Rủi ro kiểm toán và những loại hình cụ thể .doc

32 1.2K 2
Rủi ro kiểm toán và những loại hình cụ thể .doc

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Rủi ro kiểm toán và những loại hình cụ thể .doc

Lời Mở ĐầuNgày 7/11/2006 Việt Nam chính thức là thành viên thứ 150 của tổ chức thương mại thế giới WTO. Có thể nói đây là mốc đánh dấu sự thay đổi lớn trong tiến trình phát triển nền kinh tế của Việt Nam. Bên cạnh sự kiện này, sự phát triển, mở rộng theo hướng đa dạng hóa, đa phương hóa của nền kinh tế thị trường đã tạo ra nhiều cơ hội lớn cho các cá nhân, tổ chức kinh tế tại Việt Nam, đồng thời thì việc phải đối mặt với những rủi ro thách thức là điều không thể tránh khỏi. Sự hình thành lớn mạnh của các doanh nghiệp trong ngoài nước trong một môi trường kinh doanh nhiều rủi ro tạo nên nhiều kênh thông tin tài chính khác nhau. Những người sử dụng thông tin tài chính để đánh giá tình hình kinh doanh của các tổ chức kinh tế ngày càng nhiều đa dạng. Yêu cầu về tính chính xác kịp thời của những thông tin tài chính cũng ngày càng tăng. Trong xu thế phát triển tất yếu đó có thể nói rằng, dịch vụ kiểm toán là dịch vụ có uy tín nhất trong việc thẩm định thông tin tài chính doanh nghiệp. Những người quan tâm đến tình hình tài chính doanh nghiệp coi báo cáo kiểm toán là ý kiến cuối cùng trong việc thẩm định, xác minh tính trung thực , hợp lý của các báo cáo tài chính.Thực tế cho thấy rằng, sự phức tạp của môi trường kinh doanh, đòi hỏi ngày càng cao của khách hàng, việc nâng cao chất lượng uy tín trong việc cung cấp dịch vụ kiểm toán luôn luôn là yêu cầu không thể thiếu đối với các công ty kiểm toán. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp các công ty kiểm toán đã phải đối mặt với những tranh chấp hay kiện tụng từ phía khách hàng những người sử dụng báo cáo kiểm toán. Nói một cách khác, khi đó dịch vụ kiểm toán đã không đảm bảo được yêu cầu trong việc đánh giá thẩm định thông tin. Điều này không chỉ dẫn tới ảnh hưởng tiêu cực đối với những người sử dụng báo cáo kiểm toán, mà còn làm giảm uy tín của các công ty kiểm toán. Bất cứ ngành nào cũng chứa đựng những yếu tố rủi ro, không mong muốn. Hoạt động trong lĩnh vực kiểm toán cũng không nằm ngoài quy luật đó. Rủi ro mà các công ty kiểm toán phải đối mặt trong khi kiểm toán nói chung kiểm toán tài chính nói riêng là yếu tố cần xem xét trong bất kỳ một cuộc kiểm toán nào. Với tầm quan trọng như vậy, em đã lựa chọn nghiên cứu đề tài “Rủi ro kiểm toán những loại hình cụ thể”, qua đó, bổ sung, mở rộng những kiến thức về lý thuyết đã học cùng những kiến thức thực tế liên quan đến vấn đề rủi ro kiểm toán. Em xin trình bày nội dung đề án thành hai phần:Phần 1: Rủi ro kiểm toán các khái niệm có liên quanPhần 2: Các bước công việc trong đánh giá rủi ro kiểm toán PHẦN 1: RỦI RO KIỂM TOÁN CÁC KHÁINIỆM CÓ LIÊN QUAN1.1. Khái niệm rủi ro kiểm toán tầm quan trọng của việc đánh giá rủi ro kiểm toán trong kiểm toán tài chínhKiểm toán tài chính là một loại hình đặc trưng nhất của kiểm toán. Bản chất của kiểm toán tài chính chính là việc thu thập đánh giá các bằng chứng kiểm toán làm cơ sở cho kiểm toán viên đưa ra nhận xét về tính trung thực hợp lý của các báo cáo tài chính.Có thể nói rằng, đối tượng chính chủ yếu của kiểm toán tài chính là cáo bảng khai tài chính, cụ thể là các báo cáo tài chính. Trên thực tế, các báo cáo tài chính luôn luôn chứa đựng khả năng có gian lận sai sót. Theo Bản công bố về chuẩn mực Kiểm toán số 53 (SAS 53), yêu cầu kiểm toán viên phải hiểu nắm bắt, phát hiện đánh giá khả năng xảy ra của những gian lận sai sót, cùng với việc xác định các phương pháp kiểm toán thích hợp, lập kế hoạch giám sát việc thực hiện kế hoạch một cách thích đáng để đảm bảo đạt được các mục tiêu kiểm toán đã đề ra. Tuy nhiên, không phải bất cứ khi nào, kiểm toán viên cũng có thể phát hiện được tất cả các gian lận sai sót trọng yếu trong các báo cáo tài chính. Điều này tất yếu sẽ dẫn tới việc đưa ra ý kiến sai lệch về thông tin trên các báo cáo tài chính của kiểm toán viên. Đây chính là rủi rokiểm toán viên gặp phải trong việc thực hiện công việc của mình. Nói một cách khác, rủi ro kiểm toán chính là khả năng kiểm toán viên đưa ra ý kiến không phù hợp về các báo cáo tài chính do các báo cáo tài chính này vẫn chứa đựng những sai sót trọng yếu.Theo Chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam số 400 (VSA 400) về Đánh giá rủi ro kiểm soát nội bộ: “Kiểm toán viên phải có đủ hiểu biết về hệ thống kế toán hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng để có thể lập kế hoạch kiểm toán tổng thể chương trình kiểm toán thích hợp, có hiệu quả. Kiểm toán viên phải sử dụng khả năng xét đoán chuyên môn của mình để đánh giá rủi ro kiểm toán xác định các thủ tục kiểm toán nhằm giảm rủi ro kiểm toán thấp xuống tới mức có thể chấp nhận được.” Như vậy, công việc đánh giá rủi ro kiểm toán không chỉ là việc cần thiết trong kiểm toán tài chính nói riêng kiểm toán nói chung mà đây còn là quy định, công việc bắt buộc phải thực hiện trong khi lập kế hoạch kiểm toán.Việc đánh giá rủi ro kiểm toán sẽ giúp cho kiểm toán viên có thể đưa ra ý kiến một cách xác đáng về các thông tin trên các báo cáo tài chính. Sở dĩ rủi ro kiểm toán là vấn đề mà kiểm toán viên công ty kiểm toán đều phải đối mặt là do một số nguyên nhân sau:Thứ nhất, do phạm vi của đối tượng kiểm toán tài chính rất rộng. Đó là toàn bộ các yếu tố liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của khách thể kiểm toán. Chính vì thế, phương pháp mà kiểm toán viên sử dụng chủ yếu để thu thập bằng chứng trong kiểm toán tài chính là phương pháp chọn mẫu. Quá trình này thông qua việc lựa chọn một số mẫu dựa trên kết quả đánh giá những mẫu được chọn đó để đưa ra kết luận cho toàn bộ tổng thể. Do vậy mà luôn có khả năng đưa ra kết luận sai do mẫu được chọn không phải là mẫu đại diện.Thứ hai, bất kỳ cuộc kiểm toán tài chính nào cũng bị giới hạn bởi các yếu tố như thời gian, chi phí, giới hạn vè nguồn lực, quản lý hay giới hạn từ phía khách thể kiểm toán. Kiểm toán viên công ty kiểm toán không thể kiểm tra toàn diện trên tất cả các khoản mục, nghiệp vụ chu trình liên quan đến đối tượng kiểm toán.Thứ ba, rủi ro kiểm toán liên quan đến rủi ro kinh doanh. Các doanh nghiệp đều phải đối mặt với rủi ro kinh doanh. Rủi ro kiểm toán là một rủi ro kinh doạnh mà các công ty kiểm toán phải xem xét đến trong khi thực hiện cung cấp dịch vụ kiểm toán.Như vậy, xuất phát từ những nguyên nhân trên, chúng ta có thể thấy được tầm quan trọng của công tác đánh giá rủi ro kiểm toán trong quá trình kiểm toán. Đánh giá rủi ro kiểm toán tốt sẽ giúp cho kiểm toán viên xây dựng được các thủ tục kiểm toán lập kế hoạch kiểm toán phù hợp, đảm bảo thu thập được đầy đủ các bằng chứng đáng tin cậy để đưa ra ý kiến về các bảng khai tài chính.1.2. Các loại hình rủi ro kiểm toán. Mô hình rủi ro kiểm toán1.2.1. Các loại hình rủi ro kiểm toán Rủi ro kiểm toán (Audit Risk – AR) có giá trị từ 0 đến 1. Rủi ro kiểm toán bằng 0 nếu các báo cáo tài chính không tồn tại bất kỳ một sai sót trọng yếu nào. Ngược lại, nếu các sai sót trên các báo cáo tài chính đều là sai sót trọng yếu, rủi ro kiểm toán sẽ bằng 1. Nhưng trên thực tế, rủi ro kiểm toán luôn luôn lớn hơn 0. Điều này có nghĩa là, rủi ro kiểm toán xuất phát từ cả giới hạn về phía kế toán kiểm toán. Hay nói một cách khác, ta có thể chia rủi ro kiểm toán thành hai phần: rủi ro kiểm toán do tồn tại các sai phạm trọng yếu trên các báo cáo tài chính chưa được kiểm toán, rủi ro kiểm toán do tồn tại các sai sót trọng yếu không được phát hiện bởi kiểm toán viên. Rủi ro kiểm toán liên quan tới các sai sót trọng yếu trên các báo cáo tài chính chưa được kiểm toán lại được phân chia thành: rủi ro tiềm tàng rủi ro phát hiện.Tóm lại, rủi ro kiểm toán gồm ba thành phần sau:Một là, rủi ro tiềm tàng ( Inherent Risk – IR): là rủi ro tiềm ẩn, vốn có do khả năng từng nghiệp vụ, từng khoản mục trong báo cáo tài chính chứa đựng những sai sót trong yếu khi tính riêng rẽ hoặc tính gộp, mặc dù có hay không có hệ thống kiểm soát nội bộ.Hai là, rủi ro kiểm soát (Control Risk – CR): là khả năng hệ thống kiểm soát nội bộ của đơn vị kiểm toán không phát hiện, ngăn ngừa sửa chữa kịp thời các sai phạm trọng yếu.Ba là, rủi ro phát hiện (Detect Risk – DR): là rủi ro xảy ra khi kiểm toán viên công ty kiểm toán không phát hiện được các sai sót trọng yếu trong các báo cáo tài chính do áp dụng sai các thủ tục kiểm toán.Trong ba loại hình rủi ro kiểm toán trên, kiểm toán viên không tạo ra cũng không thể kiểm soát được mà chỉ có thể đánh giá đối với rủi ro tiềm tàng rủi ro kiểm soát.1.2.2. Mô hình rủi ro kiểm toán Kiểm toán viên công ty kiểm toán luôn mong muốn đạt được mức rủi ro kiểm toán thấp. Vậy thì làm thế nào để có thể đạt được mức rủi ro kiểm toán mong muốn trong khi không kiểm soát được rủi ro tiềm tàng rủi ro kiểm soát? Trên thực tế, kiểm toán viên vẫn có thể giảm được rủi ro kiểm toán dựa trên đánh giá hai loại rủi ro tiềm tàng rủi ro kiểm soát, sau đó điều chỉnh rủi ro phát hiện. Mối quan hệ giữa ba loại hình rủi ro này được thể hiện qua phương trình sau, được gọi là mô hình rủi ro kiểm toán:AR = IR x CR x DRDựa vào mô hình trên ta có:DR = AR/(IR x CR)Như vây, rủi ro phát hiện phụ thuộc vào rủi ro tiềm tàng rủi ro kiểm soát. Việc đánh giá rủi ro phát hiện sẽ được thực hiện sau khi kiểm toán viên đánh giá rủi ro tiềm tàng rủi ro kiểm soát. Mô hình rủi ro cũng cho thấy yêu cầu ban đầu về việc thu thập các bằng chứng kiểm toán. Cụ thể, để đạt mức rủi ro kiểm toán mong muốn, nếu rủi ro tiềm tàng rủi ro kiểm soát được đánh giá càng cao thì mức rủi ro phát hiện càng thấp, khi đó số lượng bằng chứng cần kiểm toán viên thu thập sẽ giảm đi. Ngược lại, nếu rủi ro phát hiện càng cao thì kiểm toán viên càng cần phải thu thập nhiều bằng chứng hơn.Hạn chế của việc sử dụng mô hình rủi ro kiểm toánCó hai hạn chế trong việc sử dụng mô hình đánh giá rủi ro kiểm toán. Một là, dù kiểm toán viên có nỗ lực cao nhất trong việc lập kế hoạch, những đánh giá về rủi ro kiểm toán mong muốn rủi ro kiểm soát vẫn có tính chủ quan cao chỉ xấp xỉ bằng thực tế nhất. Ví dụ, giả sử kiểm toán viên đánh giá quá trình kiểm soát nội bộ các rủi ro cố hữu thấp hơn mức đáng lẽ phải có nếu tất cả các sai sót đều được biết, rủi ro phát hiện do đó sẽ phải cao mức có thể chấp nhận được số bằng chứng dự kiến sẽ thấp hơn. Để giải quyết vấn đề này, hầu hết kiểm toán viên đều bảo thủ trong cách đánh giá của họ hoặc sử dụng mức đánh giá khái quát chủ quan như mức rủi ro “thấp”, “trung bình” hoặc “cao”.Hai là, mô hình rủi ro kiểm toán là mô hình rủi ro kế hoạch, do đó nó bị hạn chế trong việc sử dụng để đánh giá các kết quả kiểm toán. Một khi các mức rủi ro đã được đánh giá theo đó kế hoạch kiểm toán được xây dựng, các thành phần của kế hoạch đối với rủi ro tiềm tàng rủi ro kiểm soát sẽ không được thay thế dựa trên các bằng chứng kiểm toán đã thu thập. Nếu các bằng chứng kiểm toán chỉ các sai sót mà cao hơn mức có thể chấp nhận được không tồn tại, thì số lượng sai sót vượt quá đó được chấp nhận. Tuy vậy, nếu bằng chứng kiểm toán chỉ có sự hiện diện của các sai sót cao hơn mức có thể chấp nhận được, mô hình rủi ro kiểm toánthể bị phá vỡ các thủ tục khác sẽ cần thực hiện để có thể phát hiện nhận diện các sai sót đó, để đảm bảo có ý kiến chắc chắn hơn.Thí dụ, kiểm toán viên lập kế hoạch kiểm toán dựa trên phân tích theo mô hình rủi ro kiểm toán dưới đây:AR = 0,05;IR = 0,75;CR = 0,3;DR = 0,05/(0,75 x 0,3) = 0,22Khi thực hiện các thủ tục cần thiết để đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ, giả sử kiểm toán viên phát hiện các sai sót không được ngăn ngừa, phát hiện sửa chữa kịp thời bởi hệ thống kiểm soát nội bộ một cách hiệu quả như ban đầu kiểm toán viên đánh giá. Lúc đó, mức rủi ro kiểm soát kiểm toán viên cần phải điều chỉnh tăng thêm tới 0,5 dựa trên các bằng chứng kiểm toán kiểm toán viên sẽ phải tính lại rủi ro phát hiện là: DR = 0,05/(0,75 x 0,5) = 0,13. Đây là điều không thích hợp. Đúng hơn, kiểm toán viên cần phải kết luận là có những sai sót có thể chấp nhận được đối với từng loại rủi ro kiểm toán, cần có phương pháp ước lượng gần đúng khác để đánh giá lại.1.3. Mối quan hệ giữa rủi ro kiểm toán trọng yếuTrọng yếu là khái niệm chung chỉ tầm cỡ tính hệ trọng của phần nội dung cơ bản có ảnh hưởng tới tính đúng đắn của việc nhận thức, đánh giá đối tượng kiểm toán trong việc sử dụng thông tin đã đánh giá để đưa ra kết luận. Theo Chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam số 320 (VSA 320): “Trọng yếu là thuật ngữ dùng để thể hiện tầm quan trọng của thông tin (một số liệu kế toán) trong báo cáo tài chính.” Như vậy, muốn xác định được khả năng xảy ra những sai sót mang tính chất trọng yếu, kiểm toán viên phải đánh giá được mức trọng yếu. Mối quan hệ giữa trọng yếu rủi ro được thể hiện rất trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán nhằm đánh giá rủi ro tiềm tàng, rủi ro kiểm soát xác định những vùng kiểm toán trọng yếu, xác định mức trọng yếu cho từng mục tiêu kiểm toán, khả năng có những sai sót cho từng khoản mục.Trong một cuộc kiểm toán tài chính, mức trọng yếu rủi ro kiểm toán có quan hệ tỷ lệ nghịch. Việc đánh giá rủi ro kiểm toánthế có quan hệ chặt chẽ trong việc xác định mức trọng yếu. Mức trọng yếu càng cao thì rủi ro kiểm toán càng thấp ngược lại, mức trọng yếu càng thấp thì rủi ro kiểm toán càng cao. Trên cơ sở đó, kiểm toán viên sẽ xác định được nội dung, lịch trình phạm vi của các thủ tục kiểm toán thích hợp nhằm đạt được mức rủi ro kiểm toán mong muốn.* **Tóm lại, có thể khẳng định lại rằng, đánh giá rủi ro kiểm toán là công việc không thể thiếu trong bất kỳ một cuộc kiểm toán tài chính nào. Với tầm quan trọng như vậy, việc đặt ra một quy trình đánh giá rủi ro kiểm toán có hiệu quả là rất cần thiết. Vậy công tác đánh giá rủi ro kiểm toán được dựa trên những yếu tố nào? Dựa trên những kiến thức đã được học cùng nghiên cứu những tài liệu thu thập được, sau đây em xin trình bày cụ thể công tác đánh giá rủi ro kiểm toán trong kiểm toán tài chính.PHẦN 2: CÁC BƯỚC CÔNG VIỆC TRONG ĐÁNH GIÁ RỦI RO KIỂM TOÁNNhư đã phân tích ở trên, đánh giá rủi ro kiểm toán có vai trò quan trọng trong các cuộc kiểm toán nói chung trong các cuộc kiểm toán tài chính nói riêng. Chính vì vậy, kiểm toán viên công ty kiểm toán khi xây dựng quy trình đánh giá rủi ro kiểm toán thì cần phải hiểu được bản chất của từng loại hình rủi ro dựa trên cơ sở tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng tới môi trường kinh doanh của khách thể kiểm toán. Cuối cùng, kiểm toán viên sẽ vận dụng sự xét đoán nghề nghiệp để đưa ra kết luận về rủi ro kiểm toánthể gặp phải.Chúng ta có thể biết rằng, đối tượng của kiểm toán tài chính là các báo cáo tài chính của đơn vị được kiểm toán. Các báo cáo tài chính này được lập dựa trên nhiều khoản mục, nghiệp vụ khác nhau. Mặt khác, do rủi ro kiểm toán có mối liên hệ với tính trọng yếu, khi ước lượng ban đầu về mức trọng yếu trong giai đoạn lập kế hoạch, kiểm toán viên đánh giá mức trọng yếu trên phương diện mức độ sai sót tổng thể của báo cáo tài chính trên mối quan hệ với mức độ sai sót chi tiết của số dư các tài khoản, các nghiệp vụ các thông tin trên báo cáo tài chính sẽ khác nhau. Do vậy, khi đánh giá rủi ro kiểm toán thì kiểm toán viên phải đánh giá trên cả hai phương diện: phương diện báo cáo tài chính phương diện số dư tài khoản loại nghiệp vụ.Rủi ro kiểm toán được đánh giá trên cơ sở đánh giá ba loại rủi ro: rủi ro tiềm tàng, rủi ro kiểm soát rủi ro phát hiện. Tuy nhiên, trước khi đánh giá ba loại hình rủi ro này, kiểm toán viên cần phải xác định được mức rủi ro kiểm toán mong muốn. Ta thấy rằng, rủi ro kiểm toánthể ở mức thấp, trung bình, hoặc cao. Mục tiêu của kiểm toán viên là phải thiết lập được các thủ tục kiểm toán để thu thập được đầy đủ các bằng chứng có độ tin cậy nhằm đưa ra kết luận xác đáng nhất về các thông tin trên báo cáo tài chính. Điều này có nghĩa là, kiểm toán viên công ty kiểm toán đã đạt được mức rủi ro kiểm toán mong muốn.2.1. Đánh giá rủi ro kiểm toán mong muốn Cũng tương tự như xác định mức rủi ro kiểm toán, muốn đánh giá rủi ro kiểm toán mong muốn, kiểm toán viên cũng cần phải dựa vào đánh giá ba loại hình rủi ro: rủi ro tiềm tàng, rủi ro kiểm soát rủi ro phát hiện.Rủi ro kiểm toán mong muốn, hay rủi ro kiểm toánthể chấp nhận được được đánh giá dựa trên ước lượng ban đầu của kiểm toán viên về mức độ tin cậy của các báo cáo tài chính sẽ được kiểm toán. Như vậy, nếu mức độ tin cậy càng cao thì rủi ro kiểm toán mong muốn càng được xác định thấp. Việc đánh giá rủi ro này phụ thuộc rất lớn vào xét đoán nghề nghiệp của kiểm toán viên. Một yếu tố quan trọng khi đánh giá rủi ro kiểm toán mong muốn là mức rủi ro phát hiện mong muốn. Rủi ro phát hiện mong muốn được xác định dựa trên một mức rủi ro kiểm toán, rủi ro tiềm tàng rủi ro kiểm soát cụ thể. Nếu rủi ro kiểm toán mong muốn, rủi ro tiềm tàng rủi ro kiểm soát càng thấp thì mức rủi ro phát hiện mong muốn càng cao.Các yếu tố mà kiểm toán viên cần xem xét khi xác định mức rủi ro kiểm toán mong muốn là: quy mô khách hàng, sự phân phối quyền sở hữu, bản chất quy mô của công nợ, khả năng tiếp tục hoạt động về mặt tài chính của công ty khách hàng sau khi báo cáo kiểm toán được công bố. Ngoài ra, kiểm toán viên cũng cần cân nhắc các yếu tố như chi phí kiểm toán, trình độ nghiệp vụ của kiểm toán viên, các giới hạn có thể có từ phía công ty khách hàng,…Tuy nhiên, do rủi ro kiểm toán phụ thuộc vào ba loại hình rủi ro kiểm toán khác, ba loại hình rủi ro này trong quá trình kiểm toán, kiểm toán viên có thể sẽ phải thay đổi để phù hợp với những đánh giá của kiểm toán viên nhất, nên mức rủi ro kiểm toán mong muốn có thể sẽ thay đổi theo.2.2. Đánh giá rủi ro tiềm tàngĐánh giá rủi ro tiềm tàng là bước công việc thứ hai trong quá trình đánh giá rủi ro kiểm toán, sau khi xác định được mức rủi ro kiểm toán mong muốn. Đây là một thành phần trong rủi ro kiểm toán đối với các báo cáo tài chính chưa được kiểm toán.Rủi ro tiềm tàng là rủi ro cố hữu tồn tại trong các báo cáo tài chính nói chung hay trong các khoản mục, nghiệp vụ nói riêng với giả định không có sự tác động của [...]... kiểm toán, bước thực hiện các thử nghiệm kiểm soát bước thực hiện các thử nghiệm cơ bản tương ứng với việc đánh giá rủi ro tiềm tàng rủi ro kiểm soát Rủi ro phát hiện cũng có thể thay đổi theo sự thay đổi của hai loại rủi ro kiểm toán này Mối quan hệ giữa rủi ro phát hiện với rủi ro tiềm tàng rủi ro kiểm soát Mục tiêu của kiểm toán viên công ty kiểm toán khi thực hiện đánh giá rủi ro kiểm toán. .. là mức rủi ro mà không ảnh hưởng tới việc ra quyết định của kiểm toán viên dựa trên mức độ rủi ro mong muốn được xác định cùng với đánh giá ban đầu về rủi ro tiềm tàng rủi ro kiểm soát Theo mô hình rủi ro kiểm toán: DR = AR /(IR x CR) Giả định rằng, kiểm toán viên mong muốn đạt được một mức rủi ro kiểm toán thấp nhất mức rủi ro kiểm toán đạt được có thể bằng hoặc thấp hơn mức rủi ro kiểm toán mong... thử nghiệm kiểm soát 2.3 Đánh giá rủi ro phát hiện Chúng ta biết rằng, trong khi kiểm toán viên chỉ có thể đánh giá được rủi ro tiềm tàng rủi ro kiểm soát thì rủi ro phát hiện có thể được kiểm soát điều chỉnh nhằm đảm bảo đạt được mức rủi ro kiểm toán mong muốn Trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán, kiểm toán viên có thể xác định được mức rủi ro phát hiện có thể chấp nhận được (rủi ro phát hiện... rủi ro kiểm toán mong muốn Để đạt được mục tiêu này, như ta đã biết, kiểm toán viên không tạo ra cũng không kiểm soát được rủi ro tiềm tàng rủi ro kiểm soát mà chỉ có thể đánh giá được chúng, vì thế nên kiểm toán viên cần phải kiểm soát được rủi ro phát hiện một cách hợp lý nhất Thông thường, kiểm toán viên mong muốn có rủi ro kiểm toán ở mức thấp nhất có thể Nếu rủi ro tiềm tàng rủi ro kiểm. .. quan trọng trong việc đánh giá rủi ro kiểm soát Mối quan hệ giữa rủi ro tiềm tàng rủi ro kiểm soát Khi đánh giá rủi ro kiểm soát, kiểm toán viên cũng nên xem xét tới rủi ro tiềm tàng đã được đánh giá trước đó Ví dụ, trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán, kiểm toán viên đánh giá rủi ro kiểm soát đối với cơ sở dẫn liệu của các số dư tài khoản, nghiệp vụ mà kiểm toán viên xác định là có rủi ro tiềm tàng... muốn thì mức rủi ro kiểm toán mong muốn có thể được thay thế cho mức rủi ro kiểm toán đạt được nhằm xác định mức độ của rủi ro phát hiện có thể chấp nhận được, vì khi đó rủi ro phát hiện sẽ được xác định ở mức cao nhất Tuy nhiên thì việc đánh giá rủi ro tiềm tàng rủi ro kiểm soát không chỉ được thực hiện trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán, các loại rủi ro này có thể được kiểm toán viên đánh... cao thì kiểm toán viên sẽ phải điều chỉnh rủi ro phát hiện thấp để có thể đạt được mức rủi ro kiểm toán mong muốn Ngược lại, khi rủi ro tiềm tàng rủi ro kiểm soát được đánh giá là thấp thì có thể chấp nhận một mức rủi ro phát hiện cao hơn mà vẫn đảm bảo giảm rủi ro kiểm toán đạt được tới mức có thể chấp nhận được Nói một cách khác, mối liên hệ giữa rủi ro tiềm tàng với rủi ro phát hiện số lượng... kiểm nghiệm vật tư trước khi nhập kho, có báo cáo sai lệch cho người có thẩm quyền nếu có sự chênh lệch hay không Như đã phân tích thì rủi ro kiểm tiềm tàng rủi ro kiểm soát có thể thay đổi trong suốt quá trình kiểm toán Rủi ro tiềm tàng rủi ro kiểm soát được đánh giá trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán không phải là rủi ro cuối cùng mà kiểm toán viên đánh giá mà nó còn phụ thuộc rất lớn vào... ty kiểm toán sẽ ít phải đối mặt với rủi ro kiểm toán ở mức mà công ty kiểm toán đưa ra ý kiến không xác đáng về các báo cáo tài chính khi đó, việc đạt được mức rủi ro kiểm toán mong muốn sẽ làm tăng uy tín hoạt động chất lượng của các dịch vụ kiểm toán mà công ty kiểm toán cung cấp KẾT LUẬN Việc đánh giá rủi ro kiểm toán được dựa trên rất nhiều yếu tố được đánh giá thông qua ba loại hình rủi. .. gian lận sai sót trọng yếu cao thì kiểm toán viên sẽ tập trung đánh giá rủi ro kiểm soát đối với cơ sở dẫn liệu ấy Mặt khác, trong việc sử dụng mô hình rủi ro kiểm toán thì kiểm toán viên nên kết hợp việc đánh giá rủi ro tiềm tàng, rủi ro kiểm soát các thủ tục phân tích để xác định quy mô, phạm vi của các thử nghiệm cơ bản Ví dụ, hai đơn vị được kiểm toán A B đều thiết kế hệ thống kiểm soát . kiểm toán. Mô hình rủi ro kiểm toán1 .2.1. Các loại hình rủi ro kiểm toán Rủi ro kiểm toán (Audit Risk – AR) có giá trị từ 0 đến 1. Rủi ro kiểm toán. mức rủi ro kiểm toán, muốn đánh giá rủi ro kiểm toán mong muốn, kiểm toán viên cũng cần phải dựa vào đánh giá ba loại hình rủi ro: rủi ro tiềm tàng, rủi ro

Ngày đăng: 17/11/2012, 16:58

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan