Kế toán chi phí, doanh thu và xác định kết quả kinh doanh .doc
Trang 1CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VẾ KẾ TOÁN CHI PHÍ, DOANH THU VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH
1 Kế toán chi phí 1.1 Giá vốn hàng bán :
1.1.1 Khái niệm và tài khoản sử dụng :
Khái niệm :
Được dùng để theo dõi và xác định trị giá vốn của sản phẩm , hàng hóa , dịch vụ xuất bán trong kỳ Giá vốn hàng bán có thể là giá thành sản xuất thực tế của sản phẩm , dịch vụ hay trị giá mua và phí thu mua phân bổ cho hàng hóa đã tiêu thụ Ngoài ra , còn phản ánh một số nội dung khác có liên quan như chi phí kinh doanh bất động sản đầu tư ( khấu hao bất động sản đầu tư ; chi phí sửa chữa bất động sản đầu tư ; giá trị còn lại của bất động sản đầu tư ) dự phòng giảm giá hàng tồn kho ; giá trị vật tư; hàng hóa , sản phẩm thiếu ,thừa trong định mức … các chi phí vượt định mức không được tính vào giá thành sản phẩm ; các chi phí không hợp lý không được tính vào nguyên giá tài sản cố định
Tài khoản sử dụng : tài khoản 632.Bên nợ :
- Trị giá vốn hàng chưa tiêu thụ đầu kỳ
- Tổng giá thành sản phẩm , dịch vụ sản xuất trong kỳ- Trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho
Bên có :
- Kết chuyển giá vốn hàng chưa tiêu thụ cuối kỳ - Kết chuyển trị giá vốn hàng tiêu thụ trong kỳ Tài khoản 632 không có số dư cuối kỳ
Ngoài ra , kế toán còn sử dụng các tài khoản khác như : 511 , 512 , 521 , 531 , 532 … Các tài khoản có nội dung phản ánh giống như phương pháp kê khai thường xuyên
1.1.2 Chứng từ sử dụng :
Phiếu thu – phiếu chi
Phiếu nhập kho , phiếu xuất khoBảng tính lương
Trang 2Hóa đơn mua nguyên vật liệuCác chứng từ khác có liên quan
1.1.3 Trình tự hạch toán
Đối với các doanh nghiệp áp dụng pương pháp kiểm kê định kỳ , kế toán các nghiệp vụ về tiêu thụ và thành phẩm chỉ khác với các doanh nghiệp áp dụng phương pháp kê khai thường xuyên trong việc xác định giá vốn thành phẩm , lao vụ , nhập ,xuất kho ….còn việc phản ánh doanh thu và các khoản liên quan đến doanh thu ( giảm giá hàng bán , doanh thu bán hàng bị trả lại )hoàn toàn giống nhau
Khi xuất sản phẩm , hàng hóa hay thực hiện các dịch vụ với khách hàng , kế toán ghi các bút toán sau :
Bút toán 1 : phản ánh trị giá vốn hàng xuất bán :
Nợ TK 632 : tăng giá vốn hàng bán tong kỳ Có TK 155 : xuất kho thành phẩm
Có TK 154 : xuất trực tiếp tại phân xưởng
Có TK 156 : ( 1561 ) xuất hàng hóa tải kho , quầy Bút toán 2 : phản ánh tổng giá thanh toán của hàng tiêu thụ :
Nợ TK 111, 112 : tổng giá thanh toán đã thu bằng tiền Nợ TK131: tổng giá thanh toán bán chịu
Có TK 511 : doanh thu bán hàng
Có TK 3331( 33311) : thuế giá trị gia tăng phải nộp
Đối với hàng hóa , trong trường hợp doanh nghiệp thu mua hàng chuyển bán thẳng , không qua kho , căn cứ vào lượng hàng chuyển thẳng , kế toán ghi :
Trang 3Có TK 111, 112: xuất tiền trả cho người mua Có TK 131 : trừ vào số tiền phải thu ở người mua
Có TK 338 ( 3388) : số chiết khấu chấp nhận nhưng chưa thanh toán cho người mua
Đối với các khoản chiết khấu thương mại ( bớt giá , hồi khấu nếu có) , cần chú ý : khi sản phẩm , dịch vụ có phát sinh bớt giá ghi trên hóa đơn phải ghi rõ tỷ lệ phần trăm hoặc mức bớt giá , giá bán chưa có thuế giá trị gia tăng ( giá bán đã trừ bớt giá ) thuế giá trị gia tăng , tổng giá thanh toán đã có thuế giá trị gia tăng ; còn sản phẩm dich vụ có phát sinh hồi khấu thì số tiền hồi khấu được tính điều chỉnh trên hóa đơn bán hàng lần bán cuối cùng hoặc kỳ tiếp theo Trên hóa đơn phải ghi rõ số , ký hiệu của hóa đơn , số tiền được hồi khấu Trường hợp số tiền được hồi khấu của sản phẩm dịch vụ không giảm trừ hết trên 1 hóa đơn thì được giảm trừ dần vào các hóa đơn bán sản phẩm dịch vụ cho khách hàng của các lần tiếp theo Trường hợp khách hàng không có giao dịch mua hàng hóa , dịch vụ của doanh nghiệp nữa thì doanh nghiệp phải lập phiếu chi tiền hồi khấu cho khách hàng theo quy định Số chiết khấu thương mại phát sinh được kế toán ghi :
Nợ TK 521 : tập hợp chiết khấu thương mại phát sinh
Nợ TK 3331( 33311) thuế giá trị gia tăng trả lại cho khách hàng tương ứng với số chiết khấu thương mại phát sinh
Có TK 131 : trừ vào số tiền phải thu ở người mua hoặc Có TK liên quan ( 111,112,3388) : khoản hồi khấu đã trả bằng tiền hay chấp nhận trả
Trường hợp doanh nghiệp đã xuất bán , cung ứng sản phẩm , hàng hóa dịch vụ và lập hóa đơn giá trị gia tăng về sản phẩm , hàng hóa dịch vụ tiêu thụ nhưng do sản phẩm , hàng hóa dịch vụ không đảm bảo chất lượng quy cách ,….phải điều chỉnh ( tăng , giảm ) giá bán thì bên bán và bên mua phải lập biên bản hoặc có thỏa thuận bằng văn bản ghi rõ số lượng, quy cách hàng hóa , mức giá tăng (giảm) theo hóa dơn bán hàng ( số ký hiệu , ngày tháng của hóa dơn , thời gian ) lý do tăng giảm giá , đồng thời bên bán lập hóa đơn để điều chỉnh mức giá được điều chỉnh Hóa đơn ghi rõ điều chỉnh giá cho hàng hóa , dịch vụ tại hóa đơn , ký hiệu ….Căn cứ vào các hóa đơn điều chỉnh giá , thuế đầu ra , đầu vào cho thích hợp Tuyệt đối
Trang 4không được ghi số âm khi sử dụng hóa đơn điều chỉnh mà căn cứ vào hóa đơn diều chỉnh , kế toán ghi :
Nợ TK 532 : tập hợp giảm giá hàng bán phát sinh
Nợ TK 3331( 33311) : thuế gia1tri5 gia ta8mh trả lại cho khách hàng tương ứng với số giảm giá hàng bán
Có TK liên quan (111,112,131….) : số giảm giá hàng bán thực tế phát sinh đã trả , khấu trừ hay chưa trả
Cũng trong quá trình bán hàng , có thể phát sinh trường hợp hàng đã tiêu thụ bị người mua trả lại (một phần hay toàn bộ) do hàng hóa không đúng quy cách , phẩm chất , chủng loại hoặc do vi phạm các cam kết do hợp đồng Theo quy định hiện hành , khi xuất hàng trả lại cho bên bán , bên mua phải lập hóa đơn , trên hóa đơn ghi rõ hàng hóa trả lại người bán do không đúng quy cách , chất lượng , tiền thuế giá trị gia tăng Hóa đơn này là căn cứ để bên bán và bên mua điều chỉnh doanh số mua , bán , số thuế giá trị gia tăng đã kê khai Trường hợp người mua là đối tượng không có hóa đơn , khi trả lại hàng , bên mua và bên bán phải lập biên bản hoặc thỏa thuận bằng văn bản ghi rõ loại hàng hóa , số lượng , giá trị hàng hóa trả lại theo giá không có thuế giá trị gia tăng , tiền thuế giá trị gia tăng theo hóa đơn bán hàng , lý do trả hàng kèm theo hóa đơn gửi cho bên bán Biên bản này được lưu giữ cùng với hóa đơn bán hàng để làm căn cứ điều chỉnh kê khai doanh số bán , thuế giá trị gia tăng của bên bán Cần chú ý rằng , trong trường hợp bên mua trả lại một phần hàng hóa thì bên bán lập lại hóa đơn cho hàng hóa bên mua đã nhận và chấp thuận thanh toán theo số lượng , chủng lại và giá cả hai bên đã thỏa thuận
Căn cứ vào các chứng từ liên quan dến hàng bán bị trả lại , kế toán ghi các bút toán sau :
Bút toán 1: Trị giá vốn của hàng bán bị trả lại :
Nợ TK liên quan ( 155,1561, 157 ) : nhập kho thành phẩm , hàng hóa hay đang gửi tại kho người mua
Nợ TK 138 (1381) : giá trị hàng hỏng chờ xử lý Có TK 632 : giá vốn hàng bị trả lại
Bút toán 2 : Tổng giá thanh toán của số hàng bị trả lại : Nợ TK 531: doanh thu của hàng bị trả lại
Trang 5Nợ TK 3331(33311) : thuế giá trị gia tăng trả lại cho khách hàng tương ứng với số hàng bán bị trả lại
Có TK liên quan (131,111,112,…) : tổng giá thanh toán của hàng tiêu thụ bị trả lại
Trường hợp người bán đã xuất hàng và lập hóa đơn , người mua chưa nhận hàng nhưng phát hiện hàng hóa không đúng quy cách , chất lượng phải trả lại toàn bộ hàng hóa , hoặc lập biên bản ghi rõ loại hàng hóa ,số lượng , giá trị chưa có thuế giá trị gia tăng , tiền thuế giá trị gia tăng, lý do trả hàng theo hóa đơn bán hàng đồng thời kèm theo hóa đơn để gửi trả bên bán để bên bán lập lại hóa đơn giá trị gia tăngcho số lượng hàng hoá đã nhận và làm căn cứ bên bán diều chỉnh doanh số và thuế giá trị gia tăng đầu ra Trường hợp trong kỳ doanh nghiệp đã viết hóa đơn bán hàng và đã thu tiền hàng nhưng đến cuối kỳ vẫn chưa giao hàng thì chưa được ghi nhậ doanh thu mà chỉ ghi nhậ số tiền đặt trước của người mua
Cuối kỳ tiến hành phân bổ phí thu mua cho hàng hóa tiêu thụ trong kỳ :
Nợ TK632 : tập hợp giá vốn hàng hóa tiêu thụ trong kỳ.
Có TK 156 (1562) : phân bổ chi phí thu mua cho hàng hóa tiêu thụ trong kỳ.
Đồng thời tiến hành kết chuyển lần lượt các khoản giảm trừ doanh thu bán hàng trong kỳ :
Nợ TK 511: giảm doanh thu bán hàng
Có TK liên quan ( 521, 531, 532) : kết chuyển chiết khấu thương mại , doanh thu hàng bán bị trả lại và giảm giá hàng bán
Bên nợ : tập hợp chi phí bán hàng thự tế phát sinh
Trang 6Bên có : các khoản ghi giảm chi phí bán hàng , kết chuyển chi phí bán hàng Tài khoản 641 không có số dư cuối kỳ và được chi tiết thành :
Tài khoản 6411 : chi phí nhân viên Tài khoản 6412 : chi phí vật liệu bao bì Tài khoản 6413 : chi phí dụng cụ đồ dung
Tài khoản 6414 : chi phí khấu hao tài sản cố định Tai khoản 6415 : chi phí bảo hành
Tài khoản 6417 : chi phí dịch vụ mua ngoài Tài khoản 6418 : chi phí bằng tiền khác Tài khoản sử dụng :
Để phản ánh các khoản chi phí bán hàng phát sinh , kế toán sử dụng tài khoản 641
- Chi phí nhân viên bộ phận tiêu thụ :
Nợ TK 641 : tập hợp chi phí nhân viên
Có TK 334 : tiền lương , tiền công phải trả
Có TK 338 : trích kinh phí công đoàn , bảo hiểm xã hội , bảo hiểm y tế
- Chi phí vật liệu , bao bì phục vụ cho bán hàng :Nợ TK 641 (6412) : tăng chi phí bán hàng
Có TK 152 (chi tiết vật liệu )
- Chi phí công cụ , dụng cụ phục vụ cho việc tiêu thụNợ TK 6413 : tăng chi phí bán hàng
Có TK 153 : xuất dung với giá trị nhỏ
Trang 7- Chi phí khấu hao tài sản cố định :
Nợ TK 641( 6414) : tăng chi phí bán hàng
Có TK 214 : khấu hao tài sản cố định ở bộ phận bán hàng- Trích lập dự phòng phải trả về chi phí sửa chữa , bảo hành sản phẩm , hàng hóa :
Nợ TK 641(6415) : tăng chi phí bán hàng Có TK 352 : trích lập dự phòng phải trả
- Giá trị dịch vụ mua ngoài liên quan đến bán hàng (kể cả hoa hồng đại lý , hoa hồng ủy thác xuất khẩu)
Nợ TK 641 (6417) : trị giá dịch vụ mua ngoài
Nợ TK 133 (1331) : thuế giá trị gia tăng được khấu trừ Có TK 331,131,3388 ,…: tổng giá thanh toán - Chi phí theo dự toán tính vào chi phí bàn hàng kỳ này :
Nợ TK 641(chi tiết tiểu khoản )
Có TK 242 : phân bổ dần chi phí trả trước
Có TK 335 : trích trước chi phí phải trả theo kế hoạch vào chi phí bán hàng
.- Các chi phí khác bằng tiền phát sinh trong kỳ :Nợ TK 641 : tập hợp chi phí khác bằng tiềnNợ TK 133 : thuế giá trị gia tăng đầu vào nếu có
Nợ TK 911: chi phí bán àng trừ vào kết quả trong kỳ Có TK 641 ( chi tiết tiểu khoản )
- Nếu doanh nghiệp có chu kỳ kinh doanh dài , trong kỳ không có hoặc có ít sản phẩm tiêu thụ thì cuối kỳ kết chuyển chi phí bán hàng vào tài khoản “chi phí trả trước”
Trang 8Nợ TK 1422: chi phí chờ kết chuyển Có TK 641 : chi phí bán hàng
- Ở kỳ kế toán sau , khi có sản phẩm tiêu thụ sẽ ghi :Nợ TK 911 : xác định kết quả kinh doanh
Chi phí quản lý doanh nghiệp khi phát sinh được tập hợp theo từng yếu tố như chi phí nhân viên , chi phí vật liệu , …
Tài khoản sử dụng : tài khoản 642
Bên nợ : tập hợp toàn bộ chi phí quản lý doanh nghiệp phát sinh trong kỳ.
Bên có : các khoản ghi giảm chi phí quản ký doanh nghiệp , kết chuyển chi phí quản ký doanh nghiệp
Tài khoản 642 không có số dư cuố kỳ và được chi tiết thành 8 tài khoản cấp 2 :
• Tài khoản 6421 : chi phí nhân viên quản lý • Tài khoản 6422 : chi phí vật liệu quản lý • Tài khoản 6423 : chi phí đồ dung văn phòng • Tài khoản 6424 : chi phí khấu hao TSCĐ• Tài khoản 6425 : thuế , phí và lệ phí • Tài khoản 6426 : chi phí dự phòng
• Tài khoản 6427 : chi phí dịch vụ mua ngoài • Tài khoàn 6428 : chi phí bằng tiền khác
1.3.2 Chứng từ sử dụng :
Hóa đơn thuế GTGT , hóa đơn thông thường
Trang 9Phiếu thu , phiếu chiGiấy báo nợ , giấy báo cóBảng kê thanh toán tạm ứng Các chứng từ khác có liên quan
1.3.3 Trình tự hạch toán :
Tùy theo yêu cầu quản lý của từng ngành , từng doanh nghiệp , tài khoản 642 có thể được mở thêm một số tiểu khoản khác để theo dõi các chi phí thuộc quản lý doanh nghiệp Về cơ bản chi phí quản lý doanh nghiệp được tiến hành như sau :
- Chi phí nhân viên bộ phận quản lý doanh nghiệp : Nợ TK 642 : tập hợp chi phí nhân viên
Có TK 334 : tiền lương phải trả
Có TK 338 ( 3382,3383,3384) : trích KPCĐ , BHXH , BHYT
- Chi phí vật liệu bao bì phục vụ quản lý doanh nghiệpNợ TK 642 : tăng chi phí quản lý doanh nghiệp
Có TK 152 (chi tiết vật liệu )
- Chi phí khấu hao TSCĐ ở bộ phận quản lý doanh nghiệp :Nợ TK 642 : tăng chi phí quản lý doanh nghiệp
Có TK 214 : khấu hao TSCĐ ở bộ phận quản lý doanh nghiệp
- Thuế môn bài , tiền thuê đất ….phải nộp ngân sách:
Nợ TK 642 (6425) : tăng chi phí quản lý doanh nghiệp Có TK 333 (3337,3338,…) : số phải nộp ngân sách - Số phí giao thông , cầu phà đã nộp hay phải nộp :
Nợ TK 642 (6425) : tăng chi phí quản lý doanh nghiệp Có TK liên quan (111,112.131,…)
- Trích lập dự phòng phải thu khó đòi :
Nợ TK 642 ( 6426) : tăng chi phí quản lý doanh nghiệpCó TK 139 : trích lập dự phòng phải thu khó đòi - Trích lập quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm :
Nợ TK 642 (6426) : tăng chi phí quản lý doanh nghiệp
Trang 10Có TK 331, 131,3388,…: tổng giá thanh toán
- Chi phí theo dự toán tính vào chi phí quản lý doanh nghiệp kỳ này Nợ TK 642 ( chi tiết tiểu khoản )
Có TK 242 : phân bổ dần chi phí trả trước
Có TK 335 : trích trước chi phí phải trả theo kế hoạch vào chi phí quản lý doanh nghiệp
- Các chi phí khác phát sinh trong kỳ (chi phí hội nghị , tiếp khách ; chi cho lao động nữ ;chi nghiên cứu ,đào tạo ; chi nộp lệ phí tham gia hiệp hội ;…)
Nợ TK 642 (6428) : tập hợp chi phí khác liên quan đến quản lý doanh nghiệp
Nợ TK 133 : thuế GTGT đầu vào (nếu có ) Có TK liên quan (111,112,138, )
Phản ánh các khoản ghi giảm chi phi quản ly doanh nghiệp (phế liệu thu hồi , vật tư xuất dung không hết , ) :
Trang 111 4 Kế toán chi phí tài chính
1.4.1 Khái niệm và tài khoản sử dụng :
Khái niệm :
Chi phí tài chính phát sinh trong quá trình hoạt động kinh doanh thông thường của doanh nghiệp như chi phí lãi tiền vay và những chi phí liên quan đến hoạt động cho các bên khác sử dụng tài sản sinh ra lợi tức , tiền bản quyền ….những chi phí này phát sinh dưới dạng tiền và các khoản tương đương tiền
Tài khoản sử dụng : tài khoản 635.
Bên nợ : tập hợp toàn bộ các khoản chi phí thuộc hoạt động đầu tư tài chính thực tế phát sinh trong kỳ (kể cả các khoản lỗ thuộc hoạt động đầu tư tài chính và trích lập dự phòng giảm giá đầu tư tài chính).
Bên có : kết chuyển toàn bộ chi phí hoạt động đầu tư tài chính vào các tài khoản xác định kết quả kinh doanh
Cuố kỳ , tài khoản 635 không có số dư và được mở chi tiết theo từng hoạt động đầu tư tài chính tùy theo yêu cầu cung cấp thông tin cho quản lý
1.4.2 Nội dung chi phí tài chính
Được dùng để phản ánh toàn bộ các khoản chi phí và các khoản lỗ liên quan đến hoạt động đầu tư tài chính và các khoản lỗ liên quan đến hoạt động đầu tư tài chính ; chi phí đi vay và chi phí cho vay ; chi phí góp vốn liên doanh , liên kết ; lỗ do chuyển nhượng chứng khoán ; chi phí nhượng bán chứng khoán ; trích lập dự phòng giảm giá đầu tư chứng khoán ; lỗ về bán ngoại tệ ….
Trang 12Nợ TK 635 : chi phí tài chính
Có TK 221 : đầu tư vào công ty con
- Trường hợp ở bên không thực hiện hợp đồng hợp tác kinh doanh hoặc bên liên doanh không thực hiện kế toán , căn cứ vào kết quả phân chia lợi nhuận trước thuế từ hợp dồng vá các chứng từ có liên quan do đối tác cung cấp , nếu lỗ ghi :
Nợ TK 635 : chi phí tài chínhCó TK 138 : phải thu khác
Kế toán chi phí hoạt động liên doanh và lợi nhuận nhận được từ liên doanh , các khoản chi phí liên quan đến hoạt động góp vốn liên doanh phát sinh trong kỳ nhu lãi tiền vay để góp vốn , tiền thuê đất , các chi phí khác phát sinh :
Nợ TK 635 : chi phí tài chính
Nợ TK 133 : thuế GTGT được khấu trừ
Có 111, 112 : chi phí thực tế phát sinh bằng tiền mặt , tiền gởi ngân hàng
- Số vốn không thu hồi được do liên doanh làm ăn thua lỗ được coi là khoản thiệt hại và tính vào chi phí hoạt động tài chính
Nợ TK 635 : chi phí tài chính Có TK 222 : góp vốn liên doanh
- Tập hợp chi phí thuộc hoạt động đầu tư tài chính (chi phí liên doanh , chi phí đầu tư chứng khoán ngắn hạn ,dài hạn ; chi phí đầu tư vào công ty liên doanh đồng kiểm soát ; chiết khấu thanh toán ;….)
Nợ TK635: tập hợp chi phí hoạt động đầu tư tài chính Có TK liên quan (121,128,129,221,222,228,229,14,…)
Trang 13 Tài khoản sử dụng : tai khoản 811
Tài khoản này trong kỳ luôn phản ánh số phát sinh bên nợ , cuối kỳ được kết chuyển sang tài khoản 911 – xác định kết quả kinh doanh và không có số dư
Tài khoản 811 được mở chi tiết thành :8111 : chi phí nhượng bán , thanh lý tài sản 8112 : tiền phạt do vi phạm hợp đồng 8113 : bị phạt thuế , truy nộp thuế 8118 : các khoản chi phí khác
1.5.2 Nội dung chi phí khác
Chi phí thanh lý nhượng bán tài sản cố định và giá trị còn lại của tài sản cố định thanh lý nhượng bán
Tiền phạt do vi phạm hợp đồng kinh tế Bị phạt thuế , truy nộp thuế
Các khoản chi phí do kế toán bị nhầm , hoặc bỏ sót khi ghi sổ kế toánCác khoản chi phí khác
Nợ TK 223,228, 222: giá trị vốn góp được ghi nhận Nợ TK 214 : giá trị hao mòn lũy kế của TSCĐ góp vốn Nợ TK 811: khoản chênh lệch về góp vốn
Có TK 211,213: nguyên giá TSCĐ góp vốn
Trang 14Có TK liên quan (152,153,…) giá thực tế góp vốn
-Nếu doanh nghiệp bị đối tác trừ vào số tiền doanh nghiệp đang ký quỹ thì :
Nợ TK 811 : chi phí khác
Có 144 : tiền phạt phải nộp trừ vào tiền ký quỹ ngắn hạnCó 244 : tiền phạt phải nộp trừ vào tiền ký quỹ dài hạn- Cuối kỳ kết chuyển chi phí khác:
-Các khoản chi phí bị bỏ sót , quên ghi sổ kế toán của những năm trước nay phát hiện ra :
Nợ TK 711: kết chuyển thu nhập tuần khác Có TK 911: hoạt động khác
- Cuối kỳ kế toán kết chuyển thuế thu nhập hiện hành và chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại , nếu số phát sinh bên nợ lớn hơn số phát sinh bên có của TK 8211 và TK 8212 , thì:
Trang 15Có TK 421 : tăng lợi nhuận chưa phân phối Trường hợp lỗ thì kế toán ghi ngược lai
1.6 Kế toán chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp :1.6.1 Khái niệm và tài khoản sử dụng :
Khái niệm :
Phản ánh chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp bao gồm chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành và chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại phát sinh trong năm làm căn cứ xác định kết quả kinh doanh trong năm tài chính hiện hành
Tài khoản sử dụng : tài khoản 821Tài khoản 821 có 2 tài khoản cấp 2:
8211 : chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành 8212 : chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại
Kế toán chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành :tài khoản 8211
Bên có :
Số thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành thực tế phải nộp trong năm nhỏ hơn số thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành tạm nộp được giảm trừ vào chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành đã ghi nhận trong năm Số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp được ghi giảm do phát hiện sai
sót không trọng yếu của năm trước được ghi giảm chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành của năm hiện tại
Kết chuyển chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành vào tài khoản 911 – xác định kết quả kinh doanh
Tài khoản 8211 không có số dư cuối kỳ
Trang 16 Kế toán chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại : tài khoản 8212
Bên nợ :
Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại phát sinh trong năm từ việc ghi nhận thuế thu nhập hoãn lại phải trả (là số chênh lệch giữa số thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại phát sinh trong năm lớn hơn thuế thu nhập hoãn lại hoàn nhập trong năm)
Số hoàn nhập tài sản thuế thu nhập doanh nghiệp đã được ghi nhận từ các năm trước
Kết chuyển chênh lệch giữa số phát sinh bên có tài khoản 8212 lớn hơn phát sinh bên nợ tài khaon3 8212 vào bên có tài khoản 911- xác định kết quả kinh doanh.
Bên có :
Ghi giảm chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại (số chênh lệch giữa tài sản thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại phát sinh trong năm lớn hơn tài sản thuế thu nhập daonh nghiệp hoãn lại hoàn nhập trong năm ).
Kết chuyển chênh lệch giữa số phát sinh bên có tài khoản 8212 nhỏ hơn phát sinh bên nợ tài khoản 8212 vào tài khoản 911 để xác định kế quả kinh doanh
Tài khoản 8212 không có số dư cuối kỳ
2 Kế toán doanh thu và các khoản giảm trừ :2.1 Kế toán doanh thu :
2.1.1 Doanh thu bán hàng :
Thời điểm ghi nhận doanh thu là thời điểm chuyển giao quyền sở hữu về sản phẩm , hàng hóa , lao vụ từ người bán sang người mua Nói cách khác , thời điểm ghi nhận doanh thu là thời diểm người mua trả tiền cho người bán hay người mua chấp nhận thanh toán số hang hóa , sản phẩm , dịch vụ …mà người bán đã chuyển giao
Theo chuẩn mực kế toan Việt Nam số 14 , doanh thu bán hàng được ghi nhận khi đồng thời thỏa mãn tất cả 5 điều kiện sau :
Trang 17• Người bán đã chuyển giao phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền với quyền sở hữu sản phẩm hoặc hàng hóa cho người mua
• Người bán không còn nắm giữ quyền quản lý hàng hóa như người sở hữu hàng hóa hoặc kiểm soát hàng hóa
• Doanh thu được xác định tương đối chắc chắn
• Người bán đã thu được hoặc sẽ thu được lợi ích kinh tế từ giao dịch bán hàng
• Xác định được chi phí liên quan đến giao dịch bán hàng
Đối với hoạt động cung cấp dịch vụ , doanh thu được ghi nhận khi thỏa mãn đồng thời 4 điều kiện sau :
• Doanh thu được xác định tương đối chắc chắn
• Có khả năng thu được lợi ích kinh tế từ giao dịch cung cấp dịch vụ đó • Xác định được phần công việc đã hoàn thành vào ngày lập bảng cân đới
Tài khoản sử dụng : tài khoản 511– doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ : được dùng để phản ánh tổng doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của doanh nghiệp ( kể cả doanh thu cho thuê và doanh thu bán bất động
Trang 18sản đầu tư ) và các khoản ghi giảm doanh thu từ đó tính ra doanh thu thuần về bán hàng trong kỳ
kinh doanh dịch vụ
• 5114 – doanh thu trợ cấp , trợ giá sử dụng cho các doanh nghiệp thực hiện nhiệm vụ cung cấp hàng hóa , dịch vụ theo yêu cầu của Nhà Nước và được hưởng các khoản thu từ trợ cấp , trợ giá từ Nhà Nước
• 5117 – doanh thu kinh doanh bất động sản đầu tư dùng để phản ánh doanh thu kinh doanh doanh bất động sản đầu tư của doanh nghiệp
2.1.1.2 Chứng từ sử dụng :
Lập hóa đơn để người mua làm căn cứ ghi sổ và chứng từ đi đường , người bán làm căn cứ ghi nhận doanh thu và sổ sách kế toán của mình Các chứng từ bao gồm : hóa đơn bán hàng thông thường cần phản ánh giá bán (đã có thuế GTGT);
Trang 19phiếu thu , phiếu chi để ghi nhận các khoản thu chi bằng tiền ; giấy báo nợ , báo có của các ngân hàng ; các chứng từ khác liên quan nếu có
2.1.1.3 Trính tự hạch toán :
- Nếu bán qua kho theo hình thức trực tiếp , khi xuất bán trực tiếp hàng :
Nợ TK 632 : giá vốn hàng bán Có TK 156 : hàng hóa - Doanh thu và thuế GTGT phải nộp :
Nợ TK 111,112,131 : tổng giá trị thanh toán bằng tiền mặt , chuyển khoản , phải thu khách hàng
Có TK 511 : doanh thu bán hàng theo giá chưa có thuế Có TK 3331 : thuế GTGT phải nộp
- Doanh thu và thuế GTGT đầu ra thu hộ phải nộp nhà nước :
Nợ TK 111,112,131 : tổng giá trị khách hàng thanh toán bằng tiền mặt , chuyển khoản , phải thu khách hàng theo giá có thuế
Có TK 511 : doanh thu theo giá chưa có thuế Có TK 3331 : thuế GTGT đầu ra thu hộ phải nộp - Căn cứ chứng từ kế toán ghi doanh thu của lô hàng bán thẳng :
Nợ TK 111,112,131 : tổng giá trị thanh toán bằng tiền mặt , chuyển khoản , phải thu khách hàng
Có TK 511 : doanh thu bán hàng theo giá chưa có thuế Có TK 3331 : thuế GTGT phải nộp
- Trường hợp bán vận chuyển thẳng không tham gia thanh toán , khi nhận tiền hoa hồng được hưởng từ môi giới hàng cho nhà cung cấp hoặc cho khách hàng
Nợ TK 111,112 : tổng giá trị thanh toán bằng tiền mặt , chuyển khoản
Có TK 511 : doanh thu bán hàng theo giá chưa có thuế Có TK 3331 : thuế GTGT phải nộp
- Khi thanh lý hợp đồng và thanh toán tiền hàng giao đại lý đã bán Nợ TK 131 : tiền bán hàng phải thu của người nhận đại lý Nợ TK 641 : tiền hoa hồng trả cho người nhận đại lý
Trang 20Nợ TK 112 : tiền hàng thực nhận bằng tiền gởi ngân hàng Nợ TK 111 : tiền hàng thực nhận bằng tiền mặt
Nợ TK 1331 : thuế GTGT mua dịch vụ đại lý ký gởi Có TK 511 : doanh thu bán hàng
Có 3331 : thuế GTGT đầu ra phải nộp
2.1.2 Doanh thu nội bộ
2.1.2.1 Khái niệm và tài khoản sử dụng :
Khái niệm :
Doanh thu nội bộ là số tiền thu được do bán hàng hóa giữa các đơn vị trực thuộc trong công ty , tổng công ty Sự phân cấp quản lý giữa các đơn vị trực thuộc trong cùng công ty , tổng công ty làm phát sinh doanh thu nội bộ
Tài khoản sử dụng : tài khoản 512
Tài khoản này dùng để phản ánh doanh thu của số hàng hóa , dịch vụ , sản phẩm tiêu thụ trong nội bộ doanh nghiệp ( giữa các đơn vị trực thuộc trong cùng một công ty , tổng công ty ….) Ngoài ra , tài khoản này còn dung để theo dõi một số nội dung được coi là tiêu thụ nội bộ khác như sử dụng sản phẩm hàng hóa , dịch vụ trả lương , thưởng…cho người lao động
Bên nợ :
• Trị giá hàng bán bị trả lại , khoản chiết khấu thương mại và giảm giá hàng bán đã chấp nhận trên khối lượng hàng hóa sản phẩm , dịch vụ tiêu thụ nội bộ kết chuyển vào cuối kỳ
• Số thuế tiêu thụ đặc biệt phải nộp của số hàng hóa , sản phẩm dịch vụ đã xác định là tiêu thụ nội bộ
• Kết chuyển doanh thu bán hàng nội bộ vào tài khoản 911- xác định kết quả kinh doanh
Trang 21• 5123 – Doanh thu cung cấp dịch vụ
2.1.2.2.Chứng từ sử dụng :
Lập hóa đơn để người mua làm căn cứ ghi sổ và chứng từ đi đường , người bán làm căn cứ ghi nhận doanh thu và sổ sách kế toán của mình Các chứng từ bao gồm : hóa đơn bán hàng thông thường cần phản ánh giá bán (đã có thuế GTGT); phiếu thu , phiếu chi để ghi nhận các khoản thu chi bằng tiền ; giấy báo nợ , báo có của các ngân hàng ; các chứng từ khác liên quan nếu có
- Khi đơn vị trực thuộc bán hàng cho đơn vị cấp trên (công ty , tổng công ty) chuyển đến phải lập hóa đơn hàng hóa bán ra theo quy định Đơn vi trực thuộc ghi trên cơ sở hóa đơn:
Nợ TK 111,112,131 : tiền bán hàng thực nhận bằng tiền mặt , chuyển khoản , tiền bán hàng phải thu của khách hàng
Có TK 512 :doanh thu nội bộ Có TK 3331 : thuế GTGT phải nộp
- Cấp trên căn cứ bảng kê hóa đơn hàng hóa bán ra do đơn vị trực thuộc lập chuyển gửi tiến hành lập hóa đơn phản ánh số hàng hóa tiêu thụ nội bộ gửi cho đơn vị trực thuộc :
Nợ TK 136 : giá bán nội bộ đã có thuế GTGT
Nợ TK 111,112 : tiền hàng thực nhận bằng tiền mặt , chuyển khoản Có TK 512 :doanh thu nội bộ
Có TK 3331 : thuế GTGT phải nộp
2.1.3 Doanh thu hoạt động tài chính :
Trang 222.1.3.1 Khái niệm và tài khoản sử dụng:
Khái niệm :
Doanh thu hoạt động tài chính là doanh thu phát sinh trong quá trình hoạt động kinh doanh thông thường của doanh nghiệp và bao gồm tiền lãi , tiền bản quyền , cổ tức , lợi nhuận được chia và doanh thu hoạt động tài chính khác của doanh nghiệp
2.1.3.2 Nội dung doanh thu hoạt động tài chính
- Tiền lãi : lãi cho vay ; lãi tiền gửi ; lãi bán hàng trả chậm , trả góp ; ….- Thu nhập cho thuê từ tài sản , cho người khác sử dụng tài sản
- Cổ tức , lợi nhuận được chia
- Chênh lệch lãi do bán ngoại tệ , khoản lãi chênh lêch tỷ giá ngoại tệ - Chênh lệch lãi chuyển nhượng vốn
Tài khoản sử dụng : tài khoản 515
Được dùng để phản ánh toàn bộ các khoản doanh thu và các khoản ghi giảm doanh thu thuộc họa động đầu tư tài chính được coi là thực hiện trong kỳ , không phân biệt các khoản doanh thu đó thực tế đã thu hay sẽ thu trong kỳ sau Thuộc hoạt động đầu tư tài chính gồm tiền lãi (lãi cho vay , lãi tiền gửi , lãi bán hàng trả chậm …) , cổ tức được hưởng , lợi nhuận được chia từ hoạt động lên doanh , lãi về chuyển nhượng vốn , chênh lệch tăng tỷ giá ngoại tệ và các khoản khác
Bên nợ : các khoản ghi giảm doanh thu hoạt dộng đầu tư tài chính ( giảm giá hàng bán , chiết khấu thương mại , doanh thu hàng bán trả lại )
- Kết chuyển tổng số doanh thu thuần hoạt động đầu tư tài chính
Bên có : các khoản doanh thu thuộc hoạt động đầu tư tài chính thực sự phát sinh trong kỳ
Tài khoản 515 không có số dư cuối kỳ và có thể được mở chi tiết theo từng hoạt động đầu tư tài chính tùy theo yêu cầu của công tác quản lý
2.1.3.3 Trình tự hạch toán :
- Khi được thông báo chia cổ tức , lãi kinh doanh :
Nợ TK 111,112,131 : nếu nhận được tiền mặt , chuyển khoản , nhận thông báo về cổ tức , lãi kinh doanh được chia
Trang 23Nợ TK 221 : đầu tư vào công ty con
Có TK 515 : doanh thu hoạt đông tài chính
- Khi thu hồi , thanh lý khoản đầu tư vào công ty con , nếu lãi ghi :Nợ TK 111 : trị giá tài sản nhận về bằng tiền mặt
Nợ Tk 112 : trị giá tài sản nhận về bằng tiền gởi ngân hàng Nợ TK 131 : trị giá tài sản nhận về khách hàng chưa trả
Có TK 221 : đầu tư vào công ty con
Có TK 515 : doanh thu hoạt động tài chính (chênh lệch giữ trị giá tài sản nhận về lớn hơn giá gốc khoản đầu tư vào công ty con )
- Trong trường hợp ở bên không thực hiện kế toán theo hợp đồng hợp tác kinh doanh , hoặc bên liên doanh không thực hiện kế toán, căn cứ vào kết quả phân chia lợi nhuận trước thuế từ hợp dồng và các chứng từ có liên quan do đối tác cung cấp , nếu lãi :
Nợ TK 138 : phải thu khác (đơn vị hưởng – chi tiết cho dối tác)Có TK 515 : doanh thu hoạt động tài chính
- Nếu bên góp vốn liên doanh được chia lợi nhuận nhưng sử dụng số lợi nhuận được chia để góp thêm vốn váo liên doanh :
Có TK 515 : doanh thu hoạt động tài chính - Hoàn nhập dự phòng giảm giá đầu tư không dung đến :
Nợ TK liên quan ( 129,229) : hoàn nhập dự phòng giảm giá đầu tư ngắn hạn , dài hạn
Có TK 515 : tăng doanh thu đầu tư tài chính
- Phản ánh các doanh thu thuộc hoạt động đầu tư tài chính thực tế phát sinh :
Nợ TK liên quan (111,112,152,131,…)
Trang 24Có TK 515 : doanh thu hoạt động đầu tư tài chính
Có TK 3331 : thuế GTGT đầu ra phải nộp về hoạt động đầu tư tài chính
.- Các khoản giảm giá hàng bán và doanh thu hàng bán bị trả lại thuộc hoạt động đầu tư tài chính
Nơ TK 515 : giá trị ghi giảm doanh thu Nợ TK3331 : thuế GTGT tương ứng
Có TK liên quan (111,112,…) : tổng số giảm giá , doanh thu của hàng bán bị trả lại
- Kết chuyển thu nhập thuần hoạt động đầu tư tài chính Nợ TK 515: kết chuyển DTT đầu tư tài chính
Có TK 911 : hoạt động đầu tư tài chính
- Kết chuyển kết quả hoạt động dầu tư tài chính , nếu lãi Nợ TK 911: hoạt động tài chính
Có TK 421: tăng lợi nhuận chưa phân phối Nếu lỗ kế toán ghi ngược lại
Tài khoản sử dụng : tài khoản 711
Dùng để phản ánh các khoản thu nhập khác cùng các khoản ghi giảm thu nhập ngoài hoạt động tiêu thụ và hoạt dộng đầu tư tài chính của doanh nghiệp Các khoản thu nhập khác được phản ánh vào tài khoản này gồm thu nhập từ nhượng bán , thanh lý tài sản cố định ; thu dược phạt ; chênh lệch giữa giá trị vốn góp lớn hơn giá trị còn lại của tài sản góp vốn ; thu hồi nọ khó đòi ; thu nợ vô chủ ; thu nhập quà biếu , quà tặng ….Tài khoản 711 không có số dư cuối kỳ và được mở chi tiết theo từng khoản thu nhập theo yêu cầu quản lý
7111 : thu từ nhượng bán thanh lý tài sản
Trang 257113 : các khoản thuế được ngân sách nhà nước hoàn lại 7118 : các khoản thu nhập khác
Các khoản thu nhập thực tế phát sinh
2.1.4.2 Nội dung thu nhập khác
• Thu nhập từ nhượng bán thanh lý tài sản cố định • Thu tiền được do khách hàng vi phạm hợp đồng • Thu các khoản nợ khó đòi đã xử ký xóa sổ
• Các khoản thuế được ngân sách nhà nước hoàn lại • Thu các khoản nợ phải trả không xác định được chủ • Thu nhập quà biếu , quà tặng bằng tiền
• Các khoản thu nhập kinh doanh của những năm trước bị bỏ sót hay quên ghi sổ kế toán , năm nay mới phát hiện ra.
Có TK 711: tăng thu nhập hoạt động khác
- Khi góp vốn vào công ty liên kết hay vào một doanh nghiệp khác nhưng doanh nghiệp chỉ nắm dưới 20 phần trăm quyền kiểm soát , khoản chênh lệch giữa giá trị vốn góp dược ghi nhận lớn hơn giá trị thực tế của vật tư , hàng hóa hay giá trị còn lại của TSCĐ được ghi tăng thu nhập khác :
Nợ TK 223,228:giá trị vốn góp được ghi nhận
Nợ TK 214 :giá trị hao mòn lũy kế của tài sản cố định góp vốn
Trang 26Có TK 711: khoản chênh lệch về góp vốn Có TK 211, 213 : nguyên giá TSCĐ góp vốn
Có TK liên quan (152,153,154, ) : giá thực tế vật tư , tài sản hàng hóa góp vốn
Khi góp vốn vào cơ sở kinh doanh đồng kiểm soát , khoản chênh lệch giữa giá trị vốn góp được ghi nhận lớn hơn giá thực tế của vật tư , hàng hóa hay giá trị còn lại của TSCĐ tương ứng với phần lợi ích của các bên khác được ghi tăng thu nhập khác
- Các khoản thu nhập của các năm trước bị bỏ sót , bị quên nay phát hiện ra ghi:
Nợ TK 111,112,131,…
Có TK 711: tăng thu nhập hoạt động khác
- Xử lý số tài sản thừa không rõ nguyên nhân theo quyết định của cấp có thẩm quyền:
Nợ TK 3381: giá trị tài sản thừa đã xử lý Có TK 711; tăng thu nhập khác
- Các khoản thuế được miễn , giảm , được hoàn lại, được bồi thường :Nợ TK liên quan (111,112,138, )
Có TK 711: tăng thu nhập khác
- Các khoản chiết khấu thương mại , giảm giá hàng bán , hàng bán bị trả lại thuộc hoạt động khác
Nợ TK 711: giảm thu nhập khác Nợ TK 33311: thuế GTGT tương ứng
Có TK liên quan (111,112,…)
2 2 Các khoản giảm trừ :
2.2.1 Chiết khấu thương mại
2.2.1.1 Khái niệm và tài khoản sử dụng:
Khái niệm :
Là số tiền thưởng cho khách hàng tính trên giá bán đã thỏa thuận và được ghi trên các hợp đồng mua bán hoặc các cam kết về mua bán và phải được thể hiện rõ trên các chứng từ bán hàng Chiết khấu thương mại bao gồm các khoản hồi khấu
Trang 27( là số tiền thưởng khách hàng do trong một khoảng thời gian nhất định đã tiến hành mua một khối lượng lớn hàng hóa ) và bớt giá ( là khoản giảm trừ cho khách hàng vì mua lượng lớn hàng hóa trong một đợt )
Tài khoản sử dụng : tài khoản 521
Được sử dụng để theo dõi toàn bộ các khoản chiết khấu thương mại chấp nhận cho khách hàng trên giá bán đã thỏa thuận về lượng hàng hóa , sản phẩm dịch vụ đã tiêu thụ
Bên nợ : tập hợp các khoản chiết khấu thương mại chấp thuận cho người mua trong kỳ
Bên có : kết chuyển toàn bộ số chiết khấu thương mại vào bên nợ tài khoản 511 ,512
Tài khoản 521 không có số dư cuối kỳ và mở chi tiết từng loại khách hàng và từng loại bán hàng , từng loại dịch vụ
Số chiết khấu thương mại phát sinh , kế toán ghi :
Nợ TK 521 : tập hợp chiết khấu thương mại phát sinh
Nợ TK 3331 : thuế GTGT trả lại cho khách hàng tương ứng với số chiết khấu thương mại phát sinh
Có TK 131 : trừ vào so61tie62n phải thu ở người mua hoặc Có TK liên quan (111,112,3388) : khoản hồi khấu đã trả bằng tiền hay chấp nhận trả
Trang 28( vi phạm các điều kiện đã cam kết trong hợp đồng như không phù hợp yêu cầu , tiêu chuẩn , quy cách kỹ thuật , hàng kém phẩm chất , không đúng chủng loại )
Tài khoản sử dụng : tài khoản 531
Tài khoản 531 dùng để theo dõi doanh thu của số hàng hóa , thành phẩm đã tiêu thụ nhung bị khách hàng trả lại Đây là taì khoản điều chỉnh giảm của tài khoản 511 Các chi phí phát sinh liên quan đến lượng hàng hóa bị trả lại được ghi nhận vào chi phí bán hàng trong kỳ
Bên nợ : tập hợp các khoản doanh thu của số hàng đã tiêu thụ bị trả lại
Bên có : kết chuyển doanh thu của số hàng bị trả lại Tài khoản 531 không có số dư cuối kỳ
2.2.2.2.Chứng từ sử dụng :
Hóa đơn bán hàng Phiếu thu , phiếu chi
Các chứng từ khác có liên quan
2.2.2.3 Trình tự hạch toán:
Giá thanh toán của hàng bán bị trả lại :
Nợ TK 531 : doanh thu của hàng bị trả lại
Nợ TK 3331 : thuế GTGT trả lại cho khách hàng tương ứng với số hàng bán bị trả lại
Có TK liên quan (131,111,112) : tổng giá thannh toán của hàng tiêu thụ đã bị trả lại
Tài khoản sử dụng : tài khoản 532
Được sử dụng để theo dõi toàn bộ các khoản giảm giá hàng bán cho khách hàng trên giá bán đã thỏa thuận do những nguyên nhân thuộc về người bán.
Trang 29Bên nơ : tập hợp các khoản giảm giá hàng bán chấp thuận cho người mua trong kỳ.
Bên có : kết chuyển toàn bộ số giảm giá hàng bán.Tài khoản 532 không có số dư cuối kỳ
2.2.3.2 Chứng từ sử dụng :
Hóa đơn bán hàng Phiếu thu , phiếu chi
Các chứng từ khác có liên quan
2.2.3.3 Trính tự hạch toán :
Khi giảm giá hàng bán , kế toán ghi :
Nợ TK 532 : tập hợp giảm giá hàng bán phát sinh
Nợ TK 3331 : thuế GTGT trả lại cho khách hàng tương ứng với số giảm gía hàng bán
Có TK liên quan (111,112,131) : số giảm giá hàng bán thực tế phát sinh đã trả
3 Kế toán xác định kết quả hoạt động kinh doanh :3.1 Khái niệm và tài khoản sử dụng :
Khái niệm :
Kết quả hoạt động của doanh nghiệp là chỉ tiêu phản ánh toàn bộ kết quả hoạt động SXKD (hoạt động bán hàng) , hoạt động tài chính và hoạt động khác mà doanh nghiệp tiến hành trong kỳ
Tài khoản sử dụng : tài khoản 911
Thông thường , cuối kỳ kinh doanh hay sau mỗi thương vụ, kế toán tiến hành xác định kết quả của hoạt động kinh doanh Công việc này được thực hiện trên tài khoản 911- xác định kết quả kinh doanh và được mở chi tiết theo từng hoạt động Kết cấu tài khoản 911 như sau :
Bên nợ :
• Chi phí liên quan đến sản phẩm hàng hóa , dịch vụ , kinh doanh bất động sản đầu tư đã tiêu thụ trong kỳ (GVHB , chi phí bán hàng , chi phí quản lý doanh nghiệp ,…)
Trang 30• Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp , chi phí hoạt động tài chính và chi phí khác
• Kết chuyển lợi nhuận của các hoạt động kinh doanh Bên có :
• Tổng số doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ • Tổng số doanh thu thuần về hoạt động tài chính
• Các khoản ghi giảm thuế thu nhập DN • Tổng số thu nhập thuần khác
• Kết chuyển lỗ từ các hoạt động kinh doanh
3.2 Chứng từ sử dụng :
Bảng thanh toán lương
Hóa đơn bán hàng , mua hàngGiấy báo có của ngân hàngPhiếu thu , phiếu chi
Các chứng từ có liên quan khác
3.3 Trình tự hạch toán :
- Kết chuyển các khoản doanh thu thuần của số sản phẩm , hàng hóa dịch vụ đã tiêu thụ bên ngoài ; doanh thu tiêu thụ nội bộ ; donh tu hoạt động tài chính và thu nhập khác phát sinh trong kỳ :
Nợ TK 511 : doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ Nợ TK 512 : doanh thu nội bộ
Nợ TK 515 : doanh thu hoạt động tài chính Nợ TK 711 : thu nhập khác
Có TK 911 : xác định kết quả kinh doanh
- Kết chuyển trị giá vốn của sản phẩm hàng hóa dịch vu đã tiêu thụ trong kỳ : chi phí bán hàng , chi phí quản lý doanh nghiệp , chi phí tài chính và chi phí khác phát sinh trong kỳ
Nợ TK 911 : xác định kết quả kinh doanh Có TK 641 : chi phí án hàng
Có TK 642 : chi phí quản lý doanh nghiệp Có TK 635 : chi phí tài chính
Trang 32CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN CHI PHÍ , DOANH THU VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI TỔNG
CÔNG TY THÉP VIỆT NAM
1 Giới thiệu chung về tổng công ty thép Việt Nam :
1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của tổng công ty thép việt Nam:1.1.1 Lịch sử hình thành :
Tổng Công ty Thép Việt Nam hiện nay được hình thành trên những nền tảng và nguồn lực hợp nhất của 2 Tổng Công ty: Tổng Công ty Thép và Tổng Công ty Kim khí Trong đó:
- Tổng Công ty Thép chuyên sản xuất gang thép với các cơ sở chủ lực là Công ty Gang thép Thái Nguyên, Công ty Thép Miền Nam và Công ty Thép Đà Nẵng;
Công ty Kim khí chuyên tổ chức kinh doanh kim khí với hệ thống tiêu thụ rộng khắp tại các khu công nghiệp tập trung, các tỉnh, thành phố và vùng kinh tế trọng điểm trong cả nước.
- Từ năm 1996- 2006, Tổng Công ty Thép Việt Nam được tổ chức và hoạt động theo mô hình Tổng Công ty 91 Đến ngày 1/7/2007, Tổng Công ty đã hoàn tất các thủ tục pháp lý và các quy chế vận hành nội bộ chuyển sang hoạt động thep mô hình Công ty mẹ - Công ty con theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
Trên cơ sở đó, ngày 29 tháng 4 năm 1995, Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định số 255/TTg thành lập Tổng công ty Thép Việt Nam
Tổng công ty Thép Việt Nam là một trong 17 Tổng công ty 91 được Thủ tướng Chính phủ thành lập và hoạt động theo mô hình Tổng công ty Nhà nước quy định tại Luật doanh nghiệp Nhà nước năm 1995 Mục tiêu của Tổng công ty Thép Việt Nam là xây dựng và phát triển mô hình kinh doanh đa ngành trên cơ sở sản xuất và kinh doanh thép làm nền tảng Ngày thành lập Tổng công ty theo mô hình Tổng công ty 91 (29/4 hàng năm) được Hội đồng quản trị Tổng công ty chọn làm ngày kỷ niệm thành lập Tổng công ty Thép Việt Nam.
Trang 33Đầu tiên là việc thực hiện Nghị định số 27-HĐBT ngày 22 tháng 3 năm 1989 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) về tổ chức lại Xí nghiệp quốc doanh, ngày 30 tháng 5 năm 1990, Bộ Công nghiệp nặng có Quyết định số 128/CNNg-TC thành lập Tổng công ty Thép Việt Nam.
Ngày mới thành lập, Tổng công ty có bộ máy điều hành, giúp việc có 4 phòng nghiệp vụ và có 4 đơn vị thành viên đó là:
- Xí nghiệp Liên hợp Gang thép Thái Nguyên thuộc Bộ Công nghiệp nặng - nay là Công ty Gang thép Thái Nguyên, trụ sở chính tại thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên
- Xí nghiệp Liên hợp Luyện cán Thép thuộc Bộ Công nghiệp nặng - nay là Công ty Thép Miền Nam, trụ sở chính tại quận I, thành phố Hồ Chí Minh.
- Công ty Vật tư Thiết bị Công nghiệp thuộc Bộ Công nghiệp nặng (sau sáp nhập với Công ty Vật tư Thứ liệu thành phố Hồ chí Minh), trụ sở tại quận I, thành phố Hồ Chí Minh.
- Viện Luyện kim đen thuộc Bộ Công nghiệp nặng, trụ sở tại huyện Thường Tín, tỉnh Hà Tây.
Để thống nhất việc quản lý sản xuất và kinh doanh thép thuộc Bộ Công nghiệp nặng, ngày 04 tháng 7 năm 1994 Thủ tướng Chính phủ có Quyết định số 344/TTg hợp nhất Tổng công ty Thép và Tổng công ty Kim khí thành Tổng công ty Thép Việt Nam
Tổng công ty Kim khí được thành lập vào những năm đầu của thập kỷ 70 thế kỷ trước với nhiệm vụ tiếp nhận và cung ứng vật tư kim khí trong toàn quốc Do chuyển đổi mô hình quản lý, vào những năm 80 của thế kỷ XX giải thể Tổng công ty để thành lập các Xí nghiệp liên hiệp thuộc Bộ Vật tư Đến năm 1985 thực hiện chủ trương của Chính phủ về tổ chức kinh doanh cung ứng vật tư theo Nghị định số 204-HĐBT ngày 11 tháng 7 năm 1985, Bộ Vật tư (nay là Bộ Thương mại) có Quyết định số 422/VT-QĐ ngày 13 tháng 9 năm 1985 thành lập Tổng công ty Kim khí trực thuộc Bộ Vật tư
Tổng công ty có bộ máy điều hành, giúp việc có 8 phòng nghiệp vụ và có 8 đơn vị thành viên đó là:
- Công ty Kim khí Hà Nội, trụ sở tại thành phố Hà Nội.
Trang 34- Công ty Kim khí Hải Phòng, trụ sở tại thành phố Hải Phòng (nay là Công ty cổ phần Kim khí Hải phòng)
- Công ty Kim khí Đà Nẵng, trụ sở tại tỉnh Quảng Nam- Đà Nẵng (nay là thành phố Đà Nẵng)
- Công ty Kim khí thành phố Hồ Chí Minh, trụ sở tại quận I, thành phố Hồ Chí Minh.
- Tổng kho Kim khí và Xí nghiệp Vận tải, trụ sở tại huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội (sau này sáp nhập thành Công ty Kim khí Đông Anh)
- Công ty Kim khí Quảng Ninh, trụ sở tại thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh (nay sáp nhập với Công ty Gang thép Thái Nguyên).
- Công ty Kim khí Bắc Thái, trụ sở tại thành phố Thái Nguyên, tỉnh Bắc Thái - nay là tỉnh Thái Nguyên (nay là Công ty cổ phần Kim khí Bắc Thái).
Đến cuối năm 1990, Công ty Vật tư Thứ liệu Trung ương thuộc Bộ Vật tư được sáp nhập vào Tổng công ty Kim khí theo Quyết định số 1278 TN/TCCB của Bộ Thương nghiệp (nay là Bộ Thương Mại) Thời điểm tiếp nhận bàn giao toàn bộ tài sản, cơ sở vật chất, nhân sự của Công ty Vật tư Thứ liệu Trung ương, Tổng công ty Kim khí tiếp nhận cả 4 đơn vị thành viên đó là:
- Công ty Vật tư Thứ liệu Hà Nội, trụ sở tại thành phố Hà Nội (sau này đổi tên thành Công ty Kinh doanh Thép và Vật tư Hà Nội và sáp nhập vào Công ty Kim khí Hà Nội năm 2003)
- Công ty vật tư Thứ liệu thành phố Hồ Chí Minh, trụ sở tại thành phố Hồ Chí Minh (sau này sáp nhập với Công ty Vật tư thiết bị Công nghiệp đổi tên thành Công ty kinh doanh Thép và Thiết bị Công nghiệp và sáp nhập vào Công ty Kim khí thành phố Hồ Chí Minh năm 2003).
- Công ty Vật tư Thứ liệu Hải Phòng, trụ sở tại thành phố Hải Phòng (sau sáp nhập vào Công ty Kim khí Hải Phòng)
- Công ty Vật tư Thứ liệu Đà Nẵng, trụ sở tại thành phố Đà Nẵng, tỉnh Quảng Nam- Đà Nẵng (sau sáp nhập vào Công ty Kim khí Đà Nẵng).
Ngày 10 tháng 11 năm 1993, Thủ tướng Chính phủ có Quyết định số 549/TTg chuyển Tổng công ty Kim khí từ Bộ Thương mại về Bộ Công nghiệp nặng
Trang 35quản lý từ ngày 01 tháng 01 năm 1994, đến ngày 04 tháng 7 năm 1994 hợp nhất Tổng công ty Thép thành Tổng công ty Thép Việt Nam
Tổng Công ty đang hoạt động theo mô hình Công ty mẹ - Công ty con, Công ty mẹ - Tổng Công ty hiện có 02 trụ sở cơ quan:
Website: www.vnsteel.vn
1.1.2 Quá trình phát triển :
* Tổng công ty Thép Việt Nam 1995 – 1999
Ngày 29 tháng 4 năm 1995, Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định số 255/TTg thành lập Tổng công ty Thép Việt Nam
Tổng công ty tiếp tục thực hiện chương trình tổ chức lại bộ máy cơ quan Tổng công ty và sắp xếp lại doanh nghiệp thành viên Ngày 04 tháng 10 năm 1995, Tổng Giám đốc Tổng công ty có Quyết định số 1629/T-TC thành lập Ban dự án công trình mỏ quặng sắt Thạch Khê để triển khai việc thăm dò, thí nghiệm theo yêu cầu của Chính phủ
Đại hội Đảng bộ Cơ quan Tổng công ty lần thứ I (12/1995) tại Hà Nội, Đại hội đã bầu Ban chấp hành Đảng uỷ cơ quan Tổng công ty khoá I gồm 7 đồng chí, đồng chí Phạm Chí Cường được bầu làm Bí thư Đảng bộ.
Ngày 25 tháng 12 năm 1995, Bộ trưởng Bộ Công nghiệp có các Quyết định số 456/QĐ-TCCB và số 457/QĐ-TCCB sáp nhập Công ty Vật tư thứ liệu Hải Phòng vào Công ty Kim khí Hải Phòng; sáp nhập Công ty Vật tư thứ liệu thành phố Hồ Chí Minh vào Công ty Vật tư thiết bị Công nghiệp.
Trang 36Ngày 25 tháng 01 năm 1996, Chính phủ có Nghị định số 03/CP phê chuẩn Điều lệ Tổ chức và hoạt động của Tổng công ty Thép Việt Nam, là một pháp nhân kinh doanh, hoạt động theo Luật Doanh nghiệp Nhà nước
Tại thời điểm này, Tổng công ty có 16 đơn vị thành viên (Công ty Xây lắp và Trường Công nhân kỹ thuật luyện kim chuyển từ Bộ Công nghiệp về làm thành viên Tổng công ty); 4 công ty liên doanh với Tổng công ty và 8 công ty liên doanh với các đơn vị thành viên
Ngày 10 tháng 02 năm 1996, Tổng Giám đốc Tổng công ty có các Quyết định số 191/T-TC và số 192/T-TC thành lập Phòng Kỹ thuật và Phòng Kế hoạch và Đầu tư (trên cơ sở hợp nhất Phòng Kế hoạch tổng hợp và Phòng Phát triển) thuộc Tổng công ty.
Sau khi kiện toàn lại cơ cấu tổ chức bộ máy và nhân sự chủ chốt theo mô hình tổ chức mới có Hội đồng quản trị, ngày 16 tháng 3 năm 1996 Tổng công ty chính thức đi vào hoạt động
- Các đơn vị thành viên, gồm: 16 đơn vị.
+ Các đơn vị sản xuất và xây lắp: Công ty Gang thép Thái Nguyên, Công ty Thép Miền Nam, Nhà máy Thép Đà Nẵng - sau đổi thành Công ty Thép Đà Nẵng và Công ty Xây lắp - sau đổi thành Công ty Xây lắp và Sản xuất công nghiệp.
+ Các đơn vị thương mại: Công ty Kim khí Hà Nội, Công ty Kim khí Bắc Thái, Công ty Kim khí Hải Phòng, Công ty Kim khí Đông Anh, Công ty Kim khí Quảng Ninh, Công ty Kim khí TP Hồ Chí Minh, Công ty Kim khí và Vật tư tổng hợp Miền Trung, Công ty Vật tư thiết bị công nghiệp, Công ty Vật tư thứ liệu Hà Nội và Xí nghiệp Dịch vụ vật tư.
+ Các đơn vị sự nghiệp: Viện luyện kim đen, Trường Công nhân kỹ thuật 3- Trường Công nhân kỹ thuật luyện kim (sau đổi thành Trường Đào tạo nghề Cơ điện Luyện kim Thái Nguyên).
Trang 37cơ sở hợp nhất Phòng Kinh doanh trong nước và tiêu thụ với Phòng Kinh doanh xuất nhập khẩu).
Thời kỳ 1995-1997, các công ty liên doanh với Tổng công ty như Công ty Thép VSC-POSCO, Công ty Ống thép Việt Nam (Hải Phòng); Công ty Thép VINAKYOEI, Công ty Gia công thép VINANIC (Hải Phòng); Công ty liên doanh Trung tâm thương mại quốc tế (thành phố Hồ Chí Minh) hoàn thành việc xây dựng và đi vào hoạt động.
Ngày 21 tháng 02 năm 1997, Bộ Công nghiệp có Quyết định số TCCB sáp nhập Công ty Kim khí Đông Anh vào Công ty Xây lắp và Sản xuất công nghiệp thuộc Tổng công ty
283/QĐ-Ngày 15 tháng 4 năm 1997, Xí nghiệp Dịch vụ vật tư sáp nhập vào Công ty Vật tư Thứ liệu Hà Nội theo quyết định số 551/QĐ-TCCB của Bộ Công nghiệp.
Ngày 22 tháng 9 năm 1998, Công ty Xây lắp và Sản xuất công nghiệp tách khỏi Tổng công ty để thành lập Tổng công ty Xây dựng Công nghiệp Việt Nam trực thuộc Bộ Công nghiệp theo Quyết định số 63/1998/QĐ-BCN của Bộ Công nghiệp.
Đầu năm 1999, để giúp Công ty Gang thép Thái Nguyên giải quyết khó khăn trong sản xuất kinh doanh và tổ chức quản lý Văn phòng Chính phủ đã có Công văn số 23/VPCP ngày 11 tháng 2 năm 1999 thông báo ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về chuyển Mỏ đất chịu lửa Trúc Thôn, Mỏ Đôlômit Thanh Hoá thuộc Công ty Gang thép Thái Nguyên về Tổng công ty và chuyển cổ phần của 2 liên doanh Vinausteel và Natsteelvina về Tổng công ty.
Tổng công ty đã xây dựng phương án về tổ chức lại Mỏ đất sét Trúc Thôn thuộc Công ty Gang thép Thái Nguyên thành lập Công ty Vật liệu chịu lửa Trúc Thôn về làm đơn vị thành viên Tổng công ty (Quyết định số 58/1999/QĐ-BCN ngày 25 tháng 8 năm 1999 của Bộ Công nghiệp).
Cuối năm 1999, Tổng công ty mua lại cổ phần của Công ty Gang thép Thái Nguyên trong các Công ty Liên doanh sản xuất Thép Vinausteel (Hải Phòng) và Công ty TNHH Cán thép Natsteelvina (Thái Nguyên), trở thành đối tác liên doanh của 2 công ty này.
Trang 38Thời kỳ 1995-1999, vừa củng cố, xây dựng tổ chức bộ máy vừa triển khai hoạt động theo mô hình tổ chức mới của Tổng công ty Kết quả hoạt động trong 5 năm 1995-1999 của Tổng công ty đạt được những thành tựu sau:
- Giá trị sản xuất công nghiệp năm 1999 đạt 1.909,5 tỷ đồng, tăng 16,54% so với năm 1995 (1.638,5 tỷ đồng), tốc độ tăng trưởng bình quân 5 năm đạt 5,6% Thời kỳ này Tổng công ty chủ yếu vận hành theo công suất các nhà máy hiện có.
- Sản lượng thép cán năm 1999 đạt 465.000 tấn, tăng 28,4% so với năm 1995 (362.000 tấn); tốc độ tăng trưởng thép cán bình quân 5 năm đạt 15,4%; Thành tựu nổi bật của Tổng công ty Thép Việt Nam trong 5 năm (1995-1999) đã cùng với ngành Thép Việt Nam nỗ lực phấn đấu, cơ bản thoả mãn nhu cầu trong nước về chủng sản xuất được 2,2 triệu tấn thép các loại cung cấp cho nền kinh tế quốc dân Sản lượng phôi thép 5 năm đạt 1,5 triệu tấn, đáp ứng khoảng 67% nhu cầu phôi cho sản xuất thép cán của Tổng công ty.
- Tổng doanh thu năm 1999 đạt 5.967 tỷ đồng, tăng 23,2% so với năm 1995 (4.841 tỷ đồng) Trong 5 năm, đóng góp cho ngân sách nhà nước 1.125,3 tỷ đồng, năm 1999 tăng 42,4% so với năm 1995
- Trong 2 năm 1996 và 1997, do kinh tế đất nước gặp nhiều khó khăn, ảnh hưởng khủng hoảng tài chính khu vực nên hoạt động của các doanh nghiệp thành viên gặp nhiều khó khăn, hiệu quả kinh doanh của Tổng công ty đạt thấp, sang năm 1998 Tổng công ty bắt đầu có lãi Lợi nhuận 5 năm đạt 135,7 tỷ đồng, năm 1999 đạt 81 tỷ đồng tăng gấp 3 lần so với năm 1995
Trong 5 năm 1995 - 1999, công tác đầu tư phát triển của Tổng công ty chủ yếu tập trung cải tạo, nâng cao công suất các nhà máy hiện có, đẩy mạnh liên doanh, liên kết với nước ngoài để tranh thủ vốn và công nghệ hiện đại Đồng thời chuẩn bị cho bước phát triển tiếp theo, Tổng công ty đã phối hợp với Tổ chức JICA - Nhật Bản lập Quy hoạch tổng thể phát triển ngành Thép Việt Nam đến năm
Ngay từ những năm đầu thập kỷ 90 của thế kỷ XX, Tổng công ty đi đầu ngành công nghiệp về lĩnh vực thu hút đầu tư nước ngoài tại Việt Nam Bên cạnh tự đầu tư, Tổng công ty và Công ty Thép Miền Nam, Công ty Gang thép Thái Nguyên còn góp vốn liên doanh với các Tập đoàn Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Úc, Singapore, Malaysia và các tỉnh, doanh nghiệp trong nước thành lập 16 công ty liên
Trang 39doanh với tổng vốn đầu tư 772 tỷ đồng, đó là: loại thép xây dựng thông thường như thép tròn trơn, thép tròn vằn dạng thanh φ 10 -φ 40, thép dây cuộn φ 6- φ10, thép hình cỡ nhỏ và vừa, sản phẩm gia công sau cán (ống thép hàn, tôn mạ) thực hiện được mục tiêu của Bộ Chính trị “trong một số năm trước mắt đáp ứng đủ nhu cầu thép xây dựng thông thường cho xã hội”.
* Tổng công ty Thép Việt Nam 2000-2004
Tổng công ty tiếp tục tổ chức lại các đơn vị trực thuộc Công ty Gang thép Thái Nguyên theo sự chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Công văn số 23/VPCP ngày 11 tháng 2 năm 1999 của Văn phòng Chính phủ Ngày 21 tháng 6 năm 2001, Bộ Công nghiệp có Quyết định số 36/2001/QĐ-BC thành lập Công ty Cơ điện luyện kim (gồm Xí nghiệp Cơ điện, Xí nghiệp Xây dựng và Mỏ đá Núi Voi thuộc Công ty Gang thép Thái Nguyên) thuộc Tổng công ty.
Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX (4/2001), ông Hồ Nghĩa Dũng, Uỷ viên Trung ương Đảng khoá VIII, Chủ tịch Hội đồng quản trị Tổng công ty tái đắc cử vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng.Sau một thời gian nghiên cứu và chuẩn bị, Bộ Công nghiệp đã trình và ngày 10 tháng 9 năm 2001, Thủ tướng Chính phủ có Quyết định số 134/2001/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển ngành Thép Việt Nam đến năm 2010 Đây là cơ sở pháp lý quan trọng để Tổng công ty thực hiện chiến lược đầu tư phát triển của mình Trong quyết định đó, Thủ tướng Chính phủ khẳng định “phát triển ngành thép trở thành một trong những ngành công nghiệp trọng điểm của nền kinh tế; thoả mãn ngày càng cao nhu cầu tiêu dùng trong nước, tiến tới xuất khẩu; đẩy mạnh sản xuất, tạo nhiều việc làm, góp phần quan trọng trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước” Mục tiêu của ngành Thép đến năm 2010, sản xuất phôi thép tăng bình quân 15%/năm; sản xuất thép cán tăng bình quân 10%/năm.Theo quy hoạch được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, trong giai đoạn 2001-2005 Tổng công ty thực hiện công tác nghiên cứu chuẩn bị, đầu tư chiều sâu các cơ sở hiện có của Công ty Gang thép Thái Nguyên, Công ty Thép Miền Nam, Công ty Thép Đà Nẵng và đầu tư mới khoảng 11 dự án lớn, trong đó mục tiêu tập trung đầu tư sản xuất phôi thép và thép dẹt.
Trang 40Ngày 15 tháng 5 năm 2002, Bộ Công nghiệp có Quyết định số BCN sáp nhập Công ty Kim khí Quảng Ninh vào Công ty Gang thép Thái Nguyên thuộc Tổng công ty.
20/2002/QĐ-Ngày 04 tháng 9 năm 2002, Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng có Quyết định số 395/QĐNS/TW điều động đồng chí Hồ Nghĩa Dũng, Uỷ viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Hội đồng quản trị Tổng công ty giữ chức Bí thư Tỉnh uỷ Quảng Ngãi.
Ngày 03 tháng 6 năm 2003, Tổng Giám đốc Tổng công ty có Quyết định số 1868/T-TC thành lập Thanh tra Tổng công ty
Ngày 12 tháng 11 năm 2003, Bộ Công nghiệp có Quyết định số BCN về việc sáp nhập Công ty Kinh doanh Thép và Vật tư Hà Nội vào Công ty Kim khí Hà Nội và Quyết định số 183/QĐ-BCN sáp nhập Công ty Kinh doanh Thép và Thiết bị công nghiệp vào Công ty Kim khí TP Hồ Chí Minh.
182/QĐ-Ngày 16 tháng 12 năm 2003, Bộ Công nghiệp có Quyết định số 220/2003/QĐ-BCN chuyển Công ty Kim khí Bắc Thái thành Công ty cổ phần Kim khí Bắc Thái.
Ngày 24 tháng 12 năm 2003, Bộ trưởng Bộ Công nghiệp có Quyết định số 228/2003/QĐ-BCN thành lập Công ty Thép Tấm lá Phú Mỹ đơn vị thành viên Tổng công ty Trụ sở tại Khu công nghiệp Phú Mỹ I, huyện Tân Thành, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu Đây là nhà máy thép cán nguội đầu tiên có công suất 205.000 tấn/năm của Tổng công ty.
Thực hiện nghị quyết của Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng lần thứ ba, khoá IX về tiếp tục sắp xếp, đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp Nhà nước; xác định mô hình tổ chức đảng trong các doanh nghiệp Nhà nước Ngày 15 tháng 3 năm 2004, Ban Cán sự đảng Tổng công ty trực thuộc Ban Bí thư Trung ương Đảng được thành lập theo Quyết định số 951-QĐNS/TW, ông Nguyễn Kim Sơn làm Bí thư, ông Đậu Văn Hùng làm Phó Bí thư và các ông Nguyễn Kim Đề, Vương Quốc Lơi, Nguyễn Thanh Chuỷ làm Uỷ viên.
Ngày 28 tháng 5 năm 2004, Phòng Kế hoạch và đầu tư được đổi thành Phòng Đầu tư phát triển (Quyết định số 1165/T-TC) và Phòng Kinh doanh và xuất nhập khẩu đổi thành Phòng Kế hoạch Kinh doanh (Quyết định số 1166/T-TC).