Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 12 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
12
Dung lượng
330,13 KB
Nội dung
HoạtđộngPRcủacácdoanhnghiệpvàbáoin
tại TP.HCM (quakhảosátmộtsốdoanhnghiệp
và cơquanbáochí,giaiđoạn 2008-2010)
Lê Ngọc Hường
Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn; Khoa Báo chí
Chuyên ngành: Báo chí học; Mã số: 60.32.01.
Người hướng dẫn: PGS.TS Đinh Văn Hường
Năm bảo vệ: 2011
Abstract. Tìm hiểu và tổng hợp các nguồn tư liệu cần thiết liên quan đến hoạtđộngPR
và mối quan hệ giữa PR - báo chí để phục vụ công tác nghiên cứu. Khảosát thực trạng
mối quan hệ PR - báo chí trong phạm vi mộtsốdoanhnghiệpvàcơquanbáochí, đặc
biệt là các tòa soạn báo in. Qua đó khảosát nhận thức của người làm PR trong doanh
nghiệp và người làm báo về việc thiết lập và duy trì mối quan hệ giữa hai bên. Đánh giá
tác động thực tế của mối quan hệ đó trên 2 mặt tích cực và tiêu cực, ưu điểm và nhược
điểm. Tìm kiếm, đề xuất giải pháp để xây dựng mối quan hệ chân chính giữa PR trong
doanh nghiệp - báo chí.
Keywords. Báo chí học; Nghề làm báo; Quảng cáo; Doanh Nghiệp; Báoin
Content.
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết và lý do chọn đề tài
“Chưa bao giờ giá trị củaQuan hệ công chúng (Public Relation- PR) lại được đánh giá
cao như lúc này trong vai trò một hình thức giao tiếp thuyết phục củadoanh nghiệp. Tỉ lệ ngân
sách đầu tư cho PR lớn hơn, số sinh viên tốt nghiệp tìm việc trong lĩnh vực này cũng tăng
nhanh vàsố lượng các nhà tư vấn PR được tuyển dụng trên toàn thế giới đang ở mức cao nhất
từ trước đến nay”, chuyên gia lão làng trong ngành PR Gerry McCusker đã phát biểu như vậy
trong quyển sách “Nguyên nhân và bài học từ những thất bại PR nổi tiếng thế giới”.
Có thể định nghĩa ngắn gọn PR là quá trình quản lý truyền thông để xây dựng, duy trì
mối quan hệ tốt đẹp và sự hiểu biết lẫn nhau giữa một tổ chức, một cá nhân với những cộng
đồng liên quan, tạo ra hình ảnh và thông tin tích cực với mục đích quảng bá, gây ảnh hưởng có
lợi trong công chúng của tổ chức hoặc cá nhân đó.
Xuất hiện tại Việt Nam chưa lâu nhưng PR đang được coi là một ngành nghề được ưa
chuộng bởi đặc tính năng động, sáng tạo và khả năng đem lại nguồn thu nhập cao. Cuốn theo
làn sóng cácdoanh nghiệp, các nhà đầu tư nước ngoài đổ vào thị trường Việt Nam do chính
sách mở cửacủa Chính phủ nước ta từ những năm đầu thập niên 1990, lĩnh vực PR như có chất
xúc tác để phát triển mạnh. Đặc biệt, đi cùng với sự phát triển củabáochí, nghề PR hiện đang
2
rất phát triển ở TP.HCM- một thành phố với nền kinh tế biến chuyển rất năng động, một vùng
đất tiềm năng và màu mỡ cho mọi ngành nghề phát triển.
Có thể nói, trong thời buổi chuyên nghiệp hóa thông tin, người làm công việc PRcủa
các doanhnghiệp được biết đến như một nguồn cung cấp thông tin cho giới truyền thông, cho
báo chí. Với PR, báo chí chính là một trong những kênh truyền tải thông tin hữu hiệu nhất. Nói
cách khác, PRvàbáo chí là mối quan hệ không thể thiếu trong lĩnh vực quảng bá thương hiệu,
tạo dựng dư luận, thông tin đến khách hàng với hiệu quả cao mà chi phí lại thấp hơn nhiều so
với hoạtđộng quảng cáo truyền thống. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, quan hệ giữa báo chí vàPR
tại Việt Nam vẫn còn nhiều vấn đề cần phải làm sáng rõ.
Tại Việt Nam, trong quan hệ giữa người làm PRvà giới báochí, bên cạnh các mối quan
hệ hiểu biết, chân chính, nghiêm túc, tôn trọng đầy đủ đạo đức, nguyên tắc nghề nghiệpcủa
nhau, còn cócácquan hệ “méo mó”, tranh thủ, lợi dụng lẫn nhau vì lợi ích của mỗi bên. Không
ít tổ chức, doanhnghiệp đã sử dụng PR như một công cụ cạnh tranh không lành mạnh trên
thương trường. Với áp lực nặng nề này PR rất dễ biến cáccơquan truyền thông - vốn là chỗ
dựa tinh thần tin cậy của công chúng- trở thành “công cụ” để lừa dối khách hàng.
Vấn đề đáng lo ngại là ngay chính những người làm PR cũng như người làm báotại
Việt Nam không phải ai cũng có nhận thức đúng đắn về bản chất hoạtđộng PR, do đó dẫn đến
những quan niệm sai lệch về mối quan hệ giữa PRvàbáo chí.
Nghề PR gắn liền mật thiết với giới truyền thông vàcác nhà báo, do vậy nghiên cứu sâu
hơn, chi tiết hơn hoạtđộngPRcủacácdoanhnghiệpvàbáointại TP.HCM thiết nghĩ là mộtcơ
hội để hiểu thêm về hai nghề này tại Việt Nam hiện nay và tìm ra các lời giải đáp về mối quan
hệ được xem là “rất nhạy cảm”, “ tuy rất gần mà rất xa” này.
Với mộtsố kinh nghiệm thực tiễn và kiến thức tích lũy được qua quá trình làm việc trên
cả hai lĩnh vực báo chí và PR, tác giả xin chọn đề tài cho luận văn thạc sỹ Báo chí học của
mình là “Hoạt độngPRcủacácdoanhnghiệpvàbáointại TP.HCM” (quakhảosátmộtsố
doanh nghiệpvàcơquanbáochí,giaiđoạn 2008-2010). Với đề tài này, tác giả nỗ lực nghiên
cứu để hiểu rõ bản chất của ngành PRvàbáo chí thông qua cơsở lý luận khoa học, tìm hiểu
thực tế và phân tích tính tích cực và tiêu cực củahoạtđộngPR trong doanhnghiệpvàbáochí,
trong đó về phía báo chí chủ yếu khảosátmộtsốbáoinvà ý kiến của người làm báointại
TP.HCM, đồng thời đưa ra những giải pháp, những đề xuất với hy vọng góp phần để đưa mối
quan hệ giữa hoạtđộngPR trong doanhnghiệp với báochí, đặc biệt là báo in, về đúng bản
chất, vai trò, chức năng vốn cóvà cần cócủa mình.
Với bản thân tác giả, luận văn này sẽ là một tư liệu quý, là một cách thức để nghiền
ngẫm, đúc kết những kinh nghiệm, những kiến thức, những nguyên tắc đạo đức trong quá trình
hành nghề PR cũng như nghề báo, đồng thời xác định rõ mục tiêu hướng tới để có thể công tác
trong nghề PR tốt hơn.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Qua nhiều tài liệu nghiên cứu cho thấy, lịch sử PR trên thế giới đã có khoảng 100 năm
với cha đẻ là ông Edward L. Bernays (1891-1995)- người Áo. Trên thế giới, ngành quan hệ
công chúng đã được chú ý nghiên cứu từ rất lâu và là một trong những lĩnh vực nghiên cứu cơ
bản của lý luận truyền thông đại chúng hiện đại. Tuy nhiên nhìn chung tại Việt Nam nghề PR
3
vẫn còn rất mới mẽ dù đất nước ta đã bước vào nền kinh tế thị trường khá lâu. Cho đến nay,
ngành PR ở Việt Nam vẫn đang trong giaiđoạn hình thành và phát triển, nguồn nhân lực được
đào tạo chuyên nghiệp về PR còn thiếu, sự hiểu biết về PR chủ yếu được tích lũy qua hoạtđộng
thực tế nên thiếu tính toàn diện. Sự thiếu hụt hệ thống cơsở lý luận khoa học, khung pháp lý và
cơ sở đạo đức khiến cho ngành PR Việt Nam chưa xây dựng được một nền tảng vững chắc để
khẳng định vị trí của mình như một ngành chuyên nghiệp, chuyên môn thực sự.
Xét về phương diện nghiên cứu khoa học, khóa luận tốt nghiệp, luận văn thạc sĩ về PR
không nhiều, chủ yếu là củacác sinh viên, học viên Khoa Báo chí – Trường Đại học Khoa học
Xã hội và Nhân văn (ĐHKHXH&NV) Hà Nội và Học viện Báo chí – Tuyên truyền:
1. Trần Thị Ngọc Diệp, 2004, Hoạtđộng truyền thông quan hệ công chúng của Bộ Giáo
dục và đào tạo, Khóa luận cử nhân, Khoa Báochí, Trường ĐHKHXH&NV Hà Nội.
2. Bùi Quang Duẩn, 2002, Hoạtđộng truyền thông quan hệ công chúng của Quốc hội
nước ta hiện nay, Khóa luận cử nhân, Khoa Báochí, Trường ĐH KHXH&NV Hà Nội.
3. Đặng Thị Châu Giang, 2005, Hiện trạng vàgiải pháp về hoạtđộngquan hệ công
chúng trong các ngân hàng tại Việt Nam, Luận văn Thạc sĩ khoa Báochí, Trường
ĐHKHXH&NV Hà Nội.
4. Hà Nam Khánh Giao, 2004, Quan hệ công chúng- Để người khác gọi ta là PR, NXB
Thống kê.
5. Phạm Thanh Hà, Quan hệ công chúng ở Việt Nam hiện nay, Tham luận tại hội thảo
xây dựng môn PRtại Phân viện Báo chí & Tuyên truyền, Hà Nội 05/2005.
6. Phạm Thu Hà, 2005, Truyền thông Quan hệ công chúng trong cácdoanhnghiệpbảo
hiểm, Khóa luận cử nhân, Khoa Báochí, Trường ĐHKHXH&NV Hà Nội.
7. Nguyễn Thị Thanh Huyền, 2000, Quan hệ công chúng vàbáo chí ở Việt Nam - Một
số vấn đề lý luận và thực tiễn, Luận văn thạc sĩ, Khoa báo chí - Trường ĐH KHXH&NV Hà
Nội.
8. Phùng Thùy Linh, 2004, Hoạtđộng truyền thông quan hệ công chúng của UBND
Thành phố Hà Nội, Khóa luận cử nhân, Khoa Báochí, Trường ĐHKHXH&NV Hà Nội.
9. Lê Thu Lượng, 2005, Truyền thông trong tình huống sự cố, Khóa luận cử nhân, Khoa
Báo chí, Trường ĐHKHXH&NV Hà Nội.
10. Lưu Phương Mai, 2005, Xây dựng và phát triển thương hiệu báo chí qua việc tổ
chức các sự kiện, Khóa luận cử nhân, Khoa Báochí, Trường ĐHKHXH&NV Hà Nội.
11. Hà Nguyệt My, 2004, Hoạtđộng truyền thông quan hệ công chúng của UBND tỉnh
Lạng Sơn, Khóa luận cử nhân, Khoa Báochí, Trường ĐHKHXH&NV Hà Nội.
12. Nguyễn Thị Nhuận, 2008, Mối quan hệ giữa PRvàbáo chí (quakhảosátmộtsố
doanh nghiệpvàcơquanbáochí,giaiđoạn 2006 - 2008), Luận văn Thạc sĩ, Trường
ĐHKHXH&NV Hà Nội.
13. Nguyễn Thị Thanh Nga, 2002, Truyền thông quan hệ công chúng vàbảo vệ chăm
sóc trẻ em Việt Nam, Khóa luận cử nhân, Khoa báo chí - Trường ĐH KHXH&NV Hà
Nội
Ngày càng có nhiều cá nhân và tổ chức quan tâm đến PR. PR là đối tượng nghiên cứu
hấp dẫn của ngành báo chí học bởi tính mới mẻ và hiện đại. Tuy nhiên, cáctài liệu, công trình
4
nghiên cứu về PR hiện nay còn ít. Lượng sách báo, tài liệu về PRcủa thế giới được dịch sang
tiếng Việt không nhiều. Ở Việt Nam, chỉ có vài cuốn sách do các tác giả trong nước thực hiện
và mộtsố ít các luận án, luận văn, khóa luận tốt nghiệp về PR.
Tiếp cận cáctài liệu này, người đọc mới chỉ tìm thấy những kiến thức cơ bản, chung
nhất về PR mà phần lớn lại là sự phản ánh hoạtđộngPRcủa thế giới, hoặc các bài học kinh
nghiệm rút ra từ các bài học PR ở các nước Cũng cómột vài cuốn sách- rất ít- viết về ngành
PR tại Việt Nam, nhưng vẫn còn mang nặng tính lý luận, lý thuyết, chưa đi sâu vào việc phân
tích hoạtđộngPRcủacácdoanhnghiệpvàbáochí, trong đó cóbáo in, tại Việt Nam và
TP.HCM.
Những công trình nghiên cứu về PR, đặc biệt là về mối quan hê giữa PRvàbáochí, vẫn
còn ít ỏi, chủ yếu tập trung vào các vấn đề lý thuyết cơ bản hoặc tập trung nghiên cứu hoạt
động PRtạicác đơn vị hoặc trong một lĩnh vực ngành nghề chuyên biệt. Tuy nhiên, có thể nói
chưa có luận văn nào tập trung nghiên cứu mối quan hệ giữa hai lĩnh vực nói trên tại địa bàn
TP.HCM, giaiđoạn 2008-2010. Mặt khác, luận văn của tôi không chỉ đề cập đến mối quan hệ
giữa báo chí nói chung với hoạtđộngPR mà đi vào tìm hiểu, phân tích chi tiết hơn quan hệ
giữa cácbáoin với hoạtđộngPR trong cácdoanhnghiệp thông qua các ý kiến khảosátcủa
người làm báo in.
Trong luận văn của mình, bên cạnh khối doanhnghiệp nói chung, tôi cũng đặc biệt lưu
ý khai thác các điểm đặc thù trong hoạtđộngPRvàquan hệ với báo chí trong cácdoanhnghiệp
có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (foreign direct investment- FDI). Hy vọng đây cũng là một
điểm mới, điểm khác biệt giữa luận văn của tôi với các luận văn khác.
3. Mục đích và nhiệm vụ của đề tài
3.1 Mục đích nghiên cứu
- Hệ thống hóa và bổ sung mộtsố khái niệm, lý luận cơ bản củaPRvà tình hình hoạt
động PR thực tế hiện nay
- Khảosát thực trạng mối quan hệ qua lại giữa hoạtđộngPR trong cácdoanhnghiệptại
TP.HCM vàbáo chí nói chung, báoin nói riêng để chỉ ra mối quan hệ biện chứng của chúng.
- Tìm kiếm giải pháp nhằm tối ưu hóa mối quan hệ đó từ 2 phía: cả hoạtđộngPRvà
hoạt độngbáochí, từ đó nhằm nâng cao hiệu quả cho xã hội trong lĩnh vực truyền thông.
- Thông qua luận văn, thiết nghĩ những người đang hành nghề báovà nghề PR sẽ hiểu
nghề nghiệpcủa nhau hơn và luôn ý thức giữ gìn những nguyên tắc đạo đức của nghề mà mình
đang theo đuổi, sao cho nhà báo vẫn hành nghề nghiêm túc vàdoanhnghiệp vẫn luôn giữ sự
tôn trọng nguyên vẹn dành cho báo chí nói chung và người làm báo nói riêng.
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tìm hiểu và tổng hợp các nguồn tư liệu cần thiết liên quan đến hoạtđộngPRvà mối
quan hệ giữa PR - báo chí để phục vụ công tác nghiên cứu.
- Khảosát thực trạng mối quan hệ PR - báo chí trong phạm vi mộtsốdoanhnghiệpvà
cơ quanbáochí, đặc biệt là các tòa soạn báo in. Qua đó khảosát nhận thức của người làm PR
trong doanhnghiệpvà người làm báo về việc thiết lập và duy trì mối quan hệ giữa hai bên.
- Đánh giá tác động thực tế của mối quan hệ đó trên 2 mặt tích cực và tiêu cực, ưu điểm
và nhược điểm.
5
- Tìm kiếm, đề xuất giải pháp để xây dựng mối quan hệ chân chính giữa PR trong doanh
nghiệp - báo chí.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
- Mối quan hệ giữa PR - báo chí thông qua hoạtđộngPRtạicácdoanh nghiệp.
- Mối quan hệ giữa PR - báo chí thông qua hoạtđộngPRtại công ty dịch vụ PR chuyên
nghiệp.
- Công việc thực tế củacác chuyên viên PRvà phóng viên báo chí
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Trong quá trình thực hiện luận văn, chúng tôi khảosáthoạtđộngPRtại nhiều doanh
nghiệp cóhoạtđộngtại TP.HCM, trong đó tập trung chủ yếu tại 3 đơn vị sau:
- Công ty TNHH Liên doanh Phú Mỹ Hưng
- Công ty Liên doanh Sony Việt Nam
- Ngân hàng Sacombank
Phạm vi khảo sát: HoạtđộngPRcủacácdoanhnghiệptại TP.HCM
Tương tự, về phía cáccơquanbáochí, chúng tôi khảosát ý kiến người làm báo, các tin,
bài thể hiện hoạtđộngPR trên nhiều báo khác nhau, trong đó tập trung tạimộtsốcơquanbáo
in như:
- Thời báo Kinh tế Sài Gòn (tuần báo)
- Thanh Niên (nhật báo)
- Đầu tư (tuần báo)
- Sài Gòn Tiếp thị (phát hành định kỳ thứ 2, 4, 6 hàng tuần)
- Doanh nhân Sài Gòn (tuần báo)
- Công thương (tuần báo)
Về phạm vi thời gian, chúng tôi tìm hiểu, khảosáthoạtđộngPRtạicácdoanhnghiệp
và cơquanbáoin trên trong 3 năm: 2008, 2009, 2010.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
- Định tính và định lượng trên cơsởcác tư liệu, sách báo tham khảo về PRvàbáochí,
các tài liệu, số liệu củacác đơn vị được khảo sát.
- Phương pháp phân tích, so sánh tài liệu để từ đó tổng hợp và khái quát vấn đề nghiên
cứu
- Phương pháp điều tra xã hội học, ý kiến chuyên gia.
- Phương pháp khảo sát, quansát thực tế hoạtđộngPRtạicácdoanhnghiệpvàhoạt
động củamộtsố nhà báocủacáccơquanbáo in; đồng thời tìm hiểu, phân tích mối quan hệ
giữa người làm PR với các nhà báo, phóng viên trong thực tế.
- Ngoài ra, để luận văn thuyết phục vàcó tính thực tế cao, chúng tôi cũng tiến hành
phỏng vấn sâu đối với những người hoạtđộngPR trong cácdoanh nghiệp, đại diện mộtsố công
ty chuyên về PR, các nhà báovàcác chuyên gia về PRvàbáo chí.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài
6
6.1. Ý nghĩa lý luận
Về mặt lý thuyết, tại Việt Nam PR chưa được công nhận là lĩnh vực độc lập trong
truyền thông đại chúng. Qua khảosáthoạtđộngPRvà mối quan hệ giữa PR trong cácdoanh
nghiệp vàbáo chí hiện nay cũng như thông qua tư liệu thực tế về hoạtđộng PR, luận văn sẽ
khẳng định vị trí củaPR trong lý thuyết truyền thông và làm sáng tỏ thêm mộtsố vấn đề lý luận
về PR để phục vụ cho hoạtđộngPR ở Việt Nam.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn
Qua nghiên cứu thực tiễn, hy vọng luận văn sẽ mang đến một cái nhìn mới mẻ, mang
tính thuyết phục cao, khách quan, và thiện cảm hơn về mối quan hệ giữa người làm báo với
người làm nghề PR trong cácdoanhnghiệptại Việt Nam. Qua đó, tạo thêm cởsở cho nghề báo
và nghề PR nước ta cùng phát triển theo chiều hướng tích cực, tất cả vì quyền lợi của công
chúng, của cộng đồng, của xã hội. Các nhà báo, người làm PRvàdoanh nghiệp, cáccơsở đào
tạo, công ty truyền thông, cũng như những ai quan tâm đến vấn đề này có thể sử dụng luận văn
để tham khảo, vận dụng.
7. Kết cấu luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảovà Phụ lục, luận văn có 3
chương:
Chương 1: Mộtsố vấn đề về lý thuyết PRvàhoạtđộngPRtại Việt Nam
Trong chương này, tác giả trình bày những vấn đề lý thuyết cơ bản củaPR để tìm hiểu và làm
rõ khái niệm, bản chất củahoạtđộng PR; làm sáng tỏ về mặt lý luận hoạtđộngPR trong các
doanh nghiệpvàbáo chí có phải là mối quan hệ hai chiều hay không cũng như tìm hiểu thực tế
hoạt độngPRtạicácdoanhnghiệp Việt Nam hiện nay.
Chương 2: Thực trạng quan hệ hoạtđộngPRcủacácdoanhnghiệpvàbáointại
TP.HCM
Chương này đi vào khảosát cụ thể nhằm làm rõ thực trạng hoạtđộngPRvà mối quan
hệ giữa PRvàbáo chí nói chung, báoin nói riêng, trên hai mặt tích cực và tiêu cực. Từ đó cho
thấy nhận thức của người làm PR cũng như người làm báo hiện nay về mối quan hệ này.
Chương 3: Kinh nghiệm, vấn đề đặt ra vàgiải pháp nâng cao hiệu quả hoạtđộngPRcủa
doanh nghiệpvàbáoin ở TP.HCM thời gian tới
Nhiệm vụ chương này tập trung tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến mộtsốquan niệm chưa
đúng về mối quan hệ giữa hoạtđộngPR trong cácdoanhnghiệpvàbáo chí hiện nay, trong đó
đặc biệt phân tích mảng báo in. Từ những nguyên nhân đó đề xuất mộtsốgiải pháp nhằm đưa
mối quan hệ PRvàbáochí, trong đó nhấn mạnh báo in, trở về đúng chức năng, nhiệm vụ của
nó cũng như nâng cao hiệu quả mối quan hệ này để phục vụ cho lợi ích truyền thông của cả
doanh nghiệp lẫn cáccơquanbáochí, mà trên hết là lợi ích thông tin chính đáng dành cho
công chúng.
Chương này làm rõ 3 ý:
- Những bài học kinh nghiệm được rút ra cho tổ chức và cá nhân (kể cả tác giả)
- Những vấn đề đặt ra hiện nay (cơ hội, thách thức củaPRvàbáochí, công chúng,
doanh nghiệp )
7
- Đề xuất mộtsốgiải pháp
CHƢƠNG 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ LÝ THUYẾT PR
VÀ HOẠTĐỘNGPR Ở VIỆT NAM
1.1. Khái niệm PR
1.2. Bản chất củahoạtđộngPR trong doanhnghiệp
1.3. Vai trò củaPR trong doanhnghiệp
1.4. Vai trò củabáoin với PR
1.5. HoạtđộngPRtại Việt Nam
1.6. Đánh giá hoạtđộngPR trong cácdoanhnghiệptại Việt Nam
Qua các quá trình truyền thông, tương tác, hoạtđộngquan hệ công chúng (PR) ở Việt
Nam đã và đang nỗ lực làm tốt vai trò xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với các nhóm công chúng
bên trong và bên ngoài để hướng tới xây dựng, bảo vệ một thương hiệu bền vững cho các
doanh nghiệp, tổ chức. Với những hiệu quả rộng lớn đó, PR đã được cácdoanhnghiệp Việt
Nam chú trọng, áp dụng vào hoạtđộngcủa đơn vị mình.
Tuy nhiên nhìn về tổng thể, cácdoanhnghiệp Việt Nam vẫn chưa cómột cái nhìn đầy đủ
và toàn diện về PR, vì vậy chưa tận dụng và khai thác tối đa cáchoạtđộng trong lĩnh vực PR
cũng như những hiệu quả tích cực mà nó mang lại. Có thể nói cácdoanhnghiệp Việt Nam vẫn
đang trên con đường hướng tới hoạtđộngPR chuyên nghiệp.
Do có mối quan hệ mật thiết với các phương tiện truyền thông đại chúng và công việc của
các PR phần lớn liên quan đến báo chí nên PR ở Việt Nam thường bị đánh đồng với việc chỉ
quan hệ với báo chí. Cộng với việc hiểu chưa đúng về bản chất củaPR là “sự thật” (hoặc hiểu
nhưng cố tình không tuân thủ các nguyên tắc của PR) dẫn đến hoạtđộngPRvà mối quan hệ
giữa PR - báo chí đang trong tình trạng “tranh tối, tranh sáng” với nhiều góc khuất. Chương 2
của luận văn sẽ đi sâu khảosátvà phân tích mối quan hệ giữa PR - báo chí hiện nay tại
TPHCM.
8
CHƢƠNG 2
THỰC TRẠNG QUAN HỆ GIỮA HOẠTĐỘNGPRCỦACÁCDOANHNGHIỆP
VÀ BÁOINTẠI TP.HCM
(QUA KHẢOSÁTMỘTSỐDOANHNGHIỆPVÀCƠQUANBÁO IN)
2.1. Có hay không mối quan hệ hai chiều giữa hoạtđộngPRcủacácdoanhnghiệpvàbáo chí
tại Việt Nam?
2.2. Tầm quan trọng củaPR trong doanhnghiệp với báoinvà ngược lại
2.3. Thực trạng mối quan hệ PRcủacácdoanhnghiệpvàbáoin qua khảosátmộtsốdoanh
nghiệp vàcơquanbáointại TPHCM
Thực tế khảosáthoạtđộngPR trong cácdoanhnghiệpvàbáo chí tại TPHCM, trong đó
có báo in, cho thấy đây là mối quan hệ 2 chiều, có tác dụng tương tác và hỗ trợ đắc lực cho
nhau. Tuy nhiên, do những nhận thức sai lệch về bản chất củaPRvà công việc của PR, báo chí
mà mối quan hệ này đã bị lợi dụng, biến tướng, phục vụ cho những mục đích riêng của cá nhân
PR, nhà báo hoặc phục vụ cho lợi ích củadoanh nghiệp. Ngoài mối quan hệ PR - báo chí chân
chính, cùng hợp tác, hỗ trợ thì đã xuất hiện những quan hệ biến tướng phức tạp làm ảnh hưởng
không nhỏ đến niềm tin của công chúng cũng như ảnh hưởng đến đạo đức nghề nghiệpcủa cả 2
giới PRvàbáo chí.
Trên cơsở nền tảng về lý thuyết được đề cập ở Chương I và thực tiễn sinh động trong
mối quan hệ giữa báoinvàhoạtđộngPRcủadoanhnghiệp được phân tích ở Chương II, tác
giả bước vào Chương III đề cập đến kinh nghiệm, những vấn đề đặt ra vàgiải pháp nhằm nâng
cao hiệu quả hoạt độngPRcủa doanh nghiệpvàbáoin ở TPHCM.
CHƢƠNG 3
KINH NGHIỆM, VẤN ĐỀ ĐẶT RA VÀ
GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ
HOẠT ĐỘNGPR
CỦA DOANH NGHIỆPVÀBÁOIN
Ở TP.HCM THỜI GIAN TỚI
3.1. Bài học kinh nghiệm được rút ra từ thực trạng hoạtđộngPRcủadoanhnghiệpvàbáointại
TPHCM
3.2. Những vấn đề đặt ra hiện nay
3.3. Mộtsốgiải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạtđộngPRcủadoanhnghiệpvàbáoin ở
TPHCM thời gian tới
Trong bối cảnh hoạtđộngPR ở Việt Nam chưa thực sự chuyên nghiệp, dẫn đến những
mảng màu tối sáng trong mối quan hệ giữa PR - báo chí thì việc thực hiện được những giải
9
pháp trên là điều không hề dễ dàng. Xây dựng mối quan hệ hợp tác trên cơsở hiểu biết và tôn
trọng lẫn nhau giữa PR - báochí, xây dựng hành lang pháp lý cho hoạtđộngPR (Luật PR), xây
dựng chuẩn đạo đức nghề nghiệpcủa PR, xây dựng quy tắc đạo đức nghề nghiệp riêng của mỗi
cơ quanbáo chí… là những đề xuất ban đầu nhằm đưa hoạtđộngPRvà mối quan hệ PR - báo
chí trở về đúng nghĩa. Để làm được điều đó, không chỉ cần sự nỗ lực của hai giới PRvàbáo chí
mà còn cần sự quan tâm, tham gia củacáccơquan luật pháp, cáccơquan công quyền… và hơn
hết là sự giám sát, phản biện của công chúng, của toàn thể xã hội.
KẾT LUẬN
PR nói ví von giống như trang điểm cô dâu, tạo hình ảnh đẹp nhất cho khách hàng của
nó trong điều kiện cho phép. Ở mộtsố nước đang phát triển, báo chí vàPR được xem như hai
thế lực đối đầu nhau. Tuy nhiên, qua phân tích xuyên suốt trong luận văn cho thấy, ở Việt Nam,
mối quan hệ này khá gần gũi và ở chừng mực nào đó có thể nói là thân thiết. Tuy nhiên, mối
quan hệ giữa người làm báovà người làm PR được người trong ngành nói riêng và xã hội nói
chung thường được đánh giá là mối quan hệ “nhạy cảm”, “rất gần và cũng rất xa”.
PR là nghề lấy lòng công chúng cho những mục đích riêng củamột công ty, tổ chức và
muốn lấy lòng công chúng, mà muốn lấy lòng công chúng trước hết phải lấy lòng báo chí. “Có
quan hệ tốt” với báo chí là yếu tố được người làm PR trong cácdoanhnghiệp mong đợi hàng
đầu. Nhưng báo chí cómột sứ mạng khác: phục vụ lợi ích quốc gia/dân tộc của công chúng.
Rõ ràng, không phải mục đích nào củaPR cũng xấu. Người tiêu dùng chắc chắn cần
được cập nhật thông tin về những mặt hàng mới, dịch vụ mới, thông tin mới về doanhnghiệp -
qua tin bài trên báo chí. Cũng vậy, một công ty trích lợi nhuận để xây dựng một trường học hay
một cây cầu nhỏ cho cộng đồng địa phương, cho dù là để tạo một hình ảnh đẹp về mình, vẫn là
điều đáng để báo chí góp phần nhân rộng.
Nhưng trong bất cứ tình huống nào, nhà báo cũng không thể dễ dãi với PR. Công chúng
cần những tin bài phản ánh đúng bản chất sự kiện hay sản phẩm, chứ không phải đơn thuần là
sao chép, cắt xén thông tin từ các thông cáo báo chí - họ cần nhà báo để xác minh những thông
tin này. Theo các chuyên gia, tạo mối quan hệ tốt với PR là một điều cần thiết nhưng luôn cần
một sự cảnh giác cao độ. Chỉ như thế, giới PR mới thật tâm tôn trọng báo chí và làm việc một
cách cẩn trọng, có trách nhiệm hơn.
Như phần mở đầu luận văn tác giả đã đề cập, chúng ta còn thiếu các công trình nghiên
cứu, khảosát thực tế, cập nhật hoạtđộng PR, nhận thức của người làm PR trong cácdoanh
nghiệp Việt Nam cũng như những vấn đề mới nảy sinh trong hoạtđộng thực tiễn để từ đó rút ra
những kết luận.
Qua việc tập trung khảosáthoạtđộngPRvà mối quan hệ giữa PR trong cácdoanh
nghiệp vàbáo chí tại TPHCM hiện nay cũng như thông qua tư liệu thực tế về hoạtđộng PR, tác
giả hy vọng luận văn này sẽ góp phần khẳng định vị trí củaPR trong lý thuyết truyền thông và
hy vọng sẽ làm sáng tỏ thêm một vài vấn đề lý luận về PR để phục vụ cho hoạtđộngPR ở Việt
Nam. Tác giả cũng hy vọng luận văn sẽ mang đến một cái nhìn đúng đắn, khách quanvà thiện
cảm hơn về mối quan hệ giữa người làm báo với người làm nghề PR trong cácdoanhnghiệptại
TP.HCM nói riêng và Việt Nam nói chung. Qua đó, tạo thêm cơsở cho nghề báovà nghề PR
nước ta cùng phát triển theo chiều hướng tích cực, tất cả vì quyền lợi của công chúng.
10
Dù rất nỗ lực, nhưng luận văn chắc chắn sẽ không thể tránh khỏi những thiếu sót, sai sót
và một tỉ lệ nhất định những nhận định phiến diện, chủ quan. Tác giả luận văn rất lấy làm biết
ơn và cảm kích khi nhận bất kỳ lời góp ý, phê bình cho luận văn này được hoàn thiện hơn.
References.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tài liệu tiếng Việt
1.
Moi Ali, 2006, PR hiệu quả, Nxb. Tổng hợp TPHCM.
2.
Moi Ali, 2006, Quản lý Khủng hoảng, Nxb. Tổng hợp TPHCM.
3.
Trần Anh (biên dịch và giới thiệu),2008, 62 chiến dịch PR xuất sắc, Nxb. Lao
động.
4.
Trần Ngọc Châu và nhóm tác giả, 2009, Nhà báo viết về nghề báo, Nxb. Trẻ,
TP.HCM.
5.
Hoàng Đình Cúc, Đức Dũng, 2007, Những vấn đề củabáo chí hiện đại, Nxb.
Lý luận chính trị.
6.
Gerry Mc Cusker, 2007, Nguyên nhân và bài học từ những thất bại PR nổi
tiếng thế giới, Nxb.Trẻ, TPHCM.
7.
Trần Thị Ngọc Diệp, 2004, Hoạtđộng truyền thông quan hệ công chúng của
Bộ Giáo dục và đào tạo, Khóa luận cử nhân, Khoa Báochí, Trường
ĐHKHXH&NV Hà Nội.
8.
Bùi Quang Duẩn, 2002, Hoạtđộng truyền thông quan hệ công chúng của
Quốc hội nước ta hiện nay, Khóa luận cử nhân, Khoa Báochí, Trường ĐH
KHXH&NV Hà Nội.
9.
Đặng Thị Châu Giang, 2005, Hiện trạng vàgiải pháp về hoạtđộngquan hệ
công chúng trong các ngân hàng tại Việt Nam, Luận văn Thạc sĩ khoa Báo
chí, Trường ĐHKHXH&NV Hà Nội.
10.
Hà Nam Khánh Giao, 2004, Quan hệ công chúng- Để người khác gọi ta là
PR, Nxb. Thống kê.
11.
Anne Gregory, 2010, Sáng tạo chiến dịch PR hiệu quả, Nxb. Trẻ, TP.HCM.
12.
Phạm Thanh Hà, Quan hệ công chúng ở Việt Nam hiện nay, Tham luận tại hội
thảo xây dựng môn PRtại Phân viện Báo chí & Tuyên truyền, Hà Nội
05/2005.
13.
Phạm Thu Hà, 2005, Truyền thông Quan hệ công chúng trong cácdoanh
nghiệp bảo hiểm, Khóa luận cử nhân, Khoa Báochí, Trường ĐHKHXH&NV
Hà Nội.
14.
Vũ Quang Hào, Mối quan hệ giữa truyền thông vàtài sản thứ cấp củadoanh
nghiệp, Tham luận tại Hội thảo xây dựng môn PRtại Phân viện Báo chí &
Tuyên truyền, Hà Nội 05/2005.
15.
Đỗ Thị Thu Hằng, 2010, PR- công cụ phát triển báochí, Nxb Trẻ, TP.HCM.
16.
Đinh Thị Thúy Hằng (chủ biên), 2008, PR lý luận và ứng dụng, Nxb. Lao
[...]... 46 Các bài báo, bài giảng của tác giả Danh Đức 47 Các bài báo, bài giảng của tác giả Huỳnh Sơn Phước 48 Các bài báo, bài giảng của tác giả Nguyễn Ngọc Trân 49 Báo Người Lao động, từ năm 2008 đến tháng 10/2010 50 Báo Thanh Niên, từ năm 2008 đến tháng 10/2010 51 Báo Thời báo Kinh tế Sài Gòn, từ năm 2008 đến tháng 10/2010 52 Báo Điện tử VietnamNet www.vietnamnet.vn 53 Báo Điện tử VNExpress www.vnexpress.net... Luận văn thạc sĩ, Khoa báo chí - Trường ĐH KHXH&NV Hà Nội Frank Jefkins, 2004, Phá vỡ bí ẩn PR, Nxb Trẻ, TPHCM Jane Johnston, Clara Zawawi, 2004, PR - lý thuyết và thực hành, Nxb Allen&Unwin G.V Lazutina, 2003, Cơsở hoạt động sáng tạo của nhà báo, Nxb.Thông tấn Phùng Thùy Linh, 2004, Hoạt động truyền thông quan hệ công chúng của UBND Thành phố Hà Nội, Khóa luận cử nhân, Khoa Báochí, Trường ĐHKHXH&NV... 32 33 34 35 động - Xã hội Đinh Thị Thúy Hằng (chủ biên), 2010, Ngành PRtại Việt Nam, Nxb Lao động - Xã hội Đinh Thị Thúy Hằng (chủ biên), 2007, PR kiến thức cơ bản và đạo đức nghề nghiệp, Nxb Lao động - Xã hội Philip Henslowe, 2007, Những bí quyết căn bản để thành công trong PR, Nxb Trẻ, TP. HCM Nguyễn Thị Thanh Huyền, 2000, Quan hệ công chúng vàbáo chí ở Việt Nam - Mộtsố vấn đề lý luận và thực tiễn,... KHXH&NV Hà Nội Nguyễn Thị Nhuận, 2008, Mối quan hệ giữa PRvàbáochí, Luận văn Thạc sĩ, Khoa Báo chí- Truyền thông, Trường ĐH KHXH&NV Hà Nội Nhiều tác giả, 2001, 2006 ,Báo chí những vấn đề lí luận và thực tiễn, tập 4, tập 5, Nxb.ĐHQG Al Ries & Laura Ries, 2005, Quảng cáo thoái vị & PR lên ngôi, Nxb Trẻ, 11 TP. HCM 36 Dương Xuân Sơn, Đinh Văn Hường, Trần Quang, 2004, Cơsở lý luận báo chí - truyền thông, Nxb... chúng - những kiến thức cơ bản, Nxb Thông tấn Hà Nguyệt My, 2004, Hoạt động truyền thông quan hệ công chúng của UBND tỉnh Lạng Sơn, Khóa luận cử nhân, Khoa Báochí, Trường ĐHKHXH&NV Hà Nội Michael Newman, 2006, 22 quy luật cơ bản của Quảng cáo, Nxb.Tổng hợp TPHCM Nguyễn Thị Thanh Nga, 2002, Truyền thông quan hệ công chúng vàbảo vệ chăm sóc trẻ em Việt Nam, Khóa luận cử nhân, Khoa báo chí- Trường ĐH KHXH&NV... Relations, Prentice Hall, New Jersey 42 J.M Kaul, 1992, Public Relations in India, third edition, Delhi 43 Walter K.Lindenmann, 1997, Guidelines for measuring the effectiveness PR programs and activities, University of Florida 44 Denis L.Wilcox, Phillip H.Ault, Warren K.Agee, Glen T.Cameron, 2000, Public Relations: Strategies and Tactics, Longman Báo, tạp chí và websites 45 Các bài báo, bài giảng của tác... Jacques Locquin, 2003, Truyền thông đại chúng từ thông tin đến quảng cáo, Nxb Thông tin Luật báo chí vàcác văn bản hướng dẫn thi hành, 2004, Nxb.Chính trị Quốc gia Lê Thu Lượng, 2005,Truyền thông trong tình huống sự cố, Khóa luận cử nhân, Khoa Báochí, Trường ĐHKHXH&NV Hà Nội Lưu Phương Mai, 2005, Xây dựng và phát triển thương hiệu báo chí qua việc tổ chức các sự kiện, Khóa luận cử nhân, Khoa Báochí, Trường... 37 Dương Xuân Sơn, 2000, Báo chí phương Tây, Nxb ĐH Quốc gia TP. HCM 38 Mark Tungate, 2006, Bí quyết thành công những thương hiệu truyền thông hàng đầu thế giới, Nxb Trẻ, TP. HCM 39 Tạ Ngọc Tấn & Đinh Thị Thúy Hằng, 2009, Cẩm nang đạo đức báochí, Ban Quản lý Dự án “Đào tạo nâng cao báo chí Việt Nam”- Hội Nhà báo Việt Nam 40 Lý Quí Trung, 2007, Xây dựng thương hiệu, Nxb.Trẻ, TPHCM Tài liệu tiếng Anh 41... 10/2010 52 Báo Điện tử VietnamNet www.vietnamnet.vn 53 Báo Điện tử VNExpress www.vnexpress.net 54 www.nghebao.vn 55 www.nguoilambao.wordpress.com 56 www.massogroup.com 57 www .pr- quangcao.edu.vn 58 www.prclub.com.vn 59 www.prvietnam.com.vn 60 www.vietnambranding.com 61 http://www.vietnamjournalism.com 12