Trong vài năm gần đây chủ đề văn hoá doanh nghiệp đã dành được sự quan tâm của rất nhiều nhà nghiên cứu và các doanh nghiệp. Là một vấn đề rộng và là tài sản vô hình của mỗi doanh nghiệp, các doanh nghiệp đã dần nhận ra tầm quan trọng của văn hoá doanh nghiệp trong việc phát triển doanh nghiệp. Và hơn bao giờ hết trong thời điểm hiện nay, vấn đề văn hoá doanh nghiệp phải được đặt lên hàng đầu trong chiến lược phát triển, kinh doanh của mình. Văn hoá doanh nghiệp chính là sự quyết định sống còn của doanh nghiệp và không thể thiếu để bước vào hành trình mới đầy thử thách trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế. Đã có rất nhiều các cuộc thảo luận, các bài viết trên các phương tiện thông tin đại chúng bàn về văn hoá doanh nghiệp. Nhưng trên thực tế hiểu văn hoá doanh nghiệp như thế nào cho chuẩn xác thì còn có rất nhiều những ý kiến khác nhau. Từ chỗ chưa nhận thức đầy đủ tầm quan trọng của văn hoá doanh nghiệp, nhất là trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế nên trong một chừng mực nhất định chưa phát huy được sức mạnh của doanh nghiệp. Vì vậy mà văn hoá doanh nghiệp cần được tìm hiểu và nghiên cứu thêm nữa để có cái nhìn hoàn thiện hơn góp phần xây dựng và phát triển doanh nghiệp hùng mạnh. Nên tôi đã quyết định chọn đề tài cho luận văn tốt nghiệp là: “Xây dựng và phát triển văn hoá doanh nghiệp tại Chi nhánh NHNo &PTNT Thăng Long” Mục tiêu nghiên cứu của đề tài - Làm rõ các yếu tố cấu thành và các nhân tố ảnh hưởng đến văn hoá doanh nghiệp. - Đánh giá thực trạng văn hoá doanh nghiệp tại Chi nhánh NHNo &PTNT Thăng Long. - Đề xuất giải pháp cho việc xây dựng và phát triển văn hoá doanh nghiệp tại Chi nhánh NHNo &PTNT Thăng Long. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài - Đối tượng nghiên cứu là những vấn đề mang tính lý luận về văn hoá doanh nghiệp như khái niệm, các yếu tố ảnh hưởng đến văn hoá doanh nghiệp; thực trạng văn hoá doanh nghiệp tại Chi nhánh NHNo &PTNT Thăng Long. - Phạm vi nghiên cứu: tại Chi nhánh NHNo &PTNT Thăng Long và số liệu nghiên cứu từ năm 2004 – 2007. Phương pháp nghiên cứu Sử dụng phương pháp duy vật biện chứng, phiếu khảo sát, điều tra chọn mẫu (40 phiếu khảo sát), thống kê toán học, phỏng vấn, phân tích tổng hợp, phương pháp toán học Nguồn thông tin sử dụng: + Thứ cấp: Các báo cáo, quy chế, văn bản do Ngân hàng cung cấp. + Sơ cấp: Thông tin thu được qua phiếu điều tra, phỏng vấn và quan sát. - Quy trình làm phiếu khảo sát: + Xác định mục đích, đối tượng đề tài cần hướng tới để thiết kế mỗi phiếu 27 câu hỏi trắc nghiệm liên quan đến VHDN. + Xây dựng mô hình lý luận, thao tác hóa khái niệm + Lựa chọn phương pháp điều tra: chọn mẫu, quan sát, phỏng vấn + Lên phương án điều tra, xây dựng bảng hỏi + Tiến hành phát phiếu điều tra tại các Phòng của Chi nhánh NHNo &PTNT Thăng Long. + Thu nhận, tập hợp các phiếu điều tra, kiểm tra ghi chép các thông tin thu được. + Tổng kết điều tra, đánh giá kết quả, tồn tại. - Số lượng phiếu phát ra: 40 phiếu Số lượng phiếu thu về: 40 phiếu - Nội dung phiếu khảo sát: tập trung vào sự nhận thức của cán bộ công nhân viên về VHDN và thực tế VHDN tại Chi nhánh NHNo &PTNT Thăng Long, từ đó thấy được thực trạng VHDN tại ngân hàng và đưa ra giải pháp xây dựng và phát triển VHDN tại Chi nhánh NHNo &PTNT Thăng Long. Bố cục đề tài Chương 1- Cơ sở lý luận về văn hoá doanh nghiệp Chương 2- Thực trạng văn hoá doanh nghiệp tại Chi nhánh NHNo &PTNT Thăng Long Chương 3- Định hướng xây dựng và phát triển văn hoá doanh nghiệp tại Chi nhánh NHNo &PTNT Thăng Long
LỜI MỞ ĐẦU Trong vài năm gần đây chủ đề văn hoá doanh nghiệp đã dành được sự quan tâm của rất nhiều nhà nghiên cứu và các doanh nghiệp. Là một vấn đề rộng và là tài sản vô hình của mỗi doanh nghiệp, các doanh nghiệp đã dần nhận ra tầm quan trọng của văn hoá doanh nghiệp trong việc phát triển doanh nghiệp. Và hơn bao giờ hết trong thời điểm hiện nay, vấn đề văn hoá doanh nghiệp phải được đặt lên hàng đầu trong chiến lược phát triển, kinh doanh của mình. Văn hoá doanh nghiệp chính là sự quyết định sống còn của doanh nghiệp và không thể thiếu để bước vào hành trình mới đầy thử thách trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế. Đã có rất nhiều các cuộc thảo luận, các bài viết trên các phương tiện thông tin đại chúng bàn về văn hoá doanh nghiệp. Nhưng trên thực tế hiểu văn hoá doanh nghiệp như thế nào cho chuẩn xác thì còn có rất nhiều những ý kiến khác nhau. Từ chỗ chưa nhận thức đầy đủ tầm quan trọng của văn hoá doanh nghiệp, nhất là trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế nên trong một chừng mực nhất định chưa phát huy được sức mạnh của doanh nghiệp. Vì vậy mà văn hoá doanh nghiệp cần được tìm hiểu và nghiên cứu thêm nữa để có cái nhìn hoàn thiện hơn góp phần xây dựng và phát triển doanh nghiệp hùng mạnh. Nên tôi đã quyết định chọn đề tài cho luận văn tốt nghiệp là: “Xây dựng và phát triển văn hoá doanh nghiệp tại Chi nhánh NHNo &PTNT Thăng Long” Mục tiêu nghiên cứu của đề tài - Làm rõ các yếu tố cấu thành và các nhân tố ảnh hưởng đến văn hoá doanh nghiệp. - Đánh giá thực trạng văn hoá doanh nghiệp tại Chi nhánh NHNo &PTNT Thăng Long. 1 - Đề xuất giải pháp cho việc xây dựng và phát triển văn hoá doanh nghiệp tại Chi nhánh NHNo &PTNT Thăng Long. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài - Đối tượng nghiên cứu là những vấn đề mang tính lý luận về văn hoá doanh nghiệp như khái niệm, các yếu tố ảnh hưởng đến văn hoá doanh nghiệp; thực trạng văn hoá doanh nghiệp tại Chi nhánh NHNo &PTNT Thăng Long. - Phạm vi nghiên cứu: tại Chi nhánh NHNo &PTNT Thăng Long và số liệu nghiên cứu từ năm 2004 – 2007. Phương pháp nghiên cứu Sử dụng phương pháp duy vật biện chứng, phiếu khảo sát, điều tra chọn mẫu (40 phiếu khảo sát), thống kê toán học, phỏng vấn, phân tích tổng hợp, phương pháp toán học… Nguồn thông tin sử dụng: + Thứ cấp: Các báo cáo, quy chế, văn bản do Ngân hàng cung cấp. + Sơ cấp: Thông tin thu được qua phiếu điều tra, phỏng vấn và quan sát. - Quy trình làm phiếu khảo sát: + Xác định mục đích, đối tượng đề tài cần hướng tới để thiết kế mỗi phiếu 27 câu hỏi trắc nghiệm liên quan đến VHDN. + Xây dựng mô hình lý luận, thao tác hóa khái niệm + Lựa chọn phương pháp điều tra: chọn mẫu, quan sát, phỏng vấn + Lên phương án điều tra, xây dựng bảng hỏi + Tiến hành phát phiếu điều tra tại các Phòng của Chi nhánh NHNo &PTNT Thăng Long. + Thu nhận, tập hợp các phiếu điều tra, kiểm tra ghi chép các thông tin thu được. + Tổng kết điều tra, đánh giá kết quả, tồn tại. 2 - Số lượng phiếu phát ra: 40 phiếu Số lượng phiếu thu về: 40 phiếu - Nội dung phiếu khảo sát: tập trung vào sự nhận thức của cán bộ công nhân viên về VHDN và thực tế VHDN tại Chi nhánh NHNo &PTNT Thăng Long, từ đó thấy được thực trạng VHDN tại ngân hàng và đưa ra giải pháp xây dựng và phát triển VHDN tại Chi nhánh NHNo &PTNT Thăng Long. Bố cục đề tài Chương 1- Cơ sở lý luận về văn hoá doanh nghiệp Chương 2- Thực trạng văn hoá doanh nghiệp tại Chi nhánh NHNo &PTNT Thăng Long Chương 3- Định hướng xây dựng và phát triển văn hoá doanh nghiệp tại Chi nhánh NHNo &PTNT Thăng Long 3 CHƯƠNG 1- CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VĂN HOÁ DOANH NGHIỆP 1.1. Các khái niệm 1.1.1 Văn hoá Văn hoá là khái niệm có nhiều cách hiểu tuỳ vào cách tiếp cận của người nghiên cứu. Là một lĩnh vực đa dạng và phức tạp vì vậy khó có thể thống nhất được một khái niệm đầy đủ và chính xác về văn hoá. Nên việc cùng tồn tại nhiều khái niệm văn hoá khác nhau càng làm vấn đề được hiểu biết một cách phong phú và toàn diện hơn. Khái niệm văn hoá do Tổng thư ký UNESCO Federico Mayor nêu ra nhân lễ phát động Thập kỷ thế giới phát triển văn hoá (1988 - 1997): “Văn hoá là tổng thể sống động các hoạt động sáng tạo (của các cá nhân và các cộng đồng) trong quá khứ và hiện tại. Qua các thế kỷ, hoạt động sáng tạo ấy đã hình thành nên hệ thống các giá trị, các truyền thống và thị hiếu - những yếu tố xác định đặc tính riêng của từng dân tộc ” 1 . Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Văn hoá là toàn bộ những giá trị vật chất và tinh thần do loài người tạo ra trong lịch sử của mình trong mối quan hệ với con người, với tự nhiên và với xã hội” 2 . Theo E. Herriot: “Văn hoá là cái còn lại sau khi người ta đã quên đi tất cả, là cái vẫn còn thiếu sau khi người ta đã học tất cả ” 3 . 1 Sức hấp dẫn - một giá trị VHDN (2005), Trần Quốc Dân, tr 24. 2 Hồ Chí Minh: Toàn tập, Tập 3 (2000), tr 431. 3 Bài giảng văn hoá kinh doanh (2006), Dương Thị Liễu, tr 9. 4 Một cách khái quát thì văn hoá là toàn bộ những hoạt động vật chất và tinh thần mà loài người đã sáng tạo ra trong lịch sử của mình trong quan hệ với con người, với tự nhiên và với xã hội, được đúc kết lại thành hệ giá trị và chuẩn mực xã hội. Nói tới văn hoá là nói tới con người, nói tới việc phát huy những năng lực bản chất của con người, nhằm hoàn thiện con người, hoàn thiện xã hội. Có thể nói văn hoá là tất cả những gì gắn liền với con người, ý thức con người để rồi lại trở về với chính nó. Ngoài ra còn rất nhiều các khái niệm, định nghĩa khác nhau của nhiều nhà nghiên cứu mà các khái niệm đã được đưa ra ở trên là những khái niệm về văn hoá theo phạm vi nghiên cứu rộng nhất. 1.1.2 Văn hoá doanh nghiệp (VHDN) Xã hội rộng lớn có một nền văn hoá lớn. Là một bộ phận của xã hội, mỗi doanh nghiệp cũng có một nền VHDN của riêng mình. Cũng như văn hoá, VHDN có rất nhiều quan điểm khác nhau xoay quanh nó. Tất cả các khái niệm đó sẽ giúp chúng ta hiểu về VHDN một cách toàn diện và đầy đủ hơn. Theo tổ chức lao động quốc tế (ILO) thì: “VHDN là sự trộn lẫn đặc biệt các giá trị, các tiêu chuẩn, thói quen và truyền thống, những thái độ ứng xử và lễ nghi mà toàn bộ chúng là duy nhất đối với một tổ chức đã biết” 4 . Một định nghĩa phổ biến và được chấp nhận rộng rãi do chuyên gia nghiên cứu các tổ chức Edgar Schein đưa ra: “VHDN là tổng hợp các quan niệm chung mà các thành viên trong công ty học được trong quá trình giải quyết các vấn đề nội bộ và xử lý các vấn đề với môi trường xung quanh” 4 . Tuy nhiên các khái niệm trên mới chỉ đề cập đến một mặt của VHDN đó là giá trị tinh thần mà bỏ qua một mặt cũng rất quan trọng của VHDN đó là giá trị vật chất. 4 Bài giảng văn hoá kinh doanh (2006), Dương Thị Liễu, tr 259,260. 5 Vì vậy trên cơ sở kế thừa và phát huy các quan điểm trên, mà có thể hiểu một cách đầy đủ hơn “VHDN là toàn bộ những nhân tố văn hoá được doanh nghiệp chọn lọc, tạo ra, sử dụng và biểu hiện trong hoạt động kinh doanh tạo nên bản sắc kinh doanh của doanh nghiệp đó” 4 . Hay nói cách khác thì VHDN là toàn bộ các giá trị văn hoá được gây dựng nên trong suốt quá trình tồn tại và phát triển của một doanh nghiệp, trở thành các giá trị, các quan niệm và tập quán, truyền thống ăn sâu vào hoạt động của doanh nghiệp và chi phối tình cảm, nếp suy nghĩ và hành vi của mọi thành viên của doanh nghiệp trong việc theo đuổi và thực hiện các mục đích chung. Tuy những khái niệm về VHDN ở trên chưa phải là tất cả song đó cũng là những nét chung và tương đối đầy đủ về VHDN xét theo phạm vi nghiên cứu của luận văn này. 1.1.3 Nội dung của VHDN 1.1.3.1 Các biểu trưng trực quan của VHDN a) Kiến trúc đặc trưng, cách bài trí, công nghệ, sản phẩm Kiến trúc đặc trưng gồm kiến trúc ngoại thất và kiến trúc nội thất công sở được sử dụng như những biểu tượng và hình ảnh về Công ty, để tạo ấn tượng thân quen, thiện chí trong công ty. Kiến trúc ngoại thất như kiến trúc cổng, mặt tiền trụ sở công ty, bố cục các bộ phận… Phần lớn các công ty thành công hay đang trên đà phát triển đều muốn gây ấn tượng đối với mọi người về sự độc đáo, sức mạnh và thành công của doanh nghiệp mình bằng những công trình kiến trúc đặc biệt và đồ sộ. Những công trình kiến trúc này được sử dụng như biểu tượng và hình ảnh về tổ chức. Các công trình này rất được các tổ chức, công ty chú trọng như một phương tiện thể hiện tính cách đặc trưng của tổ chức. 6 Không chỉ những kiến trúc bên ngoài mà những kiến trúc nội thất bên trong cũng được các công ty, tổ chức quan tâm. Từ những vấn đề lớn như tiêu chuẩn hoá về màu sắc, kiểu dáng của bao bì đặc trưng, thiết kế nội thất như mặt bằng, quầy, bàn ghế, phòng, giá để hàng, lối đi, loại dịch vụ, trang phục… đến những chi tiết nhỏ như đồ ăn, vị trí công tắc điện, thiết bị và vị trí của chúng trong các phòng… Tất cả đều được sử dụng để tạo ấn tượng thân quen, thiện chí và được quan tâm. Thiết kế kiến trúc được quan tâm là do: - Kiến trúc ngoại thất có ảnh hưởng quan trọng đến hành vi con người về phương diện, cách thức giao tiếp, phản ứng và thực hiện công việc. - Công trình kiến trúc có thể được coi là một “linh vật” biểu thị một ý nghĩa, giá trị nào đó của một tổ chức xã hội. Chẳng hạn như Tháp nghiêng ở Italia, Kim tự tháp ở Ai Cập, Vạn lý trường thành ở Trung Quốc,… - Kiểu dáng kết cấu có thể được coi là biểu tượng cho phương châm chiến lược của tổ chức. - Công trình kiến trúc trở thành một bộ phận hữu cơ trong các sản phẩm của công ty. - Trong mỗi công trình kiến trúc đều chứa đựng những giá trị lịch sử gắn liền với sự ra đời và trưởng thành của tổ chức. b) Nghi lễ/ Các lễ hội 7 Nghi lễ hay các lễ hội là những hoạt động đã được dự kiến từ trước và chuẩn bị kỹ lưỡng dưới hình thức các hoạt động, sự kiện văn hoá – xã hội chính thức, nghiêm trang, tình cảm được thực hiện định kỳ hoặc bất thường nhằm thắt chặt mối quan hệ tổ chức và thường được tổ chức vì lợi ích của những người tham dự. Những người quản lý có thể sử dụng lễ nghi như một cơ hội quan trọng để giới thiệu về những giá trị được tổ chức coi trọng. Đó cũng là dịp đặc biệt để nhấn mạnh những giá trị riêng của tổ chức, tạo cơ hội cho mọi thành viên cùng chia sẻ cách nhận thức về những sự kiện trọng đại, để nêu gương và khen tặng những tấm gương điển hình đại biểu cho những niềm tin và cách thức hành động cần tôn trọng của tổ chức. Có bốn loại nghi lễ cơ bản: + Chuyển giao (như các lễ khai mạc, giới thiệu thành viên mới, lễ ra mắt…) + Củng cố (như lễ phát phần thưởng) + Nhắc nhở (như sinh hoạt văn hoá, chuyên môn…) + Liên kết (như lễ hội, liên hoan…). c) Giai thoại, truyền thuyết, huyền thoại Giai thoại thường được thêu dệt, thêm thắt, hư cấu từ những sự kiện, những nhân vật có thực được mọi thành viên trong tổ chức cùng chia sẻ và nhắc lại với những thành viên mới. Nhiều mẩu chuyện kể về những nhân vật anh hùng của doanh nghiệp như những mẫu hình lý tưởng về những chuẩn mực và giá trị VHDN. Một số mẩu chuyện trở thành những giai thoại do những sự kiện đã mang tính lịch sử và có thể được thêu dệt thêm. Một số khác có thể biến thành huyền thoại chứa đựng những giá trị và niềm tin trong tổ chức và không được chứng minh bằng các bằng chứng thực tế. Các mẩu chuyện có tác dụng duy trì sức sống cho các giá trị ban đầu của tổ chức và giúp thống nhất về nhận thức của tất cả mọi thành viên. 8 Các nhân vật hình mẫu là hiện thân của các giá trị và sức mạnh trường tồn của doanh nghiệp. Đây là những nhân vật nòng cốt của doanh nghiệp góp phần tạo nên hình ảnh khác biệt của doanh nghiệp, làm cho các kết quả xuất sắc trở nên bình dị, thúc đẩy nhiều lớp nhân viên noi theo nhờ đó củng cố, thúc đẩy môi trường văn hoá trong doanh nghiệp. d) Các biểu tượng, logo Biểu tượng là một thứ gì đó không phải là chính nó và có tác dụng giúp mọi người nhận ra hay hiểu được thứ mà nó biểu thị. Nói cách khác biểu tượng là sự biểu trưng những giá trị, những ý nghĩa tiềm ẩn bên trong của tổ chức thông qua các biểu tượng vật chất cụ thể. Những đặc trưng của biểu tượng đều được chứa đựng trong các công trình kiến trúc, lễ nghi, giai thoại, khẩu hiệu. Bởi lẽ thông qua những giá trị vật chất cụ thể, hữu hình, các biểu trưng này đều muốn truyền đạt những giá trị, ý nghĩa tiềm ẩn bên trong cho những người tiếp nhận theo các cách thức khác nhau. 9 Theo quan điểm truyền thống của Hiệp hội Marketing Hoa Kỳ: Thương hiệu là một cái tên, một từ ngữ, một dấu hiệu, một biểu tượng, một hình vẽ hay tổng hợp tất cả các yếu tố kể trên nhằm xác định một sản phẩm hay dịch vụ của người bán, phân biệt các sản phẩm dịch vụ đó với các đối thủ cạnh tranh. Như vậy, theo quan điểm này, quan trọng nhất trong việc tạo ra một thương hiệu là chọn tên, logo, biểu tượng, thiết kế mẫu mã bao bì và các thuộc tính khác nhau nhận dạng một sản phẩm và phân biệt chính nó với các hàng hoá khác. Thuật ngữ thương hiệu được dùng không chỉ đơn thuần là chỉ các dấu hiệu phân biệt hàng hoá, dịch vụ mà cao hơn nhiều đó là hình ảnh về hàng hoá hoặc hình tượng về doanh nghiệp trong tâm trí của khách hàng, nó gắn liền với chất lượng hàng hoá và phong cách kinh doanh, phục vụ của doanh nghiệp. Như vậy, thương hiệu về bản chất là uy tín, danh tiếng của sản phẩm hàng hoá, dịch vụ hoặc của doanh nghiệp mà khách hàng nhận biết, nhớ đến thông qua nhãn hiệu hàng hoá và những yếu tố ẩn chứa bên trong nhãn hiệu đó. 10 [...]... 1.3 Những nhân tố ảnh hưởng đến việc xây dựng và phát triển VHDN 1.3.1 Văn hoá dân tộc VHDN là một nền tiểu văn hoá nằm trong văn hoá dân tộc vì vậy sự phản chi u văn hoá dân tộc vào VHDN là điều tất yếu Mỗi cá nhân trong một doanh nghiệp mang trong mình những nét văn hoá cho doanh nghiệp đó cũng chính là nét văn hoá của dân tộc Vì bất cứ cá nhân nào thuộc một doanh nghiệp nào đó thì họ cũng thuộc một... được lợi thế cạnh tranh bền vững Chi n lược góp phần tạo nên VHDN và VHDN cũng mang đến cho chi n lược của doanh nghiệp trở nên có sức lan toả và sức ảnh hưởng đến những đối tượng mà doanh nghiệp cần hướng tới Chi n lược và VHDN bổ sung và hỗ trợ lẫn nhau trong quá trình xây dựng và phát triển phát triển của doanh nghiệp 1.2 Ảnh hưởng của VHDN tới sự phát triển của doanh nghiệp 1.2.1 Ảnh hưởng tích cực:... lực xây dựng và vun đắp cho doanh nghiệp Đó sẽ là niềm tự hào cho các thành viên trong doanh nghiệp và trở thành những giai thoại còn sống mãi cùng sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp Ngoài ra còn có rất nhiều các nhân tố ảnh hưởng tới sự hình thành VHDN như khách hàng và đối tác, đối thủ cạnh tranh của doanh nghiệp; hệ 24 thống đánh giá thành tích, chế độ đãi ngộ, hệ thống quản lý và chia sẻ thông... Bộ trưởng đã tách hệ thống ngân hàng từ một cấp thành ngân hàng hai cấp là Ngân hàng Nhà nước và các Ngân hàng chuyên doanh Vốn vay của NHNo có trên 80% là vốn vay của Ngân hàng Nhà nước Đối tượng cho vay là những doanh nghiệp kinh tế quốc doanh cấp huyện, tỉnh và một số hợp tác xã nông nghiệp theo mô hình cũ - Thời kỳ 1990 đến nay, cùng với việc ban hành pháp lệnh Ngân hàng, hợp tác xã tín dụng, công... doanh nghiệp đó mà không doanh nghiệp nào khác có thể bị lẫn vào Những yếu tố này có ảnh hưởng cực lớn đến hoạt động của doanh nghiệp VHDN giúp phân biệt doanh nghiệp này với doanh nghiệp khác bởi những nét văn hoá đặc trưng của doanh nghiệp đó Và nó cũng gây ấn tượng mạnh cho người ngoài, là niềm tự hào của các thành viên trong doanh nghiệp Để nhận ra phong thái của một doanh nghiệp không phải là quá... năng lực và phẩm chất không những đã làm sai lệch những chủ trương đúng đắn của Đảng và Nhà nước gây trở ngại, phiền hà đối với doanh nghiệp trong sản xuất kinh doanh, mà không ít trường hợp đã câu kết, tiếp tay cho những hành vi tiêu cực, vi phạm pháp luật của doanh nghiệp, làm xấu VHDN 28 CHƯƠNG 2- THỰC TRẠNG VĂN HOÁ DOANH NGHIỆP TẠI CHI NHÁNH NHNo&PTNT THĂNG LONG 2.1 Một số đặc điểm của Chi nhánh. .. với sự hình thành và phát triển của doanh nghiệp 15 c) Lịch sử phát triển và truyền thống văn hoá Lịch sử và truyền thống văn hoá có trước và tồn tại bất chấp mong muốn và quan điểm thiết kế của người quản lý hôm nay Theo hướng tích cực thì các giá trị truyền thống này sẽ trở thành những động lực làm việc, những điều tốt đẹp và những bài học quý báu để các nhân viên lớp sau noi theo Và cũng có khi những... trong công việc và cả sức khoẻ của người lao động Như vậy có thể thấy rằng môi trường văn hoá của doanh nghiệp mà không lành mạnh, không tích cực sẽ ảnh hưởng xấu đến tâm lý người làm việc của các nhân viên và tác động tiêu cực đến kết quả kinh doanh của toàn công ty bởi nguồn nhân lực của mỗi doanh nghiệp là trung tâm của cả doanh nghiệp, đó là gốc của sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp 1.3 Những... loại tiền tệ, loại tiền gửi,… và quản lý các hệ số an toàn theo quy định Tham mưu cho Giám đốc Chi nhánh điều hành nguồn vốn và chịu trách nhiệm đề xuất chi n lược khách hàng, chi n lược huy động vốn tại đia phương và giải pháp phát triển nguồn vốn; xây dựng kế hoạch kinh doanh ngắn hạn, trung và dài hạn theo định hướng kinh doanh của NHNo &PTNT Việt Nam - Đầu mối quản lý thông tin (thu thập, tổng hợp,... khăn Đặc biệt là một doanh nghiệp thành công, bởi ấn tượng của doanh nghiệp đó với công chúng là hết sức mạnh và nó trở thành niềm tự hào của các thành viên trong doanh nghiệp 1.2.1.2 VHDN tạo nên lực hướng tâm chung cho toàn doanh nghiệp Một doanh nghiệp có nền văn hoá tốt ắt sẽ thu hút được nhân tài và củng cố lòng tin của công chúng, lòng trung thành của các thành viên trong doanh nghiệp Đây là điều . tại Chi nhánh NHNo & ;PTNT Thăng Long Chương 3- Định hướng xây dựng và phát triển văn hoá doanh nghiệp tại Chi nhánh NHNo & ;PTNT Thăng Long 3 CHƯƠNG. tại Chi nhánh NHNo & ;PTNT Thăng Long. Bố cục đề tài Chương 1- Cơ sở lý luận về văn hoá doanh nghiệp Chương 2- Thực trạng văn hoá doanh nghiệp tại Chi