1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Bằng chứng kiểm toán và phương pháp kỹ thuật phân tích để thu thập bằng chứng kiểm toán trong quy trình kiểm toán báo cáo tài chính.doc

37 1,2K 2
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 37
Dung lượng 189 KB

Nội dung

Bằng chứng kiểm toán và phương pháp kỹ thuật phân tích để thu thập bằng chứng kiểm toán trong quy trình kiểm toán báo cáo tài chính.doc

Trang 1

Lời nói đầu

Không ai trong chúng ta có thể phủ nhận vai trò của kiểm toán đối với sựhoạt động và phát triển của nền kinh tế nói chung cũng như các doanh nghiệpnói riêng Nhất là đối với những nước có nền kinh tế đang phát triển như nướcta hiện nay, kiểm toán đã trở thành một nhu cầu không thể thiếu được đối vớihoạt động sản xuất kinh doanh của mỗi doanh nghiệp Chúng ta có thể hìnhdung một cách đơn giản kiểm toán là một yếu tố tích cực đảm bảo cho cácchuẩn mực kế toán được chấp hành nghiêm chỉnh, trật tự kỷ cương của côngtác kế toán được giữ vững, các thông tin kế toán trung thực và có đủ độ tincậy Chính điều đó đã làm cho kiểm toán trở thành công việc rất được quantâm không chỉ đối với doanh nghiệp, cơ quan quản lí của nhà nước mà cònđối với cả các đối tượng khác quan tâm đến tình hình tài chính của doanhnghiệp.

Một trong những yếu tố hết sức quan trọng góp phần làm nên thành côngcủa cuộc kiểm toán đó là bằng chứng kiểm toán Vì chất lượng của các bằngchứng kiểm toán ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng của cuộc kiểm toán.

Vì những lý do trên em chọn đề tài: “ Bằng chứng kiểm toán và phươngpháp kỹ thuật phân tích để thu thập bằng chứng kiểm toán trong quytrình kiểm toán báo cáo tài chính”.

Đề tài của em ngoài Lời nói đầu và Kết luận gồm 2 phần chính sau đây:

Phần I: Cơ sở lý luận về bằng chứng kiểm toán và phương pháp kỹ thuậtphân tích trong thu thập bằng chứng kiểm toán.

Phần II:Việc vận dụng các phương pháp kỹ thuật thu thập bằng chứngkiểm toán trong quy trình kiểm toán báo cáo tài chính.

Trang 2

 Theo chuẩn mực kiểm toán quốc tế số 500: “kiểm toán viên cần thu thậpđầy đủ các bằng chứng kiểm toán có hiệu lực để có căn cứ hợp lý khi đưa rakết luận kiểm toán” Kiểm toán tài chính có đối tượng là các báo cáo tàichính-bao gồm các thông tin tài chính tổng hợp liên quan đến toàn bộ hoạtđộng sản xuất kinh doanh trong một niên độ tài chính được kiểm toán Vớiđối tượng kiểm toán rộng như vậy, chi phí của kiểm tra và đánh giá tất cả cácloại bằng chứng sẽ trở nên rất cao Cụ thể kiểm toán viên không thể kiểm tratất cả các phiếu thu, phiếu chi đã thanh toán, các hoá đơn của bên bán, cáchoá đơn bán hàng, chứng từ vận chuyển, đơn đặt hàng của khách hàng, thẻlương thời gian, các loại chứng từ khác và sổ sách có liên quan Do đó các

Trang 3

vấn đề đặt ra là phải xác định số lượng bằng chứng thích hợp cần thu thập đểcó thể đánh giá một cách toàn diện về đối tượng kiểm toán.

2.Phân loại bằng chứng kiểm toán và một số bằng chứng kiểmtoán đặc biệt.

2.1.Tài liệu sẵn có

2.1.1.Các chứng từ:

Chứng từ bao gồm mọi loại mẫu hay giấy tờ có thể dùng để thẩm định cácsố liệu kế toán cơ bản của công ty Chúng là những hoá đơn, mẫu đơn đặthàng, thẻ chấm công, v.v

2.1.2 Sổ sách kế toán:

Các doanh nghiệp ghi chép các vụ giao dịch trong một loạt sổ sách kếtoán Những thông tin được rút ra từ sổ sách này rồi sau đó được sử dụng đểlàm các báo cáo kế toán Sổ cái là quan trọng nhất trong số sổ sách đó Nóđược xác minh bằng những sổ sách khác, như các sổ nhật kí bán hàng và muahàng, các sổ cái con nợ và chủ nợ Kế toán viên phải thẩm tra những sổ sáchnày để đảm bảo chắ chắn rằng những giao dịch đã xẩy ra trong năm đã đượcghi chép đúng qui định.

2.1.3 Những sổ sách khác:

Kiểm toán viên có quyền tiếp cận bất kì lúc nào đối với mọi sổ sách mà họcần cho mục đích kiểm toán của mình, bất kể là chúng có liên quan trực tiếpđến việc chuẩn bị báo cáo đó hay không Kiểm toán viên có thể dụng sổ bảnglương, sổ tài sản của công ty hay bất kì một sổ sách nào khác để xác minhnhững con số trong báo cáo Họ cũng sẽ mong muốn đọc hết các biên bảncuộc họp ban giám đốc, nếu như tại đó đã có bàn bạc mọi vấn đề, như một nỗlực nắm quyền kiểm soát hay một yêu cầu bồi thường thiệt hại, có ý nghĩa đốivới việc kiểm toán.

2.1.4 Vật chứng:

Trang 4

Sự tồn tại của một tài sản có thể được chứng minh bằng cách kiểm tra vậtchất Điều này thường cần thiết trong trường hợp hàng tồn kho, tài sản cốđịnh hữu hình, tiền mặt, giấy chứng nhận cổ phiếu, v.v

2.2 Tài liệu được tạo ra

2.2.1 Các tài liệu thuyết minh:

Kiểm toán viên cần yêu cầu thuyết minh về mọi vấn đề mà mình chưanắm chắc Điều này thường xảy ra nếu như có một vụ giao dịch có vẻ là đãđược ghi chép một cách khác thường Kiểm toán viên cũng sẽ yêu cầu giảithích mọi giả định quan trọng đã đặt ra, như những ước tính tuổi thọ của tàisản hay giá trị ròng có thể thực hiện được của hàng tồn kho.

Sự việc có một lời giải thích đáng tin cậy, dĩ nhiên, không phải là mộtbằng chứng thuyết phục chứng tỏ vấn đề đã được giải quyết đúng đắn Tuynhiên có thể là lời giải thích đó có thể được chứng thực theo một cách nào đó.Nếu như không có bằng chứng khác minh chứng sự việc, thì, như ta thấy,kiểm toán viên sẽ đưa nó vào nội dung thư kiến nghị.

2.2.2 Các phiếu câu hỏi:

Những kết quả kiểm tra trong hệ thống thường là một nguồn bằng chứngkiểm toán quan trọng Các phiếu câu hỏi có thể được sử dụng để thu thậpnhững thông tin về hệ thống và để sắp xếp nó theo cách bảo đảm có thể nhậndạng được những kết quả kiểm tra chủ chốt Mỗi công ty kiểm toán đềuthường có một bộ phiếu câu hỏi chuẩn riêng của mình đề cập đến những khíacạnh đặc trưng mong muốn tồn tại trong từng lĩnh vực chính của hệ thống kếtoán.

2.2.3 Xác nhận của bên thứ ba:

Một cách thường rẻ tiền hơn và hiệu quả hơn để kiểm tra một số dư là viếtthư cho bên thứ ba có liên quan Thông lệ phổ biến là viết thư cho các con nợvà chủ nợ để yêu cầu xác nhận số tiền được thể hiển trong sổ sách kế toán củacông ty Phương thức này cũng được sử dụng để đảm bảo chắc chắn rằng sốdư tại ngân hàng của khách hàng tại ngân hàng đã được ghi đúng.

Trang 5

2.2.4 Những sự việc tiếp theo:

Nhiều điều không biết chắc có thể được giải quyết bằng cách nghiên cứunhững thông tin xuất hiện sau khi kết thúc năm đó Ví dụ, nếu số nợ quá hạncủa con nợ đã được thanh toán sau khi đã kết thúc năm đó, thì không cần lolắng về khoản dự phòng.

2.2.5 Lập luận suy diễn:

Kiểm toán viên có thể sử dụng khả năng nhạy bén của mình để tạo ranhững bằng chứng mà trong một chừng mực nào đó có thể làm sáng tỏ thêmnhững sai sót và những chỗ sai qui định hơn so với những mục đã được liệtkê Việc lập luận suy diễn chắc chắn là một nguồn bằng chứng kiểm toánquan trọng nhất và cũng khó khăn nhất, nhiều kiểu khảo sát kiểm toán đòi hỏiphải lập luận suy diễn, trong đó có việc rà soát phân tích, việc đánh giá kếtquả của các mẵu khảo sát và việc đánh giá những ước tính chủ quan của banlãnh đạo.

2.3 Một số bằng chứng kiểm toán đặc biệt.

Đây là một số bằng chứng đặc biệt thu thập từ một số đối tượng đặc biệtvà thường được sử dụng trong kiểm toán báo cáo tài chính của kiểm toán,đólà:

2.3.1 Công việc của chuyên gia

Do kiểm toán viên không thể hiểu hết tất cả mọi lĩnh vực của xã hội nêntheo chuẩn mực kiểm toán VSA 550 “Các bên liên quan” cho phép họ đượcsử dụng ý kiến của các chuyên gia có năng lực, kiến thức và kinh nghiệm cụthể trong một lĩnh vực chuyên môn nào đó,ngoại trừ lĩnh vực kế toán và kiểmtoán Ví dụ như:

Đánh giá tài sản như đất đai và công trình xây dựng,máy móc thiết bị,tác phẩm nghệ thuật,đá quý

Xác định số lượng hoặc chất lượng tài sản hiện có như dự trữ khoángsản, thời gian hưu ích còn lại của máy móc

Trang 6

Thẩm định các vấn đề có tính chất pháp lý như quyền sở hữu đối với tàisản

Nhưng khi kiểm toán viên quyết định sử dụng tư liệu của chuyên gia đốivới một khoản mục thì cần phải cân nhắc về tính trọng yếu và sự phức tạp củakhoản mục này, cũng như khả năng thu thập các bằng chứng khác cho khoảnmục Trước khi sử dụng kiểm toán viên phỉa xem xét về:

Năng lực của chuyên gia: thể hiện qua trình độ chuyên môn, bằng cấp,giấy phép hành nghề, sự tham gia vào tổ chức nghề nghiệp,kinh nghiệm vàdanh tiếng của họ.

Sự khách quan của chuyên gia: rủi ro do thiếu khách quan sẽ tăng nếuchuyên gia là nhân viên của đơn vị, hoặc có những mối quan hệ nào đó vớiđơn vị Trong trường hợp này, kiểm toán viên phải đưa ra yêu cầu cao hơn ởchuyên gia, hoặc tốt nhất là mời một chuyên gia độc lập.

Thu thập được các bằng chứng đầy đủ và thích hợp để chứng minh rằngphạm vi công việc của chuyên gia đáp ứng được mục tiêu kiểm toán Chẳnghạn phải xem xét mục đích, phạm vi công việc cua chuyên gia, việc sử dụngtư liệu của chuyên gia, vấn đề bảo mật thông tin, các phương pháp có thể sửdụng

Đánh giá công việc của chuyên gia có nghĩa ta đưa ra các câu hỏi như:Nguồn tư liệu do chuyên gia sử dụng có đầy đử và thích hợp không? Hayphương pháp áp dụng có hợp lý và nhất quán với kỳ trước hay không? HaySự phù hợp về kết qủa công việc của chuyên gia với hiểu biết của kiểm toánviên về hoạt động của đơn vị và các kết quả của các thủ tục kiểm toán khác Nếu thoả mãn được các điều kiện trên, tư liệu của chuyên gia có thểđược xem như một bằng chứng kiểm toán.Ngược lại, nếu kết quả làm việccủa chuyên gia không phù hợp hoặc trái ngược với các bằng chứng khác,kiểm toán viên cần phải giải quyết sự khác biệt này thông qua thảo luận vớiđơn vị và chuyên gia, hoặc phải áp dụng các thủ tục kiểm toán bổ sung, haycó thể phải thuê thêm chuyên gia khác Nếu những khác biệt này không giải

Trang 7

quyết được và mang tính trọng yếu, thì kiểm toán viên sẽ ddwa ra ý kiến từchối, chấp nhận từng phần hoặc không chấp nhận.Tuy nhiên, khi sử dụng tưliệu của chuyên gia để làm bằng chứng kiểm toán thì các chuẩn mực kiểmtoán vẫn đòi hỏi rằng kiểm toán viên phải là người chụi trách nhiệm sau cùngvề ý kiến nhận xét về báo cáo tài chính được kiểm toán Vì vậy, kiểm toánviên không được tham chiếu ý kiến chuyên gia trên báo cáo kiểm toán đểtránh bị hiểu lầm cố ý chia sẻ trách nhiệm

2.3.2 Giải trình của Giám Đốc:

Kiểm toán viên càn phải thu thập bằng chứng về việc giám đốc đơn vịđược kiểm toán thừa nhận trách nhiệm của mình trong việc lập và trình bàytrung thực báo cáo tài chính phù hợp với chuẩn mực kế toán hiện hành và đãphê duyệt báo cáo tài chính.Theo chuẩn mực kiểm toán số 580 "Kiểm toánviên phải thu thập được các giải trình của giám đốc( hoặc người đứng đầu)đơn vị được kiểm toán".

Giải trình thông thường do giám đốc hoặc người đứng đầu đơn vị ký ,thường được ghi ngày tháng trùng với ngày ghi trên báo cáo kiểm toán, trongđó trình bày tóm tắt các vấn đề quan trọng như:

- Báo cáo tài chính được lập và trình bày theo đúng chế độ hay chuẩnmực kế toán hiện hành.

- Mọi sổ sách kế toán, tài liệu và các biên bản họp Đại hội cổ đông, Hộiđồng quản trị đã cung cấp đầy đủ cho kiểm toán viên.

- Mọi vấn đề cần khai báo theo yêu cầu của chuẩn mực hay chế độ kếtoán đều đã được khai báo đúng đắn trong thuyết minh.

Kiểm toán viên không thể chỉ dựa vào thư giải trình để giảm bớt, hoặckhông thực hiện các thủ tục kiểm toán, bởi lẽ thư này là một loại bằng chứngcó giá trị thấp và hoàn toàn không thể thay thế cho các thủ tục kiểm toán cầnthiết Thư giải trình có tác dụng chủ yếu là:

- Nhắc nhở các nhà quản lý về trách nhiệm của họ đối với báo cáo tàichính.

Trang 8

- Lưu hồ sơ kiểm toán và những vấn đề đã trao đổi giữa hai bên.

- Là bằng chứng kiểm toán trong một số trường hợp nhất định Thí dụlà bằng chứng duy nhất về ý định của giám đốc là sẽ thực hiện một khoản đầutư trong tương lai.

Tuy có giá trị thấp, nhưng như giải trình của giám đốc vẫn là một thủtục quan trọng Do đó khi đơn vị từ chối cung cấp, kiểm toán viên có thể đánhgiá là phạm vi kiểm toán bị giới hạn và đưa ra ý kiến từ chối, hoặc chấp nhậntừng phần.

2.3.3 Công việc của kiểm toán viên nội bộ:

Bộ phận kiểm toán nội bộ được tổ chức là để phục vụ cho các yêu cầuvà lợi ích của đơn vị, tuy nhiên kết qủa kiểm toán của bộ phận này có thể sẽhữu ích cho việc kiểm toán viên độc lập khi kiểm toán báo cáo tài chính Nhưvậy, kiểm toán viên đọc lập cần quan tâm đến kết quả kiểm toán nội bộ khichúng có liên quan đến cuộc kiểm toán báo cáo tài chính.

Theo đoạn 13 ISA 610" Sử dụng tư liệu của kiểm toán viên nội bộ",đểtìm hiểu và đánh giá sơ bộ về kiểm toán nội bộ thì kiểm toán viên độc lập cầnxem xét các tiêu chuẩn sau đây:

"Vị trí trong tổ chức": Là cương vị của người kiểm toán nội bộ trong đơn

vị, và ảnh hưởng của nó đến tính khách quan Một cách lý tưởng, kiểm toánnội bộ không được nắm giữ bất kỳ một trọng trách nào tại đơn vị, và họ chỉtiếp báo cáo kết quả kiểm toán cho người lãnh đạo cao nhất Mọi sự hạn chếcủa người quản lý đặt ra cho kiểm toán nội bộ cần được xem xét mọt cánh cẩnthận Đặc biệt, kiểm toán viên nội bộ phải được tự do tiếp xúc với kiểm toánviên độc lập.

Phạm vi hoạt động: là nội dung và phạm vi công tác đã được kiểm toán

nội bộ thực hiện Kiểm toán viên độc lập cần xác định xem các nhà quản lý cóthực hiện những khuyến nghị của kiểm toán nội bộ hay không, và chúng đượcthể hiện dưới hình thức nào?.

Trang 9

Khả năng chuyên môn: Là những người được đào tạo chuyên môn phù

hợp và có nhiều kinh nghiệm để đảm nhận nhiệm vụ kiểm toán nội bộ Kiểmtoán độc lập có thể nghiên cứu về chính sách tuyển dụng và kiểm toán nội bộ,và xem xét về kinh nghiệm và trình độ chuyên môn của họ.

Tính thận trọng trong nghề nghiệp: Kiểm toán viên độc lập phải xem

xét các cuộc kiểm toán nội bộ có được lập kế hoạch, giám sát, xét duyệt vàdẫn chứng bằng tài liệu một cách đúng đắn hay không? Cẩm nang kiểm toán,chương trình làm việc và hồ sơ kiểm toán nội bộ là bằng chứng về việc thựchiện nghĩa vụ này.

Bên cạnh sự đánh giá chung về các tiêu chuẩn đã được trình bày trên,nếu kiểm toán viên độc lập có ý định sử dụng các tư liệu đó, hay để điềuchỉnh về thời gian, phạm vi kiểm toán của bản thân mình, thì cần nghiên cứucụ thể thêm các khía cạnh sau đây:

- Phạm vi và chương trình kiểm toán nội bộ có thích hợp với kiểm toánviên độc lập hay không?.

- Công việc kiểm toán nội bộ được giám sát, kiểm tra lại, và có đượcchứng minh bằng các bằng chứng kiểm toán đầy đủ và thích hợp hay không?

- Các kết luận có phù hợp với hoàn cảnh cụ thể, và báo cáo được trình bàyphù hợp với kết qủa kiểm toán hay không?

Sau khi đã nghiên cứu và thu thập được các bằng chứng cần thiết, nếu tincậy thì kiểm toán viên độc lập có thể sử dụng chúng để giảm bớt phạm vi vàcác thủ tục cần thiết Còn nếu không tin cậy, kiểm toán độc lập có thể kiểmtra lại về những phần việc mà kiểm toán viên nội bộ đã kiểm tra.

2.3.4 Công việc của các kiểm toán viên khác:

Vấn đề này phát sinh khi kiểm toán báo cáo tài chính thích hợp nhấtcủa một đơn vị Khi kiểm toán đơn vị, kiểm toán viên chính có thể sẽ sử dụngđến công việc của các kiểm toán viên chịu trách nhiệm kiểm toán nội một bộphận của đơn vị Các kiểm toan viên này được gọi là các kiểm toán viên

Trang 10

khác Lúc này, kiểm toán viên chính phải thực hiện những thủ tục cần thiết,như là:

- Thông qua những công việc cụ thể mà các kiểm toán viên khác đã đi làmđể xem xét năng lực chuyên môn của họ Thí dụ như việc đăng ký vào các tổchứnc nghề nghiệp hay phỏng vấn trực tiếp.

- Thông báo cho kiểm toán viên khác về:

+ Những nghĩa vụ về sụ độc lập đối với đơn vị và các đơn vị cấp dướivà thu thập văn bản xác nhận việc tuân thủ nghĩa vụ này.

+ Việc sử dụng ác tư liệu và kiểm toán của họ Ngay khi lập kế hoạchkiểm toán , kiểm toán viên chính phải xác định các thể thức phối hợp côngviệc giữa hai bên, và phải thông báo những vấn đề cần được đặc biệt quantâm, những thủ tục nhằm xác định những nhiệm vụ giữa các bên hữu quan,lịch trình kiểm toán…

+ Những nghĩa vụ trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán và lập báo cáo, vàthu thập các văn bản xác nhận việc tuân thủ các nghĩa vụ này.

- Kiểm toán viên chính còn có thể trao đổi về các thủ tục kiểm toánđược áp dụng , thu thập bản tóm tắt về các thủ tục kiểm toán của các kiểmtoán viên khác( ví dụ dưới dạng bản câu hỏi), hoặc xem xét hồ sơ làm việccủa họ…

Tuỳ theo sự đánh giá về trình độ, về múc độ phối hợp trong công việcvà kết quả kiểm toán của kiểm toán viên khác mà kiểm toán viên chỉ sử dụngnhững tư liệu này một cách thích hợp Còn khi nào kiểm toán viên chính thứckết luận rằng tư liệu của kiểm toán viên khác là không thể sử dụng, và kiểmtoán viên chính không theer tiến hành các thủ tục kiểm toán bổ sung tại đơn vịcấp dưới đã được kiểm toán bởi kiểm toán viên khác, kiểm toán viên chính sẽđưa ra ý kiến chấp nhận từng phần hoặc từ chối.

2.3.5 Bằng chứng về các bên hữu quan:

Trong qua trình kiểm toán, kiểm toán viên có trách nhiệm phát hiện nhữngtác động quan trọng đối với báo cáo tài chính do ảnh hưởng của các mối quan

Trang 11

hệ và các nghiệp vụ với các bên hữu quan và các thủ tục để nhận diện, cònphần náy sẽ trình bày thêm về loại bằng chứng này.

Đoạn 23 IAS 24 "Thông tin về các bên hữu quan" yêu cầu các đơn vị phảicông bố các thông tin cần thiết về bên hữu quan, đó là:

- Số liệu về khối lượng các nghiệp vụ, thể hiện bằng giá trị hoặc các tỷ lệ% tương ứng.

- Giá trị, hoặc các tỷ lệ % tương ứng của các khoản mục chưa thanh toán.- Các chính sách giá đã được áp dụng.

Vì thế, kiểm toán viên cần phải chú ý đến các nghiệp vụ bất thường như: + Các giao dịch có các điều khoản như không bình thường về giá cả,điều kiện thanh toán, hình thức bảo hành…

+ Các nghiệp vụ phát sinh không hợp lý.

+ Các nghiệp vụ được xỷ lý một cách khác thường so với các nghệp vụtương tự.

+Số lượng hay giá trị giao dịch của một số đơn vị lớn hơn một số đơnvị khác…

Trong qua trình kiểm toán, kiểm toán viên có thể sử dụng các thủ tục sauđây:

+ Soát xét lại các biên bản họp cổ đông và ban giám đốc.

+ Xem xét lại các ghi chép kế toán đối với những nghiệp vụ và số dưlớn hoặc bất thường, chú ý đến các nghiệp vụ được ghi vào cuối kỳ.

+ Kiểm tra lại các xác nhận về công nợ và các xác nhận của ngân hàng.Qua đó, có thể biều lộ rõ hơn về các mối quan hệ của những người bảo lãnhvà các nghiệp vụ với các bên hữu quan khác.

+ Kiểm tra các nghiệp vụ đầu tư, chẳng hạn như các nghiệp vụ mua hoặbán cổ phần của các đơn vị khác.

+ Xác minh hay thu thập thông tin từ các ngân hàng, luật sư, các nhàbảo lãnh

Trang 12

Trước khi kết thúc kiểm toán, kiểm toán viên còn phải thu thập được giảitrình của giám đốc xác nhận đã cung cấp đầy đủ thông tin về các bên hữuquan, cũng như xác nhận đã công bố đầy đủ những thông tin với các bên nàytrong thuyết minh của báo cáo tài chính.

Trước khi hình thành nhận xét, kiểm toán viên cần phải cân nhắc ảnh hưởngcủa các bên hữu quan và của các nghiệp vụ đối với báo cáo tài chính Nếunhận thấy rằng sự thể hiện các thông tin là không tuân thủ các chuẩn mực kếtoán, thì tuỳ theo mức độ mà kiểm toán viên phát hành báo cáo kiểm toánthích hợp

3 Yêu cầu của bằng chứng kiểm toán.

Kiểm toán viên thường hay phải đứng trước một loạt những nguồn bằngchứng khác nhau Họ phải có một công cụ nào nó để quyết định xem nguồnnào thích hợp nhất với một mục tiêu nhất định.

3.1 Tính hiệu lực của bằng chứng kiểm toán

Hiệu lực là khái niệm để chỉ độ tin cậy hay chất lượng của bằng chứngkiểm toán Những yếu tố ảnh hưởng đến tính hiệu lực của bằng chứng kiểmtoán bao gồm:

 Loại hình của bằng chứng: Bằng chứng vật chất (Ví dụ như “Biênbản kiểm kê”, có được sau khi thực hiện công việc kiểm kê hay quan sát kiểmkê) và hiểu biết của kiểm toán viên về các lĩnh vực của kiểm toán được xemlà có độ tin cậy cao hơn bằng chứng bằng lời (ví dụ như bằng chứng thu thậpqua phỏng vấn).

 Hệ thống kiểm soát nội bộ: Bằng chứng thu được trong điều kiện hệthống kiểm soát nội bộ hoạt động tốt có độ tin cậy cao hơn so với bằng chứngkiểm toán thu được trong điều kiện hệ thống này hoạt động kém hiệu quả: Hệthống kiểm soát nội bộ được thiết kế nhằm ngăn chặn, phát hiện các sai phạmtrong hoạt động sản xuất kinh doanh thường ngày trong đơn vị Trong mọi

Trang 13

trường hệ thống kiểm soát nội bộ hoạt động tốt hơn, khả năng tồn tại sai phạmmà hệ thống nội bộ không phát hiện được sẽ thấp hơn.

 Nguồn gốc thu thập bằng chứng kiểm toán: Bằng chứng có nguồngốc càng độc lập với đối tượng được kiểm toán thì càng có hiệu lực Ví dụ,bằng chứng thu được từ các nguồn độc lập bên ngoài (như bảng sao kê ngânhàng, Giấy báo số dư khách hàng do ngân hàng gửi đến, xác nhận của ngânhàng về số dư tiền gửi và các khoản công nợ, Hoá đơn mua hàng ) có độ tincậy cao hơn bằng chứng kiểm toán có được nhờ khách hàng cung cấp (ví dụnhư tài liệu kế toán, tài liệu thống kê ban đầu liên quan đến hoạt động đượckiểm toán).

 Sự kết hợp các bằng chứng kiểm toán: Nếu nhiều thông tin cùng xácminh cho một vấn đề thì sẽ có giá trị hơn so với một thông tin đơn lẻ Ví dụnếu số dư trên tài khoản tiền gửi ngân hàng khớp với số dư trên “Giấy báo sốdư khách hàng” do ngân hàng gửi đến cho đơn vị được kiểm toán thì số liệunày đáng tin cậy hơn so với khi chỉ có thông tin duy nhất là số dư trên tàikhoản tiền gửi ngân hàng Tương tự như vậy, nếu thư xác nhận của người bánvề khoản tiền trong hoá đơn của đơn vị được kiểm toán thì hai thông tin trùngkhớp này có độ tin cậy cao hơn một thông tin đơn lẻ trên hoá đơn.

3.2 Tính đầy đủ của bằng chứng kiểm toán

Tính đầy đủ là khái niệm chỉ số lượng hay qui mô cần thiết của bằngchứng kiểm toán để đưa ra ý kiến kết luận cho cuộc kiểm toán Đây là mộtvấn đề không có thứơc đo chung, mà đòi hỏi rất lớn ở sự suy đoán nghềnghiệp của kiểm toán viên Các chuẩn mực kiểm toán thường chấp nhận kiểmtoán viên thu thập bằng chứng kiểm toán ở tính mức độ “có tính thuyết phục”hơn là “có tính chắc chắn”.

Tính đầy đủ của bằng chứng kiểm toán là nói tới số lượng và chủng loạibằng chứng kiểm toán cần thu thập Không có bất cứ một chuẩn mực nào quiđịnh một cách cụ thể bao nhiêu bằng chứng là đủ mà nó phụ thuộc vào sựphán quyết chủ quan của kiểm toán viên Sự phán quyết đó tuỳ thuộc vào

Trang 14

từng tình huống cụ thể và khi ấy kiểm toán viên phải cân nhắc những yếu tốcó ảnh hưởng tới tính đầy đủ của bằng chứng kiểm toán Những yếu tố ảnhhưởng đến tính đầy đủ của bằng chứng kiểm toán bao gồm:

 Tính hiệu lực của bằng chứng: Bằng chứng có độ tin cậy càng thấpthì càng cần phải thu thập nhiều Một (một số ít) bằng chứng có độ tin cậythấp chưa đủ để có thể nhận định một cách xác đáng về đối tượng kiểm toáncụ thể.

 Tính trọng yếu: Đối tượng cụ thể được kiểm toán càng trọng yếu thìsố lượng bằng chứng kiểm toán cần thu thập càng nhiều: mục tiêu của kiểmtoán tài chính là khẳng định báo cáo tài chính được trình bày trung thực xéttrên mọi khía cạnh trọng yếu Kiểm toán viên phải phát hiên mọi sai phạm cóảnh hưởng trọng yếu đến báo cáo tài chính Các đối tượng cụ thể được xem làtrọng yếu thường là các khoản mục có giá trị lớn Nếu sai sót xảy ra ở nhữngđối tượng này có thể sẽ ảnh hưởng trọng yếu đối với báo cáo tài chính Ngượclại, ở các khoản mục có qui mô nhỏ nếu có sai phạm thì khó ảnh hưởng trọngyếu đến báo cáo tài chính.

 Mức độ rủi ro: Những đối tượng cụ thể (khoản mục, bộ phận, nghiệpvụ ) được đánh giá là khả năng rủi ro lớn thì lượng bằng chứng kiểm toánphải thu thập càng nhiều và ngược lại.

Khoản mục có mức độ rủi ro cao khi hệ thống kiểm soát nội bộ hoạt độngyếu thường là khoản mục vốn bằng tiền Đó là do đặc điểm gọn nhẹ, dễ biểnthủ của tiền và số lượng nghiệp vụ tiền mặt phát sinh với mật độ lớn, khókiểm soát nên dễ có sai phạm phát sinh và tồn tại Khi đó để phát hiện đượcđa số sai phạm, cần tăng cường kiểm toán chi tiết đối với khoản mục và lượngbằng chứng thu được Trong điều kiện hệ thống kiểm soát nộ bộ hoạt độngtốt, khoản mục dễ có sai phạm là khoản mục hàng tồn kho Sở dĩ như vậy làdo việc kiểm kê thực tế hàng tồn kho rất tốn kém (về thời gian, công sức), nênít được kiểm kê hơn so với tiền mặt và chứng từ có giá Để giảm thiểu rủi ro,

Trang 15

kiểm toán viên cần tăng cường kiểm tra chi tiết, và do đó tăng lượng bằngchứng thu thập được

Tuy nhiên xét theo một nghĩa nào đó, kiểm toán viên không cần quan tâmđến trình trạng thiếu bằng chứng kiểm toán Nếu họ không thể thu thập đượcđủ bằng chứng về một sự việc quan trọng, thì họ có thể hoàn thành đầy đủnhững nghĩa vụ luật định và chuyên môn của mình bằng cách trình bày dè dặtbáo cáo kiểm toán của mình vì không biết chắc Thế nhưng thật là không bìnhthường đối với công ty khách hàng khi không có khẳ năng đưa ra những bằngchứng xác đáng dể biện minh cho những số dư trong các tài khoản.

Kiểm toán viên có ít nhất một nghĩa vụ đạo đức là sử dụng một cách tốtnhất những bằng chứng có trong tay để tránh phải dè dặt Kiểm toán viêncũng sẽ để ngỏ khả năng bị thay thế nếu họ chọn cách công bố một một báocáo kiểm toán dè dặt thay vì thu thập cho đủ bằng chứng.

3.3.Tính đúng lúc

Tính đúng lúc của bằng chứng cứ kiểm toán có thể dựa vào hoặc thời gianchứng cứ được thu thập hoặc thời kỳ được kiểm toán Đối với các tài khoảntrên bảng cân đối tài sản, chứng cứ thường có tính thuyết phục hơn khi nóđược thu thập càng gần ngày lập bảng cân đối tài sản Ví dụ sự kiểm tra củakiểm toán viên về các chứng khoán thị trường vào ngày lập bảng cân đối tàisản sẽ có tính thuyết phục hơn sự kiểm tra vào hai tháng trước đó Đối với cáctài khoản trên báo cáo kết quả kinh doanh chứng cứ có tính thuyết phục hơnnếu mẫu được lấy trong suốt thời kỳ kiểm toán so với mẫu được lấy từ mộtphần của cả kỳ Ví dụ, mẫu ngẫu nhiên được lấy từ các nghiệp vụ bán hàngcủa cả năm sẽ có tính thuyết phục hơn mẫu được lấy từ sáu tháng đầu năm Như vậy sức thuyết phục của chứng cứ chỉ có thể được đánh giá sau khixem xét tổng hợp tính có giá trị, tính đầy đủ và tính đúng lúc Một mẫu gồmchứng cứ có giá trị cao chỉ có tính thuyết phục khi đồng thời nó cũng đúnglúc Tương tự, một mẫu lớn gồm chứng cứ không đáng tin cậy không có sứcthuyết phục

Trang 16

Có những mối quan hệ trực tiếp giữa bốn quyết định về việc tập hợp chứngcứ với ba tính chất xác định tính thuyết phục của chứng cứ Bảng3 trình bàymối quan hệ này.

II.phương pháp kỹ thuật phân tích trong việc thu thập bằng chứng kiểm toán.

1.Các phương pháp thu thập bằng chứng kiểm toán.

Để thu thập bằng chứng kiểm toán có 7 phương pháp kỹ thuật dược sử dụngnhư sau:

1.1.Kiểm tra vật chất: Là quá trình kiểm kê tại chỗ hay tham gia kiểm kêcác loại tài sản của doanh nghiệp Kiểm tra vật chất do vậy thường được ápdụng đối với tài sản có dạng vật chất cụ thể như hàng tồn kho, tài sản cố định,tiền mặt, giấy tờ thanh toán có giá trị.

1.2.Lấy xác nhận: Là quá trình thu thập thông tin do bên thứ ba độc lậpcung cấp để xác minh tính chính xác của thông tin mà kiểm toán viên nghivấn.

1.3.Xác minh tài liệu: Là quá trình xem xét, kiểm tra, đối chiếu các chứngtừ sổ sách có liên quan sẵn có trong đơn vị Phương pháp này được áp dụngđối với: Hoá đơn bán hàng, phiếu nhập kho, xuất kho, hoá đơn vận tải, sổ kếtoán

1.4.Quan sát: Là phương pháp được sử dụng để đánh giá một thực trạnghay hoạt động của đơn vị được kiểm toán Ví dụ, kiểm toán viên có thể đi thịsát đơn vị được kiểm toán để có ấn tượng chung về máy móc thiết bị của đơnvị, quan sát tính cũ mới cũng như sự vận hành của máy móc; hay quan sát cáccá nhân thực hiện nhiệm vụ để đánh giá về thực tế hoạt động của đơn vị

1.5.Phỏng vấn: Là quá trình kiểm toán viên thu thập thông tin bằng vănbản hay bằng lời nói qua việc thẩm vấn về những người hiểu biết về vấn đềkiểm toán viên quan tâm Ví dụ thẩm vấn khách hàng về những quy địnhkiểm soát nội bộ, hoặc hỏi nhân viên về sự hoạt động của các quy chế này.

1.6.Kỹ thuật tính toán: Là quá trình kiểm toán viên kiểm tra chính xác vềmặt số học của việc tính toán và ghi sổ Ví dụ, đối với việc kiểm tra việc tính

Trang 17

toán, kiểm toán viên xem xét tính chính xác (bằng cách tính lại) các hoá đơn,phiếu nhập, xuất kho, số liệu hàng tồn kho, tính lại chi phí khấu hao, giáthành; các khoản dự phòng, thuế; số tổng cộng trên sổ chi tiết và sổ cái, Đốivới việc kiểm tra chính xác của việc ghi sổ, kiểm toán viên đối chiếu cácchứng từ có liên quan để xem cùng một thông tin đuợc phản ánh trên chứngtừ khác nhau, ở những nơi khác nhau.

1.7 Phân tích: Là quá trình so sánh, đối chiếu, đánh giá các mối quan hệđể xác định tính hợp lý của các số dư trên tài khoản Các mối quan hệ baogồm quan hệ giữa các thông tin tài chính với nhau và quan hệ giữa các thôngtin tài chính và các thông tin phi tài chính Do đó kỹ thuật phân tích gồm banội dung: dự đoán, so sánh và đánh giá.

2.Nghiên cứu về phương pháp phân tích trong việc thu thập bằngchứng kiểm toán

Như đã nói ở trên kỹ thuật phân tích là:quá trình so sánh, đối chiếu, đánhgiá các mối quan hệ để xác định tính hợp lý của các số dư trên tài khoản Cácmối quan hệ bao gồm quan hệ giữa các thông tin tài chính với nhau và quanhệ giữa các thông tin tài chính và các thông tin phi tài chính Do đó kỹ thuậtphân tích gồm ba nội dung: dự đoán, so sánh và đánh giá.

 Dự đoán: là việc ước đoán về số dư tài khoản, giá trị tỷ suất hoặc xuhướng

 So sánh: là việc đối chiếu ước đoán trên với số báo cáo.

 Đánh giá: là việc sử dụng các phương pháp chuyên môn, và các kỹ thuậtkhác (phỏng vấn, quan sát) để phân tích và kết luận về các chênh lệch khi sosánh.

Kỹ thuật phân tích được sử dụng để thu thập bằng chứng kiểm toán cóhiệu lực gồm 3 loại: kiểm tra tính hợp lý, phân tích xu hướng và phân tích tỷsuất.

2.1.Kiểm tra tính hợp lý thường bao gồm những so sánh cơ bản như: sosánh giữa số liệu thực tế và số liệu kế hoạch, dự toán Từ kết quả so sánh,

Trang 18

việc điều tra những sai khác lớn giữa số thực tế và số kế hoạch sẽ giúpkiểm toán viên phát hiện những sai sót trong báo cáo tài chính hoặc cácbiến động lớn trong tình hình sản xuất kinh doanh của đơn vị.

So sánh giữa các chỉ tiêu của đơn vị và các chỉ tiêu bình quân trong ngành.Nghiên cứu mối quan hệ giữa các thông tin tài chính và thông tin phi tàichính.

So sánh số liệu của đơn vị được kiểm toán và kết quả dự kiến của kiểmtoán viên.

2.2.Phân tích xu hướng là sự phân tích những thay đổi theo thời gian củasố dư tài khoản, hay nghiệp vụ Phân tích xu hướng thường được kiểm toánviên sử dụng qua so sánh thông tin tài chính kỳ này với thông tin kỳ trước hayso sánh thông tin giữa các tháng trong kỳ hoặc so sánh số dư (số phát sinh)của các tài khoản cần xem xét giữa các kỳ, nhằm phát hiện những biến độngbất thường để tập trung kiểm tra, xem xét.

2.3.Phân tích tỷ suất là cách thức so sánh những só dư tài khoản hoặcnhững loại hình nghiệp vụ Phân tích tỷ suất cũng giúp so sánh tính hợp lý vềtình hình tài chính của một công ty nào đó với một công ty khác trong cùngtập đoàn hay với ngành đó Thông thường khi phân tích tỷ suất cũng phải xemxét xu hướng của tỷ suất đó.

Trong ba loại hình phân tích nêu trên, kiểm tra tính hợp lý kết hợp các dữliệu hoạt động, dữ liệu tài chính và được lập ra để kiểm tra sự tương ứng giữahai loại dữ liệu này Do đó mức độ chính xác hay tính tin cậy của bằng chứngthu thập được khi kiểm tra tính hợp lý được xem là cao nhất Phân tích tỷ suấtđược dựa trên mối quan hệ giữa các báo cáo khác nhau có mối liên quan nênviệc phân tích các tỷ suất cũng có thể cung cấp thông tin có giá trị Phân tíchxu hướng được xem là cung cấp bằng chứng có độ tin cậy thấp nhất vì kỹthuật này dùng nhiều vào việc xem xét dữ liệu năm trước Tuy nhiên, nếu cócả sự phân tích lùi thì các bằng chứng tập hợp được trở nên có ý nghĩa hơn.

Ngày đăng: 17/11/2012, 16:57

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Thứ nhất, chọn loại hình phân tích phù hợp. Nhìn chung các loại hình - Bằng chứng kiểm toán và phương pháp kỹ thuật phân tích để thu thập bằng chứng kiểm toán trong quy trình kiểm toán báo cáo tài chính.doc
h ứ nhất, chọn loại hình phân tích phù hợp. Nhìn chung các loại hình (Trang 19)
Các loại hình phân tích Độ tin cậy kết quả dễ sử dụng Phân tích xu hướng - Bằng chứng kiểm toán và phương pháp kỹ thuật phân tích để thu thập bằng chứng kiểm toán trong quy trình kiểm toán báo cáo tài chính.doc
c loại hình phân tích Độ tin cậy kết quả dễ sử dụng Phân tích xu hướng (Trang 19)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w