1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tài liệu Luận văn tốt nghiệp “Các tranh chấp phát sinh từ hợp đồng nhập khẩu phân bón hoá học ở Việt Nam và phương pháp giải quyết” pdf

92 545 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 92
Dung lượng 827,69 KB

Nội dung

ĐỒ ÁN THỰC TẬP TỐT NGHIỆP Các tranh chấp phát sinh từ hợp đồng nhập khẩu phân bón hoá học Việt Nam phương pháp giải quyết KLTN, Nguyễn Thế Bậng A1 CN9 1 TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG KHOA KINH TẾ NGOẠI THƯƠNG KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP Tên đề tài: CÁC TRANH CHẤP PHÁT SINH TỪ HỢP ĐỒNG NHẬP KHẨU PHÂN BÓN HOÁ HỌC VIỆT NAM PHƯƠNG PHÁP GIẢI QUYẾT NGƯỜI VIẾT: NGUYỄN THẾ BẬNG LỚP A1 CN9 NGƯỜI HƯỚNG DẪN: TIẾN SĨ BÙI NGỌC SƠN HÀ NỘI 2003 MỤC LỤC KLTN, Nguyễn Thế Bậng A1 CN9 2 mục Trang Lời nói đầu 3 Chương I: Khái quát chung về hợp đồng xuất nhập khẩu hàng hoá những tranh chấp phát sinh từ loại hợp đồng này 7 I Khái niệm về hợp đồng xuất nhập khẩu 7 1 Khái niệm về hợp đồng xuất nhập khẩu 7 2 Điều kiện để hợp đồng xuất nhập khẩu có hiệu lực 8 3 Quy trình ký kết hợp đồng 12 II Nghĩa vụ cơ bản của người mua người bán 15 1 Nghĩa vụ giao hàng của người bán 16 2 Nghĩa vụ nhận hàng thanh toán tiền hàng của người mua 18 3 Quyền ngừng thực hiện nghĩa vụ của người bán người mua 19 4 Chế tài các trường hợp miễn trách nhiệm vật chất 20 III Nguồn luật điều chỉnh hợp đồng xuất nhập khẩu 21 1 Các điều ước quốc tế 21 2 Tập quán thươ ng mại quốc tế 22 3 Luật quốc gia 24 Chương II: Thực trạng tranh chấp việc giải quyết tranh chấp phát sinh từ hợp đồng nhập khẩu phân bón hoá học Việt Nam 25 I Cơ chế điều hành nhập khẩu phân bón hoá học Việt Nam 25 1 Tình hình nhập khẩu phân bón hoá học của Việt Nam trước 1990 25 2 Tình hình NK phân bón hoá học của Việt Nam từ 1990 đến nay 26 II Các loại tranh chấp do người mua vi phạm h ợp đồng cách giải quyết 27 1 Tranh chấp do người mua vi phạm nghĩa vụ thanh toán tiền hàng 28 2 Tranh chấp do người mua vi phạm nghĩa vụ nhận hàng 39 III Các loại tranh chấp do người bán vi phạm hợp đồng 44 1 Tranh chấp do người bán giao hàng kém phẩm chất 45 2 Người bán vi phạm nghĩa vụ giao hàng 50 IV Nguyên nhân dẫn đến tranh chấp 60 1 Nguyên nhân khách quan 60 2 Nguyên nhân chủ quan 62 Chương III: Các biện pháp ngăn ngừa giải quyết có hiệu quả những tranh chấ p phát sinh từ hợp đồng nhập khẩu phân bón hoá học 64 I Các tổ chức giải quyết tranh chấp 64 1 Trọng tài thương mại 65 2 Toà án thương mại 67 II Những biện pháp ngăn ngừa giải quyết hiệu quả tranh chấp trong hoạt động nhập khẩu phân bón hoá học 69 1 Các biện pháp ngăn ngừa tranh chấp 69 2 Các biện pháp giải quyết hiệu quả các tranh chấp phát sinh 79 Kết luận 88 KLTN, Nguyễn Thế Bậng A1 CN9 3 Tài liệu tham khảo 89 Lời nói đầu Tính cấp thiết của đề tài. Thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, từ năm 1986 đến nay, nền kinh tế cả nước nói chung nông nghiệp nói riêng đã đạt được những thành tựu to lớn quan trọng. Trong nông nghiệp thành tựu nổi bật là đã sản xuất đủ lương thực cho đất nước nước ta trở thành nước xuất khẩu gạo đứng thứ hai trên thế giới. Đóng góp vào những thành tựu này, hoạt động nhập khẩu phân bón đóng vai trò rất quan trọng, góp phần vào mức tăng trưởng chung giữ vững ổn định chính trị, kinh tế xã hội. Nhu cầu về sử dụng phân bón hoá học trong nông nghiệp nước ta có xu hướng ngày càng tăng, Theo số liệu của Cục Công nghệ thông tin Thống kê Tổng cục Hải quan năm 1995, 1998, 2002 số lượng nhậ p khẩu phân bón toàn quốc tương ứng là: 2.085.737, 3.287.900, 3.823.863 tấn. Hiện tại ngành sản xuất phân bón trong nước chưa đáp ứng được nhu cầu chăm bón. Theo báo cáo đánh giá hiệu quả công tác điều hành giá cả trong 10 năm về xuất khẩu gạo nhập khẩu phân bón (1991-2000) của Ban Vật giá Chính phủ thì Việt Nam phải nhập khẩu 100% phân MOP (muriah of potash), 100% phân DAP, 100% SA 92% phân đạm urea. Ngoài ra nguyên vật liệu đầu vào cho sản xuất phân bón tổng hợp NPK (urea, kali, DAP) là thành phẩm phả i nhập khẩu. Thị trường phân bón hóa học trong nước phần lớn phụ thuộc vào thị trường nước ngoài. Từ khi Nghị định thư thương mại giữa Việt Nam và Liên Xô kết thúc (1990) nước ta phải tự nhập khẩu phân bón từ các nước khác ngoài các nước xã hội chủ nghĩa cũ. Dự kiến những năm tới nhu cầu sử dụng phân hoá học tăng lên trên 4 triệu tấn các loại. Kim ngạch nh ập khẩu phân bón cũng ngày càng tăng; kim ngạch nhập khẩu năm 1997 là: 427,32 triệu USD, năm 2002 là 477.295,569 triệu USD (số liệu Cục Công nghệ KLTN, Nguyễn Thế Bậng A1 CN9 4 Thông tin Thống kê Hải quan), làm cho quan hệ thương mại giữa Việt Nam các nước ngày càng phát triển. Khi ký kết các hợp đồng nhập khẩu phân bón hoá học do có sự khác nhau về ngôn ngữ, tập quán, luật pháp đặc biệt là sự khác nhau về quyền lợi nghĩa vụ giữa các bên nên dễ dẫn đến tranh chấp. Khi xảy ra tranh chấp các nhà nhập khẩu phân bón cần phải biết những phương pháp nào có thể áp dụng để giải quyế t những tranh chấp phát sinh từ loại hợp đồng này. Trong thực tiễn giải quyết tranh chấp đã xảy ra Việt Nam, các doanh nghiệp nhập khẩu phân bón nên chọn phương pháp nào để có hiệu quả cao nhất. Do vậy, việc nghiên cứu các loại tranh chấp phát sinh từ hợp đồng nhập khẩu phân bón hóa học phương pháp giải quyết tranh chấp là hết sức cần thiết, góp phần quan trọng vào sự tồn tạ i phát triển doanh nghiệp đang kinh doanh ngành hàng này. Mục đích của đề tài Đề tài sẽ giúp các nhà kinh doanh phân bón hiểu sâu hơn những tranh chấp có thể phát sinh trong quá trình ký kết thực hiện hợp đồng nhập khẩu phân bón hoá học Việt nam, qua đó rút ra những bài học kinh nghiệm cần thiết Cùng với mục đích trên khoá luận còn giúp các nhà nhập khẩu phân bón hóa học nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp mình, thông qua việc hạn chế giải quyế t tốt nhất các tranh chấp phát sinh trong hoạt động nhập khẩu phân bón, qua đó góp phần thực hiện nghĩa vụ với ngân sách nhà nước đóng góp vào sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn. Đối tượng phạm vi nghiên cứu Trong hợp đồng xuất nhập khẩu hàng hoá nói chung hợp đồng nhập khẩu phân bón hoá học nói riêng thường xảy ra các tranh chấp phát sinh giữa người mua với người bán, giữa người nhập khẩ u với người chuyên chở hàng KLTN, Nguyễn Thế Bậng A1 CN9 5 hoá, giữa người mua, người nhận hàng với cảng, giữa người nhập khẩu với ngân hàng về thanh toán tiền hàng v.v Song trong phạm vi của khoá luận này, đề tài chỉ tập trung nghiên cứu những tranh chấp phát sinh giữa người mua người bán trong hoạt động nhập khẩu phân bón hoá học. Đây là tranh chấp phổ biến phát sinh trong thời gian qua, thực tiễn áp dụng các phương pháp giải quyết tranh chấp này Việt Nam. Phương pháp nghiên cứu Khóa lu ận áp dụng các phương pháp nghiên cứu duy vật biện chứng duy vật lịch sử theo quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lê Nin. Bên cạnh đó có áp dụng các phương pháp thống kê, phân tích-tổng hợp, phương pháp đối chiếu- so sánh, phương pháp mô tả khái quát hoá đối tượng nghiên cứu. Kết quả nghiên cứu - Đề tài hệ thống hoáluận về tranh chấp giải quyết tranh chấp trong kinh doanh xuất nhập khẩu, cụ thể là trong việ c ký kết thực hiện hợp đồng nhập khẩu phân bón hoá học giữa các doanh nhiệp Việt Nam với thương nhân nước ngoài. - Đề tài chỉ ra ưu, nhược điểm trong thực tiễn giải quyết tranh chấp phát sinh từ hợp đồng nhập khẩu phân bón trong thời gian qua Việt Nam. Qua đó giúp các nhà nhập khẩu phân bón có được những bài học kinh nghiệm có thể vận dụng vào việc giải quyết tranh chấp nế u gặp phải trong quá trình ký kết thực hiện hợp đồng. - Đề tài đề xuất một số biện pháp nhằm hạn chế, ngăn ngừa các tranh chấp một số phương pháp giải quyết hiệu quả các tranh chấp giữa người bán người mua trong trong quá trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu phân bón hoá học. Kết cấu của khoá luận Ngoài phần mở đầu, kết luận, mụ c lục danh mục tài liệu tham khảo, khoá luận có kết cấu gồm 3 chương: KLTN, Nguyễn Thế Bậng A1 CN9 6 Chương 1: Khái quát chung về hợp đồng xuất nhập khẩu hàng hoá các tranh chấp thường phát sinh từ loại hợp đồng này Chương 2: Thực trạng các tranh chấp việc giải quyết các tranh chấp phát sinh từ hợp đồng nhập khẩu phân bón hoá học Việt Nam Chương 3: Các giải pháp ngăn ngừa giải quyết có hiệu quả những tranh chấp phát sinh từ hợp đồng nhập khẩu phân bón hoá học M ặc dù đã có nhiều cố gắng trong việc nghiên cứu đề tài này, nhưng với năng lực có hạn nên khoá luận không thể tránh khỏi những hạn chế sai sót nhất định. Tôi rất mong nhận được ý kiến đóng góp phê bình để khoá luận hoàn chỉnh hơn. Cuối cùng tôi xin chân thành cám ơn thầy giáo Tiến sĩ Bùi Ngọc Sơn cùng các thầy các cô trường đại học Ngoại thương, cũng xin cám ơn Tổng công ty Vật tư Nông nghiệp một số doanh nghiệp nhập khẩu phân bón khác đã tận tình cung cấp tài liệu để tôi hoàn thành khoá luận tốt nghiệp này. KLTN, Nguyễn Thế Bậng A1 CN9 7 CHƯƠNG I KHÁI QUÁT CHUNG VỀ HỢP ĐỒNG XUẤT NHẬP KHẨU HÀNG HOÁ VÀ CÁC TRANH CHẤP PHÁT SINH TỪ LOẠI HỢP ĐỒNG NÀY I - KHÁI NIỆM VỀ HỢP ĐỒNG XUẤT NHẬP KHẨU 1. Khái niệm về hợp đồng xuất nhập khẩu 1.1. Khái niệm chung Hợp đồng xuất nhập khẩu còn gọi là hợp đồng mua bán quốc tế hoặc hợp đồng mua bán ngoại thương là sự thoả thuận giữa các bên có trụ sở kinh doanh các nước khác nhau, theo đó một bên gọi là bên xuất khẩu (bên bán) có nghĩa vụ chuyển vào quyền sở hữu của một bên khác gọi là bên nhập khẩu (bên mua) một tài sản nhất định, gọi là hàng hoá; bên mua có nghĩa vụ nhận hàng trả tiền hàng. 1.2. Khái niệm theo luật Thương mại Việt Nam 1997 Hợp đồng xuất nhập khẩu hàng hoá hay còn gọi là hợp đồng mua bán quốc tế, hợp đồng mua bán ngoại thương, hợp đồng mua bán với thương nhân nước ngoài. Theo quy định tại điều 80 của luật Thương mại Việt Nam năm 1997, hợp đồng mua bán hàng hoá v ới thương nhân nước ngoài là hợp đồng mua bán hàng hoá được ký kết giữa một bên là thương nhân Việt Nam với một bên là thương nhân nước ngoài. 1.3. Đặc điểm của hợp đồng xuất nhập khẩu hàng hoá: So với một số loại hợp đồng khác thì hợp đồng xuất nhập khẩu hàng hoá có những đặc điểm quan trọng sau đây: - Chủ thể của hợp đồng xuất nh ập khẩu là những bên có trụ sở thương mại đặt các nước khác nhau. KLTN, Nguyễn Thế Bậng A1 CN9 8 - Hàng hoá là đối tượng của hợp đồng xuất nhập khẩu là hàng có thể được chuyển qua biên giới của một nước, tức là có thể được chuyển từ nước này sang nước khác. - Tiền tệ dùng để thanh toán giữa hai bên, người mua người bán, có thể là ngoại tệ đối với một trong hai bên. - Nguồn luật điều chỉnh cơ quan giải quyết tranh chấp phát sinh từ hợp đồng này cũng có y ếu tố nước ngoài. 2. Điều kiện để hợp đồng xuất nhập khẩu có hiệu lực Hợp đồng xuất nhập khẩu hàng hoá cũng như các loại hợp đồng khác muốn có điều kiện hiệu lực phải thoả mãn 4 điều kiện sau:  Chủ thể của hợp đồng phải có đủ cách pháp lý  Nội dung của hợp đồng phải hợp pháp  Hình thức của hợp đồng phải hợp phápHợp đồng phải được ký kết trên nguyên tắc tự nguyện 2.1. Chủ thể của hợp đồng xuất nhập khẩu phải có đủ cách pháp lý Chủ thể của hợp đồng xuất nhập khẩu có thể là các cá nhân, pháp nhân có trụ sở kinh doanh các nước khác nhau. Luật các nước khác nhau quy định khác nhau về đị a vị pháp lý của các chủ thể. Vì thế, khi đàm phán ký kết hợp đồng cần tìm hiểu địa vị pháp lý của đối tác, thẩm quyền người ký hợp đồng, người đó nhân danh mình hay đại diện cho người khác. Cá nhân hay còn gọi là tự nhiên nhân (natural person) khi ký kết hợp đồng xuất nhập khẩu phải có đủ năng lực pháp năng lực hành vi theo quy định của pháp luật. Năng lực pháp luật của cá nhân bắt đầu từ khi sinh ra đến khi họ chết đi. Còn năng lực hành vi của cá nhân chỉ bắt đầu khi công dân đến tuổi trưởng thành theo quy định của pháp luật. Năng lực hành vi của tự nhiên nhân nước ngoài, về nguyên tắc chung, do luật quốc tịch của người đó KLTN, Nguyễn Thế Bậng A1 CN9 9 quy định. Ví dụ: Việt Nam năng lực hành vi của cá nhân từ 18 tuổi, Mỹ năng lực hành vi đối với nữ từ 19 tuổi, nam từ 21 tuổi. Pháp nhân (legal person) là một tổ chức được thành lập theo pháp luật và được dùng danh nghĩa này của mình trong quan hệ kinh doanh. Muốn xem xét một tổ chức nước ngoài có đủ cách pháp nhân hay không thì trước tiên phải tìm hiểu xem tổ chức đó có quốc tịch nước nào, sau đó d ựa vào luật nước đó, sẽ tìm hiểu xem tổ chức đó có đủ cách pháp nhân hay không Một pháp nhân theo quy định của Bộ luật Dân sự Việt Nam (điều 94) phải có đủ bốn điều kiện sau: (1). Được cơ quan nhà nước có thẩm quyền thành lập, đăng ký hoặc công nhận; (2). Có cơ cấu tổ chức chặt chẽ; (3). Có tài sản độc lập với cá nhân, tổ chức khác tự chịu trách nhiệm bằng tài sản đó; (4). Nhân danh mình tham gia các quan hệ pháp luật một cách độc lập. Việt Nam hiện nay thẩm quyền ký kết hợp đồng xuất nhập khẩu đối với các thương nhân đã được mở rộng, nghị định 33/CP ngày 19 tháng 4 năm 1994 không còn phù hợp. Theo tinh thần của nghị định này các doanh nghiệp chưa có giấy phép kinh doanh xuất nhập khẩu không phải là chủ thể của hợp đồng xuất nhập khẩu. Mọi hợp đồng xuất nhập khẩu do các doanh nghiệp này ký đều không có hiệu lực pháp luật, vì theo pháp luật Việt Nam chủ thể không có năng lực hành vi ký kết hợp đồng xuất nhập khẩu. Nghị định 57/1998/NĐ- CP ngày 31 tháng 7 năm 1998 được ban hành, điều 8 khoản 1 quy định “Thương nhân là doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế được thành lập theo quy định của pháp luật được phép xuất kh ẩu, nhập khẩu hàng hoá theo ngành nghề đã đăng ký trong giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh”. Như vậy, theo tinh thần của Nghị định này các doanh nghiệp không cần có giấp phép kinh doanh xuất nhập khẩu, cũng có thẩm quyền ký kết hợp đồng xuất nhập khẩu hàng hoá. [...]... của hợp đồng nhập khẩu phân bón hoá học đến năm 2000 do các cơ quan chức năng chỉ định, vì thế tranh chấp phát sinh từ loại hợp đồng này về chủ thể của hợp đồng chưa xảy ra Việt Nam 27 KLTN, Nguyễn Thế Bậng A1 CN9 II - CÁC LOẠI TRANH CHẤP DO NGƯỜI MUA VI PHẠM HỢP ĐỒNG CÁCH GIẢI QUYẾT Những tranh chấp phát sinh trong quá trình ký kết thực hiện hợp đồng nhập khẩu phân bón giữa người mua người... CHẤP PHÁT SINH TỪ HỢP ĐỒNG NHẬP KHẨU PHÂN BÓN HOÁ HỌC VIỆT NAM I- CƠ CHẾ ĐIỀU HÀNH NHẬP KHẨU PHÂN BÓN HOÁ HỌC VIỆT NAM Hoạt động nhập khẩu phân bón hoá học của nước ta có thể chia ra làm hai giai đoạn tương ứng với hai cơ chế kinh doanh khác nhau: 1 Tình hình nhập khẩu phân bón hoá học của Việt Nam trước năm 1990 Trước năm 1990, nguồn phân bón nhập khẩu chủ yếu từ Liên Xô cũ theo hiệp định thư... mối nhập khẩu đã được bãi bỏ Nghiên cứu cơ chế nhập khẩu phân bón trong những thời gian khác nhau cho thấy chủ thể hợp đồng nhập khẩu phân bón cũng thay đổi khác nhau Trước năm 2000 chủ thể của hợp đồng nhập khẩu phân bón phải là đầu mối nhập khẩu do Chính phủ, các Bộ hoặc Uỷ ban nhân dân các tỉnh chỉ định Sau Năm 2000 chủ thể của hợp đồng nhập khẩu phân bón được mở rộng hơn Có thể thấy chủ thể của hợp. .. điểm ký kết hợp đồng như đã trình bày tại phần 2 chương I Những tranh chấp về địa vị pháp lý của chủ thể, tranh chấp do người bán vi phạm cung cấp chứng từ hàng hoá rất ít xảy ra trong quá trình ký kết thực hiện hợp đồng nhập khẩu phân bón hoá học Việt Nam Trong thực tiễn ký kết thực hiện loại hợp đồng này những năm qua cho thấy; phân bón là loại hàng hoá phục vụ cho sản xuất nông nghiệp, mang... huỷ hợp đồng Trong những trường hợp đặc biệt do gía phân bón biến động bất lợi cho người mua thì các doanh nghiệp Việt Nam sẵn sàng tuyên bố không mở L/C bồi thường thiệt hại cho người bán (nếu hợp đồng quy định phạt do người mua không mở L/C) Ví dụ: Một doanh nghiệp Việt namhợp đồng nhập khẩu 10.000 MT phân urea, giá 150 USD/MT CFR cảng Việt Nam; hợp đồng áp dụng chế tài phạt 2% giá trị hợp đồng. .. nước cùng với Bộ Nông nghiệp quy định cho từng loại cây trồng 2 Tình hình nhập khẩu phân bón của Việt Nam từ năm 1990 đến nay Nghị định thư giữa Việt Nam các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu chấm dứt Hoạt động nhập khẩu kinh doanh phân bón thời kỳ này được chuyển sang cơ chế thị trường Nhà nước cho phép nhiều doanh nghiệp kể cả Trung ương địa phương được nhập khẩu phân bón tự chịu trách nhiệm... là tranh chấp đã xảy ra, nhưng các bên vẫn còn có thể đàm phán với nhau để lựa chọn luật để giải quyết tranh chấp Ngoài ba nguồn luật nói trên, thực tiễn thương mại quốc tế còn thừa nhận cả án lệ các bản điều kiện chung, các hợp đồng mẫu làm nguồn luật cho hợp đồng xuất nhập khẩu 24 KLTN, Nguyễn Thế Bậng A1 CN9 CHƯƠNG II THỰC TRẠNG TRANH CHẤP VIỆC GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP PHÁT SINH TỪ HỢP ĐỒNG NHẬP... đồng Lúc này, ngày nơi ký kết hợp đồng được xác định theo ngày nơi các bên cùng ký vào hợp đồng đó Ký kết gián tiếp là các bên xa nhau, không có điều kiện trực tiếp đàm phán, hợp đồng được ký bằng cách các bên gửi cho nhau công văn, tài liệu chứa đựng nội dung cần giao dịch đề nghị ký kết hợp đồng (chào hàng) chấp nhận ký kết hợp đồng (chấp nhận chào hàng) Để ký hợp đồng theo phương thức này... Nông nghiệp phát triển Nông thôn), sau đó Bộ Nông nghiệp giao chỉ tiêu cho các doanh nghiệp; trong đó Tổng công ty Vật Nông nghiệp nhập khẩu từ 40% đến 60% (tuỳ năm) lượng phân bón nhập khẩu toàn quốc, chỉ tiêu còn lại các doanh nghiệp khác nhập khẩu bao nhiêu, loại phân bón nào là do Bộ Nông nghiệp Bộ Thương Mại quyết định Từ năm 1996-2000 Nhà nước vẫn áp dụng hạn ngạch đối với phân bón, ... đầu mối nhập khẩu được mở rộng hơn cho các thành phần kinh tế khác Từ năm 1997 đến năm 2000 Chính phủ trực tiếp điều hành nhập khẩu phân bón bằng cách ngay từ đầu năm Chính phủ chỉ định danh sách đơn vị đầu mối chỉ tiêu nhập khẩu phân bón Việc xác định các đơn vị nhập khẩu phân bón cũng hợp lý hơn giao chỉ tiêu cụ thể (chủ yếu là phân urea) cho các đầu mối là các doanh nghiệp Trung ương các . quyết tranh chấp phát sinh từ hợp đồng nhập khẩu phân bón hoá học ở Việt Nam 25 I Cơ chế điều hành nhập khẩu phân bón hoá học ở Việt Nam 25 1 Tình hình nhập. chấp phát sinh từ hợp đồng nhập khẩu phân bón hoá học ở Việt Nam Chương 3: Các giải pháp ngăn ngừa và giải quyết có hiệu quả những tranh chấp phát sinh

Ngày đăng: 17/01/2014, 05:20

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
15. Ban Tư tưởng Văn hoá Trung ương, “Con đường công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn”, 2002, NXB Chính trị quốc gia Sách, tạp chí
Tiêu đề: Con đường công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn
Nhà XB: NXB Chính trị quốc gia
16. Bộ Nông nghiệp & PTNT, “số liệu thống kê ngành Nông nghiệp & PTNT 1996- 2000, NXB Nông nghiệp” Sách, tạp chí
Tiêu đề: số liệu thống kê ngành Nông nghiệp & PTNT 1996-2000, NXB Nông nghiệp
Nhà XB: NXB Nông nghiệp”
20. PGS.TS Hoàng Ngọc Thiết, (2002), “tranh chấp từ hợp đồng XNK án lệ trọng tài và kinh nghiệm”, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: tranh chấp từ hợp đồng XNK án lệ trọng tài và kinh nghiệm
Tác giả: PGS.TS Hoàng Ngọc Thiết
Nhà XB: NXB Chính trị quốc gia
Năm: 2002
27. Ban Vật giá Chính phủ: “Báo cáo công tác điều hành giá cả trong 10 năm về xuất khẩu gạo và nhập khẩu phân bón, 1990-1999” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo công tác điều hành giá cả trong 10 năm về xuất khẩu gạo và nhập khẩu phân bón, 1990-1999
29. Bộ Thương mại-Bộ Văn hoá Thông tin, 2003 “Sản phẩm hội nhập, Việt Nam tự do hoá thương mại” NXB Chính trị quốc gia Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sản phẩm hội nhập, Việt Nam tự do hoá thương mại
Nhà XB: NXB Chính trị quốc gia
12. Giáo trình pháp luật trong hoạt động kinh doanh đối ngoại (ĐH. Ngoại thương) 13. Giáo trình kỹ năng giải quyết các vụ án kinh tế, (trường đào tạo các chức danhtư pháp), 2001 Khác
14. 50 phán quyết trọng tài quốc tế chọn lọc, (2002), NXB Chính trị quốc gia Khác
17. Tổng cục Thống kê, niên giám thống kê 2000, 2001 NXB Thống kê 18. Những điều khoản thống nhất về thực hành tín dụng chứng từ, UCP 500 19. Inconterms 2000 Khác
21. Tạp chí thông tin ngân hàng Ngoại thương 2002 (ngân hàng Ngoại thương Việt Nam), năm 2002 Khác
22. Tạp chí Tài chính (Bộ Tài chính), 2001, 2002 23. Báo Thương mại năm 2000, 2001, 2002 24. Báo An ninh thế giới năm 2001, 2002 Khác
28. Tổng cục Hải quan, Báo cáo thống kê hàng hoá nhập khẩu hàng năm 1997, 1998, 1999, 2000, 2001, 2002 Khác
30. Pháp lệnh thi hành án (lệnh của Chủ tịch nước số 13L/CTN công bố ngày 24 tháng 4 năm 1993) Khác
31. Thông tư liên ngành số 02-TTLN ngày 17 tháng 9 năm 1993 của Bộ Tư pháp, Bộ Nội vụ, Viện Kiểm soát nhân dân tối cao hướng dẫn về việc cưỡng chế thi hành án dân sự Khác
32. Pháp lệnh trong tài thương mại; Lệnh số 08/2003/L-CTN về việc công bố Pháp lệnh trọng tài thương mại Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w