Chương I: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ SẢN XUẤT SẢN PHẨM BÁO CHÍ DỮ LIỆU
1.2. Chủ thể, đối tượng, quy trình, nội dung, phương thức, nguyên tắc, yêu cầu quản lý sản xuất sản phẩm báo chí dữ liệu
1.2.1. Chủ thể quản lý sản xuất sản phẩm báo chí dữ liệu
Chủ thể quản lý là cơ quan, tổ chức, cá nhân đƣợc cơ quan, tổ chức có thẩm quyền uỷ quyền để nhân danh chủ thể uỷ quyền sử dụng quyền lực đƣợc giao nhằm điều hành, chỉ đạo một hệ thống hay một quá trình vận động theo ý chí của mình nhằm đạt được mục đích đã được định trước. Chủ thể quản lý có quyền hạn và trách nhiệm thực hiện hành vi quản lý đƣợc giao tác động lên đối tƣợng quản lý nhằm phối hợp hoạt động riêng rẽ của từng cá nhân tạo thành hoạt động chung thống nhất trong tập thể hướng theo một mục tiêu nhất định.
Đối với toà soạn báo chí, chủ thể quản lý là những người được giao thực hiện chức năng lãnh đạo, quản lý, điều hành cơ quan báo chí. Đó là đội ngũ những người được hưởng phụ cấp quản lý, thông thường là từ vị trí phó trưởng phòng/ban cho tới người đứng đầu cơ quan báo chí – Tổng biên tập (hoặc Tổng Giám đốc, Giám đốc đối với cơ quan báo phát thanh, truyền hình). Trong bộ máy quản trị, quyền quản trị đƣợc phân cấp theo vị trí công
tác. Cụ thể: Tổng Biên tập là quản trị tối cao sẽ quyết định số lƣợng thành viên trong Ban Biên tập, có thể gồm: Các Phó Tổng biên tập. Tham mưu, giúp việc cho Ban Biên tập là các trưởng, phó phòng/ban trong cơ quan báo chí. [12, tr156]
Có 3 cấp độ quản trị dựa trên tiêu chí chủ thể quản lý:
Quản trị cấp cao: Tổng Biên tập là quản lý tối cao trong cơ quan báo chí. Đội ngũ quản lý cấp cao gồm: Tổng Biên tập; các Phó Tổng Biên tập. Họ có quyền hạn cao nhất trong công tác lãnh đạo, quản lý cơ quan báo chí, nhƣng đồng thời, họ cũng chịu trách nhiệm cao nhất về tổ chức, điều hành, quản lý mọi hoạt động của cơ quan báo chí cũng nhƣ về chất lƣợng, hiệu quả tờ báo. [12, tr156]
Quản trị cấp trung: Gồm các trưởng – phó phòng (ban). Nếu quản trị viên cấp cao có nhiệm vụ đƣa ra chiến lƣợc, chiến thuật, thì quản trị viên cấp trung có nhiệm vụ thừa hành chiến lƣợc, chiến thuật, đồng thời, tổ chức các hoạt động để thực thi các chiến lƣợc, chiến thuật của quản trị viên cấp cao nhằm hoàn thành các mục tiêu chung của cơ quan. Trong một số trường hợp, quản trị viên cấp trung là người tham mưu, tư vấn để quản trị viên cấp cao xây dựng, ban hành chiến lƣợc, chiến thuật. [12, tr156]
Quản trị cấp cơ sở: Một số cơ quan báo chí lớn, dưới cấp phòng, có thể có các tiểu phòng (ban), người phụ trách tương đương với tổ trưởng, tổ phó.
Các trưởng nhóm, trưởng kíp cũng có thể được xem là quản trị cấp cơ sở.
Nhiệm vụ của họ là đƣa ra các quyết định tác nghiệp trực tiếp nhằm đôn đốc, hướng dẫn, điều khiển các thành viên thực hiện các công việc cụ thể hàng ngày. [12, tr157]
1.2.2. Đối tượng quản lý sản xuất sản phẩm báo chí dữ liệu
Đối tƣợng quản lý là các cá nhân đƣợc chủ thể quản lý giao nhiệm vụ để hoàn thành nhiệm vụ, đạt được mục đích đã định trước. Đối tượng quản lý có quyền hạn và trách nhiệm thực hiện các nhiệm vụ đƣợc giao tạo thành hoạt động chung thống nhất trong tập thể hướng theo một mục tiêu nhất định.
Đối tƣợng quản lý sản xuất sản phẩm báo chí dữ liệu đó là quản lý các kế hoạch, chương trình, các phương thức, trang thiết bị kỹ thuật, công nghệ, nguồn nhân lực, tài chính... của toà soạn báo chí. Chủ thể quản lý thông qua con người mà cụ thể ở đây là quản lý đội ngũ phóng viên, biên tập viên, lập trình viên, thiết kế viên, chuyên gia phân tích dữ liệu, chuyên gia khai phá dữ liệu... và các đối tác tham gia vào hoạt động sản xuất sản phẩm báo chí dữ liệu.
1.2.3. Quy trình quản lý sản xuất sản phẩm báo chí dữ liệu
Tờ The Guardian (Anh) có một quy trình quản lý sản xuất sản phẩm báo chí dữ liệu nhƣ sau:
Hình 1.2.3. Quy trình sản xuất báo chí dữ liệu tại toà soạn The Guardian 1.2.4. Nội dung quản lý sản xuất sản phẩm báo chí dữ liệu
Chủ thể quản lý phải tiến hành nhiều hoạt động quản lý khác nhau.
Mỗi hoạt động tương đối độc lập được tách ra trong hoạt động quản lý được gọi là chức năng quản lý. Tổ hợp tất cả các chức năng quản lý tạo nên nội
dung của quy trình quản lý, nội dung lao động của người quản lý. Đây là cơ sở để phân công lao động quản lý, để hình thành và hoàn thiện cơ cấu tổ chức quản lý.
Chức năng quản lý xác định vị trí, mối quan hệ giữa các bộ phận, các khâu, các cấp trong hệ thống quản lý. Mỗi hệ thống quản lý đều có nhiều bộ phận, nhiều khâu, nhiều cấp khác nhau, gắn liền với những chức năng xác định nào đó, nếu không có chức năng quản lý thì bộ phận đó không còn lý do tồn tại. Từ những chức năng quản lý, chủ thể xác định các nhiệm vụ cụ thể, thiết kế bộ máy và bố trí con người phù hợp. Đồng thời, chủ thể quản lý có thể theo dõi, kiểm tra, đánh giá, điều chỉnh sự hoạt động của mỗi bộ phận và toàn bộ hệ thống quản lý.
Hệ thống chức năng quản lý bao gồm: Hoạch định (1ập kế hoạch), Tổ chức, Chỉ đạo và Kiểm tra. Bất kỳ một nhà quản lý nào đều thực hiện 4 chức năng kể trên. Tuy nhiên, tùy vào từng mô hình tổ chức khác nhau trong xã hội, với những đặc thù nghề nghiệp riêng có những nội dung quản lý khác nhau.
Trên cơ sở những phân tích trên, luận văn tiến hành nghiên cứu trên những nội dung quản lý sau:
- Quản lý việc xây dựng chiến lược, kế hoạch, chỉ đạo, hướng dẫn, định hưởng thông tin, chương trình cụ thể cũng như tổng thể của hoạt động sản xuất sản phẩm báo chí dữ liệu. Từ đó xác định phương hướng hoạt động sản xuất sản phẩm báo chí dữ liệu và xác định các kết quả cần đạt đƣợc trong tương lai, gắn liền với sự lựa chọn chương trình hành động trong tương lai của cả cơ quan báo chí.
- Quản lý quy trình, cách thức tổ chức thực hiện, chất lƣợng nội dung và hình thức thông tin của các sản phẩm báo chí dữ liệu. Quy trình quản lý phải đƣợc thực hiện liên tục, nhằm đảm bảo điều tiết, phối kết hợp hoạt động của các bộ nhận chuyên môn nhịp nhàng để sản xuất những tác phẩm bảo chỉ có chất lƣợng tốt nhất.
- Quản lý các nguồn nhân lực, tài chính, kỹ thuật, công nghệ để sản phẩm báo chí dữ liệu. Dựa trên năng lực của các cá nhân, Ban lãnh đạo toà soạn thực hiện việc phân công công việc cho từng cá nhân, bộ phận một cách khoa học, hợp lý, hình thành nhóm chuyên môn hoá; Xác định vị trí, nhiệm vụ, quyền hạn của từng phòng, ban, từng thành viên và thiết lập một hệ thống tổ chức một cách tốt nhất để thực hiện mục tiêu chiến lƣợc của tổ chức.
1.2.5. Phương thức quản lý sản xuất sản phẩm báo chí dữ liệu Phương thức là cách thức và phương pháp (nói tổng quát).
Phương thức sản xuất sản phẩm báo chí truyền thông được hiểu là cách thức và phương pháp của đội ngũ những người làm báo chí truyền thông sử dụng, tạo ra sản phẩm báo chí truyền thông có mục tiêu thông điệp mà cơ quan báo chí truyền thông muốn đƣa ra.
Người đứng đầu cơ quan báo chí có thể sử dụng linh hoạt các công cụ, phương thức quản lý để có thể vận hành hoạt động của toà soạn một cách thuận lợi, trôi chảy nhất.
- Quản lý bằng pháp luật: Các văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước; bảng quyết định, nội quy, quy chế của cơ quan. Quản lý báo chí bằng pháp luật là sự sử dụng pháp luật của nhà nước thông qua các hoạt động xây dựng ban hành pháp luật, tổ chức thực hiện pháp luật để điều chỉnh các hoạt động báo chí nhằm đảm bảo trật tự và sự phát triển đúng định hướng của báo chí, đồng thời, hài hòa với các lĩnh vực khác trong xã hội.
Việc quản lý bằng pháp luật giúp có căn cứ để xác định các nhà báo thực hiện đúng quyền và nghĩa vụ của mình, tôn trọng các quyền và nghĩa vụ của nhà báo, mở ra cơ hội hoạt động báo chi tự do, cân bằng, công bằng cho tất cả các cán bộ phóng viên trong cơ quan.
- Quản lý bằng tài chính: Đây là một trong những phương thức quản lý hiệu quả. Căn cứ vào nguồn thu và chi trong cơ quan báo chí, tổng biên tập.
Việc quản lý bằng tài chính vừa khuyến khích đƣợc năng lực sáng tạo của
cán bộ phóng viên, vừa đảm bảo công bằng trong cống hiến và hưởng thụ, góp phần gián tiếp nâng cao chất lƣợng, hiệu quả của tờ báo.
- Quản lý bằng giáo dục, bồi dưỡng, đào tạo: Một trong những phương thức quản lý mềm cũng rất hữu hiệu đối với quản lý toà soạn báo chí là thông qua công tác bồi dƣỡng, đào tạo. Tổng Biên tập cần tạo điều kiện để các phóng viên, biên tập viên có cơ hội bình đẳng trong việc tham dự các khoá đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ thường xuyên. Thông qua hệ thống giáo dục, trình độ, năng lực, phẩm chất nghề nghiệp của đội ngũ cán bộ báo chí không ngừng đƣợc nâng cao.
Đối với sản xuất sản phẩm báo chí dữ liệu, cần có đội ngũ nhân lực có chất lƣợng, kỹ thuật công nghệ cao và giải pháp tốt. Đội ngũ nhân lực cần đƣợc đào tạo về khoa học dữ liệu để có thể tìm kiếm đề tài và sáng tạo tác phẩm báo chí dữ liệu.
1.2.6. Nguyên tắc quản lý sản xuất sản phẩm báo chí dữ liệu
Nguyên tắc quản lý là phải luôn coi dữ liệu là trung tâm. Dữ liệu chính là nguồn thông tin của báo chí dữ liệu và cũng có thể là công cụ để nói lên một vấn đề hoặc kể một câu chuyện nào đó. Dữ liệu có thể ở dạng thô (đƣợc đăng tải trực tiếp, không qua sàng lọc), có thể đƣợc các nhà báo phân tích, sàng lọc và thể hiện bằng nhiều hình thức khác nhau nhƣ bản đồ, biểu đồ...
khi đƣa vào các sản phẩm báo chí dữ liệu. Các nhà báo có thể đƣa vào sản phẩm báo chí dữ liệu một số phân tích hay kết luận về tính chất của vấn đề muốn chuyển tải. Tuy nhiên trong bất kỳ hoàn cảnh nào, dữ liệu vẫn đóng vai trò trung tâm, những phân tích, kết luận của nhà báo chỉ đóng vai trò dẫn dắt.
Bên cạnh đó, nguyên tắc quản lý tiếp theo là luôn coi dữ liệu là một
―cơ hội‖ để phát hiện những đề tài. Đề tài của báo chí dữ liệu không phải là những tin tức cập nhật, những sự kiện, sự việc nóng hổi,... mà là những câu chuyện, những vấn đề hấp dẫn có khả năng đƣợc chuyển tải bằng hệ thống dữ liệu. Đó là những vấn đề chƣa đƣợc công khai và nhà báo chỉ có thể phát hiện qua việc thu thập, xem xét, phân tích và khám phá các nguồn dữ liệu.
Nguyên tắc quản lý tiếp theo là khai thác dữ liệu từ nhiều nguồn khác nhau. Đây chính là nền tảng để có hệ thống cơ sở thông tin phong phú, chi tiết, dày dặn, qua đó có thể so sánh, đối chiếu giữa dữ liệu từ các nguồn và kiểm chứng đƣợc tính xác thực của số liệu, của thông tin.
1.2.7. Yêu cầu quản lý sản xuất sản phẩm báo chí dữ liệu
Báo chí dữ liệu gắn liền với công nghệ. Sử dụng các ứng dụng, công cụ để thiết kế hay lập trình là đặc sản của báo chí dữ liệu. Không thể thực hiện đƣợc báo chí dữ liệu nếu không ứng dụng công nghệ thông tin và các kỹ thuật đồ hoạ số.
Trước đây, hoạt động tác nghiệp của các nhà báo khó khăn, vất vả chủ yếu do sự thiếu thốn và lạc hậu của các phương tiện thông tin. Ngày nay, sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin, đặc biệt là Internet đã tạo ra điều kiện ngày càng lý tưởng cho nhà báo trong tác nghiệp. Nhờ sự hỗ trợ đắc lực của phương tiện hiện đại, báo chí càng có điều kiện thực hiện tiêu chí của truyền thông thời nay là: nhanh chóng, chính xác, chất lƣợng. Những công cụ tác nghiệp nhƣ máy tính, máy ảnh, máy ghi âm, camera, điện thoại...
ngày càng gọn, nhẹ với những tính năng tiện lợi giúp phóng viên bất cứ nơi đâu cũng có thể viết tin bài, chụp ảnh, làm video, audio... và đăng tải thông tin ngay lập tức.
Ngoài các máy móc phục vụ cho phóng viên, cần có hệ thống máy tính hiệu năng cao có các phần mềm thống kê, phân tích và các phần mềm thiết kế chuyên dụng.
Bên cạnh đó, với sự phát triển không ngừng của mạng Internet, các công nghệ truyền dẫn 3G, 4G hay thậm chí 5G đã và đang đƣợc thử nghiệm tại Việt Nam. Các toà soạn tích hợp các công nghệ, các phương thức truyền dẫn và biểu đạt nhƣ hạ tầng viễn thông, hạ tầng Internet, hệ thống truyền dẫn, hệ thống phần mềm, thiết bị tích hợp đa phương tiện...
Yêu cầu tiếp theo của quản lý sản xuất sản phẩm báo chí dữ liệu là tối ƣu thời gian. Báo chí dữ liệu có một nhƣợc điểm, đó là quá trình thực hiện
mất nhiều thời gian và nhân sự. Vì vậy, để tránh lãng phí, việc xác định nhanh đề tài, đảm bảo lịch trình sản xuất để khi xuất bản đó vẫn là câu chuyện thời sự, nóng hổi và đƣợc yêu thích là đòi hỏi lớn nhất của đội ngũ làm báo chí dữ liệu.
Tiểu kết chương I
Trong Chương I, tác giả đã làm rõ các vấn đề lý luận về quản lý sản xuất sản phẩm báo chí dữ liệu. Tác giả đã định nghĩa cụ thể một số khái niệm cơ bản nhƣ: Dữ liệu, báo chí dữ liệu, quản lý sản xuất sản phẩm báo chí. Từ đó, giúp người đọc hiểu được những khái niệm căn bản về báo chí dữ liệu.
Tiếp đó, tác giả đã mô tả cụ thể chủ thể, đối tƣợng, quy trình, nội dung, phương thức, nguyên tắc, yêu cầu của quản lý sản xuất sản phẩm báo chí dữ liệu. Có thể nói rằng, dữ liệu chính là yêu cầu tiên quyết để tạo ra các sản phẩm báo chí dữ liệu. Do đó, công tác quản lý sản xuất sản phẩm báo chí dữ liệu là rất quan trọng, trong đó có việc khai thác dữ liệu càng từ nhiều nguồn càng tốt, cùng với đó là công tác kiểm chứng dữ liệu để có bộ dữ liệu chuẩn phục vụ cho hoạt động tìm kiếm đề tài và sáng tạo tác phẩm báo chí dữ liệu.
Chương I chính là khung lý thuyết cơ bản nhất, là cơ sở lý luận để tác giả đi sâu nghiên cứu và khảo sát hoạt động quản lý sản xuất sản phẩm báo chí dữ liệu của ba toà soạn trong diện khảo sát. Từ đó có nền tảng để rút ra những vấn đề đặt ra, đề xuất giải pháp, khuyến nghị của tác giả..