1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Kiểm toán khoản mục doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ và Phải thu của khách hàng trong kiểm toán Báo cáo tài chính.doc

38 1,9K 6
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 38
Dung lượng 280,5 KB

Nội dung

Kiểm toán khoản mục doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ và Phải thu của khách hàng trong kiểm toán Báo cáo tài chính.doc

Trang 1

LỜI MỞ ĐẦU

Ngành nghề kiểm toán đã xuất hiện từ lâu trên thế giới, song ở Việt Nam nócòn khá mới mẻ Nghiên cứu lĩnh vực kiểm toán vì thế trở nên rất cần thiết, đặc biệtlà với sinh viên chuyên nghành kiểm toán

Với chức năng xác minh và bày tỏ ý kiến về thực trạng hoạt động của đơn vịđược kiểm toán, kiểm toán tạo niềm tin cho các nhà đầu tư, các nhà quản trị doanhnghiệp, cho khách hàng và những người quan tâm, cung cấp thông tin cho các cơquan Nhà nước để điều tiết vĩ mô nền kinh tế bằng hệ thống pháp luật hay chínhsách kinh tế nói chung Hơn thế nữa, kiểm toán góp phần hướng dẫn nghiệp vụ vàcủng cố nền nếp hoạt động tài chính – kế toán nói riêng và hoạt động quản lý nóichung, nâng cao hiệu quả và năng lực quản lý

Trong quá trình kiểm toán Báo cáo tài chính của một đơn vị, nhất là với mộtcông ty kinh doanh trong lĩnh vực thương mại thì kiểm toán Doanh thu bán hàng vàcung cấp dịch vụ và khoản Phải thu của khách hàng là quan trọng nhất vì mức độphát sinh tương đối lớn và tính phức tạp về nghiệp vụ có ảnh hưởng nhiều đến cácchỉ tiêu quan trọng khác Mặt khác, thông qua đó có thể đánh giá khả năng thanhtoán, tình hình tài chính và kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Cácchỉ tiêu này chứa đựng nhiều rủi ro và sai sót Do đó, kiểm toán doanh thu bán hàngvà cung cấp dịch vụ và Phải thu khách hàng là quy trình kiểm toán quan trọng vàchiếm khối lượng lớn trong quá trình kiểm toán

Chính vì những lý do trên, em đã chọn đề tài: “Kiểm toán khoản mụcdoanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ và Phải thu của khách hàng trongkiểm toán Báo cáo tài chính” làm đề tài nghiên cứu Ngoài phần Lời mở đầu và

phần Kết luận, đề án của em gồm có hai phần:

Phần I: Lý luận chung về Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ và Phải

thu của khách hàng

Trang 2

Phần II: Kiểm toán doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ và Phải thu của

khách hàng trong kiểm toán tài chính.

Trang 3

Tại giai đoạn cuối cùng đó, doanh thu được xác định và ghi nhận trở thànhmột trong các chỉ tiêu quan trọng nhất giúp đánh giá toàn bộ quá trình sản xuấttrong kỳ của doanh nghiệp.

Theo chuẩn mực kế toán Việt Nam số 14 – Doanh thu và thu nhập khác ban

hành theo quyết đinh số 149/2001/QĐ/BTC ngày 31/12/2001 của Bộ trưởng Bộ Tài

chính: Doanh thu là tổng giá trị các lợi ích kinh tế doanh nghiệp thu được trong kỳ

kế toán, phát sinh từ các hoạt động sản xuất kinh doanh thông thường của doanhnghiệp góp phần làm tăng nguồn vốn chủ sở hữu.

Trang 4

Hiện nay doanh thu thường được phân loại theo lĩnh vực hoạt động, theo đâythì doanh thu được chia làm ba loại:

- Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ- Doanh thu hoạt động tài chính

Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ là nguồn thu chủ yếu trong thunhập hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Nó là toàn bộ tiền thu về và sẽ thu vềtừ việc tiêu thụ sản phẩm, hàng hoá và cung cấp dịch vụ của doanh nghiệp chokhách hàng Trong đó quá trình tiêu thụ được coi là kết thúc khi đơn vị mua chấpnhận thanh toán.

Bên cạnh chỉ tiêu doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ còn có chỉ tiêudoanh thu thuần Trên thực tế, chỉ tiêu này thường thấp hơn chỉ tiêu doanh thu đãghi nhận Điều này được thể hiện bởi công thức sau:

Doanh thu thuần về doanh thu bán hàngcác khoảnbán hàng và cung cấp dịch vụvà cung cấp dịch vụgiảm trừ

Các khoản giảm trừ bao gồm:

- Chiết khấu thương mại: Là khoản doanh nghiệp bán giảm giá niêm yếtcho khách hàng do việc người mua đã mua sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ với khốilượng lớn theo thoả thuận về chiết khấu thương mại đã ghi trên hợp đồng kinh tếhoặc các cam kết mua bán hàng.

Trang 5

Giảm giá hàng bán: Là khoản giảm trừ cho người mua do hàng hoá kémphẩm chất, sai quy cách hoặc lạc hậu thị hiếu.

- Hàng bán bị trả lại: Là khối lượng hàng bán đã xác định là tiêu thụ bịkhách hàng trả lại và từ chối do vi phạm cam kết, hợp đồng kinh tế, hàng bị mất,kém phẩm chất, hàng không đúng chủng loại, quy cách…

- Thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu phải nộp cho Nhà nước (nếu có).

- Doanh thu nội bộ:

Là doanh thu của số hàng hoá, lao vụ, sản phẩm tiêu thụ nội bộ giữa các đơnvị trực thuộc trong cùng một công ty, tổng công ty, tập đoàn, liên hiệp xí nghiệp…hạch toán toàn ngành.

1.3 Công tác hạch toán kế toán doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ

1.3.1 Nguyên tắc hạch toán kế toán doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ

* Nguyên tắc xác định doanh thu bán hàng

Theo chuẩn mực kế toán số 14, doanh thu bán hàng được ghi nhận khi đồngthời thoả mãn 5 điều kiện sau:

- Doanh nghiệp đã chuyển giao phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền với quyềnsở hữu sản phẩm hoặc hàng hoá cho người mua,

Trang 6

- Doanh nghiệp không còn nắm giữ quyền quản lý hàng hoá như người sởhữu hàng hoá hoặc quyền kiểm soát hàng hoá,

- Doanh thu được xác định tương đối chắc chắn,

- Doanh nghiệp đã thu được hoặc sẽ thu được lợi ích kinh tế từ giao dịchbán hàng,

- Xác định được chi phí liên quan đến giao dịch bán hàng.* Nguyên tắc xác định doanh thu cung cấp dịch vụ

Doanh thu của giao dịch về cung cấp dịch vụ được ghi nhận khi kết quả củagiao dịch đó có thể xác định một cách đáng tin cậy Kết quả của giao dịch cung cấpdịch vụ được xác định khi thoả mãn đồng thời bốn điều kiện sau:

- Doanh thu được xác định tương đối chắc chắn,

- Có khả năng thu được lợi ích kinh tế từ giao dịch cung cấp dịch vụ đó,- Xác định được phần công việc đã hoàn thành vào ngày lập Bảng cân đốikế toán,

- Xác định được chi phí phát sinh cho giao dịch và chi phí để hoàn thànhgiao dịch cung cấp dịch vụ đó.

Trường hợp giao dịch về cung cấp dịch vụ liên quan đến nhiều kỳ kế toán thìviệc xác định doanh thu của dịch vụ trong từng kỳ thường được thực hiện theophương pháp tỷ lệ hoàn thành.Theo đó, doanh thu được ghi nhận trong kỳ kế toánđược xác định theo phần tỷ lệ công việc đã hoàn thành vào ngày lập bảng cân đốikế toán của kỳ đó.

Phần công việc đã hoàn thành được xác định theo một trong ba phương phápsau, tuỳ thuộc vào bản chất của dịch vụ:

- Đánh giá phần công việc đã hoàn thành,

- So sánh tỷ lệ phần trăm giữa khối lượng công việc đã hoàn thành với tổngkhối lượng công việc phải hoàn thành,

Trang 7

- Tỷ lệ phần trăm chi phí đã phát sinh so với tổng chi phí ước tính để hoànthành toàn bộ giao dịch cung cấp dịch vụ.

1.3.2 Quy trình hạch toán doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ

* Tài khoản sử dụng

- TK 511: doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ

TK này gồm 5 TK cấp hai: TK 5111, TK 5112, TK 5113, TK 5114, TK 5117- TK 512: doanh thu nội bộ

TK này gồm 3 TK cấp hai: TK 5121, TK 5122, TK 5123- TK 521: Chiết khấu thương mại

- TK 531: Hàng bán bị trả lại- TK 532: Giảm giá hàng bán* Sơ đồ hạch toán

Sơ đồ 1.1: Hạch toán tổng hợp doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ

Kết chuyển các khoản ghi giảm doanh thu

TK 3332,3333

Thuế TTĐB, Thuế XK phải nộp của hàng đã

tiêu thụ trong kỳTK 911

Kết chuyển doanh thu thuần về bán hàng và

cung cấp dịch vụ

Trang 8

2 LÝ LUẬN CHUNG VỀ PHẢI THU CỦA KHÁCH HÀNG2.1 Khái niệm

Phải thu của khách hàng là tài sản của đơn vị nhưng bị các tổ chức, tập thểhay cá nhân khác chiếm dụng mà đơn vị có trách nhiệm phải thu hồi.

Đây là khoản phát sinh do “độ trễ” của quá trình thu tiền so với quá trình bánhàng Số dư phản ánh trong TK Phải thu của khách hàng trên Báo cáo tài chính làsố luỹ kế từ các quá trình kinh doanh trước đến cuối kỳ kinh doanh này.

2.2 Đặc điểm

- Nợ phải thu của khách hàng phát sinh từ quá trình bán hàng với thời điểmphát sinh và thời hạn thanh toán khác nhau Mặt khác, các khoản phải thu liên quanđến nhiều người mua có đặc điểm, điều kiện kinh doanh, quản lý và khả năng thanhtoán khác nhau nên có thể dẫn đến các khoản nợ quá hạn, nợ khó đòi, thậm chíkhông đòi được từ người mua Do đó, các khoản phải thu liên quan mật thiết đếnkết quả kinh doanh, các khoản lập dự phòng, thuế thu nhập doanh nghiệp…cũngnhư các khoản mục khác như tiền, hàng tồn kho…

- Các khoản phải thu chủ yếu có số dư bên Nợ, nhưng trong quan hệ với từngkhách nợ, từng đối tượng phải thu có thể xuất hiện số dư bên Có, chẳng hạn: doanhnghiệp nhận tiền ứng trước, trả trước của khách hàng, hoặc số đã thu nhiều hơn sốphải thu Cuối kỳ kế toán, khi tính toán các chỉ tiêu phải thu, phải trả, khi lập Báocáo tài chính cho phép lấy số dư chi tiết của các đối tượng nợ phải thu để lên chỉtiêu hai bên Tài sản và Nguồn vốn của Bảng cân đối kế toán.

- Đối với các khoản nợ phải thu của khách hàng thì doanh nghiệp cần theodõi, thường xuyên kiểm tra đôn đốc thu hồi, tránh bị chiếm dụng vốn Phải xácminh tại chỗ hoặc yêu cầu nhận bằng văn bản đối với các khoản nợ tồn đọng lâungày chưa và khó có khả năng thu hồi được để làm căn cứ lập dự phòng phải thukhó đòi.

Trang 9

- Các khách nợ có quan hệ thường xuyên hoặc số dư lớn thì định kỳ hoặccuối tháng, doanh nghiệp cần tiến hành kiểm tra, đối chiếu các khoản nợ đã phátsinh, đã thu hồi và số nợ Có thể yêu cầu khách hàng xác nhận số nợ phải thu bằngvăn bản.

- Các khách hàng thanh toán các khoản nợ phải thu cho doanh nghiệp bằnghàng hoá, sản phẩm (trường hợp hàng đổi hàng) hoặc bù trừ giữa nợ phải thu và nợphải trả hay phải xử lý khoản nợ khó đòi cần có đủ các chứng từ hợp pháp, hợp lệliên quan như: biên bản đối chiếu công nợ, biên bản xoá nợ kèm theo các bằngchứng về số nợ thất thu.

2.3 Hạch toán kế toán về phải thu của khách hàng

2.3.1 TK sử dụng

TK 131: Phải thu của khách hàng

Về mặt nguyên tắc TK 131 chỉ sử dụng khi phát sinh nợ phải thu, phải trảcho khâu bán hàng Tuy nhiên để tạo thuận lợi cho công tác hạch toán thuế GTGTở các doanh nghiệp áp dụng phương pháp khấu trừ thuế và thực hiện nghiệp vụchiết khấu thương mại cho khách hàng, các doanh nghiệp có thể sử dụng TK nàytrong trường hợp thu tiền ngay TK này có thể có số dư bên nợ hoặc bên có.

2.3.2 Hạch toán kế toán

* Một số nguyên tắt hạch toán Phải thu của khách hàng:

- Nghiệp vụ thanh toán với người mua phát sinh trong quá trình bán sảnphẩm, hàng hoá, dịch vụ khi bán hàng và thu tiền là không cùng một thời điểm.

- Phải chi tiết các khoản phải thu theo từng người mua, không được phép bùtrừ công nợ phải thu, phải trả giữa các đối tượng khác nhau (trừ khi có sự thoảthuận giữa các đối tượng với doanh nghiệp).

Trang 10

- Phải tổng hợp tình hình thanh toán với người mua theo tính chất nợ phảithu hay nợ phải trả trước khi lập báo cáo.

- Đối với các khoản phải thu có gốc ngoại tệ thì vừa phải theo dõi được bằngđơn vị nguyên tệ, vừa phải quy đổi thành VNĐ theo tỷ giá thích hợp và thực hiệnđiều chỉnh tỷ giá khi lập Báo cáo tài chính.

Sơ đồ hạch toán

Sơ đồ 1.2: Hạch toán tổng hợp Phải thu của khách hàng

TK 131TK 511,515,711

Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ,doanh thu hoạt động tài

chính và thu nhập khác

TK 111, 112…Người mua thanh toán

Ứng trước của người mua

TK 521,532,531,635,3331CKTM, CKTT,

GGHB, HBBTL TK 3331

ThuếGTGT

Trang 11

PHẦN II

KIỂM TOÁN DOANH THU BÁN HÀNG VÀ CUNG CẤP DỊCH VỤ VÀ PHẢI THU CỦA KHÁCH HÀNG

TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH

1 KIỂM TOÁN DOANH THU BÁN HÀNG TRONG KIỂM TOÁN TÀI CHÍNH

Vai trò của kiểm toán doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ trong kiểm toán Báo cáo tài chính

Báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh có một vị trí đặc biệt quan trọng trongBáo cáo tài chính của doanh nghiệp, phản ánh kết quả hoạt động sản xuất kinhdoanh và tình hình thực hiện nghĩa vụ của doanh nghiệp đối với Ngân sách Nhànước…của một kỳ kế toán.

Các chỉ tiêu doanh thu cũng như các chỉ tiêu chi phí phản ánh trên Báo cáokết quả hoạt động kinh doanh có mối quan hệ chặt chẽ với các chỉ tiêu phản ánhtrên Bảng cân đối kế toán, với các chỉ tiêu thu – chi tiền mặt, tiền gửi, nhập - xuấtvật tư, hàng hoá…Đồng thời là cơ sở để xác định chỉ tiêu lợi nhuận, thuế thu nhậpdoanh nghiệp và các nghĩa vụ khác của doanh nghiệp Do đó thông qua việc kiểmtoán doanh thu, đặc biệt là doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ có thể phát hiệnra những sai sót, gian lận trong việc hạch toán các chỉ tiêu có liên quan đó.

Đặc điểm của kiểm toán doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ ảnh hưởngđến công tác kiểm toán

Do chu trình bán hàng và ghi nhận doanh thu là một trong chuỗi các chutrình nghiệp vụ có mối liên hệ chặt chẽ với nhau trong quá trình sản xuất kinhdoanh nên khi tiến hành kiểm toán phải kết hợp kết quả kiểm toán các khoản mục

Trang 12

liên quan như vốn bằng tiền, các khoản phải thu, khoản mục hàng tồn kho…và thựctế trong hầu hết các cuộc kiểm toán, kiểm toán viên đều thực hiện riêng rẽ kiểmtoán khoản mục doanh thu mà quan trọng nhất là doanh thu bán hàng và cung cấpdịch vụ do tính chất quan trọng và phức tạp của khoản mục này.

Để thực hiện mục đích trốn thuế, lậu thuế và ghi giảm doanh thu, rất nhiềudoanh nghiệp cố tình hạch toán sai chế độ, từ đó ảnh hưởng đến tính trung thực củathông tin trên Báo cáo tài chính Chẳng hạn:

- Nhóm hàng có thuế suất cao chuyển sang nhóm hàng có thuế suất thấpnhằm trốn thuế, lậu thuế.

- Điều kiện về giá bán của hàng đại lý ký gửi là hạch toán vào doanh thubán hàng hoa hồng mà doanh nghiệp được hưởng khi bán đúng giá niêm yết Songtrên thực tế, các đại lý bán với giá trên cơ sở cung - cầu về từng loại hàng hoá.

- Đối với doanh thu bán hàng theo phương thức trả chậm, trả góp thì doanhthu được ghi nhận theo giá bán trả ngay tại thời điểm ghi nhận doanh thu Phần lãitừ khoản chênh lệch giữa giá bán trả chậm, trả góp với giá bán trả ngay được ghinhận vào tài khoản “doanh thu chưa thực hiện” Nhưng nhiều doanh nghiệp lạihạch toán hoàn toàn tiền lãi thu được vào doanh thu của năm tài chính.

Mục tiêu kiểm toán doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ

1.3.1.Mục tiêu hợp lý chung

Mục tiêu hợp lý chung của kiểm toán doanh thu bán hàng và cung cấp dịchvụ là các nghiệp vụ bán hàng và cung cấp dịch vụ phải có căn cứ hợp lý để ghinhận doanh thu, số liệu trên TK doanh thu là đúng đắn và phù hợp với các quy địnhvà chuẩn mực kế toán được chấp nhận rộng rãi.

Trang 13

1.3.2 Mục tiêu kiểm toán đặc thù

* Mục tiêu hiệu lực

Mục tiêu này hướng vào tính có thực của khoản mục doanh thu bán hàng vàcung cấp dịch vụ KTV sẽ tìm hiểu doanh thu đã ghi nhận trên sổ sách là từ nhữngnghiệp vụ đã thực sự phát sinh hay không Cụ thể, KTV sẽ xem xét trên các khíacạnh: Có thật là hàng hoá đã được chuyển cho khách hàng, doanh thu có được ghinhận tương ứng với số tiền mà khách hàng đã thanh toán hoặc chấp nhận sẽ thanhtoán cho doanh nghiệp.

Để xem xét cụ thể tính có thực, KTV tiến hành kiểm tra ngược với trình tựkế toán bằng cách lựa chọn và tính toán lại một số nghiệp vụ bán hàng có con sốdoanh thu được ghi nhận trên sổ sách là lớn Từ đó KTV thu thập các chứng từkhẳng định nghiệp vụ đó đã xảy ra theo sự phê chuẩn của ban quản lý và theo nhucầu mua hàng có thực của người mua.

* Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ đã được phê chuẩn

Xem xét có sự phê chuẩn của ban quản lý về phương thức và chính sách bánhàng, giá bán đơn vị, quy định về thanh toán và ưu đãi thanh toán với khoản phảithu của khách hàng.

* Mục tiêu đầy đủ

KTV tìm hiểu tất cả các nghiệp vụ doanh thu phát sinh đã được ghi nhận đầyđủ Có hay không hàng hoá đã giao cho khách hàng nhưng không ghi nhận doanhthu Với mục tiêu này, KTV kiểm tra theo đúng trình tự kế toán – đi từ chứng từđến sổ sách KTV cũng có thể kết hợp xem xét những nghiệp vụ giao dịch thanhtoán với ngân hàng, với người mua để tìm ra các khoản mục doanh thu không đượcghi sổ.

Trang 14

* Mục tiêu định giá

KTV xem xét doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ có được tính toánđúng trên cơ sở giá bán đã được phê chuẩn, số lượng hàng bán ra, các khoản giảmtrừ cho khách hàng (nếu có) Bên cạnh đó, KTV sẽ lưu ý đến các điều kiện ghinhận doanh thu có được thoả mãn đầy đủ không.

* Mục tiêu chính xác số học

KTV hướng vào kiểm tra doanh thu có được tính toán đúng, công việc cộngsổ, chuyển sổ, sang sổ thực hiện trên sổ tổng hợp, sổ chi tiết là chính xác haykhông.

* Mục tiêu phân loại và trình bày

Mục tiêu này hướng đến việc doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ cóđược phân loại phù hợp với chế độ kế toán hiện hành cũng như chính sách củadoanh nghiệp hay không KTV làm rõ sự phân loại chỉ tiêu doanh thu trên các tiêuchí như doanh thu nội bộ hay doanh thu bán hàng cho khách hàng bên ngoài, doanhthu theo các phương thức bán hàng và thanh toán khác nhau.

* Mục tiêu đúng kỳ

Khi xem xét doanh thu có được ghi sổ đúng kỳ kế toán hay không, KTVquan tâm đến việc ghi nhận doanh thu tại thời điểm chuyển giao giữa hai kỳ kếtoán liên tiếp nhằm phát hiện lỗi hạch toán nhầm hoặc cố tình ghi sai kỳ cho nhữngmục đích cụ thể Chẳng hạn, một niên độ kế toán của doanh nghiệp bắt đầu từ ngày1/1 đến 31/12, KTV quan tâm đến các nghiệp vụ ghi nhận doanh thu tại thời điểmtháng 12 năm kiểm toán và tháng 1 năm sau.

1.4 Quy trình kiểm toán doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ

1.4.1 Thực hiện thử nghiệm kiểm soát

Trong phần này em xin trình bầy theo hai hướng: thực hiện thủ tục kiểm soáttheo từng kỹ thuật cụ thể và thực hiện thủ tục kiểm soát theo từng công việc cụ thể.

Trang 15

* Thực hiện thủ tục kiểm soát theo từng kỹ thuật cụ thể- Điều tra:

Thực hiện điều tra hướng đến mục tiêu tính hiện hữu của doanh thu bán hàngvà cung cấp dịch vụ nhằm đảm bảo các nghiệp vụ liên quan đến doanh thu bánhàng và cung cấp dịch vụ đã ghi nhận là có thật Trong đó chú ý đến việc xác minhcác chữ ký trên chứng từ gốc là của người có đủ thẩm quyền Xem xét các nghiệpvụ phát sinh có thực hiện đúng với chính sách bán hàng của khách hàng hay không.

- Phỏng vấn:

KTV lập bảng câu hỏi và tiến hành phỏng vấn các cá nhân có tham gia vàoquá trình tiêu thụ sản phẩm Dạng câu hỏi bao gồm cả câu hỏi đóng và câu hỏi mởnhằm thu thập được lượng thông tin hiểu biết nhiều nhất và sát thực nhất với thựctế đã diễn ra Kết thúc phỏng vấn, KTV tóm tắt những kết quả thu được, cân nhắcthông tin nào là đúng đắn thông qua đánh giá về thái độ của người trả lời phỏngvấn.

- Thực hiện lại:

Khi có biểu hiện nghi vấn với một nghiệp vụ nào đó, KTV có thể yêu cầunhân viên kế toán công ty khách hàng hoặc trực tiếp tiến hành thực hiện lại.

- Kiểm tra từ đầu đến cuối:

Thủ tục này là sự kết hợp giữa kỹ thuật phỏng vấn và điều tra theo diễn biếntừng nghiệp vụ bán hàng, cung cấp dịch vụ và ghi nhận doanh thu từ khi phát sinhcho đến khi được phản ánh trên sổ chi tiết TK 511 và cuối cùng là Sổ cái TKDoanh thu Kỹ thuật này giúp KTV hiểu tường tận về quy trình diễn ra nghiệp vụđiển hình, giải quyết mục tiêu xem xét tính trọn vẹn rằng các nghiệp vụ bán hàngphát sinh đã được ghi sổ đầy đủ Bằng kinh nghiệm, khi kiểm tra từ đầu đến cuốicác nghiệp vụ này, KTV có thể nhận dạng ngay những điểm chưa phù hợp của hệthống kiểm soát nội bộ.

- Kiểm tra ngược:

Trang 16

Kỹ thuật này cho phép KTV kiểm tra một nghiệp vụ bán hàng và ghi nhậndoanh thu từ sổ cái trở lại thời điểm ban đầu phát sinh nghiệp vụ Mục tiêu hướngđến của công việc này là tính có thật, rằng doanh thu đã ghi sổ đều từ các nghiệp vụthực sự phát sinh.

Các nghiệp vụ trên đây không thể chỉ được thực hiện riêng lẻ mà phải đượctiến hành đồng bộ để đảm bảo đem lại kết quả cao trong việc đánh giá hệ thốngkiểm soát nội bộ của khách hàng Bên cạnh những kỹ thuật trên đây, tuỳ thuộc vàohoàn cảnh và diễn biến cụ thể của cuộc kiểm toán mà KTV có thể linh hoạt trongviệc kết hợp với các kỹ thuật khác để nhằm thu thập những bằng chứng thích hợphơn.

* Thực hiện thủ tục kiểm soát theo từng công việc kiểm soát nội bộ cụ thể- Sự đồng bộ của sổ sách kế toán:

Đòi hỏi hệ thống kế toán từ chứng từ đến sổ kế toán và bảng tổng hợp có tácdụng kiểm soát tối đa các nghiệp vụ và do đó, các chu trình kế toán phải có trướckhi đặt ra các mục tiêu kiểm soát nội bộ Mặc dù với mọi đơn vị, khung pháp lý vềkế toán là như nhau và được quy định trước nhưng mỗi đơn vị lại có thể lựa chọncác hình thức kế toán, các phương thức kế toán khác nhau dẫn đến trình tự kế toáncụ thể cũng khác nhau Hơn nữa mọi văn bản pháp lý vẫn chỉ là khung tối thiểu cònthực tế của mỗi đơn vị lại rất đa dạng, phong phú Do đó, mỗi đơn vị cần định sẵntrình tự cụ thể tương ứng với hệ thống sổ sách tạo thành yếu tố kiểm soát có hiệulực.

Tương ứng với công việc kiểm soát này, trắc nghiệm đạt yêu cầu cần dựavào các quy định và trình tự ghi sổ đã nêu để đối chiếu thực tiễn tại đơn vị đượckiểm toán Tuy nhiên trắc nghiệm đạt yêu cầu cũng cần chú ý cả những chi tiết cụthể của tính đồng bộ không chỉ trong trình tự mà ngay trong từng sự kết hợp cụ thể.Ví dụ, đơn vị được kiểm toán quy định liên thứ hai của Hoá đơn bán hàng phải kèmtheo Lệnh vận chuyển để đề phòng bỏ sót các khoản thanh toán tiền hàng đã vận

Trang 17

chuyển Khi đó trắc nghiệm đạt yêu cầu cần xét dãy liên tục các Lệnh vận chuyểnđể khẳng định chắc chắn là mỗi lệnh đều đã được kèm theo vào liên thứ hai củaHoá đơn bán hàng.

- Việc đánh số thứ tự các chứng từ:

Đây là một thủ tục kiểm soát đơn giản nhưng mang lại hiệu quả cao trongcông tác quản lý Sử dụng chứng từ có đánh trước số theo thứ tự liên tục có tácdụng vừa đề phòng bỏ sót, giấu diếm, vừa tránh trùng lặp các khoản doanh thu, cáckhoản ghi sổ bán hàng Tất nhiên việc đánh số trước phải có mục đích rõ ràng, kèmtheo việc tổ chức hợp lý theo hướng tích cực để đạt được mục đích đó Cụ thể nếuviệc bán hàng và vận chuyển diễn ra với tần suất lớn thì cần phải kiểm soát qua sốthứ tự liên tục của vận đơn Để tránh bỏ sót các nghiệp vụ ghi nhận doanh thu cầnlưu trữ tất cả các chứng từ vận chuyển đã đánh số liên tục sau mỗi lần vận chuyểnvà cùng người khác định kỳ soát lại tất cả số thứ tự, tìm ra nguyên nhân của bất kỳsự bỏ sót nào.

Trắc nghiệm đạt yêu cầu thông thường cho việc kiểm soát này là chọn ra mộtdãy liên tục các chứng từ khác nhau như liên thứ hai của chứng từ bán hàng đã ghisổ nhật ký tiêu thụ để phát hiện các trường hợp bỏ sót hay ghi trùng trong dãy sốliên tục Trắc nghiệm này đồng thời cung cấp bằng chứng cho cả hai mục tiêu: hiệulực và trọn vẹn.

- Lập bảng cân đối thanh toán tiền hàng và gửi cho khách hàng:

Các công ty có nghiệp vụ bán hàng với quy mô lớn, thông thường hàngtháng có tổng hợp và lập bảng cân đối giữa giá trị hàng bán với các khoản đã thutiền, các khoản phải thu để kiểm soát việc bán hàng Do các cân đối này có liênquan đến khách hàng nên cần gửi đến khách hàng để thông báo đồng thời xác nhậnquan hệ mua – bán đã phát sinh trong tháng Việc lập báo cáo về giá trị hàng bán đểxác nhận với khách hàng là một công việc kiểm soát nội bộ hữu hiệu đối với cácnghiệp vụ bán hàng và ghi nhận doanh thu.

Trang 18

Trắc nghiệm đạt yêu cầu trong trường hợp này là sự xem xét và đưa ra ý kiếncủa kiểm toán của KTV về việc lập và xác nhận các Bảng cân đối trên.

- Xét duyệt nghiệp vụ bán hàng, cung cấp dịch vụ:

Tại doanh nghiệp, việc xét duyệt này được xem xét trên hai góc độ khácnhau:

+ Đối với các nghiệp vụ bán hàng có quy mô nhỏ như bán lẻ, bán hàng chokhách vãng lai…việc phê chuẩn đối với nghiệp vụ này chính là các quy định về giábán lẻ, quy định về vận chuyển hàng hoá, ký duyệt hoá đơn…

+ Đối với các đơn đặt hàng, các hợp đồng kinh tế có giá trị lớn, thủ tục kiểmsoát này thường tập trung vào các điểm chủ yếu sau:

o Việc bán chịu phải được phê duyệt thận trọng trước khi bán hàng,o Hàng hoá chỉ được vận chuyển sau khi duyệt với đầy đủ chứng từ(TK, con dấu, chữ ký hợp pháp của bên mua và bên bán),

o Giá bán phải được phê duyệt bao gồm cả chi phí vận chuyển, giảmgiá, chiết khấu thương mại và điều kiện thanh toán.

Các thủ tục kiểm soát này nhằm ngăn ngừa rủi ro do vận chuyển đến ngườimua “ma” hay người mua không có điều kiện thanh toán hoặc người mua không cóuy tín trong thanh toán Việc duyệt giá nhằm tránh thất thu, kích thích thoả đángtăng thu và giải quyết hợp pháp hiệu quả các quan hệ lợi ích trong quan hệ muabán.

Tương ứng với việc kiểm soát nội bộ này, trắc nghiệm đạt yêu cầu được thựchiện thông qua xem xét chương trình và các thủ tục xét duyệt tương ứng theo cácđiểm then chốt nêu trên.

- Phân cách nhiệm vụ đầy đủ trong tổ chức công tác tài chính kế toán:

Đây là một thủ tục kiểm soát quan trọng nhằm ngăn ngừa gian lận trong kếtoán nói chung và trong lĩnh vực bán hàng, ghi nhận doanh thu nói riêng Cụ thể,nếu sổ bán hàng sổ thu tiền được hai kế toán theo dõi độc lập nhau và sổ thu tiền có

Trang 19

người kiểm soát độc lập, đối chiếu định kỳ với sổ cái, với sổ quỹ sẽ tạo ra sự kiểmtra chéo, tăng độ tin cậy của thông tin Mặt khác, để ngăn ngừa gian lận, trongnhiều trường hợp phải ngăn cách độc lập nơi làm việc của thủ quỹ với những ngườighi chép các nhật ký bán hàng và sổ quỹ Đồng thời giữa chức năng bán hàng vàchức năng duyệt bán chịu cũng cần phân cách để phòng ngừa những tiêu cực có thểphát sinh trong khâu bán hàng.

Trắc nghiệm đạt yêu cầu thích hợp là xem xét sự phân công trong công táckế toán và quan sát thực tế công việc kế toán Chẳng hạn giữa người lập hoá đơn,người giữ sổ hoặc những giao dịch, trao đổi bất thường giữa người ghi sổ và ngườigiữ tiền….

- Tính độc lập của người kiểm tra, kiểm soát:

Đây là một yếu tố thông thường sử dụng KTV nội bộ để kiểm soát việc muabán hàng hoá và ghi nhận doanh thu sẽ đảm bảo chất lượng kiểm soát và phục vụtốt cho việc thực hiện các mục tiêu kiểm toán

Trắc nghiệm đạt yêu cầu trong công việc này thường được thực hiện thôngqua xem xét báo cáo của KTV nội bộ và xem xét sự xuất hiện các dấu hiệu củaKTV nội bộ đã ký hoặc ghi dấu đã quy ước trên các chứng từ, sổ sách kế toán.

Hiểu được công việc những công việc kiểm soát nội bộ then chốt cùng cáctrắc nghiệm yêu cầu tương ứng có tác dụng thiết thực trong việc định hướng cáccông việc kiểm toán Tuy nhiên để triển khai cụ thể mục tiêu kiểm toán đã xác địnhcần cụ thể hơn trên các thủ tục kiểm soát và kiểm toán tương ứng Do vậy, tươngứng với các mục tiêu kiểm toán cần xét đến các công việc cụ thể phải tiến hành.

Ngày đăng: 17/11/2012, 16:57

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

- Phải tổng hợp tình hình thanh toán với người mua theo tính chất nợ phải thu hay nợ phải trả trước khi lập báo cáo. - Kiểm toán khoản mục doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ và Phải thu của khách hàng trong kiểm toán Báo cáo tài chính.doc
h ải tổng hợp tình hình thanh toán với người mua theo tính chất nợ phải thu hay nợ phải trả trước khi lập báo cáo (Trang 10)
Các thủ tục kiểm soát trên đây có thể được tổng kết qua bảng sau: - Kiểm toán khoản mục doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ và Phải thu của khách hàng trong kiểm toán Báo cáo tài chính.doc
c thủ tục kiểm soát trên đây có thể được tổng kết qua bảng sau: (Trang 20)
Bảng 2.2: Thủ tục phân tích trong kiểm toán Phải thu của khách hàng - Kiểm toán khoản mục doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ và Phải thu của khách hàng trong kiểm toán Báo cáo tài chính.doc
Bảng 2.2 Thủ tục phân tích trong kiểm toán Phải thu của khách hàng (Trang 33)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w