1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Hoàn thiện quy trình nhập khẩu hàng hóa tại công ty TNHH thương mại và xuất nhập khẩu bella việt nam

73 28 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 73
Dung lượng 444 KB

Nội dung

DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒHình 2.1 Cơ cấu tổ chức và chức năng của các phòng ban Bảng 2.1 Bảng đánh giá khái quát kết quả hoạt động kinh Bảng 2.2 Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty

Trang 1

BELLA VIỆT NAM

Giáo viên hướng dẫn : TS Nguyễn Thị Thúy Hồng Sinh viên thực hiện : Đặng Trà My

Trang 2

KHẨU BELLA VIỆT NAM”

Giảng viên hướng dẫn: TS Nguyễn Thị Thúy HồngSinh viên thực hiện: Đặng Trà My

Mã sinh viên: 5083106138Lớp: KTĐN 8A

Ngành: Kinh tế quốc tếChuyên ngành: Kinh tế đối ngoại

Hà Nội, tháng 6/2021

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi cam đoan đây là đề tài nghiên cứu của tôi Những kết quả và các số liệutrong khóa luận được thực hiện tại công ty TNHH thương mại và xuất nhập khẩuBella Việt Nam, không sao chép bất kỳ nguồn nào khác Tôi hoàn toàn chịu tráchnhiệm trước nhà trường về sự cam đoan này

Hà Nội, tháng 6 năm 2021

Tác giả

Đặng Trà My

iii

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Để thực hiện và hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này, em đã nhận được sự hỗtrợ, giúp đỡ rất lớn từ các thầy cô trong học viện và các anh chị tại Công ty TNHHThương mại và xuất nhâp khẩu Bella Việt Nam Đặc biệt em xin gửi lời cảm ơn sâu

sắc đến cô Nguyễn Thị Thúy Hồng – người trực tiếp hướng dẫn khóa luận tốt

nghiệp đã luôn dành nhiều thời gian, công sức hướng dẫn em trong suốt quá trìnhthực hiện và hoàn thành khóa luận Khóa luận cũng được dựa trên sự tham khảo,học tập kinh nghiệm từ các báo cáo liên quan và các sách chuyên ngành của nhiềutác giả Tuy nhiên do mới bước đầu đi vào thực tế, kiến thức và kinh nghiệm cònhạn chế nên không tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong nhận được những ý kiếnđóng góp của quý thầy cô để hoàn thiện khóa luận và tích lũy kinh nghiệm

Em xin chân thành cảm ơn!

Trang 5

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN iii

LỜI CẢM ƠN iv

MỤC LỤC v

DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ viii

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ix

LỜI MỞ ĐẦU 1

1 Tính cấp thiết của đề tài 1

2 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2

3 Mục tiêu nghiên cứu 2

4 Phương pháp nghiên cứu 2

5 Kết cấu của báo cáo 2

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NHẬP KHẨU VÀ QUY TRÌNH NHẬP KHẨU HÀNG HÓA 4

1.1 Cơ sở lý luận về nhập khẩu 4

1.1.1 Khái niệm về nhập khẩu 4

1.1.2 Các hình thức nhập khẩu 4

1.1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến nhập khẩu 6

1.1.3.1 Các yếu tố môi trường bên ngoài doanh nghiệp 6

A Môi trường kinh tế 6

B Môi trường văn hóa 9

C Môi trường pháp lý 9

1.1.3.2 Các yếu tố bên trong doanh nghiệp 9

A Nguồn nhân lực 10

B Trình độ tổ chức quản lý 10

C Nguồn vốn và khả năng huy động vốn 11

D Cơ sở vật chất kỹ thuật 11

1.1.4 Vai trò của nhập khẩu 12

1.2 Cơ sở lý luận về quy trình nhập khẩu 15

1.2.1 Khái niệm quy trình nhập khẩu 15

1.2.2 Nội dung của quy trình nhập khẩu 15

1.2.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến quy trình nhập khẩu 16

Tóm tắt chương 1 20

v

Trang 6

Chương 2: THỰC TRẠNG QUY TRÌNH NHẬP KHẨU HÀNG HÓA VÀ

THIẾT BỊ CỦA CÔNG TY TRONG NHỮNG NĂM QUA 21

2.1 Tổng quan chung về Công ty TNHH Thương mại và xuất nhập khẩu Bella Việt Nam 21

2.1.1 Thông tin chung 21

2.1.2 Lịch Sử Hình Thành và phát triển 21

2.1.3 Chức năng, mục tiêu và nhiệm vụ 21

2.1.4 Cơ sở hạ tầng, vật chất, kĩ thuật của công ty 24

2.2 Thực trạng hoạt động kinh doanh của công ty giai đoạn 2016 -2020: 25

2.2.1 Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty TNHH thương mại và xuất nhập khẩu Bella Việt Nam 25

2.2.2 Cơ cấu các mặt hàng nhập khẩu 30

2.3 Phân tích thực trạng quy trình nhập khẩu hàng hóa tại Công ty TNHH Thương mại và xuất nhập khẩu Bella Việt Nam 32

2.3.1 Lập kế hoạch nhập khẩu 32

2.3.2 Xin giấy phép nhập khẩu 35

2.3.3 Đàm phán và ký kết hợp đồng 36

2.3.4 Thực hiện hợp đồng 36

2.3.5 Thực hiện thủ tục thanh toán 40

2.3.6 Thanh lí hợp đồng 41

2.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến quy trình nhập khẩu hàng hóa của công ty TNHH thương mại và xuất nhập khẩu Bella Việt Nam 41

2.4.1 Yếu tố môi trường bên ngoài doanh nghiệp 41

2.4.2 Yếu tố bên trong doanh nghiệp 42

2.5 Đánh giá thực trạng quy trình nhập khẩu của Công ty TNHH thương mại và xuất nhập khẩu Bella Việt Nam 43

2.4.1 Thành công 43

2.4.2 Hạn chế và nguyên nhân 44

Tóm tắt chương 2 47

Chương 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN QUY TRÌNH NHẬP KHẨU HÀNG HÓA CỦA CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VÀ XUẤT NHẬP KHẨU BELLA VIỆT NAM 48

3.1 Định hướng hoàn thiện quy trình nhập khẩu hàng hóa của Công ty TNHH Thương mại và xuất nhập khẩu Bella Việt Nam 48

3.1.1 Phương hướng, mục tiêu kinh doanh trong tương lai 48

Trang 7

3.1.2 Cơ hội và thách thức trong tương lai 49

3.2 Một số giải pháp nhằm hoàn thiện quy trình nhập khẩu hàng hóa của Công ty TNHH Thương mại và xuất nhập khẩu Bella Việt Nam 50

3.2.1 Chú trọng vào chiến lược đầu tư 50

3.2.2 Sử dụng thời gian đàm phán hợp đồng thích hợp 51

3.2.3 Soạn hợp đồng thương mại chặt chẽ 51

3.2.4 Đa dạng hình thức thanh toán 52

3.2.5 Đa dạng hóa hình thức giao dịch 52

3.2.6 Chú trọng phát triển và phân bổ nguồn nguồn nhân lực 53

3.2.7 Thông quan và nhận hàng hóa nhanh chóng 53

3.3 Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện quy trình nhập khẩu hàng hóa của Công ty TNHH Thương mại và xuất nhập khẩu Bella Việt Nam 54

3.3.1 Đối với Nhà nước 54

3.3.2 Đối với Công ty TNHH thương mại và xuất nhập khẩu Bella Việt Nam 56 Tóm tắt chương 3 60

KẾT LUẬN 61

Danh mục tài liệu tham khảo 62

vii

Trang 8

DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ

Hình 2.1 Cơ cấu tổ chức và chức năng của các phòng ban

Bảng 2.1 Bảng đánh giá khái quát kết quả hoạt động kinh

Bảng 2.2 Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty TNHH

3 Thương mại và xuất nhập khẩu Bella Việt Nam giai đoạn 27

2015-2018

4 Bảng 2.3 Nguồn nhân lực của Công ty TNHH Thương mại 29

và xuất nhập khẩu Bella Việt Nam

Bảng 2.5 Cơ cấu nhập khẩu theo nhóm mặt hàng qua các

Sơ đồ 2.1 Quy trình nhập khẩu hàng hóa tại Công ty TNHH

Trang 9

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

ix

Trang 10

LỜI MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Trong thời đại hiện nay, hoạt động ngoại thương đóng một vai trò hết sức quantrọng Tham gia hội nhập và mở rộng quan hệ thương mại quốc tế đã và đang là xuhướng tất yếu của các quốc gia Trong đó, vấn đề hoàn thiện quy trình hoạt độngxuất nhập khẩu là một trong số những ưu tiên hàng đầu đối với nhiều quốc gia.Nhập khẩu cho phép bổ sung những sản phẩm mà trong nước chưa sản xuất đượchoặc sản xuất chưa hiệu quả Xuất khẩu giúp đẩy mạnh sản xuất trong nước và tăngnguồn thu ngoại tệ Thực hiện tốt hoạt động này, mỗi quốc gia có thể mởi rộng,chiếm lĩnh thị trường khu vực và vươn ra thị trường thế giới Khi hoạt động ngoạithương diễn ra ngày càng mạnh mẽ thì đòi hỏi các doanh nghiệp càng phải nắmvững nghiệp vụ và trình độ chuyên môn Các doanh nghiệp Việt Nam cũng khôngnằm ngoài khu vực đó, hơn nữa một đất nước đang phát triển và liên tục cập nhật xuthế, tham gia hoạt động ngoại thương ngày càng tích cực thì quy trình kinh doanhnhập khẩu rất cần được chú trọng và hoàn thiện hơn

Trong quá trình công nghiệp hoá – hiện đại hoá đất nước thì chính sách ngoạithương nước ta hướng vào các mục tiêu chủ yếu là đẩy mạnh xuất nhập khẩu đápứng nhu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá – hiện đại hoá, kiềm chế lạm phát, tăngtích luỹ ngân sách nhà nước và cải thiện nâng cao đời sống nhân dân Hoạt độngngoại thương từng bước trở thành hoạt động kinh doanh hiện đại theo định hướng

xã hội chủ nghĩa, có khả năng hội nhập vào thị trường khu vực và thế giới Muốnvậy, các doanh nghiệp Việt Nam cần phải xây dựng cho mình một thương hiệu có

uy tín, chiếm được một vị trí vững chắc đối với niềm tin của các đối tác nước ngoài.Trong giai đoạn kinh tế khó khăn như hiện nay, mỗi năm có hàng nghìn doanhnghiệp đóng cửa hoặc tạm ngưng hoạt động thì vấn đề nâng cao hiệu quả nhập khẩutrở nên cấp thiết hơn Đây là chìa khoá giúp doanh nghiệp vượt qua khó khăn Thờigian qua, được sự giới thiệu của nhà trường và được chấp thuận thực tập tại Phòngkinh doanh của công ty, em đã thực tập và tìm hiểu về đề tài nhập khẩu hàng hóacũng như những khó khăn hạn chế mà các doanh nghiệp gặp phải trong quá trìnhkinh doanh nhập khẩu Trong thời gian viết và hoàn thành khóa luận tốt nghiệp, em

đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình từ các anh chị của phòng kinh doanh cùng với sựhướng dẫn của cô Nguyễn Thúy Hồng Được tạo điều kiện thuận lợi em đã lựa chọn

đề tài và hoàn thành Khóa luận tốt nghiệp: “Hoàn thiện quy trình nhập khẩu hàng hóa tại công ty TNHH Thương mại và xuất nhập khẩu Bella Việt Nam”.

Trong quá trình tìm hiểu và nghiên cứu về công ty, em nhận thấy trong hoạt động

Trang 11

kinh doanh nhập khẩu còn tồn tại rất nhiều điểm hạn chế về chiến lược đầu tư, hìnhthức thanh toán chưa tối ưu, nguồn nhân lực còn hạn chế về mặt chuyên môn Vìvậy em đã viết luận văn này và đưa ra đánh giá, biện pháp và định hướng nhằmhoàn hiện hoạt động nhập khẩu hàng hóa của công ty trong thời gian tới.

2 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Về không gian: Đề tài được tiến hành nghiên cứu tại trụ sở của công ty TNHH Thương mại và xuất nhập khẩu Bella Việt Nam

- Phạm vi nghiên cứu: đề tài nghiên cứu trong phạm vi công ty TNHH Thươngmại và xuất nhập khẩu Bella Việt Nam

+ Hệ thống hóa cơ sở lý luận về nhập khẩu và quy trình kinh doanh nhập khẩu của doanh nghiệp

+ Phân tích, đánh giá thực trạng của quy trình kinh doanh nhập khẩu và các yếu tố ảnh hưởng đến quy trình nhập khẩu của doanh nghiệp

+ Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện quy trình nhập khẩu của doanhnghiệp

- Thời gian nghiên cứu: giai đoạn 2017 -

2020 3 Mục tiêu nghiên cứu

Mục tiêu của nghiên cứu này là vận dụng những kiến thức đã được học tại nhàtrường vào thực tiễn nhằm tìm hiểu sâu hơn kiến thức chuyên môn góp ý giúp công

ty TNHH Thương mại và xuất nhập khẩu Bella Việt Nam có thêm các giải pháp đểkhắc phục các mặt hạn chế của quy trình nhập khẩu hàng hóa Bên cạnh đó mongdoanh nghiệp kinh doanh nhập khẩu có thể nhận ra tính cấp thiết của việc hoànthiện quy trình nhập khẩu

Đề tài nghiên cứu được thực hiện dựa trên việc vận dụng lý thuyết kết hợpquan sát thực tế và sử dụng cơ sở dữ liệu của công ty, đồng thởi phối hợp sử dụngcác phương pháp phân tích định tính, thống kê, so sánh, tổng hợp, suy luận logic

5 Kết cấu của báo cáo

Trên cơ sở mục đích của đề tài, báo cáo thực tập gồm những phần chính sau:Chương 1: Một số vấn đề lý luận về quy trình nhập khẩu hàng hóa của công tyTNHH Thương mại và xuất nhập khẩu Bella Việt Nam

2

Trang 12

Chương 2: Thực trạng nhập khẩu hàng hóa và thiết bị của công ty TNHH Thương mại và xuất nhập khẩu Bella Việt Nam

Chương 3: Định hướng và một số giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động nhập khẩu hàng hóa của công ty TNHH Thương mại và xuất nhập khẩu Bella Việt Nam

Trang 13

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NHẬP KHẨU VÀ QUY TRÌNH NHẬP

KHẨU HÀNG HÓA1.1 Cơ sở lý luận về nhập khẩu

1.1.1 Khái niệm về nhập khẩu

Theo dòng thời gian, ngày nay Việt Nam đang dần khẳng định vị thế của mìnhtrong các tổ chức quốc tế và cùng với đó là sự phát triển của hoạt động ngoạithương Xuất nhập khẩu hàng hóa trở thành một phần không thể thiếu trong hoạtđộng kinh tế của đất nước Về mặt lý thuyết thì nhập khẩu được hiểu là hoạt độngkinh doanh buôn bán trên phạm vi quốc tế, là sự trao đổi hàng hóa giữa các quốc giatrên nguyên tắc trao đổi ngang giá lấy tiền tệ là môi giới và thường tính trong mộtkhoảng thời gian nhất định

Theo khoản 2, điều 28, chương 2 Luật Thương mại Việt Nam năm 2005:

“Nhập khẩu hàng hoá là việc hàng hoá được đưa vào lãnh thổ Việt Nam từ nướcngoài hoặc từ khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hảiquan riêng theo quy định của pháp luật”

Nhập khẩu có vai trò quan trọng trong nền kinh tế của một quốc gia, đảm bảo

sự phát triển ổn định của những ngành kinh tế mũi nhọn mỗi nước đồng thời khaithác triệt để lợi thế so sánh của quốc gia, góp phần thực hiện chuyên môn hóa caotrong lao động và cải thiện cán cân thanh toán quốc tế Như vậy, có thể nói rằngnhập khẩu là việc mua bán hàng hóa, dịch vụ từ các nhà sản xuất, cung ứng nướcngoài về phục vụ các nhu cầu trong nước Điều này đã và đang góp phần làm chochủng loại hàng hóa trên thị trường nội địa trở nên phong phú và đa dạng, ngườitiêu dùng có cơ hội lựa chọn nhiều loại hàng hóa hơn cho nhu cầu của mình

1.1.2 Các hình thức nhập khẩu

Nhập khẩu trực tiếp

Đối với hình thức này thì người mua và người bán hàng hóa trực tiếp giao dịchvới nhau, quá trình mua và bán không hề ràng buộc lẫn nhau Bên mua có thể mua

mà không bán và ngược lại

Nhập khẩu trực tiếp được tiến hành khá đơn giản Trong đó, bên nhập khẩumuốn ký kết được hợp đồng kinh doanh nhập khẩu thì phải nghiên cứu thị trường,tìm kiếm đối tác phù hợp, ký kết và thực hiện hợp đồng, tự bỏ vốn, chịu mọi rủi ro

và chi phí trong giao dịch…

Nhập khẩu ủy thác

4

Trang 14

Nhập khẩu ủy thác được hiểu là hoạt động dịch vụ thương mại theo đó chủhàng thuê một đơn vị trung gian thay mặt và đứng tên nhập khẩu hàng hóa bằng hợpđồng ủy thác Các doanh nghiệp trong nước có vốn ngoại tệ riêng và có nhu cầunhập khẩu một loại hàng hóa nào đó, tuy nhiên lại không được phép nhập khẩu trựctiếp, hoặc gặp khó khăn trong quá trình kiếm, giao dịch với đối tác nước ngoài thì sẽthuê những các doanh nghiệp có chức năng thương mại quốc tế tiến hành nhập khẩucho mình Trách nhiệm của bên nhận ủy thác là phải cung cấp thông tin về thịtrường, giá cả, khách hàng, những điều kiện có liên quan đến đơn hàng được ủythác, ký kết hợp đồng và thực hiện các thủ tục liên quan đến nhập khẩu.

Với hình thức này, doanh nghiệp thực hiện nghiệp vụ nhập khẩu ủy tháckhông phải bỏ vốn, không cần xin hạn ngạch cũng như không phải tìm kiếm đối tác,giá cả… Đổi lại bên ủy thác sẽ trả phí dịch vụ cho bên nhận ủy thác nhập khẩu

Tạm nhập tái xuất

Tạm nhập tái xuất là hình thức mà thương nhân Việt Nam nhập khẩu tạm thờihàng hóa vào Việt Nam, nhưng sau đó lại xuất khẩu chính hàng hóa đó ra khỏi ViệtNam sang một nước khác

Hình thức này là tiến hành nhập khẩu hàng hóa nhưng không để tiêu thụ trongnước mà để xuất khẩu sang một nước thứ ba nhằm thu lợi nhuận Giao dịch này baogồm cả nhập khẩu và xuất khẩu với mục đích thu lại lượng ngoại tệ lớn hơn số vốnban đầu đã bỏ ra Khi tiến hành tạm nhập tái xuất, doanh nghiệp cần tiến hành đồngthời hai hợp đồng riêng biệt, gồm: hợp đồng mua hàng ký với thương nhân nướcxuất khẩu và hợp đồng bán hàng ký với thương nhân nước nhập khẩu

Nhập khẩu gia công là hình thức nhập khẩu mà bên nhập khẩu cũng là bênnhận gia công thực hiện nhập khẩu nguyên vật liệu hay bán thành phẩm từ bên đặtgia công để tiến hành gia công hàng hóa theo hợp đồng gia công

Nhập khẩu liên doanh

Nhập khẩu liên doanh là hình thức nhập khẩu trên cơ sở một liên kết kinh tế.Liên kết này được hình thành một cách tự nguyện giữa các doanh nghiệp, trong đó

có ít nhất một doanh nghiệp kinh doanh nhập khẩu trực tiếp Liên kết kinh tế nàycùng phối hợp các kỹ năng để giao dịch, đưa ra biện pháp, chính sách, đường lối đểhoạt động nhập khẩu có lợi nhất cho tất cả các bên tham gia liên kết Hình thức nàychứa đựng ít rủi ro hơn so với hình thức nhập khẩu trực tiếp, vì có sự chia sẻ nghĩa

Trang 15

vụ cho các bên tham gia liên kết, nhưng đồng thời mức lợi nhuận cũng thấp hơn do

có sự chia sẻ lợi ích

1.1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến nhập khẩu

Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh nhập khẩu của doanhnghiệp Trong đó, bao gồm các yếu tố môi trường bên ngoài và các yêu tố bên trongcủa doanh nghiệp Cả hai yếu tố đều có tác động và song hành với nhau ảnh hưởngđến quy trình nhập khẩu của doanh nghiệp

1.1.3.1 Các yếu tố môi trường bên ngoài doanh nghiệp

A Môi trường kinh tế

Các yếu tố môi trường kinh tế bao gồm các yếu tố như các quan hệ kinh tếquốc tế, sự phát triển của nền sản xuất trong và ngoài nước, sự biến động của tỷ giáhối đoái, sự phát triển của cơ sở hạ tầng,… tất cả các yếu tố này đều ảnh hưởng đếnhoạt động nhập khẩu của doanh nghiệp Những biến động này vừa tạo ra cơ hội mởrộng cho doanh nghiệp vừa tạo ra các thách thức mà doanh nghiệp phải đối mặt trênthị trường quốc tế Để đảm bảo một quy trình nhập khẩu diễn ra suôn sẻ, doanhnghiệp phải theo dõi, đưa ra các dự báo của từng biến cố để tìm ra giải pháp tươngứng cho từng thời điểm cụ thể Nhằm tận dụng, khai thác triệt để những cơ hội,giảm thiểu những rủi ro Các yếu tố môi trường kinh tế tác động đến quy trình nhậpkhẩu của doanh nghiệp trên nhiều phương diện như sau:

 Tốc độ tăng trưởng kinh tế: Tốc độ tăng trưởng kinh tế tỷ lệ thuận với sứcmua hàng hóa, dịch vụ của người tiêu dùng Nếu tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, làm chothu nhập người dân tăng, khả năng thanh toán tăng thì sức mua các hàng hóa, dịch vụ sẽtăng lên Ngược lại, khi nền kinh tế đi vào suy thoái với những biến động không thể dựbáo trước được, thu nhập của người dân giảm, dẫn đến người dân phải thắt chặt chi tiêu,đặc biệt là những chi tiêu không thật sự cần thiết

 Các quan hệ kinh tế quốc tế: chúng có tác động trực tiếp đến quy trình nhậpkhẩu của doanh nghiệp Cùng với sự phát triển của xu hướng toàn cầu hóa mạnh mẽ nhưhiện nay, các quan hệ kinh tế quốc tế ngày càng gia tăng về cả số lượng và chất lượng.Nền kinh tế hội nhập, ngày càng nhiều các tổ chức kinh tế quốc tế: WTO, ASEAN,APEC,… và đang ngày càng khẳng định vai trò của mình trong hoạt động kinh tế Vớicác chính sách đặc biệt về thuế quan, thị trường,… các quốc gia thành viên ngày càng cónhiều cơ hội phát triển với nhiều lợi ích thiết thực Cùng với đó, các nhà nhập khẩu nướcngoài

6

Trang 16

có nhiều cơ hội trong việc tiếp xúc với với các nhà cung ứng sản phẩm hơn,đưa ra các đánh giá khách quan về nhà các nhà cung ứng Tất cả những điều

đó đều giúp quy trình nhập khẩu được hoàn thiện và chặt chẽ hơn

 Sự phát triển của nền kinh tế trong nước và quốc tế có ảnh hưởng trực tiếptới hoạt động nhập khẩu của doanh nghiệp Khi nền sản xuất trong nước có thể cung cấpcác mặt hàng phải nhập khẩu trước đây, thì sự cạnh tranh giữa hai nguồn hàng hóa trởnên gay gắt và đầy áp lực Nhu cầu nhập khẩu hàng hóa của doanh nghiệp sẽ có chiềuhướng đi xuống Tuy nhiên, trong trường hợp nền sản xuất trong nước vẫn không thể đápứng được nhu cầu ở mức công nghệ cao hơn, hiện đại hơn, thì nhập khẩu hàng hóa làphương án vô cùng cần thiết Qua đây có thể thấy rõ được tác động trực tiếp của sự pháttriển trong trình độ sản xuất của quốc gia tới hoạt động nhập khẩu của doanh nghiệp

 Sự biến động tỷ giá hối đoái có tác động trực tiếp tới doanh thu và chi phícủa doanh nghiệp nhập khẩu Mọi việc thanh toán và tính giá trong kinh doanh nhập khẩuđều sử dụng đến ngoại tệ và tỷ giá hối đoái là cơ sở để so sánh giá cả của hàng hoá trongnước và hàng hoá thế giới, đồng thời phục vụ cho sự lưu thông tiền tệ và hàng hoá củacác quốc gia Sự biến động của tỷ giá hối đoái có thể gây những biến động lớn trong tỷtrọng hàng nhập khẩu Tuy vậy, tỷ giá hối đoái tăng còn có tác động khuyến khích hàngxuất khẩu, sản xuất trong nước tăng, cơ hội việc làm được mở rộng, đồng thời cải thiệncán cân thanh toán quốc tế Ngược lại, khi tỷ giá hối đoái giảm, đồng nội tệ tăng giá, nhànhập khẩu sẽ phải bỏ một lượng ngoại tệ ít hơn để nhập khẩu hàng hóa về Hoạt động nàylàm giá hàng nhập khẩu giảm, kích thích tiêu dùng hàng nhập khẩu trong nước, doanhnghiệp đẩy mạnh nhập khẩu hàng hóa Các doanh nghiệp trong nước hạn chế xuất khẩu,cán câm thanh toán chuyển dịch theo hướng bất lợi Như vậy, tỷ giá hối đoái dù biếnđộng theo chiều hướng nào cũng có tác động và ảnh hưởng trực tiếp tới quy trình nhậpkhẩu của doanh nghiệp

 Chế độ chính sách pháp luật trong nước và quốc tế: Hoạt động nhập khẩuđược tiến hành giữa các chủ thể thuộc các quốc gia khác nhau Bởi vậy, hoạt động nhậpkhẩu chịu tác động của chính sách pháp luật trong nước và những quy định luật phápquốc tế bởi chúng thể hiện ý chí của Nhà nước và sự thống nhất chung của quốc tế.Ngoài hệ thống pháp luật, tuỳ từng thời kỳ phát triển của đất nước mà chính phủ banhành các chính sách vĩ mô quản lý hoạt động nhập khẩu Các chính sách này tác độngtrực tiếp đến hoạt động

nhập khẩu như việc dựng lên các hàng rào thuế quan và phi thuế quan ( giấy

7

Trang 17

phép nhập khẩu, tiêu chuẩn chất lượng…) nhằm bảo vệ nền sản xuất có khả năng cạnh tranh kém trong nước.

 Hệ thống giao thông vận tải – thông tin liên lạc, đây là yếu tố có vai trò lớnnhất trong hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa Khoảng cách địa lý là đặc điểm nổi bậttrong quan hệ giao thương hàng hóa giữa các quốc gia Khi mức cạnh tranh càng lớn, nhucầu tiêu dùng ngày càng phong phú và đa dạng, mức độ đáp ứng hàng hóa một cáchchính xác và kịp thời là yếu tố sống còn của các doanh nghiệp nhập khẩu Để có thể đápứng yêu cầu đó, hệ thống giao thông vận tải và công nghệ thông tin là tất yếu Hệ thốnggiao thông vận tải càng phát triển càng nhiều hình thức vận chuyển càng giúp nhà nhậpkhẩu lựa chọn được loại hình vận tải phù hợp, vừa đảm bảo thời gian kịp thời cung ứngnguồn hàng hóa cho tiêu dùng vừa tiết kiệm được chi phí Tùy thuộc vào loại hàng hóa

và nhu cầu, doanh nghiệp chọn cho mình phương án vận chuyển phù hợp Mạng lướithông tin bao phủ và rộng khắp cho phép doanh nghiệp dễ dàng nắm bắt thông tin, cậpnhật thị trường hàng hóa, nhu cầu của người tiêu dùng một cách nhanh nhậy, kịp thời vàchính xác Từ đó, dễ dàng tận dụng cơ hội kinh doanh, đơn giản hóa nghiệp vụ nhậpkhẩu Mặt khác, hoạt động nhập khẩu phát triển cũng kéo theo sự phát triển của hoạtđộng xuất khẩu, góp phần tăng ngân sách nhà nước, tạo điều kiện đầu tư xây dựng cơ sở

hạ tầng, hoàn thiện hệ thống giao thông vận tải cũng như mạng lưới thông tin liên lạc

 Hệ thống tài chính ngân hàng: là một nhân tố đảm bảo lợi ích cho nhà kinhdoanh bằng các dịch vụ thanh toán qua ngân hàng Hệ thống bảo hiểm, kiểm tra chấtlượng cho phép các hoạt động mua bán hàng hoá quốc tế được thực hiện một cách antoàn hơn, giảm mức độ thiệt hại có thể xảy ra đối với nhà kinh doanh trong trường hợp córủi ro xảy ra giúp doanh nghiệp dễ dàng hơn trong việc tham gia hoạt động ngoại thươngtrong nghiệp vụ thanh toán quốc tế Thông thường, giá trị các giao dịch thường rất lớn vàcác doanh nghiệp không thể gặp nhau để trực tiếp tiến hành thanh toán, điều này gây mấtthời gian và lãng phí chi phí Ngân hàng đứng ra làm bên thứ ba, tham gia vào hoạt độngthanh toán giữa hai quốc gia trong quá trình xuất nhập khẩu, góp phần đơn giản hóa quytrình nhập khẩu Ngoài ra, vai trò của ngân hàng còn thể hiện ở việc hỗ trợ nguồn vốn đểcác doanh nghiệp có thể thực hiện kinh doanh hoặc mở rộng hoạt động của mình

8

Trang 18

B Môi trường văn hóa

Đây là yếu tố có tác động khá lớn quy trình kinh doanh nhập khẩu của doanhnghiệp Các yếu tố của môi trường văn hóa có tác động lớn có thể kể đến như: yếu

tố về ngôn ngữ, thói quen tiêu dùng, văn hóa, truyền thống, tôn giáo,…

Ngôn ngữ bất đồng là một trở ngại lớn trong hoạt động mua bán quốc tế.Những trở ngại này ảnh hưởng nhiều đến quy trình kinh doanh nhập khẩu Doanhnghiệp có thể phải mất thêm chi phí phiên dịch hoặc đòi hỏi phải thay đổi về ngônngữ sử dụng trong các tài liệu hướng dẫn sử dụng Chi phí hoạt động nhập khẩutăng lên, đồng thời sự khác biệt trong phong cách tiêu dùng, tôn giáo tín ngưỡng,truyền thống cũng gây những tác động cả theo hướng tích cực lẫn tiêu cực

C Môi trường pháp lý

Môi trường pháp lý của hoạt động nhập khẩu bao gồm các quy định của phápluật bên nhập khẩu, bên xuất khẩu, quy định quốc tế, tập quán thương mại quốc tế.Những yếu tố này, doanh nghiệp chỉ có thể nghiêm túc thực hiện và không thể tácđộng thay đổi nó Càng chính sách càng được quy định rõ ràng, minh bạch baonhiêu càng tạo điều kiện cho doanh nghiệp dễ dàng thực hiện các nghiệp vụ ngoạithương Đồng thời, doanh nghiệp cũng cảm thấy an tâm hơn khi thực hiện các hoạtđộng ngoại thương Một vấn đề nổi bật thường gặp phải về vấn đề pháp lý tronghoạt động nhập khẩu là sự khác biệt, mâu thuẫn giữa các nguồn luật điều chỉnh mộtquan hệ mua bán hàng hóa Trong trường hợp đó, có thể gây ra những mâu thuẫnkhông đáng có, làm gián đoạn quy trình kinh doanh nhập khẩu

Một yếu tố khác là các chính sách đối ngoại giữa các nước xuất, nhập khẩucũng tạo nên những tác động khác nhau tới quy trình nhập khẩu Điển hình như cácbiện pháp hạn chế nhập khẩu, các ưu đã thuế quan, hạn ngạch, thủ tục hải quan,…tác động gây ảnh hưởng trực tiếp tới quy trình nhập khẩu của doanh nghiệp Cùngvới đó, sự ổn định của môi trường chính trị có tác động tích cực đến hoạt động nhậpkhẩu của doanh nghiệp

1.1.3.2 Các yếu tố bên trong doanh nghiệp

Môi trường bên trong doanh nghiệp là môi trường do bản thân doanh nghiệptạo nên, đây cũng là nơi doanh nghiệp có thể trực tiếp tác động làm thay đổi nó theo

ý muốn chủ quan, theo hướng có lợi ích cho doanh nghiệp Các yếu tố bên trongdoanh nghiệp bao gồm: nguồn nhân lực, trình độ quản lý, nguồn vốn và khả năng huyđộng vốn, cơ sở vật chất, hệ thống thông tin Mỗi yếu tố có sự tác động khác nhau tới quytrình nhập khẩu của doanh nghiệp

Trang 19

A Nguồn nhân lực

Nguồn nhân lực được coi là yếu tố quan trọng nhất thuộc về bản thân doanhnghiệp Người lao động chính là chủ thể trực tiếp tham gia thực hiện các hoạt độngcủa doanh nghiệp, duy trì và điều hành các hoạt động đó Người lao động nắm chắccác nghiệp vụ nhập khẩu, am hiểu và thông thạo các quy định pháp luật về thủ tụcthông quan hàng hóa, thủ tục thanh toán quốc tế,… giúp cho các giao dịch củadoanh nghiệp diễn ra nhanh chóng và liên tục Mặt khác, khi nhân lực công ty cótrình độ và chuyên môn sẽ thuận tiên cho các giao dịch thương mại, công tác đàmphán ký kết hợp đồng diễn ra nhanh chóng, chính xác và hiệu quả Tất cả nhữngđiều đó, giúp doanh nghiệp tiết kiệm được thời gian, chi phí và công sức, đồng thờihoàn thiện hoạt động nhập khẩu của doanh nghiệp Mặt khác, điều này cũng giúpdoanh nghiệp có điều kiện để đầu tư hoàn thiện và nâng cao chức năng chuyên môncho nguồn nhân lực của mình

Trong điều kiện cạnh tranh ngày càng gay gắt như hiện nay, khi mà chất lượng

và giá cả sản phẩm gần như không còn là yếu tố duy nhất tạo nên sức cạnh tranh củadoanh nghiệp trên thị trường thì yếu tố chất lượng dịch vụ cung ứng cũng như thếmạnh về nguồn nhân lực là cơ sở để doanh nghiệp nâng cao vị thế của mình

B Trình độ tổ chức quản lý

Trình độ tổ chức quản lý của doanh nghiệp chính là khả năng sắp xếp thành hệthống, quản lý hệ thống các nguồn lực của doanh nghiệp để tiến hành các hoạt độngsản xuất kinh doanh Trình độ tổ chức của doanh nghiệp càng cao thì hiệu quả sửdụng các nguồn lực đó càng lớn, quy trình nhập khẩu của doanh nghiệp cũng từ đóđược hoàn thiện

Trong kinh doanh nhập khẩu, trình độ quản lý của doanh nghiệp không chỉ thểhiện ở việc doanh nghiệp tổ chức các nguồn lực của mình như thế nào mà còn thểhiện qua công tác lập kế hoạch, xây dựng chiến lược nhập khẩu một cách khoa học

và hợp lý Trình độ quản lý của doanh nghiệp càng cao thì khả năng tổ chức kếhoạch nhập khẩu hàng hóa càng chính xác Để làm được điều này, đòi hỏi doanhnghiệp phải nắm bắt được cơ hội thị trường, tận dụng các cơ hội kinh doanh, đápứng kịp thời các nhu cầu của thị trường Đồng thời, trình độ quản lý cao còn chophép doanh nghiệp thực hiện các hoạt động tiêu thụ hàng hóa một cách nhanhchóng, tiết kiệm chi phí Những điều này góp phần tăng hiệu quả sử dụng nguồn lựccũng như hiệu quả hoạt động tiêu thụ hàng nhập khẩu, qua đó làm hoàn thiện quytrình nhập khẩu của doanh nghiệp

10

Trang 20

C Nguồn vốn và khả năng huy động vốn

Nguồn vốn là yếu tố điều kiện đảm bảo cho quy trình nhập khẩu của doanhnghiệp có thể diễn ra liên tục và ổn định Nguồn vốn là cơ sở để doanh nghiệp thựchiện các giao dịch nhập khẩu hàng hóa, là yếu tố đảm bảo doanh nghiệp có khảnăng thực hiện nghĩa vụ thanh toán hàng hóa nhập khẩu Đồng thời, nguồn vốn chophép doanh nghiệp chi trả các chi phí để duy trì hoạt động, trả lương cho người laođộng Sau kỳ kinh doanh, khi hiệu quả ngày càng cao, lợi nhuận doanh nghiệp thuđược ngày càng nhiều là điều kiện để doanh nghiệp gia tăng lượng vốn cho hoạtđộng của mình Thông qua lợi nhuận thu được, doanh nghiệp có thể sử dụng nó đểtái đầu tư cho các hoạt động kinh doanh

Tuy nhiên, trên thực tế, khi doanh nghiệp có thể mở rộng thị trường của mình,nguồn vốn doanh nghiệp không đủ để đáp ứng nhu cầu đó, doanh nghiệp đòi hỏiphải huy động vốn từ bên ngoài, từ các tổ chức ngân hàng tài chính Khả năng huyđộng vốn có tác động lớn tới hoạt động của doanh nghiệp Nó cho phép doanhnghiệp tận dụng được các cơ hội kinh doanh để kiếm lời

Nguồn vốn cũng như khả năng huy động vốn có ảnh hưởng trực tiếp tới khảnăng duy trì và thực hiện các đơn hàng, giúp doanh nghiệp có thể hoạt động ổnđịnh, tìm kiếm lợi nhuận

Thông tin có vai trò quan trọng trong tất cả hoạt động kinh tế cũng như cáchoạt động xã hội Đặc biệt trong hoạt động ngoại thương, thông tin lại là yếu tốnđặc biệt quan trọng Với doanh nghiệp nhập khẩu, hệ thống thông tin cho phépdoanh nghiệp nắm bắt được chính xác các cơ hội kinh doanh, theo dõi sự biến độngcủa nhu cầu thị trường trong nước cũng như thị trường nhập khẩu để kịp thời đưa raphương án kinh doanh phù hợp Đồng thời, doanh nghiệp có thể tìm kiếm nguồnhàng đảm bảo chất lượng, chi phí hợp lý, có kế hoạch đưa hàng hóa ra thị trườngmột cách hiệu quả nhất Thông tin kịp thời, nhanh nhạy và chính xác là điều kiện đểdoanh nghiệp hoàn thiện quy trình nhập khẩu của mình Qua đây, hệ thống thông tinchính xác giúp doanh nghiệp hoàn thiện hoạt động làm tăng hiệu quả kinh doanhnhập khẩu của doanh nghiệp

D Cơ sở vật chất kỹ thuật

Điều kiện cơ sở vật chất kỹ thuật đảm bảo cho phép doanh nghiệp tiết kiệm chiphí, thời gian giao dịch với đối tác giao dịch Hệ thống kho bãi, nhà xưởng đảm bảocho phép doanh nghiệp tiết kiệm chi phí cho công tác lưu kho, bảo quản hàng hóa.Mức độ trang bị các thiết bị hiện đại cho phép nhân viên doanh nghiệp thực

hiện các nghiệp vụ một cách hiệu quả, góp phần làm tăng năng suất lao động Đồng

Trang 21

thời, cơ sở vật chất có vai trò thúc đẩy tiến trình thực hiện quy trình nhập khẩu.Điều kiện vật chất đảm bảo cho phép doanh nghiệp tự thực hiện tất cả các nghiệp vụ

mà không cần qua trung gian, vừa tiết kiệm chi phí, vừa đảm bảo tính chủ động chodoanh nghiệp Cở sở vật chất kỹ thuật còn thể hiện khả năng áp dụng các kỹ thuậtmới, tiên tiến vào hoạt động kinh doanh của mình

1.1.4 Vai trò của nhập khẩu

Các nhân tố đã thống kê ở trên, dù doanh nghiệp có thể kiểm soát, tác độngđến nó hay không thì nó vẫn ảnh hưởng một cách trực tiếp tới quy trình nhập khẩucủa mọi doanh nghiệp Để quy trình nhập khẩu được hợp lý, doanh nghiệp phải luônchú tâm, nắm bắt sự biến đổi các nhân tố này để có sự điều thích hợp

Nhập khẩu là một hoạt động quan trọng của thương mại quốc tế, nhập khẩu tácđộng một cách trực tiếp và quyết định đến sản xuất và đời sống Nhập khẩu là đểtăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật công nghệ tiên tiến, hiện đại cho sản xuất và cáchàng hóa cho tiêu dùng mà sản xuất trong nước không sản xuất được Nhập khẩucòn để thay thế, nghĩa là nhập khẩu những thứ mà sản xuất trong nước sẽ không cólợi bằng xuất khẩu, làm được như vậy sẽ tác động tích cực đến sự phát triển cân đối

và khai thác tiềm năng, thế mạnh của nền kinh tế quốc dân về sức lao động, vốn, cơ

sở vật chất, tài nguyên và khoa học kĩ thuật

Chính vì vậy mà nhập khẩu có vai trò như sau:

Trước hết, nhập khẩu giúp chuyển dịch cơ cấu kinh tế Chính phủ các quốc gia

có thể kiểm soát, điều chỉnh cơ cấu kinh tế thông qua các chính sách nhập khẩu Đốivới các ngành cần khuyến khích phát triển, chính phủ có thể áp dụng các biện pháp,chính sách nhập khẩu nhiều ưu đãi với những mặt hàng phục vụ ngành đó Đồngthời với những sản phẩm cạnh tranh trực tiếp với sản phẩm ngành đó sản xuất ra,chính phủ có thể áp dụng biện pháp hạn chế nhập khẩu, các biện pháp bảo hộ Mặtkhác, với những quốc gia đang hoặc kém phát triển, họ có ít điều kiện nghiên cứuphát triển và triển khai công nghệ mới, hiện đại Thông qua hoạt động nhập khẩu,

họ có thể có được những công nghệ mới, hiện đại, phục vụ nền sản xuất trong nước,làm gia tăng năng suất cũng như khả năng cạnh tranh cho nền kinh tế quốc gia đó.Đồng thời cũng có thể đáp ứng được nhu cầu cho thị trường trong nước, qua đó làmgiảm sự lệ thuộc vào các nước khác

Thứ hai, nhập khẩu góp phần làm nền kinh tế quốc gia phát triển ổn định, cânđối Mỗi quốc gia, dù giàu có và phát triển đến đâu cũng không thể tự sản xuất vàđáp ứng tất cả các nhu cầu tiêu dùng ngày càng đa dạng và phong phú của mình Đểđạt hiệu quả cao nhất, họ chỉ tập trung vào sản xuất những mặt hàng họ đang có lợi

12

Trang 22

thế, mang những sản phẩm đó đi trao đổi để đáp ứng các nhu cầu khác nữa Hoạtđộng nhập khẩu là một mặt của sự trao đổi đó Nó giúp cho các nền kinh tế có được

sự cân đối giữa các chủng loại sản phẩm họ có thể sản xuất và không thể sản xuấtnhằm đáp ứng các nhu cầu tiêu dùng của người dân Nhập khẩu giúp bổ sung mộtcách hợp lý những thiếu hụt của nền kinh tế quốc gia Với vai trò này, nhập khẩuthực sự trở thành một hoạt động không thể thiếu với nền kinh tế các quốc gia Nóđảm bảo cho các quốc gia có thể phát triển một cách cân đối, ổn định và bền vững.Thứ ba, nhập khẩu giúp cải thiện và nâng cao chất lượng sống của người dân.Trong điều kiện kinh tế phát triển như hiện nay, nhu cầu người tiêu dùng ngày cànglớn, đa dạng và phong phú Những sản phẩm sản xuất trong nước nhiều khi khôngthể đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của người dân Nhập khẩu giúp bổ sung đáp ứng cácnhu cầu cao đó Mặt khác, nhập khẩu làm cho chủng loại hàng hóa trở nên phongphú, đa dạng hơn Cùng một chi phí, để đáp ứng cùng một nhu cầu, người tiêu dùng

có thể lựa chọn hàng hóa có xuất sứ từ nhiều quốc gia khác nhau Bên cạnh đó, hoạtđộng nhập khẩu còn đảm bảo cung cấp các yếu tố đầu vào cho hoạt động sản xuấtkhi nguồn nguyên vật liệu trong nước khan hiếm không đáp ứng đủ nhu cầu Trên

cơ sở đó, nhiều hoạt động sản xuất được duy trì và mở rộng, tạo điều kiện tạo ranhiều việc làm và thu nhập cho nền kinh tế nói chung

Thứ tư, chất lượng sản xuất nền kinh tế quốc gia được cải thiện đáng kể thôngqua hoạt động nhập khẩu Khi các sản phẩm nhập khẩu được đưa vào tiêu thụ trênthị trường nội địa, các sản phẩm sản xuất trong nước có thể vì thế mà mất thịtrường Để cạnh tranh, yêu cầu đặt ra với nhà sản xuất trong nước là phải tìm cách

để nâng cao chất lượng sản phẩm, cắt giảm chi phí Chính áp lực cạnh tranh vớihàng hóa nhập khẩu đã buộc các công ty nội địa cải tiến quy trình, công nghệ, cungcách làm việc của mình để sản xuất được những sản phẩm có thể cạnh tranh Điềunày góp phần làm thay đổi năng lực sản xuất của các công ty, của một ngành, từ đólàm thay đổi năng lực sản xuất của cả nền kinh tế

Thứ năm, nhập khẩu có tác động tích cực, thúc đẩy hoạt động xuất khẩu Hoạtđộng nhập khẩu một mặt đảm bảo các yếu tố đầu vào sản xuất cho một số ngành,một mặt làm thay đổi công nghệ, quy trình sản xuất Chính điều đó đã trở thànhbước đệm khởi đầu cho hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa ra thị trường nướcngoài thông qua những tiêu chuẩn, quy định của nước nhập khẩu Thông qua cáchoạt động trao đổi mua bán xuất khẩu của các quốc gia đã góp phần nâng cao tinhthần đối tác, làm đòn bẩy cho hoạt động xuất nhập khẩu phát sinh sau này

Trang 23

Có thể thấy rằng vai trò của nhập khẩu là hết sức quan trọng, đặc biệt là đốivới các nước đang phát triển (trong đó có Việt Nam) trong việc cải thiện đời sốngkinh tế, xã hội Nhờ có nhập khẩu mà quốc gia tiếp thu được những kinh nghiệmquản lí, chuyển giao công nghệ, … thúc đẩy nền kinh tế phát triển nhanh chóng.Tuy nhiên, nhập khẩu phải vừa đảm bảo phù hợp với lợi ích của xã hội, vừatạo ra lợi nhuận các doanh nghiệp, chung và riêng phải hòa vào nhau Để đạt đượcđiều đó thì nhập khẩu phải đạt được yêu cầu sau:

Thứ nhất, tiết kiệm và đạt hiệu quả cao trong việc sử dụng vốn nhập khẩutrong điều kiện chuyển sang nền kinh tế thị trường, việc kinh doanh mua bán giúpcác nước bổ sung nguồn ngoại tệ của mình thông qua hoạt động thanh toán Cùngvới hoạt động trao đổi hàng hóa và ngoại tệ, hợp đồng nhập khẩu phải dựa trên vấn

đề lợi ích và hiệu quả của cả hai bên tham gia Để đạt được điều đó, các doanhnghiệp tham gia vào hoạt động xuất nhập khẩu phải đạt được các yếu tố sau:

- Doanh nghiệp xác định mặt hàng nhập khẩu phù hợp với kế hoạch phát triểnkinh tế xã hội, khoa học kĩ thuật của đất nước và nhu cầu tiêu dùng của nhân dân Đạtđược yếu tố này, doanh nghiệp không chỉ giúp bản thân mình phát triển mà còn là yếu tốthúc đẩy nền kinh tế nước nhà đi lên Từ việc nhập khẩu đúng mặt hàng, đúng với kếhoạch, nhà nước cũng như doanh nghiệp có thể tập trung vào phát triển thế mạnh củamình, đồng thời cải thiện các lĩnh vực hiện còn đang hạn chế

- Doanh nghiệp dành ngoại tệ cho nhập khẩu vật tư để phục vụ sản xuất trongnước, xét thấy có lợi hơn nhập khẩu Điều này thể hiện, quốc gia cũng như doanh nghiệp

đã tập trung phát triển sâu hơn vào các ngành công nghiệp phụ trợ Việc này khôngnhững giúp cho nhiều ngành công nghiệp đi lên mà còn giảm một lượng chi phí đáng kểcủa hoạt động nhập khẩu Doanh nghiệp trong nước có thể chủ động hơn trong việc pháttriển sản phẩm và làm chủ một số mặt hàng cung ứng

- Doanh nghiệp nghiên cứu thị trường để nhập khẩu được hàng hóa thích hợpvới giá cả có lợi phục vụ cho sản xuất và nâng cao đời sống nhân dân Việc nghiên cứuthị trường giúp cho doanh nghiệp chủ động trong việc nhập khẩu hàng hóa, chủ

động theo dõi từ đó đưa ra các đánh giá, nhận định về một mặt hàng nhưng củanhiều quốc gia khác nhau Nói cách khác doanh nghiệp cập nhật liên tục biến độngcủa thị trường giá và sản phẩm

Thứ hai, nhập khẩu các thiết bị kỹ thuật tiên tiến và hiện đại Việc nhập khẩumáy móc và nhận chuyển giao công nghệ, kể cả thiết bị theo con đường đầu tư hayviện trợ đều phải nắm vững phương trâm đón đầu, đi thẳng và tiếp thu công nghệhiện đại Nhập phải chọn lọc, tránh nhập những công nghệ lạc hậu các nước đang 14

Trang 24

tìm cách thải ra Nhất thiết không vì mục tiêu “tiết kiệm” mà nhập các thiết bị cũ,chưa dùng được bao lâu, chưa đủ để sinh lợi đã phải thay thế Kinh nghiệm của hầuhết các nước đang phát triển là đừng biến nước mình thành “bãi rác” của các nướctiên tiến Ở Việt Nam, hiện tại tình trạng nhập khẩu công nghệ “kém tiên tiến” vẫnchưa được quán triệt triệt để, vẫn còn tồn tại nhiều vấn đề trong việc chuyển giaocông nghệ Công nghệ có thể tốt hơn công nghệ hiện tại trong nước nhưng là côngnghệ cũ của nước chuyển giao Việc nhập khẩu đi kèm với việc khắc phục những hệquả sau đó, làm phát sinh thêm nhiều chi phí và ảnh hưởng không chỉ đến ngànhcông nghiệp đó mà còn ảnh hưởng đến các lĩnh vực liên quan.

Thứ ba, bảo vệ và thúc đẩy sản xuất trong nước, tăng nhanh xuất khẩu Nềncông nghiệp sản xuất trong nước của nhiều quốc gia, nơi sản xuất ra một lượng lớnhàng hóa đa dạng và phong phú Việc trao đổi hàng hóa giữa các quốc gia là cầnthiết, là động lực thúc đẩy ngành công nghiệp trong nước ngày càng phát triển.Doanh nghiệp có thể tập trung đầu tư và thế mạnh của mình và nhập khẩu nhữngmặt hàng giá cả và chất lượng cạnh tranh hơn trong nước Tuy nhiên, việc chỉ tậptrung vào nhập khẩu mà không chú ý cải tiến sản xuất sẽ dẫn đến cạn kiệt nguồn sảnxuất trong nước Vì vậy, các hoạt động xuất nhập khẩu cần căn cứ vào tính hìnhkinh tế của quốc gia để đề ra các mục tiêu, kế hoạch chính xác để đồng thời đáp ứng

cả nhu cầu trong cũng như ngoài nước

1.2 Cơ sở lý luận về quy trình nhập khẩu

1.2.1 Khái niệm quy trình nhập khẩu

Quy trình nhập khẩu là một quá trình bao gồm các bước phải thực hiện để muahàng hoá từ nước ngoài vào trong nước Mỗi bước là một mắt xích quan trọng trongquy trình Điều đó đòi hỏi mỗi mắt xích phải thực hiện đúng công việc và đạt đượchiệu quả

1.2.2 Nội dung của quy trình nhập khẩu

Nhập khẩu là ngành vừa đòi hỏi kiến thức, kinh nghiệm, vừa đòi hỏi trình độchuyên môn và các kỹ năng nghiệp vụ Vì vậy, ở mỗi loại hàng hoá đều cần nhữnghiểu biết nhất định để thực hiện quy trình nhập khẩu hiệu quả, mang lại lợi ích chodoanh nghiệp, đồng thời góp phần thúc đẩy kinh tế quốc phát triển

Quy trình nhập khẩu bao gồm các hoạt động hoạch định, ký hợp đồng, thựchiện hợp đồng và thanh lý hợp đồng Trong đó, cần chú trọng đến cách làm hồ sơnhập khẩu, khai báo Hải quan, tính các khoản thuế và quy trình làm thủ tục hải quanhàng hoá nhập khẩu Đồng thời, hoạt động nhập khẩu chịu sự tác động của rất nhiều

Trang 25

yếu tố Cần hiểu rõ sự tác động của các yếu tố khách quan và chủ quan để có nhữngquyết định kinh doanh cho phù hợp với tình hình hiện tại của doanh nghiệp.

1.2.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến quy trình nhập khẩu

1.2.3.1 Yếu tố khách quan

Các yếu tố về nền kinh kế, sự ngoại giao với các nước trong khu vực và kí kếtcác hiệp định quốc tế như EVFTA, AKFTA, diễn đàn hợp tác Kinh tế Châu Á- TháiBình Dương APEC, là những yếu tố tác động rất lớn đến thương mại, đầu tư mà

cụ thể là quy trình nhập khẩu hàng hóa Khi các hiệp định được kí kết và mối quan

hệ với các nước trong khu vực được mở rộng, doanh nghiệp trong nước sẽ dễ dàng

có được thông tin hữu ích trong việc tìm kiếm thị trường, mở rộng nhà cũng ứng vàkhông bị quá lệ thuộc vào một nhà cung ứng quen thuộc, có thể tìm được mức giá

cả nhập hàng hóa cạnh tranh hơn

Yếu tố về môi trường pháp lý cũng làm gián đoạn quy trình nhập khẩu bất cứlúc nào Bởi nếu không tìm hiểu kĩ yếu tố pháp luật bên thị trường cung ứng sảnphẩm, sẽ dễ gây ra hiểu lầm không đáng có trong lúc ngoại giao, đàm phán khônghiệu quả, gây bất lợi trong quy trình đàm phán kí kết hợp đồng của doanh nghiệp.Ngoài hệ thống pháp luật, tuỳ từng thời kỳ phát triển của đất nước mà chính phủban hành các chính sách vĩ mô quản lý hoạt động nhập khẩu Các chính sách này tácđộng trực tiếp đến hoạt động nhập khẩu như việc dựng lên các hàng rào thuế quan

và phi thuế quan ( giấy phép nhập khẩu, tiêu chuẩn chất lượng…) nhằm bảo vệ nềnsản xuất có khả năng cạnh tranh kém trong nước

Dung lượng sản xuất: Dung lượng sản xuất thể hiện số lượng đầu mối thamgia vào sản xuất hàng hoá xuất nhập khẩu Với số lượng sản xuất lớn, doanh nghiệpphải đương đầu với tính cạnh tranh cao hơn trong việc tìm bạn hàng xuất khẩu vànguy cơ phá giá hàng hoá bán ra thị trường thế giới

Tỷ giá hối đoái và tỷ suất ngoại tệ của ngân hàng: Hoạt động nhập khẩu cóliên quan trực tiếp đến đối tác nước ngoài và ngoại tệ sử dụng trong quá trình thanhtoán Vì vậy, chính sách tỷ giá hối đoái có tác động mạnh mẽ đến hoạt động nhậpkhẩu của doanh nghiệp Mọi việc thanh toán và tính giá trong kinh doanh nhập khẩuđều sử dụng đến ngoại tệ và tỷ giá hối đoái là cơ sở để so sánh giá cả của hàng hoátrong nước và hàng hoá thế giới, đồng thời phục vụ cho sự lưu thông tiền tệ và hànghoá của các quốc gia Sự biến động của tỷ giá hối đoái có thể gây những biến độnglớn trong tỷ trọng hàng nhập khẩu

Yếu tố hạ tầng cơ sở phục vụ mua bán hàng hoá quốc tế: Các yếu tố hạ tầngphục vụ mua bán hàng hoá quốc tế ảnh hưởng trực tiếp đến nhập khẩu:

16

Trang 26

 Hệ thống cảng biển được trang bị hiện đại cho phép rút ngắn thời gian xếp dỡhàng hoá.

 Hệ thống ngân hàng: sự phát triển của hệ thống ngân hàng tạo điều kiệnthuận lợi hơn cho các nhà nhập khẩu trong việc huy động vốn, thanh toán Ngoài ra, ngânhàng còn là một nhân tố đảm bảo lợi ích cho nhà kinh doanh bằng các dịch vụ thanh toánqua ngân hàng

 Hệ thống bảo hiểm, kiểm tra chất lượng cho phép các hoạt động mua bánhàng hoá quốc tế được thực hiện một cách an toàn hơn, giảm mức độ thiệt hại có thể xảy

ra đối với nhà kinh doanh trong trường hợp có rủi ro xảy ra

Yếu tố thị trường trong nước và nước ngoài: Tình hình và sự biến động của thịtrường trong nước và nước ngoài như xu hướng tăng giá cả, khả năng cung cấp, khảnăng tiêu thụ và xu hướng biến động dung lượng của thị trường….Tất cả các yếu tố

đó đều ảnh hưởng đến hoạt động nhập khẩu

Yếu tố công nghệ: Ngày nay, khoa học công nghệ tác động đến tất cả các lĩnhvực kinh tế xã hội và mang lại nhiều lợi ích, trong xuất nhập khẩu nó cũng mang lạihiệu quả cao Nhờ sự phát triển của hệ thống bưu chính viễn thông , các doanhnghiệp ngoại thương có thể đàm thoại trực tiếp với khách hàng qua telex, fax, điệntín…giảm chi phí đi lại, xúc tiến hoạt động xuất nhập khẩu Các nhà kinh doanh cóthể nắm bắt thông tin và diễn biến thị trường một cách chính xác, kịp thời Nhờ cóxuất nhập khẩu mà các doanh nghiệp Việt Nam được tiếp xúc với các thành tựucông nghệ tiên tiến trên thế giới, thay thế, đổi mới công nghệ trong doanh nghiệpsản xuất Khoa học công nghệ còn tác động đến các lĩnh vực như: vận tải hàng hoá,các kỹ thuật trong nghiệp vụ ngân hàng…

Yếu tố tài nguyên thiên nhiên và vị trí địa lý:

 Nguồn tài nguyên thiên nhiên là một trong những nhân tố quan trọng làm cơ

sở cho quốc gia xây dựng cơ cấu ngành và vùng xuất nhập khẩu Nó góp phần ảnh hưởngđến loại hàng, quy mô hàng hoá nhập khẩu

 Vị trí địa lý có vai trò là nhân tố tích cực hoặc tiêu cực đối với sự phát triểnkinh tế cũng như xuất nhập khẩu của một quốc gia Vị trí địa lý thuận lợi là điều kiện chophép một quốc gia tranh thủ được phân công lao động quốc tế hoặc thúc đẩy xuất nhậpkhẩu dịch vụ như du lịch, vận tải, ngân hàng…

1.2.3.2 Yếu tố chủ quan

Bộ máy quản lý, tổ chức hành chính: Sự tác động trực tiếp đến các cấp lãnhđạo xuống cán bộ công nhân viên nhằm mục đích buộc phải thực hiện một hoạtđộng Để quản lý tập trung thống nhất phải sử dụng phương pháp hành chính Việcthiết lập cơ cấu tổ chức của bộ máy doanh nghiệp cũng như cách thức điều hành của

Trang 27

các cấp lãnh đạo là nhân tố quyết định tính hiệu quả trong kinh doanh Cần phải cómột bộ máy quản lý, lãnh đạo hoàn chỉnh, không thừa, không thiếu và tổ chức phâncấp quản lý, phân công lao động trong doanh nghiệp sao cho phù hợp sẽ góp phầnthúc đẩy hiệu quả trong kinh doanh Ngược lại, nếu cơ cấu tổ chức không hợp lý,cách điều hành kém cỏi sẽ dẫn đến hiệu quả thấp.

Tiếp theo, yếu tố nguồn con người luôn được đặt ở vị trí trung tâm của mọihoạt động trong doanh nghiệp Một doanh nghiệp có phát triển hay không, có mộtchu trình nhập khẩu hoàn hảo hay không đều do sự sắp xếp và thái độ làm việc củanhân viên Một chu trình nhập khẩu gồm nhiều bước nên luôn cần có người dẫn dắt

có kinh nghiệm, sự đoàn kết và đặt vấn đề lợi ích cho công ty lên hàng đầu Nănglực của nhân viên biểu hiện qua kỹ năng điều hành, công tác nghiệp vụ và qua kếtquả hoạt động Để nâng cao vai trò của yếu tố con người, doanh nghiệp một mặtphải chú trọng đào tạo cán bộ, công nhân viên, bồi dưỡng và nâng cao nghiệp vụcủa họ, mặt khác, phải quan tâm thích đáng đến lợi ích cá nhân, bao gồm cả lợi íchvật chất lẫn lợi ích tinh thần

Yếu tố về khả năng tài chính cũng ảnh hưởng lớn đến quá trình nhập khẩucũng như sự tồn tại của doanh nghiệp và là chỉ tiêu hàng đầu để đánh giá quy môcủa doanh nghiệp Khả năng tài chính của doanh nghiệp gồm: vốn tự sở hữu hayvốn tự có và các nguồn vốn có thể huy động được Tài chính không chỉ gồm tài sản

cố định và tài sản lưu động của doanh nghiệp mà còn bao gồm các khoản vay, cáckhoản thu nhập sẽ thực hiện trong tương lai Nếu thiếu nguồn tài chính cần thiết,doanh nghiệp có thể bị phá sản bất cứ lúc nào Trong kinh doanh, tài chính được coi

là vũ khí sắc bén để chiếm lĩnh thị trường và thôn tính các đối thủ cạnh tranh Mỗinhà lãnh đạo luôn cần có một đầu óc tỉnh táo và nhạy bén nắm bắt thời cơ, luânchuyển vốn ổn định, đưa công ty vào quỹ đạo, những trường hợp xấu xảy ra phải cóphương án dự phòng thích hợp Như vậy thì quy trình nhập khẩu mới hoạt độnghiệu quả mà không bị gián đoạn

Yếu tố tổ chức mạng lưới kinh doanh: Kết quả kinh doanh của các doanhnghiệp ngoại thương phụ thuộc rất lớn vào hệ thống mạng lưới kinh doanh Mộtmạng lưới kinh doanh rộng lớn với các điểm kinh doanh được bố trí hợp lý là điềukiện để doanh nghiệp thực hiện các hoạt động kinh doanh như tạo nguồn hàng, vậnchuyển, làm đại lý xuất nhập khẩu…một cách thuận tiện hơn và góp phần nâng caohiệu quả kinh doanh Nếu mạng lưới kinh doanh quá thiếu hoặc bố trí ở các điểmkhông hợp lý sẽ gây cản trở cho hoạt động kinh doanh, làm triệt tiêu tính năng động

và khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường

18

Trang 28

Yếu tố cơ sở vật chất của doanh nghiệp: Cơ sở vật chất của doanh nghiệp nhưvốn cố định bao gồm các máy móc, thiết bị chế biến, hệ thống kho hàng, hệ thốngphương tiện vận tải, các điểm thu mua hàng, các điểm đại lý, chi nhánh và trangthiết bị cùng với vốn lưu động là cơ sở cho hoạt động kinh doanh Các khả năng nàyquy định quy mô, tính chất của lĩnh vực hoạt động xuất nhập khẩu, góp phần quyếtđịnh đến một quy trình nhập khẩu hiệu quả.

Trang 29

Tóm tắt chương 1

Nhập khẩu hàng hóa là ngành vừa đòi hỏi kiến thức, kinh nghiệm vừa đòi hỏi

kĩ năng, nghiệp vụ, vì vậy mỗi loại hàng hóa đều cần những hiểu biết kĩ càng để xâydựng một quy trình nhập khẩu mang lại hiệu quả, góp phần xây dựng doanh nghiệpbền vững

Quy trình nhập khẩu hàng hóa bao gôm các bước lập kế hoạch, kí kết hợpđồng, thực hiện hợp đồng và thanh lý hợp đồng Trong đó cần chú trọng cách làm

hồ sơ nhập khẩu, khai báo Hải quan, cách tính các khoản thuế và quy trình làm thủtục hải quan nhập khẩu Đồng thời hoạt động nhập khẩu chịu nhiều sự tác động củacác yếu tố khác nhau, cần hiểu rõ các tác động và yếu tố đó để có sự tính toán điềuchỉnh phù hợp với tình hình hiện tại của doanh nghiệp

Chương 1 đã trình bày đầy đủ về mặt lý thuyết quy trình nhập khẩu hàng hóa.Tuy nhiên để nắm được quy trình nhập khẩu hàng hóa thực tế được thực hiện nhưthế nào, từng bước gặp phải những khó khăn gì chúng ta sẽ tìm hiểu kĩ hơn trongchương 2 Thực trạng quy trình nhập khẩu hàng hóa của công ty TNHH thương mại

và xuất nhập khẩu Bella Việt Nam

20

Trang 30

Chương 2: THỰC TRẠNG QUY TRÌNH NHẬP KHẨU HÀNG HÓA

VÀ THIẾT BỊ CỦA CÔNG TY TRONG NHỮNG NĂM QUA

2.1 Tổng quan chung về Công ty TNHH Thương mại và xuất nhập khẩu Bella Việt Nam

2.1.1 Thông tin chung

Tên công ty: CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VÀ XUẤT NHẬP KHẨUBELLA VIỆT NAM

Chủ sở hữu: Nguyễn Ngọc Hiền

Mã số thuế: 0105926214

Địa Chỉ: 281 Lê Duẩn, Phường Nguyễn Du, Quận Hai Bà Trưng, Thành phố

Hà Nội, Việt Nam

Điện thoại: 02433865678

Ngày hoạt động: 25/06/2012

Quản lý bởi: Chi cục thuế quận Hai Bà Trưng

2.1.2 Lịch Sử Hình Thành và phát triển

Công Ty TNHH Thương mại và xuất nhập khẩu Bella Việt Nam được thành lập

vào năm 2012, là công ty cổ phần hoạt động trong lĩnh vực mua bán hàng hóa xuấtnhập khẩu Trong những bước đi đầu tiên , công ty đã gặp phải rất nhiều khó khăn

và thách thức nhưng sau gần 9 năm hoạt động và phát triển trong ngành, cùng với

sự tìm hiểu thị trường kết hợp với các chiến lược kinh doanh, công ty đã tạo đượcniềm tin với khách hàng Công ty TNHH Thương mại và xuất nhập khẩu Bella ViệtNam đang từng bước khẳng định tên tuổi của mình, đi vào quỹ đạo và mở rộng thịtrường của mình

2.1.3 Chức năng, mục tiêu và nhiệm vụ

2.1.3.1 Chức năng

Hiện tại công ty chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực mua bán vật liệu côngtrường, linh kiện điện tử cho điện thoại di động, máy tính, máy móc, thiết bị phụtùng máy nông nghiệp, vật liệu xây dựng và một số hàng khác Sau khi nhập hànghóa và linh kiện, công ty sẽ tiến hành bán buôn đến các cửa hàng và doanh nghiệp

tư nhân khác Các đối tác của công ty rất đa dạng và phong phú, có thể là doanhnghiệp lớn, đối tác nhỏ và vừa, các doanh nghiệp nhà nước

Trang 31

Công ty cũng đặc biệt chú trọng đến việc phát triển nguồn nhân lực Các cán

bộ của công ty đều được đào tạo chính quy tại các trường đại học trong và ngoàinước Năm 2018, công ty đã mở rộng thêm số lượng mặt hàng nhập khẩu, khốilượng cũng như chủng loại ngày càng đa dạng Trong 10 năm tới, công ty địnhhướng sẽ tiếp tục mở rộng thị trường Với lòng quyết tâm và sự nỗ lực không ngừngcủa Tổng giám đốc, Ban điều hành và toàn thể cán bộ - nhân viên, công ty sẽ tiếptục thay đổi và hoàn thiện để vươn lên trở thành một trong những doanh nghiệphàng đầu cả nước trong các lĩnh vực mà mình kinh doanh

2.1.3.2 Mục Tiêu

Công ty có mục tiêu trở thành công ty đặt hàng hàng đầu Việt Nam Tối ưudịch vụ, đào tạo, nâng cao kỹ năng nhân viên để phục vụ khách hàng tốt nhất Công

ty luôn tự đặt ra cho mình những mục tiêu như:

- Đề xuất nhiều chiến lược dài hạn nhằm hoện thiện quy trình nhập khẩu của mình

- Tìm kiếm các đối tác trong và ngoài nước, thực hiện hợp tác kinh doanhtrong lĩnh vực dịch vụ đại lý, ủy thác giao nhận và vận chuyển hàng hóa nhập khẩu vàkinh doanh các mặt hàng

- Tạo uy tín, lòng tin nơi khách hàng nhằm xây dựng thương hiệu dịch vụ có chất lượng

- Giảm những chi phí thất thoát đến mức tối thiểu để có mức giá cạnh tranh nhằm tăng lợi nhuận

2.1.3.3 Nhiệm vụ

- Giữ vững và xây dựng nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn, tăng cườngđầu tư về điều kiện vật chất, công nghệ nhằm tạo nền tảng phát triển vững chắc và lâu dàicho doanh nghiệp

- Thúc đẩy chiến lược marketing tìm kiếm nhu cầu liên quan đến nhập khẩu từcác khách hàng truyền thống và khách hàng tiềm năng để vạch ra phương án làm thỏamãn nhu cầu của khách hàng

- Thực hiện đầy đủ quyền và nghĩa vụ đối với Đảng và Nhà nước Kinh doanh theo nghành nghề đã đăng ký, đúng mục đích thành lập doanh nghiệp

- Đào tạo, chăm lo, bồi dưỡng và thực hiện được đầy đủ chế độ, các chính sáchcủa Nhà Nước đối với công nhân viên như: thưởng, phạt, các chính sách

đãi ngộ, phúc lợi,…Tổ chức chăm lo cho đời sống và không ngừng nâng caotrình độ văn hóa và nghề nghiệp của các cán bộ công nhân viên trong doanhnghiệp

22

Trang 32

2.1.3.4 Cơ cấu tổ chức và chức năng của các phòng ban trong công ty:

Phòng kiểm soát chất lượng

Hình 2.1: Cơ cấu tổ chức và chức năng của các phòng ban trong công ty

Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban:

Là người đại diện pháp nhân của công ty trước pháp luật, chịu trách nhiệm vềtổn thất và những rủi ro của công ty Được quyền quyết định và ủy quyền mọi hoạtđộng sản xuất kinh doanh của công ty, đưa ra các chính sách đối nội, đối ngoại.Trực tiếp quan hệ, giao dịch và ký kết hợp đồng với khách hàng, trực tiếp xây dựng

và tổ chức thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh dịch vụ dài hạn và ngắn hạn

Phòng hành chính nhân sự:

Kiểm soát và duy trì hoạt động nhân sự và các vấn đề liên quan đến thủ tục,quy chế, hoạt động của nhân sự công ty Tổ chức nhân sự, quản lý sắp xếp,đào tạocán bộ công nhân viên Quản lý tiền lương, tiền thưởng, các chế độ chính sách nhưBHXH, BHYT

Phòng kế toán:

Tập trung vận hành các công đoạn liên quan đến tài chính, công nợ, thanhtoán, lương Theo dõi và cân đối nguồn vốn, hoạch toán cho bộ phận kinh doanh,quản lý các hoạt động thu chi từ kết quả hoạt động sản xuất và cung ứng dịch vụgiao nhận vận tải, lập bản báo cáo tài chính của từng thời kì trình giám đốc

Kiểm soát vấn đề kho vận, nhập, xuất hàng hóa, cân đo, đóng kiện

Trang 33

Phòng kiểm soát chất lượng:

Theo dõi các vấn đề liên quan đến việc thực thi quy định công ty, xác thực vàgiải quyết các vấn đề phát sinh, khiếu nại làm ảnh hưởng đến dịch vụ của công tyhoặc gây hiểu lầm, xích mích, giữa các cá nhân, phòng ban

Phòng kinh doanh:

Nhân viên phòng Kinh doanh tiến hành nghiên cứu thị trường, thu thập thôngtin, số liệu về thị trường, so sánh, phân tích những số liệu đó và rút ra kết luận Dựatrên những kết luận này, phòng Kinh doanh sẽ tiến hành lập kế hoạch nhập khẩu,trình ban quản lý công ty ký duyệt Nội dung thông tin cần thu thập gồm:

Tình hình cung- cầu hàng hóa trên thị trường, từ đó xác định được tình hìnhcạnh tranh cũng như cơ hội tại thị trường đang nghiên cứu

Giá cả hàng hóa, báo giá từ đối tác: đây là việc làm hàng đầu vì nó ảnh hưởnglớn đến sự sống còn của công ty

Ngoài ra còn nghiên cứu một số yếu tố khác liên quan đến hoạt động kinhdoanh của công ty trên thị trường như pháp luật, chính sách kinh tế, thuế nhậpkhẩu…

Cung cấp thông tin, dịch thuật tài liệu, phiên dịch cho ban lãnh đạo Theo dõi,đôn đốc tiến độ thực hiện của các phòng ban, phân xưởng đảm bảo sản xuất sảnphẩm đúng thời hạn hợp đồng với khách hàng và kịp thời đề xuất những phương ánsản xuất hiệu quả nhất đồng thời lập và phân bổ kế hoạch kinh doanh hàng năm choCông ty

2.1.4 Cơ sở hạ tầng, vật chất, kĩ thuật của công ty

Đối với thiết bị văn phòng, công ty mua đầy đủ theo nhu cầu công việc Do đó,

ở mỗi phòng ban, cho mỗi vị trí nhân viên đều có điện thoại và máy tính để bànriêng Riêng phòng Giám Đốc và phòng Kinh Doanh Xuất Nhập Khẩu được trang bịthêm máy in và máy Fax để phục vụ cho công việc được thuận tiện (nhận và gửi hồ

sơ xuất nhập khẩu, làm các thủ tục liên quan đến nghệp vụ xuất nhập khẩu ) Cơ sở

hạ tầng đáp ứng đủ điều kiện cho nhân viên làm việc trong môi trường tốt nhất, antoàn và thuận tiện

24

Trang 34

2.2 Thực trạng hoạt động kinh doanh của công ty giai đoạn 2016 -2020:

2.2.1 Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty TNHH thương mại và xuất

nhập khẩu Bella Việt Nam

Dưới đây là bảng đánh giá khái quát hoạt động kinh doanh của Công ty TNHHThương mại và xuất nhập khẩu Bella Việt Nam trong giai đoạn bốn năm gần đây, từnăm 2016-2020

Bảng 2.1: Bảng đánh giá khái quát kết quả hoạt động kinh doanh của

công ty giai đoạn 2016-2020

Trang 35

Nguồn: Phòng kế toán

Thông qua bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty trong giaiđoạn 2016- 2020, ta thấy doanh thu và lợi nhuận của công ty trong giai đoạn này có

xu hướng tiến triển tốt qua các năm

Từ năm 2016 đến 2018, TNHH Thương mại và xuất nhập khẩu Bella ViệtNam đã đẩy mạnh việc tìm kiếm khách hàng mới, công ty đã lý kết hợp đồng và trởthành đối tác thường xuyên của rất nhiều công ty lớn về lĩnh vực mua bán xuất khẩuhàng hóa Năm 2017, doanh thu tăng 631 triệu, tăng 0.8% so với năm 2016 Doanhthu tăng kéo theo sự tăng trưởng của lợi nhuận sau thuế Lợi nhuận sau thuế năm

2015 tăng 35 triệu, bằng 3.1% lợi nhuận sau thuế năm 2014

Năm 2018, doanh thu tăng 866 triệu, tăng 1.1 % so với năm 2017 Doanh thutăng kéo theo sự tăng trưởng của lợi nhuận sau thuế Lợi nhuận sau thuế năm 2018tăng 42 triệu bằng 3.6% lợi nhuận sau thuế năm 2015

Năm 2019, doanh thu tăng 1,384 triệu, tăng 1.8% so với năm 2018 Doanh thutăng kéo theo sự tăng trưởng của lợi nhuận sau thuế Lợi nhuận sau thuế năm 2019tăng 49 triệu bằng 4.1 % lợi nhuận sau thuế năm 2018

Năm 2020, doanh thu tăng 1,411 triệu, tăng 1.8% so với năm 2019 Doanh thutăng kéo theo sự tăng trưởng của lợi nhuận sau thuế Lợi nhuận sau thuế năm 2019tăng 68 triệu bằng 5.4 % lợi nhuận sau thuế năm 2019

Nợ phải trả của công ty có tăng từ năm 2016 đến 2018, nhưng từ đến năm

2019 đến nay nợ phải trả của công ty đã giảm ( năm 2019, giảm 0.5% so với năm

2018, năm 2020 giảm 2.2% so với năm 2019)

Doanh thu tăng , chi phí giảm, khiếm cho lợi nhuận tăng đều qua các năm.Năm 2017 tăng 3.1% so với năm 2016, năm 2018 tăng 3.6% so với năm 2017, năm

2019 tăng 4.1% so với năm 2018, năm 2020 tăng 5.4% so với năm 2019 Điều nàycho thấy phương án kinh doanh của công ty lựa chọn khá tốt, biết tận dụng cơ hộivới những khách hàng đầy tiềm năng trên thị trường, cố gắng hoàn thiện dịch vụ vàmặt hàng, đáp ứng tốt nhu cầu thị trường và khách hàng

26

Trang 36

Bảng 2.2: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty TNHH Thương

mại và xuất nhập khẩu Bella Việt Nam 2017 – 2019

bán hàng và cung

ứng dịch vụ 3.775.107 19,54 3.211.662 18,94 3.381.579 18,61Chi phí bán hàng và

quản lý kinh doanh 3.251.365 16,82 2.902.321 16,71 2.942.899 16,20Lợi nhuận thuần

ty chiếm hơn 80% tổng doanh thu, con số này thay đổi tương đối đều trong giaiđoạn nghiên cứu Năm 2017, giá vốn hàng hóa đạt 15.548.351 nghìn VNĐ chiếm80,46% doanh thu thuần; năm 2018 giảm 8,97% so với năm 2017 và chiếm 82,05%

Ngày đăng: 07/11/2021, 16:08

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 2.1: Cơ cấu tổ chức và chức năng của các phòng ban trong công ty - Hoàn thiện quy trình nhập khẩu hàng hóa tại công ty TNHH thương mại và xuất nhập khẩu bella việt nam
Hình 2.1 Cơ cấu tổ chức và chức năng của các phòng ban trong công ty (Trang 33)
Bảng 2.1: Bảng đánh giá khái quát kết quả hoạt động kinh doanh của công ty giai đoạn 2016-2020 - Hoàn thiện quy trình nhập khẩu hàng hóa tại công ty TNHH thương mại và xuất nhập khẩu bella việt nam
Bảng 2.1 Bảng đánh giá khái quát kết quả hoạt động kinh doanh của công ty giai đoạn 2016-2020 (Trang 35)
Dưới đây là bảng đánh giá khái quát hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH Thương mại và xuất nhập khẩu Bella Việt Nam trong giai đoạn bốn năm gần đây, từ năm 2016-2020 - Hoàn thiện quy trình nhập khẩu hàng hóa tại công ty TNHH thương mại và xuất nhập khẩu bella việt nam
i đây là bảng đánh giá khái quát hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH Thương mại và xuất nhập khẩu Bella Việt Nam trong giai đoạn bốn năm gần đây, từ năm 2016-2020 (Trang 35)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w