- Thủ quỹ, kiểm ngân Tin học
15 37,5 Là những người có kinh nghiệm và năng lực làm việc 19 47,
3.2.2 Bồi dưỡng và nâng cao nhận thức về kinh doanh có văn hoá cho cán bộ công nhân viên ngân hàng
bộ công nhân viên ngân hàng
Ngày nay, các tập đoàn kinh tế trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng đã ngày càng nhận thức rõ tầm quan trọng của nguồn nhân lực trong công ty. Và thực tế thì các tập đoàn tài chính – ngân hàng thành công trong kinh doanh đều coi người lao động trong đơn vị là yếu tố quan trọng nhất. Con người là trung tâm văn hoá của ngân hàng vì với trình độ hiểu biết, các phong tục tập quán, giao tiếp của mình sẽ tạo nên những giá trị văn hoá nói chung và VHDN nói riêng. Nhận thức được tầm quan trọng này mà trong việc xây dựng VHDN, lực lượng lao động ở từng phòng của ngân hàng cần phải được coi trọng.
Việc nâng cao nhận thức về VHDN cho thành viên trong ngân hàng không chỉ đơn giản là tuyên truyền mà cần phải tuân theo một quy trình huấn luyện nhân viên cùng gắn kết ngay từ khi nhân viên đó mới gia nhập vào ngân hàng để xây dựng một nền VHDN chung:
+ Tuyển chọn nhân viên là bước cơ sở để đặt nền tảng cho việc xây dựng một nền VHDN vững mạnh. Mục đích của công việc này là tuyển chọn những người phù hợp với ngân hàng như cần có những kỹ năng, kiến thức
phù hợp với tính chất công việc, có tính cách, giá trị đạo đức, thói quen,… phù hợp với phong cách của ngân hàng.
+ Hòa nhập là điều cần thiết của nhân viên mới khi họ bước chân vào một môi trường hoàn toàn mới để học hỏi những chuẩn mực tại ngân hàng và cách làm việc từ những thành viên cũ. Tuy nhiên, người quản lý cần lưu ý phải lựa chọn đúng những nhân viên cũ gương mẫu, tích cực làm người hướng dẫn cho nhân viên mới trong quá trình hòa nhập. Sự tiếp xúc quá sớm với những nhân viên cũ tiêu cực có thể gây tác động xấu cho quá trình hòa nhập.
+ Huấn luyện là quá trình đem lại cho học viên những kỹ năng, kiến thức cần thiết cho quá trình làm việc tại ngân hàng như những kiến thức kỹ thuật, kỹ năng làm việc, kỹ năng giao tiếp giúp nhân viên mới hòa nhập được vào môi trường làm việc mới, tìm kiếm được sự hợp tác của các bạn đồng nghiệp.
+ Đánh giá và thưởng/phạt: một hệ thống đánh giá, thưởng phạt phân minh sẽ là động lực để nhân viên nỗ lực hoàn thành công việc và gắn bó với ngân hàng, tạo cơ sở cho một nền VHDN bền vững, lành mạnh.
+ Tạo dựng những giá trị chung: hơn ai hết người lãnh đạo phải là người tuyệt đối tin tưởng vào vào những giá trị này và vào sứ mệnh của ngân hàng.
+ Tuyên truyền những giai thoại, huyền thoại của ngân hàng + Xây dựng những hình tượng điển hình
Từ những cảm nhận khác nhau của nhân viên trong quá trình làm việc cũng cho thấy môi trường làm việc cũng chưa thực sự thoải mái vì vẫn còn gặp phải sự soi xét của cấp trên và các đồng nghiệp. Có lẽ một phần cũng do giữa cấp trên và nhân viên hay quan hệ đồng nghiệp chưa thực sự hiểu nhau
nên vẫn tồn tại một rào cản vô hình nào đó.
Động lực chủ yếu để phát triển bền vững ngân hàng phải là nguồn lực của chính ngân hàng vì vậy cần tạo một môi trường làm việc để người lao động phát huy các thế mạnh, sức sáng tạo và khả năng cống hiến của họ.