1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đánh giá trọng yếu và rủi ro kiểm toán trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán Báo cáo tài chính .doc

32 1,9K 11
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 32
Dung lượng 168,5 KB

Nội dung

Đánh giá trọng yếu và rủi ro kiểm toán trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán Báo cáo tài chính .doc

Trang 1

MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU 2

Chương 1:Cơ sở lý luận của việc đánh giá tính trọng yếu và rủi ro trong lậpkế hoạch kiểm toán BCTC 4

1.1 Khái quát chung về lập kế hoạch kiểm toán BCTC 4

1.1.1 Khái niệm lập kế hoạch kiểm toán BCTC 4

1.1.2 Ý nghĩa của lập kế hoạch kiểm toán BCTC 4

1.2 Vai trò của việc đánh giá tính trọng yếu và rủi ro trong lập kế hoạchkiểm toán 5

1.3 Đánh giá tính trọng yếu và rủi ro trong lập kế hoạch kiểm toán BCTC 6

1.3.1 Khái niệm trọng yếu 6

1.3.2 Khái niệm rủi ro 8

1.3.3 Mối quan hệ giữa trọng yếu và rủi ro kiểm toán và ảnh hưởng của nóđến phương pháp kiểm toán trong lập kế hoạch kiểm toán BCTC 9

1.3.4 Bản chất đánh giá trọng yếu và rủi ro kiểm toán trong lập kế hoạchkiểm toán BCTC 10

1.3.4.1 Bản chất đánh giá trọng yếu trong lập kế hoạch kiểm toán BCTC101.3.4.2 Bản chất đánh giá rủi ro kiểm toán trong lập kế hoạch kiểm toánBCTC 13

1.3.4.3 Vai trò của đánh giá trọng yếu và rủi ro kiểm toán trong lập kếhoạch kiểm toán BCTC 14

1.3.5 Quy trình đánh giá trọng yếu và rủi ro trong lập kế hoạch kiểm toánBCTC 14

1.3.5.1 Quy trình đánh giá trọng yếu trong lập kế hoạch kiểm toán BCTC 14

1.3.5.1.1 Ước lượng ban đầu về tính trọng yếu: 15

1.3.5.1.2 Phân bổ ước lượng ban đầu về tính trọng yếu cho các khoảnmục: 16

1.3.5.2 Đánh giá rủi ro kiểm toán trong lập kế hoạch kiểm toán BCTC 17

1.3.6 Xác định ảnh hưởng của đánh giá trọng yếu và rủi ro kiểm toán đếnquá trình lập kế hoạch kiểm toán BCTC 22

Chương 2:Thực trạng của đánh giá trọng yếu và rủi ro trong giai đoạn lậpkế hoạch kiểm toán BCTC tại một số công ty kiểm toán Việt Nam 25

2.1 Những kết quả đã đạt được trong thực trạng đánh giá trọng yếu và rủi rokiểm toán trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán BCTC 25

2.2 Những tồn tại cần hoàn thiện 27

2.3 Một số đề xuất với Nhà nước và các cơ quan chức năng 28

KẾT LUẬN 31

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 32

Trang 2

LỜI NÓI ĐẦU

Tháng 11 năm 2006 Việt Nam chính thức là thành viên thứ 150 của tổ chứcthương mại thế giới WTO Có thể nói đây là mốc đánh dấu sự thay đổi lớn trongtiến trình phát triển nền kinh tế của Việt Nam Bên cạnh sự kiện này, sự pháttriển, mở rộng theo chiều hướng đa dạng hóa, đa phương hóa của nền kinh tế thịtrường đã tạo ra nhiều cơ hội lớn cho các cá nhân, tổ chức kinh tế tại Việt Nam,đồng thời cũng phải đối mặt với những thử thách và cạnh tranh gay gắt.

Sự hình thành và lớn mạnh của các doanh nghiệp trong và ngoài nước trongmột môi trường kinh doanh tạo nên nhiều kênh thông tin tài chính khác nhau.Nhu cầu sử dụng thông tin tài chính ngày càng nhiều và đa dạng do đó đặt ra yêucầu cung cấp những thông tin về tính chính xác và kịp thời ngày càng tăng.Trong xu thế phát triển tất yếu đó, dịch vụ kiểm toán là có uy tín nhất trong việcthẩm định thông tin tài chính của các doanh nghiệp Những người quan tâm đếntình hình tài chính của doanh nghiệp coi báo cáo kiểm toán là ý kiến cuối cùngtrong việc thẩm định, xác minh tính trung thực, hợp lý của BCTC.

Thực tế cho thấy, yêu cầu đặt ra với dịch vụ kiểm toán là rất lớn song cáccông ty kiểm toán hiện nay đã làm việc thực sự có hiệu quả hay chưa? Có haykhông những vụ kiện tụng của khách hàng đối với các công ty kiểm toán? Trongđiều kiện môi trường với những rủi ro ngày càng tăng lên, KTV làm thế nào đểđưa ra kết luận cuối cùng trung thực nhất? Một trong những đầu tiên và quantrọng nhất để đi báo cáo kiểm toán chính xác là lập kế hoạch kiểm toán chu đáo.Việc lập kế hoạch kiểm toán không chỉ xuất phát từ yêu cầu chính của cuộc kiểmtoán nhằm chuẩn bị những điều kiện cơ bản trong công tác kiểm toán, cho cuộckiểm toán mà còn là nguyên tắc cơ bản trong công tác kiểm toán đã được quyđịnh thành chuẩn mực và đòi hỏi các KTV phải tuân theo đầy đủ nhằm đảm bảotiến hành công tác kiểm toán có hiệu quả và chất lượng Trong đó việc đánh giá

Trang 3

đúng đắn tính trọng yếu và rủi ro kiểm toán có vai trò đặc biệt quan trọng, là cơsở để xây dựng các bước công việc kế tiếp và ảnh hưởng trực tiếp tới kết quả củatoàn cuộc kiểm toán Xuất phát từ những điểm trên, tôi đã đi sâu vào tìm hiểu đề

tài: “Đánh giá trọng yếu và rủi ro kiểm toán trong giai đoạn lập kế hoạchkiểm toán BCTC”

Bài viết được chia thành hai chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận của việc đánh giá tính trọng yếu và rủi ro trong lậpkế hoạch kiểm toán BCTC

Chương 2: Thực trạng của đánh giá trọng yếu và rủi ro trong giai đoạn lậpkế hoạch kiểm toán BCTC tại một số công ty kiểm toán Việt Nam

Trang 4

Chương 1

Cơ sở lý luận của việc đánh giá tính trọng yếu và rủi ro trong lậpkế hoạch kiểm toán BCTC

1.1 Khái quát chung về lập kế hoạch kiểm toán BCTC

1.1.1 Khái niệm lập kế hoạch kiểm toán BCTC

Theo Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 300: Kiểm toán viên và công ty

kiểm toán phải lập kế hoạch kiểm toán để đảm bảo cuộc kiểm toán được tiếnhành một cách có hiệu quả

Kế hoạch chiến lược: Là định hướng cơ bản, nội dung trọng tâm và

phương pháp tiếp cận chung của cuộc kiểm toán do cấp chỉ đạo vạch ra dựatrên hiểu biết về tình hình hoạt động và môi trường kinh doanh của đơn vị đượckiểm toán.

Kế hoạch kiểm toán tổng thể: Là việc cụ thể hoá kế hoạch chiến lược và

phương pháp tiếp cận chi tiết về nội dung, lịch trình và phạm vi dự kiến củacác thủ tục kiểm toán Mục tiêu của việc lập kế hoạch kiểm toán tổng thể là đểcó thể thực hiện công việc kiểm toán một cách có hiệu quả và theo đúng thờigian dự kiến

1.1.2 Ý nghĩa của lập kế hoạch kiểm toán BCTC

Lập kế hoạch kiểm toán là giai đoạn đầu tiên của một cuộc kiểm toán cóvai trò quan trọng, chi phối tới chất lượng và hiệu quả chung của toàn bộ cuộckiểm toán Ý nghĩa của giai đoạn này được thể hiện qua một số điểm sau:

- Kế hoạch kiểm toán giúp kiểm toán viên thu thập đầy đủ các bằng chứngkiểm toán có giá trị, hạn chế được sai sót, giảm thiểu trách nhiệm pháplý, nâng cao hiệu quả công việc và giữ được uy tín nghề nghiệp.

- Giúp kiểm toán viên phối hợp với nhau và với các bộ phận liên quan.

Trang 5

Bảng 1:Trình tự các bước trong lập kế hoạch kiểm toán

Đánh giá tính trọng yếu và rủi ro: Sau khi thu thập những thông tin mang tínhkhách quan về khách hàng, trong bước này, kiểm toán viên sẽ căn cứ vào cácthông tin đã thu thập được để đánh giá, nhận xét nhằm đưa ra một chiến lược, kếhoạch kiểm toán phù hợp.

Chuẩn bị kế hoạch kiểm toán

Thu thập thông tin cơ sở

Thu thập thông tin về nghĩa vụ pháp lý của khách hàng

Đánh giá trọng yếu, rủi ro kiểm toán

Tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ và đánh giá rủi ro kiểm soát

Lập kế hoạch kiểm toán toàn diện và soạn thảo chương trình kiểm toán

Trang 6

1.3 Đánh giá tính trọng yếu và rủi ro trong lập kế hoạch kiểm toán BCTC

1.3.1 Khái niệm trọng yếu

Theo Từ điển Tiếng Việt, “Trọng yếu” chỉ một sự vật, hiện tượng thenchốt, thiết yếu Sự vật, hiện tượng hay địa danh đi kèm với trọng yếu đều mang ýnghĩa quan trọng Trong mỗi lĩnh vực khác nhau, trọng yếu mang một ý nghĩa cụthể riêng.

Trong lĩnh vực đầu tư, vấn đề trọng yếu được xác định ngay từ đầu khiquyết định ngành nghề nào cần được đầu tư, những khâu công việc nào là thenchốt nhằm đảm bảo hiệu quả của vốn đầu tư.

Trong lĩnh vực kế toán, khái niệm “trọng yếu” được nhắc đến là một trongcác nguyên tắc kế toán chung được chấp nhận Nguyên tắc trọng yếu yêu cầu chútrọng đến những vấn đề mang tính thận trọng, quyết định bản chất và nội dungcủa sự vật, sự kiện kinh tế phát sinh, không quan tâm đến những yếu tố có ít tácdụng trong Báo cáo tài chính.

Trong lĩnh vực kiểm toán, khái niệm trọng yếu thường xuyên được nhắcđến, được định nghĩa trong rất nhiều các tài liệu về kiểm toán, đặc biệt là kiểmtoán BCTC.

Văn bản chỉ đạo kiểm toán Quốc tế số 25 (IAG 25), do Liên đoàn kế toán

Quốc tế (IFAC) soạn thảo và công bố, định nghĩa: “Trọng yếu là khái niệm về

tầm cỡ, bản chất của sai phạm (kể cả bỏ sót) thông tin tài chính, hoặc là đơn lẻ,hoặc là từng nhóm, mà trong bối cảnh cụ thể nếu dựa vào các thông tin này đểxét đoán thì sẽ không chính xác hoặc là sẽ rút ra những kết luận sai lầm”.

Chuẩn mực kiểm toán Quốc tế số 320 (VSA 320) về tính trọng yếu trong

kiểm toán đã định nghĩa: “ Thông tin là trọng yếu nếu việc bỏ sót hoặc sai sót

của thông tin đó có thể ảnh hưởng tới quyết định kinh tế của người sử dụngBCTC Tính trọng yếu phụ thuộc vào mức độ quan trọng của các khoản mục haysai sót được đánh giá theo bối cảnh cụ thể tạo ra việc bỏ sót hoặc sai sót đó Vì

Trang 7

thế tính trọng yếu là một ngưỡng hoặc một điểm định tính cơ bản mà một thôngtin hữu ích cần phải có”.

Trong chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 320 (VSA 320): “Tính trọng yếu

trong kiểm toán”, trọng yếu được định nghĩa như sau: “Là thuật ngữ dùng để thể

hiện tầm quan trọng của một thông tin (một số liệu kế toán) trong BCTC Thôngtin được coi là trọng yếu có nghĩa là nếu thiếu thông tin đó hoặc thiếu tính chínhxác của thông tin đó sẽ ảnh hưởng đến các quyết định của người sử dụng BCTC.Mức trọng yếu tùy thuộc vào tầm quan trọng và tính chất của thông tin hay củasai sót được đánh giá trong hoàn cảnh cụ thể Mức độ trọng yếu là một ngưỡng,một điểm chia cắt chứ không phải là nội dung của thông tin cần phải có Tínhtrọng yếu của thông tin phải xem xét trên cả phương diện định lượng và địnhtính”.

Trong cuộc sống và một số lĩnh vực, thông thường khái niệm trọng yếuđược hiểu một cách tương đồng với khái niệm trọng tâm, dùng để thể hiện sựquan trọng, thiết yếu Trọng tâm của một kế hoạch đầu tư hay một chiến lượckinh doanh sẽ bao gồm những vấn đề trọng yếu cần ưu tiên giải quyết Tuy nhiênvề bản chất, hai khái niệm này không hoàn toàn tương đồng với nhau, Trọng yếulà khái niệm liên quan đến bản chất của sự vật, hiện tượng nhiều hơn và mangtính cố hữu nhiều hơn khái niệm trọng tâm Trong lĩnh vực kiểm toán, khái niệmtrọng yếu và trọng tâm kiểm toán thể hiện sự phân biệt khá rõ ràng Khái niệmtrọng tâm kiểm toán thường liên quan đến công việc thực tế của KTV, đó lànhững bước công việc cần thiết và quan trọng mà KTV cần phải chú trọng trongsuốt quá trình tiến hành cuộc kiểm toán Trong khi đó khái niệm trọng yếuthường liên quan trực tiếp đến từng khoản mục, từng phần hành kế toán, cácthông tin tài chính và bản chất cụ thể của từng khoản mục, phần hành, thông tinđó Một khoản mục được đánh giá là trọng yếu khi bản thân nó chứa đựng nhữngsai phạm gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyết định của người sử dụng BCTC.

Trang 8

Khái niệm “Trọng yếu” bao hàm hai mặt liên quan đến nhận thức đốitượng: Quy mô hay tầm cỡ (mặt lượng) và tính hệ trọng (mặt chất) của sai phạmđược đánh giá trong hoàn cảnh cụ thể Khi xem xét đối tượng cần quan tâm tớiquy mô và tính chất của đối tượng Cũng từ đây cho ta một sự phân biệt giữa tínhtrọng yếu và mức trọng yếu Thông thường tính trọng yếu được đề cập sẽ gắnliền với sai phạm Khi đánh giá tính trọng yếu của một sai phạm tức là đánh giásai phạm đó có trọng yếu hay không Đánh giá tính trọng yếu đối với sai phạmcủa nội dung kiểm toán cũng được đánh giá trên hai mặt: Quy mô và tính chất.Còn mức trọng yếu là một yếu tố định lượng, đó là một ngưỡng (sai lệch tối đacó thể chấp nhận được) mà nếu sai phạm vượt quá ngưỡng đó thì sẽ làm ngườiđọc hiểu sai về tình hình tài chính của đơn vị được kiểm toán, ảnh hưởng đếnquyết định của người sử dụng BCTC Mức trọng yếu được xác định bởi KTV vànó sẽ thay đổi tùy thuộc vào từng doanh nghiệp khách hàng cụ thể.

Rõ ràng, khái niệm “Trọng yếu” đã đặt ra yêu cầu xác định nội dung kiểmtoán trên cơ sở không bỏ sót các nghiệp vụ có quy mô lớn và có tính hệ trọng Viphạm nguyên tắc này sẽ tạo ra rủi ro kiểm toán.

1.3.2 Khái niệm rủi ro

Theo định nghĩa chung nhất, rủi ro là khái niệm chỉ khả năng mà một sựkiện không thuận lợi nào đó sẽ xuất hiện Rủi ro được nhắc đến như một sự ámchỉ về một điều không chắc chắn, một hậu quả với những tình huống không thểlường trước được, nó có thể xảy ra, nếu xảy ra có thể không như chúng ta mongđợi, hoặc mang lại kết quả không tốt đẹp Rủi ro ứng với sai lệch giữa dự kiếnvới thực tế Trong lịch sử đã có nhiều quan điểm tranh luận về rủi ro Theo quanđiểm về rủi ro của Pháp, người ta đơn thuần coi rủi ro chỉ liên quan đến các thiệthại – rủi ro không đối xứng Quan điểm của Mỹ thì cho rằng rủi ro liên quan đếncả thiệt hại và may mắn – rủi ro đối xứng Còn sau đây là một số quan điểm

Trang 9

được chọn lọc từ cuốn sách “Bảo hiểm quốc tế, nguyên tắc và thực hành” do Họcviện Hoàng gia Anh xuất bản năm 1993:

- Rủi ro là khả năng xảy ra một số sự kiện không may;- Rủi ro là sự kết hợp các nguy cơ;

- Rủi ro là sự không thể đoán trước một tình huống, một khuynh hướngdẫn đến kết quả thực tế khác với kết quả dự toán;

- Rủi ro là sự không chắc chắn về tổn thất;- Rủi ro là khả năng xảy ra tổn thất;

Những định nghĩa trên là các quan điểm khác nhau, tuy nhiên nghiên cứucác quan điểm này cho thấy giữa chúng có mối liên hệ logic với nhau

Theo định nghĩa của nguyên tắc chỉ đạo kiểm toán quốc tế IAG 25, Trọng

yếu và rủi ro kiểm toán, “rủi ro kiểm toán là những rủi ro mà kiểm toán viên có

thể mắc phải khi đưa ra những nhận xét không xác đáng về các thông tin tàichính và đó là các sai sót nghiêm trọng”.

Những nhận xét không xác đáng chủ yếu theo hướng kiểm toán viên sẽ kếtluận là các BCTC được trình bày trung thực và hợp lý, do đó công bố một ý kiếnchấp nhận hoàn toàn trong khi chúng bị sai sót trọng yếu Rủi ro kiểm toán gắnliền với rủi ro kinh doanh, rủi ro mà kiểm toán viên sẽ phải chịu thiệt hại vì mốiquan hệ với khách hàng, đặc biệt trong trường hợp các báo cáo kiểm toán cungcấp cho khách hàng là sai Do vậy để giới hạn rủi ro kinh doanh, kiểm toán viênphải kiểm soát chặt chẽ rủi ro kiểm toán.

1.3.3 Mối quan hệ giữa trọng yếu và rủi ro kiểm toán và ảnh hưởng của nóđến phương pháp kiểm toán trong lập kế hoạch kiểm toán BCTC

Trọng yếu và rủi ro có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, VSA 320 “Tính

trọng yếu trong kiểm toán” đã quy định: “Khi tiến hành một cuộc kiểm toán,

KTV phải quan tâm đến tính trọng yếu của thông tin và mối quan hệ của nó vớirủi ro kiểm toán”.

Trang 10

Trong một cuộc kiểm toán, mức trọng yếu và rủi ro kiểm toán có mối quanhệ tỉ lệ nghịch với nhau: mức trọng yếu càng cao thì rủi ro kiểm toán càng thấpvà ngược lại Mức trọng yếu càng cao thì rủi ro kiểm toán càng phải thấp xuốngvì khi giá trị của sai sót càng cao, mức độ ảnh hưởng càng lớn thì khả năng bỏqua sai sót đó phải giảm xuống, do đó rủi ro kiểm toán sẽ thấp Còn khi mứctrọng yếu không cao, KTV có thể chấp nhận một mức rủi ro kiểm toán cao hơnmà không gây ra những ảnh hưởng lớn Mối quan hệ này có ý nghĩa quan trọngtrong việc xác định nội dung, phạm vi, thời gian của các thủ tục kiểm toán thíchhợp.

Khi lập kế hoạch kiểm toán, nếu KTV xác định mức trọng yếu chấp nhậnđược là thấp thì rủi ro kiểm toán sẽ tăng lên Khi đó, KTV có thể:

- Giảm mức độ rủi ro kiểm soát đã được đánh giá bằng cách mở rộng hoặcthực hiện thêm thử nghiệm kiểm soát để chứng minh cho việc giảm rủi rokiểm soát; hoặc

- Giảm rủi ro phát hiện bằng cách sửa đổi lại nội dung, lịch trình và phạmvi của những thủ tục kiểm tra chi tiết đã dự kiến.

1.3.4 Bản chất đánh giá trọng yếu và rủi ro kiểm toán trong lập kế hoạchkiểm toán BCTC

1.3.4.1 Bản chất đánh giá trọng yếu trong lập kế hoạch kiểm toán BCTC

Tính trọng yếu có ý nghĩa rất quan trọng đối với việc lập kế hoạch kiểm

toán BCTC SAS 47 đã quy định: “KTV nên xem xét rủi ro kiểm toán và vấn đề

trọng yếu trước khi lập kế hoạch”

Trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán, KTV phải đánh giá mức độ trọngyếu để ước tính mức độ sai sót của BCTC có thể chấp nhận được, xác định phạmvi của cuộc kiểm toán và đánh giá ảnh hưởng của các sai sót lên BCTC để từ đóxác định bản chất, thời gian và phạm vi thực hiện các thử nghiệm kiểm toán.

Trang 11

ISA 320 “Tính trọng yếu trong kiểm toán” quy định: “Khi lập kế hoạch

kiểm toán, KTV phải xem xét đến các nhân tố có thể làm phát sinh những sai sóttrọng yếu trong BCTC Đánh giá của KTV về mức trọng yếu liên quan đến số dưcác tài khoản và các loại giao dịch chủ yếu sẽ giúp KTV xác định được cáckhoản mục cần được kiểm tra và quyết định nên áp dụng thủ tục chọn mẫu haythủ tục phân tích Việc đánh giá mức trọng yếu liên quan đến số dư các tàikhoản và các loại giao dịch chủ yếu sẽ giúp KTV lựa chọn được những thủ tụckiểm toán thích hợp và việc kết hợp các thủ tục kiểm toán thích hợp đó với nhausẽ làm giảm được rủi ro kiểm toán tới mức có thể chấp nhận được”

VSA 300 “Lập kế hoạch kiểm toán” cũng quy định trong giai đoạn lập kếhoạch kiểm toán tổng thể KTV phải “xác định những vùng kiểm toán trọng yếuvà xác định mức độ trọng yếu cho từng mục tiêu kiểm toán”.

Ở thời điểm lập kế hoạch kiểm toán ban đầu, kết quả đánh giá mức trọngyếu và rủi ro kiểm toán của KTV có thể khác với kết quả đánh giá ở các thờiđiểm khác nhau trong quá trình kiểm toán Sự khác nhau này là do sự thay đổitình hình thực tế hoặc sự thay đổi về sự hiểu biết của KTV về đơn vị được kiểmtoán dựa trên kết quả kiểm toán đã thu thập được, như: trường hợp lập kế hoạchkiểm toán trước khi kết thúc năm tài chính, KTV đã đánh giá mức trọng yếu vàrủi ro kiểm toán căn cứ trên dự tính trước kết quả hoạt động và tình hình tàichính của doanh nghiệp Nếu tình hình tài chính thực tế và kết quả hoạt động củadoanh nghiệp có sự khác biệt đáng kể so với dự tính, thì việc đánh giá mức trọngyếu và rủi ro kiểm toán sẽ có những thay đổi.

Như vậy, KTV cần có một sự hiểu biết đầy đủ về cách đánh giá và vậndụng tính trọng yếu Việc đánh giá trọng yếu là một công việc xét đoán mangtính nghề nghiệp của KTV Để có thể đánh giá tính trọng yếu, KTV cần nhậnthức được cả hai mặt định lượng (giá trị, quy mô) và định tính (chất lượng) củathông tin mang tính trọng yếu.

Trang 12

Xét trên khía cạnh định lượng, thông tin được coi là trọng yếu khi sai lệchtrên BCTC đạt đến một giá trị nhất định có thể làm thay đổi quyết định củangười sử dụng BCTC.

Xét trên khía cạnh định tính, các sai phạm dù nhỏ nhưng có thể làm nảysinh các vấn đề liên quan có tác động dây chuyền, ảnh hưởng nghiêm trọng đếnmức độ hợp lý và mức độ tin cậy của BCTC Sự phản ánh thông tin đúng đắnhay không xác đáng của đơn vị có thể làm cho người sử dụng BCTC hiểu sai vềbản chất thông tin của đơn vị.

Khi xem xét tính trọng yếu cần quan tâm tới vấn đề trọng yếu ở mức tổngthể BCTC và trong mối quan hệ với các số dư tài khoản trên BCTC Việc xétđoán tính trọng yếu có thể chịu tác động bởi các yếu tố như các yêu cầu của phápluật, các quy định dưới luật, tác động của các bên quan tâm về các vấn đề liênquan đến số dư, khoản mục cá biệt của BCTC, và các mối liên hệ giữa các khoảnmục đó Những yếu tố này tạo ra mức trọng yếu khác nhau tùy thuộc vào đốitượng được kiểm toán Do đó đánh giá mức trọng yếu là vấn đề rất khó và phụthuộc vào sự xét đoán nghề nghiệp của mỗi KTV trên cả quy mô (mặt lượng) vàtính hệ trọng (mặt chất) của sai phạm.

Về quy mô, tính trọng yếu được xem xét trên hai góc độ: quy mô tuyệtđối và quy mô tương đối Quy mô tuyệt đối là một con số tuyệt đối thể hiện mứcquan trọng mà không cần nhắc thêm bất kỳ một yếu tố nào khác Trong thực tếrất khó ấn định một con số cụ thể cho những nội dung kiểm toán, nhất là khi nộidung đó có những sai phạm tiềm ẩn Có thể quan niệm “một triệu USD hoặc mộtcon số lớn hơn thì luôn coi là con số trọng yếu mà không cần quan tâm tới yếu tốnào khác” Tuy nhiên một sai số quy mô nhất định có thể là trọng yếu đối vớimột công ty nhỏ, trong khi cũng cùng sai số đó sẽ không trọng yếu với một côngty lớn hơn Vì thế, quy mô tuyệt đối thường chỉ sử dụng trong quá trình xem xét,phát hiện, ít được sử dụng trong đánh giá Quy mô tương đối là mối tương quan

Trang 13

giữa đối tượng cần đánh giá với một só gốc Số gốc được xác định tùy thuộc vàonhững tình huống cụ thể

Bên cạnh việc xem xét riêng biệt quy mô quy mô tuyệt đối và quy môtương đối còn phải cân nhắc cả ảnh hưởng lũy kế của đối tượng đang xem xét: cónhững sai phạm nếu xét riêng biệt, chúng không đủ mức trọng yếu do quy mônhỏ Tuy nhiên nếu cộng dồn tất cả những sai phạm đó sẽ thấy sự liên quan vàtính hệ thống của sai phạm, khi đó sẽ thấy tính trọng yếu của chúng Quy môtrọng yếu được xác định tùy thuộc vào đối tượng kiểm toán cụ thể (Báo cáo tàichính hay từng khoản mục, chu trình) và khách thể kiểm toán (có quy mô khácnhau)…khi đó quy mô của các khoản mục, nghiệp vụ không chỉ được đánh giábằng con số tuyệt đối mà phải đặt trong tương quan với toàn bộ đối tượng kiểmtoán Mặt khác, việc đánh giá tùy thuộc vào điều kiện cụ thể để xem xét riêngbiệt hay cộng dồn các khoản mục, nghiệp vụ.

Về mặt chất, khái niệm trọng yếu gắn với tính hệ trọng của vấn đề xemxét Xem xét mặt định tính chỉ cần thiết khi nó ảnh hưởng đến bản chất củakhoản mục hay vấn đề đang được đánh giá Muốn đánh giá đúng về trọng yếu,KTV cần xem xét đến bản chất của khoản mục, nghiệp vụ và sai phạm đối vớikhoản mục, nghiệp vụ Với cùng một quy mô tiền tệ, các gian lận thường đượcđược chú trọng hơn sai sót bởi các gian lận thường làm người ta nghĩ tới tínhtrung thực và độ tin cậy của Ban Giám đốc và những người có liên quan Do đó,một hành vi gian lận luôn được coi là trọng yếu bất kể quy mô của gian lận làbao nhiêu.

1.3.4.2 Bản chất đánh giá rủi ro kiểm toán trong lập kế hoạch kiểm toánBCTC

Trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán, KTV cần đánh giá tổng thể rủiro kiểm toán căn cứ vào hiểu biết của KTV về đặc điểm kinh doanh của kháchhàng cũng như tìm hiểu về ngành nghề, quản lý môi trường kiểm soát và hoạt

Trang 14

động Sự đánh giá như vậy cung cấp thông tin sơ bộ về chiến lược chung đối vớihợp đồng kiểm toán, nhân sự cần thiết cho nhóm kiểm toán, thời gian kiểm toánvà khuôn khổ đánh giá rủi ro kiểm toán cũng như mức trọng yếu áp dụng ở từnggiai đoạn từng loại nghiệp vụ và từng số dư tài khoản và cuối cùng là thiết kế cácthủ tục kiểm toán thích hợp cho các khoản mục trên BCTC.

1.3.4.3 Vai trò của đánh giá trọng yếu và rủi ro kiểm toán trong lập kế hoạchkiểm toán BCTC.

VSA số 300 “ Lập kế hoạch kiểm toán” cho thấy rõ vai trò của việc xácđịnh trọng yếu và rủi ro kiểm toán trong quá trình lập kế hoạch: “Kế hoạch kiểmtoán phải được lập một cách thích hợp nhằm đảm bảo bao quát hết các khía cạnhtrọng yếu của cuộc kiểm toán; phát hiện gian lận, rủi ro và những vấn đề tiềm ẩn,và đảm bảo cuộc kiểm toán được hoàn thành đúng thời hạn”

ISA số 320 quy định: “Khi lập kế hoạch kiểm toán, chuyên gia kiểmtoán phải cân nhắc xem những nhân tố có thể làm phát sinh những sai sót trọngyếu trong BCTC Đánh giá của chuyên gia kiểm toán về mức độ trọng yếu, liênquan đến số dư tài khoản cụ thể và các loại nghiệp vụ giúp họ xác định đượckhoản mục nào cần kiểm tra và nên sử dụng phương pháp chọn mẫu hay sử dụngcác thủ tục phân tích Điều này giúp chuyên gia kiểm toán lựa chọn những thủtục kiểm toán, kết hợp những thủ tục kiểm toán đó lại với nhau có thể sẽ giảmđược rủi ro kiểm toán tới một mức có thể chấp nhận được.

1.3.5 Quy trình đánh giá trọng yếu và rủi ro trong lập kế hoạch kiểm toánBCTC

1.3.5.1 Quy trình đánh giá trọng yếu trong lập kế hoạch kiểm toán BCTC

Trong giai đoạn lập kế hoạch, kiểm toán viên phải đánh giá mức độtrọng yếu để ước tính mức độ sai sót của BCTC có thể chấp nhận được, xác địnhphạm vi của cuộc kiểm toán và đánh giá ảnh hưởng của các sai sót lên BCTC đểtừ đó xác định bản chất, thời gian và phạm vi các khảo sát (thử nghiệm) kiểm

Trang 15

toán Ở đây, KTV cần đánh giá mức trọng yếu cho toàn bộ BCTC và phân bổmức đánh giá đó cho từng khoản mục trên BCTC.

1.3.5.1.1 Ước lượng ban đầu về tính trọng yếu:

Mức ước lượng ban đầu về tính trọng yếu và lượng tối đa mà kiểm toánviên tin rằng ở mức đó các BCTC có thể bị sai nhưng vẫn chưa ảnh hưởng đếncác quyết định của người sử dụng hay nói cách khác đó là những sai sót có thểchấp nhận được đối với toàn bộ BCTC.

Việc ước lượng ban đầu về tính trọng yếu giúp cho kiểm toán viên lập kếhoạch thu thập bằng chứng kiểm toán thích hợp Cụ thể là nếu các kiểm toánviên ước lượng mức trọng yếu càng thấp, tức là độ chính xác của các số liệu trênBCTC càng cao, thì số lượng bằng chứng phải thu thập càng nhiều và ngược lại Việc ước lượng ban đầu về tính trọng yếu là một việc làm mang tính chấtxét đoán nghề nghiệp của kiểm toán viên Do đó ước lượng ban đầu về tính trọngyếu không cố định mà có thể thay đổi trong suốt cuộc kiểm toán nếu kiểm toánviên thấy rằng mức ước lượng ban đầu là quá cao hoặc quá thấp hoặc một trongcác nhân tố dùng để xác định mức ước lượng ban đầu về tính trọng yếu bị thayđổi.

Khi xây dựng mức ước lượng ban đầu về tính trọng yếu, kiểm toán viêncần lưu ý những yếu tố ảnh hưởng sau:

 Tính trọng yếu là một khái niệm tương đối hơn là một đối tượng tuyệt đối,gắn liền với quy mô của công ty khách hàng Một sai sót với một quy mônhất định có thể là trọng yếu với một công ty nhỏ nhưng không trọng yếuđối với một công ty lớn hơn Do vậy việc xác định chỉ dẫn một mức giá trịcụ thể bằng tiền cho sự ước lượng ban đầu về tính trọng yếu áp dụng chotất cả các khách hàng là một điều không thể làm được.

 Yếu tố định lượng của tính trọng yếu: Quy mô sai sót là một yếu tố quantrọng để xem xét liệu có yếu tố sai sót có trọng yếu hay không Tuy nhiên do

Trang 16

trọng yếu mang tính chất tương đối nên việc có được các cơ sở để quyếtđịnh xem một quy mô của một sai phạm nào có là trọng yếu hay không làmột điều cần thiết Thu nhập thuần trước thuế, tài sản lưu động, tổng vốn dàihạn, nợ ngắn hạn… thường được dùng làm cơ sở đánh giá tính trọng yếutrong đó thu nhập thuần trước thuế thường là cơ sở quan trọng nhất vì nóđược xem như một khoản mục thông tin then chốt đối với người sử dụng. Yếu tố định tính của trọng yếu: Trong thực tế để đánh giá một sai sót làtrọng yếu hay không, kiểm toán viên phải xem xét đánh giá cả về mặt giá trị(số lượng) và bản chất (chất lượng) của sai sót đó Một gian lận luôn được coilà trọng yếu bất kể quy mô của nó là bao nhiêu.

 Những yếu tố chất lượng cần phải được xem xét khi tiến hành ước lượngban đầu về tính trọng yếu.

 Các gian lận thường được xem là quan trọng hơn các sai sót với một quymô tiền tệ bởi các gian lận thường làm người ta nghĩ tới tính trung thực và độtin cậy của Ban giám đốc hay những người có liên quan.

 Các sai sót có quy mô nhỏ nhưng lại gây ra tác động dây truyền làm ảnhhưởng nghiêm trọng đến thông tin trên BCTC thì luôn được xem là sai sóttrọng yếu Đây là sai phạm có tính chất hệ thống.

 Các sai sót làm ảnh hưởng đến thu nhập thì luôn là sai phạm trọng yếu Vídụ: Một sai sót khiến cho một khoản lỗ được báo cáo thành một khoản lãi thìluôn được coi là một sai phạm trọng yếu bất kể quy mô của sai sót này là baonhiêu.

1.3.5.1.2 Phân bổ ước lượng ban đầu về tính trọng yếu cho các khoản mục:

Sau khi kiểm toán viên đã có những ước lượng ban đầu về tính trọng yếucho toàn bộ BCTC, kiểm toán viên cần phân bổ mức ước lượng này cho từngkhoản mục trên BCTC Đó chính là sai số có thể chấp nhận được đối với từngkhoản mục.

Ngày đăng: 17/11/2012, 16:57

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1:Trình tự các bước trong lập kế hoạch kiểm toán - Đánh giá trọng yếu và rủi ro kiểm toán trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán Báo cáo tài chính .doc
Bảng 1 Trình tự các bước trong lập kế hoạch kiểm toán (Trang 4)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w