1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Dịch vụ giao nhận hàng hóa bằng đường biển tại công ty cổ phần vinalines logistics việt nam

86 2 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 86
Dung lượng 284,44 KB

Nội dung

DANH MỤC BẢNG BIỂUBảng 1.4.1a: Thống kê giao nhận của Cosco trên toàn thế giới 24Bảng 1.4.1b: Doanh thu dịch vụ giao nhận hàng hóabằng đương biển của 25Công ty TNHH Cosco Shipping Lines

Trang 1

BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ HỌC VIỆN CHÍNH SÁCH VÀ PHÁT TRIỂN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

Đề tài:

DỊCH VỤ GIAO NHẬN HÀNG HÓA BẰNG ĐƯỜNG BIỂN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN VINALINES

LOGISTICS VIỆT NAM

Giáo viên hướng dẫn : ThS Phan Thị Thanh Huyền Sinh viên thực hiện : Đỗ Thị Diệp

Trang 2

LỜI CAM ĐOAN

Em xin cam đoan đề tài: “Dịch vụ giao nhận hàng hóa bằng đường biển tạiCông ty cổ phần Vinalines Logistics Việt Nam” được tiến hành công khai với các sốliệu, kết quả trình bày trong bài khóa luận là hoàn toàn trung thực, nếu sai em xinchịu hoàn toàn trách nhiệm và chịu mọi kỷ luật của khoa và nhà trường đề ra Bêncạnh đó, dựa vào sự cố gắng và nỗ lực của bản thân và sự hướng dẫn nhiệt tình củaThạc sĩ Phan Thị Thanh Huyền

Hà Nội, ngày 29 tháng 06 năm 2021

Đỗ Thị Diệp

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Lời cảm ơn đầu tiên em xin gửi đến quý thầy cô khoa Kinh tế quốc tế đã tậntâm giảng dạy và truyền đạt những kiến thức, kinh nghiệm quý báu cho em Đặcbiệt, em xin cảm ơn cô Thạc sĩ Phan Thị Thanh Huyền, người đã tận tình hướng dẫn

em hoàn thành bài khóa luận này

Khoảng thời gian được thực tập tại Công ty cổ phần Vinalines Logistics ViệtNam là cơ hội cho em tổng hợp và hệ thống lại những kiến thức đã học, đồng thờikết hợp với thực tế để nâng cao kiến thức chuyên môn cho bản thân Tuy thời gianngắn thực tập tại công ty, nhưng qua quá trình thực tập, em đã tiếp thu rất nhiềukiến thức thực tế Từ chỗ còn bỡ ngỡ cho đến thiếu kinh nghiệm, em đã gặp phải rấtnhiều khó khăn nhưng với sự giúp đỡ tận tình của quý thầy cô khoa Kinh tế quốc tế

và sự nhiệt tình của các cô chú, anh chị trong Công ty cổ phần Vinalines LogisticsViệt Nam đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho em tiếp cận thực tế và nắm bắt quytrình công nghệ, giúp em có được những kinh nghiệm quý báu để hoàn thành tốt bàikhóa luận tốt nghiệp này

Do chưa có nhiều kinh nghiệm và kiến thức còn hạn chế nên bài khóa luận tốtnghiệp sẽ không thể tránh khỏi những thiếu sót Em rất mong nhận được sự chỉ dẫn,góp ý của thầy cô và các anh/chị trong Công ty, để em rút kinh nhiệm và hoàn thànhtốt hơn

Em xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, ngày 29 tháng 06 năm

2021

Sinh viên

Đỗ Thị Diệp

Trang 4

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN i

LỜI CẢM ƠN ii

MỤC LỤC iii

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT v

DANH MỤC BẢNG BIỂU vi

DANH MỤC BIỂU ĐỒ vii

DANH MỤC SƠ ĐỒ vii

LỜI MỞ ĐẦU 1

Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN DỊCH VỤ GIAO NHẬN HÀNG HÓA BẰNG ĐƯỜNG BIỂN 4

1.1 Khái quát chung về dịch vụ giao nhận hàng hóa bằng đường biển 4

1.1.1 Khái niệm 4

1.1.2 Đặc điểm 7

1.1.3 Phạm vi và vai trò của dịch vụ giao nhận hàng hóa bằng đường biển 9

1.1.4 Quyền hạn, nghĩa vụ và trách nhiệm của người giao nhận hàng hóa bằng đường biển

13 1.2 Phân loại dịch vụ giao nhận hàng hóa bằng đường biển 15

1.2.1 Dịch vụ giao nhận hàng nguyên container và hàng lẻ

15 1.2.2 Dịch vụ cho thuê kho bãi

17 1.2.3 Dịch vụ khai báo hải quan

19 1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến dịch vụ giao nhận hàng hóa bằng đường biển 20 1.3.1 Nhân tố bên trong

20 1.3.2 Nhân tố bên ngoài

21 1.4 Bài học kinh nghiệm các công ty cung cấp dịch vụ giao nhận hàng hóa bằng đường biển 24

1.4.1 Công ty TNHH Cosco Shippinng Lines

24

Trang 5

26

Chương 2 THỰC TRẠNG DỊCH VỤ GIAO NHẬN HÀNG HÓA BẰNG

ĐƯỜNG BIỂN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN VINALINES LOGISTICS

VIỆT NAM 31 2.1 Giới thiệu chung Công ty cổ phần Vinalines Logistics Việt Nam 31

Trang 6

2.2 Tình hình kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng hóa bằng đường biển tại Công ty cổ phần Vinalines Logistics Việt Nam 39

2.2.1 Dịch vụ giao nhận hàng nguyên container và hàng lẻ

2.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến dịch vụ giao nhận hàng hóa bằng đường biển tại Công ty cổ phần Vinalines Logistics Việt Nam 48

2.3.1 Nhân tố bên trong

2.4 Đánh giá chung về dịch vụ giao nhận hàng hóa bằng đường biển tại

Công ty cổ phần Vinalines Logistics Việt Nam 54

Trang 7

iv

Trang 8

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT STT Từ viết tắt Tên tiếng Anh Tên tiếng Việt

1 B/L Bill of Lading Vận đơn đường

biển

2 C/O Certificate of Origin Giấy chứng

nhận xuất xứFull Container Load Vận chuyển

7 ICD Inland Clearance Cảng thông

Deport quan nội địaInternational Tổ chức Quốc

8 ISO Organization for tế về Tiêu

Standardization chuẩn hóaLess Container Vận chuyển

gomMultimodal Người kinh

10 MTO Transport Operator doanh vận tải

đa phương thức

Equivalent Unit đương 20 foot

hữu hạn

13 WTO World Trade Tổ chức thương

Trang 9

14 XNK Xuất nhập khẩu

v

Trang 10

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 1.4.1a: Thống kê giao nhận của Cosco trên toàn thế giới 24Bảng 1.4.1b: Doanh thu dịch vụ giao nhận hàng hóabằng đương biển của 25Công ty TNHH Cosco Shipping Lines tại giai đoạn 2016-2020

Bảng 1.4.2a: Thống kê của DHL Logistics trên toàn thế giới 27Bảng 1.4.2b: Doanh thu dịch vụ giao nhận hàng hóa của Công ty TNHH 29DHL Việt Nam trong giai đoạn 2016-2020

Bảng 2.1.4: Kết quả kinh doanh của Công ty cổ phần Vinalines Logistics 37Việt Nam giai đoạn 2016-2020

Bảng 2.2.1a: Bảng giá dịch vụ giao nhận hàng hóa nguyên container và 39hàng lẻ tại Công ty cổ phần Vinalines Logistics Việt Nam

Bảng 2.2.1b: Doanh thu dịch vụ giao nhận hàng nguyên container và hàng 40

lẻ của Công ty cổ phần Vinalines Logistics Việt Nam giai đoạn 2016 –

Bảng 2.2.4: Doanh thu dịch vụ giao nhận hàng hóa bằng đường biển theo 45

cơ cấu mặt hàng của Công ty cổ phần Vinalines Logistics Việt Nam giai

đoạn 2016-2020

Bảng 2.2.5: Doanh thu dịch vụ giao nhận theo cơ cấu khách hàng của 47Công ty cổ phần Vinalines Logistics Việt Nam

Trang 11

DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 2.1.4: Kết quả kinh doanh của Công ty cổ phần Vinalines 38Logistics Việt Nam giai đoạn 2016-2020

DANH MỤC SƠ ĐỒ

Sơ đồ 2.1.2: Cơ cấu bộ máy tổ chức Công ty Cổ phần Vinalines 32Logistics Việt Nam

Trang 12

LỜI MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Chặng đường hơn 30 năm Đổi mới và hội nhập quốc tế của Việt Nam (tính từnăm 1986 đến nay), có thể nói, vừa là chặng đường nhiều thử thách vì nó đòi hỏinhững nỗ lực không ngừng nghỉ của Đảng và Nhà nước, vừa là chặng đường quantrọng để phát triển nhận thức của Đảng về một Việt Nam hội nhập ngày một sâu sắc

và toàn diện Trong vòng 30 năm hội nhập, tốc độ tăng trưởng bình quân của ViệtNam mỗi năm đạt gần 7%, cao hơn so với mức trung bình của thế giới Tính đến hếtnăm 2020, Việt Nam đã thu hút được hơn 334 tỷ USD vốn đầu tư trực tiếp nướcngoài (FDI), tổng vốn giải ngân thực tế là 184 tỷ USD Một minh chứng nữa chothấy Việt Nam đã và đang chủ trương chủ động hội nhập, tự do hóa thương mạitrong khu vực và trên thế giới đó chính là Việt Nam đã thiết lập các mối quan hệ đốitác chiến lược và đối tác toàn diện với các quốc gia, có cả những cường quốc hàngđầu ở Châu Á – Thái Bình Dương, các nước ASEAN đã ký kết, thực thi và đangtiếp tục đàm phán các Hiệp định thương mại tự do (FTA)

Kể từ khi Việt Nam thực hiện mở cửa hội nhập kinh tế với tất cả các nước trênthế giới, nền kinh tế Việt Nam đã có những bước phát triển vượt bậc, từng bước hộinhập, hòa mình với nền kinh tế trong khu vực và thế giới Đứng trước nhiều cơ hộiphát triển, ngành kinh doanh dịch vụ Logistics là một trong những triển vọng pháttriển kinh tế mang lại kết quả tích cực cho đất nước Với nền kinh tế phát triển, dịch

vụ vận tải đa phương thức đã trở thành một ngành dịch vụ tích hợp nhiều hoạt động

có giá trị gia tăng cao, đem lại lợi ích kinh tế lớn, Việt Nam với môi trường kinhdoanh thuận lợi, cơ hội phát triển cao hứa hẹn phát triển mạnh thị trường dịch vụtrong thời gian tới Phát triển logistics ở các nước có thu nhập thấp và trung bình cóthể thúc đẩy thương mại tăng trưởng và đem lại lợi ích cho cả doanh nghiệp vàngười tiêu dùng với giá rẻ hơn và chất lượng dịch vụ đảm bảo Thống kê từ Báo cáoLogistics Việt Nam 2020, thị trường logistics đạt trung bình khoảng 8 nghìn tỷUSD/năm trong hai năm gần đây, tương đương khoảng 11% GDP thế giới Năm

2020, giá trị thị trường ước đạt khoảng 9 nghìn tỷ USD, trong đó 4 công ty logisticslớn nhất thế giới là Ceva Logistics, DHL, FedEx, và UPS chiếm 15% tổng doanhthu toàn cầu Trong khi đó, tại Việt Nam hiện nay có đến khoảng 4000 doanhnghiệp cung cấp dịch vụ logistics như dịch vụ giao nhận vận tải, kho bãi, bốc dỡ,đại lý vận tải, đại lý giao nhận, dịch vụ logistics,…chủ yếu tập trung tại khu vựcTP.HCM và Hà Nội Trong những năm gần đây, dịch vụ giao nhận hàng hóa nóichung và dịch vụ giao nhận hàng hóa bằng đường biển nói riêng phát triển mạnh mẽ

và do quy mô hoạt động xuất nhập khẩu tăng lên nhanh chóng Tuy nhiên vấn đề

Trang 13

dịch vụ giao nhận hàng hóa giữa các quốc gia vốn không đơn giản như giao nhậnhàng hóa nội địa, bản thân nó là cả một quy trình, một chuỗi hoạt động nghiệp vụgắn kết với nhau, người làm dịch vụ giao nhận hàng hóa giữ vai trò quan trọng trongvận tải và buôn bán quốc tế Dịch vụ vận giao nhận hàng hóa bằng đường biển làmột trong những phương tiện vận chuyển thuận tiện nhất với số lượng hàng hóa vậnchuyển lớn cũng như chi phí thấp so với các phương tiện khác.

Là một trong những doanh nghiệp tham gia vào thị trường này, Công ty cổphần Vinalines Logistics Việt Nam cũng rất quan tâm đến việc làm thế nào để nângcao hiệu quả dịch vụ giao nhận hàng hóa bằng đường biển, tiết kiệm chi phí và hạnchế rủi ro trong quá trình doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ giao nhận, đặc biệt làđối với hoạt động kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng hoá bằng đường biển.Vinalines Logistics là một trong những thành viên của Tổng công ty Hàng hải ViệtNam ra đời nhằm đáp ứng một cách toàn diện các chiến lược phát triển dịch vụlogistics của Công ty mẹ trên phạm vi trong và ngoài nước Vinalines Logisticsđang tiến hành đầu tư vào ngành công nghiệp logistics để mở rộng dịch vụ vận tải

đa phương thức với tiềm năng phát triển cao Một trong những dịch vụ góp phầnxây dựng cho hoạt động logistics của Vinalines phát triển mạnh mẽ đặc biệt là dịch

vụ giao nhận hàng hóa bằng đường biển tại Việt Nam chiếm hơn 50 % doanh thucủa Công ty Trên thực tế, dịch vụ giao nhận hàng hóa bằng đường biển tại Công ty

cổ phần Vinalines chiếm tỷ trọng cao, tuy nhiên hiện nay vẫn đang đối diện với cơhội phát triển lớn nên cần tìm ra giải pháp kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng hóabằng đường biển Do đó, em nhận thức được tầm quan trọng của dịch vụ giao nhậnhàng hóa bằng đường biển nên em đã chọn đề tài: “Dịch vụ giao nhận hàng hóabằng đường biển tại Công ty cổ phần Vinalines Logistics Việt Nam” làm bài khóaluận tốt nghiệp

2 Mục tiêu nghiên cứu

Bài khóa luận nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn dịch vụ giao nhận hànghóa bằng đường biển bên cạnh đó sẽ phân tích thực trạng dịch vụ giao nhận hànghóa và các nhân tố ảnh hưởng đến dịch vụ giao nhận hàng hóa bằng đường biển tạiCông ty cổ phần Vinalines Logistics Việt Nam Từ đó, đề xuất một số giải phápnhằm thúc đẩy dịch vụ giao nhận hàng hóa bằng đường biển tại Công ty cổ phầnVinalines Logistics Việt Nam

3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: Dịch vụ giao nhận hàng hóa bằng đường biển tại Công

ty cổ phần Vinalines Logistics Việt Nam

Phạm vi nghiên cứu:

Trang 14

+ Phạm vi không gian: Tại Công ty cổ phần Vinalines Logistics Việt Nam.+ Phạm vi thời gian: Nghiên cứu trong giai đoạn năm 2016-2020 tại Công ty

cổ phần Vinalines Logistics Việt Nam

4 Phương pháp nghiên cứu

Khóa luận sử dụng các phương pháp thống kê phân tích, phương pháp so sánhlàm phương pháp luận căn bản cho việc nghiên cứu

Phương pháp thống kê phân tích dùng để phân tích số liệu về khối lượng hànghóa xuất khẩu, nhập khẩu, cơ cấu mặt hàng xuất khẩu, nhập khẩu, cơ cấu thị trườnggiao nhận xuất khẩu, nhập khẩu và các trường hợp phát sinh trong giao nhận hànghóa xuất nhập khẩu bằng đường biển

Phương pháp so sánh dùng để xác định biến động giữa các chỉ tiêu phân tíchnhư khối lượng giao nhận, cơ cấu mặt hàng giao nhận và cơ cấu thị trường cung cấpdịch vụ giao nhận bằng đường biển qua các năm Bên cạnh đó, kết hợp với nghiêncứu thực nghiệm, quan sát và đối chiếu lý và còn thu thập thông tin từ các báo, tạpchí hàng hải Việt Nam và Internet Các nguồn này sẽ được ghi cụ thể trong mục tàiliệu tham khảo cuối của khóa luận

5 Kết cấu của đề tài

Ngoài phần mở đầu và kết luận, khóa luận được kết cấu gồm các chương sau:Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn dịch vụ giao nhận hàng hóa bằng đường biểnChương 2: Thực trạng dịch vụ giao nhận hàng hóa bằng đường biển tại Công ty cổphần Vinalines Logistics Việt Nam

Chương 3: Giải pháp thúc đẩy dịch vụ giao nhận hàng hóa bằng đường biển tạiCông ty cổ phần Vinalines Logistics Việt Nam

Trang 15

Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN DỊCH VỤ GIAO NHẬN

HÀNG HÓA BẰNG ĐƯỜNG BIỂN 1.1 Khái quát chung về dịch vụ giao nhận hàng hóa bằng đường biển

1.1.1 Khái niệm

1.1.1.1 Khái niệm dịch vụ giao nhận hàng hóa

Đặc điểm của buôn bán quốc tế là người mua và người bán ở những nước khácnhau Sau khi hợp đồng mua bán được ký kết người bán thực hiện việc giao hàngtức là hàng hóa được vận chuyển từ người bán sang người mua Để cho quá trìnhvận chuyển đó bắt đầu được, tức là hàng hóa đến tay người mua, cần phải thực hiệnhàng loạt các công việc khác liên quan đến quá trình chuyên chở bao bì, đóng gói,lưu kho, đưa hàng ra cảng, làm các thủ tục gửi hàng, xếp hàng lên tàu, vận tàu hànghóa đến cảng đích, dỡ hàng ra khỏi tàu và giao cho người nhận hàng Những côngviệc đó được gọi là giao nhận vận tải hàng hóa (hay còn gọi tắt là giao nhận)

Theo “Quy tắc mẫu của Liên đoàn các hiệp hội giao nhận quốc tế - FIATA(Federation Internationale de Associations de Transitaries et Assimilaimes) về dịch

vụ giao nhận”: Dịch vụ giao nhận là bất kỳ loại dịch vụ nào liên quan quan đến vậnchuyển, gom hàng, lưu kho, bốc xếp, đóng gói hay phân phối hàng hóa cũng nhưcác dịch vụ tư vấn hay có liên quan đến các dịch vụ trên, kể cả các vấn đề hải quan,tài chính, mua bảo hiểm, thanh toán, thu thập chứng từ liên quan đến hàng hóa.Theo Điều 233, Luật Thương Mại (2019), dịch vụ giao nhận được định nghĩalà: Họat động thương mại, theo đó thương nhân tổ chức thực hiện một hoặc nhiềucông việc bao gồm nhận hàng, vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm thủ tục hải quan,các thủ tục giấy tờ khác, tư vấn khách hàng, đóng gói bao bì, ghi ký mã hiệu, giaohàng hoặc các dịch vụ khác có liên quan đến hàng hoá theo thoả thuận với kháchhàng để hưởng thù lao

Theo Điều 3, Nghị định số 140/2007/NĐ-CP (2007), Thương nhân kinh doanhdịch vụ giao nhận được định nghĩa là: Thương nhân tổ chức thực hiện dịch vụ giaonhận cho khách hàng bằng cách tự mình thực hiện hoặc thuê lại thương nhân khácthực hiện một hoặc nhiều công đoạn của dịch vụ đó

Vậy thực chất, giao nhận (freight forwarding) là một quá trình thương mại,theo đó người làm dịch vụ giao nhận sẽ làm nhiệm vụ vận chuyển hàng hóa từ nơigửi hàng đến nơi nhận hàng Trong đó, người giao nhận (freight forwarder) sẽ thựchiện các nghiệp vụ, thủ tục, giấy tờ liên quan như: Ký hợp đồng vận chuyển với chủhàng, ký hợp đồng đối ứng với người vận tải, gom hàng, đóng gói, vận chuyển, bốcxếp, lưu kho, lưu bãi,… theo sự ủy thác của chủ hàng Doanh nghiệp giao nhận là

Trang 16

gồm hai loại: Doanh nghiệp giao nhận vận tải hàng hóa trong nước, khi các hoạtđộng của doanh nghiệp chỉ diễn ra trên và trong phạm vi lãnh thổ đất nước, còndoanh nghiệp giao nhận vận tải hàng hóa quốc tế khi các hoạt động của doanhnghiệp có những phần việc diễn ra ngoài lãnh thổ đất nước Sản phẩm của doanhnghiệp giao nhận chính là các dịch vụ trong giao nhận (dịch vụ giao nhận hàng hóa)

mà doanh nghiệp giao nhận đóng vai trò người giao nhận (Forwarder, FreightForwarder, Forwarding agent)

Từ các khái niệm trên, có thể nói một cách ngắn gọn, dịch vụ giao nhận hànghóa là tập hợp những nghiệp vụ, thủ tục có liên quan đến quá trình vận tải nhằmthực hiện việc di chuyển hàng hóa từ nơi gửi hàng người gửi hàng đến nơi nhậnhàng (người nhận hàng), các thủ tục giấy tờ khác, tư vấn khách hàng, đóng gói bao

bì, ghi ký mã hiệu, giao hàng hoặc các dịch vụ khác có liên quan đến hàng hoá theothoả thuận với khách hàng để hưởng thù lao

1.1.1.2 Khái niệm dịch vụ giao nhận hàng hóa bằng đường biển

Căn cứ theo quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều 28 Luật Thương mại 2019thì xuất khẩu hàng hóa và nhập khẩu hàng hóa là: Xuất khẩu hàng hóa là việc hànghóa được đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc đưa vào khu vực đặc biệt nằm trênlãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật.Nhập khẩu hàng hóa là việc hàng hóa được đưa vào lãnh thổ Việt Nam từ nướcngoài hoặc từ khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hảiquan riêng theo quy định của pháp luật

Theo tiêu chuẩn ISO 668:1995: "Container là một công cụ vận tải có đặc tínhbền vững và đủ độ chắc chắn phù hợp với công việc sử dụng lại Thường được thiết

kế lắp đặt các thiết bị xếp dỡ khi xếp hàng, đặc biệt chuyển từ một phương tiện nàysang phương thức vận tải khác mà không phải dỡ và đóng lại dọc đường Container

có thể tích bên trong bằng hoặc hơn 1m3 (35,3 ft khối)" Vận tải container đườngbiển là hình thức vận chuyển container hàng hóa sử dụng phương tiện và cơ sở hạtầng đường biển để phục vụ cho mục đích vận chuyển Phương tiện thường dùng sẽ

là các tàu thuyền và phương tiện xếp, tháo dỡ hàng hóa như xe cần cẩu,…Cơ sở hạtầng để phục vụ cho vận tải đường biển bao gồm các cảng biển, các cảng trungchuyển

Dịch vụ giao nhận hàng hóa bằng đường biển là hoạt động kinh doanh buônbán giữa các quốc gia, sử dụng các container có tính chất được lắp đặt các thiết bịxếp dỡ thuận tiện, đặc biệt khi chuyển từ các phương tiện này sang các phương tiệnkhác mà không cần tháo dỡ Nhằm mục đích vận chuyển, gom hàng, lưu kho, sắpxếp, đóng gói hay phân phối hàng hóa cũng như các dịch vụ phụ trợ và tư vấn có

Trang 17

liên quan đến các dịch vụ trên, bao gồm nhưng không giới hạn ở các vấn đề hảiquan hay tài chính, khai báo hàng hóa cho các mục đích chính thức, mua bảo hiểmhàng hóa và thu tiền hoặc các chứng từ liên quan đến hàng hóa.

Tổng hợp lại khái niệm có thể xây dựng hoàn chỉnh khái niệm: Dịch vụ giaonhận hàng hóa bằng đường biển là dịch vụ kinh doanh buôn bán giữa các quốc gia

Sử dụng container có tính bền vững được lắp đặt các thiết bị xếp dỡ hàng thuận tiện

để vận chuyển hàng hóa trong nội địa hoặc từ quốc gia này sang quốc gia khác bằngviệc sử dụng các phương tiện và cơ sở hạ tầng bằng đường biển Phương tiệnthường dùng sẽ là các tàu thuyền và phương tiện tháo dỡ hàng hóa như xe cần cẩu…

Cơ sở hạ tầng để phục vụ cho vận tải đường biển bao gồm các cảng biển, các cảngtrung chuyển

1.1.1.3 Sự khác nhau nhà cung cấp dịch vụ giao nhận hàng hóa quốc tế và nhà cung cấp dịch vụ giao nhận logistics

“Nhà giao nhận hàng hoá quốc tế” và “Nhà cung cấp dịch vụ giao nhậnlogistics” là hai thuật ngữ quen thuộc trong lĩnh vực giao nhận vận tải hàng hoáquốc tế và phân phối hàng hoá từ nhà sản xuất đến tay người tiêu dùng Ở các nướcphát triển thì hai khái niệm này được phân biệt rất rõ ràng, trong khi đó ở các nướcđang phát triển, trong đó có Việt Nam, dường như có một sự nhầm lẫn rất lớn về haithuật ngữ này

Nhà cung cấp dịch vụ giao nhận hàng hoá quốc tế (IFF):

Đóng vai trò là một nhà vận chuyển (Carrier) nhưng không sở hữu bất kỳphương tiện vận tải nào (NVOCC – Non Vessel Operating Common Carrier) IFF

sử dụng mối quan hệ của mình với các hãng tàu, hãng hàng không, các công ty vậntải nội địa…để mua giá cước vận chuyển sau đó bán lại cho các chủ hàng và hưởngphần chênh lệch Ngoài ra, IFF cũng cung cấp dịch vụ khai thuê hải quan cho hànghoá xuất nhập khẩu của các chủ hàng Như vậy chúng ta có thể thấy, IFF chỉ đơnthuần mua đi bán lại cước vận chuyển và hưởng phần chênh lệch giữa giá mua vàgiá bán Đây là lí do vì sao các chủ hàng sử dụng dịch vụ của các IFF thay vì đặtchỗ trực tiếp với các hãng tàu, hãng hàng không:

- Cước vận tải thấp hơn (IFF có lượng hàng lớn, mối quan hệ tốt hơn chủhàng)

- Dịch vụ khách hàng tốt hơn (chất lượng dịch vụ là một trong những yếu tố quan trọng nhất đối với các IFF)

- Cho khách hàng nợ cước vận chuyển

Trang 18

Theo số liệu của Hiệp hội giao nhận kho vận Việt Nam (VIFFAS) thì hiện nayViệt Nam có hơn 4000 công ty cung cấp dịch vụ giao nhận hàng hoá quốc tế Tuynhiên, tên gọi của các công ty này rất dễ gây ngộ nhận vì thường được gắn liền với

từ Logistics dù họ chỉ đơn thuần cung cấp dịch vụ giao nhận (Forwarding)

Nhà cung cấp dịch vụ logistics (LSP)

Thông thường LSP cung cấp các dịch vụ căn bản của một IFF cộng với cácgiải pháp logistics: Lên kế hoạch, thực thi và kiểm soát dòng lưu chuyển hàng hoá(dòng hàng hoá, dòng chứng từ và dòng thông tin) từ nơi sản xuất đến tay người tiêudùng cuối cùng sao cho tối ưu hoá về mặt thời gian và chi phí

Có thể kể ra một vài giải pháp logistics đang được thực hiện tại thị trường ViệtNam: Quản lí nhà vận chuyển (Carrier Management), Quản lí nhà máy gia công(Vendor Management), Gom hàng cho người mua (Buyer Consolidation), Quản línguyên liệu cho nhà máy (Vendor Managed Inventory – VMI), Giải pháp trung tâmphân phối và vận tải (Distribution Center and Transportation Solution )… Đa số cácthuật ngữ về giải pháp logistics vẫn còn rất xa lạ đối với người Việt Nam, thậm chínhững người tự xưng mình làm trong ngành logistics

Có thể nói thị phần dịch vụ logistics tại Việt Nam, hầu hết các công ty nướcngoài như APL Logistics, Damco, DHL Global Forwarding, Schenker… Để cungcấp các giải pháp logistics hiệu quả, LSP cần có đội ngũ nhân sự chuyên nghiệp,quy trình vận hành hàng hoá chuẩn mực và hệ thống công nghệ thông tin toàn cầu.Điều này vượt quá khả năng của các nhà cung cấp dịch vụ logistics Việt Nam Đó là

lí do tại sao các công ty Việt Nam chỉ có thể tham gia cung cấp giải pháp logisticscho một vài công đoạn đơn giản trong toàn bộ chuỗi logistics hoàn chỉnh

1.1.2 Đặc điểm

Chủ thể của dịch vụ giao nhận vận tải gồm hai bên là Nhà cung cấp dịch vụ vàkhách hàng Trong đó:

- Nhà cung cấp dịch vụ phải là thương nhân có đủ điều kiện kinh doanh dịch

vụ logistics theo quy định của pháp luật

- Khách hàng là những người có hàng hóa cần gửi hoặc cần nhận và có nhucầu sử dụng dịch vụ giao nhận Khách hàng cũng có thể là người vận chuyển hay thậmchí là người làm dịch vụ khác Như vậy, khách hàng có thể là thương nhân hay khôngphải là thương nhân, có thể là chủ sở hữu hàng hóa hoặc không phải là chủ sở hữu hànghóa

- Mang những đặc điểm chung của ngành dịch vụ: Là hàng hóa vô hình,không có tiêu chuẩn đánh giá chất lượng đồng nhất, chất lượng dịch vụ phụ thuộc

Trang 19

vào cảm nhận của người được phục vụ, không tạo ra sản phẩm vật chất và chỉ làmcho đối tượng thay đổi vị trí về mặt không gian mà không tác động về mặt kỹ thuậtlàm thay đổi đối tượng đó.

- Mang tính thụ động: Phụ thuộc vào nhu cầu khách hàng, các quy định của người vận chuyển, các ràng buộc về luật pháp, thể chế chính phủ, tính thời vụ

- Hiệu quả công việc phụ thuộc vào người làm dịch vụ: người làm dịch vụgiao nhận ngoài việc làm thủ tục, môi giới, lưu cước còn tiến hành một chuỗi các dịch vụkhác như gom hàng, chia hàng, bốc xếp,… vì thế công việc có đạt hiệu quả cao haykhông còn phụ thuộc vào kinh nghiệm và trình độ người làm dịch vụ

Giao nhận hàng hóa nói chung và giao nhận hàng bằng đường biển nói riêng là

sẽ chở được cùng lúc rất nhiều hàng hóa và không giới hạn các mặt hàng, giaothông vận tải đường biển cũng dễ dàng hơn so với các hình thức vận chuyển khác.Đấy là những ưu điểm vượt trội của ngành giao nhận hàng hóa bằng đường biển Sựkhác biệt của lĩnh vực giao nhận hàng hóa bằng đường biển được nêu ra dưới đây:

- Có thể di chuyển với khối lượng hàng lớn gấp nhiều lần so với đường bộ, đường hàng không

- Chuyên trở tất cả các loại mặt hàng hóa trên thị trường

- Cước phí vận chuyển rẻ

- Đảm bảo tính an toàn cao bởi ít bị va chạm giữa các tàu hàng

Ngay nay, với sự phát triển mạnh mẽ của ngành khoa học kỹ thuật thì dịchgiao nhận hàng hóa bằng đường biển đã trở nên hoàn thiện hơn và phát triển ngàymột mạnh mẽ hơn Sự hình thành của tất cả các phương tiện vận chuyển ngày mộtđược cải tiến có thể vận chuyển được nhiều hàng hóa hơn, đa dạng về các loại hànghóa chứ không còn hạn hẹp như xưa kia nữa Tất cả các cảng, bến tàu, bãi, bến ngàyđược xây dựng nhiều hơn với cơ cấu hạ tầng vững chắc và đảm bảo an ninh Trangthiết bị đi tàu vận chuyển cũng được trang bị khá đầy đủ và đảm bảo đến tính mạngcủa con người ngày càng được phát triển Tất cả các công tác cứu hộ, cứu nạn trênbiển cũng được chú trọng và được quan tâm nhiều hơn

Hiện ngay, các doanh nghiệp ngày một quan tâm đến ngành giao nhận đườngbiển, chuyển hướng đầu tư vào ngành này khá nhiều Song hành với đó chính là sựphát triển kinh tế cũng như giao thương giữa các nước cũng được mở rộng hơn thúcđẩy nền kinh tế mạnh mẽ của ngành giao nhận đường biển

Trang 20

1.1.3 Phạm vi và vai trò của dịch vụ giao nhận hàng hóa bằng đường biển

1.1.3.1 Phạm vi

Phạm vi của các dịch vụ giao nhận hàng hóa bằng đường biển là nội dung cơbản của dịch vụ giao nhận kho vận Trừ phi bản thân người gửi hàng muốn tham giavào bất kỳ khâu thủ tục, chứng từ nào đó, thông thường người giao nhận thay mặtngười gửi hàng (hoặc người nhận hàng) lo liệu qua trình vận chuyển hàng hóa quacác công đoạn cho đến tay người nhận cuối cùng Người giao nhận có thể làm cácdịch vụ một các trực tiếp hoặc thông qua đại lý và thuê dịch vụ của người thứ 3khác Những dịch vụ mà người giao nhận tiến hành: Chuẩn bị hàng để chuyên chở,

tổ chức chuyên chở hàng hóa trong phạm vi ga cảng, tổ chức xếp dỡ hàng hóa, làm

tư vấn cho chủ hàng giao nhận trong việc chuyên chở hàng hóa, ký kết hơp đồngvận tải với người chuyên chở, thuê tàu, lưu cước,…

Ngoài ra, người giao nhận còn cung cấp các dịch vụ đặc biệt theo yêu cầu củachủ hàng như vận chuyển quần áo may mặc sẵn treo trong các container đến thẳngcác cửa hàng, vận chuyển hàng triển lãm ra nước ngoài Đặc biệt trong những nămgần đây, người giao nhận thường cung cấp dịch vụ vận tải đa phương thức, đóng vaitrò MTO và phát hành cả chứng từ vận tải

1.1.3.2 Vai trò

Trên thế giới người ta coi dịch vụ giao nhận hàng hóa nói chung và dịch vụgiao nhận hàng hóa bằng đường biển nói riêng là một nghề, một ngành công nghiệp,hết sức quan tâm, trau dồi cho trình độ nghề nghiệp giao nhận ngày một nâng cao.Không thể coi nó là một hoạt động như một số người đã nghĩ, cũng không nên táchrời ra khỏi hoạt động mua bán là đối tượng phục vụ sao cho có hiệu quả cao Dịch

vụ giao nhận hàng hóa bằng đường biển đóng vai trò rất quan trọng trong hoạt độngngoại thương nói riêng cũng như nền kinh tế quốc dân nói chung Trước đây, vớinền kinh tế bao cấp thì khái niệm dịch vụ được liệt vào khái niệm của ngành sảnxuất phi vật chất và người ta hoàn toàn loại bỏ dịch vụ ra khỏi hàng hóa Cho đếnkhi nền kinh tế được chuyển sang kinh tế thị trường theo sự quản lý của Nhà nướcthì khái niệm về dịch vụ giao nhận đã dược hiểu một cách đúng nghĩa hơn trong nềnkinh tế Việt Nam

Dịch vụ giao nhận hàng hóa bằng đường biển là yêu cầu tất yếu của trao đổimua bán hàng hóa qua các phương tiện vận chuyển bằng đường biển, nó là mộtkhâu không thể thiếu được trong quá trình lưu thông nhằm đưa hàng hóa từ nơi sảnxuất đến nơi tiêu dùng

Trong kinh doanh quốc tế, dịch vụ giao nhận hàng hóa bằng đường biển càng

có vai trò quan trọng Nó ảnh hưởng tới phạm vi buôn bán, ảnh hưởng tới mặt hàng,

Trang 21

khối lượng hàng hoá và kim ngạch của các quốc gia và các doanh nghiệp Đặc biệttầm quan trọng của hoạt động kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng hóa là phải thôngqua các đại lý của mình hoặc thông qua các dịch vụ giao nhận hàng hóa trên cơ sởhóa đơn thương mại và các giấy tờ liên quan đến hàng hóa, các thủ tục xuất nhậpkhẩu hàng hóa đó Dịch vụ giao nhận hàng hóa bằng đường biển đảm nhận toàn bộkhối lượng công việc kể từ khi nhận hàng cho đến khi giao hàng cho người nhậnhàng Đồng thời dịch vụ này phải chuẩn bị kiểm tra toàn bộ các chứng từ hàng hóa,kiểm tra đối chiếu với các quy định của nó, trên cơ sở đó tham mưu cho khách hàngcác bộ chứng từ hoàn hảo để công việc vận chuyển tiến hành trôi chảy, hàng hóaphải giao nhận đúng với các chứng từ và về thời gian giao hàng cũng đáp ứng đượcvới yêu cầu của khách hàng và đồng thời tiết kiệm chi phí cho khách hàng.

Tóm lại, là một ngành dịch vụ được chuyên môn hóa cao, được tổ chức theoquy mô quốc gia và quốc tế, dịch vụ giao nhận nói chung và dịch vụ giao nhận hànghóa bằng đường biển nói riêng có những ưu thế rõ rệt trong công tác xúc tiến cáchoạt động thương mại quốc tế:

- Nắm rõ các thông tin về thị trường như loại hàng hoá được ưa chuộng, tên tuổi của các nhà xuất khẩu, nhập khẩu

- Thông thạo các yêu cầu về thủ tục, chứng từ, luật lệ, tập quán cũng như các trở ngại thường gặp trong thương mại quốc tế

- Biết rõ ưu thế và bất lợi của các phương tiện vận tải khác nhau về thời gian,

độ an toàn, giá cả

- Có kinh nghiệm trong việc thu xếp bảo hiểm vận tải đối với mọi rủi ro khi

có yêu cầu nhất là trong vận tải biển

- Có ưu thế trong việc thục hiện nhiều dịch vụ khác như gom hàng, phân chiasản phẩm, nghiên cứu vận tải đối với vận chuyển công trình

Dưới sự tác động của xu thế công nghệ 4.0 và bối cảnh hội nhập sâu rộng, thịtrường thương mại toàn cầu diễn ra ngày càng sôi động, hoạt động kinh doanh dịch

vụ giao nhận hàng hoá quốc tế ngày càng khẳng định được vai trò và tầm quantrọng của mình đối với sự phát triển chung của nền kinh tế thế giới Điều này thểhiện qua:

- Giao nhận hàng hóa bằng đường biển giúp tiết kiệm, giảm chi phí trong quátrình lưu thông phân phối: Dịch vụ giao nhận càng hoàn thiện và hiện đại sẽ tiết kiệm chochi phí vận tải và các chi phí khác phát sinh trong quá trình lưu thông, giúp người chuyênchở đẩy nhanh tốc độ quay vòng của các phương tiện vận tải, công cụ vận tải và cácphương tiện phụ trợ khác Do đó, giảm thiểu được chi phí

Trang 22

này sẽ góp phần làm cho giá cả hàng hóa trên thị trường giảm xuống, mang lại nhiều lợi ích cho khách hàng, tăng yếu tố cạnh tranh trong các doanh nghiệp.

- Dịch vụ giao nhận đường biển giúp góp phần mở rộng thị trường trongbuôn bán quốc tế: Có tác dụng như cầu nối trong vận chuyển hàng hóa trên các tuyếnđường đến các thị trường nước ngoài đúng yêu cầu về thời gian và địa điểm

đặt ra Dịch vụ này sẽ giúp doanh nghiệp khai thác và mở rộng thị trường nhanh và mạnh hơn

- Dịch vụ giao nhận đường biển cũng góp phần hoàn thiện và tiêu chuẩn hóachứng từ kinh doanh quốc tế: Sự phát triển của hoạt động giao nhận hàng hóa bằng

đường biển góp phần cải tiến hệ thống văn bản, thủ tục liên quan theo hướng hiệuquả hơn, tiết kiệm chí phí và đơn giản hóa, giúp kinh doanh xuất-nhập khẩu củadoanh nghiệp diễn ra thuận lợi hơn Ngoài ra, dịch vụ này còn góp phần nâng caohiệu quả pháp lý, tăng cường sức cạnh tranh cho các doanh nghiệp kinh doanh xuất-nhập khẩu, đồng thời gia tăng giá trị kinh doanh của các doanh nghiệp giao nhận.Với những dịch vụ mà mình cung cấp cộng với những ưu thế nổi bật như trên,dịch vụ giao nhận đường biển ngày càng đóng vai trò quan trọng, giảm thiểu chi phítrong mua bán quốc tế, rút ngắn thời gian lưu thông hàng hóa và khoảng cách địa lýgiữa các nước với nhau Khi tham gia vào cung cấp dịch vụ giao nhận nói chung vàgiao nhận đường biển nói riêng, thì mỗi bên tham gia đều có một vai trò quan trọngtrong quá trình giao nhận dịch vụ hàng hóa, cụ thể:

* Môi giới hải quan

Thuở ban đầu, người giao nhận hàng hóa chỉ hoạt động ở trong nước Nhiệm

vụ của người giao nhận lúc bấy giờ là làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuấtnhập khẩu Sau đó, mở rộng hoạt động phục vụ cả hàng xuất khẩu và dành chỗ chởhàng trong vận tải quốc tế hoặc lưu cước với các hãng tàu theo sự ủy thác của ngườixuất khẩu hoặc người nhập khẩu tùy thuộc vào quy định của hợp đồng mua bán.Trên cơ sở được nhà nước cho phép, người giao nhận thay mặt người xuất khẩu,nhập khẩu để khai báo, làm thủ tục hải quan như một môi giới hải quan

Người giao nhận khi là đại lý:

Trang 23

- Nhận ủy thác từ một người chủ hàng để lo những công việc giao nhận hànghóa xuất nhập khẩu, làm việc để bảo vệ lợi ích của chủ hàng, làm trung gian giữa ngườigửi hàng với người vận tải, người vận tải với người nhận hàng, người bán với người mua.

- Hưởng hoa hồng và không chịu trách nhiệm về tổn thất của hàng hóa, chỉchịu trách nhiệm về hành vi của mình chứ không chịu trách nhiệm về hành vi của ngườilàm thuê cho mình hoặc cho chủ hàng

* Đối với xã hội

Hiệu quả của việc sử dụng dịch vụ giao nhận hàng hóa bằng đường biển trongthể hiện ở chỗ hiệu quả không chỉ là kết quả, lợi ích trước mắt của cá nhân mà còn

là lợi ích chung về lâu dài của xã hội Bên cạnh đó, còn giúp tăng năng suất xã hội

do sử dụng các phương tiện tiên tiến, hợp lý, đồng bộ đã làm tăng năng suất laođộng ngành Hàng hải nói riêng và năng suất lao động xã hội nói chung

Mấu chốt chính ở đây, dịch vụ giao nhận hàng hóa bằng đường biển nói sẽgiúp tiết kiệm chi phí sản xuất xã hội Sự ra đời của giao nhận hàng hóa bằng đườngbiển xuất phát từ mục tiêu giảm chi phí vận tải, đồng thời đảm bảo an toàn trongvận chuyển, giảm thời gian vận chuyển, đẩy nhanh tốc độ luân chuyển hàng hóa Tóm lại, những tiêu chí đó tạo nên sự tiết kiệm chi phí sản xuất cho xã hội, tạo điềukiện áp dụng các quy trình kỹ thuật mới trong ngành giao thông vận tải Ngoài ra,tạo ra dịch vụ mới, việc làm mới, giải quyết lao động cho xã hội và đáp ứng nhu cầungày càng cao của xã hội, đảm bảo an toàn cho người lao động trong xã hội và đẩymạnh phát triển sản xuất, mở rộng hợp tác thương mại với các quan hệ quốc tế.Thay đổi cơ cấu mặt hàng và cơ cấu thị trường kinh doanh xuất nhập khẩu làmtăng khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp cùng lĩnh vực trên thị trường, thúcđẩy kinh tế đất nước phát triển Tạo cơ hội cho quá trình giao thương giữa các quốcgia, thúc đẩy thương mại hóa và phát triển và mở rộng mối quan hệ giữa các nướctrên thế giới, thúc đẩy quá trình hội nhập kinh tế quốc tế

Trang 24

1.1.4 Quyền hạn, nghĩa vụ và trách nhiệm của người giao nhận hàng hóa bằng đường biển

Người kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng hóa gọi là người giao nhận(Forwarder, Forwarding agent) Người giao nhận theo Luật thương mại Việt Namhiện hành (Luật thương mại 2019) là thương nhân có giấy chứng nhận kinh doanhdịch vụ giao nhận Người làm dịch vụ giao nhận phải có kiến thức rộng về nghiệp

vụ thương mại cả nội thương và ngoại thương, về các tập quán quốc tế, luật quốcgia và quốc tế và về nhiều lĩnh vực khác có liên quan như vận tải hàng hải, hàngkhông, ngân hàng, bảo hiểm Trên thế giới người ta coi dịch vụ giao nhận hàng hóanói chung và dịch vụ giao nhận hàng hóa bằng đường biển nói riêng là một nghề,một ngành công nghiệp (Forwarding Industry)

Theo định nghĩa của FIATA, liên đoàn các hiệp hội giao nhận quốc tế: "Ngườigiao nhận vận tải quốc tế là người lo toan được hàng hóa được chuyên chở theo hợpđồng ủy thác mà bản thân anh ta không phải là người vận tải Người giao nhận cũngđảm nhận thực hiện mọi công việc liên quan đến giao hàng như bảo quản, lưu kho,làm thủ tục hải quan, kiểm hóa "

Trước đây, người giao nhận thường chỉ làm đại lý (agent) thực hiện một sốcông việc do các nhà xuất nhập khẩu uy thác như xếp dỡ, lưu kho hàng hóa, làm thủtục giấy tờ, lo liệu vận tải nội địa, làm thủ tục thanh toán tiền hàng Ngày nay, do

sự phát triển của thương mại quốc tế và các phương thức vận tải mà các dịch vụgiao nhận cũng được mở rộng hơn và vai trò của người giao nhận ngày cũng trở nênquan trọng hơn Người giao nhận không chỉ làm các thủ tục hải quan hoặc thuê tàu

mà còn cung cấp các dịch vụ trọn gói, dịch vụ từ cửa tới cửa (door to door), thamgia vào quá trình vận tải và phân phối hàng hóa, góp phần hoàn thiện hệ thống phânphối vật chất hay nghệ thuật quản lý sự vận động của nguyên vật liệu và thành phẩm

từ nơi sản xuất tới nơi tiêu thụ cuối cùng

* Quyền hạn, nghĩa vụ và trách nhiệm của người giao nhận hàng hóa

Do thiếu luật lệ quốc tế về lĩnh vực giao nhận, địa vị pháp lý của người giaonhận ở từng nước có khác nhau, tuy theo luật pháp của nước đó Ở những nước cóluật tập tục (Common Law) - là luật không thành văn, thông dụng trong các nướcthuộc khối liên hiệp Anh, hình thành trên cơ sở tập quán phổ biến trong quan hệ dân

sự từ nhiều thế kỷ - thì địa vị pháp lý dựa trên khái niệm về đại lý Người giao nhậnlấy danh nghĩa của người ủy thác (tức là người gửi hàng hay người nhận hàng) đểgiao dịch cho công việc của người ủy thác Còn ở những nước có luật dân sự (CivilLaw) - là nơi luật quy định quyền hạn và việc bồi thường của mỗi cá nhân - thì địa

vị pháp lý quyền lợi và nghĩa vụ của những người giao nhận giữa các nước khác

Trang 25

nhau thì khác nhau Thông thường những người giao nhận ở những nước đó lấydanh nghĩa của mình giao dịch cho công việc của người uỷ thác, họ vừa là người ủythác vừa là đại lý Đối với người ủy thác (người nhận hàng hay người gửi hàng) họđược coi là đại lý của người ủy thác và đối với người chuyên chở thì họ lại là người

ủy thác

Từ những cở sở pháp lý nói trên, có thể phân biệt quyền hạn, nghĩa vụ và tráchnhiệm của người giao nhận hàng hóa khi đóng vai trò đại lý và khi đóng vai tròngười ủy thác Ở địa vị nào, người giao nhận hàng hóa cũng phải chăm sóc chu đáohàng hóa được ủy thác, thực hiện đúng những chỉ dẫn của khách hàng về những vấn

đề có liên quan đến vận tải hàng hóa Nhưng khi là đại lý, người giao nhận chịutrách nhiệm do lỗi lầm, sai sót của bản thân mình và những người dưới quyền (cán

bộ, nhân viên trong doanh nghiệp) Lỗi lầm sai sót đó có thể là: Giao hàng sai chỉdẫn, gửi sai địa chỉ, lập chứng từ nhầm lẫn, làm sai thủ tục hải quan, quên thông báokhiến hàng phải lưu kho tốn kém,…Người giao nhận hàng hóa không chịu tráchnhiệm về tổn thất do lỗi lầm, sai sót của bên thứ ba (người chuyên chở, người kýhợp đồng phụ, nhận lại dịch vụ ) miễn là người giao nhận hàng hóa đã biểu hiện sựcần mẫn thích đáng trong việc lựa chọn bên thứ ba đó Khi người giao nhận hànghóa đóng vai trò là người ủy thác thì ngoài những trách nhiệm của đại lý nói trên,người giao nhận còn chịu trách nhiệm cả về những hành vi và sơ suất của bên thứ ba

mà người giao nhận sử dụng để thực hiện hợp đồng Ở trường hợp này người giaonhận thường thương lượng với khách hàng giá dịch vụ (giá khoán, giá cả gói), chứkhông phải chỉ nhận hoa hồng như đại lý Người giao nhận đóng thường đóng vaitrò người ủy thác khi thu gom hàng lẻ gửi đi, khi kinh doanh vận tải đa phươngthức, khi đảm nhận vận chuyển hàng hóa hay nhận bảo quản hàng hóa trong kho củamình Trong việc hình thành những điều kiện kinh doanh tiêu chuẩn, người giaonhận được hưởng một số miễn trừ trách nhiệm mà lẽ ra họ phải chịu Trong luật tậptục, người giao nhận khi hoạt động như người chuyên chở (chẳng hạn khi ngườigiao nhận tự làm vận tải bộ) là một người chuyên chở "công cộng", người giao nhậnhàng hóa phải chịu trách nhiệm về tổn thất hàng hóa

Trong thực tế, người giao nhận hàng hóa không phải là người chuyên chở

"công cộng" Hơn nữa, việc những người giao nhận kiên quyết giành quyền chấpnhận hay từ chối chuyên chở các lô hàng (không phải luôn đứng ra chấp nhận bất cứhàng hóa nào được yêu cầu chuyên chở) giúp người giao nhận vững vàng lập trườngcủa mình là người giao nhận thực hiện bình thường chức năng với khả năng củangười giao nhận hàng hóa

Trang 26

1.2 Phân loại dịch vụ giao nhận hàng hóa bằng đường biển

1.2.1 Dịch vụ giao nhận hàng nguyên container và hàng lẻ

* Dịch vụ giao hàng nguyên container

Dịch vụ giao nhận hàng nguyên container (FCL – Full Container Load) là dịch

vụ được áp dụng khi lượng hàng xuất đi lớn, có tính chất giống nhau, chiếm trọnmột container Người gửi hàng sẽ thuê một hoặc nhiều container để gửi hàng nếukhối lượng hàng lớn đủ để chứa đầy một hay nhiều container

Container do người chuyên chở cung cấp hoặc do chủ hàng của công ty chothuê container, được chủ hàng đóng hàng tại kho của mình hoặc hoặc một địa điểmnào đó, sau khi được hải quan kiểm tra thì container được kẹp chì Sau đó tùy thuộcvào sự thỏa thuận hoặc chủ hàng hoặc người giao nhận vận chuyển đưa nhữngcontainer hàng đã được kẹp chì về bãi container hoặc cảng do người chuyên chở chỉđịnh để bốc lện tàu

Tại cảng đích, bằng chi phí của mình, người chuyên chở sẽ lo liệu và vậnchuyển container của mình hoặc của cảng Người giao nhận phải lo làm thủ tục hảiquan xuất khẩu, nhập khẩu và dỡ hàng ra khỏi container bằng chi phí của mình

- Trách nhiệm của chủ hàng: Chịu mọi chi phí để đưa container rỗng về nơiđóng hàng, đóng hàng vào, dỡ hàng ra khỏi Container Còn người chuyên chở sẽ chịutrách nhiệm đối với Container kể từ khi nhận container đã kẹp chì từ bãi container haybến container của cảng

- Trách nhiệm của người chuyên Chở (Carrier): Phát hành vận đơn cho ngườigửi hàng; Quản lý, chăm sóc, gửi hàng hóa chất xếp trong container từ khi nhận containertại bãi container (container yard) cảng gửi cho đến khi giao hàng cho người nhận tại bãicontainer cảng đích; Bốc container từ bãi container cảng gửi xuống tàu để chuyên chở, kể

cả việc chất xếp container lên tàu; Dỡ container khỏi tàu lên bãi container cảng đích;Giao container cho người nhận có vận đơn hợp lệ tại bãi container; Chịu mọi chi phí vềthao tác nói trên

* Dịch vụ giao nhận hàng lẻ

Dịch vụ giao nhận hàng lẻ (LCL – Less than Container Load) là dịch vụ được

áp dụng với hàng hoá nhỏ lẻ, áp dụng khi người gửi hàng có kiện hàng nhỏ muốnđóng chung vào container cùng những loại hàng khác để tiết kiệm chi phí Ngườikinh doanh chuyên chở hàng lẻ, hay còn gọi là người gom hàng (Consolidator) sẽ cótrách nhiệm đứng ra tập hợp những lô hàng lẻ từ các chủ hàng, tiến hành phân loại,sắp xếp và đóng hàng vào container, niêm phong theo quy định, làm thủ tục

Trang 27

hải quan, đưa container lên tàu, dỡ container xuống bãi và giao hàng cho ngườinhận.

Trong trường hợp này, chủ hàng phải làm các việc sau: Căn cứ vào các chi tiếthàng hóa, lập “Bảng kê hàng chuyên chở" (cargo list) gồm các mục chủ yếu:Consignee, marketing & labelling, B/L number, description of cargo, number ofpackages, weight, measurement, named port of destination Trên cơ sở đó khi lưucước hàng tàu lập (Shipping order) và lên hình xếp hàng trên tàu (cargo plan orstowage plan) làm căn cứ để cảng xếp thứ tự gửi hàng, dễ tính các chi phí có liênquan Thông thường cargo plan không giao trực tiếp cho chủ hàng nhưng để đảmbảo an toàn cho hàng hóa, chủ hàng cần yêu cầu tàu cho xem cargo plan để biếthàng mình được sắp xếp khi nào, ở đâu, nếu thấy vị trí bất lợi thì yêu cầu thay đổi.Việc giao hàng, xếp hàng lên tàu do cảng đảm nhận và chủ hàng chịu chi phí.Nhưng các chủ hàng nên cử nhân viên giao nhận luôn luôn có mặt tại hiện trường đểtheo dõi, giám sát, nắm chắc số lượng hàng được xếp xuống tàu và giải quyết kịpthời những vướng mắc phát sinh

Trong quá trình giao hàng lên tàu, nhân viên kiểm kiện (Tally Man) của cảng,luôn theo dõi hàng, trên cơ sở tàu cũng có nhân viên kiểm kiện, kết quả hàng đã lêntàu được thế hiện trong Tally sheet Nội dung Tally sheet cũng giống Tally report.Sau khi hàng đã xếp lên tàu xong, cảng và tàu lập biên bản tổng kết giao nhậnhàng và lập hồ sơ hàng đã xếp lên tàu cho người gửi hàng Thuyền phó cấp cho chủhàng biên lai thuyền phó (Maste's receipt) xác nhận hàng đã nhận xuống Trong đóxác nhận số kiện, ký mã hiệu, tìnhnguyên trạng hàng dã bốc lên tàu, cảng đến Trên cơ sở Maste's receipt chủ hàng sẽ đổi lấy Bill of Lading, điều quan trọng làphải lấy được clean Bill of Lading; Hợp đồng vận chuyển (với các điều kiện cơ sởgiao hàng: CPT, CIP ) giao hàng cho người vận chuyển (tùy theo quy định của hợpđồng), cuối cùng, lấy vận đơn

- Trách nhiệm của người gửi hàng: Vận chuyển hàng hóa từ nơi chứa hàngcủa mình trong nội địa đến giao cho người nhận hàng tại trạm đóng container (CFS

– Container Freight Station) của người gom hàng và chịu chi phí này; Chuyển chongười gom hàng những chứng từ cần thiết liên quan đến hàng hóa, vận tải và quychế thủ tục hải quan; Nhận vận đơn của người gom hàng (Bill of Lading) và trảcước hàng lẻ

- Trách nhiệm người chuyên chở: Người chuyên chở hàng lẻ có thể là ngườichuyên chở thực - tức là các hãng tàu và cũng có thể là người đứng ra tổ chức việcchuyên chở nhưng không có tàu

Trang 28

+ Người chuyên chở thực: Là người kinh doanh chuyên chở hàng hóa lẻ trêndanh nghĩa người gom hàng Họ có trách nhiệm tiến hành nghiệp vụ chuyên chở hàng lẻrnhư đã nói ở trên, ký phát vận đơn thực (LCL/LCL) cho người gửi hàng, bốc containerxuống tàu, vận chuyển đến cảng đích, dỡ container ra khỏi tàu, vận chuyển đến bãi trảhàng và giao hàng lẻ cho người nhận hàng theo vận đơn mà mình đã ký phát ở cảng đi.+ Người tổ chức chuyên chở hàng lẻ: Là người đứng ra tổ chức chuyên chởhàng lẻ, thường do các công ty giao nhận đứng ra kinh doanh trên danh nghĩa người gomhàng Như vậy trên danh nghĩa, họ chính là người chuyên chở chứ không phải là ngườiđại lý (Agent) Họ chịu trách nhiệm suốt quá trình vận chuyển hàng từ khi nhận hàng lẻtại cảng gửi cho đến khi giao hàng xong tại cảng đích Vận đơn người gom hàng (HouseBill of Lading) Nhưng họ không có phương tiện vận tải để tự kinh doanh chuyên chở vìvậy người gom hàng phải thuê tàu của người chuyên chở thực tế để chở các lô hàng lẻ đãxếp trong container và niêm phong, kẹp chì.

+ Trách nhiệm của người nhận hàng lẻ: Thu xếp giấy phép nhập khẩu vàlàm thủ tục hải quan cho lô hàng; Xuất trình vận đơn hợp lệ với người gom hàng hoặc đạidiện của người gom hàng để nhận hàng tại bãi trả hàng ở cảng đích; Nhanh chóng nhậnhàng tại trạm trả hàng (CFS)

* Dịch vụ giao nhận hàng hóa kết hợp

Dịch vụ giao nhận hàng hóa kết hợp (FCL/LCL – LCL/FCL) là sự kết hợp của

2 phương thức FCL và LCL Tuỳ theo điều kiện cụ thể, chủ hàng có thể thoả thuậnvới người chuyên chở để áp dụng phương pháp gửi hàng kết hợp Cụ thể, FCL/LCL làphương thức gửi nguyên, giao lẻ; LCL/FCL là phương thức gửi lẻ giao nguyên Khi giaohàng bằng phương thức kết hợp, trách nhiệm của chủ hàng và người chuyên chở cũng có

sự thay đổi phù hợp

Khi giao hàng bằng phương pháp kết hợp, trách nhiệm của chủ hàng và ngườichuyên chở cũng có sự thay đổi phù hợp Ví dụ: Gửi nguyên, giao lẻ (FCL/LCL) thìtrách nhiệm của chủ gửi và người chuyên chở khi gửi như là phương pháp gửinguyên nhưng khi nhận, trách nhiệm của chủ nhận và người chuyên chở nhưphương pháp gửi hàng lẻ

1.2.2 Dịch vụ cho thuê kho bãi

Dịch vụ cho thuê kho bãi là dịch vụ cung cấp kho, bãi cho các doanh nghiệp,

cá nhân để phục vụ cho mục đích lưu trữ hàng hóa, cất giữ nguyên liệu trong suốtquá trình vận chuyển từ điểm đầu đến điểm cuối của dây chuyền cung ứng Đồngthời, các đơn vị cho thuê kho bãi sẽ cung cấp thường xuyên về tình trạng hàng hóa,quá trình lưu trữ và tình trạng hàng hóa đang lưu kho chi tiết nhất cho đối tác đang

17

Trang 29

sử dụng dịch vụ cho thuê kho bãi của mình Sử dụng dịch vụ cho thuê kho bãi cáckhách hàng là doanh nghiệp, cá nhân nhỏ sẽ tiết kiệm được một khoản phí khôngnhỏ trong vận chuyển hàng hóa Đặc biệt, mỗi kho hàng sẽ có thiết kế phù hợp đểđảm bảo hàng hóa luôn được bảo đảm trạng thái tốt nhất Các loại kho hàng phục vụcho dịch vụ giao nhận hàng hóa bằng đường biển, bao gồm:

- Kho ngoại quan (bonded warehouse): Kho ngoại quan là kho thuộc quyền

sở hữu của nhà nước hoặc tư nhân Đây là khu vực ngăn cách với khu vực xung quanh đểlưu giữ, bảo quản và thực hiện dịch vụ với hàng hóa từ nước ngoài vào trong nước và vàokho theo hợp đồng thuê kho ngoại quan Khi gửi hàng tại kho ngoại quan, chủ hàng cóthể gửi kho hoặc trực tiếp ủy quyền cho các chủ kho thực hiện các thủ tục chia gói, đóngbao bì, đóng ghép hàng hóa, phân loại và bảo dưỡng hàng hóa Đồng thời, ở đây còn cóthể chuyển quyền sở hữu hàng hóa, chuyển hàng hóa hai chiều giữa khoa ngoại và cửakhẩu, chuyển hàng hóa ngoại quan 2 chiều giữa các kho và thực hiện các thủ tục xuấtnhập khẩu hàng hóa

- Kho CFS (container freight station): Kho CFS hay có tên gọi khác là kho

hàng lẻ, đây là kho chuyên dụng để thu gom, phân tách hàng lẻ vận chuyển chungcontainer Kho CFS sử dụng trong trường hợp khi chủ hàng không có đủ số lượng hànghóa để lấp đầy container Hàng hóa ở các kho CFS được đưa vào địa điểm thu gom, tạiđây, hàng hóa sẽ được chia tách hoặc đóng ghép lại chung một container để xuất khẩu ranước ngoài

- Kho bảo thuế (Tax suspension warehouse): Kho bảo thuế là những kho dùng

để chứa hàng hóa là nguyên vật liệu, vật tư nhập khẩu của chủ kho bảo thuế đã đượcthông quan nhưng chưa thực hiện việc thuế Các kho bảo thuế thuộc sở hữu của cácdoanh nghiệp, do đó họ sẽ phải tự chịu trách nhiệm phối hợp với bên hải quan đểtạo điều kiện cho việc kiểm tra, giám sát kho bảo thuế

- Trung tâm Logistics (Logistics hub): Trung tâm Logistics là khu vực chứa cơ

sở vật chất như kho bãi, văn phòng với mục đích hỗ trợ, thực hiện các hoạt động vận tải

và phân phối hàng hóa trong và ngoài nước Các trung tâm này sẽ làm nhiệm vụ kết nốivới các phương tiện vận tải như đường bộ, đường biển, đường hàng không…để vậnchuyển hàng hóa trong và ngoài nước Người thực hiện các hoạt

động trên thường là chủ trung tâm Logistics hoặc những người thuê cơ sở vật chất của trung tâm để sử dụng

Nhìn chung, khi cung cấp dịch vụ giao nhận hàng hóa đặc biệt là hàng hóađường biển tất cả các cá nhân nói riêng, tổ chức nói chung đều có như cầu thuê kho,bãi để lưu trữ hàng hóa, tài liệu hay làm nhà xưởng để phục vụ cho nhu cầu kinhdoanh đều có thể là đối tượng sử dụng dịch vụ này Vì càng ngày càng nhiều

Trang 30

đối tượng sử dụng dịch vụ nên càng ngày càng có nhiều đơn vị có những dịch vụnày, vì vậy càng cần chọn các kho lưu trữ hàng hóa, tài liệu dựa trên các tiêu chínhư sau: Cần lưu ý đến diện tích kho bãi cũng như mức độ an ninh của nó, tránhtrường hợp bị mất cấp hàng hóa, tài liệu Hơn nữa cần xét đến vị trí của kho bãi đấy

có thuận tiện với nhu cầu của mình hay không Xem trình độ của các nhân viên nhưthế nào và điều được xem là quan trọng nhất đó chính là giá thành của kho bãi, tùyvào túi tiền của bản thân mà lựa chọn những kho bài phù hợp với mình Cần tìm đếnnhững đơn vị có uy tín, chất lượng để hàng hóa, tài liệu của mình được bảo quản antoàn nhất

1.2.3 Dịch vụ khai báo hải quan

Khai báo hải quan là dịch vụ tư vấn thủ tục, tiếp nhận hồ sơ và tiến hành khaibáo hải quan cho lô hàng xuất nhập khẩu thông qua hệ thống điện tử, sau đó tiếnhành hoàn thành thông quan và lấy hàng hóa ra khỏi cảng Doanh nghiệp xuất nhậpkhẩu có thể tự cử nhân viên khai báo hải quan bằng chữ kí số của mình hoặc thuêngoài dịch vụ khai thuê hải quan của các công ty logistics Dịch vụ khai báo hảiquan là một hoạt động nhỏ của dịch vụ giao nhận Những lợi ích mà dịch vụ khaibáo hải quan mang lại như:

- Tiết kiệm chi phí: Doanh nghiệp xuất nhập khẩu có thể nghĩ rằng nếu tựkhai báo hải quan sẽ tiết kiệm chi phí nhưng thực ra hoàn toàn sai lầm Các công ty khaithuê hải quan khi làm thủ tục hải quan cho khách hàng thường sẽ làm một lúc rất nhiều

bộ tờ khai hải quan, so với việc doanh nghiệp xuất nhập khẩu có thể chỉ làm một hoặc vài

tờ lẻ thì chi phí hải quan và đi lại của bên công ty logistics sẽ

được tiết kiệm hơn

- Tiết kiệm thời gian: Một doanh nghiệp mới nhập khẩu lần đầu có thể sẽphải tốn khá nhiều thời gian trong việc tìm hiểu các thủ tục, quy định về nhập khẩu hànghóa của mình, hơn nữa việc đi lại đến tận nơi các chi cục hải quan để làm thủ tục cũngmất khá nhiều thời gian Công ty logistics thường có chi nhánh ở các chi cục trong cácthành phố lớn, gần các cảng quốc tế hay khu công nghiệp, nhân viên khai thuê hải quan

có thể đến làm thủ tục một cách nhanh chóng

- Kinh nghiệm lâu năm: Không phải mặt hàng nào thông quan cũng dễ dàngnếu doanh nghiệp không nắm được quy định hay giấy phép cần có để xuất hay nhập mặthàng đó Với các công ty logistics, kinh nghiệm nhiều năm của họ khi đã làm thủ tụcthông quan cho hàng trăm loại hàng hóa khác nhau tất nhiên sẽ xử lý vấn đề một cáchđơn giản và gọn gàng

- Giảm thiểu sai sót: Quy trình khai thuê hải quan của các công ty logisticsbắt đầu bằng khâu tiếp nhận và kiểm tra bộ hồ sơ xuất nhập khẩu của khách hàng đã

Trang 31

đầy đủ và thông tin trên chứng từ có đúng và phù hợp với tiêu chuẩn hay không.Nếu doanh nghiệp tự làm hải quan, có thể nhân viên còn ít kinh nghiệm sẽ bị sai sóttrong việc làm chứng từ xuất nhập khẩu hoặc không biết cách kiểm tra chứng từ củađối tác gửi về đã đủ và đúng chưa Điều này sẽ làm cho việc thông quan trở nên khókhăn và mất nhiều thời gian hơn.

1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến dịch vụ giao nhận hàng hóa bằng đường biển

1.3.1 Nhân tố bên trong

* Tiềm lực tài chính

Đây là yếu tố quan trọng hàng đầu để quyết định đến khả năng kinh doanh củadoanh nghiệp, và cũng là tiêu chí để đánh giá quy mô của doanh nghiệp, có thể là:Vốn từ các nguồn huy động được, vốn của chủ sở hữu hay vốn đầu tư… Nguồn tàichính không bao gồm các tài sản lưu động và tài sản cố định của doanh nghiệp mà

có thể bao gồm các khoản thu nhập trong tương lai và những khoản vay mượn.Tiềm lực tài chính đóng vai trò quyết định trong các dự án đầu tư, đổi mớicông nghệ, đào tạo nhân lực,… của doanh nghiệp Một doanh nghiệp có tiềm lực vềtài chính sẽ có nhiều cơ hội tiếp cận với những nguồn lực tốt hơn, công nghệ mớihơn những doanh nghiệp khác Tuy nhiên, các doanh nghiệp cũng cần tính toán kỹlưỡng việc phân bổ nguồn tài chính như thế nào là tối ưu và đem lại hiệu quả tốtnhất cho hoạt động kinh doanh dịch vụ giao nhận và tối đa hóa lợi nhuận của doanhnghiệp

* Nguồn nhân lực và năng lực quản trị

Đầu tư có lời nhất trong dài hạn chính là đầu tư vào con người Trong thời đạingày nay, nguồn nhân lực chính là yếu tố quyết định sự thành bại của một tổ chức

Để hoạt động kinh doanh đạt kết quả tốt nhất đòi hỏi doanh nghiệp trên hết phải cómột đội ngũ nhân viên có nghiệp vụ giỏi năng lực xử lý công việc tốt Hoạt độnggiao nhận có diễn ra thuận lợi hay không, hàng hoá có đến tay người nhận đúng nhưyêu cầu hay không phụ thuộc rất lớn vào trình độ của những người tham gia trựctiếp và gián tiếp vào quá trình giao nhận Vì thế, kinh nghiệm và trình độ ngườitham gia vào quy trình bao giờ cũng được ưu tiên hàng đầu, đó là một trong nhữngnhân tố có tính quyết định đối với chất lượng dịch vụ giao nhận cũng như uy tín củadoanh nghiệp trên thương trường

Hơn thế nữa, để bộ máy có thể vận hành tốt và tuân thủ quy trình, doanhnghiệp phải được điều hành bởi những nhà quản trị giỏi Tóm lại, đầu tư để nângcao chất lượng nguồn nhân lực, đặc biệt là phát triển đội ngũ quản trị cấp cao sẽgiúp doanh nghiệp tạo ra lợi thế cạnh tranh trên thị trường và tăng tính hiệu quả

Trang 32

* Nhân tố nghiên cứu và phát triển

Nhân tố nghiên cứu và phát triển đề cập đến khả năng đổi mới dịch vụ củadoanh nghiệp Do nhu cầu và thị hiếu người tiêu dùng ngày càng cao và đa dạng,nên đầu tư cho nghiên cứu và phát triển là nhân tố quan trọng quyết định năng lựcđáp ứng nhu cầu khách hàng và năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Nghiên cứu

và phát triển bao gồm việc theo dõi, tiến hành khám phá ra những hiểu biết mới vềsản phẩm, dịch vụ, về những biến động của các nhân tố thuộc môi trường vi mô và

vĩ mô, từ đó áp dụng để tạo ra quá trình và dịch vụ mới mang tính cải tiến để đápứng nhu cầu thị trường và khách hàng tốt hơn

Đối với các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng hóa, công việcnghiên cứu và hoàn thiện dịch vụ sẽ là chiếc chìa khóa cạnh tranh của doanh nghiệp.Chất lượng dịch vụ càng cao, đồng nghĩa với việc doanh nghiệp càng đơn giản hóađược thủ tục giao nhận, giảm chi phí, tận dụng tốt những nguồn lực tiềm năng nhưcon ngườitiết kiệm chi phí cho doanh nghiệp, tiết kiệm thời gian cho khách hàng,

* Nhân tố cơ sở vật chất và kỹ thuật

Cơ sở vật chất và kỹ thuật là nhân tố quyết định quy mô kinh doanh của doanhnghiệp, năng suất, chất lượng dịch vụ,… Cơ sở vật chất kỹ thuật của doanh nghiệpcàng hiện đại thì hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp càng thuận lợi, chẳng hạn:Kho hàng tiêu chuẩn góp phần lưu giữ, bảo quản hàng hoá được tốt hơn, phươngtiện vận chuyển hiện đại giúp tiết kiệm chi phí và thời gian vận chuyển hàng hóa, hệthống liên lạc áp dụng công nghệ, kỹ thuật cao góp phần nâng cao chất lượng phụcvụ,… Bên cạnh đó, sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin cũng sẽ giúpdoanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực giao nhận nâng cao khả năng quản lý quytrình giao nhận cũng như tiếp cận thông tin về khách hàng, hàng hoá chỉ qua hệthống máy tính

Chính vì thế, đầu tư cho cơ sở vật chất và kỹ thuật trong dài hạn sẽ giúp doanhnghiệp tạo dựng được thương hiệu và vị thế trên thương trường quốc tế, mở đườngcho doanh nghiệp thực hiện các dịch vụ giao nhận có quy mô rộng hơn và đa dạnghơn

1.3.2 Nhân tố bên ngoài

* Nhân tố vi mô

Đối thủ cạnh tranh: Đối thủ cạnh tranh là những doanh nghiệp khác cùng

cung cấp cùng một dịch vụ hoặc có khả năng sẽ kinh doanh cùng loại hình dịch vụ,cùng phục vụ một đối tượng khách hàng mục tiêu và kinh doanh trên cùng một thịtrường với doanh nghiệp Đối thủ cạnh tranh được chia làm hai loại, đó là đối thủ

Trang 33

cạnh tranh hiện hữu và đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn Trong đó, đối thủ cạnh tranh hiệnhữu là các doanh nghiệp đang hoạt động chung lĩnh vực với doanh nghiệp, đối thủcạnh tranh tiềm ẩn là các doanh nghiệp có khả năng gia nhập ngành trong tương lai.Cạnh tranh là động lực thúc đẩy nền kinh tế thị trường phát triển, với nguyên tắcdoanh nghiệp nào hoàn thiện hơn và thỏa mãn được nhu cầu thị trường tốt hơn thì sẽphát triển và tồn tại lâu dài Tuy nhiên, mặt trái của cạnh tranh đó chính là tạo ra ràocản cho những doanh nghiệp mới gia nhập thị trường, khi doanh nghiệp đó còn nontrẻ và chưa có vị thế, có thể nói, cạnh tranh trên thị trường giống như một sân chơithương mại, nơi chỉ dành cho những doanh nghiệp thực sự dày dặn kinh nghiệm hay

có khả năng cung cấp dịch vụ tối ưu vượt trội những doanh nghiệp khác cùngngành

Khách hàng: Khách hàng là người sử dụng dịch vụ doanh nghiệp cung cấp,

họ có thể là cá nhân hoặc tổ chức, nói cách khác, họ chính là nhân tố quyết định đầu

ra của doanh nghiệp Thị trường của doanh nghiệp là tập hợp các nhóm khách hàngkhác nhau Mỗi nhóm khách hàng sẽ có những đặc trưng riêng, phản ánh qua quátrình mua sắm của họ, và những đặc điểm này chính là gợi ý quan trọng cho quátrình đưa ra chiến lược kinh doanh định hướng khách hàng của doanh nghiệp Bêncạnh đó, nhu cầu và thị hiếu của khách hàng rất đa dạng và có phần cao cấp hơntrong thời đại của khoa học và công nghệ Chính vì thế, các dịch vụ thường xuyênđược cải tiến nhằm chiều theo thị hiếu của người tiêu dùng Những doanh nghiệpthành công thường là những doanh nghiệp biết tạo ra xu hướng tiêu dùng và kinhdoanh đúng loại hình dịch vụ đánh trúng tâm lý khách hàng Để chủ động đáp ứngnhu cầu thị trường và đưa ra chiến lược kinh doanh đúng đắn, doanh nghiệp kinhdoanh dịch vụ giao nhận cần nghiên cứu thị trường, xác định khách hàng mục tiêucủa mình và cải tiến quy trình sao cho đáp ứng khách hàng một cách tối ưu nhất

* Nhân tố vĩ mô

Nhân tố tự nhiên: Ở mỗi quốc gia là khác nhau, như vị trí địa lý, tài nguyên

thiên nhiên, tính mùa vụ, khí hậu, địa hình,… Những đặc điểm về tự nhiên có khảnăng ảnh hưởng đến điều kiện kinh doanh hay quá trình vận chuyển hàng hóa, vì thếcác nhân tố thuộc môi trường tự nhiên có thể là cơ hội hoặc thách thức đối với cácdoanh nghiệp đang kinh doanh dịch vụ giao nhận vận tải Điều kiện thời tiết xấu(bão, sóng thần, lũ quét,…) sẽ gây ra rất nhiều rắc rối cho quá trình giao nhận hànghóa của doanh nghiệp, ví dụ đối với vận tải hàng hóa bằng đường biển, thời tiếtkhông tốt có thể ảnh hưởng đến thời gian giao hàng của doanh nghiệp hay điều kiệnbảo quản hàng hóa Thiên tai cũng có thể cản trở quá trình vận chuyển hàng trênbiển, gây hư hại cho tàu, người và hàng hóa

Trang 34

Nhân tố kinh tế: Đây là nhân tố có tầm ảnh hưởng nhiều nhất đến hoạt động

kinh doanh của doanh nghiệp Môi trường kinh tế có khả năng quyết định sức muacủa một thị trường, xu hướng tiêu dùng, quy mô hay tốc độ đầu tư,… Về bản chất,môi trường kinh tế nói lên mức độ tăng trưởng và định hướng phát triển của nềnkinh tế mà doanh nghiệp đang hoạt động Chính vì vậy, những biến động trong môitrường kinh tế có thể dẫn đến cơ hội hoặc thách thức cho doanh nghiệp Một ví dụđiển hình đó là GDP 2018 ước tăng trên 7%, cao hơn khoảng 0,5% so với năm 2017nhờ sự cải thiện mạnh về tổng cung của nền kinh tế và được dự báo tiếp tục tăngtrong năm 2018 GDP tăng kéo theo thu nhập bình quân đầu người và lượng cầu vềhàng hóa, dịch vụ tăng theo Đó sẽ là cơ hội cho các doanh nghiệp đẩy mạnh nhậpkhẩu hàng hóa, dịch vụ nhằm đáp ứng thị trường nội địa cũng là cơ hội cho cácdoanh nghiệp kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng hóa gia tăng quy mô doanh thucủa mình

Nhân tố chính trị và pháp luật: Một quốc gia thể hiện qua thể chế chính trị,

hệ thống pháp luật, các chính sách và đường lối phát triển Đây là nền tảng để tạonên một môi trường kinh doanh đặc trưng của mỗi quốc gia Một quốc gia có môitrường chính trị ổn định, hệ thống pháp luật hoàn thiện và phù hợp sẽ là cơ hội chobất kì doanh nghiệp nào đang kinh doanh tại thị trường quốc gia đó và có ảnh hưởngsâu sắc đến việc hoạch định và tổ chức thực hiện chiến lược kinh doanh của mỗidoanh nghiệp Thêm vào đó, việc thúc đẩy quan hệ ngoại giao với các nước bạn vàtham gia vào các tổ chức thương mại quốc tế đã mở ra con đường thuận lợi khôngchỉ cho các doanh nghiệp xuất-nhập khẩu mà còn các doanh nghiệp kinh doanh dịch

vụ giao nhận hàng hóa bằng đường biển Hầu hết các mặt hàng xuất-nhập khẩu hiệnnay ít phải chịu rào cản từ các hàng rào thuế quan và mậu dịch hơn Tuy nhiên, cácdoanh nghiệp khi làm dịch vụ cũng cần lưu ý khi hệ thống pháp luật của nước sở tạingày càng chặt chẽ hơn, buộc hàng hóa nhập phải đáp ứng tiêu chuẩn thì mới đượcthông quan nhằm tránh vướng phải những sai sót không đáng có Chính vì vậy, cóthể nói môi trường chính trị và hệ thống pháp luật vừa đem lại nhiều cơ hội nhữngcũng vừa đem lại thách thức cho các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ giao nhậnquốc tế

Nhân tố khoa học và công nghệ: Sự bùng nổ của khoa học công nghệ làm

cho vòng đời của các sản phẩm công nghệ bị rút ngắn lại Việc công nghệ liên tụcđổi mới cho phép tạo ra hàng loạt sản phẩm mới có tính năng, chất lượng vượt trộinhưng đồng thời cũng có thể khiến cho những sản phẩm truyền thống trở nên giảmgiá trị chỉ sau một đêm Chính vì vậy, những nhân tố về khoa học công nghệ cũngphần nào ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp, đòi hỏi cácdoanh nghiệp phải liên tục đổi mới và cải tiến quy trình cũng như nhạy bén nắm bắt

Trang 35

thị trường để không rơi vào trạng thái bị động trong thời đại công nghệ phát triển như hiện nay.

1.4 Bài học kinh nghiệm các công ty cung cấp dịch vụ giao nhận hàng hóa bằng đường biển

1.4.1 Công ty TNHH Cosco Shipping Lines

1.4.1.1 Cơ cấu tổ chức và dịch vụ giao nhận hàng hóa tại Công ty TNHH Cosco Shipping Lines

Với tư cách là một công ty, một hãng tàu chuyên giao nhận hàng hóa bằngđường biển, đóng góp rất lớn trong việc tạo ra chuỗi cung ứng toàn cầu, Cosco làmột thương hiệu không còn xa lạ với các công ty hoạt động trong lĩnh vực logistics

Bảng 1.4.1a: Thống kê giao nhận của Cosco trên toàn thế giới

Cosco ForwardingĐất nước, lãnh thổ có hoạt động 105 Quốc gia

Thiết bị đầu cuối, nhà kho, văn phòng 520

Khối lượng hàng hóa nhập khẩu bằng đường biển 10 489 000 tấn

Nguồn: Trang chủ Công ty Cosco,2020

Tính đến hết năm 2020, Công ty Cosco đã sở hữu và khai thác 403 tàucontainer với tổng sức chứa 2.2 triệu TEU và đứng thứ 3 trên thế giới về khả năngnăng vận chuyển Hãng tàu Cosco khai thác 401 tuyến vận chuyển quốc tế và nộiđịa, bao gồm 25 tuyến quốc tế, 58 tuyến nội địa, 88 tuyến sông Dương Tử và sôngChâu Giang, hoạt động tại 356 cảng tại 105 quốc gia và khu vực trên toàn thế giới

1.4.1.2 Dịch vụ giao nhận hàng hóa bằng đường biển tại Công ty TNHH Cosco Shipping Lines

Được thành lập tại Trung Quốc ngày 27 tháng 4 năm 1961, có trụ sở chính tạiThượng Hải Hiện nay COSCO đã thành lâp văn phòng tại 105 quốc gia trên toàncầu Vào tháng 2 năm 2016, công ty đã sáp nhập với China Shipping Group Tháng

7 năm 2018, COSCO đã mua lại Orient Overseas Container Line và trở thành hangtàu vận tải lớn thứ ba trên thế giới Hiện tại COSCO đang sở hữu 2.936.982 Teus,chiếm 12,6% thị phần trong thị trường vận tải đường biển, và chuyên giao nhậnhàng nguyên container COSCO Shipping Lines khai thác 401 tuyến vận chuyểnquốc tế và nội địa, bao gồm Hãng tàu COSCO có bảy công ty con niêm yết chứngkhoán và có hơn 300 công ty con trong và ngoài nước, cung cấp dịch vụ trong giao

Trang 36

nhận vận tải, đóng tàu, sửa chữa tàu biển, vận hành thiết bị bốc dỡ, sản xuấtcontainer, thương mại, tài chính, bất động sản và công nghệ thông tin.

COSCO hiện tại là hãng tàu đứng thứ 3 thế giới chỉ sau Maersk và MSC Hiện tạiCOSCO đang sở hữu 2.936.982 Teus, chiếm 12,6% thị phần trong thị trường vận tảiđường biển Vào tháng 02 năm 2016, COSCO và China Shipping Lines đã sáp nhập lạivới nhau, sau khi sáp nhật thì COSCO đã đầu tư hàng tỷ USD cho đội tàu chở quặnglớn nhất thế giới, còn gọi là VLOC (Very Large One Carrier) Với 10 tàu VLOC cótrọng tải 400.000 dwt/tàu, dài hơn 360 mét, ngang 65 mét, mực nước 23 mét (Con tàucontainer lớn nhất hiện nay là MSC Oscar 19.224 Teu có trọng tải chưa tới 200.000dwt, mớn nước chỉ có 16 m), COSCO sẽ đảm nhận chuyên chở 16 triệu tấn quặng sắthàng năm cho Vale Vụ sát nhập thứ hai là vào tháng 7 năm 2017, COSCO đã mua lạiOOIL/OOCL (Orient Overseas International Ltd ) với giá 6,3 tỷ USD COSCO đang có

ý định muốn mua lại CMA-CGM và vươn lên làm hãng tàu đứng số 1 thế giới, đánhbật Maersk ra khỏi vị trí ngôi vương hàng đầu này

COSCO là hãng tàu đang đi đầu về E-services, nền tảng của COSCO dựa trênBIG DATA, Smart contract và AI Hiện tại, Cosco đang có 2 phiên bản mobile apptrên Androi và IOS để khách hàng có thể tiện theo dõi lịch tàu, tình trạng vậnchuyển hàng hóa Một số dịch vụ trực tuyến hữu ích mà COSCO cung cấp:

+ Lấy booking trực tuyến

+ Check lịch tàu, ngày tàu chạy, ngày tàu đến

+ Chỉnh sửa B/L ngay trên website

+ Theo dõi lịch trình của hàng hóa bằng số vận đơn hoặc số container

+ Khai báo VGM/SI trực tuyến

Bảng 1.4.1b: Doanh thu dịch vụ giao nhận hàng hóa bằng đường biển của Công tyTNHH Cosco Shipping Lines tại giai đoạn 2016-2020

Đơn vị : Tỷ đồng

Doan % Doanh % Doanh % Doanh % Doanh %

Trang 37

Dựa vào bảng số liệu trên, ta có thể nhận thấy được doanh thu từ hoạt độnggiao nhận hàng hóa bằng đường biển doanh thu khá cao của công ty Doanh thu từhoạt động nghiệp vụ đường biển tăng đều và phát triển 2 qua các năm Riêng năm

2017 doanh thu có giảm hơn so với năm trước đó 2016 nhưng vẫn chiếm tỷ trọngcao Cụ thể năm 2016 có doanh thu vận chuyển hàng biển là 487230,25 Tỷ đồngnhưng năm 2017 thì chỉ còn 437508,94 Tỷ đồng, chiếm 67,6 % Các năm 2018,

2019, 2020 thì tăng trưởng Các năm sau đều cao hơn các năm trước Năm 2020doanh thu đạt 875316,08 triệu đồng, nghĩa là cao gần gấp đôi so với năm 2016.Cosco phát triển ổn định, có nhiều khách hàng quen thuộc, cũng như tạo được têntuổi, tiếng vang trong thị trường giao nhận vận tải hàng hóa thế giới

Trang 38

Bảng 1.4.2a: Thống kê của DHL Logistics trên toàn thế giới

DHL Logistics

DHL Excel Supply ChainĐất nước, lãnh thổ có hoạt động 65

Trung tâm, nhà kho, thiết bị đầu cuối 3000

Diện tích lưu trữ hàng hóa 30,6 triệu mét vuông

DHL FreightĐất nước, lãnh thổ có hoạt động 60

Lưu lượng xe luân chuyển 3,5 triệu xe

Thiết bị đầu cuối, nhà kho, văn phòng 185

DHL Global ForwardingĐất nước, lãnh thổ có hoạt động 150

Thiết bị đầu cuối, nhà kho, văn phòng 1680

Khối lượng vận tải hàng hóa bằng đường 8.409.000 tấn

hàng không

Khối lượng vận tải hàng hóa bằng đường 10.705.000 tấn

biển

Nguồn, Trang chủ Công ty TNHH DHL, 2020

Thành công của DHL nhờ vào cách quản lý hiệu quả, luôn mang lại kết quả như dự kiến, DHL quản lý các dự án của mình thông qua 6 bước:

+ Khởi xướng (Initiation)

1.4.2.2 Dịch vụ giao nhận hàng hóa bằng đường biển tại Công ty DHL

Năm 1988, công ty hàng đầu về chuyển phát nhanh và cung cấp dịch vụ

Logistics DHL gia nhập thị trường Việt Nam Đến cuối năm 2001, DHL thành lập

Trang 39

công ty TNHH Dịch vụ chuỗi cung ứng DHL thực hiện cung ứng dịch vụ và giảipháp logistics Bên cạnh đó, công ty còn hoạt động dưới hình thức đại lý với tậpđoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam VNPT từ năm 1988 và tới năm 2008 thìtrường chuyển phát nhanh nội bộ, DHL cũng thành lập nhiều trung tâm tại Hà Nội,thành lập liên doanh công ty DHL – VNPT Express, chiếm 40 % thị phần của thịtrường chuyển phát nhanh nội bộ, DHL cũng thành lập nhiều trung tâm tại Hà Nội,TP.HCM, Đà Nẵng và Hải Phòng với đội ngũ xe vận chuyển nhiều nhất so với cácđối thủ.

DHL có những đội riêng của mình với những máy bay và xe tải container Tùythuộc vào điểm đến cuối cùng nơi hàng hóa đã được hoàn thiện và đóng gói tùy loại

và số tiền khách hàng trả, DHL sẽ sử dụng phương thức vận tải riêng lẻ hoặc kếthơp hai hay nhiều loại phương thức với nhau được gọi là vận tải đa phương thức.Một lần nữa, vị trí địa lý và tốc độ chuyển giao hàng hóa nhanh hay chậm là nhữngyếu tố mấu chốt để đưa ra quyết định cuối cùng trong việc lựa chọn phương thứcvận tải nào Ngoài ra , quy mô và khoảng cách cũng sẽ được xem xét, cân nhắctrong trường hợp những lô hàng lớn, khi đó DHL sẽ cung cấp một giải pháp hậu cầnthích hợp giúp giảm tổng chi phí cho khách hàng DHL cung cấp các giải pháp kếthợp kho bãi nhằm đáp ứng yêu cầu đa dạng của khách hàng:

Nhà kho kín (Ambient warehouse); Nhà kho lạnh (Temporature – controlledwarehouse) ; Nhà kho thuế (Bonded warehouse ); Nhà kho nguyên liệu thô (Rawmaterials warehouse ); Nhà kho thành phẩm ( Finished goods warehouse ) ; Nhàkho tự động ( Automated warehouse )

Dù là bất kỳ ngành công nghiệp nào, DHL đều có thể cung cấp những hoạtđộng kho bãi và phân phối một cách chuyên dụng đảm bảo cho khách hàng có thểcung cấp dịch vụ thị trường toàn thế giới Một vài giải pháp đó là: Các hoạt độngchia sẻ : Khi khách hàng yêu cầu tất cả những lợi ích của một giải pháp riêng biệt ,tính linh hoạt và những lợi thế về chi phí của việc san sẻ không gian , lao động ,thiết bị và vận chuyển Các hoạt động thống nhất, giải pháp chia sẻ kho bãi và phânphối của DHL sẽ đáp ứng yêu cầu của khách hàng

Quản lý giao thông vận tải : Di chuyển các sản phẩm từ nhà máy sản xuất tớikho bãi, giữa các cơ sở quốc tế , quốc gia , khu vực và tới các nhà phân phối, có thểchiếm nửa tổng chi phí logistics của doanh nghiệp Cộng thêm nguồn cung ứngquốc tế và điểm phân phối cuối cùng hoặc của người tiêu dùng cuối cùng , nhữngchi phí thậm chí sẽ cao hơn DHL sẽ giúp khách hàng quản lý khâu vận chuyển, tạo

ra một đội tàu chuyên dụng hay một đội máy bay chuyên dụng, hoặc cả hai, giúp

Trang 40

cho doanh nghiệp kiểm soát được việc phân phối sản phẩm tới các khách hàng toàncầu.

Bảng 1.4.2b: Doanh thu dịch vụ giao nhận hàng hóa của Công ty TNHH DHL Việt Nam

trong giai đoạn 2016-2020

Đơn vị: Triệu đồng

Biển 3859,6 38,9 3912,12 37,2 4212,3 36,9 4776,4 39,8 5082,1 40,35Hàng 6051,23 61,1 6596,36 62,7 7189,9 63,1 7222,6 60,2 7512,09 59,5Không

Nguồn: Công ty DHL Việt Nam, 2020

Dựa vào bảng số liệu trên, doanh thu từ hoạt động giao nhận hàng hóa bằngđường biển chiếm phần lớn doanh thu của công ty và tăng đều qua các năm Năm

2020, doanh thu đạt mức cao nhất là 5082,1 triệu đồng chiếm 40,3 % Cho thấy,DHL phát triển ổn định, có nhiều khách hàng quen thuộc, cũng như tạo được têntuổi , tiếng vang trong thị trường giao nhận vận tải hàng hóa tại Việt Nam Bên cạnhgiao nhận hàng hóa bằng đường biển, có thể thấy rõ giao nhận bằng đường hàngkhông tại DHL cũng góp phần không nhỏ vào doanh thu của công ty Vận tải hàngkhông chiếm khoảng 59,5 % đến 63,1 % Doanh thu vận tải giao nhận hàng khôngtăng đều qua các năm từ năm 2016 đến năm 2020 , từ 6051,23 triệu đồng lên7512,09 triệu đồng Doanh thu đường hàng không gấp gần bằng nửa so với doanhthu vận tải biển Có thể thấy rằng, lượng hàng hóa vận chuyển xuất nhập khấu sangcác nước đều là những mặt nhẹ, cần gấp lớn nên đi bằng đường hàng không sẽ sẽtiết kiệm được thời gian

Bài học kinh nghiệm

Thông qua những kinh nghiệm đúc kết từ các doanh nghiệp kinh doanh dịch

vụ giao nhận hàng hoá bằng đường biển chúng ta rút ra những bài học kinh nghiệmgiúp công ty thúc đẩy hoạt động kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng hóa bằngđường biển như sau:

+ Đầu tư dài hạn cho nguồn nhân lực chất lượng cao, tạo cơ hội cho nguồn nhânlực nâng cao năng lực bản thân và phát triển nghề nghiệp, đồng thời xây dựng chính sách laođộng phù hợp, cải tiến hệ thống các chỉ tiêu đánh giá chính xác hiệu suất công việc để có thể

bố nhiệm các vị trí phù hợp với năng lực từng cá nhân

Ngày đăng: 07/11/2021, 16:08

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1.4.1b: Doanh thu dịch vụ giao nhận hàng hóabằng đường biển của Công ty TNHH Cosco Shipping Lines tại giai đoạn 2016-2020 - Dịch vụ giao nhận hàng hóa bằng đường biển tại công ty cổ phần vinalines logistics việt nam
Bảng 1.4.1b Doanh thu dịch vụ giao nhận hàng hóabằng đường biển của Công ty TNHH Cosco Shipping Lines tại giai đoạn 2016-2020 (Trang 36)
Bảng 1.4.2b: Doanh thu dịch vụ giao nhận hàng hóa của Công ty TNHH DHL Việt Nam trong giai đoạn 2016-2020 - Dịch vụ giao nhận hàng hóa bằng đường biển tại công ty cổ phần vinalines logistics việt nam
Bảng 1.4.2b Doanh thu dịch vụ giao nhận hàng hóa của Công ty TNHH DHL Việt Nam trong giai đoạn 2016-2020 (Trang 40)
Bảng 2.2.3a: Cơ cấu doanh thu từ hoạt động khai báo HQ tại Công ty cổ phần Vinalines Logistics giai đoạn 2016-2020 - Dịch vụ giao nhận hàng hóa bằng đường biển tại công ty cổ phần vinalines logistics việt nam
Bảng 2.2.3a Cơ cấu doanh thu từ hoạt động khai báo HQ tại Công ty cổ phần Vinalines Logistics giai đoạn 2016-2020 (Trang 54)
Bảng 2.2.3b: Lợi nhuận từ hoạt động khai báo hải quan của Công ty cổ phần Vinalines Logistics Việt Nam giai đoạn 2016-2020 - Dịch vụ giao nhận hàng hóa bằng đường biển tại công ty cổ phần vinalines logistics việt nam
Bảng 2.2.3b Lợi nhuận từ hoạt động khai báo hải quan của Công ty cổ phần Vinalines Logistics Việt Nam giai đoạn 2016-2020 (Trang 55)
Bảng 2.2.4: Doanh thu dịch vụ giao nhận hàng hóabằng đường biển theo cơ cấu mặt hàng của Công ty cổ phần Vinalines Logistics Việt Nam giai đoạn 2016-2020 - Dịch vụ giao nhận hàng hóa bằng đường biển tại công ty cổ phần vinalines logistics việt nam
Bảng 2.2.4 Doanh thu dịch vụ giao nhận hàng hóabằng đường biển theo cơ cấu mặt hàng của Công ty cổ phần Vinalines Logistics Việt Nam giai đoạn 2016-2020 (Trang 56)
Bảng 2.2.5: Doanh thu dịch vụ giao nhận bằng đường biển theo cơ cấu khách hàng tại các quốc gia của Công ty cổ phần Vinalines Logistics Việt Nam - Dịch vụ giao nhận hàng hóa bằng đường biển tại công ty cổ phần vinalines logistics việt nam
Bảng 2.2.5 Doanh thu dịch vụ giao nhận bằng đường biển theo cơ cấu khách hàng tại các quốc gia của Công ty cổ phần Vinalines Logistics Việt Nam (Trang 58)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w