1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Rủi ro kiểm toán và thực trạng đánh giá rủi ro kiểm toán tại Việt Nam trong kiểm toán báo cáo tài chính.DOC

37 3,4K 49
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 37
Dung lượng 179 KB

Nội dung

Rủi ro kiểm toán và thực trạng đánh giá rủi ro kiểm toán tại Việt Nam trong kiểm toán báo cáo tài chính

Trang 1

Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel (: 0918.775.368

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 1

PHẦN I: CƠ SỞ LÝ LUẬN KIỂM TOÁN VÀ RỦI RO KIỂM TOÁN 3

1.1 Khái quát chung về hoạt động kiểm toán báo cáo tài chính trong nền kinh tế thị trường 3

1.2 Lý luận chung về rủi ro kiểm toán 4

1.3 Phân loại rủi ro kiểm toán và tầm quan trọng cuả việc đánh giá rủi ro kiểm toán trong báo cáo tài chính 5

1.4 Đánh giá rủi ro kiểm toán trong kiểm toán báo cáo tài chính và mô hình phân tích 6

1.4.1 Các loại hình rủi ro kiểm toán 6

1.4.2 Mô hình rủi ro kiểm toán 7

1.5 Mối quan hệ giữa rủi ro kiểm toán và trọng yếu 9

1.6 Kinh nghiệm thế giới trong công tác đánh giá rủi ro kiểm toán 10

PHẦN II THỰC TRẠNG ĐÁNH GIÁ RỦI RO KIỂM TOÁN TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI VIỆT NAM 13

2.1 Quá trình phát triển của hoạt động kiểm toán trong kiểm toán báo cáo tài chính tại Việt Nam 13

2.2 Thực trạng quy trình đánh giá rủi ro kiểm toán trong kiểm toán báo cáo tài chính tại Việt Nam hiện nay 14

2.2.1 Đánh giá rủi ro kiểm toán mong muốn 15

2.2.2 Đánh giá rủi ro tiềm tàng 16

2.2.3 Đánh giá rủi ro kiểm soát 20

2.2.4 Đánh giá rủi ro phát hiện 26

PHẦN III NHẬN XÉT VÀ Ý KIẾN HOÀN THIỆN QUY TRÌNH ĐÁNH GIÁ RỦI RO TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI VIỆT NAM 29

3.1 Đánh giá chung về quy trình đánh giá rủi ro kiểm toán trong báo cáo tài chính tại Việt Nam 29

3.1.1 Ưu diểm 30

3.1.2 Nhược diểm 31

3.2 Ý kiến nhằm hoàn thiện quy trình đánh giá rủi ro trong kiểm toán báo cáo tài chính tại Việt Nam 32

KẾT LUẬN 35

DANH MỤC CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO 36

Trang 2

LỜI MỞ ĐẦU

Tháng 11 năm 2006 Việt Nam đã chính thức là thành viên thứ 150 của tổchức thương mại thế giới WTO Có thể nói đây là mốc đánh dấu sự thay đổi lớntrong tiến trình phát triển nền kinh tế của Việt Nam Bên cạnh sự kiện này, sựphát triển, mở rộng theo hướng đa dạng hóa, đa phương hóa của nền kinh tế thịtrường đã tạo ra nhiều cơ hội lớn cho các cá nhân, tổ chức kinh tế tại Việt Nam,đồng thời thì việc phải đối mặt với những rủi ro thách thức là điều không thểtránh khỏi Sự hình thành và lớn mạnh của các doanh nghiệp trong và ngoàinước trong một môi trường kinh doanh nhiều rủi ro tạo nên nhiều kênh thông tintài chính khác nhau Những người sử dụng thông tin tài chính để đánh giá tìnhhình kinh doanh của các tổ chức kinh tế ngày càng nhiều và đa dạng Yêu cầu vềtính chính xác và kịp thời của những thông tin tài chính cũng ngày càng tăng.Trong xu thế phát triển tất yếu đó có thể nói rằng, dịch vụ kiểm toán là dịch vụ

có uy tín hàng đầu trong việc thẩm định thông tin tài chính doanh nghiệp Nhữngngười quan tâm đến tình hình tài chính doanh nghiệp coi báo cáo kiểm toán là ýkiến cuối cùng trong việc thẩm định, xác minh tính trung thực, hợp lý của cácbáo cáo tài chính

Tuy nhiên, sự phức tạp của môi trường kinh doanh, yêu cầu đòi hỏi ngàycàng cao trong việc cung cấp dịch vụ kiểm toán trong thời gian vừa qua, đã đặt

ra nhiều thử thách đối với các công ty kiểm toán Thực tế cho thấy rằng, đã cónhiều tranh chấp xảy ra giữa công ty kiểm toán với khách hàng hay những vớingười sử dụng báo cáo kiểm toán của kiểm toán viên để ra quyết định Nói mộtcách khác, khi đó dịch vụ kiểm toán đã không cung cấp được dịch vụ có chấtlượng trong việc thẩm định thông tin tài chính doanh nghiệp Điều này dẫn tớilàm giảm uy tín của công ty kiểm toán và gây thiệt hại đối với những người sử

Trang 3

dụng báo cáo kiểm toán

Bất cứ nghành nào cũng chứa đựng những yếu tố rủi ro, không mong muốn.Hoạt động trong lĩnh vực kiểm toán cũng không nằm ngoài quy luật đó Chính vìvậy việc nghiên cứu các yếu tố rủi ro trong kiểm toán nói chung và kiểm toán tàichính nói riêng là việc không thể thiếu trong bất kỳ cuộc kiểm toán nào Với tầm

quan trọng như vậy, em đã lựa chọn nghiên cứu đề tài “Rủi ro kiểm toán và

thực trạng đánh giá rủi ro kiểm toán tại Việt Nam trong kiểm toán báo cáo tài chính” với mục đích vận dụng, bổ sung những kiến thức liên quan đến vấn đề

rủi ro kiểm toán

Trên cơ sở những kiến thức đã học cùng việc nghiên cứu các tài liệu thuthập được, với sự hướng dẫn nhiệt tình giúp đỡ của cô giáo Thạc sĩ Nguyễn Thị

Mỹ trong quá trình em làm đề án môm học Nội dung của đề án gồm hai chương:

I Cơ sở lý luận Kiểm toán và rủi ro kiểm toán

II Thực trạng đánh giá rủi ro kiểm toán trong kiểm toán báo cáo tài chính

III Nhận xét và ý kiến hoàn thiện quy trình đánh giá rủi ro trong kiểm

toán báo cáo tào chính tại Việt Nam

Trang 4

PHẦN I: CƠ SỞ LÝ LUẬN KIỂM TOÁN VÀ RỦI RO KIỂM TOÁN 1.1 Khái quát chung về hoạt động kiểm toán báo cáo tài chính trong nền kinh tế thị trường

Khái niệm: Kiểm toán là xác minh và bày tỏ ý kiến về thực trạng hoạt động tài

chính bằng hệ thống phương pháp kỹ thuật của kiểm toán chứng từ và ngoàichứng từ do các kiểm toán viên có trình độ tương xứng thực hiện trên cơ sở hệthống pháp lý có hiệu lực

Các yếu tố chính trong khái niệm Kiểm toán

Chủ thể Kiểm toán : Chủ thể Kiểm toán là các chuyên gia độc lập và có thẩm

quyền Giữa các KTV và các nhà quản lý trong công ty không có mối quan hệthân thiết với nhau KTV cần phải giải quyết mâu thuẫn một cách thành thực,không lẫn trốn trách nhiệm của mình trước các cổ đông , phải độc lập về kinh tếcũng như độc lập về hoạt động nghiệp vụ KTV hoạt động theo quy định củapháp luật và được pháp luật bảo hộ và chịu trách nhiệm trước pháp luật

Phương pháp Kiểm toán : Thu thập và đánh giá các bằng chứng Bằng chứng

là thông tin mà KTV sử dụng để xác định xem liệu thông tin đang được kiểmtoán có được trình bày phù hợp với các chuẩn mực hay không

Khách thể Kiểm toán : Khách thể Kiểm toán là các tổ chức, đơn vị, cá nhân…

nơi có những thông tin cần kiểm toán Tùy từng loại kiểm toán mà khách thểkiểm toán có sự khác nhau Tổ chức kinh tế có thể là tổ chức pháp nhân như mộtDNNN, một công ty cổ phần, một công ty liên doanh, doanh nghiệp tư nhân…Trong một số trường hợp đặc biệt tổ chức được xác định là một phân xưởng, cửahàng hoặc thậm chí là một cá nhân

Thời gian kiểm toán thường là 1 năm tuy nhiên cũng có trường hợp kiểm toán 1

Trang 5

kỳ, 1 quý, 1 tháng hoặc là vài năm và trong một số trường hợp là thời gian tồn tạicủa tổ chức đó.

Căn cứ Kiểm toán : Căn cứ thực hiện Kiểm toán đó là các chuẩn mực kiểm

toán đã được thiết lập Còn căn cứ để đánh giá đối tượng kiểm toán được chọn

và sử dụng tùy theo mục tiêu của kiểm toán

Báo cáo Kiểm toán :Đây là khâu cuối cùng của quá trình kiểm toán Tùy theo

mục đích, tính chất của cuộc kiểm toán mà báo cáo kiểm toán đi từ báo cáo đơngiản đến phức tạp Nội dung báo cáo kiểm toán phải thông tin cho người sử dụngthông tin về mức độ phù hợp giữa thông tin số lượng và chuẩn mực đã được thiếtlập

1.2 Lý luận chung về rủi ro kiểm toán

Có thể nói rằng, đối tượng chính và chủ yếu của kiểm toán tài chính là cácbảng khai tài chính, cụ thể là các báo cáo tài chính Trên thực tế, các báo cáo tài

chính luôn luôn chứa đựng khả năng có gian lận và sai sót Theo Bản công bố về

chuẩn mực Kiểm toán số 53 (SAS 53), yêu cầu kiểm toán viên phải hiểu và nắm

bắt, phát hiện và đánh giá khả năng xảy ra của những gian lận và sai sót, cùngvới việc xác định các phương pháp kiểm toán thích hợp, lập kế hoạch và giámsát việc thực hiện kế hoạch một cách thích đáng để đảm bảo đạt được các mụctiêu kiểm toán đã đề ra Tuy nhiên, không phải bất cứ khi nào, kiểm toán viêncũng có thể phát hiện được tất cả các gian lận và sai sót trọng yếu trong các báocáo tài chính Điều này tất yếu sẽ dẫn tới việc đưa ra ý kiến sai lệch về thông tintrên các báo cáo tài chính của kiểm toán viên Đây chính là rủi ro mà kiểm toán

viên gặp phải trong việc thực hiện công việc của mình Nói một cách khác, rủi

ro kiểm toán chính là khả năng kiểm toán viên đưa ra ý kiến không phù hợp về các báo cáo tài chính do các báo cáo tài chính này vẫn chứa đựng những sai sót

Trang 6

trọng yếu.

Theo Chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam số 400 (VSA 400) về Đánh giá rủi

ro và kiểm soát nội bộ: “Kiểm toán viên phải có đủ hiểu biết về hệ thống kế toán

và hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng để có thể lập kế hoạch kiểm toántổng thể và chương trình kiểm toán thích hợp, có hiệu quả Kiểm toán viên phải

sử dụng khả năng xét đoán chuyên môn của mình để đánh giá rủi ro kiểm toán

và xác định các thủ tục kiểm toán nhằm giảm rủi ro kiểm toán thấp xuống tớimức có thể chấp nhận được” Như vậy, công việc đánh giá rủi ro kiểm toánkhông chỉ là việc cần thiết trong kiểm toán tài chính nói riêng và kiểm toán nóichung mà đây còn là quy định, công việc bắt buộc phải thực hiện trong khi lập

kế hoạch kiểm toán

1.3 Phân loại rủi ro kiểm toán và tầm quan trọng cuả việc đánh giá rủi ro kiểm toán trong báo cáo tài chính

Việc đánh giá rủi ro kiểm toán sẽ giúp cho kiểm toán viên có thể đưa ra ýkiến một cách xác đáng về các thông tin trên các báo cáo tài chính Sở dĩ rủi rokiểm toán là vấn đề mà kiểm toán viên và công ty kiểm toán đều phải đối mặt là

do một số nguyên nhân sau:

Thứ nhất, do phạm vi của đối tượng kiểm toán tài chính rất rộng Đó là toàn

bộ các yếu tố liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của khách thể kiểmtoán Chính vì thế, phương pháp mà kiểm toán viên sử dụng chủ yếu để thu thậpbằng chứng trong kiểm toán tài chính là phương pháp chọn mẫu Quá trình nàythông qua việc lựa chọn một số mẫu và dựa trên kết quả đánh giá những mẫuđược chọn đó để đưa ra kết luận cho toàn bộ tổng thể Do vậy mà luôn có khảnăng đưa ra kết luận sai do mẫu được chọn không phải là mẫu đại diện

Thứ hai, bất kỳ cuộc kiểm toán tài chính nào cũng bị giới hạn bởi các yếu tố

Trang 7

như thời gian, chi phí, giới hạn vè nguồn lực, quản lý hay giới hạn từ phía kháchthể kiểm toán Kiểm toán viên và công ty kiểm toán không thể kiểm tra toàn diệntrên tất cả các khoản mục, nghiệp vụ và chu trình liên quan đến đối tượng kiểmtoán.

Thứ ba, rủi ro kiểm toán liên quan đến rủi ro kinh doanh Các doanh nghiệp

đều phải đối mặt với rủi ro kinh doanh Rủi ro kiểm toán là một rủi ro kinhdoanh mà các công ty kiểm toán phải xem xét đến trong khi thực hiện cung cấpdịch vụ kiểm toán

Như vậy, xuất phát từ những nguyên nhân trên, chúng ta có thể thấy đượctầm quan trọng của công tác đánh giá rủi ro kiểm toán trong quá trình kiểm toán.Đánh giá rủi ro kiểm toán tốt sẽ giúp cho kiểm toán viên xây dựng được các thủtục kiểm toán và lập kế hoạch kiểm toán phù hợp, đảm bảo thu thập được đầy đủcác bằng chứng đáng tin cậy để đưa ra ý kiến về các bảng khai tài chính

1.4 Đánh giá rủi ro kiểm toán trong kiểm toán báo cáo tài chính và mô hình phân tích

1.4.1 Các loại hình rủi ro kiểm toán

Rủi ro kiểm toán (Audit Risk – AR) có giá trị từ 0 đến 1 Rủi ro kiểm toánbằng 0 nếu các báo cáo tài chính không tồn tại bất kỳ một sai sót trọng yếu nào.Ngược lại, nếu các sai sót trên các báo cáo tài chính đều là sai sót trọng yếu, rủi

ro kiểm toán sẽ bằng 1 Nhưng trên thực tế, rủi ro kiểm toán luôn luôn lớn hơn 0.Điều này có nghĩa là, rủi ro kiểm toán xuất phát từ cả giới hạn về phía kế toán vàkiểm toán Hay nói một cách khác, ta có thể chia rủi ro kiểm toán thành haiphần: rủi ro kiểm toán do tồn tại các sai phạm trọng yếu trên các báo cáo tàichính chưa được kiểm toán, và rủi ro kiểm toán do tồn tại các sai sót trọng yếukhông được phát hiện bởi kiểm toán viên Rủi ro kiểm toán liên quan tới các sai

Trang 8

sót trọng yếu trên các báo cáo tài chính chưa được kiểm toán lại được phân chiathành: rủi ro tiềm tàng và rủi ro phát hiện.

Tóm lại, rủi ro kiểm toán gồm ba thành phần sau:

Một là, rủi ro tiềm tàng ( Inherent Risk – IR): là rủi ro tiềm ẩn, vốn có do

khả năng từng nghiệp vụ, từng khoản mục trong báo cáo tài chính chứa đựngnhững sai sót trong yếu khi tính riêng rẽ hoặc tính gộp, mặc dù có hay không có

hệ thống kiểm soát nội bộ

Hai là, rủi ro kiểm soát (Control Risk – CR): là khả năng hệ thống kiểm

soát nội bộ của đơn vị kiểm toán không phát hiện, ngăn ngừa và sửa chữa kịpthời các sai phạm trọng yếu

Ba là, rủi ro phát hiện (Detect Risk – DR): là rủi ro xảy ra khi kiểm toán

viên và công ty kiểm toán không phát hiện được các sai sót trọng yếu trong cácbáo cáo tài chính do áp dụng sai các thủ tục kiểm toán

Trong ba loại hình rủi ro kiểm toán trên, kiểm toán viên không tạo ra vàcũng không thể kiểm soát được mà chỉ có thể đánh giá đối với rủi ro tiềm tàng vàrủi ro kiểm soát

1.4.2 Mô hình rủi ro kiểm toán

Kiểm toán viên và công ty kiểm toán luôn mong muốn đạt được mức rủi rokiểm toán thấp Vậy thì làm thế nào để có thể đạt được mức rủi ro kiểm toánmong muốn trong khi không kiểm soát được rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát?Trên thực tế, kiểm toán viên vẫn có thể giảm được rủi ro kiểm toán dựa trênđánh giá hai loại rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát, sau đó điều chỉnh rủi rophát hiện Mối quan hệ giữa ba loại hình rủi ro này được thể hiện qua phươngtrình sau, được gọi là mô hình rủi ro kiểm toán:

AR = IR x CR x DR

Trang 9

Dựa vào mô hình trên ta có:

DR = AR/(IR x CR)

Như vây, rủi ro phát hiện phụ thuộc vào rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát.Việc đánh giá rủi ro phát hiện sẽ được thực hiện sau khi kiểm toán viên đánh giárủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát Mô hình rủi ro cũng cho thấy yêu cầu banđầu về việc thu thập các bằng chứng kiểm toán Cụ thể, để đạt mức rủi ro kiểmtoán mong muốn, nếu rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát được đánh giá càngcao thì mức rủi ro phát hiện càng thấp, khi đó số lượng bằng chứng cần kiểmtoán viên thu thập sẽ giảm đi Ngược lại, nếu rủi ro phát hiện càng cao thì kiểmtoán viên càng cần phải thu thập nhiều bằng chứng hơn

Hạn chế của việc sử dụng mô hình rủi ro kiểm toán

Có hai hạn chế trong việc sử dụng mô hình đánh giá rủi ro kiểm toán Một

là, dù kiểm toán viên có nỗ lực cao nhất trong việc lập kế hoạch, những đánh giá

về rủi ro kiểm toán mong muốn và rủi ro kiểm soát vẫn có tính chủ quan cao vàchỉ xấp xỉ bằng thực tế nhất Ví dụ, giả sử kiểm toán viên đánh giá quá trìnhkiểm soát nội bộ và các rủi ro cố hữu thấp hơn mức đáng lẽ phải có nếu tất cảcác sai sót đều được biết, rủi ro phát hiện do đó sẽ phải cao mức có thể chấpnhận được và số bằng chứng dự kiến sẽ thấp hơn Để giải quyết vấn đề này, hầuhết kiểm toán viên đều bảo thủ trong cách đánh giá của họ hoặc sử dụng mứcđánh giá khái quát và chủ quan như mức rủi ro “thấp”, “trung bình” hoặc “cao”.Hai là, mô hình rủi ro kiểm toán là mô hình rủi ro kế hoạch, do đó nó bị hạnchế trong việc sử dụng để đánh giá các kết quả kiểm toán Một khi các mức rủi

ro đã được đánh giá và theo đó kế hoạch kiểm toán được xây dựng, các thànhphần của kế hoạch đối với rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát sẽ không đượcthay thế dựa trên các bằng chứng kiểm toán đã thu thập Nếu các bằng chứngkiểm toán chỉ rõ các sai sót mà cao hơn mức có thể chấp nhận được không tồn

Trang 10

tại, thì số lượng sai sót vượt quá đó được chấp nhận Tuy vậy, nếu bằng chứngkiểm toán chỉ rõ có sự hiện diện của các sai sót cao hơn mức có thể chấp nhậnđược, mô hình rủi ro kiểm toán có thể bị phá vỡ và các thủ tục khác sẽ cần thựchiện để có thể phát hiện và nhận diện các sai sót đó, để đảm bảo có ý kiến chắcchắn hơn.

Thí dụ, kiểm toán viên lập kế hoạch kiểm toán dựa trên phân tích theo môhình rủi ro kiểm toán dưới đây:

AR = 0,05;

IR = 0,75;

CR = 0,3;

DR = 0,05/(0,75 x 0,3) = 0,22Khi thực hiện các thủ tục cần thiết để đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ,giả sử kiểm toán viên phát hiện các sai sót không được ngăn ngừa, phát hiện vàsửa chữa kịp thời bởi hệ thống kiểm soát nội bộ một cách hiệu quả như ban đầukiểm toán viên đánh giá Lúc đó, mức rủi ro kiểm soát kiểm toán viên cần phảiđiều chỉnh tăng thêm tới 0,5 dựa trên các bằng chứng kiểm toán và kiểm toánviên sẽ phải tính lại rủi ro phát hiện là: DR = 0,05/(0,75 x 0,5) = 0,13 Đây làđiều không thích hợp Đúng hơn, kiểm toán viên cần phải kết luận là có nhữngsai sót có thể chấp nhận được đối với từng loại rủi ro kiểm toán, và cần cóphương pháp ước lượng gần đúng khác để đánh giá lại

1.5 Mối quan hệ giữa rủi ro kiểm toán và trọng yếu

Trọng yếu là khái niệm chung chỉ rõ tầm cỡ và tính hệ trọng của phần nộidung cơ bản có ảnh hưởng tới tính đúng đắn của việc nhận thức, đánh giá đốitượng kiểm toán trong việc sử dụng thông tin đã đánh giá để đưa ra kết luận

Theo Chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam số 320 (VSA 320): “Trọng yếu là thuật

Trang 11

ngữ dùng để thể hiện tầm quan trọng của thông tin (một số liệu kế toán) trongbáo cáo tài chính.” Như vậy, muốn xác định được khả năng xảy ra những sai sótmang tính chất trọng yếu, kiểm toán viên phải đánh giá được mức trọng yếu.Mối quan hệ giữa trọng yếu và rủi ro được thể hiện rất rõ trong giai đoạnlập kế hoạch kiểm toán nhằm đánh giá rủi ro tiềm tàng, rủi ro kiểm soát và xácđịnh những vùng kiểm toán trọng yếu, xác định mức trọng yếu cho từng mụctiêu kiểm toán, khả năng có những sai sót cho từng khoản mục.

Trong một cuộc kiểm toán tài chính, mức trọng yếu và rủi ro kiểm toán cóquan hệ tỷ lệ nghịch Việc đánh giá rủi ro kiểm toán vì thế có quan hệ chặt chẽtrong việc xác định mức trọng yếu Mức trọng yếu càng cao thì rủi ro kiểm toáncàng thấp và ngược lại, mức trọng yếu càng thấp thì rủi ro kiểm toán càng cao.Trên cơ sở đó, kiểm toán viên sẽ xác định được nội dung, lịch trình và phạm vicủa các thủ tục kiểm toán thích hợp nhằm đạt được mức rủi ro kiểm toán mongmuốn

Tóm lại, có thể khẳng định lại rằng, đánh giá rủi ro kiểm toán là công việckhông thể thiếu trong bất kỳ một cuộc kiểm toán tài chính nào Với tầm quantrọng như vậy, việc đặt ra một quy trình đánh giá rủi ro kiểm toán có hiệu quả làrất cần thiết Vậy công tác đánh giá rủi ro kiểm toán được dựa trên những yếu tốnào? Dựa trên những kiến thức đã được học cùng nghiên cứu những tài liệu thuthập được, sau đây em xin trình bày cụ thể công tác đánh giá rủi ro kiểm toántrong kiểm toán tài chính

1.6 Kinh nghiệm thế giới trong công tác đánh giá rủi ro kiểm toán

Cùng với sự phát triển của xã hội và sự phát triển của kế toán là sự phát triểnkhông ngừng của công cụ kiểm soát về kế toán Ở đâu có hoạt động của conngười ở đó có hoạt động kiểm tra, kiểm soát, ở đâu có kế toán ở đó có kiểm tra

Trang 12

kế toán.

Kiểm tra kế toán phát triển từ thấp đến cao, xã hội phát triển xuất hiện củacải dư thừa, hoạt động kế toán ngày càng được mở rộng và càng phức tạp thìkiểm tra, kiểm soát về kế toán và tài chính ngày một được quan tâm với mức độcao

Từ thời kỳ cổ đại, kế toán được thực hiện chủ yếu bằng những dấu hiệu riêngtrên các sợi dây, thân cây, lá cây Hình thức này phù hợp với giai đoạn đầu củathời kỳ cổ đại do xã hội còn chưa có của cải dư thừa, nhu cầu kiểm tra của quản

lý còn ít và ở mức độ đơn giản

Đến cuối thời kỳ cổ đại, sản xuất đã phát triển, của cải dư thừa ngày càngnhiều, người sở hữu và người quản lý tài sản tách rời nhau Nhu cầu kiểm tra tàisản và các khoản thu, chi ngày càng phức tạp, hình thức kế toán giản đơn khôngcòn đáp ứng được yêu cầu quản lý Vì vậy kiểm tra độc lập đã phát sinh trướchết ở La Mã, Pháp và Anh

Ở La Mã, vào thế kỷ thứ III TCN các nhà cầm quyền (người sở hữu tài sản) đãtuyển dụng các quan chức có chuyên môn và độc lập để kiểm tra các báo cáo củangười quản lý về tình hình tài sản của họ và đưa ra ý kiến chấp nhận hoặc yêucầu sửa đổi các báo cáo này Hình thức kiểm tra được thực hiện bằng cách ngườiquản lý đọc to các báo cáo cho người kiểm tra độc lập nghe rồi chấp nhận

Ở Pháp, vua Charlemagne cũng theo tiền lệ của La Mã đã tuyển các quan chứccao cấp phụ trách giám sát công việc quản lý, đặc biệt là các nghiệp vụ tài chínhcủa các quan chức địa phương và trình bày lại kết quả với Hoàng đế hoặc các vịcận thần

Ở Anh, theo văn kiện của Nghị viện, vua Edouard đệ nhất cho các Nam tướcquyền tuyển dụng kiểm toán viên (Auditors), bản thân vua cũng cho đối chiếu lạicác tài khoản thuộc di chúc của cố Hoàng hậu Elonor

Trang 13

Từ trung đại trở đi, đã có sự hoàn thiện và phát triển dần của kế toán, chẳng hạnvới các khoản giao dịch đã buộc cả 2 bên cùng ghi sổ, do đó phát sinh quan hệđối chiếu như một hình thức kiểm tra kế toán.

Đặc biệt từ thế kỷ XVI trở đi, sự xuất hiện của kế toán kép do một nhà toánhọc người Ý là Luca Paciola đã khiến cho phương pháp tự kiểm tra của kế toánhoàn thiện hơn, đã đáp ứng đủ nhu cầu quản lý và an toàn tài sản lúc bấy giờ

Từ thế kỷ XVII – XX, các phương pháp kế toán và kỹ thuật thông tin pháttriển đến mức tinh xảo đã đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu của quản lý

Đến năm 30 của thế kỷ XX xuất hiện sự phá sản của các tổ chức tài chính vàkhủng hoảng kinh tế, suy thoái về tài chính chức năng kiểm tra kế toán mới bộc

lộ những nhược điểm, đòi hỏi phải có sự kiểm tra ngoài kế toán và kiểm toánđược phát triển trở lại

Năm 1934, uỷ ban giao dịch chứng khoán đã được thành lập và quy chế vềkiểm toán viên bên ngoài bắt đầu có hiệu lực Đồng thời trường đào tạo kiểmtoán viên công chứng của Hoa Kỳ (AICPA) đã in ra mẫu chuẩn đầu tiên về báocáo kiểm toán tài khoản của các công ty

Năm 1941, viện Kiểm toán nội bộ Hoa Kỳ (IIA) được thành lập đã đi vào hoạtđộng và đào tạo các kiểm toán viên nội bộ Đồng thời viện đã xây dựng và banhành hệ thống chuẩn mực kiểm toán nội bộ Hoa Kỳ vào năm 1978

Tại Pháp, việc kiểm tra một cách độc lập của những chuyên viên bên ngoài đãđược xác lập và thông qua bởi đạo luật về các công ty thương mại ngày24/07/1966 Đồng thời kiểm toán nội bộ ở Pháp cũng đã được hình thành chínhthức vào những năm 60 của thế kỷ XX ở những công ty con thuộc tập đoànngoại quốc

Trang 14

PHẦN II THỰC TRẠNG ĐÁNH GIÁ RỦI RO KIỂM TOÁN TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI VIỆT NAM 2.1 Quá trình phát triển của hoạt động kiểm toán trong kiểm toán báo cáo tài chính tại Việt Nam

Ở Việt Nam, Kiểm toán nói chung cũng như kiểm tra kế toán nói riêng đãđược quan tâm ngay từ khi bắt đầu xây dựng đất nước Trước năm 1975, ở miềnNam nước ta đã có hoạt động Kiểm toán của các công ty kiểm toán độc lập dướichế độ Việt Nam cộng hòa thời Mỹ Diệm

Sau khi nước ta chuyển đổi cơ chế quản lý (năm 1986) từ kế hoạch hóa tậptrung sang cơ chế thị trường theo định hướng Xã hội chủ nghĩa, ngày 13/05/1991

Bộ tài chính đã kí hai quyết định thành lập hai công ty kiểm toán đầu tiên là công

ty kiểm toán Việt Nam được thành lập lấy tên là VACO với 13 nhân viên vàcông ty dịch vụ kế toán Việt Nam với tên giao dịch ASC sau này đổi tên là công

ty dịch vụ tư vấn tài chính, kế toán, kiểm toán – AASC (quyết định 639- TC/QĐ/TCCB ngày 14/09/1993) Số lượng công ty kiểm toán đã tăng lên đáng kể và loạihình công ty cũng đa dạng hơn, tính đến tháng 10/2006 ở Việt Nam đã có 81công ty kiểm toán trong đó có 75 công ty đã đăng ký hoạt động tại BTC, gồm 3DNNN (VACO, AASC, AISC) 4 công ty 100% vốn đầu tư nước ngoài (P&C,HPMG, E&Y, Grant Thomtion), 1 công ty liên doanh, 5 công ty hợp danh, 123công ty cổ phần và công ty TNHH

Cùng với sự phát triển của kiểm toán độc lập, kiểm toán Nhà nước Việt Namđược thành lập theo NĐ số 70/CP ngày 11/07/1994 của chính phủ và đến ngày13/08/2003 được thay bằng NĐ số 93/2003/NĐ-CP Ngày 14/06/2005 luật kiểmtoán Nhà Nước được Quốc hội ban hành và có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2006

Trang 15

Đến nay kiểm toán Nhà nước có 9 đơn vị kiểm toán khu vực : Khu vực I ( HàNội); Khu vực II (Vinh); Khu vực III (Đà Nẵng); Khu vực IV (TP HCM); Khuvực V (Cần Thơ); Khu vực VI (Hạ Long); Khu vực VII (Yên Bái); Khu vực VIII(Khánh Hòa); Khu vực IX (Tiền Giang).

Trong tiến trình đổi mới kinh tế của đất nước cần có nhiều giải pháp để pháttriển nhanh và vững chắc hoạt động kiểm toán độc lập ở Việt Nam Theo chiếnlược phát triển kiểm toán độc lập giai đoạn 2006 - 2010 đặt ra mục tiêu tiếp tụcnâng cac chất lượng dịch vụ kế toán, kiểm toán, đảm bảo tuân thủ các chuẩn mựcquốc tế, được quốc tế thừa nhận và phù hợp với tiến trình mở của hội nhập vàonền kinh tế khu vực và thế giới

2.2 Thực trạng quy trình đánh giá rủi ro kiểm toán trong kiểm toán báo cáo tài chính tại Việt Nam hiện nay

Như đã phân tích ở trên, đánh giá rủi ro kiểm toán có vai trò quan trọngtrong các cuộc kiểm toán nói chung và trong các cuộc kiểm toán tài chính nóiriêng Chính vì vậy, kiểm toán viên và công ty kiểm toán khi xây dựng quy trìnhđánh giá rủi ro kiểm toán thì cần phải hiểu được bản chất của từng loại hình rủi

ro dựa trên cơ sở tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng tới môi trường kinh doanh củakhách thể kiểm toán Cuối cùng, kiểm toán viên sẽ vận dụng sự xét đoán nghềnghiệp để đưa ra kết luận về rủi ro kiểm toán có thể gặp phải

Chúng ta biết rằng, đối tượng của kiểm toán tài chính là các báo cáo tàichính của đơn vị được kiểm toán Các báo cáo tài chính này được lập dựa trênnhiều khoản mục, nghiệp vụ khác nhau Mặt khác, do rủi ro kiểm toán có mốiliên hệ với tính trọng yếu, khi ước lượng ban đầu về mức trọng yếu trong giaiđoạn lập kế hoạch, kiểm toán viên đánh giá mức trọng yếu trên phương diện mức

độ sai sót tổng thể của báo cáo tài chính và trên mối quan hệ với mức độ sai sót

Trang 16

chi tiết của số dư các tài khoản, các nghiệp vụ và các thông tin trên báo cáo tàichính sẽ khác nhau Do vậy, khi đánh giá rủi ro kiểm toán thì kiểm toán viênphải đánh giá trên cả hai phương diện: phương diện báo cáo tài chính và phươngdiện số dư tài khoản và loại nghiệp vụ.

Rủi ro kiểm toán được đánh giá trên cơ sở đánh giá ba loại rủi ro: rủi rotiềm tàng, rủi ro kiểm soát và rủi ro phát hiện Tuy nhiên, trước khi đánh giá baloại hình rủi ro này, kiểm toán viên cần phải xác định được mức rủi ro kiểm toánmong muốn Ta thấy rằng, rủi ro kiểm toán có thể ở mức thấp, trung bình, hoặccao Mục tiêu của kiểm toán viên là phải thiết lập được các thủ tục kiểm toán đểthu thập được đầy đủ các bằng chứng có độ tin cậy nhằm đưa ra kết luận xácđáng nhất về các thông tin trên báo cáo tài chính Điều này có nghĩa là, kiểmtoán viên và công ty kiểm toán đã đạt được mức rủi ro kiểm toán mong muốn

2.2.1 Đánh giá rủi ro kiểm toán mong muốn

Cũng tương tự như xác định mức rủi ro kiểm toán, muốn đánh giá rủi rokiểm toán mong muốn, kiểm toán viên cũng cần phải dựa vào đánh giá ba loạihình rủi ro: rủi ro tiềm tàng, rủi ro kiểm soát và rủi ro phát hiện

Rủi ro kiểm toán mong muốn, hay rủi ro kiểm toán có thể chấp nhận đượcđược đánh giá dựa trên ước lượng ban đầu của kiểm toán viên về mức độ tin cậycủa các báo cáo tài chính sẽ được kiểm toán Như vậy, nếu mức độ tin cậy càngcao thì rủi ro kiểm toán mong muốn càng được xác định thấp Việc đánh giá rủi

ro này phụ thuộc rất lớn vào xét đoán nghề nghiệp của kiểm toán viên Một yếu

tố quan trọng khi đánh giá rủi ro kiểm toán mong muốn là mức rủi ro phát hiệnmong muốn Rủi ro phát hiện mong muốn được xác định dựa trên một mức rủi rokiểm toán, rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát cụ thể Nếu rủi ro kiểm toán mongmuốn, rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát càng thấp thì mức rủi ro phát hiện

Trang 17

mong muốn càng cao.

Các yếu tố mà kiểm toán viên cần xem xét khi xác định mức rủi ro kiểmtoán mong muốn là: quy mô khách hàng, sự phân phối quyền sở hữu, bản chất vàquy mô của công nợ, khả năng tiếp tục hoạt động về mặt tài chính của công tykhách hàng sau khi báo cáo kiểm toán được công bố Ngoài ra, kiểm toán viêncũng cần cân nhắc các yếu tố như chi phí kiểm toán, trình độ nghiệp vụ của kiểmtoán viên, các giới hạn có thể có từ phía công ty khách hàng,…

Tuy nhiên, do rủi ro kiểm toán phụ thuộc vào ba loại hình rủi ro kiểm toánkhác, và ba loại hình rủi ro này trong quá trình kiểm toán, kiểm toán viên có thể

sẽ phải thay đổi để phù hợp với những đánh giá của kiểm toán viên nhất, nênmức rủi ro kiểm toán mong muốn có thể sẽ thay đổi theo

2.2.2 Đánh giá rủi ro tiềm tàng

Đánh giá rủi ro tiềm tàng là bước công việc thứ hai trong quá trình đánh giárủi ro kiểm toán, sau khi xác định được mức rủi ro kiểm toán mong muốn Đây

là một thành phần trong rủi ro kiểm toán đối với các báo cáo tài chính chưa đượckiểm toán

Rủi ro tiềm tàng là rủi ro cố hữu tồn tại trong các báo cáo tài chính nóichung hay trong các khoản mục, nghiệp vụ nói riêng với giả định không có sựtác động của môi trường kiểm soát Việc đánh giá rủi ro tiềm tàng cho phép kiểmtoán viên dự kiến được công việc, thủ tục kiểm toán sẽ được thực hiện cho cácnghiệp vụ, các khoản mục trọng yếu trên báo cáo tài chính mà kiểm toán viêncho rằng có rủi ro tiềm tàng cao Điều này sẽ tránh việc bỏ sót các sai phạmtrọng yếu trên báo cáo tài chính hay trong từng khoản mục, nghiệp vụ cụ thể.Khi đánh giá rủi ro tiềm tàng, yêu cầu trọng tâm nhất đối với kiểm toán viên

là phải có hiểu biết về đặc điểm hoạt động kinh doanh của khách thể kiểm toán

Trang 18

Đặc điểm hoạt động kinh doanh bao gồm các yếu tố chính sau: quy trình côngnghệ, cơ cấu vốn, các đơn vị phụ thuộc, phạm vi địa lý, hoạt động sản xuất kinhdoanh theo mùa vụ…Đây là lưu ý quan trọng đầu tiên vì nó ảnh hưởng tới toàn

bộ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Các doanh nghiệp có đặc điểm hoạtđộng kinh doanh khác nhau thì phương hướng, kế hoạch và việc thực hiện kếhoạch kinh doanh để đạt những mục tiêu đã xác định cũng khác nhau Hơn nữa,đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh còn ảnh hưởng tới một yếu tố quantrọng mà bất kỳ nhà quản lý doanh nghiệp nào cũng phải xem xét, đó là rủi rokinh doanh Kiểm toán viên cũng nên xem xét các yếu tố làm tăng rủi ro kinhdoanh cho doanh nghiệp như: trả lương nhân viên quá cao, tuyển bạn bè hơn lànhững ứng cử viên thích hợp cho vị trí các công việc Công việc, nghành nghềkinh doanh cũng ảnh hưởng tới khả năng đánh giá không đúng chi phí, khôngđúng doanh thu…Và do vậy, rủi ro tiềm tàng sẽ cao

Trong một doanh nghiệp, Ban Giám đốc là người chịu trách nhiệm đối vớicác báo cáo tài chính Tính chính xác, phù hợp của các thông tin trên báo cáo tàichính thể hiện phần nào sự liêm khiết của Ban Giám đốc Do vậy, khi đánh giárủi ro tiềm tàng, kiểm toán viên cần xem xét tới tính liêm khiết của Ban Giámđốc Tính liêm khiết là nguyên tắc tối cao của các nhà lãnh đạo Khi nhà lãnh đạokhông xem liêm khiết là phẩm chất hàng đầu, thì tất yếu các nhân viên của họcũng không còn coi yếu tố trung thực, liêm khiết là quan trọng nữa, khi đó, việc

có những hoạt động mờ ám, không minh bạch trong doanh nghiệp rất dễ xảy ra.Kiểm toán viên cũng nên xem xét tới khả năng mà các nhà lãnh đạo phải chịu áplực công việc cao như phải hoàn thành mục tiêu tăng doanh thu trong kỳ do cấptrên giao phó, cũng như việc các nhân viên trong doanh nghiệp chịu sự quản lýquá cứng nhắc của nhà lãnh đạo như: Kế toán trưởng là người chịu trách nhiệmlập báo cáo tài chính, nếu có những áp lực bất thường từ Ban Giám đốc thì đây là

Ngày đăng: 06/09/2012, 12:04

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Giáo trình Kiểm toán tài chính (đồng chủ biên: GS.TS. Nguyễn Quang Quynh – TS. Ngô Trí Tuệ), NXB Đại học Kinh tế quốc dân năm 2006 Khác
2. Chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam số 300, 310, 320, 400 Khác
3. Tạp chí Kiểm toán – Kiểm toán Nhà Nước, số 45 (tháng 6/2006), số 51 (tháng 4/2007) Khác
4. Kiểm toán nội bộ hiện đại, Victor Z.Brink and Herbert Witt, NXB Tài chính năm 2000 Khác
5. Inherent risk and Control risk Assesments, William F.Messier and Lizabeth A. Austen Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w