Thực tiễn đánh giá rủi ro chấp nhận hợp đồng kiểm toán tại các công ty kiểm toán độc lập tại Việt Nam

MỤC LỤC

THỰC TIỄN ĐÁNH GIÁ RỦI RO KIỂM TOÁN TẠI CÁC CÔNG TY KIỂM TOÁN ĐỘC LẬP VIỆT NAM

Để đánh giá rủi ro chấp nhận hợp đồng kiểm toán, kiểm toán viên phải xem xét khả năng công ty có thể cung cấp dịch vụ kiểm toán chất lượng cao cho khách hàng không, tính liêm chính của ban giám đốc công ty khách hàng, tính độc lập của kiểm toán viên…Dựa vào kinh nghiệm bản thân, các ấn phẩm báo chí chuyên ngành, các tài liệu, văn bản liên quan, trao đổi với kiểm toán viên tiền nhiệm, trao đổi với ban. Kiểm toán viên đánh giá mức rủi ro mong muốn dựa trên các thông tin về quy mô doanh nghiệp, mức độ kỳ vọng của những người sử dụng báo cáo tài chính, quy mô công nợ, khả năng thanh toán, mức tăng doanh thu…. Kiểm toán viên tiến hành phân tích sơ bộ bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả kinh doanh để thấy được khái quát tình hình tài chính, quy mô tài sản, công nợ, khả năng thanh toán…của doanh nghiệp trong năm kiểm toán và những biến động so với năm trước.

Để đánh giá rủi ro tiềm tàng trên toàn bộ báo cáo tài chính, kiểm toán viên thu thập các thông tin về tính liêm chính, kinh nghiệm ban giám đốc; trình độ chuyên môn, kinh nghiệm của bộ máy kế toán, kiểm toán nội bộ; áp lực bất thường đối với ban giám đốc; đặc điểm hoạt động của đơn vị; các thay đổi trong chính sách kế toán của đơn vị; các thay đổi về thị trường và ý kiến của kiểm toán viên tiền nhiệm. Nó cung cấp thông tin để kiểm toán viên đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ và khả năng tồn tại những sai phạm trọng yếu mà hệ thống kiểm soát nội bộ không phát hiện và ngăn chặn kịp thời. Cụ thể, kiểm toán viên tìm hiểu về niên độ kế toán; đồng tiền hạch toán; phương pháp hạch toán hàng tồn kho, tài sản cố định; phương pháp lập và hoàn nhập dự phòng; các thay đổi trong chính sách kế toán; đội ngũ nhân viên kế toán….

Ví dụ rủi ro tiềm tàng được xác định là cao, rủi ro kiểm soát được xác định trung bình, để duy trì mức rủi ro kiểm toán ở mức thấp mong muốn, kiểm toán viên phải xác định mức rủi ro phát hiện thấp. Trước khi kiểm toán một chu trình cụ thể, để duy trì mức rủi ro kiểm toán đã ấn định, kiểm toán viên phải tiến hành đánh giá rủi ro tiềm tàng, rủi ro kiểm soát trên số dư khoản mục và nghiệp vụ nhằm xác định mức rủi ro phát hiện và thiết kế các thủ tục kiểm toán tương ứng. Qua phân tích sơ bộ báo cáo tài chính, kiểm toán viên xem xét những biến động bất thường, tốc độ tăng giảm quy mô của các khoản mục, đặc biệt những khoản mục chiếm tỉ trọng lớn trong bảng cân đối kế toán.

Ví dụ với chu trình mua hàng-trả tiền, để đánh giá rủi ro tiềm tàng, kiểm toán viên phải tìm hiểu về cơ cấu tổ chức của bộ phận mua hàng và các nhân tố liên quan của lĩnh vực kinh doanh. Những nhân tố liên quan của lĩnh vực kinh doanh: khi đánh giá rủi ro tiềm tàng trong chu trình mua hàng, kiểm toán viên chú ý hai nhân tố: việc cung cấp nguyên vật liệu có hợp lý không và những thay đổi trong giá cả. Nếu doanh nghiệp có một số lượng lớn những nhà cung cấp, giá cả tương đối ổn định thì khả năng sản xuất bị đình trệ do thiếu nguyên vật liệu hay chi phí sản xuất không kiểm soát được là thấp, tương ứng với mức rủi ro tiềm tàng thấp.

Khi đánh giá rủi ro tiềm tàng trên khoản mục-nghiệp vụ, kiểm toán viên phải thu thập thêm các thông tin cụ thể về hệ thống kiểm soát nội bộ liên quan tới khoản mục-nghiệp vụ đó, đặc biệt các thủ tục kiểm soát liên quan. Trong bước công việc này, kiểm toán viên tiến hành các thử nghiệm kiểm soát như phỏng vấn nhân viên công ty về các thủ tục kiểm soát áp dụng, quan sát thực tế áp dụng, kiểm tra tài liệu…để đánh giá tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ gắn liền với từng cơ sở dẫn liệu. Ví dụ với hàng tồn kho, để kiểm tra tính trọn vẹn: các nghiệp vụ sản xuất đã phát sinh đều được ghi sổ, không bị trùng lặp hay bỏ sót thì doanh nghiệp thiết kế hoạt động kiểm soát thông qua việc sử dụng phiếu yêu cầu xin lĩnh vật tư, đơn đặt hàng sản xuất, các bảng tập hợp chi phí và các báo cáo kiểm định chất lượng có đánh số trước.

Sau khi đánh giá về rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát, dựa trên mức rủi ro kiểm toán mong muốn, kiểm toán viên xác định mức rủi ro phát hiện để có kế hoạch thu thập bằng chứng và thực hiện các thủ tục kiểm toán thích hợp. Đánh giá rủi ro kiểm toán là một bước công việc quan trọng trong kiểm toán báo cáo tài chính, nó giúp kiểm toán viên lập kế hoạch và thiết kế chương trình hiệu quả cho từng cuộc kiểm toán. Thứ nhất, về việc xây dựng quy trình đánh giá rủi ro: tại các công ty kiểm toán độc lập Việt Nam, chỉ một số ít công ty kiểm toán xây dựng được quy trình chuẩn đánh giá rủi ro, còn lại công tác đánh giá rủi ro kiểm toán còn phụ thuộc nhiều vào kinh nghiệm, phán đoán của kiểm toán viên.

Việc đánh giá rủi ro có thể không phải thực hiện đầy đủ cho tất cả các khoản mục mà chỉ cần đánh giá cho toàn bộ báo cáo tài chính và một số khoản mục trọng yếu, khả năng xảy ra sai phạm cao.

Bảng câu hỏi về tính độc lập của kiểm toán viên cũng được lập ra như sau:
Bảng câu hỏi về tính độc lập của kiểm toán viên cũng được lập ra như sau: