Một số giải pháp

Một phần của tài liệu Quản lý sản xuất sản phẩm báo chí dữ liệu ở tòa soạn báo mạng điện tử ở việt nam hiện nay (Trang 76 - 80)

CHƯƠNG III: VẤN ĐỀ ĐẶT RA VÀ KHUYẾN NGHỊ, GIẢI PHÁP QUẢN LÝ SẢN XUẤT SẢN PHẨM BÁO CHÍ DỮ LIỆU

3.3. Một số giải pháp

3.3.1. Nâng cao nhận thức của các chủ thể quản lý về sự cần thiết phải phát triển báo chí chí dữ liệu.

Công tác cán bộ là khâu có ý nghĩa quyết định trong hoạt động báo chí cũng nhƣ trong các lĩnh vực công tác khác. Cán bộ có năng lực là điều kiện tiên quyết để giải quyết các nhiệm vụ chuyên môn. Vấn đề lựa chọn, đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ quản lý của toà soạn báo chí có ý nghĩa rất quan trọng. Để phát triển đƣợc báo chí dữ liệu, đội ngũ lãnh đạo toà soạn cần nhận thức đƣợc tầm quan trọng của báo chí dữ liệu. Hiện nay vẫn còn nhiều lãnh đạo các cơ quan báo chí chƣa mạnh dạn đầu tƣ cho báo chí dữ liệu vì vẫn còn nhiều mơ hồ về Dữ liệu lớn (Big Data), trí tuệ nhân tạo (AI). Do đó, cần chú ý bố trí những người có đủ phẩm chất, năng lực, uy tín, trách nhiệm, có tư duy công nghệ vào các vị trí quan trọng. Cần quy định hệ thống tiêu chuẩn chức danh, nghiệp vụ phù hợp với thực tiễn, bảo đảm công tác chuyên môn của từng đối tƣợng. Mặt khác cần có những quy định cụ thể về tuyển dụng cán bộ, sắp xếp và bố trí cán bộ; phải có chính sách đào tạo và đào tạo lại những người quản lý báo chí để theo kịp tốc độ phát triển chung của xã hội và xu hướng chung các toà soạn báo trên thế giới.

3.3.2. Nâng cao nhận thức và kỹ năng nghề nghiệp của phóng viên, nhà báo sản xuất sản phẩm báo chí dữ liệu.

Phóng viên đến với nghề báo không chỉ bởi lòng say mê. Để làm báo chí dữ liệu, phóng viên cần có thêm những yêu cầu về tƣ duy, kiến thức hình

ảnh, năng lực phát hiện vấn đề, góc nhìn sắc sảo trước các vấn đề của cuộc sống. Xu hướng báo chí dữ liệu thúc đẩy việc tìm kiếm, đào tạo những phóng viên, nhà báo có kĩ năng thu thập, phân tích dữ liệu. Bên cạnh đó, để có thể khai thác hiệu quả dữ liệu từ nước ngoài, các phóng viên, nhà báo phải có khả năng ngoại ngữ tốt sẽ là lợi thế. Tại Việt Nam, nhân sự báo chí dữ liệu hiện đang từ hai nguồn, một là từ các nhà báo có tƣ duy số liệu tốt, họ đƣợc đào tạo thêm về thiết kế và phát triển ứng dụng. Hai là các nhân sự thiết kế và phát triển ứng dụng đƣợc đào tạo thêm kỹ năng báo chí. Cả hai cách trên đều là các giải pháp ngắn hạn trước mắt. Con đường lâu dài vẫn là các cơ sở đào tạo báo chí, truyền thông cần có các chương trình đào tạo chuyên sâu về báo chí dữ liệu để cung cấp nhân sự cho lĩnh vực này. Hiện nay tại các toà soạn hội tụ đã có những mô hình nhà báo đa năng, họ có kỹ năng làm báo và tƣ duy công nghệ tốt. Nếu họ đƣợc đầu tƣ làm báo chí dữ liệu thì họ sẽ học hỏi và phát triển rất nhanh.

3.3.3. Nâng cao nhận thức của xã hội về việc mở dữ liệu.

Việc mở dữ liệu để các cơ quan báo chí có nguồn dữ liệu mở - đây là yếu tố sống còn để tạo nên báo chí dữ liệu. Hiện tại, đây là rào cản khá lớn của báo chí Việt Nam. Ngoài một số nguồn dữ liệu mở từ các cơ quan, tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ (Ngân hàng thế giới, Quỹ Tiền tệ quốc tế, Liên hợp quốc,...) thì chúng ta đang khá thiếu các ngân hàng dữ liệu trong nước.

Cách tiếp cận nguồn dữ liệu cũng là vấn đề khiến báo chí dữ liệu chƣa phát triển xứng tầm. Để tiếp cận dữ liệu, cần có các cổng thông tin kèm công cụ trích xuất, phân tích dữ liệu hợp lý, dễ sử dụng. Điều này đòi hỏi các cơ quan, tổ chức công bố dữ liệu cần kèm theo các ứng dụng công cụ cho nhà báo tác nghiệp. Do đó, việc nâng cao nhận thức của các tổ chức, cơ quan về việc mở thông tin, mở dữ liệu là rất cần thiết để có một xã hội minh bạch, giúp cho báo chí dữ liệu có nguồn tƣ liệu quý để khai thác đề tài. Nhƣ vậy, rất cần có sự thường xuyên trao đổi thông tin, dữ liệu giữa các cơ quan nhà

nước với các cơ quan báo chí, giúp phóng viên, nhà báo có thể tiếp cận dữ liệu một cách đầy đủ nhất. Như Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng đã phát biểu tại Diễn đàn Dữ liệu mở Việt Nam năm 2020: “Công nghệ thông tin, công nghệ số đã, đang và sẽ thâm nhập vào mọi ngõ ngách của đời sống xã hội, sẽ trở thành không khí thở của chúng ta. Và vì thế, nó phải rẻ như không khí. Và cách để đạt được điều đó là công nghệ mở. Công nghệ mở không chỉ là mã nguồn mở, mà còn là kiến trúc mở và chuẩn mở. Và đi cùng công nghệ mở là văn hoá mở”. Rõ ràng việc mở dữ liệu sẽ giúp báo chí dữ liệu và báo chí điều tra phát triển hơn. Khi có sự minh bạch số liệu và thông tin, báo chí dữ liệu chính là công cụ tốt nhất để không làm sai lệch nhận thức của độc giả trong mỗi bài báo. Chúng ta biết rằng, con số không nói dối, còn chữ viết (text) có thể làm độc giả hiểu sai ý nghĩa.

Trong bối cảnh bùng nổ thông tin mạng xã hội nhƣ hiện nay, nếu nhà báo bị

"thiên kiến" nào đó tác động, nhà báo "suy diễn" điều này vào bài báo sẽ khiến độc giả hiểu sai bản chất của vấn đề. Báo chí phải giúp độc giả "hiểu đúng" vấn đề. Và báo chí dữ liệu sẽ giúp độc giả làm điều đó.

Tiểu kết chương III

Trong Chương III, tác giả đã nêu các vấn đề đặt ra đối với công tác quản lý sản xuất sản phẩm báo chí dữ liệu hiện nay. Tác giả đã phân tích cụ thể chủ trương phát triển của toà soạn, năng lực và nguồn nhân lực toà soạn, điều kiện về kỹ thuật công nghệ và các điều kiện khác. Từ đó giúp nhận thức đƣợc những yêu cầu cụ thể để phát triển báo chí dữ liệu.

Tiếp đó, tác giả đã đƣa ra một số khuyến nghị và cho các toà soạn báo mạng điện tử trong quản lý sản xuất sản phẩm báo chí dữ liệu. Cụ thể, tác giả đã khuyến nghị quy trình quản lý sản xuất sản phẩm báo chí dữ liệu trong toà soạn báo mạng điện tử. Tác giả khuyến nghị điều kiện về nhân lực và kỹ thuật công nghệ để quản lý sản xuất sản phẩm báo chí dữ liệu. Tác giả cũng khuyến nghị một số công cụ làm báo chí dữ liệu hiện nay.

Tác giả đã mạnh dạn đƣa ra một số giải pháp đối với chủ thể quản lý, đối với các phóng viên, nhà báo tham gia quản lý sản xuất sản phẩm báo chí dữ liệu. Đồng thời đối với việc nâng cao nhận thức của xã hội về việc mở dữ liệu.

Một phần của tài liệu Quản lý sản xuất sản phẩm báo chí dữ liệu ở tòa soạn báo mạng điện tử ở việt nam hiện nay (Trang 76 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)