1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

Pháp luật về dịch vụ thanh toán của các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán

15 77 2
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 15
Dung lượng 347,93 KB

Nội dung

Dịch vụ thanh toán Căn cứ Khoản 5 Điều 3 Nghị định số 64/2001/NĐ - CP ngày 20 tháng 9 năm 2001 về hoạt động thanh toán qua các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán: “Dịch vụ thanh toán là

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

KHOA LUẬT

    

TIỂU LUẬN

ĐỀ TÀI: PHÁP LUẬT VỀ DỊCH VỤ THANH TOÁN CỦA CÁC TỔ CHỨC

CUNG ỨNG DỊCH VỤ THANH TOÁN

Sinh viên thực hiện:

Ngày sinh:

Mã sinh viên:

Lớp :

Học phần: Luật ngân hàng

Giảng viên: TS Nguyễn Vinh Hưng

Hà Nội, 08/2021

LỜI NÓI ĐẦU

Trang 2

Hiện nay, dịch vụ thanh toán của các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán không còn là một hoạt động thanh toán mới đối với mỗi người dân Trong những năm qua, dịch vụ thanh toán của các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán hay còn gọi là hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam đã có nhiều chuyển biến mạnh mẽ,

cơ bản đạt được mục tiêu đề ra Nhận thức và thói quen của người dân, doanh nghiệp về thanh toán không dùng tiền mặt có sự cải thiện tích cực Tuy nhiên, theo xu thế phát triển của thị trường tài chính toàn diện, cần có những giải pháp để tạo lập hành lang pháp lý cho hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt phát triển trong bối cảnh mới Bài tiểu luận dưới đây sẽ làm rõ những nội dung lý luận về dịch vụ thanh toán của các

tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán và từ đó đưa ra những giải pháp, kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả thực thi và đóng góp xây dựng việc hoàn thiện pháp luật tại Việt Nam

Cơ cấu tiểu luận bao gồm 3 chương:

- Chương I: Những vấn đề lý luận về dịch vụ thanh toán của các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán

- Chương II: Nội dung pháp luật về dịch vụ thanh toán của các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán

- Chương III: Thực tiễn và áp dụng pháp luật về dịch vụ thanh toán của các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán

Trang 3

NỘI DUNG

CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ DỊCH VỤ THANH TOÁN CỦA

CÁC TỔ CHỨC CUNG ỨNG DỊCH VỤ THANH TOÁN

1.1 Dịch vụ thanh toán

Căn cứ Khoản 5 Điều 3 Nghị định số 64/2001/NĐ - CP ngày 20 tháng 9 năm

2001 về hoạt động thanh toán qua các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán: “Dịch vụ thanh toán là việc cung ứng phương tiện thanh toán, thực hiện giao dịch thanh toán trong nước và quốc tế, thực hiện thu hộ và chi hộ và các loại dịch vụ khác do ngân hàng nhà nước quy định của các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán theo yêu cầu của người

sử dụng dịch vụ thanh toán.”

Dịch vụ thanh toán gồm dịch vụ thanh toán tiền mặt và không bằng tiền mặt Dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt (dịch vụ thanh toán) bao gồm các dịch vụ thanh toán qua tài khoản thanh toán và một số dịch vụ thanh toán không qua tài khoản thanh toán của khách hàng

1.2 Thanh toán qua tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán

Thanh toán qua tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán là hình thức thanh toán trong nền kinh tế nhằm thực hiện nghĩa vụ trả tiền hoặc chuyển tiền của người có nghĩa

vụ cho người thụ hưởng thông qua tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán bằng phương tiện thanh toán không phải tiền mặt Hình thức của việc thanh toán qua tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán là thanh toán không bằng tiền mặt, mà sử dụng loại “tiền” không tồn tại hữu hình, chỉ thể hiện bằng cách ghi chép trong sổ kế toán ngân hàng như: tiền ghi sổ, tiền trên tài khoản, tiền ngân hàng Phương tiện thanh toán là séc, uỷ nhiệm chi,

uỷ nhiệm thu, thư tín dụng, thẻ thanh toán,…

Tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán là Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (dưới đây gọi là Ngân hàng Nhà nước), ngân hàng, tổ chức khác được làm dịch vụ thanh toán

Tổ chức khác được làm dịch vụ thanh toán là tổ chức được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép thực hiện một hoặc một số dịch vụ thanh toán Người sử dụng dịch vụ thanh toán là tổ chức, cá nhân thực hiện giao dịch thanh toán qua các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán

1.3 Cung ứng dịch vụ thanh toán

Trang 4

Căn cứ vào Điều 4 Luật tổ chức tín dụng 2010: “Cung ứng dịch vụ thanh toán qua tài khoản là việc cung ứng phương tiện thanh toán; thực hiện dịch vụ thanh toán séc, lệnh chi, ủy nhiệm chi, nhờ thu, ủy nhiệm thu, thẻ ngân hàng, thư tín dụng và các dịch vụ thanh toán khác cho khách hàng thông qua tài khoản của khách hàng.”

Hoạt động thanh toán là việc mở tài khoản, thực hiện dịch vụ thanh toán, tổ chức

và tham gia các hệ thống thanh toán của các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán và việc mở tài khoản, sử dụng dịch vụ thanh toán của người sử dụng dịch vụ thanh toán Hoạt động thanh toán cụ thể bao gồm:

- Mở tài khoản cho khách hàng, quản lý tài khoản của khách hàng, thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến tài khoản của khách hàng;

- Cung ứng cho khách hàng các phương tiện thanh toán và cung ứng dịch vụ ngân quỹ;

- Thực hiện các nghiệp vụ thanh toán không bằng tiền mặt theo yêu cầu, mệnh lệnh của khách hàng;

- Tổ chức thanh toán nội bộ giữa các sở giao dịch, chi nhánh, tham gia hệ thống thanh toán liên ngân hàng và hệ thống thanh toán quốc tế

Để thực hiện được việc thanh toán qua tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán, các bên tham gia phải thực hiện những quy định sau:

- Về phía tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán phải mở tài khoản, tổ chức và tham gia hệ thống thanh toán, thực hiện dịch vụ thanh toán

- Về phía người sử dụng dịch vụ thanh toán phải mở tài khoản và sử dụng dịch vụ thanh toán

Trang 5

CHƯƠNG II: NỘI DUNG PHÁP LUẬT VỀ DỊCH VỤ THANH TOÁN CỦA CÁC

TỔ CHỨC CUNG ỨNG DỊCH VỤ THANH TOÁN

Pháp luật về dịch vụ thanh toán qua tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán là tổng hợp các quy phạm pháp luật do Nhà nước ban hành hoặc thừa nhận, điều chỉnh các quan

hệ xã hội phát sinh trong quá trình cung cấp dịch vụ thanh toán

2.1 Các quy phạm pháp luật quy định về hoạt động thanh toán

2.1.1 Chủ thể tham gia hoạt động thanh toán

Theo quy định của pháp luật, chủ thể tham gia quan hệ dịch vụ thanh toán gồm: Tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt, tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán và người sử dụng dịch vụ thanh toán

- Tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán bao gồm:

 Ngân hàng Nhà nước

 Ngân hàng thương mại, ngân hàng chính sách, ngân hàng hợp tác xã, chi nhánh ngân hàng nước ngoài

 Quỹ tín dụng nhân dân, tổ chức tài chính vi mô

 Các tổ chức không phải là Ngân hàng được Ngân hàng Nhà nước cấp giấy phép hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán

Quyền của tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt được quy định tại Điều 15 Thông tư 46/2014/TT-NHNN hướng dẫn về dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành bao gồm các quyền như: yêu cầu tổ chức, cá nhân sử dụng dịch vụ thanh toán cung cấp đầy đủ thông tin có liên quan và thực hiện các nghĩa vụ theo thỏa thuận phù hợp với quy định pháp luật trong quá trình sử dụng dịch vụ thanh toán hay từ chối cung cấp dịch vụ thanh toán cho tổ chức, cá nhân sử dụng dịch vụ thanh toán trong các trường hợp hoặc yêu cầu tổ chức, cá nhân sử dụng dịch vụ thanh toán hoàn trả đầy đủ số tiền thụ hưởng do tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán chuyển thừa, chuyển nhầm (bao gồm cả lỗi tác nghiệp, sự cố hệ thống của tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán) và được quyền thu phí khi cung ứng các dịch vụ thanh toán theo quy định của pháp luật

Nghĩa vụ của tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt được quy định tại Điều 16 Thông tư 46/2014/TT-NHNN hướng dẫn về dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành Tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán phải có nghĩa vụ thực hiện đúng, kịp thời các uỷ nhiệm của khách hàng đồng

Trang 6

thời giúp người trả tiền và người nhận tiền thực hiện việc giám sát các điều kiện thanh toán đã được thoả thuận

Các chủ thể của tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán có từng chức năng riêng biệt Ngân hàng Nhà nước cung cấp dịch vụ thanh toán, tổ chức thanh toán giữa các ngân hàng (thanh toán liên ngân hàng) với tư cách là cơ quan quản lý Nhà nước và là ngân hàng trung ương nhằm thực hiện chức năng quản lý Nhà nước đối với hệ thống các trung gian thanh toán, bảo đảm an toàn hoạt động ngân hàng và thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia Ngân hàng Nhà nước tổ chức, quản lý, vận hành, giám sát hệ thống thanh toán quốc gia, thực hiện việc quản lý các phương tiện thanh toán trong nền kinh

tế

Kho bạc Nhà nước với chức năng chủ yếu là quản lý quỹ ngân sách Nhà nước, cung cấp dịch vụ thanh toán nhằm mục đích phân phối và sử dụng vốn ngân sách Nhà nước Kho bạc Nhà nước thực hiện các giao dịch thanh toán theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Các ngân hàng thương mại cung ứng dịch vụ thanh toán trong nước và quốc tế và dịch vụ thanh toán khác sau khi được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận

Quỹ tín dụng nhân dân được thực hiện việc cung ứng dịch vụ chuyển tiền, thực hiện các nghiệp vụ thu hộ, chi hộ cho các thành viên

Tổ chức tài chính vi mô cung ứng dịch vụ thu hộ, chi hộ, chuyển tiền cho khách hàng tài chính vi mô

- Người sử dụng dịch vụ thanh toán là tổ chức, cá nhân có nghĩa vụ chi trả hoặc thụ hưởng các khoản thanh toán gọi là chủ thể của bên thanh toán bao gồm:

 Người trả tiền là người mua hàng, người nhận dịch vụ, người đóng thuế, người trả nợ hoặc người chuyển nhượng quyền sở hữu một khoản tiền Khi thanh toán qua trung gian thanh toán, người trả tiền phải chấp hành những thủ tục theo các quy định của pháp luật về thanh toán qua các trung gian thanh toán như: trình tự, thủ tục lập và nộp các chứng cứ thanh toán vào các trung gian thanh toán, xác định những điều kiện chi trả tiền của mình và những điều kiện

ấy phải phù hợp với những cam kết hoặc tuân theo quy định của Pháp luật Người trả tiền có quyền khước từ hoặc khiếu nại về số tiền đã trả nếu các chủ thể khác vi phạm những cam kết hay những quy định của Pháp luật

Trang 7

 Người nhận tiền (người thụ hưởng thanh toán) là người được hưởng một khoản tiền do đã giao hàng hay cung ứng dịch vụ hoặc do luật định hoặc do thiện chí của người khác

Căn cứ Nghị định 101/2012/NĐ-CP, người sử dụng dịch vụ thanh toán có các

trách nhiệm sau đây: Thứ nhất, bồi thường thiệt hại nếu gây thiệt hại do vi phạm thỏa

thuận giữa các bên liên quan và theo quy định của pháp luật; Thứ hai, tuân thủ các biện pháp bảo đảm an toàn trong thanh toán theo quy định và hướng dẫn của các tổ chức cung ứng dịch vụ

2.1.2 Lệnh thanh toán, chứng từ thanh toán, phương thức và phương tiện thanh toán cũng như quá trình thanh toán

Chứng từ thanh toán là giấy tờ, vật mang tin phản ánh nghiệp vụ kinh tế tài

chính phát sinh và đã hoàn thành, dùng làm căn cứ để thực hiện các khoản chi trả Chứng từ thanh toán là cơ sở để thực hiện giao dịch thanh toán Chứng từ thanh toán có thể được lập dưới hình thức chứng từ giấy, chứng từ điện tử hoặc các hình thức khác Loại chứng từ, các yếu tố của chứng từ, việc lập, kiểm soát, luân chuyển, bảo quản lưu trữ chứng từ, trách nhiệm của người sử dụng và cung ứng dịch vụ thanh toán thực hiện theo quy định của Ngân hàng Nhà nước và các quy định của pháp luật có liên quan đến chứng từ thanh toán Chứng từ sử dụng trong thanh toán phải được lập, kí, kiểm soát, luân chuyển, quản lí và bảo quản theo đúng chế độ về chế độ chứng từ kế toán ngân hàng Chứng từ sử dụng trong thanh toán qua Ngân hàng Nhà nước thực hiện theo quy định của Ngân hàng Nhà nước quy định của pháp luật, yêu cầu tổ chức cung ứng dịch

vụ thanh toán trích một số tiền từ tài khoản thanh toán của mình để trả cho người thụ hưởng và có tên ghi trên séc hoặc trả cho người cầm séc

Uỷ nhiệm chi hoặc lệnh chi: là một phương tiện thanh toán mà người trả tiền

lập lệnh thanh toán theo mẫu cho tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán (thường là ngân hàng) quy định, gửi cho ngân hàng nơi mình mở tài khoản, yêu cầu ngân hàng đó trích một số tiền nhất định trên tài khoản của mình để trả cho người thụ hưởng

Uỷ nhiệm thu hoặc nhờ thu: là dịch vụ thanh toán nhờ thu, ủy nhiệm thu của

ngân hàng thực hiện theo đề nghị của bên thụ hưởng thu hộ với số tiền nhất định ở trên tài khoản thanh toán của bên trả tiền được chuyển cho người thụ hưởng Giao dịch này dựa trên cơ sở thỏa thuận bằng văn bản về ủy nhiệm thu giữa bên trả tiền và bên thụ hưởng

Trang 8

Thẻ ngân hàng: Là phương tiện thanh toán do tổ chức cung ứng dịch vụ thanh

toán phát hành và cấp cho người sử dụng dịch vụ thanh toán để sử dụng theo hợp đồng

kí kết giữa tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán và người sử dụng dịch vụ thanh toán

2.1.3 Quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia quan hệ thanh toán

Quan hệ thanh toán qua trung gian về bản chất là quan hệ pháp luật Trong trường hợp quan hệ dịch vụ thanh toán phát sinh phù hợp với yêu cầu của pháp luật thì quyền, nghĩa vụ của các bên được Nhà nước đảm bảo thực hiện Các quyền và nghĩa vụ này được ghi nhận trong các văn bản thoả thuận giữa các bên Trong quan hệ dịch vụ thanh toán, các bên bình đẳng với nhau về quyền và nghĩa vụ Trong lĩnh vực thanh toán qua trung gian thanh toán, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam than gia với hai tư cách là cơ quan quản lý Nhà nước về hoạt động thanh toán và là chủ thể cung ứng dịch vụ thanh toán Khi Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thực hiện chức năng quản lý Nhà nước thì quan hệ xã hội giữa các bên là quan hệ quản lý Nhà nước

2.2 Quan hệ pháp luật về chế độ mở và sử dụng tài khoản thanh toán

2.2.1 Tài khoản thanh toán

Tài khoản là công cụ để ghi chép, phản ánh vốn tiền tệ của chủ tài khoản Tài khoản được sử dụng trong thanh toán gọi là tài khoản thanh toán Tài khoản thanh toán

là tài khoản tiền gửi không kỳ hạn của khách hàng mở tại ngân hàng để sử dụng các dịch vụ thanh toán do ngân hàng cung cấp

2.2.2 Chủ thể mở tài khoản thanh toán

Chủ thể của quan hệ pháp luật mở tài khoản và thanh toán gồm chủ thể mở tài khoản và sử dụng dịch vụ thanh toán và chủ thể quản lý tài khoản và cung cấp dịch vụ thanh toán Chủ thể mở tài khoản và sử dụng dịch vụ thanh toán là tất cả các tổ chức và

cá nhân có nghĩa vụ mở tài khoản hoặc có nhu cầu mở tài khoản tại ngân hàng hoặc các

tổ chức được phép khác Về mặt pháp lý, quan hệ giữa các bên thanh toán trong việc mở

và sử dụng tài khoản với trung gian quản lý tài khoản là quan hệ pháp luật bởi việc mở

và sử dụng tài khoản phải được thực hiện bằng hợp đồng giữa các bên liên quan, trong

đó xác định rõ quyền và trách nhiệm của các bên theo đúng quy định pháp luật

Tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt gồm Ngân hàng Nhà nước Việt Nam; Ngân hàng; Chi nhánh ngân hàng nước ngoài; Quỹ tín dụng nhân dân;

Tổ chức tài chính vi mô

Trang 9

Người sử dụng dịch vụ thanh toán (Chủ tài khoản thanh toán/Khách hàng) là người đứng tên mở tài khoản Đối với tài khoản cá nhân, chủ tài khoản là cá nhân đứng tên mở tài khoản và có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự, người từ đủ

15 tuổi chưa đến đủ 18 tuổi có tài sản riêng Đối với người chưa thành niên, khi mở tài khoản thanh toán phải có người giám hộ Còn đối với tài khoản của tổ chức, chủ tài khoản là người đại diện pháp luật hoặc người đại diện theo uỷ quyền của tổ chức mở tài khoản

2.2.4 Thủ tục đóng và mở tài khoản thanh toán

Mở và sử dụng tài khoản thanh toán được quy định tại Điều 7 Nghị định 101/2012/NĐ-CP về thanh toán không dùng tiền mặt như sau: “Việc mở và sử dụng tài khoản thanh toán phải được thực hiện bằng hợp đồng giữa các bên liên quan, trong đó xác định rõ quyền và trách nhiệm của các bên theo đúng quy định của pháp luật.”

Các hình thức mở tài khoản thanh toán và việc trả lãi đối với số dư trên tài khoản được hướng dẫn bởi Điều 3 Thông tư 23/2014/TT-NHNN như sau:

1 Các hình thức mở tài khoản thanh toán bao gồm: tài khoản thanh toán của cá nhân, tài khoản thanh toán của tổ chức và tài khoản thanh toán chung

2 Tài khoản thanh toán của cá nhân là tài khoản do khách hàng là cá nhân mở tại tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán

3 Tài khoản thanh toán của tổ chức là tài khoản do khách hàng là tổ chức mở tại tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán Chủ tài khoản thanh toán của tổ chức là người đại diện theo pháp luật hoặc đại diện theo ủy quyền của tổ chức mở tài khoản và thay mặt

tổ chức đó thực hiện các giao dịch liên quan đến tài khoản thanh toán

4 Tài khoản thanh toán chung là tài khoản quy định tại khoản 3 Điều 10 Nghị định 101/2012/NĐ-CP ngày 22/11/2012 về thanh toán không dùng tiền mặt

5 Số dư trên tài khoản thanh toán được hưởng lãi theo lãi suất tiền gửi không kỳ hạn Mức lãi suất do tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán ấn định và niêm yết công khai theo quy định của pháp luật.

Về việc đóng tài khoản thanh toán tại Điều 18 Thông tư số 23/2014/TT-NHNN ngày 19/8/2014 hướng dẫn việc mở và sử dụng tài khoản thanh toán tại tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán (đã sửa đổi, bổ sung tại Thông tư số 02/2019/TT-NHNN ngày 28/2/2019) quy định:

Trang 10

“1 Tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán thực hiện đóng tài khoản thanh toán của khách hàng trong các trường hợp sau:

a) Có văn bản yêu cầu đóng tài khoản thanh toán của chủ tài khoản và chủ tài khoản đã thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ liên quan đến tài khoản thanh toán…;

c) Tổ chức có tài khoản thanh toán chấm dứt hoạt động theo quy định của pháp luật;

… 5 Sau khi đóng tài khoản thanh toán, khách hàng muốn sử dụng tài khoản thanh toán phải làm thủ tục mở tài khoản thanh toán theo quy định tại Thông tư này

Căn cứ vào Điều 5 TT23/2014/TT-NHNN về Hướng dẫn mở và sử dụng tài khoản thanh toán tại tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán quy định về Quyền và nghĩa

vụ trong sử dụng tài khoản thanh toán trong đó chủ tài khoản có quyền:

- Sử dụng số tiền trên tài khoản thanh toán của mình để thực hiện các lệnh thanh toán hợp pháp, hợp lệ Chủ tài khoản thanh toán được tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán (nơi mở tài khoản) tạo điều kiện để sử dụng tài khoản thanh toán của mình thuận tiện và an toàn;

- Lựa chọn sử dụng các phương tiện thanh toán, dịch vụ và tiện ích thanh toán do tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán cung ứng;

- Ủy quyền cho người khác sử dụng tài khoản thanh toán theo quy định tại Điều 4 Thông tư này;

- Yêu cầu tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán nơi mở tài khoản thực hiện các lệnh thanh toán hợp pháp, hợp lệ và được cung cấp thông tin về các giao dịch thanh toán, số dư trên tài khoản thanh toán của mình theo thỏa thuận với tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán;

- Được yêu cầu tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán nơi mở tài khoản tạm khóa, đóng tài khoản thanh toán khi cần thiết; được gửi thông báo cho tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán về việc phát sinh tranh chấp về tài khoản thanh toán chung giữa các chủ tài khoản thanh toán chung;

- Các quyền khác theo quy định của pháp luật hoặc theo thỏa thuận trước bằng văn bản giữa chủ tài khoản với tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán không trái với quy định của pháp luật hiện hành

Ngoài ra, chủ tài khoản có những nghĩa vụ sau đây:

Ngày đăng: 08/11/2021, 20:37

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w