1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Rủi ro kiểm toán và công tác đánh giá rủi ro kiểm toán tại các công ty kiểm toán độc lập tại Việt Nam.doc

35 3,1K 30
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 35
Dung lượng 260 KB

Nội dung

Rủi ro kiểm toán và công tác đánh giá rủi ro kiểm toán tại các công ty kiểm toán độc lập tại Việt Nam.doc

Trang 1

M ỤC L ỤC

M ỤC L ỤC 1

LỜI NÓI ĐẦU 2

1 Ý nghĩa, tính cấp thiết của Đề tài 2

2 Mục đích nghiên cứu 2

3 Nội dung Đề tài 2

4 Đối tượng và phạm vi 2

5 Phương pháp nghiên cứu 3

CHƯƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ RỦI RO VÀ ĐÁNH GIÁ RỦI RO TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH 4

1, Khái niệm rủi ro kiểm toán 4

2 Đánh giá rủi ro kiểm toán 4

2.1 Kỳ vọng của những người sử dụng báo cáo tài chính 5

2.2 Khả năng khách hàng sẽ gặp khó khăn về tài chính sau khi báo cáo kiểm toán được công bố 6

3 Thành phần của rủi ro kiểm toán 7

3.1 Rủi ro tiềm tàng 8

3.2 Rủi ro kiểm soát 9

3.3 Rủi ro phát hiện 10

4 Mô hình rủi ro kiểm toán 12

CHƯƠNG II THỰC TIỄN ĐÁNH GIÁ RỦI RO KIỂM TOÁN TẠI CÁC CÔNG TY KIỂM TOÁN ĐỘC LẬP VIỆT NAM 14

2 Xác định mức rủi ro mong muốn cho cuộc kiểm toán 19

3.Thực hiện đánh giá rủi ro trên toàn bộ báo cáo tài chính 21

3.1 Đánh giá rủi ro tiềm tàng trên toàn bộ báo cáo tài chính 21

3.2 Đánh giá rủi ro kiểm soát cho toàn bộ báo cáo tài chính 23

3.3 Đánh giá rủi ro phát hiện trên toàn bộ báo cáo tài chính 24

Trang 2

4 Đánh giá rủi ro trên phương diện số dư khoản mục và nghiệp vụ 24

4.1 Đánh giá rủi ro tiềm tàng 24

4.2 Đánh giá rủi ro kiểm soát 27

4.2.1 Thu thập hiểu biết về hệ thống kiểm soát nội bộ và mô tả trên giấy tờ làm việc 28

4.2.2 Đánh giá ban đầu về rủi ro kiểm soát 28

4.2.3 Thực hiện thử nghiệm kiểm soát 29

4.3 Đánh giá rủi ro phát hiện 30

5 Nhận xét và kiến nghị về công tác đánh giá rủi ro kiểm toán trong kiểm toán báo cáo tài chính tại các công ty kiểm toán độc lập tại Việt Nam 32

5.1 Nhận xét về công tác dánh giá rủi ro kiểm toán trong kiểm toán báo cáo tài chính tại các công ty kiểm toán độc lập tại Việt Nam 32

5.2 Kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác đánh giá rủi ro kiểm toán trong kiểm toán báo cáo tài chính tại các công ty kiểm toán độc lập Việt Nam 33

PHẦN KẾT LUẬN 35

Trang 3

LỜI NÓI ĐẦU

1 Ý nghĩa, tính cấp thiết của Đề tài

Hiện nay, cùng với sự phát triển và hội nhập của nền kinh tế, đặc biệt sự pháttriển của thị trường tài chính, kiểm toán Việt Nam nói chung, kiểm toán độc lập nóiriêng đang đứng trước nhiều cơ hội và thách thức Để đáp ứng yêu cầu quốc tế, kiểmtoán độc lập Việt Nam phải không ngừng cải tiến, nâng cao chất lượng Một trongnhững vấn đề cơ bản quyết định chất lượng cuộc kiểm toán là công tác đánh giá rủi

ro Rủi ro kiểm toán là căn cứ để công ty kiểm toán chấp nhận khách hàng và thiết

kế chương trình kiểm toán cho phù hợp Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề,

em đã chọn đề tài nghiên cứu: “ Rủi ro kiểm toán và công tác đánh giá rủi ro kiểm toán tại các công ty kiểm toán độc lập tại Việt Nam”.

2 Mục đích nghiên cứu

Đề tài được nghiên cứu nhằm nâng cao hiểu biết về rủi ro kiểm toán trong kiểmtoán báo cáo tài chính cũng như quy trình đánh giá rủi ro trên thực tế tại các công tykiểm toán độc lập tại Việt Nam, đồng thời góp phần vào việc nghiên cứu và hoànthiện công tác đánh giá rủi ro trong kiểm toán báo cáo tài chính

3 Nội dung Đề tài

Ngoài phần mở đầu và kết luận, Đề tài gồm hai phần chính:

Phần 1: Lý luận chung về rủi ro và đánh giá rủi ro trong kiểm toán báo cáo tàichính

Phần 2: Thực tiễn công tác đánh giá rủi ro kiểm toán tại các công ty kiểm toánđộc lập Việt Nam

4 Đối tượng và phạm vi

Đề tài hướng nghiên cứu vào rủi ro kiểm toán với các thành phần của nó: rủi

ro tiềm tàng, rủi ro kiểm soát và rủi ro phát hiện Bên cạnh đó là quy trình đánh giárủi ro trên thực tế trong phạm vi các công ty kiểm toán độc lập tại Việt Nam

Trang 4

5 Phương pháp nghiên cứu

Để thực hiện Đề tài, em đã nghiên cứu lý luận kết hợp với thực tiễn tại cáccông ty kiểm toán độc lập Việt Nam

Trang 5

CHƯƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ RỦI RO VÀ

ĐÁNH GIÁ RỦI RO TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH

1, Khái niệm rủi ro kiểm toán

Rủi ro kiểm toán là khái niệm cơ bản, quan trọng trong kiểm toán nói chung,kiểm toán tài chính nói riêng Theo chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 400: “Rủi rokiểm toán là rủi ro kiểm toán viên và công ty kiểm toán đưa ra ý kiến nhận xétkhông thích hợp khi báo cáo tài chính đã được kiểm toán còn có những sai sót trọngyếu”

Báo cáo tài chính bao gồm nhiều khoản mục khác nhau, do giới hạn về thờigian và chi phí, kiểm toán viên không thể kiểm tra hết toàn bộ báo cáo tài chính màchỉ thu thập bằng chứng để đưa ra ý kiến nhận xét trên những khía cạnh trọng yếu.Kiểm toán viên không cam kết tất cả sai phạm đều được phát hiện, mà chỉ là sự đảmbảo hợp lý, ngầm định khả năng rủi ro những sai phạm trọng yếu vẫn còn tồn tạitrong báo cáo tài chính Kiểm toán viên có thể đưa ra ý kiến không đúng về toàn bộbáo cáo tài chính như:

Đưa ra ý kiến chấp nhận toàn phần khi báo cáo tài chính còn chứa đựng thôngtin sai phạm trọng yếu

Đưa ra ý kiến chấp nhận từng phần khi báo cáo tài chính còn chứa đựng quánhiều thông tin sai phạm trọng yếu

2 Đánh giá rủi ro kiểm toán

Để đảm bảo hợp lý rằng những sai sót do gian lận hay lỗi có ảnh hưởng trọngyếu tới báo cáo tài chính đều phải được phát hiện, kiểm toán viên phải đánh giá rủi

ro kiểm toán trước khi lập kế hoạch và trước khi thực hiện kiểm toán Kiểm toánviên đánh giá mức rủi ro kiểm toán mong muốn dựa trên hai yếu tố chủ yếu: kỳvọng của người sử dụng báo cáo tài chính và khả năng khách hàng sẽ gặp khó khăntài chính sau khi các báo cáo kiểm toán được công bố

Trang 6

2.1 Kỳ vọng của những người sử dụng báo cáo tài chính

Chức năng cơ bản của báo cáo tài chính là cung cấp thông tin cho các đối tượngkhông chỉ bên trong mà cả bên ngoài doanh nghiệp như nhà đầu tư, ngân hàng, nhàcung cấp…nhằm hỗ trợ các đối tượng này đưa ra quyết định tối ưu Việc cung cấpthông tin tài chính minh bạch cho các đối tượng sử dụng báo cáo tài chính góp phầngiảm thiểu rủi ro do thông tin không tương xứng Vì thế, báo cáo tài chính đã đượckiểm toán là căn cứ quan trọng để các đối tượng sử dụng thông tin ra quyết định.Nếu kỳ vọng của những người sử dụng báo cáo tài chính là cao thì ảnh hưởng củanhững sai phạm trong báo cáo tài chính là lớn, theo đó kiểm toán viên phải xác địnhmức rủi ro kiểm toán thấp, tức là phải thu thập nhiều bằng chứng để đưa ra ý kiếnphù hợp về tính trung thực, hợp lý của thông tin trình bày trong báo cáo tài chính

Để nhận định về kỳ vọng của những người sử dụng báo cáo tài chính, kiểmtoán viên quan tâm tới các khía cạnh:

Thứ nhất: Quy mô công ty được kiểm toán: Những công ty có quy mô càng lớn

thì báo cáo tài chính càng được quan tâm Quy mô công ty có thể được đánh giábằng tổng tài sản hay thu nhập

Thứ hai: Sự phân phối quyền sở hữu đối với công ty: Công ty có số lượng chủ

sở hữu lớn thì số lượng người quan tâm tới báo cáo tài chính càng nhiều Điều nàycàng được chú trọng khi các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán

Thứ ba: Bản chất và quy mô công nợ: Khi báo cáo tài chính bao gồm một lượng

lớn các khoản nợ, nó sẽ được sự quan tâm nhiều hơn từ phía các chủ nợ thực tế vàtiềm năng

Ví dụ, một công ty quy mô lớn, niêm yết trên thị trường chứng khoán và cókhoản nợ có quy mô đáng kể thì mức độ quan tâm của các đối tượng tới báo cáo tàichính cao, kiểm toán viên phải xác định mức rủi ro kiểm toán chấp nhận đối vớitừng khoản mục là rất thấp

Trang 7

2.2 Khả năng khách hàng sẽ gặp khó khăn về tài chính sau khi báo cáo kiểm toán được công bố

Việc phát hành báo cáo kiểm toán có ảnh hưởng đầu tiên và quan trọng đối vớitình hình tài chính của khách hàng Nếu khả năng khách hàng gặp khó khăn về tàichính cao sau khi báo cáo kiểm toán được công bố, kiểm toán viên phải xác địnhmức rủi ro mong muốn ở mức thấp

Để phán đoán khả năng này, kiểm toán viên dựa vào các yếu tố:

Một: Khả năng thanh toán: Khả năng thanh toán phản ánh rõ nét tính hình tài

chính của công ty Nếu khả năng thanh toán thấp, thường xuyên thiếu tiền mặt, vốnlưu động thì khả năng gặp khó khăn về tài chính là hoàn toàn có thể

Hai: Các khoản lãi, lỗ trong các năm trước: Nếu khoản lãi giảm nhanh trong

nhiều năm thì kiểm toán viên phải xem xét về khả năng hoạt động liên tục của côngty

Ba: Các biện pháp gia tăng vốn: Tỉ lệ vay nợ quá cao thì khả năng gặp khó khăn

về tài chính là hoàn toàn có thể khi công ty làm ăn đi xuống

Bốn: Bản chất hoạt động kinh doanh: Với cùng điều kiện hoạt động kinh doanh,

một số công ty có rủi ro tài chính cao hơn các công ty khác, ví dụ như công ty môigiới chứng khoán, kinh doanh hàng công nghệ cao…

Năm: Năng lực ban quản trị: Năng lực ban quản trị cũng là một yếu tố quan

trọng để xem xét khả năng gặp rủi ro tài chính của công ty Với một ban quản trịgiỏi, có đầu óc chiến lược, khả năng công ty gặp rủi ro tài chính sẽ thấp

Dựa vào các yếu tố trên, kiểm toán viên xác định mức rủi ro mong muốn chotoàn bộ báo cáo tài chính-mức độ mà kiểm toán viên sẵn sàng chấp nhận báo cáo tàichính sau kiểm toán còn những sai sót và đi đến ý kiến chấp nhận toàn phần Mứcrủi ro có thể chấp nhận có giá trị từ 0 tới 1 Rủi ro có thể chấp nhận bằng không khikiểm toán viên hoàn toàn chắc chắn báo cáo tài chính sau kiểm toán không chứađựng bất kỳ sai phạm trọng yếu nào, đây là trường hợp rất hiếm khi xảy ra do giớihạn về thời gian và chi phí Rủi ro mong muốn bằng một khi kiểm toán viên không

Trang 8

chắc chắn báo cáo tài chính sau kiểm toán còn chứa đựng sai phạm trọng yếu haykhông Rủi ro mong muốn được đánh giá ở các bước khác nhau trong cuộc kiểmtoán và ở quy mô khác nhau như bảng sau:

Quy mô

Bước công việcChấp nhận

kháchhàng

Lập kếhoạch kiểmtoán

Thử nghiệmkiểm soát

Thử nghiệm

cơ bản

Đưa ra ýkiếnToàn báo cáo

Không ápdụng

Không ápdụng

3 Thành phần của rủi ro kiểm toán

Rủi ro kiểm toán được cấu thành từ ba bộ phận: rủi ro tiềm tàng, rủi ro kiểmsoát và rủi ro phát hiện Rủi ro tiềm tàng, rủi ro kiểm soát tồn tại độc lập với kiểmtoán viên, nó phụ thuộc vào môi trường kinh doanh, điều kiện của đơn vị, kiểm toánviên chỉ có thể đánh giá để đưa ra kế hoạch kiểm toán hợp lý Rủi ro phát hiện là rủi

ro liên quan tới năng lực, công việc của kiểm toán viên Kiểm toán viên có thể kiểmsoát, thực hiện các thủ tục phù hợp để giảm rủi ro phát hiện

Ta có thể hình dung mối quan hệ của rủi ro tiềm tàng, rủi ro kiểm soát, rủi rophát hiện và rủi ro kiểm toán như sau:

Trang 9

Rủi ro tiềm tàng được ước lượng cho toàn bộ báo cáo tài chính khi lập kếhoạch kiểm toán, đồng thời được xác định cho từng khoản mục, nghiệp vụ quantrọng khi lập chương trình kiểm toán.

Thứ nhất, trên phương diện báo cáo tài chính, kiểm toán viên đánh giá rủi

ro tiềm tàng dựa vào các yếu tố:

Sự liêm khiết, kinh nghiệm và hiểu biết của Ban giám đốc cũng như sự thay đổithành phần ban quản lý xảy ra trong niên độ kế toán;

Trình độ và chuyên môn của kế toán trưởng, của các nhân viên kế toán chủ yếu,của kiểm toán viên nội bộ và sự thay đổi (nếu có) của họ;

Sai phạm tồn tại trong báo cáo tài chính (IR)

Sai phạm không được loại trừ bởi hệ thống

kiểm soát nội bộ (CR)

Sai phạm còn tồn tại trên BCTC sau kiểm toán (AR)

Hệ thống kiểm soát nội bộ

Thủ tục kiểm toán

Trang 10

Những áp lực bất thường đối với Ban giám đốc, đối với kế toán trưởng, nhất lànhững hoàn cảnh thúc đẩy Ban giám đốc, kế toán trưởng phải trình bày báo cáokhông trung thực;

Đặc điểm hoạt động của đơn vị, như: quy trình công nghệ, cơ cấu vốn, các đơn

vị phụ thuộc, phạm vi địa lý, hoạt động theo mùa vụ;

Các nhân tố ảnh hưởng đến lĩnh vực hoạt động của đơn vị như: các biến động

về kinh tế, về cạnh tranh…(theo chuẩn mực kiểm toán Việt Nam VSA 400)

Thứ hai, trên phương diện số dư tài khoản và các nghiệp vụ, kiểm toán viên

đánh giá rủi ro tiềm tàng dựa vào các yếu tố:

Báo cáo tài chính có thể chứa đựng những sai sót, như: báo cáo tài chính cónhững điều chỉnh liên quan đến niên độ trước, báo cáo tài chính có nhiều ước tính kếtoán, hoặc trong năm tài chính có nhiều sự thay đổi chính sách kế toán;

Việc xác định số dư và số phát sinh các tài khoản và nghiệp cụ kinh tế;

Mức độ dễ bị mất mát, biển thủ tài sản;

Mức độ phức tạp của các nghiệp vụ hay sự kiện quan trọng đòi hỏi phải có ýkiến chuyên gia;

Việc ghi chép các nghiệp vụ bất thường và phức tạp;

Các nghiệp vụ kinh tế tài chính bất thường khác (theo VSA 400)

3.2 Rủi ro kiểm soát

Rủi ro kiểm soát là khả năng mà hệ thống kiểm soát nội bộ không phát hiện,ngăn ngừa và sửa chữa các sai phạm trọng yếu Theo chuẩn mực kiểm toán số 400,

“Rủi ro kiểm soát là rủi ro do phát hiện sai, có thể xảy ra với một số dư tài khoản hoặc một loại nghiệp vụ và có thể có sai sót nghiêm trọng Những sai sót này xảy ra đơn lẻ hoặc có thể kết hợp sai sót của các số dư, các nghiệp vụ khác mà Hệ thống Kiểm soát nội bộ không ngăn ngừa hết hoặc không phát hiện kịp thời”.

Rủi ro kiểm soát cũng được tính tại các quy mô khác nhau, các bước công việc khác nhau như sau:

Trang 11

Chấp nhậnkháchhàng

Lập kế hoạchkiểm toán

Thử nghiệmkiểm soát

Thử nghiệm

cơ bản

Đưa ra ýkiếnToàn báo cáo tài

Không ápdụng

Không ápdụng

bộ Để đánh giá rủi ro kiểm soát, kiểm toán viên căn cứ vào sự hiểu biết, đánh giá hệthống kiểm soát nội bộ theo các bước:

Bước một: Thu thập hiểu biết về hệ thống kiểm soát nội bộ và mô tả chi tiết trêncác giấy tờ làm việc

Bước hai: Đánh giá ban đầu về rủi ro kiểm soát để lập kế hoạch cho từng khoảnmục

Bước ba: Thực hiện thử nghiệm kiểm soát

Bước bốn: Lập bảng đánh giá kiểm soát nội bộ và đánh giá lại rủi ro kiểm soát

3.3 Rủi ro phát hiện

Rủi ro phát hiện là khả năng các thủ tục kiểm toán không phát hiện được các sai

phạm trọng yếu Theo VSA 400, “Rủi ro phát hiện là rủi ro xảy ra sai sót Trọng yếu trong từng nghiệp vụ, từng khoản mục trong Báo cáo tài chính khi tính riêng rẽ hoặc tính gộp mà trong quá trình kiểm toán, Kiểm toán viên và Công ty kiểm toán không phát hiện được”.

Rủi ro phát hiện có liên quan trực tiếp tới các thủ tục mà kiểm toán viên tiếnhành, ví dụ sử dụng mô hình phân tích không phù hợp, phân tích sai…

Rủi ro phát hiện được chia thành rủi ro lấy mẫu và rủi ro không do lấy mẫu:

Rủi ro lấy mẫu: xuất phát từ hạn chế về thời gian và chi phí, kiểm toán viên

không thể thực hiện kiểm tra 100% tất cả các chứng từ, sổ sách liên quan tới mỗi

Trang 12

khoản mục, nghiệp vụ Kiểm toán viên tiến hành chọn mẫu để kiểm tra, xác minh.Nếu mẫu chọn không đại diện cho tổng thể, kết luận của kiểm toán viên về mẫuchọn áp dụng cho tổng thể sẽ bị sai lệch.

Rủi ro không do lấy mẫu: là rủi ro khi kiểm toán viên không phát hiện được các

sai phạm trọng yếu do áp dụng các thủ tục không phù hợp hoặc phân tích, đánh giásai Rủi ro này vẫn có thể xuất hiện khi kiểm toán viên kiểm tra toàn bộ tổng thể.Rủi ro không do lấy mẫu có thể giảm bớt thông qua đào tạo chuyên môn, nghiệp vụcho kiểm toán viên; lập kế hoạch phù hợp; giám sát chặt chẽ…

Rủi ro phát hiện được đánh giá trong các bước công việc khác nhau, ở quy môkhác nhau:

Quy mô

Bước công việcChấp nhận

kháchhàng

Lập kếhoạch kiểmtoán

Thử nghiệmkiểm soát

Thử nghiệm

cơ bản

Đưa ra ýkiếnToàn báo cáo

Không ápdụng

Không ápdụng

Rủi ro phát hiện được xác định dựa trên ba yếu tố: rủi ro kiểm toán, rủi ro pháthiện và rủi ro kiểm soát theo công thức:

Trang 13

Cùng với mức rủi ro kiểm toán rất thấp, thấp, trung bình, ta xác định mức rủi ro phát hiện:

4 Mô hình rủi ro kiểm toán

Chuẩn mực kiểm toán quy định kiểm toán viên phải xác định mức rủi ro kiểmtoán ở mức hợp lý trước khi đưa ra ý kiến nhận xét về báo cáo tài chính, tuy nhiênlại không đưa ra hướng dẫn cụ thể đâu là mức rủi ro chấp nhận được Việc quyếtđịnh mức rủi ro kiểm toán hoàn toàn phụ thuộc vào đánh giá của kiểm toán viên Đểxác định rủi ro kiểm toán, kiểm toán viên sử dụng mô hình rủi ro kiểm toán: rủi rokiểm toán được cấu thành từ ba bộ phận: rủi ro tiềm tàng, rủi ro kiểm soát và rủi rophát hiện Mô hình rủi ro kiểm toán có thể được áp dụng trong toàn bộ báo cáo tàichính hoặc cho từng số dư khoản mục, nghiệp vụ

Mô hình rủi ro kiểm toán:

AR=IR * CR * DR

Trong đó

AR: Rủi ro kiểm toán

IR: Rủi ro tiềm tàng

CR: Rủi ro kiểm soát

DR: Rủi ro phát hiện

Kiểm toán viên có thể sử dụng mô hình kiểm toán theo hai cách:

Cách thứ nhất, dùng để đánh giá tính hợp lý của kế hoạch kiểm toán Kiểm

toán viên xác định mức rủi ro tiềm tàng, rủi ro kiểm soát và rủi ro phát hiện thì sẽtính ra được mức rủi ro cho toàn cuộc kiểm toán Ví dụ khi bắt đầu cuộc kiểm toán,

Trang 14

kiểm toán viên ước tính mức rủi ro tiềm tàng 30%; rủi ro kiểm soát 20%; rủi ro pháthiện 25% thì rủi ro kiểm toán AR=0,3*0,2*0,25=0,015 Kế hoạch là hợp lý nếu mứcrủi ro thích hợp với hợp đồng kiểm toán không thấp hơn 1,5%.

Cách thứ hai, dùng để xác định mức rủi ro phát hiện (như đã nói ở trên)

DR=AR/(IR*CR)

Khi chấp nhận hợp đồng kiểm toán, kiểm toán viên xác định mức rủi ro mongmuốn cho cuộc kiểm toán (VD 1,5%) Qua lập kế hoạch kiểm toán, kiểm toán viênxác định mức rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát (VD 30% và 20%) Để đảm bảomức rủi ro kiểm toán ở mức ban đầu, theo công thức trên, kiểm toán viên tính ramức rủi ro phát hiện tương ứng 25% Theo đó, kiểm toán viên xác định số lượngbằng chứng cần thu thập để đảm bảo mức rủi ro phát hiện là 25%

Trang 15

CHƯƠNG II THỰC TIỄN ĐÁNH GIÁ RỦI RO KIỂM TOÁN TẠI CÁC CÔNG TY KIỂM TOÁN ĐỘC LẬP VIỆT NAM

Trên thực tế, khi đánh giá rủi ro kiểm toán, các công ty kiểm toán độc lậpthường thực hiện theo các bước:

1 Đánh giá rủi ro chấp nhận hợp đồng kiểm toán

Trước khi chấp nhận một khách hàng, công ty kiểm toán phải xem xét, đánh giákhả năng cung cấp dịch vụ cho khách hàng Một hợp đồng kiểm toán chỉ được chấpnhận nếu cuộc kiểm toán không làm tăng rủi ro cho hoạt động của kiểm toán viên vàkhông ảnh hưởng tới danh tiếng công ty kiểm toán Điều này càng đặc biệt quantrọng đối với kiểm toán năm đầu tiên

Để đánh giá rủi ro chấp nhận hợp đồng kiểm toán, kiểm toán viên phải xem xétkhả năng công ty có thể cung cấp dịch vụ kiểm toán chất lượng cao cho khách hàngkhông, tính liêm chính của ban giám đốc công ty khách hàng, tính độc lập của kiểmtoán viên…Dựa vào kinh nghiệm bản thân, các ấn phẩm báo chí chuyên ngành, các

Đánh giá rủi ro chấp nhận hợp đồng kiểm toán

Xác định mức rủi ro mong muốn

cho cuộc kiểm toán

Đánh giá rủi ro kiểm toántrên phương diện báo cáo tài chính

Đánh giá rủi ro kiểm toán trên phương diệnKhoản mục và các loại nghiệp vụ

Trang 16

tài liệu, văn bản liên quan, trao đổi với kiểm toán viên tiền nhiệm, trao đổi với ban giám đốc và nhân viên công ty khách hàng, kiểm toán viên phải có hiểu biết sơ bộ

về loại hình doanh nghiệp, lĩnh vực sản xuất kinh doanh, hình thức sở hữu, quy mô doanh nghiệp, bộ máy quản lý, tình hình hoạt động…từ đó đánh giá rủi ro tiềm tàng, rủi ro kiểm soát, rủi ro phát hiện và rủi ro kiểm toán chung cho toàn bộ báo cáo tài chính

Kiểm toán viên có thể lập bảng thông tin tóm tắt về khách hàng để đánh giá rủi ro tiềm tàng, rủi ro kiểm soát như sau (ví dụ Công ty dịch vụ tư vấn tài chính kế toán và kiểm toán AASC):

- Khách hàng : Năm đầu Thường xuyên Năm thứ

- Trụ sở chính: Chi nhánh: (số lượng, địa điểm)

- Điện thoại: Fax: Email:

- Mã số thuế:

- Đơn vị thành viên ( được kiểm toán trong kế hoạch)

- Điện thoại: Fax: Email:

- Mã số thuế:

- Giấy phép hoạt động (giấy phép đầu tư, chứng nhận đăng ký kinh doanh)

- Lĩnh vực hoạt động: (sản xuất thép, du lịch khách sạn, sân gôn, ) ,

- Địa bàn hoạt động: (cả nước, có chi nhánh ở nước ngoài, )

- Tổng số vốn pháp định: vốn đầu tư:

- Tổng số vốn vay: Tài sản thuê tài chính:

- Thời gian hoạt động: (từ đến , hoặc không có thời hạn) .

- Hội đồng quản trị

Tên thành viên chủ chốt Chức vụ:

Trang 17

- Ban Giám đốc: (số lượng thành viên, danh sách) ………

- Kế toán trưởng: (họ tên, số năm đã làm việc ở Công ty, địa chỉ, liên hệ) ………

- Công ty mẹ, đối tác: ………

- Tóm tắt các quy chế kiểm soát nội bộ của khách hàng: …………

- Năng lực quản lý của Ban Giám đốc:

- Hiểu biết chung về nền kinh tế có ảnh hưởng đến hoạt động của kháchhàng:

- Môi trường và lĩnh vực hoạt động của khách hàng:

+ yêu cầu môi trường

+ Thị trường và cạnh tranh

- Đặc điểm hoạt động kinh doanh và các biến đổi trong công nghệ SXKD:

+ Rủi ro kinh doanh

+ Thay đổi qui mô kinh doanh và các điều kiện bất lợi

Ngày đăng: 17/11/2012, 16:58

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng câu hỏi về tính độc lập của kiểm toán viên cũng được lập ra như sau: - Rủi ro kiểm toán và công tác đánh giá rủi ro kiểm toán tại các công ty kiểm toán độc lập tại Việt Nam.doc
Bảng c âu hỏi về tính độc lập của kiểm toán viên cũng được lập ra như sau: (Trang 18)
Bảng phân tích sơ bộ bảng cân đối kế toán: - Rủi ro kiểm toán và công tác đánh giá rủi ro kiểm toán tại các công ty kiểm toán độc lập tại Việt Nam.doc
Bảng ph ân tích sơ bộ bảng cân đối kế toán: (Trang 19)
Bảng phân tích sơ bộ báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh: - Rủi ro kiểm toán và công tác đánh giá rủi ro kiểm toán tại các công ty kiểm toán độc lập tại Việt Nam.doc
Bảng ph ân tích sơ bộ báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh: (Trang 20)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w