1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thực trạng hạch toán chi phí sx và tính giá thành spxl tại Xí nghiệp dịch vụ khoa học kỹ thuật

77 557 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Thực trạng hạch toán chi phí sx và tính giá thành spxl tại Xí nghiệp dịch vụ khoa học kỹ thuật

Trang 1

LỜI MỞ ĐẦU

Đã 20 năm trôi qua kể từ khi Đảng và Nhà nước ta chủ trương đổi mới nềnkinh tế quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường theo định hướng Xã hộichủ nghĩa có sự điều tiết vĩ mô của Nhà nước Những thành tựu đạt được đã chothấy đường lối đúng đắn của Đảng và Nhà nước ta : Thu nhập quốc dân và thunhập đầu người tăng, lạm phát giảm, cơ sở hạ tầng được đầu tư phát triển…Ngành Xây dựng cơ bản cũng đóng góp một phần không nhỏ vào sự phát triểnchung của đất nước, đó là xây dựng cơ sở hạ tầng, cầu đường, trường trạm…Trong đó xây lắp điện là một ngành quan trọng, đã xây dựng lên nhiều côngtrình đưa điện lưới quốc gia đến khắp các tỉnh thành, mang ánh sáng văn minhtới cho đồng bào vùng sâu vùng xa của tổ quốc, tạo điều kiện rút ngắn khoảngcách giữa nông thôn và thành thị.

Xí nghiệp dịch vụ Khoa học Kỹ thuật trực thuộc Công ty Tư vấn xây dựngđiện I là đơn vị hoạt động trong lĩnh vực xây lắp điện Qua hơn mười năm xâydựng và phát triển Xí nghiệp đã tìm ra hướng đi đúng đắn cho mình và đã đứngvững trong nền kinh tế thị trường Công tác hạch toán kế toán của Xí nghiệpngày càng được hoàn thiện về mọi mặt, trợ giúp ban Giám đốc điều hành vàquản lí trong lĩnh vực tài chính, kế toán Qua hơn ba tháng thực tập tại Xínghiệp, em đã đi sâu tìm hiểu một trong những vấn đề rất quan trọng trong côngtác kế toán của Xí nghiệp đó là công tác tập hợp chi phí sản xuất và tính giáthành sản phẩm xây lắp

Chuyên đề của em gồm ba phần chính :

Phần I : Lý luận chung về hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản

phẩm trong doanh nghiệp xây lắp.

Phần II : Thực trạng hạch toán chi phí sx và tính giá thành spxl tại Xí

nghiệp dịch vụ khoa học kỹ thuật.

Phần III : Phương hướng hoàn thiện hạch toán chi phí sản xuất và tính giá

thành spxl tại Xí nghiệp dịch vụ khoa học kỹ thuật.

Nguyễn Thị Minh Tâm Lớp Kế toán K14 – VB 1

Trang 2

Dù đã rất cố gắng nhưng do thời gian và trình độ còn hạn chế nên chuyênđề không tránh khỏi nhiều thiếu sót, vì vậy em rất mong nhận được sự góp ý,hướng dẫn của thầy cô và các bạn.

PHẦN I : LÝ LUẬN CHUNG VỀ HẠCH TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀTÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TRONG DOANH NGHIỆP XÂY LẮP

Trang 3

I TẦM QUAN TRỌNG CỦA CÔNG TÁC HẠCH TOÁN CHI PHÍVÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM

Khi nền kinh tế nước ta chuyển sang nền kinh tế thị trường, cùng với chínhsách kêu gọi đầu tư nước ngoài, thực hiện chủ trương một cửa thì làn sóng đầutư nước ngoài vào nước ta ngày càng tăng mạnh Các khu công nghiệp mọc lênở khắp các tỉnh thành, thu hút hàng triệu lao động Nước ta trở thành một trongnhững nước xuất khẩu gạo, cà phê, các sản phẩm tiêu dùng như giày da, hàngmay mặc hàng đầu thế giới Bên cạnh những thuận lợi có được thì sản phẩm,hàng hoá của ta cũng phải chịu sự cạnh tranh gay gắt của các sản phẩm ngoạinhập, đặc biệt là hàng hoá của Trung Quốc Nhất là tới đây khi ta kết thúc đàmphán và chính thức ra nhập tổ chức thương mại thế giới WTO, sản phẩm củacác nước vào nước ta càng nhiều, chủng loại đa dạng, mẫu mã phong phú vàđặc biệt là giá cả cạnh tranh Liệu các sản phẩm trong nước có giữ được sự quantâm của người tiêu dùng như hiện nay.

Để hiểu rõ hơn ta lấy Trung Quốc làm ví dụ Mấy năm gần đây hàng hoácủa Trung Quốc ồ ạt tràn vào nước ta bằng cả hai con đường nhập khẩu và nhậplậu, chủng loại đa dạng cả từ hàng tiêu dùng đến các sản phẩm cao cấp Điềuđầu tiên có thể nhận thấy ở các sản phẩm này là giá bán rất rẻ, hình thức mẫumã thì phong phú Nhờ đâu mà các sản phẩm này lại có giá bán thấp như vậy.Loại trừ các sản phẩm nhập lậu trốn được thuế nên giá bán thấp thì ta vẫn phảicông nhận chi phí sản xuất các sản phẩm của Trung Quốc thấp hơn của ta nhiều.Chi phí sản xuất là cơ sở cấu thành nên giá thành sản phẩm, chi phí thấpgiá thành hạ là mục tiêu mà mọi doanh nghiệp đều hướng tới, đặc biệt là trongthời buổi cạnh tranh khốc liệt như ngày nay Tuy nhiên không thể bằng mọicách hạ thấp chi phí mà bỏ mặc chất lượng sản phẩm, chất lượng sản phẩm tốtvẫn là yếu tố hàng đầu giữ khách hàng ở lại với các sản phẩm của doanh nghiệp.Vì thế các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh cần có những thông tin chính xáckịp thời về chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm để quản lí điều hành tốt, sảnxuất ra các sản phẩm chất lượng cao, giá thành hạ.

Nguyễn Thị Minh Tâm Lớp Kế toán K14 – VB 3

Trang 4

Thực hiện tốt công tác hạch toán kế toán chi phí sản xuất và tính giá thànhsản phẩm giúp các nhà quản lí thường xuyên nắm bắt được tình hình thực hiệnđịnh mức chi phí sản xuất, giá thành sản phẩm, phát hiện khả năng hạ giá thànhtừ đó có biện pháp cụ thể thích hợp nhằm tăng lợi nhuận và khả năng cạnh tranhcủa doanh nghiệp

Như vậy, công tác hạch toán chi phí và tính giá thành sản phẩm sao chochính xác kịp thời là đòi hỏi thiết yếu với mỗi doanh nghiệp trong giai đoạnhiện nay nhằm tăng sức cạnh tranh và hội nhập thị trường thế giới.

II ĐẶC ĐIỂM CỦA NGÀNH XÂY DỰNG CƠ BẢN ẢNH HƯỞNGĐẾN CÔNG TÁC HẠCH TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁTHÀNH SẢN PHẨM XÂY LẮP

1 Đặc điểm của hoạt động xây lắp

Xây dựng cơ bản là ngành sản xuất vật chất quan trọng, có chức năng sảnxuất và tái sản xuất ra tài sản cố định cho nền kinh tế quốc dân dưới các hìnhthức như xây dựng mới, xây dựng cải tạo, mở rộng và khôi phục.

Địa điểm sản xuất không ở một nơi cố định như các ngành sản xuất kinhdoanh khác Vì vậy, khi tiến hành sản xuất các yếu tố sản xuất như nguyên vậtliệu, xe máy, thiết bị thi công, người lao động phải di chuyển theo địa điểm đặtsản phẩm Đặc điểm này làm cho công tác quản lí, sử dụng vật tư và hạch toántài sản rất phức tạp do ảnh hưởng của điều kiện thiên nhiên thời tiết và dễ mấtmát, hư hỏng…

Thời gian xây lắp thường dài, nó phụ thuộc vào quy mô, tính phức tạp vềkỹ thuật của từng công trình Qúa trình thi công được chia thành nhiều giaiđoạn, mỗi giai đoạn lại chia làm nhiều công việc khác nhau, các công việcthường diễn ra ngoài trời chịu tác động rất lớn của các nhân tố môi trường nhưnắng, mưa, lũ lụt…Đặc điểm này đòi hỏi việc tổ chức quản lí, giám sát chặt chẽsao cho đảm bảo chất lượng công trình đúng như thiết kế dự toán

Trang 5

Trong quá trình thi công, các yếu tố như lao động, xe máy tập chung vớimật độ cao, đòi hỏi việc tổ chức thi công phải có sự phối hợp đồng bộ giữa cácbộ phận sản xuất để đảm bảo đúng tiến độ và chất lượng công trình.

2 Đặc điểm của sản phẩm xây lắp

Sản phẩm xây lắp là những công trình xây dựng, vật kiến trúc có quy môlớn, kết cấu phức tạp mang tính đơn chiếc, thời gian sản xuất dài…Đặc điểmnày đòi hỏi việc tổ chức quản lí và hạch toán sản phẩm xây lắp phải lập dự toán(dự toán thiết kế, dự toán thi công ), trong quá trình thi công phải so sánh chiphí với dự toán, lấy dự toán làm thước đo đồng thời để giảm bớt rủi ro phải muabảo hiểm cho cônh trình xây lắp.

Sản phẩm xây lắp cố định tại nơi sản xuất Nơi sản xuất đồng thời là nơikhai thác sử dụng sản phẩm sau này.

Sản phẩm xây lắp được tiêu thụ theo giá dự toán hoặc giá thoả thuận vớichủ đầu tư ( giá đấu thầu), do đó tính chất hàng hoá của sản phẩm xây lắp khôngthể hiện rõ.

Thời gian sử dụng sản phẩm xây lắp là lâu dài, thường là vài chục năm,thậm chí hàng trăm năm Sản phẩm xây lắp tham gia vào nhiều chu kì sản xuấtkinh doanh của các ngành khác mà vẫn giữ nguyên hình thái cho đến khi thanhlí, nó là tài sản cố định đặc biệt.

II HẠCH TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT TRONG DOANH NGHIỆPXÂY LẮP

1 Chi phí sản xuất xây lắp và đối tượng hạch toán chi phí sản xuấttrong doanh nghiệp xây lắp.

1.1 Chi phí sản xuất xây lắp

Chi phí sản xuất của đơn vị xây lắp là toàn bộ chi phí về lao dộng sống vàlao động vật hoá phát sinh trong quá trình sản xuất và cấu thành nên giá thànhcủa sản phẩm xây lắp.

Cũng như các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh khác, doanh nghiệp xâylắp khi tiến hành sản xuất phải có đầy đủ ba yếu tố : đối tượng lao động

Nguyễn Thị Minh Tâm Lớp Kế toán K14 – VB 5

Trang 6

( nguyên vật liệu, vật tư…), tư liệu lao động ( trang thiết bị, máy móc, xechuyên trở…), và sức lao động Các yếu tố này tham gia vào quá trình sản xuấtvà bị tiêu hao hình thành lên chi phí sản xuất của sản phẩm Trong doanhnghiệp xây lắp có nhiều loại chi phí với những công dụng và tính chất khácnhau, để có thể quản lí tốt thì chi phí được phân loại thành : chi phí nguyên vậtliệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sử dụng máy thi công, chi phísản xuất chung.

1.2 Đối tượng hạch toán chi phí sản xuất trong doanh nghiệp xây lắp

Xác định đối tượng hạch toán chi phí sản xuất xây lắp là xác định nơiphát sinh và nơi chịu chi phí hay nói cách khác là xác định phạm vi giới hạn đểtập hợp chi phí sản xuất đáp ứng yêu cầu kiểm soát Đối tượng hạch toán chi phítrong đơn vị xây lắp là các CT, HMCT, những giai đoạn công việc của HMCThoặc nhóm HMCT

Để xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất được chính xác, phù hợpvới từng doanh nghiệp cần căn cứ vào :

- Đặc điểm, cơ cấu tổ chức sản xuất, quy trình công nghệ, đặc điểm sảnphẩm sản xuất của doanh nghiệp.

- Đặc điểm, công dụng của chi phí trong đối tượng sản xuấtt.

- Yêu cầu và trình độ quản lí, tổ chức sản xuất kinh danh, yêu cầu tính giáthành theo các đối tượng tính giá thành.

2 Hạch toán chi phí sản xuất trong doanh nghiệp xây lắp

2.1 Hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

* Khái niệm : Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp là chi phí của các vật liệuchính (cát, đá, xi măng, sắt, thép… ), vật liệu phụ (sơn, phụ gia bê tông… ), cácvật kết cấu, các thiết bị đi kèm vật kiến trúc, nhiên liệu và các vật liệu khácdùng trực tiếp cho thi công.

*.Tài khoản sử dụng : TK 621- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

Trang 7

Ngoài ra kế toán còn sử dụng các tài khoản : TK 152- Nguyên liệu, vậtliệu; TK 153- Công cụ, dụng cụ; TK 111-Tiền mặt; TK 331-Phải trả ngườibán…

*.Phương pháp hạch toán : Theo quy định hiện hành trong doanh nghiệpxây lắp chỉ hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên.Căn cứ vào đối tượng hạch toán chi phí sản xuất và giá trị vật liệu sử dụng :

2.2 Hạch toán chi phí nhân công trực tiếp

* Khái niệm : Là các chi phí tiền lương chính, lương phụ, phụ cấp lươngcủa công nhân trực tiếp tham gia xây lắp công trình Không bao gồm các khoảntrích theo tiền lương như KPCĐ, BHXH, BHYT của công nhân trực tiếp xâylắp.

* Tài khoản sử dụng : TK 622- Chi phí nhân công trực tiếp

Ngoài ra kế toán còn sử dụng một số tài khoản liên quan như : TK Phải trả công nhân viên, TK 111-Tiền mặt, TK 141-Tạm ứng.

334-* Phương pháp hạch toán : Căn cứ vào bảng tính lương phải trả cho côngnhân trực tiếp hoạt động xây lắp bao gồm lương chính, lương phụ, phụ cấplương kể cả khoản phải trả cho nhân công thuê ngoài :

VL xuất dùng sử dụng không hết nhập lại kho

TK 111,112,331

VL mua ngoài sử dụng ngay không qua kho

TK 1541 K/c CPNVLTT sang TK tính

giá thành sản phẩm cuối kìTK 133

VAT khấu trừ

TK 3341 TK 622 TK 1541 Tiền lương chính, phụ, phụ cấp thường xuyên

phải trả CN trực tiếp xây lắp

K/c CPNCTT sang

TK 111,3342 TK tính giá thành sản phẩm cuối kì

Tiền công phải trả CN trực tiếp xây lắp

Trang 8

2.3 Hạch toán chi phí sử dụng máy thi công

* Khái niệm : Chi phí sử dụng máy thi công là chi phí đặc trưng cho hoạtđộng kinh doanh xây lắp Là chi phí cho các máy thi công nhằm thực hiện côngtác xây lắp bằng máy Chi phí sử dụng máy thi công bao gồm chi phí thườngxuyên và chi phí tạm thời.

- Chi phí thường xuyên sử dụng máy thi công gồm : Lương chính lươngphụ của công nhân điều khiển máy, phục vụ máy…,chi phí vật liệu, chi phícông cụ dụng cụ, chi phí khấu hao TSCĐ, chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phíkhác bằng tiền.

- Chi phí tạm thời sử dụng máy thi công gồm : Chi phí sửa chữa lớn máythi công, chi phí công trình tạm thời cho máy thi công ( lều, đường ray… ).

* Tài khoản sử dụng : TK 623- Chi phí sử dụng máy thi công TK 623 được chi tiết thành 6 TK :

TK 6231- Chi phí nhân công TK 6232- Chi phí vật liệu

TK 6233- Chi phí dụng cụ sản xuất TK 6234- Chi phí khấu hao máy thi côngTK 6237- Chi phí dịch vụ mua ngoàiTK 6238- Chi phí bằng tiền khác.

* Phương pháp hạch toán : Việc hạch toán chi phí sử dụng máy thi côngphụ thuộc vào hình thức sử dụng máy thi công :

- Nếu doanh nghiệp có tổ chức đội máy thi công riêng biệt và có phân cấphạch toán cho đội máy có tổ chức kế toán riêng :

Trang 9

Nếu thuê ca máy thi công : Căn cứ vào chứng từ trả tiền thuê xe, máy thi công :

Nguyễn Thị Minh Tâm Lớp Kế toán K14 – VB 9

CPNVLTT thực tế phát

sinh ở đội MTC

K/c CPNCTT cuối kì

K/c CPNCTT cuối kì

Nếu DN thực hiện lao vụ máy cho các bộ phận ( phân bổ theo Ztt giờ máy, ca máy )

CPNCTT thực tế phát sinh ở đội MTC

TK 133

VAT ktrừ

K/c CPNCTT cuối kì

TK 632Nếu DN thực hiện bán lao vụ máy cho các bộ phận ( tổng Ztt )

TK 111,142,214 TK 627CPSXC thực tế phát sinh

ở đội MTC K/c CPSXC thực tế cuối kì TK 133

VAT nếu có

TK 111,112,331 TK 623( 6237 ) Khi trả tiền thuê máy thi công

TK 1541 K/c CP sử dụng MTC

TK 133

VAT khấu trừ

Trang 10

- Nếu doanh nghiệp không tổ chức đội máy thi công riêng mà thực hiện bằngphương thức thi công hỗn hợp vừa thủ công vừa bằng máy hoặc có tổ chức độimáy thi công riêng nhưng không tổ chức hạch toán riêng cho đội máy :

Tiền lương chính, phụ, phụ cấp thường xuyên phải trả CN điều khiển MTC

TK 133

VAT khấu trừ TK 153

CC-DC xuất dùng cho MTC ( loại phân bổ một lần) TK 153

TK 142,242,335

CP trả trước, CP phải trả tính vào

CP sử dụng MTC TK 214

Khấu hao MTC

TK 111,112,331

Dịch vụ mua ngoài và các CP bằng

TK 1541 K/c CP sử dụng MTC tính vào

giá thành sản phẩm xây lắp cuối kì

TK 133

VAT

Trang 11

2.4 Hạch toán chi phí sản xuất chung

*.Khái niệm : Là các chi phí sản xuất của đội thi công, của công trờngxây lắp gồm : Lơng của nhân viên quản lí đội xây lắp, các khoản trích theo lơngtheo tỉ lệ quy định ( 19% ) của nhân viên quản lí đội và công nhân trực tiếp thamgia xây lắp, chi phí khấu hao TSCĐ dùng chung cho hoạt động của đội, chi phívật liệu, chi phí CCDC và các chi phí khác phát sinh trong kì liên quan đến hoạtđộng của đội xây lắp…

Chi phí sản xuất chung đợc tập hợp theo từng địa điểm phát sinh chi phí.Chi phí sản xuất chung của đội sản xuất thi công nào thờng đợc tập hợp và kếtchuyển để tính gía thành sản phẩm của đội thi công đó Trờng hợp trong kì, độithi công tiến hành xây dựng nhiều công trình thì phải phân bổ chi phí này chocác công trình liên quan theo những tiêu thức thích hợp.

*.Tài khoản sử dụng : TK 627- Chi phí sản xuất chung*.Phơng pháp hạch toán :

CP trả trước, CP phải trả tớnh vào CP SXC

Trang 12

tiền khác dùng chung cho đội XD VAT

2.5 Hạch toán thiệt hại trong sản xuất xây lắp

Trong các ngành sản xuất nói chung và ngành xây lắp nói riêng đềukhông thể tránh khỏi các thiệt hại trong quá trình sản xuất Hạch toán thiệt hạitrong sản xuất sẽ giúp các doanh nghiệp tìm ra được nguyên nhân gây thiệt haị,làm giảm lợi nhuận từ đó đưa ra được những biện pháp ngăn ngừa thiệt hại.

Thiệt hại trong quá trình xây lắp gồm hai loại là thiệt hại do ngừng thicông và thiệt hại do phải làm lại.

* Thiệt hại do ngừng thi công : Định kì kế toán lập dự toán và trích trướcvào chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh về những chi phí dự tính phải chitrong thời gian ngừng thi công, theo thời vụ hoặc theo kế hoạch, kế toán ghi :

Nợ TK 622, 623, 627 Có TK 335

Khi chi phí thực tế phát sinh trong thời gian ngừng thi công, kế toán ghi :Nợ TK 335

Nợ TK 133 ( nếu có) Có TK liên quan

Trường hợp ngừng thi công bất thường do các nguyên nhân khách quannhư thiên tai, mất điện, mất nước…thì mọi chi phí phát sinh trong thời gianngừng thi công sẽ được hạch toán vào TK 811- Chi phí khác, kế toán ghi :

Trang 13

* Thiệt hại do phải làm lại : Đối với các khoản thiệt hại do phải làm lạithì kế toán cần mở sổ theo dõi riêng Khi chi phí phát sinh kế toán tập hợp vàocác TK chi phí tương ứng và kết chuyển vào TK 154 Sau đó căn cứ vào cácnguyên nhân gây ra thiệt hại kế toán ghi :

Nợ TK 1388, 334 ( nếu công nhân phải bồi thường ) Nợ TK 811 ( nếu doanh nghiệp chịu tổn thất )

Nợ TK 131 ( nếu chủ đầu tư phải bồi thường ) …

chi phí sản xuất

TK 632 Tổng giá thành thực tế của CT,

HMCT hoàn thành bàn giao

TK 155Tổng giá thành thực tế của sản

phẩm xây lắp hoàn thành chờ tiêuthụ, chờ bàn giao

Trang 14

2 Phương pháp xác định giá trị sản phẩm xây lắp dở dang

Sản phẩm dở dang là khối lượng sản phẩm, công việc còn đang trong quátrình sản xuất Xác định giá trị sản phẩm dở dang là công việc tính toán, xácđịnh phần chi phí sản xuất trong kì cho khối lượng sản phẩm làm dở cuối kìtheo những nguyên tắc nhất định Đánh giá chính xác giá trị sản phẩm dở dangcuối kì là điều kiện quan trọng để xác định chính xác giá thành sản phẩm.

Trong xây dựng cơ bản, việc đánh giá sản phẩm dở dang là rất khó khănvà phức tạp Vì vậy, khi đánh giá sản phẩm dở dang, kế toán cần có sự kết hợpvới bộ phận thi công, bộ phận tổ chức lao động để xác định mức độ hoàn thànhcủa công tác xây lắp dở dang một cách chính xác, hợp lí Thông thường, ngườita quy định sản phẩm xây dựng được thanh toán theo phần việc hoàn thành tạiđiểm dừng kĩ thuật hợp lí Sản phẩm dở dang là phần việc chưa đạt đến điểmđó.

Ngoài ra, một số công trình quy định sản phẩm hoàn thành khi công trìnhthực sự bàn giao cho chủ đầu tư và công tác xây dựng thực sự chấm dứt Trongtrường hợp này, sản phẩm dở dang là phần chi phí thực tế phát sinh từ lúc bắtđầu thi công đến khi hạch toán chi phí mà chưa bàn giao và chưa được chấpnhận thanh toán.

2.1 Đánh giá sản phẩm xây lắp dở dang theo chi phí dự toán

Theo cách đánh giá này thì giá trị của khối lượng xây lắp dở dang cuối kìđược tính theo công thức :

Cdck = Cdđk + CpsChtdt + Cdckdt x CdckdtK/c CPSXC ( cuối kì )

Trang 15

Trong đó :

Cdck : Chi phí của khối lượng xây lắp dở dang cuối kì.

Chtdt : Chi phí của khối lượng xây lắp hoàn thành theo dựtoán.

Cdckdt : Chi phí của khối lượng xây lắp dở dang cuối kì theodự toán.

Cdđk : Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang đầu kì.Cps : Chi phí sản xuất kinh doanh phát sinh trong kì.

2.2 Đánh giá sản phẩm dở dang theo tỉ lệ hoàn thành tương đương

Giá trị của khối lượng dở dang cuối kì được tính theo công thức :

Cdđk + Cps

x Cdckht Cht + Cdckht

Trong đó :

Cdck : Chi phí khối lượng xây lắp dở dang cuối kì Cdđk : Chi phí khối lượng xây lắp dở dang đầu kì Cps : Chi phí sản xuất kinh doanh phát sinh trong kì Cht : Chi phí khối lượng xây lắp hoàn thành

Cdckht : Chi phí khối lượng xây lắp dở dang cuối kì đã quy đổitheo tỉ lệ hoàn thành tương đương.

IV PHƯƠNG PHÁP TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TRONGDOANH NGHIỆP XÂY LẮP

1 Giá thành sản phẩm xây lắp và các loại giá thành sản phẩm xâylắp

1.1 Khái niệm : Giá thành sản phẩm xây lắp là toàn bộ chi phí tính

bằng tiền để hoàn thành khối lượng xây lắp theo quy định

Nguyễn Thị Minh Tâm Lớp Kế toán K14 – VB 15

Trang 16

Trong xây dựng cơ bản, để xây lắp một CT, HMCT, doanh nghiệp xâylắp phải đầu tư một lượng chi phí nhất định vào quá trình sản xuất công trìnhđó Những chi phí này là yếu tố cấu thành nên giá thành của sản phẩm xây lắp.

Giá thành sản phẩm xây lắp mang tính cá biệt Mỗi công trình hạng mụccông trình đều có giá thành riêng Mặt khác khi tiến hành nhận thầu công trìnhthì giá bán được xác định là giá nhận thầu, còn giá thành chỉ hình thành khi đãđược coi như sản xuất hoàn thành.

Giá thành là một chỉ tiêu kinh tế tổng hợp quan trọng Việc áp dụng cáccải tiến mới nhằm tăng năng suất lao động, tiết kiệm nguyên vật liệu, quay vòngvốn nhanh nhằm hạ giá thành là một trong những mối quan tâm hàng đầu củacác doanh nghiệp nói chung và các doanh nghiệp xây lắp nói riêng.

1.2 Các loại giá thành sản phẩm xây lắp

- Giá thành dự toán : Do sản phẩm xây lắp thường có giá trị lớn, thời gianthi công dài lại mang tính đơn chiếc nên mỗi CT, HMCT có giá thành dự toánriêng.

Giá thành dự toán là tổng số chi phí dự toán để hoàn thành khối lượngxây lắp công trình Giá thành dự toán được xác định theo định mức và khunggiá quy định áp dụng cho từng vùng lãnh thổ Giá thành dự toán nhỏ hơn giá trịdự toán công trình ở phần lợi nhuận định mức.

Mối liên hệ giữa giá thành kế hoạch và giá thành dự toán :

Giá thành kế hoạch = Giá thành dự toán - Mức hạ giá thành dự toán.

Trang 17

- Giá thành thực tế : Giá thành thực tế là tổng chi phí thực tế mà doanhnghiệp đã chi ra để hoàn thành khối lượng xây lắp Giá thành thực tế còn baogồm chi phí định mức, chi phí vượt định mức và không định mức do chínhdoanh nghiệp xây lắp gây nên : lãng phí về vốn, lao động, vật tư, phá đi làmlại…Đó là các khoản mục chi phí theo khoản mục, quy định thống nhất chophép tính vào giá thành Nó được xác định vào cuối kì sản xuất kinh doanh.

Để đảm bảo có lãi, về nguyên tắc khi xây dựng giá thành và tổ chức thựchiện kế hoạch giá thành phải đảm bảo mối quan hệ sau :

Giá thành thực tế ≤ Giá thành kế hoạch ≤ Giá thành dự toán

Ngoài ba loại giá thành nêu trên, giá thành sản phẩm xây lắp còn đượctheo dõi theo hai chỉ tiêu : giá thành khối lượng xây lắp hoàn chỉnh và giá thànhkhối lượng công tác hoàn thành quy ước.

2 Đối tượng tính giá thành và kì tính giá thành trong doanh nghiệpxây lắp.

2.1 Đối tượng tính giá thành : Là các hạng mục công trình đã hoàn

thành, các giai đoạn công việc đã hoàn thành, khối lượng xây lắp có tính dựtoán riêng đã hoàn thành…từ đó xác định phương pháp tính giá thành thíchhợp : phương pháp tính trực tiếp, phương pháp tổng cộng chi phí, phương pháphệ số hoặc tỉ lệ…

Căn cứ xác định tính giá thành :

- Đặc điểm tổ chức sản xuất và cơ cấu sản xuất.

- Quy trình công nghệ sản xuất, chế tạo sản phẩm

- Yêu cầu quản lí, cung cấp thông tin cho việc ra quyết định trong doanhnghiệp.

2.2 Kì tính giá thành sản phẩm xây lắp

Kì tính giá thành là thời kì kế toán giá thành cần phải tiến hành công việctính giá thành cho các đối tượng tính giá thành Xác định được kì tính giá thànhhợp lí sẽ giúp cho việc tổ chức công tác tính giá thành được khoa học, đảm bảocung cấp số liệu về giá thành của các sản phẩm , lao vụ kịp thời, phát huy đầy

Nguyễn Thị Minh Tâm Lớp Kế toán K14 – VB 17

Trang 18

đủ chức năng kiểm soát tình hình thực hiện kế hoạch giá thành của doanhnghiệp.

Căn cứ vào đặc điểm tổ chức sản xuất sản phẩm và chu kì sản xuất sảnphẩm, kì tính giá thành trong doanh nghiệp xây lắp là :

- Đối với công trình, hạng mục công trình được coi là hoàn thành khi kếtthúc mọi công việc trong thiết kế thì kì tính giá thành của công trình, hạng mụccông trình là khi hoàn thành toàn bộ công trình, hạng mục công trình.

- Đối với những công trình lớn, thời gian thi công dài, kì tính giá thành làkhi hoàn thành một bộ phận công trình có giá trị sử dụng được nghiệm thu hoặckhi từng phần việc xây lắp đạt đến những điểm dừng kĩ thuật hợp lí theo thiết kếkĩ thuật có ghi trong hợp đồng thi công được bàn giao thanh toán.

Ngoài ra, với những công trình lớn, thời gian thi công dài, kết cấu phứctạp thì kì tính giá thành được tính theo giai đoạn.

3 Phương pháp tính giá thành trong doanh nghiệp xây lắp

Giá thành sản phẩm là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ các khoản hao phívề lao động sống và lao động vật hoá có liên quan đến khối lượng công tác, sảnphẩm, lao vụ đã hoàn thành.

Phương pháp tính giá thành sản phẩm xây lắp là phương pháp sử dụng sốliệu về chi phí sản xuất để tính tổng giá thành và giá thành đơn vị thực tế sảnphẩm đã hoàn thành theo các yếu tố hoặc khoản mục giá thành trong kì tính giáthành đã được xác định.

Tuỳ theo đặc điểm của từng đối tượng tính giá thành, mối quan hệ giữacác đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành mà kế toán sửdụng phương pháp thích hợp để tính giá thành cho từng đối tượng Về cơ bản,phương pháp tính giá thành bao gồm phương pháp trực tiếp, phương pháp tổngcộng chi phí, phương pháp tỉ lệ.

* Phương pháp trực tiếp : Phương pháp này áp dụng trong trường hợpđối tượng tập hợp chi phí trùng với đối tượng tính giá thành, còn kì tính giáthành trùng với kì báo cáo kế toán.

Trang 19

Theo phương pháp này, tập hợp tất cả các chi phí sản xuất phát sinh trựctiếp cho một công trình, hạng mục công trình từ khi khởi công đến khi hoànthành chính là giá thành thực tế của công trình, hạng mục công trình đó Trên cơsở số liệu chi phí sản xuất đã tập hợp trong kì và chi phí của sản phẩm dở dangđã xác định, giá thành sản phẩm hoàn thành tính cho từng khoản mục chi phítheo công thức :

Z= Cp + Cdđk – Cdck

Trong đó : Z : Giá thành sản phẩm xây lắp hoàn thành.

C : Tổng chi phí xây lắp thực tế phát sinh trong kì Cdđk : Chi phí xây lắp dở dang đầu kì.

Cdck : Chi phí xây lắp dở dang cuối kì.

Công thức :

Z = Cdđk + C1 + C2 + …+ Cn – CdckTrong đó : Z : Giá thành sản phẩm.

Cdđk, Cdck : Chi phí sản xuất dở dang đầu kì, cuối kì.C1…Cn : Chi phí sản xuất phát sinh ở từng tổ đội thi công * Phương pháp tỉ lệ :

Trong các doanh nghiệp xây lắp nhiều CT, HMCT có kết cấu, quy cách xâydựng khác nhau để giảm bớt khối lượng hạch toán, kế toán thường tập hợp chiphí sản xuất theo nhóm các hạng mục công trình cùng loại Căn cứ vào tỷ lệ chiphí giữa chi phí sản xuất thực tế với chi phí sản xuất kế hoạch ( hoặc định

Nguyễn Thị Minh Tâm Lớp Kế toán K14 – VB 19

Trang 20

mức ), kế toán sẽ tính ra giá thành đơn vị và tổng giá thành từng loại CT,HMCT.

Giá thành thực tế đơn vị từng loại CT, HMCT

Giá thành kế hoạchhoặc định mức đơn vịthực tế từng loại CT,HMCT

Tỷ lệ giữa chi phíthực tế so với chi phíkế hoạch hoặc địnhmức của tất cả cácloại CT, HMCT

* Phương pháp tính giá thành theo đơn đặt hàng :

Phương pháp này áp dụng trong trường hợp doanh nghiệp nhận thầu xâylắp theo đơn đặt hàng Lúc này đối tượng tập hợp chi phí sản xuất trùng với đốitượng tính giá thành còn kì tính giá thành trùng với chu kì sản phẩm xây lắp.

Chi phí sản xuất thực tế phát sinh được tập hợp theo từng đơn đặt hàng vàgiá thành thực tế của đơn đặt hàng đó chính là toàn bộ chi phí sản xuất tập hợptừ khi khởi công đến khi hoàn thành đơn đặt hàng đó.

V CÁC HÌNH THỨC SỔ KẾ TOÁN SỬ DỤNG TRONG HẠCHTOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨMTRONG DOANH NGHIỆP XÂY LẮP.

Mỗi doanh nghiệp áp dụng một hệ thống sổ kế toán phù hợp với đặc điểmsản xuất, kinh doanh, phụ thuộc vào trình độ quản lí và trang bị kĩ thuật Sổ kếtoán sử dụng để tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm bao gồm sổtổng hợp và sổ chi tiết.

Trang 21

- Các sổ, thẻ kế toán chi tiết là sổ dùng để phản ánh chi tiết cụ thể từngnghiệp vụ kinh tế phát sinh theo từng đối tượng kế toán riêng biệt mà trên sổ kếtoán tổng hợp chưa phản ánh được ( sổ chi tiết Vật liệu, sổ chi phí sản xuất kinhdoanh, thẻ tính giá thành sản phẩm dịch vụ…)

*.Ưu điểm : Hình thức Nhật kí – Sổ cái đơn giản, sử dụng ít sổ, dễ ghichép các nghiệp vụ kinh tế.

* Nhược điểm : Hình thức ghi sổ này chỉ thích hợp với các doanh nghiệpcó ít nghiệp vụ kinh tế phát sinh, nghiệp vụ đơn giản, vì tất các nghiệp vụ phátsinh đều được ghi vào sổ Nhật kí – Sổ cái mà không đựoc theo dõi theo từngTK nên khó phân tích, đối chiếu

*.Điều kiện vận dụng : Áp dụng cho doanh nghiệp có quy mô nhỏ, nghiệpvụ kinh tế phát sinh ít, số lượng tài khoản sử dụng ít, trình độ quản lí và kế toánkhông cao.

* Sơ đồ trình tự ghi sổ :

Nguyễn Thị Minh Tâm Lớp Kế toán K14 – VB 21 Chứng từ gốc( hoá đơn

mua VL, CCDC; bảng phân bổ VL; bảng phânbổ tiền lương; bảng phân bổ KHTSCĐ…)

Sổ, thẻkế toán

chi tiết(thẻ kho;sổ chi phí; thẻ tính giá thành )

hợp chứngtừ gốc

NHẬT KÍ – SỔ CÁI

Bảng tổng hợp chi tiết

Trang 22

- Sổ cái : là sổ kế toán tổng hợp dùng để ghi chép các nghiệp vụ kinh tế,tài chính phát sinh trong niên độ kế toán theo tài khoản kế toán được quy địnhtrong hệ thống tài khoản kế toán áp dụng cho doanh nghiệp Mỗi tài khoản đượcmở một hoặc một số trang liên tiếp trên sổ cái đủ để ghi chép trong một niên độkế toán ( sổ cái TK 621, 622, 627, 154, 632…).

- Các sổ, thẻ kế toán chi tiết : dùng để ghi chép chi tiết các đối tượng kếtoán cần phải theo dõi chi tiết nhằm phục vụ yêu cầu tính toán một số chỉ tiêu,tổng hợp, phân tích và kiểm tra của đơn vị mà các sổ kế toán tổng hợp không

B¸o c¸o tµi chÝnh

Ghi hµng ngµy Ghi cuèi th¸ng

§èi chiÕu, kiÓm tra

Trang 23

thể đáp ứng được( thẻ kho, sổ chi phí sản xuất kinh doanh, thẻ tính giá thànhsản phẩm…).

* Ưu điểm : Hình thức ghi sổ này dễ ghi chép, kiểm tra, đối chiếu, dễsử dụng trong tin học.

* Nhược điểm : Nếu doanh nghiệp phát sinh nhiều nghiệp vụ thì khốilượng ghi chép vào Nhật kí chung quá nhiều dễ gây nhầm lẫn.

* Điều kiện vận dụng : Vận dụng trong các doanh nghiệp với quy môkhác nhau, loại hình hoạt động đơn giản, trình độ quản lí và kế toán khá.

* Sơ đồ trình tự ghi sổ :

Nguyễn Thị Minh Tâm Lớp Kế toán K14 – VB 23Chứng từ gốc( hoá đơn mua

VL, CCDC; bảng phân bổ VL; bảng phân bổ tiền lương; bảng phân bổ KHTSCĐ…)

Sổ nhật kí chung

Sổ cái (TK

Sổ, thẻ kế toán chi tiết(thẻ kho; sổ chi phí; thẻ tính giá thành )

Bảng tổng hợp chi tiết Sổ Nhật kí đặc biệt

( nhật kí chi tiền…)

Trang 24

- Sổ cái : là sổ kế toán tổng hợp dùng để ghi các nghiệp vụ kinh tế phátsinh theo tài khoản kế toán được quy định trong chế độ tài khoản kế toán ápdụng cho doanh nghiệp ( sổ cái TK 621, 622, 627, 154, 632…).

Số liệu ghi trên Sổ cái dùng để kiểm tra đối chiếu với số liệu ghi trên SổĐăng kí chứng từ ghi sổ, các sổ hoặc thẻ kế toán chi tiết, dùng để lập các báocáo tài chính.

- Các sổ, thẻ kế toán chi tiết : là sổ dùng để phản ánh chi tiết cụ thể từngnghiệp vụ kinh tế phát sinh theo từng đối tượng kế toán riêng biệt mà trên sổ kếtoán tổng hợp chưa phản ánh được ( thẻ kho, sổ chi phí sản xuất, thẻ tính giáthành sản phâm… ).

Bảng cân đối số phát sinh

Báo cáo tài chính

Ghi hàng ngày

Ghi cuối tháng hoặc định kì

Quan hệ đối chiếu

Trang 25

Số liệu trên sổ kế toán chi tiết cung cấp các chỉ tiêu về tình hình tài sản,vật tư, tiền vốn, tình hình hoạt động và kết quả SXKD của doanh nghiệp và làmcăn cứ để lập báo cáo tài chính.

* Ưu điểm : Hình thức này có kết cấu sổ đơn giản, dễ ghi chép, phù hợpvới cả kế toán thủ công và kế toán máy.

* Nhược điểm : các nghiệp vụ kinh tế phát sinh được ghi vào các cácchứng từ ghi sổ là các định khoản kiểu tờ rời nên số lượng giấy tờ nhiều, khóbảo quản, đối chiếu.

* Điều kiện vận dụng : Thích hợp với mọi loại hình, quy mô của doanhnghiệp.

* Sơ đồ trình tự ghi sổ :

Nguyễn Thị Minh Tâm Lớp Kế toán K14 – VB 25Chứng từ gốc (hoá

đơn mua VL, CCDC; bảng phân bổ VL; bảng phân bổ tiền lương; bảng phân bổ KHTSCĐ…)

Sổ, thẻ kế toán chi tiết (thẻ kho; sổ chi phí; thẻ tính giá thành )

Bảng tổng hợp chứng từ gốc Sổ quỹ

Trang 26

4 Hình thức Nhật kí – Chứng từ : Theo hình thức này thì các nghiệp vụ

kinh tế phát sinh được tập hợp và hệ thống hoá theo bên Có của các tài khoảnkết hợp với việc phân tích các nghiệp vụ kinh tế đó theo các tài khoản đối ứngNợ.

* Khái niệm : Hình thức kế toán Nhật kí – Chứng từ gồm các sổ kế toán :- Nhật kí chứng từ : có 10 Nhật kí chứng từ từ Nhật kí chứng từ số 1 đếnNhật kí chứng từ số 10 Nhật kí chứng từ là sổ kế toán tổng hợp, dùng để phảnánh toàn bộ các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh theo vế Có của các tàikhoản Một Nhật kí chứng từ có thể mở cho một tài khoản hoặc cho một số tàikhoản có nội dung kinh tế giống nhau hoặc có quan hệ đối ứng mật thiết với

Chứng từ ghi sổ

Sổ cái(TK 621,622, 627, 154…)

Bảng cân đối Số phát sinh

BÁO CÁO TÀI CHÍNH

Bảng tổng hợp chi tiết Sổ đăng kí chứng

từ ghi sổ

Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng

Đối chiếu, kiểm tra

Trang 27

nhau ( nhật kí chứng từ số 7 dùng để tổng hợp toàn bộ chi phí sản xuất, kinhdoanh và dùng để phản ánh số phát sinh bên Có của các tài khoản liên quan đếnchi phí sản xuất kinh doanh).

- Bảng kê : Có 10 bảng kê từ bảng kê số 1 đến bảng kê số 11 Bảng kêđược sử dụng trong trường hợp khi các chỉ tiêu hạch toán chi tiết của một số tàikhoản không thể kết hợp phản ánh trực tiếp trên Nhật kí chứng từ được Khi sửdụng bảng kê thì số liệu của chứng từ gốc trước hết được ghi vào bảng kê Cuốitháng số liệu tổng cộng của các bảng kê được chuyển vào các Nhật kí chứng từcó liên quan( bảng kê số 4 tổng hợp số phát sinh Có của các TK 152, 153, 154,334, 338, 621, 622, 627, 631… đối ứng Nợ với các TK 154, 631, 621, 622, 623,627 và được tập hợp theo từng phân xưởng, bộ phận sản xuất; bảng kê số 5 tổnghợp số phát sinh Có của các TK 152, 153, 154, 334, 621, 622, 627…đối ứng Nợvới các TK 641, 642, 241; bảng kê số 6 dùng để phản ánh chi phí phải trả và chiphí trả trước ).

- Sổ cái : là sổ kế toán tổng hợp mở cho cả năm, mỗi tờ sổ dùng cho mộttài khoản trong đó phản ánh số phát sinh Nợ, số phát sinh Có và số dư cuốitháng hoặc cuối quý Số phát sinh có của mỗi tài khoản được phản ánh trên Sổcái theo tổng số lấy từ Nhật kí chứng từ ghi có tài khoản đó, số phát sinh nợđựơc phản ánh chi tiết theo từng tài khoản đối ứng Có lấy từ các Nhật kí chứngtừ liên quan.

- Sổ hoặc thẻ kế toán chi tiết : gồm có các sổ kế toán chi tiết dùng chungcho các tài khoản, sổ theo dõi thanh toán, sổ chi tiết đầu tư chứng khoán, sổ chitiết tiêu thụ.

* Ưu điểm : Hình thức ghi sổ này kết hợp chặt chẽ việc phản ánh cácnghiệp vụ kinh tế phát sinh theo thời gian với việc hệ thống hoá theo tài khoản,kết hợp giữa hạch toán tổng hợp và chi tiết trên cùng một sổ kế toán và trongmột quá trình ghi chép nên số lượng sổ sách ít, tiện cho việc kiểm tra đối chiếu.

Với các mẫu sổ in sẵn cùng các chỉ tiêu quản lí kinh tế nhanh chóng giúplập báo cáo tài chính

Nguyễn Thị Minh Tâm Lớp Kế toán K14 – VB 27

Trang 28

* Nhược điểm : phương pháp ghi sổ phức tạp, số lượng sổ sách nhiều,chỉ thích hợp với các doanh nghiệp có đội ngũ kế toán trình độ cao, khó áp dụngtin học vào công tác kế toán.

* Điều kiện áp dụng : Vận dụng trong doanh nghiệp có quy mô lớn, sốlượng tài khoản sử dụng cũng như các nghiệp vụ kinh tế phát sinh nhiều và đadạng, trình độ cán bộ quản lí và kế toán cao.

* Sơ đồ trình tự ghi sổ :

Chứng từ gốc và các bảng phân bổ (hoá đơn mua VL, CCDC; bảng phân bổ VL; bảng phân bổtiền lương; bảng phân bổ KHTSCĐ…)

Nhật kí Thẻ và sổ kế toán chi tiết ( thẻ kho; Bảng kê ( bảng kê

Trang 29

PHẦN II : THỰC TRẠNG HẠCH TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀTÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM XÂY LẮP TẠI XÍ NGHIỆP DỊCH VỤKHOA HỌC KĨ THUẬT

I TÌNH HÌNH SẢN XUẤT KINH DOANH TẠI XÍ NGHIỆP DỊCHVỤ KHOA HỌC KĨ THUẬT

1 Quá trình hình thành, xây dựng và phát triển của Xí nghiệp

Xí nghiệp dịch vụ khoa học kĩ thuật được thành lập theo quyết định số 28NL/TCCB – LĐ ngày 11/1/1989 của Bộ trưởng Bộ Năng lượng Nhiệm vụchính của Xí nghiệp là tổ chức buôn bán nhỏ các mặt hàng tiêu dùng như :đường, sữa, gạo, vật liệu…

Cơ sở vật chất ban đầu của Xí nghiệp là một gian nhà cấp bốn ba giancùng với số vốn ban đầu là 40 triệu đồng và 40 cán bộ công nhân viên Xínghiệp được thành lập khi đất nước mới mở cửa, hoạt động buôn bán quy mô

Nguyễn Thị Minh Tâm Lớp Kế toán K14 – VB 29Sổ cái( TK 621,622,

Bảng tổng hợp chi tiết

Báo cáo tài chính

Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng

Đối chiếu, kiểm tra

Trang 30

nhỏ với số vốn ban đầu còn ít nên hoạt động sản xuất kinh doanh thường xuyênthua lỗ, đời sống cán bộ công nhân viên gặp rất nhiều khó khăn do đó quy môhoạt động này chỉ tồn tại hơn một năm Đứng trước tình hình đó, tập thể cán bộcông nhân viên quyết tâm tìm hướng đi mới cho Xí nghiệp Xí nghiệp dịch vụkhoa học kĩ thuật được thành lập lại theo quyết định số 1168 NL/TCCB – LĐngày 24/6/1993 của Bộ trưởng Bộ Năng lượng ( nay là Bộ Công nghiệp), trêncơ sở Xí nghiệp dịch vụ khoa học kĩ thuật và Xưởng Cơ điện, trực thuộc Côngty Tư vấn xây dựng điện I.

Xí nghiệp dịch vụ khoa học kĩ thuật có trụ sở chính đặt tại số 599 đườngNguyễn Trãi, Thanh Xuân, thành phố Hà Nội Xí nghiệp là một doanh nghiệpnhà nước, có tư cách pháp nhân, được tổ chức và hoạt động theo luật doanhnghiệp và điều lệ phân cấp quản lí của Công ty tư vấn xây dựng điện I Xínghiệp hoạt động theo chế độ hạch toán kinh tế độc lập, có quyền sử dụng tàisản và vốn do công ty giao, có Tài khoản riêng, có con dấu riêng, có quan hệvới Ngân hàng Tài sản của Xí nghiệp nằm trong khối tài sản chung của công ty,do công ty giao để thực hiện nhiệm vụ.

2 Nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp

Xí nghiệp dịch vụ khoa học kỹ thuật có nhiệm vụ chính là :Xây lắp các công trình điện thuộc lưới điện 35 Kv trở xuống.Gia công chế tạo các cột điện vừa và nhỏ.

San nền và làm đường thi công cho các công trình xây dựngCác dịch vụ phục vụ công tác khảo sát thiết kế.

Sản xuất vật liệu xây dựng.

Tổ chức và thực hiện các dịch vụ xã hội, đời sống

3 Thị trường mua bán hàng của Xí nghiệp

Để tồn tại và phát triển, khẳng định vị thế trong nền kinh tế thị trường,ban lãnh đạo và tập thể cán bộ công nhân viên Xí nghiệp đã không ngừng nỗ lựctìm kiếm và mở rộng thị trường, tìm đầu ra cho các sản phẩm chế tạo và tham

Trang 31

gia đấu thầu để nhận được các công trình xây lắp chất lượng ngày càng cao quymô ngày càng lớn.

Các sản phẩm do xưởng cơ khí của Xí nghiệp sản xuất như cột thép, xàđỡ, cột bê tông, sứ cách điện,vật liệu xây dựng; một phần cung cấp cho hoạtđộng sản xuất của Xí nghiệp, còn lại bán cho các đơn vị khác

Các công trình xây lắp thiết kế của Xí nghiệp nhận được từ nhiều nguồn :công ty trực tiếp giao, từ các dự án xây dựng của ngành điện thuộc nguồn vốnngân sách nhà nước, và chủ yếu do Xí nghiệp tự tham gia đấu thầu.

Các công trình do Xí nghiệp đấu thầu nhận được có quy mô ngày cànglớn như công trình khảo sát thiết kế Sơn La – Mường Lầm; công trình xây lắpThượng Phong - Sơn La; công trình xây lắp Tiểu khu 7 Hát Lót; công trình xâylắp Mộc Châu – Vạn Yên…

4 Tình hình kinh tế tài chính, lao động tại Xí nghiệp

Qua hơn mười năm thành lập và hoạt động, Xí nghiệp đã dần dần pháttriển, tạo dựng vị trí vững chắc trong ngành xây lắp điện, nguồn vốn của Xínghiệp ngày càng tăng, điều kiện làm việc của cán bộ công nhân viên được cảithiện rõ rệt Điều đáng nói là khẳ năng tiếp cận thị trường nhạy bén, quy môkinh doanh mở rộng, thu hút các nhà đầu tư và tìm kiếm đấu thầu xây dựngtrong môi trường của Xí nghiệp đã và đang đựơc kiểm định bằng một loạt cáccông trình xây lắp có quy mô lớn, chất lượng cao như Đường dây 35 Kv GiaPhù – Vạn Yên, trạm 110 Kv Vân Đình…

Dưới đây là một số chỉ tiêu về TS và NV của Xí nghiệp qua 2 năm : ĐV : đồng

Tài Sản

Năm 2004 2005 + / - %

TSLĐ và

đầu tư ngắn hạn 54.167.501.11963.759.939.257 9.592.438.13817,7TSCĐ và

đầu tư dài hạn 6.157.287.907 7.353.116.753 1.195.828.48619,4Tổng TS60.324.789.02671.113.056.01010.788.266.98417,9

Nguồn Vốn

Nguyễn Thị Minh Tâm Lớp Kế toán K14 – VB 31

Trang 32

NPT52.985.738.04962.673.245.241 9.687.507.19218,3VCSH 7.339.050.977 8.439.810.769 1.100.759.79215Tổng NV60.324.789.02671.113.056.01010.788.266.98417,9

Tài sản và nguồn vốn của Xí nghiệp tăng dần theo các năm thể hiện tìnhhình sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp ngày càng phát triển, quy mô Xí nghiệpcàng đợc mở rộng cả về số lợng CBCNV và thể hiện ở các chỉ tiêu tiền lơng bìnhquân CBCNV, doanh thu, lợi nhuận…

Dới đây là một số chỉ tiêu về tình hình sản xuất kinh doanh của Xí nghiệptrong 3 năm trở lại đây.

NămTổng sốCBCNV

Tiền lương bỡnhquõn(đ/người/thỏng)

Doanh thu(đồng)

Lợi nhuận(đồng)

Cỏc cụng trỡnh do Xớ nghiệp đảm nhận cú được từ nhiều hỡnh thức như docụng ty giao, cỏc cụng trỡnh nhận từ cỏc dự ỏn thuộc nguồn vốn ngõn sỏch và doXớ nghiệp tự tỡm qua hỡnh thức đấu thầu.

Sản phẩm của Xớ nghiệp chia làm hai loại chớnh là cụng trỡnh xõy lắp vàcụng trỡnh khảo sỏt thiết kế.

Quy trỡnh hoàn thành một cụng trỡnh xõy lắp của Xớ nghiệp nhận đượctrải qua hai giai đoạn cơ bản đú là :

Giai đoạn 1 : Giai đoạn kớ hợp đồng

Trong giai đoạn này bờn A là bờn chủ đầu tư và bờn B là Xớ nghiệp dịchvụ khoa học kỹ thuật sẽ thảo luận để thụng qua bản hợp đồng, trong đú cú cỏc

Trang 33

điều khoản cơ bản như khối lượng công trình, quy cách phẩm chất kỹ thuật,chủng loại vật tư thiết bị lắp đặt, thời gian bàn giao, hình thức và thời hạn thanhtoán …

Giai đoạn 2 : Giai đoạn triển khai

Bên B sẽ nhận hồ sơ thiết kế và dự toán của công trình, nhận mặt bằng thicông Tiếp theo bên B sẽ triển khai thi công bao gồm các công việc như :tiếnhành phân bổ các hạng mục cho các đội xây lắp, thuê thêm công nhân tại cáckhu lân cận để tiết kiêm chi phí, mua sắm nguyên vật liệu, các thiết bị cần lắpđặt chuyển đến chân công trình…Trong quá trình thi công bên A là bên chủ đầutư sẽ cử cán bộ xuống nghiệm thu từng phần công trình cùng với giám sát củabên thiết kế.

Khi công trình hoàn thành bên A xuống nghiệm thu toàn bộ công trình vàlập biên bản nghiệm thu khối lượng, sau đó lập hồ sơ quyết toán khối lượng vàthanh toán cho bên B theo đúng điều khoản đã ghi trong hợp đồng.

Đối với công trình khảo sát thiết kế thì quy trình hoàn thành đơn giản hơnnhưng cũng bao gồm hai giai đoạn là giai đoạn kí hợp đồng và giai đoạn triểnkhai Trong giai triển khai, các nhân viên phòng thiết kế sẽ dựa vào hồ sơ sảnphẩm của bên A để khảo sát thiết kế các công trình và lập dự toán cho côngtrình

6 Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lí của Xí nghiệp

Với phương châm tổ chức bộ máy quản lí gọn nhẹ mà hiệu quả, phù hợpvới cơ chế thị trường, đúng luật và phù hợp với ngành điện, bộ máy quản lí củaXí nghiệp được tổ chức theo mô hình trực tuyến chức năng Giám đốc Xínghiệp là người trực tiếp chỉ huy toàn bộ bộ máy quản lí và các bộ phận khác.

Giám đốc Xí nghiệp : Là người điều hành sản xuất kinh doanh toàn Xí

nghiệp, do cấp trên uỷ nhiệm; chịu trách nhiệm trước nhà nước, trước công tyvà trước toàn thể cán bộ công nhân viên của toàn Xí nghiệp về mọi hoạt độngcủa Xí nghiệp

Dưới giám đốc là hai phó giám đốc

Nguyễn Thị Minh Tâm Lớp Kế toán K14 – VB 33

Trang 34

Phó giám đốc 1 : Trực tiếp quản lí các đội xây lắp điện 1,2,3 và phòng

thiết kế, ngoài ra phó giám đốc 1 còn phụ trách về mặt kỹ thuật.

Phó giám đốc 2 : Trực tiếp quản lí các đội xây lắp 4,5,6 và Xưởng cơ

khí , ngoài ra phó giám đốc 2 còn phụ trách về mặt hành chính.

Các công việc cụ thể do các phòng ban chuyên môn thực hiện Các phòngban được phân công theo chức năng và nhiệm vụ như sau :

Phòng tổ chức hành chính: Có chức năng thực hiện công tác pháp chế

hành chính quản trị và đời sống; tổ chức cán bộ, đào tạo, lao động tiền lương,bảo vệ thanh kiểm tra và quốc phòng toàn dân cùng một số chức năng khác.

Phòng kế hoạch kĩ thuật : Giúp giám đốc quản lí và điều hành công việc

trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh và quản lí vật tư, thiết bị thi công, quản lí kĩthuật, khảo sát thiết kế, thi công xây lắp, kĩ thuật an toàn vệ sinh công nghiệp,chất lượng sản phẩm , thông tin nghiên cứu khoa học kỹ thuật

Phòng tài chính kế toán : Giúp giám đốc điều hành và quản lí trong lĩnh

vực tài chính, kế toán; thay mặt giám đốc giám sát và phản ánh toàn bộ qúatrình sản xuất kinh doanh thông qua các nghiệp vụ kinh tế phát sinh Cung cấpthông tin cần thiết để giám đốc nắm được tình hình kinh doanh và tài sản của Xínghiệp để có những biện pháp định hướng nhằm nâng cao năng lực, hiệu quảquản lí và sản xuất kinh doanh cuả Xí nghiệp.

Phòng thiết kế : Trực tiếp khảo sát thiết kế các công trình do Giám đốc Xí

nghiệp giao.

Các đội xây lắp điện : Là đơn vị sản xuất trực thuộc Xí nghiệp, hoạt động

theo chế độ hạch toán nội bộ, thực hiện chế độ khoán, hàng quý báo cáo quyếttoán với Xí nghiệp.

Xưởng cơ khí : Là đơn vị trực thuộc Xí nghiệp, hoạt động theo chế độ

hạch toán phân xưởng, có trách nhiệm gia công chế tạo các sản phẩm cơ khínhư các loại cột thép, xà đỡ tiếp địa và tổ chức thi công xây lắp các công trìnhdo Xí nghiệp giao.

Trang 35

Mỗi đơn vị phòng ban đều có chức năng riêng, song mục đích cuối cùnglà nhằm phục vụ sản xuất và lợi ích của cán bộ công nhân viên trong Xí nghiệp.

II TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI XÍ NGHIỆP.1 Tổ chức bộ máy kế toán

Bộ máy kế toán của Xí nghiệp được tổ chức theo hình thức vừa tập trungvừa phân tán Phòng kế toán thực hiện công tác kế toán chung của Xí nghiệp, tạicác đội xây lắp các nhân viên kế toán làm nhiệm vụ tập hợp chi phí sản xuấttrực tiếp phát sinh ở đội mình, định kì nộp báo cáo chi phí sản xuất và tính giáthành của các công trình và các báo cáo khác lên phòng tài chính kế toán Xínghiệp Kế toán Xí nghiệp tập hợp chi phí sản xuất xác định kết quả kinh doanh,xác định nghĩa vụ với nhà nước và báo cáo lên cấp trên có liên quan Giữa Xínghiệp và các đơn vị trực thuộc hạch toán theo cơ chế khoán gọn nhưng các đơnvị trực thuộc không xác định kết quả riêng, lợi nhuận được phân bổ theo quyđịnh của Bộ tài chính

Cơ cấu bộ máy kế toán và nhiệm vụ :

Kế toán trưởng kiêm trưởng phòng kế toán : Là người lãnh đạo trực tiếp

về mặt nghiệp vụ của toàn bộ kế toán Xí nghiệp Kế toán trưởng có nhiệm vụchỉ đạo, hướng dẫn và kiểm tra toàn bộ công tác kế toán trong Xí nghiệp Kếtoán trưởng giúp Giám đốc chấp hành các chế độ về quản lí và sử dụng tài sản,chấp hành kỷ luật về lao động, về sử dụng quỹ tiền lương, quỹ phúc lợi cũngnhư việc chấp hành các kỉ luật tài chính, tín dụng thanh toán Ngoài ra, kế toántrưởng còn giúp giám đốc tập hợp các số liệu kinh tế, tổ chức phân tích các sốliệu kinh doanh, phát hiện ra các khẳ năng tiềm tàng, thúc đẩy việc thực hiệncác chế độ hạch toán kế toán trong công tác, bảo đảm cho hoạt động của Xínghiệp thu được hiệu quả cao.

Nguyễn Thị Minh Tâm Lớp Kế toán K14 – VB 35

Trang 36

Phó phòng kế toán: Có nhiệm vụ đôn đốc nhân viên và xử lí các công

việc khác của kế toán trưởng, lập các kế hoạch tài chính, huy động nguồn vốnnhằm đảm bảo sử dụng nguồn vốn hợp lí và tiết kiệm, quản lí các đội sản xuất.Ngoài ra phó phòng kế toán còn kiêm theo dõi kế toán tài sản cố định , tiềnlương Khi có biến động về tài sản cố định, kế toán căn cứ vào các chứng từ hợplệ để phản ánh kịp thời, chính xác, đầy đủ đồng thời ghi sổ các tài sản liên quan.Định kì, căn cứ vào tỉ lệ khấu hao quy định cho từng loại tài sản, kế toán tiếnhành trích khấu hao và báo nợ cho các đơn vị trực thuộc để lập các báo cáo vềtài sản cố định Theo dõi, trích lập các quỹ :BHXH, BHYT, KPCĐ, tính và theodõi các nguồn lương, phân bổ tiền lương hàng tháng cho cán bộ công nhân viêntrong Xí nghiệp, quản lí chi tiêu các quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi theo đúngquy định của Xí nghiệp; kiểm soát chứng từ và báo cáo tài chính các đơn vị cấpdưới, thực hiện chế độ tài chính ở các đơn vị đó.

Kế toán nguyên vật liệu: Có nhiệm vụ quản lí tình hình thu mua, dự trữ

và sử dụng nguyên vật liệu Căn cứ vào các bản thiết kế, dự toán cho từng côngtrình và bảng bóc tách khối lượng vật tư, kế toán nguyên vật liệu quản lí việccung ứng cho từng công trình thi công.

Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành kiêm theo dõi nội bộ :

Có nhiệm vụ thường xuyên kiểm tra, đối chiếu và định kì phân tích tìnhhình thực hiện các định mức chi phí đối với chi phí trực tiếp, chi phí chung, chiphí quản lí doanh nghiệp; đề xuất các biện pháp tăng cường quản lí và tiết kiệmchi phí sản xuất; định kì lập báo cáo sản xuất kinh doanh theo đúng chế độ vàdúng thời hạn; tổ chức kiểm kê, đánh giá sản phẩm dở dang và tính giá thànhsản phẩm.

Kế toán tổng hợp kiêm kế toán thanh toán, kế toán ngân hàng : Thực hiện

kế toán vốn bằng tiền chuyển khoản phát sinh ở Xí nghiệp Theo dõi kiểm trađối chiếu các nghiệp vụ thanh toán, kiểm tra các bảng liệt kê phân tích chứng từ

Trang 37

gốc trước khi nhập vào máy vi tính; phản ánh tổng hợp tình hình phát sinh cácphần hành kế toán, xác định kết quả kinh doanh và lập các báo cáo kế toán địnhkì theo quy định

Thủ quỹ : Quản lí tiền mặt, ngoại tệ của Xí nghiệp, căn cứ vào các phiếu

thu chi kèm theo các chứng từ gốc hợp lệ để nhập xuất và vào sổ quỹ kịp thơìtheo nguyên tắc cập nhật.

Kế toán tại các đội sản xuất : Mỗi đội sản xuất đều có các cán bộ kế toán

chịu trách nhiệm tập hợp chứng từ phát sinh tại đội mình, kiểm tra tính chínhxác của chứng từ, phân loại và định kì cuối tháng gửi về Phòng Kế toán Xínghiệp làm căn cứ ghi sổ

2 Hình thức tổ chức sổ kế toán tại Xí nghiệp

2.1 Hệ thống sổ kế toán tại Xí nghiệp :

Thực chất việc tổ chức hệ thống sổ kế toán áp dụng tại Xí nghiệp là thiếtkế cho mỗi đơn vị trực thuộc một bộ sổ kế toán tổng hợp và chi tiết có nội dunghình thức, kết cấu phù hợp với đặc thù của Xí nghiệp Với mục đích đáp ứng tốtnhất yêu cầu quản lí, Xí nghiệp dịch vụ khoa học kĩ thuật đã sử dụng hình thứcsổ Nhật kí chung để ghi sổ kế toán Các loại sổ sách kế toán bao gồm sổ tổnghợp và sổ chi tiết Cụ thể :

- Sổ tổng hợp gồm có : Sổ nhật kí chung mở cho từng năm.Sổ nhật kí chuyên dùng mở cho tiền mặt và tiền gửi ngân hàng.Sổ cái các tài khoản mở cho từng năm

- Sổ kế toán chi tiết gồm : Các sổ, thẻ kế toán chi tiết, bảng tổng hợp chitiết.

2.2 Trình tự luân chuyển chứng từ

Xí nghiệp có 6 đội sản xuất và một Xưởng cơ khí, các đội sản xuất vàXưởng cơ khí không mở sổ sách cũng như hạch toán riêng Trước đây, Xưởngcơ khí chỉ đảm nhiệm việc chế tạo các sản phẩm cơ khí đơn giản để phục vụ quátrình thi công, nhưng vài năm gần đây Xưởng cơ khí cũng trở thành một đội thicông, trực tiếp tham gia thi công các CT Mỗi đội sản xuất và Xưởng cơ khí có

Nguyễn Thị Minh Tâm Lớp Kế toán K14 – VB 37

Trang 38

bộ phận kế toán riêng, có nhiệm vụ tập hợp, kiểm tra, đối chiếu tính chính xáccủa các chứng từ gốc phát sinh ở đội mình, và định kì cuối mỗi tháng gửi cácchứng từ gốc về Phòng kế toán của Xí nghiệp

Tại Phòng kế toán của Xí nghiệp, căn cứ vào các chứng từ do các đội gửilên, kế toán Xí nghiệp tiến hành phân loại chứng từ theo từng phần hành kế toán, sau đó vào các Bảng liệt kê phân tích chứng từ gốc Tiếp theo kế toán Xínghiệp ghi vào sổ nhật kí chung, sổ nhật kí chuyên dùng, Sổ cái các tài khoảnvà các sổ thẻ kế toán chi tiết có liên quan Cuối kì, kế toán Xí nghiệp cộng sốliệu trên các sổ cái, lập bảng cân đối để kiểm tra Từ các sổ thẻ kế toán chi tiết,lập bảng tổng hợp chi tiết; theo dõi và đối chiếu sổ phát sinh, số dư các tàikhoản với bảng tổng hợp chi tiết và ghi các bút toán điều chỉnh nếu có Cuốicùng, kế toán Xí nghiệp lập các báo cáo kế toán.

III HẠCH TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT TẠI XÍ NGHIỆP1 Hạch toán chi phí Nguyên vật liệu trực tiếp

Đối với doanh nghiệp thi công xây lắp thì nguyên vật liệu là khoản chiphí chiếm tỉ trọng lớn trong tổng giá thành, thường chiếm tới 60% Việc hạchtoán chính xác, đầy đủ khoản chi phí này giúp doanh nghiệp đề ra được kếhoạch giá thành hợp lí.

Do đặc trưng của hoạt động xây lắp là địa điểm thi công phân tán, có khimột công trình liên quan đến nhiều địa phương khác nhau nên việc xây dựngmột kho chung để cất trữ vật liệu là rất khó khăn Vì vậy, ở Xí nghiệp, nguyênvật liệu mua về không qua kho và được xuất thẳng tới chân công trình để sửdụng ngay Mặt khác do đặc thù của ngành xây lắp điện là tính đơn chiếc, mỗicông trình ở một địa hình khác nhau, có chiều dài khác nhau trên những địa bàndân cư phân bố cũng khác nhau nên việc thiết kế cho mỗi công trình là khácnhau, do đó, vật tư mua cho mỗi công trình sẽ khác nhau về chủng loại, sốlượng Mỗi công trình chỉ mua đúng, mua đủ chủng loại vật tư cần thiết màkhông để tồn kho Do vậy vật tư mua về được xuất thẳng tới chân công trình.

Ngày đăng: 17/11/2012, 09:55

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

*.Phương phỏp hạch toỏn: Căn cứ vào bảng tớnh lương phải trả cho cụng nhõn trực tiếp hoạt động xõy lắp bao gồm lương chớnh, lương phụ, phụ cấp  lương kể cả khoản phải trả cho nhõn cụng thuờ ngoài : - Thực trạng hạch toán chi phí sx và tính giá thành spxl tại Xí nghiệp dịch vụ khoa học kỹ thuật
h ương phỏp hạch toỏn: Căn cứ vào bảng tớnh lương phải trả cho cụng nhõn trực tiếp hoạt động xõy lắp bao gồm lương chớnh, lương phụ, phụ cấp lương kể cả khoản phải trả cho nhõn cụng thuờ ngoài : (Trang 7)
Sổ quỹ Bảng tổng - Thực trạng hạch toán chi phí sx và tính giá thành spxl tại Xí nghiệp dịch vụ khoa học kỹ thuật
qu ỹ Bảng tổng (Trang 21)
Bảng tổng hợp          chi tiết Sổ Nhật kớ đặc biệt - Thực trạng hạch toán chi phí sx và tính giá thành spxl tại Xí nghiệp dịch vụ khoa học kỹ thuật
Bảng t ổng hợp chi tiết Sổ Nhật kớ đặc biệt (Trang 23)
Bảng cõn đối số         phỏt sinh - Thực trạng hạch toán chi phí sx và tính giá thành spxl tại Xí nghiệp dịch vụ khoa học kỹ thuật
Bảng c õn đối số phỏt sinh (Trang 24)
Bảng tổng hợp chứng    từ gốc           Sổ quỹ - Thực trạng hạch toán chi phí sx và tính giá thành spxl tại Xí nghiệp dịch vụ khoa học kỹ thuật
Bảng t ổng hợp chứng từ gốc Sổ quỹ (Trang 25)
Bảng cõn đối      Số phỏt sinh - Thực trạng hạch toán chi phí sx và tính giá thành spxl tại Xí nghiệp dịch vụ khoa học kỹ thuật
Bảng c õn đối Số phỏt sinh (Trang 26)
Bảng tổng hợp        chi tiết - Thực trạng hạch toán chi phí sx và tính giá thành spxl tại Xí nghiệp dịch vụ khoa học kỹ thuật
Bảng t ổng hợp chi tiết (Trang 29)
Dới đây là một số chỉ tiêu về tình hình sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp trong 3 năm trở lại đây. - Thực trạng hạch toán chi phí sx và tính giá thành spxl tại Xí nghiệp dịch vụ khoa học kỹ thuật
i đây là một số chỉ tiêu về tình hình sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp trong 3 năm trở lại đây (Trang 32)
Bảng số 3 - Thực trạng hạch toán chi phí sx và tính giá thành spxl tại Xí nghiệp dịch vụ khoa học kỹ thuật
Bảng s ố 3 (Trang 43)
Bảng số 4 - Thực trạng hạch toán chi phí sx và tính giá thành spxl tại Xí nghiệp dịch vụ khoa học kỹ thuật
Bảng s ố 4 (Trang 44)
BẢNG LIỆT Kấ PHÂN TÍCH CHỨNG TỪ GỐC                                ( KẾT CHUYỂN VẬT LIỆU TRỰC TIẾP )                                         Quý 4 năm 2005 tại Xưởng cơ khớ - Thực trạng hạch toán chi phí sx và tính giá thành spxl tại Xí nghiệp dịch vụ khoa học kỹ thuật
u ý 4 năm 2005 tại Xưởng cơ khớ (Trang 44)
Bảng số 6 - Thực trạng hạch toán chi phí sx và tính giá thành spxl tại Xí nghiệp dịch vụ khoa học kỹ thuật
Bảng s ố 6 (Trang 45)
Bảng số 5 - Thực trạng hạch toán chi phí sx và tính giá thành spxl tại Xí nghiệp dịch vụ khoa học kỹ thuật
Bảng s ố 5 (Trang 45)
Bảng số 7 - Thực trạng hạch toán chi phí sx và tính giá thành spxl tại Xí nghiệp dịch vụ khoa học kỹ thuật
Bảng s ố 7 (Trang 51)
Bảng số 8 - Thực trạng hạch toán chi phí sx và tính giá thành spxl tại Xí nghiệp dịch vụ khoa học kỹ thuật
Bảng s ố 8 (Trang 52)
Bảng số 11 - Thực trạng hạch toán chi phí sx và tính giá thành spxl tại Xí nghiệp dịch vụ khoa học kỹ thuật
Bảng s ố 11 (Trang 53)
Bảng số 10 - Thực trạng hạch toán chi phí sx và tính giá thành spxl tại Xí nghiệp dịch vụ khoa học kỹ thuật
Bảng s ố 10 (Trang 53)
Bảng số 12 - Thực trạng hạch toán chi phí sx và tính giá thành spxl tại Xí nghiệp dịch vụ khoa học kỹ thuật
Bảng s ố 12 (Trang 54)
Bảng số 13 SỔ CHI TIẾT TK 627- XÍ NGHIỆP                                                                                                         Chi tiết Xưởng cơ khớ - Thực trạng hạch toán chi phí sx và tính giá thành spxl tại Xí nghiệp dịch vụ khoa học kỹ thuật
Bảng s ố 13 SỔ CHI TIẾT TK 627- XÍ NGHIỆP Chi tiết Xưởng cơ khớ (Trang 58)
Bảng số 14 - Thực trạng hạch toán chi phí sx và tính giá thành spxl tại Xí nghiệp dịch vụ khoa học kỹ thuật
Bảng s ố 14 (Trang 59)
Bảng số 15 - Thực trạng hạch toán chi phí sx và tính giá thành spxl tại Xí nghiệp dịch vụ khoa học kỹ thuật
Bảng s ố 15 (Trang 59)
Bảng số 16 BẢNG LIỆT Kấ PHÂN TÍCH CHỨNG TỪ GỐC( K/C CHI PHÍ SẢN XUẤT )                                                     Quý IV năm 2005 chi tiết Xưởng cơ khớ ( trớch ) - Thực trạng hạch toán chi phí sx và tính giá thành spxl tại Xí nghiệp dịch vụ khoa học kỹ thuật
Bảng s ố 16 BẢNG LIỆT Kấ PHÂN TÍCH CHỨNG TỪ GỐC( K/C CHI PHÍ SẢN XUẤT ) Quý IV năm 2005 chi tiết Xưởng cơ khớ ( trớch ) (Trang 61)
Bảng số 17 - Thực trạng hạch toán chi phí sx và tính giá thành spxl tại Xí nghiệp dịch vụ khoa học kỹ thuật
Bảng s ố 17 (Trang 62)
Bảng số 18 - Thực trạng hạch toán chi phí sx và tính giá thành spxl tại Xí nghiệp dịch vụ khoa học kỹ thuật
Bảng s ố 18 (Trang 63)
Bảng số 19 - Thực trạng hạch toán chi phí sx và tính giá thành spxl tại Xí nghiệp dịch vụ khoa học kỹ thuật
Bảng s ố 19 (Trang 65)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w