1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Bạo lực gia đình giữa vợ và chồng – thực trạng, nguyên nhân và giải pháp hạn chế

16 6 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 16
Dung lượng 36,21 KB

Nội dung

Bạo lực thể chất là hình thức bạo lực dễ nhận thấy nhất và rất phổ biến,đặc biệt là ở vùng nông thôn.Bạo lực thể chất là hành vi vi phạm pháp luật,gây tổn hại cho sức khỏe nạn nhân và ản

Trang 1

I, PHẦN MỞ BÀI

“Gia đình là tế bào của xã hội, là cái nôi nuôi dưỡng con người, là môi trường quan trọng hình thành và giáo dục nhân cách, góp phần vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Gia đình tốt thì xã hội mới tốt, xã hội tốt thì gia đình càng tốt” Nhưng thật đáng tiếc, hàng ngày hàng giờ trong những gia đình

ấy vẫn đang diễn ra những hành vi bạo lực gia đình mà cụ thể là bạo lực giữa vợ

và chồng Dù ở bất cứ nơi đâu, trong bất cứ hoàn cảnh nào, bạo lực gia đình không chỉ để lại hậu quả về thể chất, tinh thần mà còn về mặt kinh tế - xã hội

Mà đó là vấn đề nhức nhối khiến dư luận, xã hội đặc biệt quan tâm Bạo lực gia đình làm xói mòn các giá trị, chuẩn mực, truyền thống tốt đẹp của dân tộc, phá

vỡ sự bền vững của gia đình Nhận thấy được tầm quan trọng và cũng chính vì ý

nghĩa to lớn đó nên em đã chọn đề tài “Bạo lực gia đình giữa vợ và chồng – thực trạng, nguyên nhân và giải pháp hạn chế” Do hiểu biết có hạn nên không

tránh khỏi những thiếu sót vì vậy em mong nhận được những ý kiến đóng góp của các thầy cô để bài viết này được hoàn thiện hơn

II, PHẦN NỘI DUNG 1.Khái quát chung về bạo lực giữa vợ và chồng

Bạo lực giữa vợ và chồng là hành vi vi phạm luật phòng,chống bạo lực

gia đình;vi phạm nghĩa vụ “chung thủy, thương yêu, quý trọng, chăm sóc, giúp

đỡ nhau, cùng nhau xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc, bền vững”

1.1 Khái niệm bạo lực giữa vợ và chồng

Trong tiếng Việt, bạo lực được hiểu là "sức mạnh dùng để cưỡng bức, trấn áp hoặc lật đổ" Các mối quan hệ xã hội vốn rất đa dạng và phức tạp nên

hành vi bạo lực cũng rất phong phú.Bạo lực gia đình là một dạng thức của bạo

lực xã hội, là “hành vi cố ý của các thành viên gia đình gây tổn hại hoặc có khả năng gây tổn hại về thể chất,tinh thần ,kinh tế đối với các thành viên khác trong gia đình”.(Khoản 2 điều 1 Luật phòng,chống bạo lực gia đình).

Như vậy,bạo lực gia đình mà cụ thể là bạo lực giữa vợ và chồng chính là

Trang 2

cố ý của một hoặc hai bên vợ chồng gây tổn hại hoặc có khả năng gây tổn hại

về vật chất, tinh thần, kinh tế cho bên đối phương là vợ hoặc chồng của mình Ở đây, phạm vi chủ thể của hành vi bạo lực là giữa vợ và chồng, về bản chất hành

vi bạo lực được hiểu như thuật ngữ bạo lực giữa các thành viên trong gia đình

1.2 Các dạng hành vi bạo lực giữa vợ và chồng

1.2.1 Bạo lực thể chất

Bạo lực thể chất hay còn gọi là bạo lực thân thể là những hành vi sử dụng

cơ bắp (tay,chân) hoặc công cụ (thậm chí cả vũ khí) gây nên sự đau đớn về thân thể đối với nạn nhân.Bạo lực thân thể còn bao gồm cả việc ngăn cấm phụ nữ tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khỏe cũng như ngăn ngừa họ không được tiếp cận các nhu cầu vật chất của mình như: ăn, uống, ngủ, nghỉ…

Bạo lực thể chất là hình thức bạo lực dễ nhận thấy nhất và rất phổ biến,đặc biệt là ở vùng nông thôn.Bạo lực thể chất là hành vi vi phạm pháp luật,gây tổn hại cho sức khỏe nạn nhân và ảnh hưởng đến sự bền vững của gia đình.Các hành vi cụ thể của bạo lực thể chất như:Ngắt,véo gây đau,đánh đau, gây thương tích ở những khu vực khó phát hiện,xô đẩy, kiềm, xiết,giật, kéo, lắc mạnh, rứt tóc,tát, cắn,đấm, đá,bóp cổ, ném đồ vật vào nạn nhân,đánh đập nặng gây thương tích (gẫy xương, chấn thương nội tạng),quăng, ném nạn nhận,đánh,

đá vùng bụng gây sẩy thai;sử dụng hung khí có sẵn trong nhà tấn công nạn nhân,gây thương tích nặng,không cho nạn nhân chữa trị,dùng phương tiện có dự định (dao, súng…) huỷ hoại hoặc làm biến dạng hình thể

Bạo lực của người chồng đối với người vợ trong gia đình: là hình thức bạo lực được coi là phổ biến nhất trong gia đình Không cần nhiều số liệu chứng minh chúng ta cũng có thể khẳng định bạo lực do người chồng gây ra chủ yếu và lớn nhất là bạo lực về thể chất – hình thức bạo lực dễ nhận thấy nhất và bị lên án mạnh mẽ nhất Sở dĩ người đàn ông chọn cách sử dụng “nắm đấm” để dạy vợ, là

vì họ không nhận thức được rằng hành vi của mình là vi phạm pháp luật Ngược lại, trong xã hội ngày này, hiện tượng người vợ sử dụng bạo lực với chồng cũng

Trang 3

không phải là hiếm Không chỉ dừng lại ở những lời lẽ chua ngoa, những cách

xử sự thô bạo mà họ còn trực tiếp gây ra những tổn thương về thể chất cho chồng

1.2.2 Bạo lực tinh thần

Bạo lực tinh thần là những hành vi nhằm hành hạ tâm lí thông qua những hình thức như:đe dọa,lạnh lùng,bỏ rơi,không quan tâm,không hỏi han,cô lập,cách ly,kiểm soát chặt chẽ,không để cho người bạn đời có cuộc sống riêng của mình

Bạo lực tinh thần chiếm một tỉ lệ khá cao trong các loại hình bạo lực gia đình nói chung và hậu quả để lại rất lớn.Đây là loại hình bạo lực nghiêm trọng nhất vì nó ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe của người phụ nữ,và nó là loại hình bạo lực có thể nói là “không nhìn thấy được”.Do đó,hầu hết nạn nhân mà đa số

là những người vợ không dám nói với ai và họ âm thầm chịu đựng.Bạo lực tinh thần đối với phụ nữ xảy ra ở mọi nơi,mọi lúc với những hình thức như chửi bới,sỉ nhục,lạnh nhạt,bỏ rơi,ngoại tình….Có khi người đàn ông dùng những thủ đoạn tinh vi khác làm hại đến phẩm chất và tinh thần gây ra nhiều đau đớn cho người phụ nữ.Trong gia đình,phụ nữ chịu sự điều khiển của người đàn ông về mọi mặt như đi đứng,nói năng,ăn mặc.Người chồng kiểm soát mọi hành vi của vợ,tước đoạt niềm vui cá nhân,làm rối loạn các thói quen sinh hoạt hàng ngày như ăn,uống,ngủ,nghỉ,quan hệ bạn bè,họ hàng…làm mất tự do của phụ nữ trong cuộc sống.Bạo lực tinh thần tuy không trực tiếp gây tổn thương về thể xác của người phụ nữ nhưng là một hình thức bạo lực nguy hiểm vì đã làm người phụ nữ phải chịu đựng,suy sụp,không có cơ hội bày tỏ cùng ai mà người ngoài lại khó phát hiện.Loại hình bạo lực này đang có xu hướng gia tăng,nhất là khi pháp luật

đã có những khung hình phạt dành chi người bạo lực gia đình.Để tránh bị phát hiện thì những người đàn ông,người chồng đã hạn chế những hành động bạo lực thân thể mà chuyển sang hình thức tinh vi hơn,khó bị phát hiện hơn.Sự lăng nhục và sự ngược đãi về tình cảm còn đau đớn hơn sự tấn công về thể xác,nó làm cho phụ nữ giảm lòng tin.Bạo lực về thể xác không phải là tồi tệ nhất mà sự

Trang 4

tra tấn về tinh thần,sống trong lo sợ và khủng hoảng mới là điều đáng sợ nhất đối với người phụ nữ.Với bạo lực tinh thần thì vết thương lòng không ai có thể đong đếm được,nó đang từng ngày từng giờ gặm nhấm ý chí tâm can của người phụ nữ,khiến họ luôn trong trạng thái căng thẳng,u uất,sầu lo và hậu quả đau lòng khiến nhiều nạn nhân không thể chịu đựng được đã phải tìm đến cái chết để giải tỏa

1.2.3 Bạo lực tình dục

Bạo lực tình dục là cưỡng ép,ép buộc phụ nữ phải làm những việc liên quan đến tình dục trái với mong muốn của họ; bàn luận về những bộ phận trên

cơ thể của phụ nữ; cưỡng hiếp,giam cầm và sử dụng các công cụ tình dục; ép phụ nữ phải quan hệ tình dục hoặc bắt phải xem các hình ảnh khiêu dâm mà người phụ nữ không muốn hoặc ép phải quan hệ tình dục khi đã bị đánh đập, cố tình gây đau đớn hoặc tổn hại cho họ trong quá trình quan hệ tình dục

Có thể nói,bạo lực tình dục giữa các cặp vợ chồng là khá phổ biến trong các gia đình và đây là nguyên nhân gây ra nhiều vấn đề sức khỏe của phụ nữ Nhưng trên thực tế, người phụ nữ đã chấp nhận bị bạo hành để chỉ cố giữ lại hạnh phúc và sự êm ấm của gia đình.Hơn thế nữa,đây là một vấn đề khá nhạy cảm,tế nhị nên rất khó phát hiện và rất khó để người trong cuộc thổ lộ với bạn

bè cũng như người thân trong gia đình Mặt khác,bạo lực tình dục không lấy đi sức khỏe,mạng sống của người phụ nữ một các rõ rệt như bạo lực thể xác.Nhưng

nó khiến cho người phụ nữ không chủ động được trong việc phòng tránh nguy

cơ lây mắc các bệnh qua đường tình dục,mang thai ngoài ý muốn và làm ảnh hưởng xấu đến đời sống tình dục của người phụ nữ,thấy nhiều người cảm thấy ghê sợ mỗi khi nhắc đến chuyện tế nhị này

1.2.4 Bạo lực kinh tế

Bạo lực kinh tế là sự kiểm soát về tài chính và ngân quĩ trong gia đình của chồng đối với vợ hoặc vợ đối với chồng.Có những gia đình mà mỗi khi vợ muốn

Trang 5

chi tiêu cái gì đó thì đều phải được sự đồng ý của chồng,thậm chí có cả gia đình chồng còn bắt vợ ghi chi tiêu các khoản hàng tháng để người chồng kiểm tra

Những biểu hiện của hành vi bạo lực về kinh tế bao gồm những biểu hiện:không cho nạn nhân sử dụng tài sản chung vào mục đích chính đáng;chiếm đoạt tài sản riêng của nạn nhân;kiểm soát chặt chẽ nguồn tài chính của nạn nhân nhằm tạo cho nạn nhân sự phụ thuộc về tài chính;buộc nạn nhân đóng góp tài chính quá khả năng của họ;đập tài sản riêng của mình cũng như tài sản chung của vợ chồng nhằm gây áp lực về tâm lí đối với nạn nhân;dùng tài sản chung của vợ chồng tham gia vào các giao dịch dân sự mà không được sự đồng ý của người còn lại;ép buộc nạn nhân lao động quá sức,hoặc làm công việc nặng nhọc,nguy hiểm,tiếp xúc với chất độc hại hoặc làm những công việc khác trái với qui định của pháp luật về lao động;ép nạn nhân đi ăn xin hoặc lang thang kiếm sống…

1.3 Một số đặc điểm của hành vi bạo lực giữa vợ và chồng

Qua nghiên cứu về hành vi bạo lực gia đình, thì hành vi bạo lực giữa vợ

và chồng có một số đặc điểm sau:

Thứ nhất,về người có hành vi bạo lực và nạn nhân của bạo lực.

Đa số các nghiên cứu đều cho rằng: người gây ra bạo lực giữa vợ và chồng chủ yếu là người chồng- người có vị thế cao hơn trong gia đình.Thực tế này cũng có thể giải thích ở chỗ nam giới khỏe mạnh hơn nữ giới Theo nghiên cứu của TS Hoàng Bá Thịnh chỉ có khoảng 9-10% trường hợp nạn nhân của bạo lực gia đình là nam giới và thủ phạm chính là những bà vợ Do vậy, nữ giới thường có nguy cơ trở thành nạn nhân của bạo lực giữa vợ và chồng cao hơn nam giới

Thứ hai,tính chất của hành vi bạo lực giữa vợ và chồng: hành vi bạo lực

được biểu hiện chủ yếu dưới dạng hành động nhưng cũng có trường hợp hành vi bạo lực gia đình được thực hiện bằng không hành động (bỏ mặc, không tiếp chuyện, không cho tiền ).Tuy nhiên, dù là hành động hay không hành động thì

Trang 6

hành vi bạo lực cũng rất khó nhận biết, vì là những hành vi xảy ra trong gia đình nên nếu các thành viên trong gia đình không thông báo cho các cơ quan công an thì rất khó để nhận biết Nếu nạn nhân là phụ nữ thì phần nhiều đều giấu kín với thái độ cam chịu và tâm lí kì vọng vào sự thay đổi của chồng Còn nếu nạn nhân

là nam giới thì họ càng ngại nói ra

Thứ ba, hậu quả của hành vi bạo lực thường rất đa dạng và khó nhận biết.

Nếu như hành vi bạo lực có thể diễn ra riêng rẽ thì hậu quả của hành vi này thường rất đa dạng, một hành vi bạo lực có thể gây ra nhiều hậu quả khác nhau Nạn nhân của bạo lực không chỉ phải hứng chịu những hậu quả về thể chất mà còn là những tổn thương lâu dài về tinh thần không dễ gì xóa được Hành vi bạo lực thường khó nhận biết vì vậy mà hậu quả mà nó gây ra cho nạn nhân càng khó phát hiện hơn

Thứ tư, bạo lực giữa vợ và chồng có tính chu kì:Tính chu kì của hành vi

bạo lực thể hiện ở chỗ: đối tượng có hành vi bạo lực sau khi gây ra hành vi bạo lực thường có thái độ ân hận, hối lỗi, cố gắng bù đắp bằng những cử chỉ ân cần, làm cho nạn nhân nuôi hi vọng vào sự thay đổi của đối tượng và tha thứ cho đối tượng Và cứ như thế, đối tượng gây ra hành vi rồi hối lỗi, hứa hẹn, bù đắp và các nạn nhân hết lần này đến lần khác mong chờ sự thay đổi của đối tượng Vì vậy mà bạo lực giữa vợ và chồng thường kéo dài, lặp đi lặp lại, khó phát hiện để

xử lí.Tính chu kì không thể hiện ở tần suất, thời gian mà ở sự lặp lại về hành vi

xử sự, thái độ của người gây bạo lực với nạn nhân

1.4 Hậu quả pháp lý của hành vi bạo lực giữa vợ và chồng

Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 qui định rõ quyền và nghĩa vụ giữa

vợ và chồng khi họ xác lập quan hệ hôn nhân vì thế khi nam nữ kết hôn trở thành vợ chồng họ có trách nhiệm thực hiện đầy đủ các qui định đó.Nếu vi phạm một trong các quyền và nghĩa vụ này,không những vợ, chồng có hành vi vi phạm phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về hành vi của mình mà cao hơn nữa từ chính những hành vi đó cuộc sống của gia đình sẽ mất đi sự êm ái,hạnh

Trang 7

phúc,mục đích của hôn nhân không đạt được và nguy cơ giảm sút sự bền vững của gia đình là điều dễ xảy ra

Khi có hành vi bạo lực giữa vợ và chồng xảy ra thì sẽ phát sinh nghĩa vụ của người có hành vi bạo lực; quyền và nghĩa vụ của nạn nhân bạo lực giữa vợ

và chồng Cụ thể như sau:

Thứ nhất là nghĩa vụ của người có hành vi bạo lực giữa vợ và chồng:Tôn

trọng sự can thiệp hợp pháp của cộng đồng; chấm dứt ngay hành vi bạo lực;chấp hành quyết định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền;kịp thời đưa nạn nhân đi cấp cứu, điều trị; chăm sóc nạn nhân, trừ trường hợp nạn nhân từ chối.;bồi thường thiệt hại cho nạn nhân khi có yêu cầu và theo quy định của pháp luật

Thứ hai là quyền và nghĩa vụ của nạn nhân bạo lực giữa vợ và chồng:Yêu

cầu cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền bảo vệ sức khỏe, tính mạng, nhân phẩm, quyền và lợi ích hợp pháp khác của mình;yêu cầu cơ quan, người có thẩm quyền áp dụng biện pháp ngăn chặn, bảo vệ, cấm tiếp xúc theo quy định của Luật phòng chống bạo lực gia đình;được cung cấp dịch vụ y tế, tư vấn tâm lý, pháp luật;được bố trí nơi tạm lánh, được giữ bí mật về nơi tạm lánh và thông tin khác theo quy định của Luật phòng chống bạo lực gia đình và được hưởng các quyền khác theo quy định của pháp luật

Nạn nhân bạo lực giữa vợ và chồng có nghĩa vụ cung cấp thông tin liên quan đến bạo lực giữa vợ và chồng cho cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền khi có yêu cầu

2.Thực trạng bạo lực giữa vợ và chồng ở nước ta hiện nay và việc điều chỉnh của pháp luật

2.1.Thực trạng

Cũng giống như các nước trên thế giới ,ở Việt Nam bạo lực giữa vợ và chồng cũng đã xuất hiện từ lâu và đang ngày càng phát triển mạnh trên tất cả các vùng miền, tỉnh, thành phố của Việt Nam Theo thống kê của ủy ban các vấn đề

Trang 8

dân tộc, từ ngày 1/1/2000 đến ngày 31/12/2005 tại 8 tỉnh, thành phố phía bắc và kết quả cho thấy, hằng năm có 2,3 % gia đình có hành vi bạo lực giữa vợ và chồng về thể chất , 25% có hành vi bạo lực giữa vợ và chồng về tinh thần và 30% cặp vợ chồng xảy ra hiện tượng ép buộc quan hệ tình dục ( theo Giadinh.net, cập nhật ngày 3 tháng 6 năm 2006 ).Còn Bộ công an thì cho biết, trên toàn quốc cứ khoảng 2-3 ngày lại có một người chết liên quan đến bạo lực giữa vợ và chồng.Trong năm 2005 có 14% vụ giết người liên quan đến bạo lực giữa vợ và chồng ( 115/1113 vụ, trong đó có 39 vụ chồng giết vợ, 8 vụ vợ giết chồng), chỉ riêng đầu năm 2006, tỉ lệ này là 30,5% ( 26/77 vụ)( theo Giadinh.net cập nhật ngày 21/4/2006) Một số báo cáo của công an tại một huyện miền núi ở Tây Bắc, trong giai đoạn 2001-2005, mỗi năm có 20 vụ tự tử bằng lá ngón, do nguyên nhân chủ yếu là bị chồng ngược đãi, vì chồng có vợ hai hay tảo hôn Theo kết quả nghiên cứu của tổ chức y tế thế giới ở Việt Nam, năm 2005 đã cho thấy ,khoảng 20-25% các gia đình có bạo lực giữa vợ và chồng trên cơ sở giới,

cứ 6 người phụ nữ lại có một người là nạn nhân của bạo lực gia đinh ( Theo Giadinh.net cập nhật ngày 3/6/2006 ).Điều tra gia đình Việt Nam do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Tổng cục Thống kê, Viện Gia đình và Giới, UNICEF thực hiện năm 2006 với 9.300 mẫu đưa ra kết quả: Có khoảng 21,2% số cặp vợ/ chồng xảy ra các hiện tượng bạo lực như: Đánh, mắng chửi, chấp nhận quan hệ tình dục khi không có nhu cầu Tỷ lệ cặp vợ chồng có 1 trong số các hiện tượng bạo lực kể trên (tức là đối với cả vợ và chồng) chiếm khoảng 10,8% Tỷ lệ cặp

vợ chồng xảy ra 2 hiện tượng bạo lực vào khoảng 7,3%.Nghiên cứu quốc gia về bạo lực gia đình đối với phụ nữ tại Việt Nam năm 2010 do Tổng cục Thống kê

-Tổ chức Y tế thế giới (WHO) tiến hành với 4.838 mẫu là phụ nữ độ tuổi từ 18–

60 trong cả nước, kết quả cho biết: Cứ 3 phụ nữ có gia đình hoặc đã từng có gia đình thì có 1 người (gần 34%) cho biết họ đã từng bị chồng mình bạo hành thể xác hoặc tình dục Số phụ nữ có hoặc từng có gia đình đang phải chịu 1 trong 2 hình thức bạo lực này chiếm 9% Nếu xét đến cả 3 hình thức bạo lực: Thể xác, tình dục và tinh thần trong đời sống vợ chồng, thì có 58 % số phụ nữ Việt Nam cho biết đã từng là nạn nhân của ít nhất 1 hình thức bạo lực gia đình kể trên

Trang 9

Theo điều tra về bạo lực gia đình do Vụ Gia đình phối hợp với Viện Nghiên cứu giới năm 2012 trên 6.300 phụ nữ và tổng kết của 63 tỉnh, thành cả nước, có tới 64% số phụ nữ đã và đang phải chịu các loại bạo lực gia đình các loại Con số này cao hơn điều tra quốc gia về bạo lực gia đình năm 2010 (58% số phụ nữ bị bạo lực)

2.2.Nguyên nhân

Nhìn chung,do hoàn cảnh mỗi gia đình là khác nhau nên nguyên nhân dẫn đến bạo lực giữa vợ và chồng cũng rất phức tạp.Sau đây,ta có thể kể ra một vài nguyên nhân chủ yếu:

Thứ nhất là nguyên nhân chủ quan: Do nhận thức về giới và sự bình đẳng

giới còn hạn chế,do quan niệm phong kiến “trọng nam khinh nữ”, tư tưởng gia trưởng, gia quyền còn nặng,do sự nhìn nhận, đấu tranh của người phụ nữ trước nạn bạo hành gia đình còn hạn chế, thiếu thẳng thắn, thiếu tự tin, còn cam chịu

Thứ hai là nguyên nhân khách quan:Trình độ học vấn, năng lực nghề

nghiệp, đặc biệt là tình trạng chênh lệch về nghề nghiệp giữa vợ và chồng là một trong những yếu tố khách quan gây nên nạn bạo hành trong gia đình; năng lực tự chủ tài chính của người đàn ông trong gia đình bị hạn chế, hình thành ở họ tư tưởng tự ty, hẹp hòi Đây cũng là nguyên nhân gây nên nạn bạo hành gia đình đối với người phụ nữ.Tác động của các chất kích thích, của men bia, rượu, ma túy, của thói trăng hoa

Bên cạnh đó nguyên nhân dẫn đến bạo lực giữa vợ và chồng còn do nguyên nhân pháp luật.Tức các qui định của pháp luật về bạo lực giữa vợ và chồng còn xa rời với thực tế,thiếu tính khả thi.Nhiều qui định chỉ mang tính hình thức mà khó có thể thực hiện được trên thực tế

2.3 Việc áp dụng pháp luật xử lý hành vi bạo lực giữa vợ và chồng theo pháp luật hiện hành

Trang 10

Theo điều 42 Luật phòng, chống bạo lực gia đình qui định về việc xử lý người có hành vi vi phạm pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình như sau:

“1 Người có hành vi vi phạm pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý vi phạm hành chính, xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

2 Cán bộ, công chức, viên chức, người thuộc lực lượng vũ trang nhân dân có hành vi bạo lực gia đình nếu bị xử lý vi phạm hành chính theo quy định của khoản 1 Điều này thì bị thông báo cho người đứng đầu

cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền quản lý người đó để giáo dục.

3 Chính phủ quy định cụ thể các hành vi vi phạm hành chính về phòng, chống bạo lực gia đình, hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả đối với người có hành vi vi phạm pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình.”

Chẳng hạn, trong việc xử phạt hành chính, theo nghị định 87 ngày

21-11-2001 của Chính phủ (về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình), hành vi ngược đãi, hành hạ thành viên trong gia đình nhưng chưa gây hậu quả nghiêm trọng có thể bị phạt tiền từ 200.000-500.000 đồng

Điều 4, Luật Phòng, chống bạo lực gia đình quy định nghĩa vụ của người

có hành vi bạo lực gia đình là “Bồi thường thiệt hại cho nạn nhân bạo lực gia đình khi có yêu cầu và theo quy định của pháp luật”(Khoản 4)

Những quy định này là hoàn toàn phù hợp với quy định của Điều 604, Bộ

luật Dân sự: “Người nào do lỗi cố ý hoặc lỗi vô ý xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của cá nhân, xâm phạm danh dự, uy tín, tài sản của pháp nhân hoặc chủ thể khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường” Các nguyên tắc bồi thường, xác định thiệt

hại… được xác định theo quy định của pháp luật dân sự Tuy nhiên, trong lĩnh vực phòng, chống bạo lực gia đình, người gây ra thiệt hại phải bồi thường và

Ngày đăng: 07/11/2021, 18:18

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w