dữ liệu ở các khu vực kém phát triển hơn trên thế giới
Nhóm tác giả Anna Feigenbaum và Aria Alamalhodaei (2020) trong
cuốn sách “The Data Storytelling Workbook” đã đưa ra các bài tập và hoạt
động thực tế liên quan đến báo chí dữ liệu Bằng cách tiếp cận cả 'dữ liệu' và 'kể chuyện' theo nghĩa rộng, cuốn sách kết hợp lý thuyết và thực hành xung quanh các tình huống kể chuyện dữ liệu trong thế giới thực, đưa ra những phản ánh quan trọng cùng với các giải pháp thực tế và sáng tạo cho những thách thức trong quá trình kể chuyện bằng dữ liệu
Nhóm tác giả John Mair, Richard Lance Keeble (2020) trong cuốn sách
“Data Journalism: Past, Present and Future” đã đề cập một loạt các chủ đề
như Hồ sơ Panama, vai trò của báo chí dữ liệu trong cuộc tổng tuyển cử và cuộc trưng cầu dân ý gần đây ở Vương quốc Anh, những thách thức mà báo
Trang 15chí dữ liệu phải đối mặt ở Trung Quốc và Nga, và tổng quan về lịch sử của báo chí dữ liệu ở Hoa Kỳ và Vương quốc Anh
Trên Youtube, trong chương trình TED Talks có khá nhiều clip của các diễn giả là các nhà báo, nhà nghiên cứu truyền thông nói về báo chí dữ liệu Các diễn giả Karlijn Willems, Charlie Custer, Syed Nazakat đã phân tích về
sự phát triển của báo chí trong một thế giới của dữ liệu số hiện nay, cách kể chuyện trên báo chí theo cách hướng dữ liệu, hay việc báo chí dữ liệu đang thay đổi phòng tin tức hiện nay như thế nào?
Tại Việt Nam, có một số bài báo, bài thuyết trình và công trình nghiên cứu về báo chí dữ liệu Cụ thể:
- Nhà báo Lê Quốc Minh (2016) trong bài giảng ―Báo chí dữ liệu về môi trường” đã chỉ ra đặc điểm, bản chất của báo chí dữ liệu Tại sao nhà báo cần
sử dụng dữ liệu? Tại sao báo chí dữ liệu lại quan trọng? Đồng thời giới thiệu một số công cụ làm báo chí dữ liệu
- Tác giả Trần Lệ Thùy (2016) đã trình bày nội dung về ―Báo chí dữ liệu
về môi trường - Nhu cầu mở cho Việt Nam và sông Mê Kông” đã giới thiệu
cách xây dựng các câu chuyện dựa trên bản đồ để từ đó có thể mô tả trực quan những tác động làm cho môi trường thay đổi theo năm tháng Tiếp đó, tác giả Trần Lệ Thùy đã giới thiệu các loại bản đồ thường dùng để thể hiện
dữ liệu môi trường và các công cụ phần mềm giúp tạo các loại bản đồ trực quan
- Bên lề khoá học ―Kỹ năng cho báo mạng điện tử‖ tại Thành phố Hồ Chí Minh năm 2016 do Trung tâm Bồi dưỡng nghiệp vụ báo chí – Hội Nhà báo Việt Nam phối hợp với Tổng lãnh sự quan Hoa Kỳ tổ chức, Giáo sư
Mindy McAdams cho rằng: “Báo chí dữ liệu là sử dụng dữ liệu để phát hiện
ra những thông tin quan trọng để viết báo, ví dụ như từ cơ sở dữ liệu, nhà báo phát hiện ra tỷ lệ tăng học phí của các trường đại học Mỹ lớn hơn tỷ lệ tăng giá nhiên liệu, bất động sản và hàng tiêu dùng Nhà báo chỉ có thể tìm
ra sự thật này sau khi thu thập được bộ cơ sở dữ liệu qua nhiều năm liên tục
Trang 16Nhà báo có thể lấy nguồn dữ liệu này từ các cơ quan nhà nước hoặc các tổ chức quốc tế…”
- Tác giả Nguyễn Thị Trường Giang (2017), đã trình bày về báo chí dữ
liệu tại mục 2.4 trong cuốn "Báo chí và Truyền thông đa phương tiện" Tác
giả đã mô tả lịch sử, bản chất, chức năng, cơ chế tác động của báo chí dữ liệu đến công chúng; Các xu hướng trên thế giới; nguyên tắc cơ bản của báo chí
dữ liệu; đặc trưng, phân loại, quy trình lao động báo chí; yêu cầu về năng lực, phẩm chất của nhà báo; các công cụ thực hiện báo chí dữ liệu; cách xử lý dữ liệu; cách tìm đề tài và thực hiện bài sử dụng báo chí dữ liệu
- Buổi nói chuyện chuyên đề “Báo chí dữ liệu và kỹ thuật trực quan hoá
dữ liệu báo chí” do Khoa Báo chí và Truyền thông - Trường Đại học Khoa
học Xã hội và Nhân văn (nay là Viện Báo chí Truyền thông) tổ chức ngày
11/10/2017 Nhà báo John Duchneskie, biên tập viên đồ hoạ của tờ The
Philadelphia Inquirer (Hoa Kỳ) đã trình bày và trao đổi về báo chí dữ liệu Đồng thời, ông cũng trình bày các kỹ thuật trực quan hóa dữ liệu báo chí với các nhà quản lý báo chí của Việt Nam, đại diện các cơ quan báo chí – truyền thông, các tổ chức và các nhà báo… Theo nhà báo Duckneskie, báo chí hiện nay có ―quá nhiều chữ‖ Việc đơn giản những con chữ, con số bằng hình ảnh phong phú, những thông tin chính và đồ thị được gọi là trực quan hóa số liệu
- Trong bài viết “Báo chí dữ liệu và công nghệ tự động làm báo” đăng
trên Tạp chí Người Làm Báo năm 2018, tác giả Mạch Lê Thu đã giới thiệu
mô hình tòa soạn của báo điện tử Beritagar.id (Indonesia) Tác giả đã giới thiệu quy trình sản xuất báo chí tự động bằng robot Chính việc sử dụng máy tính trí tuệ nhân tạo để phân tích dữ liệu thô đã giúp tòa soạn tạo ra các bài báo robot Qua việc đào tạo của các phóng viên, biên tập viên, máy tính trí tuệ nhân tạo có thể "học máy" để bắt chước cách viết báo của họ
- Ngày 15/6/2020, Viện Thông tin khoa học (Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh) đã tổ chức tọa đàm khoa học với chủ đề
―Những xu hướng mới của báo chí - truyền thông hiện đại‖ Tọa đàm đã bàn
Trang 17về sự thay đổi của công nghệ và tần suất xuất hiện của những xu hướng mới khiến cho báo chí - truyền thông hiện đại luôn nằm trong xu thế vận động liên tục Một loạt các xu hướng mới có thể kể đến như multi-media, multi-platform (đa nền tảng), mobile media, mobile journalism (báo chí di động), social media, social journalism (báo chí xã hội), innovative journalism (báo chí sáng tạo), ―wearables‖ (các thiết bị đeo trên người) và đặc biệt là data journalism (báo chí dữ liệu)
b.Về lãnh đạo quản lý
- Nhóm tác giả Harold Koontz, Cyril O'Donnell và Heinz Weihrich (1992) trong "Những vấn đề cốt yếu của quản lý - Essentials of Management" đã trình bày chi tiết về nghiệp vụ quản lý, những yếu tố ảnh hưởng, những kỹ năng cần có của người làm quản lý
- PGS.TS Hoàng Quốc Bảo (2014), trong cuốn sách “Lãnh đạo, quản
lý hoạt động báo chí và xuất bản” đã nói về các khái niệm lãnh đạo và quản
lý hoạt động báo chí, xuất bản; các nội dung lãnh đạo, quản lý hoạt động báo chí ở nước ta và một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả lãnh đạo, quản lý hoạt động báo chí, xuất bản ở nước ta hiện nay
- Quyết định 362/QĐ-TTg về Quy hoạch phát triển và quản lý báo chí toàn quốc đến 2025 do Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc ký ngày
2/4/2019 Trong chương 4, mục 7 có nói về việc: “Đầu tư cho các cơ quan báo chí chủ lực gắn với yêu cầu hiện đại hóa, ứng dụng công nghệ truyền thông tiên tiến và có cơ chế khuyến khích các cơ quan báo chí tiếp cận công nghệ truyền thông tiên tiến”
- PGS.TS Đỗ Thị Thu Hằng (Học viện Báo chí & Tuyên truyền) (2019)
có bài viết “Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo, quản lý báo chí truyền thông Việt Nam” đăng trên Tạp chí Người Làm Báo điện tử Trong đó nhấn
mạnh đội ngũ lãnh đạo, quản lý báo chí truyền thông đủ tâm, đủ tầm, đủ tài
là điều kiện tiên quyết trong xây dựng và thực thi mô hình phát triển nền báo chí truyền thông trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0
Trang 18- TS Nguyễn Vũ Tiến, ThS Trần Quang Hiển (2008) có đề tài cơ sở
cấp trọng điểm ―Lãnh đạo và quản lý đối với lĩnh vực kinh tế, khoa học – công nghệ, giáo dục – đào tạo, báo chí” Trong đó, chương 4 nói về công tác
lãnh đạo, quản lý đối với báo chí, đối với vấn đề tổ chức thực hiện tác phẩm báo chí
c.Về quản lý sản xuất sản phẩm báo chí
- TS Đỗ Thị Thu Hằng (Học viện Báo chí & Tuyên truyền) (2014) có
đề tài khoa học cấp cơ sở“Báo chí điều tra” Đề tài đã đề cập đến quy trình
chung cho hoạt động tổ chức thực hiện tác phẩm báo chí đó là: Tìm hiểu và nghiên cứu thực tế; Xác định đề tài, chủ đề, tư tưởng chủ đề; Thu thập và khai thác thông tin; Thể hiện tác phẩm về nội dung, hình thức; Duyệt, đăng báo, xuất bản, phát hành, phát sóng; Lắng nghe thông tin phản hồi Đây cũng
là quy trình chung cho hoạt động tổ chức thực hiện một tác phẩm báo chí hiện nay mà rất nhiều toà soạn đã và đang thực hiện trên các tác phẩm báo
in, báo phát thanh, báo truyền hình, báo điện tử
- Một số khóa luận, luận văn về đề tài quản lý sản xuất sản phẩm báo
chí như: “Vấn đề quản lý, tổ chức sản xuất chương trình truyền hình nhân đạo ở các Đài Phát thanh truyền hình miền Tây Nam Bộ hiện nay" - Đoàn Thị Pha Linh (2017); “Phương thức tổ chức, quản lý sản xuất sản phẩm truyền thông đa phương tiện cho báo mạng điện tử ở Việt Nam hiện nay” - Nguyễn Chí Thiềng (2017); “Quản lý sản xuất Chương trình thời sự phát thanh của các Đài phát thanh và truyền hình miền Tây Nam Bộ” - Nguyễn Thanh Thảo (2017); “Quản lý sản xuất tin thế giới tại Thông tấn xã Việt Nam hiện nay” - Lâm Quốc Hưng (2018); “Quản lý các hoạt động liên kết sản xuất các chương trình truyền hình của ANTV hiện nay” - Hoàng Thị Ngọc Anh (2019); “Quản lý hoạt động sản xuất các chương trình truyền hình trên kênh Truyền hình Quốc phòng Việt Nam” - Trần Văn Toản (2019);
“Quản lý sản xuất chuyên mục đấu tranh chính trị trên sóng truyền hình Công an nhân dân” - Nguyễn Đồng Phú (2019); “Quản trị tổ chức sản xuất
Trang 19chương trình thời sự truyền hình của các Đài PTTH vùng Tây Bắc trong môi trường truyền thông số” - Đặng Đức Huy (2019)
Trên cơ sở các công trình nghiên cứu trên, có thể khẳng định tác giả
nghiên cứu đề tài “Quản lý sản xuất sản phẩm báo chí dữ liệu ở toà soạn
báo mạng điện tử ở Việt Nam hiện nay” là hoàn toàn mới, không trùng lặp
với các công trình đã đƣợc công bố
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Mục đích nghiên cứu
Luận văn làm rõ những vấn đề lý luận cơ bản về báo chí dữ liệu và quản
lý sản xuất sản phẩm báo chí dữ liệu, đồng thời phân tích, đánh giá thực trạng trong quản lý sản xuất sản phẩm báo chí dữ liệu ở toà soạn báo mạng điện tử ở Việt Nam hiện nay
Luận văn đề xuất một số khuyến nghị, giải pháp quản lý sản xuất sản phẩm báo chí dữ liệu tại các toà soạn báo mạng điện tử
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Hệ thống hóa những vấn đề lý luận về báo chí dữ liệu, quản lý sản xuất sản phẩm báo chí dữ liệu
- Khảo sát, phân tích, đánh giá thực trạng, những thành công và hạn chế trong quản lý sản xuất sản phẩm báo chí dữ liệu ở toà soạn báo mạng điện tử
ở Việt Nam hiện nay
- Nêu vấn đề đặt ra và các khuyến nghị, giải pháp quản lý sản xuất sản phẩm báo chí dữ liệu ở toà soạn báo mạng điện tử ở Việt Nam hiện nay
4 Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu của đề tài là quản lý sản xuất sản phẩm báo chí
dữ liệu tại toà soạn báo mạng điện tử tại Việt Nam hiện nay
4.2 Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi không gian: Luận văn tập trung nghiên cứu các sản phẩm báo
chí dữ liệu trên 3 báo điện tử Vietnamplus.vn, VnExpress.net, Zing.vn
Trang 20- Phạm vi thời gian: Năm 2019
5 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
5.1 Cơ sở lý luận
Đề tài được nghiên cứu dựa trên cơ sở lý luận về báo chí học, về lãnh đạo quản lý Trong đó trọng tâm là báo chí dữ liệu và quản lý sản xuất sản phẩm báo chí dữ liệu
5.2 Phương pháp nghiên cứu
Luận văn được thực hiện trên cơ sở các phương pháp chủ yếu sau:
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu: tiếp cận các giáo trình, tài liệu để đúc kết ra những vấn đề cơ bản về lý luận cũng như thực tiễn báo chí – truyền thông
- Phương pháp khảo sát, phân tích nội dung: khảo sát quản lý sản xuất sản phẩm báo chí dữ liệu tại 3 báo mạng điện tử Vietnamplus.vn, VnExpress.net, Zing.vn năm 2019
- Phương pháp phỏng vấn sâu: phỏng vấn Ban biên tập, phóng viên, biên tập viên, người phụ trách báo chí dữ liệu của toà soạn: 05 người
6 Đóng góp mới về khoa học của đề tài
Trên cơ sở khảo sát thực tiễn, luận văn sẽ đánh giá chính xác ưu điểm, hạn chế trong quản lý sản xuất sản phẩm báo chí dữ liệu ở các báo điện tử Vietnamplus.vn, VnExpress.net, Zing.vn Từ đó đưa ra những khuyến nghị, giải pháp có tính khả thi nhằm quản lý sản xuất sản phẩm báo chí dữ liệu ở toà soạn báo mạng điện tử ở Việt Nam
7 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài
Trang 21- Luận văn cung cấp kết quả khảo sát, đánh giá, giải pháp cụ thể để các cấp lãnh đạo quản lý có chủ trương, chính sách phù hợp để báo chí dữ liệu phát triển hơn ở Việt Nam hiện nay
- Luận văn là tài liệu tham khảo cho các nhà nghiên cứu, sinh viên báo chí và các phóng viên, nhà báo quan tâm đến báo chí dữ liệu
8 Kết cấu của luận văn
Trong luận văn, ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục nội dung chính, luận văn bao gồm 3 chương
- Chương 2: Thực trạng quản lý sản xuất sản phẩm báo chí dữ liệu tại
ba tòa soạn báo trong diện khảo sát
Tác giả giới thiệu tổng quan ba tòa soạn báo khảo sát Tác giả khảo sát thực trạng quản lý sản xuất sản phẩm báo chí dữ liệu tại ba toà soạn báo trong diện khảo sát Sau đó là đánh giá chung của tác giả về quản lý sản xuất sản phẩm báo chí dữ liệu tại ba tòa soạn báo Đồng thời nêu nguyên nhân của thành công và nguyên nhân của hạn chế trong quản lý sản xuất sản phẩm báo chí dữ liệu tại ba toà soạn báo
- Chương 3: Vấn đề đặt ra và khuyến nghị nhằm nâng cao công tác
quản lý sản xuất sản phẩm báo chí dữ liệu
Tác giả trình bày những vấn đề đặt ra đối với quản lý sản xuất sản phẩm báo chí dữ liệu hiện nay
Tác giả đề xuất một số khuyến nghị và giải pháp trong quản lý sản xuất
sản phẩm báo chí dữ liệu tại các tòa soạn báo
Trang 22CHƯƠNG I: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ SẢN XUẤT
SẢN PHẨM BÁO CHÍ DỮ LIỆU 1.1 Một số khái niệm cơ bản
1.1.1 Dữ liệu
Theo từ điển chuyên ngành Công nghệ thông tin (Technology Dictionary), ―dữ liệu (data) là thông tin, có thể ở dạng thô Thông tin này có thể được nhập vào máy tính và được xử lý bằng nhiều cách Khi được đưa vào máy tính, thông tin được mã hoá ở dạng hệ nhị phân – hệ đếm dùng hai
ký tự là 0 và 1 để biểu đạt các giá trị‖.[61]
Theo từ điển bách khoa toàn thư, dữ liệu là chất liệu ban đầu của thông tin, thường là các giá trị của thông tin định lượng như giá bán của một mặt hàng, số nhà được xây dựng, số người trong một đơn vị, vv Trong tin học, dữ liệu được dùng như một cách biểu diễn hình thức hoá của thông tin
về các sự kiện, hiện tượng, thích ứng với các yêu cầu truyền đưa, thể hiện và
xử lí bằng máy tính và hệ máy tính
Dữ liệu là những mô tả về sự vật, con người và sự kiện trong thế giới thực Trong máy tính, thuật ngữ dữ liệu được xem như là các đặc tính được biết đến mà có thể ghi lại và lưu trữ trên các thiết bị ghi nhớ của máy tính
Dữ liệu bao gồm số, ký tự, văn bản, hình ảnh, đồ hoạ, âm thanh, đoạn phim,… có một giá trị nào đó đối với người sử dụng và chúng được lưu trữ,
Trang 23Mở rộng thuật ngữ ―dữ liệu‖ là ―dữ liệu lớn‖ (Big Data), đây là tập hợp khổng lồ khối dữ liệu từ hàng tỷ các thiết bị kết nối Internet với nhau Trong thời đại phát triển IoT (Internet vạn vật) các thiết bị như máy tính, điện thoại, máy tính bảng, thiết bị thông minh trong nhà kết nối Internet, những cảm biến nhúng trong các hệ thống lớn như giao thông đô thị, đèn giao thông, và cơ sở hạ tầng, sẽ tạo ra khối dữ liệu khổng lồ như file ghi nhật ký, tin nhắn, video kỹ thuật số, hình ảnh, dữ liệu, Cùng với rất nhiều nguồn dữ liệu khác chính là các nội dung kỹ thuật số mà công chúng từ Internet như: nhạc, truyện, phim ảnh, các phần mềm (application), game đều là nguồn dữ liệu của dữ liệu lớn.[51]
Kho Dữ liệu (Data warehouse) là những hệ thống thông tin và dữ liệu
có tính tích hợp, hướng tới chủ thể quản lí, nhằm trợ giúp cho quá trình làm quyết định của quản lý Kho dữ liệu thường quản trị một lượng thông tin rất lớn, được lưu trữ dưới dạng đa phương tiện, gồm cả thông tin có cấu trúc và không có cấu trúc, thông tin từ nhiều nguồn, thông tin dưới dạng gộp hoặc đã qua tổng hợp, đặc biệt dưới dạng tri thức đã được khai phá và phát hiện từ dữ liệu
1.1.2 Báo chí dữ liệu
Hiểu theo nghĩa đơn giản, báo chí dữ liệu là thể loại báo chí được thực hiện bởi dữ liệu
School of Data định nghĩa: ―Báo chí dữ liệu là loại hình nghệ thuật và
cách thức tìm kiếm các câu chuyện bằng dữ liệu… rồi kể lại chúng.‖[25] Nhà báo Aron Pilhofer, Thời báo New York cho rằng báo chí dữ liệu là phương pháp tiếp cận mới để kể chuyện Theo đó, báo chí dữ liệu là một thuật ngữ, bao gồm một bộ công cụ, kỹ thuật và phương pháp tiếp cận hiện đại Nó có thể bao gồm tất cả mọi thứ, từ các báo cáo được hỗ trợ bởi máy tính truyền thống (sử dụng dữ liệu như một nguồn dữ liệu trực tuyến) cho đến các ứng dụng tin tức và trực quan hóa dữ liệu tiên tiến nhất Mục tiêu
Trang 24thống nhất là một mục tiêu báo chí: cung cấp thông tin và phân tích để giúp thông báo cho tất cả chúng ta về các vấn đề quan trọng trong ngày
Tim Berners-Lee, người sáng lập World Wide Web cho rằng báo chí hướng dữ liệu chính là tương lai của báo chí hiện đại Nhà báo cần phải am hiểu dữ liệu Trước đây, chúng ta thường nhận được câu chuyện bằng cách trò chuyện với mọi người trong quán bar, và đôi khi bạn vẫn có thể làm điều
đó theo cách đó Nhưng bây giờ, Google cũng sẽ tập trung vào việc xử lý dữ liệu và trang bị cho chúng ta các công cụ để phân tích dữ liệu và chọn ra những đề tài thú vị
Ký giả David Anderton cho rằng báo chí dữ liệu giúp định vị các ngoại lệ và xác định các xu hướng không chỉ có ý nghĩa thống kê, mà còn liên quan đến việc biên dịch lại thế giới phức tạp vốn có ngày nay
Ký giả Jerry Vermanen định nghĩa Báo chí dữ liệu là một tập hợp các
kỹ năng mới để tìm kiếm, hiểu và hình dung các nguồn kỹ thuật số trong thời điểm mà các kỹ năng cơ bản từ báo chí truyền thống chỉ cần có đủ Báo chí
dữ liệu không phải là sự thay thế của báo chí truyền thống, mà là một bổ sung cho nó Trong thời đại mà các nguồn đang phát triển kỹ thuật số, các nhà báo có thể và phải gần gũi hơn với các nguồn tin đó Internet mở ra những khả năng vượt quá sự hiểu biết hiện tại của chúng ta Báo chí dữ liệu chỉ là khởi đầu của việc phát triển các thực tiễn trong quá khứ của chúng ta
để thích nghi với trực tuyến Báo chí dữ liệu phục vụ hai mục đích quan trọng cho các tổ chức tin tức: tìm kiếm những câu chuyện độc đáo (không phải từ các dây tin tức) và thực hiện chức năng theo dõi Đặc biệt là trong thời kỳ nguy hiểm tài chính, đây là những mục tiêu quan trọng để các tờ báo đạt được
Ký giả Nicolas Kayser-Bril cho rằng việc thành thạo dữ liệu sẽ giúp các nhà báo mài giũa ý thức phản biện vấn đề khi phải đối mặt với những con số
Trang 25Nhà báo Isao Matsunami, tờ Tokyo Shimbun cho rằng các nhà báo cần
có quyền truy cập vào dữ liệu thô, và học cách không dựa vào các diễn giải chính thức về nó Ông lấy dẫn chứng: Sau trận động đất kinh hoàng và thảm họa nhà máy hạt nhân Fukushima sau đó vào năm 2011, tầm quan trọng của báo chí dữ liệu đã được đưa đến nhà truyền thông ở Nhật Bản, một quốc gia thường bị tụt hậu trong báo chí kỹ thuật số Ông cho biết: Chúng tôi đã
―chậm tiến‖ khi chính phủ và các chuyên gia không có dữ liệu đáng tin cậy
về thiệt hại Khi các quan chức che giấu dữ liệu của SPEEDI (dự đoán khuếch tán vật liệu phóng xạ) khỏi công chúng, chúng tôi không sẵn sàng giải mã nó ngay cả khi nó bị rò rỉ Các tình nguyện viên bắt đầu thu thập dữ liệu phóng xạ bằng cách sử dụng các thiết bị của riêng họ, nhưng chúng tôi không được trang bị kiến thức về thống kê, nội suy, trực quan hóa, v.v
Nhà báo Cynthia O‘Murchu, Thời báo Financial Times nhận định: Báo chí dữ liệu là một cách khác để xem xét kỹ lưỡng thế giới và nắm giữ các quyền lực Với số lượng dữ liệu có sẵn ngày càng tăng, điều quan trọng hơn bao giờ hết là các nhà báo nhận thức được các kỹ thuật báo chí dữ liệu Đây phải là một công cụ trong bộ công cụ của bất kỳ nhà báo nào, cho dù học cách làm việc với dữ liệu trực tiếp hay cộng tác với ai đó có thể
Học giả César Viana, Đại học Goiás nhận định các công nghệ kỹ thuật
số mới mang đến những cách thức mới để sản xuất và phổ biến kiến thức trong xã hội Báo chí dữ liệu có thể được hiểu là phương tiện truyền thông cố gắng thích ứng và đáp ứng với những thay đổi trong môi trường thông tin của chúng ta, bao gồm nhiều tương tác hơn, cách kể chuyện đa chiều cho phép người đọc khám phá các nguồn bên dưới tin tức và khuyến khích họ tham gia vào quá trình tạo và đánh giá các câu chuyện
Nhà báo Cheryl Phillips, Thời báo Seattle cho rằng báo chí dữ liệu là một cách để nhìn thấy những điều chúng ta có thể không thấy Một số câu chuyện chỉ có thể được hiểu và giải thích thông qua việc phân tích dữ liệu
Trang 26Những câu chuyện sẽ được bật mí khi dữ liệu được các nhà báo thu thập, phân tích và cung cấp cho độc giả Dữ liệu có thể đơn giản như một bảng tính cơ bản hoặc nhật ký các cuộc gọi điện thoại di động hoặc phức tạp như điểm kiểm tra trường học hoặc dữ liệu nhiễm trùng bệnh viện, nhưng bên trong tất cả là những câu chuyện đáng để kể
Nhà báo Sarah Slobin, Tạp chí Phố Wall cho rằng báo chí dữ liệu là một cách để kể những câu chuyện phong phú hơn Chúng ta có thể vẽ những bức tranh về toàn bộ cuộc sống của chúng ta bằng những con đường kỹ thuật
số của chúng ta Từ những gì chúng ta tiêu thụ và duyệt, đến nơi và khi chúng ta đi du lịch, đến sở thích âm nhạc, tình yêu đầu tiên của chúng ta, những cột mốc con cái của chúng ta, thậm chí cả những mong muốn cuối cùng của chúng ta - tất cả đều có thể được theo dõi, số hóa, lưu trữ trên đám mây và phổ biến Vũ trụ dữ liệu này có thể được nổi lên để kể chuyện, trả lời các câu hỏi và truyền đạt sự hiểu biết về cuộc sống theo những cách hiện đang vượt qua cả sự tái tạo nghiêm ngặt và cẩn thận nhất của các giai thoại
Theo PGS,TS Nguyễn Thị Trường Giang, có rất nhiều cách gọi đa dạng khác nhau cho "báo chí dữ liệu" như "báo chí chính xác" (precision journalism), "CAR - Computer Assisted Reporting" - "báo chí hay bản tin có
sự trợ giúp của máy tính, "data - driven journalism" - "báo chí được dẫn dắt bởi dữ liệu", nhưng tất cả các cách gọi đều có điểm chung là nhấn mạnh vai trò của dữ liệu cùng với sự hỗ trợ của khoa học máy tính trong hoạt động sản xuất tin tức để chuyển tải những câu chuyện, những vấn đề xã hội hấp dẫn đến với công chúng Báo chí dữ liệu là hình thức sử dụng dữ liệu (thường là thông tin dạng số) thu thập được và sử dụng dữ liệu đó (ở dạng thô hoặc đã qua phân tích, tổng hợp và chắt lọc) với nhiều hình thức trình bày khác nhau
để chuyển tải tới công chúng những câu chuyện, vấn đề hấp dẫn, đáng chú ý
Nói tóm lại, báo chí dữ liệu là loại hình báo chí, trong đó sử dụng dữ liệu để thực hiện các sản phẩm báo chí trong trên cơ sở ứng dụng công nghệ thông tin vào các quy trình sản xuất báo chí truyền thông
Trang 271.1.3 Quản lý
Quản lý là trông coi và giữ gìn theo những yêu cầu nhất định; Tổ chức
và điều khiển các hoạt động theo yêu cầu nhất định[19, tr.1013]
Theo định nghĩa trên, quản lý là khi có nhiều người cùng làm việc với nhau để thực hiện một công việc chung hoặc một mục tiêu chung thì đòi hỏi công việc quản lý phải đặt ra Hoạt động quản lý ra đời gắn liền với sự xuất
hiện xã hội loài người, quản lý chính là một hoạt động tất yếu của loài người
1.1.3 Sản xuất
Sản xuất là tạo ra của cải vật chất Hoạt động sản xuất tạo ra vật chất cho xã hội bằng cách dùng tư liệu lao động tác động vào đối tượng lao động [19, tr.1069]
Sản xuất là hoạt động chủ yếu trong các hoạt động kinh tế của con người Sản xuất là quá trình làm ra sản phẩm để sử dụng, hay để trao đổi trong thương mại Quyết định sản xuất dựa vào những vấn đề chính sau: sản xuất cái gì? Sản xuất như thế nào? Sản xuất cho ai? Giá thành sản xuất và làm thế nào để tối ưu hoá việc sử dụng và khai thác các nguồn lực cần thiết làm ra sản phẩm?
Hiểu một cách cụ thể, sản xuất là hoạt động bằng sức lao động của con người hoặc bằng máy móc, hoặc kết hợp cả sức lao động của con người và máy móc để tạo ra của cải vật chất cho xã hội
1.1.4 Quản lý sản xuất sản phẩm báo chí
Sản phẩm báo chí là sản phẩm tổng hợp hoàn chỉnh (số báo, chương trình phát thanh, truyền hình) để có thể phát hành, phát sóng (với báo in, phát thanh, truyền hình) Sản phẩm đơn lẻ chủ yếu do phóng viên, biên tập viên chịu trách nhiệm trước Tổng biên tập; Tổng Biên tập chịu trách nhiệm trước pháp luật và dư luận xã hội (và người đứng đầu cơ quan chủ quản cơ quan báo chí) về sản phẩm tổng hợp – số báo, chương trình phát thanh, truyền hình[4,tr63]
Trang 28Sản phẩm báo chí là ấn phẩm, phụ trương của báo in; nội dung hoàn chỉnh của báo điện tử; bản tin thông tấn; kênh phát thanh, kênh truyền hình, chuyên trang của báo điện tử.[21]
Sản phẩm báo chí là sản phẩm hoàn chỉnh về nội dung cũng như hình thức chuyển tai Mỗi sản phẩm báo chí từ khi bắt đầu sản xuất đến khi được công chúng tiếp nhận đều tuân thủ theo một trình tự các bước nhất định, gọi
là quy trình sản xuất sản phẩm báo chí
Quy trình được hiểu là tập hợp những công đoạn, thao tác có liên quan hoặc tác động tương tác lẫn nhau để biến đổi nguyên liệu đầu vào thành sản phẩm đầu ra Quy trình cũng được hiểu là trình tự phải tuân theo để tiến hành một công việc nào đó
Tổ chức là việc sắp xếp, bố trí thành các bộ phận để cùng thực hiện một nhiệm vụ hoặc cùng một chức năng chung Tổ chức còn là ―làm những
gì cần thiết để tiến hành một hoạt động nào đó nhằm có được hiệu quả tốt nhất‖ Hiểu theo nghĩa thông thường, tổ chức là liên kết nhiều người lại để thực hiện một công việc nhất định Tổ chức được lập ra để thực hiện nhiệm
vụ Mỗi tổ chức đều có mục đích, nhiệm vụ riêng
Trong lĩnh vực báo chí truyền thông, có thể hiểu việc tổ chức sản xuất
là tạo ra các sản phẩm báo chí truyền thông Tổ chức sản xuất sản phẩm báo chí là việc lập kế hoạch nội dung, hình thức cho từng số báo hoặc chương trình phát thanh, chương trình truyền hình, tuỳ thuộc vào mục đích của cơ quan báo chí, tuỳ thuộc vào tính chất, quy mô, ý nghĩa của thông tin đáp ứng nhu cầu của công chúng
Quy trình sản xuất sản phẩm báo chí được hiểu là các công đoạn mang tính bắt buộc để sản xuất ra một sản phẩm báo chí như một tờ báo in, tạp chí, một chương trình phát thanh, chương trình truyền hình, ấn phẩm báo mạng điện tử…
Quy trình tổ chức sản xuất sản phẩm báo chí có thể hiểu là sự phối hợ nhuần nhuyễn giữa các bộ phận với nhau, bao gồm các bộ phận sản xuất nội
Trang 29dung và kỹ thuật để tạo thành một chương trình truyền hình, phát thanh, số báo,… Đây là các công đoạn mang tính bắt buộc để sản xuất ra một sản phẩm báo chí
Mỗi loại hình báo chí có những công đoạn và trình tự sản xuất khác nhau, có sự tham gia của nhiều thành viên, nhiều bộ phận để sản xuất thành một sản phẩm báo chí mang tính tập thể
Nói tóm lại, quản lý sản xuất sản phẩm báo chí là các bước có tính bắt buộc để sản xuất ra một sản phẩm báo chí Do các sản phẩm báo chí đa dạng về loại hình nên quy trình tổ chức sản xuất của từng loại hình cũng khác nhau về công đoạn và trình tự sản xuất Mỗi công đoạn có sự tham gia của nhiều thành viên và trải qua nhiều công đoạn mới tạo thành một sản phẩm báo chí mang tính tập thể
1.2 Chủ thể, đối tượng, quy trình, nội dung, phương thức, nguyên tắc, yêu cầu quản lý sản xuất sản phẩm báo chí dữ liệu
1.2.1 Chủ thể quản lý sản xuất sản phẩm báo chí dữ liệu
Chủ thể quản lý là cơ quan, tổ chức, cá nhân được cơ quan, tổ chức có thẩm quyền uỷ quyền để nhân danh chủ thể uỷ quyền sử dụng quyền lực được giao nhằm điều hành, chỉ đạo một hệ thống hay một quá trình vận động theo ý chí của mình nhằm đạt được mục đích đã được định trước Chủ thể quản lý có quyền hạn và trách nhiệm thực hiện hành vi quản lý được giao tác động lên đối tượng quản lý nhằm phối hợp hoạt động riêng rẽ của từng cá nhân tạo thành hoạt động chung thống nhất trong tập thể hướng theo một mục tiêu nhất định
Đối với toà soạn báo chí, chủ thể quản lý là những người được giao thực hiện chức năng lãnh đạo, quản lý, điều hành cơ quan báo chí Đó là đội ngũ những người được hưởng phụ cấp quản lý, thông thường là từ vị trí phó trưởng phòng/ban cho tới người đứng đầu cơ quan báo chí – Tổng biên tập (hoặc Tổng Giám đốc, Giám đốc đối với cơ quan báo phát thanh, truyền hình) Trong bộ máy quản trị, quyền quản trị được phân cấp theo vị trí công
Trang 30tác Cụ thể: Tổng Biên tập là quản trị tối cao sẽ quyết định số lượng thành viên trong Ban Biên tập, có thể gồm: Các Phó Tổng biên tập Tham mưu, giúp việc cho Ban Biên tập là các trưởng, phó phòng/ban trong cơ quan báo chí [12, tr156]
Có 3 cấp độ quản trị dựa trên tiêu chí chủ thể quản lý:
Quản trị cấp cao: Tổng Biên tập là quản lý tối cao trong cơ quan báo chí Đội ngũ quản lý cấp cao gồm: Tổng Biên tập; các Phó Tổng Biên tập Họ
có quyền hạn cao nhất trong công tác lãnh đạo, quản lý cơ quan báo chí, nhưng đồng thời, họ cũng chịu trách nhiệm cao nhất về tổ chức, điều hành, quản lý mọi hoạt động của cơ quan báo chí cũng như về chất lượng, hiệu quả
tờ báo [12, tr156]
Quản trị cấp trung: Gồm các trưởng – phó phòng (ban) Nếu quản trị viên cấp cao có nhiệm vụ đưa ra chiến lược, chiến thuật, thì quản trị viên cấp trung có nhiệm vụ thừa hành chiến lược, chiến thuật, đồng thời, tổ chức các hoạt động để thực thi các chiến lược, chiến thuật của quản trị viên cấp cao nhằm hoàn thành các mục tiêu chung của cơ quan Trong một số trường hợp, quản trị viên cấp trung là người tham mưu, tư vấn để quản trị viên cấp cao xây dựng, ban hành chiến lược, chiến thuật [12, tr156]
Quản trị cấp cơ sở: Một số cơ quan báo chí lớn, dưới cấp phòng, có thể
có các tiểu phòng (ban), người phụ trách tương đương với tổ trưởng, tổ phó Các trưởng nhóm, trưởng kíp cũng có thể được xem là quản trị cấp cơ sở Nhiệm vụ của họ là đưa ra các quyết định tác nghiệp trực tiếp nhằm đôn đốc, hướng dẫn, điều khiển các thành viên thực hiện các công việc cụ thể hàng ngày [12, tr157]
1.2.2 Đối tượng quản lý sản xuất sản phẩm báo chí dữ liệu
Đối tượng quản lý là các cá nhân được chủ thể quản lý giao nhiệm vụ
để hoàn thành nhiệm vụ, đạt được mục đích đã định trước Đối tượng quản lý
có quyền hạn và trách nhiệm thực hiện các nhiệm vụ được giao tạo thành hoạt động chung thống nhất trong tập thể hướng theo một mục tiêu nhất định
Trang 31Đối tượng quản lý sản xuất sản phẩm báo chí dữ liệu đó là quản lý các
kế hoạch, chương trình, các phương thức, trang thiết bị kỹ thuật, công nghệ, nguồn nhân lực, tài chính của toà soạn báo chí Chủ thể quản lý thông qua con người mà cụ thể ở đây là quản lý đội ngũ phóng viên, biên tập viên, lập trình viên, thiết kế viên, chuyên gia phân tích dữ liệu, chuyên gia khai phá dữ liệu và các đối tác tham gia vào hoạt động sản xuất sản phẩm báo chí dữ liệu
1.2.3 Quy trình quản lý sản xuất sản phẩm báo chí dữ liệu
Tờ The Guardian (Anh) có một quy trình quản lý sản xuất sản phẩm báo chí dữ liệu như sau:
Trang 32Hình 1.2.3 Quy trình sản xuất báo chí dữ liệu tại toà soạn The Guardian
1.2.4 Nội dung quản lý sản xuất sản phẩm báo chí dữ liệu
Chủ thể quản lý phải tiến hành nhiều hoạt động quản lý khác nhau Mỗi hoạt động tương đối độc lập được tách ra trong hoạt động quản lý được gọi là chức năng quản lý Tổ hợp tất cả các chức năng quản lý tạo nên nội
Trang 33dung của quy trình quản lý, nội dung lao động của người quản lý Đây là cơ
sở để phân công lao động quản lý, để hình thành và hoàn thiện cơ cấu tổ chức quản lý
Chức năng quản lý xác định vị trí, mối quan hệ giữa các bộ phận, các khâu, các cấp trong hệ thống quản lý Mỗi hệ thống quản lý đều có nhiều bộ phận, nhiều khâu, nhiều cấp khác nhau, gắn liền với những chức năng xác định nào đó, nếu không có chức năng quản lý thì bộ phận đó không còn lý do tồn tại Từ những chức năng quản lý, chủ thể xác định các nhiệm vụ cụ thể, thiết kế bộ máy và bố trí con người phù hợp Đồng thời, chủ thể quản lý có thể theo dõi, kiểm tra, đánh giá, điều chỉnh sự hoạt động của mỗi bộ phận và toàn bộ hệ thống quản lý
Hệ thống chức năng quản lý bao gồm: Hoạch định (1ập kế hoạch), Tổ chức, Chỉ đạo và Kiểm tra Bất kỳ một nhà quản lý nào đều thực hiện 4 chức năng kể trên Tuy nhiên, tùy vào từng mô hình tổ chức khác nhau trong xã hội, với những đặc thù nghề nghiệp riêng có những nội dung quản lý khác nhau
Trên cơ sở những phân tích trên, luận văn tiến hành nghiên cứu trên những nội dung quản lý sau:
- Quản lý việc xây dựng chiến lược, kế hoạch, chỉ đạo, hướng dẫn, định hưởng thông tin, chương trình cụ thể cũng như tổng thể của hoạt động sản xuất sản phẩm báo chí dữ liệu Từ đó xác định phương hướng hoạt động sản xuất sản phẩm báo chí dữ liệu và xác định các kết quả cần đạt được trong tương lai, gắn liền với sự lựa chọn chương trình hành động trong tương lai của cả cơ quan báo chí
- Quản lý quy trình, cách thức tổ chức thực hiện, chất lượng nội dung
và hình thức thông tin của các sản phẩm báo chí dữ liệu Quy trình quản lý phải được thực hiện liên tục, nhằm đảm bảo điều tiết, phối kết hợp hoạt động của các bộ nhận chuyên môn nhịp nhàng để sản xuất những tác phẩm bảo chỉ
có chất lượng tốt nhất
Trang 34- Quản lý các nguồn nhân lực, tài chính, kỹ thuật, công nghệ để sản phẩm báo chí dữ liệu Dựa trên năng lực của các cá nhân, Ban lãnh đạo toà soạn thực hiện việc phân công công việc cho từng cá nhân, bộ phận một cách khoa học, hợp lý, hình thành nhóm chuyên môn hoá; Xác định vị trí, nhiệm
vụ, quyền hạn của từng phòng, ban, từng thành viên và thiết lập một hệ thống
tổ chức một cách tốt nhất để thực hiện mục tiêu chiến lược của tổ chức
1.2.5 Phương thức quản lý sản xuất sản phẩm báo chí dữ liệu
Phương thức là cách thức và phương pháp (nói tổng quát)
Phương thức sản xuất sản phẩm báo chí truyền thông được hiểu là cách thức và phương pháp của đội ngũ những người làm báo chí truyền thông sử dụng, tạo ra sản phẩm báo chí truyền thông có mục tiêu thông điệp mà cơ quan báo chí truyền thông muốn đưa ra
Người đứng đầu cơ quan báo chí có thể sử dụng linh hoạt các công cụ, phương thức quản lý để có thể vận hành hoạt động của toà soạn một cách thuận lợi, trôi chảy nhất
- Quản lý bằng pháp luật: Các văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước; bảng quyết định, nội quy, quy chế của cơ quan Quản lý báo chí bằng pháp luật là sự sử dụng pháp luật của nhà nước thông qua các hoạt động xây dựng ban hành pháp luật, tổ chức thực hiện pháp luật để điều chỉnh các hoạt động báo chí nhằm đảm bảo trật tự và sự phát triển đúng định hướng của báo chí, đồng thời, hài hòa với các lĩnh vực khác trong xã hội
Việc quản lý bằng pháp luật giúp có căn cứ để xác định các nhà báo thực hiện đúng quyền và nghĩa vụ của mình, tôn trọng các quyền và nghĩa vụ của nhà báo, mở ra cơ hội hoạt động báo chi tự do, cân bằng, công bằng cho tất cả các cán bộ phóng viên trong cơ quan
- Quản lý bằng tài chính: Đây là một trong những phương thức quản lý hiệu quả Căn cứ vào nguồn thu và chi trong cơ quan báo chí, tổng biên tập Việc quản lý bằng tài chính vừa khuyến khích được năng lực sáng tạo của
Trang 35cán bộ phóng viên, vừa đảm bảo công bằng trong cống hiến và hưởng thụ, góp phần gián tiếp nâng cao chất lượng, hiệu quả của tờ báo
- Quản lý bằng giáo dục, bồi dưỡng, đào tạo: Một trong những phương thức quản lý mềm cũng rất hữu hiệu đối với quản lý toà soạn báo chí là thông qua công tác bồi dưỡng, đào tạo Tổng Biên tập cần tạo điều kiện để các phóng viên, biên tập viên có cơ hội bình đẳng trong việc tham dự các khoá đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ thường xuyên Thông qua hệ thống giáo dục, trình độ, năng lực, phẩm chất nghề nghiệp của đội ngũ cán bộ báo chí không ngừng được nâng cao
Đối với sản xuất sản phẩm báo chí dữ liệu, cần có đội ngũ nhân lực có chất lượng, kỹ thuật công nghệ cao và giải pháp tốt Đội ngũ nhân lực cần được đào tạo về khoa học dữ liệu để có thể tìm kiếm đề tài và sáng tạo tác phẩm báo chí dữ liệu
1.2.6 Nguyên tắc quản lý sản xuất sản phẩm báo chí dữ liệu
Nguyên tắc quản lý là phải luôn coi dữ liệu là trung tâm Dữ liệu chính
là nguồn thông tin của báo chí dữ liệu và cũng có thể là công cụ để nói lên một vấn đề hoặc kể một câu chuyện nào đó Dữ liệu có thể ở dạng thô (được đăng tải trực tiếp, không qua sàng lọc), có thể được các nhà báo phân tích, sàng lọc và thể hiện bằng nhiều hình thức khác nhau như bản đồ, biểu đồ khi đưa vào các sản phẩm báo chí dữ liệu Các nhà báo có thể đưa vào sản phẩm báo chí dữ liệu một số phân tích hay kết luận về tính chất của vấn đề muốn chuyển tải Tuy nhiên trong bất kỳ hoàn cảnh nào, dữ liệu vẫn đóng vai trò trung tâm, những phân tích, kết luận của nhà báo chỉ đóng vai trò dẫn dắt
Bên cạnh đó, nguyên tắc quản lý tiếp theo là luôn coi dữ liệu là một
―cơ hội‖ để phát hiện những đề tài Đề tài của báo chí dữ liệu không phải là những tin tức cập nhật, những sự kiện, sự việc nóng hổi, mà là những câu chuyện, những vấn đề hấp dẫn có khả năng được chuyển tải bằng hệ thống dữ liệu Đó là những vấn đề chưa được công khai và nhà báo chỉ có thể phát hiện qua việc thu thập, xem xét, phân tích và khám phá các nguồn dữ liệu
Trang 36Nguyên tắc quản lý tiếp theo là khai thác dữ liệu từ nhiều nguồn khác nhau Đây chính là nền tảng để có hệ thống cơ sở thông tin phong phú, chi tiết, dày dặn, qua đó có thể so sánh, đối chiếu giữa dữ liệu từ các nguồn và kiểm chứng được tính xác thực của số liệu, của thông tin
1.2.7 Yêu cầu quản lý sản xuất sản phẩm báo chí dữ liệu
Báo chí dữ liệu gắn liền với công nghệ Sử dụng các ứng dụng, công
cụ để thiết kế hay lập trình là đặc sản của báo chí dữ liệu Không thể thực hiện được báo chí dữ liệu nếu không ứng dụng công nghệ thông tin và các kỹ thuật đồ hoạ số
Trước đây, hoạt động tác nghiệp của các nhà báo khó khăn, vất vả chủ yếu do sự thiếu thốn và lạc hậu của các phương tiện thông tin Ngày nay, sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin, đặc biệt là Internet đã tạo ra điều kiện ngày càng lý tưởng cho nhà báo trong tác nghiệp Nhờ sự hỗ trợ đắc lực của phương tiện hiện đại, báo chí càng có điều kiện thực hiện tiêu chí của truyền thông thời nay là: nhanh chóng, chính xác, chất lượng Những công cụ tác nghiệp như máy tính, máy ảnh, máy ghi âm, camera, điện thoại ngày càng gọn, nhẹ với những tính năng tiện lợi giúp phóng viên bất cứ nơi đâu cũng có thể viết tin bài, chụp ảnh, làm video, audio và đăng tải thông tin ngay lập tức
Ngoài các máy móc phục vụ cho phóng viên, cần có hệ thống máy tính hiệu năng cao có các phần mềm thống kê, phân tích và các phần mềm thiết
kế chuyên dụng
Bên cạnh đó, với sự phát triển không ngừng của mạng Internet, các công nghệ truyền dẫn 3G, 4G hay thậm chí 5G đã và đang được thử nghiệm tại Việt Nam Các toà soạn tích hợp các công nghệ, các phương thức truyền dẫn và biểu đạt như hạ tầng viễn thông, hạ tầng Internet, hệ thống truyền dẫn,
hệ thống phần mềm, thiết bị tích hợp đa phương tiện
Yêu cầu tiếp theo của quản lý sản xuất sản phẩm báo chí dữ liệu là tối
ưu thời gian Báo chí dữ liệu có một nhược điểm, đó là quá trình thực hiện
Trang 37mất nhiều thời gian và nhân sự Vì vậy, để tránh lãng phí, việc xác định nhanh đề tài, đảm bảo lịch trình sản xuất để khi xuất bản đó vẫn là câu chuyện thời sự, nóng hổi và được yêu thích là đòi hỏi lớn nhất của đội ngũ làm báo chí dữ liệu
Tiểu kết chương I
Trong Chương I, tác giả đã làm rõ các vấn đề lý luận về quản lý sản xuất sản phẩm báo chí dữ liệu Tác giả đã định nghĩa cụ thể một số khái niệm
cơ bản như: Dữ liệu, báo chí dữ liệu, quản lý sản xuất sản phẩm báo chí Từ
đó, giúp người đọc hiểu được những khái niệm căn bản về báo chí dữ liệu
Tiếp đó, tác giả đã mô tả cụ thể chủ thể, đối tượng, quy trình, nội dung, phương thức, nguyên tắc, yêu cầu của quản lý sản xuất sản phẩm báo chí dữ liệu Có thể nói rằng, dữ liệu chính là yêu cầu tiên quyết để tạo ra các sản phẩm báo chí dữ liệu Do đó, công tác quản lý sản xuất sản phẩm báo chí dữ liệu là rất quan trọng, trong đó có việc khai thác dữ liệu càng từ nhiều nguồn càng tốt, cùng với đó là công tác kiểm chứng dữ liệu để có bộ dữ liệu chuẩn phục vụ cho hoạt động tìm kiếm đề tài và sáng tạo tác phẩm báo chí dữ liệu
Chương I chính là khung lý thuyết cơ bản nhất, là cơ sở lý luận để tác giả đi sâu nghiên cứu và khảo sát hoạt động quản lý sản xuất sản phẩm báo chí dữ liệu của ba toà soạn trong diện khảo sát Từ đó có nền tảng để rút ra những vấn đề đặt ra, đề xuất giải pháp, khuyến nghị của tác giả
Trang 38CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ SẢN XUẤT SẢN PHẨM BÁO CHÍ DỮ LIỆU TẠI BA TOÀ SOẠN BÁO TRONG DIỆN KHẢO SÁT 2.1 Tổng quan về ba toà soạn báo trong diện khảo sát
2.1.1 Về Vietnamplus
Báo Vietnamplus là báo điện tử thuộc Thông tấn xã Việt Nam (TTXVN) - cơ quan thuộc Chính phủ, thực hiện chức năng thông tấn nhà nước trong việc đăng, phát thông tin, văn kiện chính thức của Đảng và Nhà nước; cung cấp thông tin phục vụ yêu cầu lãnh đạo của Đảng và quản lý của Nhà nước; thu thập, phổ biến thông tin bằng các loại hình báo chí và truyền thông đa phương tiện, phục vụ các cơ quan thông tin đại chúng, công chúng
và các đối tượng khác trong và ngoài nước
TTXVN hoạt động theo mô hình tổ hợp với 15 đơn vị thông tin đối nội
và đối ngoại (gồm năm ban biên tập, hai trung tâm thông tin nguồn và tám tòa soạn) cùng với năm trung tâm phục vụ thông tin, một nhà xuất bản, hai doanh nghiệp in, Cơ quan TTXVN khu vực phía Nam, Cơ quan TTXVN khu vực miền Trung-Tây Nguyên; và khối các đơn vị chức năng giúp việc Tổng giám đốc TTXVN
Với hệ thống cơ quan thường trú rộng khắp tại 63 tỉnh, thành trong cả nước và 30 cơ quan thường trú ở nước ngoài đặt tại tất cả 5 châu lục, TTXVN có lực lượng phóng viên tác nghiệp trên khắp mọi miền đất nước và tại hầu hết các địa bàn trọng điểm của thế giới Đây là một ưu thế mà không một cơ quan báo chí nào ở nước ta có được
Với hơn 60 sản phẩm thông tin được thực hiện bởi đội ngũ trên 1.000 phóng viên, biên tập viên (trong tổng số trên 2.300 cán bộ, công nhân viên toàn ngành), TTXVN hiện là cơ quan báo chí có nhiều sản phẩm và loại hình thông tin nhất cả nước, từ thông tin nguồn bằng văn bản, ảnh, truyền hình, đồ họa, âm thanh , cho đến các xuất bản phẩm gồm báo ngày, tuần báo, tạp chí, báo ảnh, ấn phẩm sách, báo điện tử, trang điện tử, báo giấy trực tuyến, thông tin trên các thiết bị di động, trên các mạng xã hội v,v
Trang 39Là cơ quan báo chí đối ngoại chủ lực quốc gia, TTXVN cung cấp tin cho hệ thống truyền thông trong và ngoài nước bằng năm thứ tiếng: Việt Nam, Trung Quốc, Anh, Pháp và Tây Ban Nha Bên cạnh đó, các tờ báo in, báo điện tử xuất bản bằng 10 ngữ: Việt Nam, Lào, Khmer, Trung Quốc, Nhật Bản, Triều Tiên, Nga, Anh, Pháp, Tây Ban Nha
TTXVN đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt ―Đề án phát triển một số báo in và báo điện tử đối ngoại Quốc gia của Thông tấn xã Việt Nam‖ đối với 03 đơn vị thông tin đối ngoại, bao gồm: Báo Việt Nam News, Báo ảnh Việt Nam và báo điện tử VietnamPlus
Báo điện tử VietnamPlus phát tại địa chỉ vietnamplus.vn là một trong những tờ báo điện tử chính thống có lượng công chúng từ nhiều quốc gia nhất truy cập và là báo điện tử đa ngữ lớn nhất (xuất bản bằng 5 thứ tiếng Việt, Anh, Trung, Pháp và Tây Ban Nha) ở Việt Nam hiện nay VietnamPlus
đi tiên phong trong việc áp dụng các công nghệ truyền thông mới: báo chí di động, báo chí dữ liệu, ảnh/video 360 độ, cùng những sản phầm báo chí độc đáo, như Mega story (siêu tác phẩm báo chí) hay RapNewsPlus (bản tin trên nền nhạc rap) từng đoạt giải thưởng quốc tế
Trung tâm Thông tin tư liệu và Đồ họa trực thuộc TTXVN chuyên cung cấp các tư liệu được tổng hợp một cách có hệ thống từ nhiều nguồn chính thống liên quan đến những sự kiện thời sự lớn trong nước và quốc tế, phát trên cổng điện tử vnanet.vn và thực hiện một số chuyên mục truyền hình Trung tâm đang phấn đấu đưa thông tin đồ họa trở thành một loại hình thông tin chủ lực của TTXVN
Các sản phẩm của Trung tâm Thông tin tư liệu và Đồ họa cũng được xuất bản trên báo Vietnamplus
Ngoài việc cung cấp tin nguồn chính thức và chính thống, TTXVN và báo Vietnamplus có một số bản tin báo cáo phục vụ lãnh đạo Đảng và Nhà nước, bao gồm bản Tóm tắt tin trong nước và quốc tế, Điểm tin của TTXVN
Trang 40(tham khảo, ra đầu buổi sáng hàng ngày, trừ cuối tuần và ngày lễ), do Ban Thư ký Biên tập và Quan hệ đối ngoại TTXVN tổng hợp, thực hiện
2.1.2 Về VnExpress
Báo điện tử VnExpress ra mắt ngày 26/2/2001, được Bộ Văn hoá - Thông tin cấp giấy phép số 511/GP-BVHTT ngày 25/11/2002 Địa chỉ toà soạn tại tầng 5, Toà nhà FPT, phố Duy Tân, Quận Cầu Giấy, Hà Nội
Báo có văn phòng đại diện phía Nam tại tầng 2, toà nhà FPT, Lô 31B-33B đường Tân Thuận, KCX Tân Thuận, Phường Tân Thuận Đông, Quận 7, TP.HCM
29B-Báo VnExpress chỉ tập trung vào phiên bản điện tử, không có báo giấy Theo bảng xếp hạng của Alexa, VnExpress luôn có số người truy cập lớn nhất Việt Nam VnExpress cũng nằm trong Top 500 website được truy cập nhiều nhất trên thế giới Thông tin trên VnExpress được các chuyên gia đánh giá là nhanh nhất, chuyên nghiệp nhất trong số các tờ báo điện tử tại Việt Nam
Ngoài trang chính là VnExpress.net, báo có các chuyên trang iOne (http://ione.vnexpress.net), báo điện tử Ngôi sao (ngoisao.net), chuyên mục văn hoá, giải trí của VnExpress
Đội ngũ lãnh đạo của báo gồm 1 Tổng Biên tập và 3 Phó Tổng Biên tập, dưới nữa là 6 thư ký toà soạn Các thư ký toà soạn là những biên tập viên cao cấp điều hành và phân phối nội dung của cả toà soạn
VnExpress chia ra làm các ban, đứng đầu mỗi ban là các trưởng ban Các trưởng ban điều hành các biên tập viên và phóng viên
Hiện tại, toà soạn báo VnExpress có 150 phóng viên, trong đó khoảng
¾ phóng viên tốt nghiệp ngành báo chí các trường Đại học, Cao đẳng trong
và ngoài nước
2.1.3 Về Zing
Báo điện tử Zing có cơ quan chủ quản là Hiệp hội Xuất bản Việt Nam