1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tổn thất phúc lợi xã hội do vấn đề thông tin không đối xứng tại thị trường rau sạch ở hai tp lớn tp. hcm và tp. hà nội

15 1,9K 9

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 15
Dung lượng 1,3 MB

Nội dung

 Do nhu cầu lợi nhuận cao:người sản xuất luôn muốn lợi nhuận mà mình kiếm được là cao nhất nên sẵn sàng bán ra thị trường những loại rau phun thuốc trừ sâu chưa đến ngày thu hoạch, sử d

Trang 1

BÀI TẬP THẢO LUẬN NHÓM MÔN KINH TẾ CÔNG CỘNG

ĐỀ TÀI:

Tổn thất Phúc lợi xã hội do vấn đề thông tin không đối xứng tại thị trường rau sạch ở hai Tp lớn: Tp HCM và Tp Hà Nội

A GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI

1 Mục tiêu nghiên cứu:

Nghiên cứu và phân tích thị trường rau sạch để làm rõ thất bại thị trường gây tổn thất phúc lợi xã hội do thông tin không đối xứng giữa người sản xuất và người tiêu dùng thực phẩm

2 Đối tượng nghiên cứu

 Thị trường sản xuất và tiêu thụ rau sạch tại 2 thành phố lớn của cả nước

 Các đề xuất và giải pháp cho vấn đề này

3 Phạm vi nghiên cứu

Hai thành phố lớn có lượng sản xuất và tiêu thụ rau sạch lớn trong cả nước là

Tp Hà Nội và Tp Hồ Chí Minh

B NỘI DUNG ĐỀ TÀI

I Nguyên nhân

1 Từ người sản xuất

 Do sử dụng thuốc trừ sâu, thuốc kích thích: nhu cầu về rau sạch tại Hà Nội ngày càng lớn, tuy nhiên thị trường cho mặt hàng này vẫn còn quá hẹp Theo báo vietnamnet, lượng rau sạch hiện mới cung cấp được 14% nhu cầu người tiêu dùng Để đáp ứng lại nhu cầu cấp thiết của thi trường,nhà sản xuất “phải” sử dụng thuốc kích thích tăng trưởng giúp cây lớn nhanh, gây ra hậu quả khó lường cho người sử dụng

 Do nhu cầu lợi nhuận cao:người sản xuất luôn muốn lợi nhuận mà mình kiếm được là cao nhất nên sẵn sàng bán ra thị trường những loại rau phun thuốc trừ sâu chưa đến ngày thu hoạch, sử dụng thuốc làm xanh lá đánh lừa người tiêu

dùng để bán được giá cao hơn…Một dẫn chứng thực tế: Ông Nguyễn Quang

Minh, Cục trưởng Cục BVTV tỏ ra lo lắng khi cho biết kết quả phân tích dư lượng thuốc BVTV, kim loại nặng và Nitrat trên một số loại rau ở 3 tỉnh Hà Nội, Hà Tây, Vĩnh Phúc năm 2005: 4/18 mẫu rau thường (rau cải, rau muống) ở Hà Nội, 8/18 mẫu rau thường ở Hà Tây và 11/18 mẫu rau thường ở Vĩnh Phúc có tồn dư thuốc BVTV Ngay cả rau an toàn ở các vùng này cũng không tránh được tình trạng những, điều này nếu không nói ra thì ai sẽ biết?

 Đạo đức kinh doanh bị giảm: nhằm đáp ứng nhu cầu của thị trường và nhu cầu lợi nhuận của bản than mà nhà sản xuất đang bị mất dần đi “lương tâm”,

họ sẵn sàn bán ra thị trường những loại rau mà họ biết rõ hậu quả cao là sẽ gây hại

Trang 2

cho người sử dụng Vấn đề lương tâm, đạo đức con người cũng là một nguyên nhân quan trọng

2 Từ người sử dụng

 Không muốn bỏ ra chi phí thẩm định chất lượng: tâm lý ngại cầu kì, tốn kém người tiêu dùng đành chấp nhân mua loại rau mà họ không hiểu rõ về chất lượng, mà không chịu bỏ ra khoản chi phí cho để kiểm định chất lượng

 Tâm lý thích mua rau với giá rẻ: người dân luôn mang tâm lý thích mua rau ở những nơi giá rẻ,mà rau ở những cửa hàng rau sạch có giấy cấp phép thường

có giá cao hơn so với giá rau bán không rõ nguồn gốc, do giá rau ở những cửa hàng rau sạch đã được cộng thêm chi phí kiểm định rau sạch.Thích mua rau với giá rẻ đồng nghĩa với việc rủi ro của việc mua phải rau không sạch sẽ cao hơn

 Mức độ thường xuyên mua sắm: rau là mặt hàng mà chúng ta phải sử dụng hàng ngày, tuy nhiên do nhiều lý do mà việc mua rau không được thường xuyên: do chuyển nhà, do không có thời gian nên phải mua nhiều rau để vào tủ lạnh sử dụng dần…vì vậy mức độ thường xuyên mua hay không cũng góp phần quan trọng vào việc đánh giá chất lượng của rau

 Chính người sử dụng là người cầm chìa khóa hòm đi chợ mua thực phẩm

về để nuôi dưỡng sức khỏe của bản thân và gia đình họ Tuy nhiên phần lớn họ thực sự chưa có ý thức lâu dài về việc rằng ăn uống thực phẩm sạch, đảm bảo vệ sinh ngày hôm nay chính là gìn giữ sức khỏe cho họ và gia đình họ trong ngày mai Vì vậy, phần lớn người dân thường chưa có nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của rau sạch đối với sức khỏe

3 Từ Chính phủ

 Do chính sách đưa ra nhưng lại không được thực hiên triệt để Ví dụ

“chính phủ đưa ra mô hình trồng rau sạch tuy nhiên lại không hướng dẫn người dân cụ thể Cho đến nay, người dân vẫn phải mò từng bước để áp dụng công nghệ trồng rau sạch cho “riêng mình”

 Do sự tắc trách của cán bộ kiểm định: hiện tượng quan liêu để rồi kiểm

định cho có vẫn còn là vấn đề nhức nhối đối với toàn xã hội Đáng lo hơn cả, mặc

dù rau sạch, rau không đảm bảo vệ sinh được trồng theo những quy trình rất khác nhau song khi tiêu thụ vẫn có sự “lập lờ đánh lận con đen” Trừ một số thương hiệu rau của Hà Nội như Năm sao, Bảo Hà chủ yếu tiêu thụ ở bếp ăn tập thể và siêu thị, đa số rau an toàn vẫn được bán như rau thường, không hề có nhãn mác, khó kiểm tra được chất lượng cho dù các tỉnh đã đăng ký mã vạch, đã quy hoạch vùng rau an toàn Chính sự lập lờ đó đã khiến người nông dân và người tiêu dùng chẳng mấy mặn mà với rau an toàn

 Do quy trình thực hiện để được cấp giấy phép khó khăn, chi phí cao: chi phí để xét nghiệm hóa, lý, sinh về nguồn đất, nước rất cao (từ 5_7 triệu/ ruộng) Vì vậy đây cũng là một thử thách khá khó khăn đối với những nhà sản xuất muốn trồng và phân phối rau sạch

 Chính phủ chưa có cơ chế khuyến khích việc sản xuất và tiêu thụ rau an toàn đối với nông dân và doanh nghiệp Hiện có rất ít doanh nghiệp tham gia vào kinh doanh tiêu thụ rau an toàn, bà con nông dân thường tự sản xuất, tự tiêu thụ, các khâu này mang tính tự phát, đầu ra không ổn định, giữa các tỉnh cũng chưa có

sự liên kết chặt chẽ về sản xuất và tiêu thụ rau an toàn Chính điều này đã gây ra

Trang 3

thất bại trong việc nhân rộng mô hình rau an toàn Nhiều doanh nghiệp rau khi tham gia tiêu thụ RAT đã phải ngậm ngùi rút ra bài học thất bại

II Thực trạng thị trường rau sạch tại địa bàn Tp Hà Nội

1 Trên cơ sở lý thuyết: vấn đề thông tin không đối xứng trong thị trường rau

sạch dẫn đến tổn thất Phúc lợi xã hội

 Người tiêu dùng có được những thông tin cần thiết để tin chắc rau được bán là sạch thì cầu của họ sẽ là D0 với lượng rau tối ưu xã hội là Q0

 Khi không có đủ thông tin để biết chắc chắn rau bán trên thị trường là rau sạch thì cá nhân chỉ sẵn sàng mua 1 lượng rau thể hiện trên đường cầu D1 tại các mức giá khác nhau Cân bằng lúc đó đạt tại điểm A, với lượng rau cung cấp là

Q1 và mức giá là P1

Diện tích ABC là tổn thất phúc lợi xã hội do việc tiêu dùng dưới mức hiệu quả gây ra Nếu người sản xuất có thể cung cấp thông tin về chất lượng đích thực của sản phẩm cho người tiêu dùng với chi phí nhỏ hơn phần mất trắng này thì cần xúc tiến việc cung cấp thông tin đó và xã hội sẽ được lợi thêm bằng chênh lệch giữa phần mất trắng ABC với chi phí cung cấp thông tin

Hình này minh hoạ trường hợp thất bại về thông tin không đối xứng làm cho việc cung cấp hàng hoá của thị trường đạt mức thấp hơn mức tối ưu xã hội

1.1 Cung không đáp ứng đủ nhu cầu của người tiêu dùng

Mỗi năm thành phố Hà Nội đã tự sản xuất được khoảng 570.000 tấn rau, đáp ứng được 60% nhu cầu về rau xanh trên địa bàn, còn 40% vẫn phải nhập từ các địa phương khác Riêng về sản xuất rau an toàn, Hà Nội mới chỉ đáp ứng được 14% nhu cầu

Theo báo cáo của chi cục Bảo vệ thực vật (Sở nông nghiệp và Phát triển Nông thôn thành phố Hà Nội), đến tháng 10/2009, các cơ quan chức năng vẫn

Trang 4

chưa quản lý được thuốc bảo vệ thực vật nhập lậu dùng cho rau Hiện nay, tổng diện tích trồng rau của thành phố đạt gần 11.650 ha Trong đó chỉ có 2.105 ha trồng rau an toàn và có 5 cán bộ kỹ thuật chỉ đạo, giám sát sản xuất Mỗi năm thành phố đã tự sản xuất được khoảng 570.000 tấn rau, đáp ứng được 60% nhu cầu về rau xanh trên địa bàn, còn 40% vẫn phải nhập từ các địa phương khác Riêng về sản xuất rau an toàn, Hà Nội mới chỉ đáp ứng được 14% nhu cầu

Hiện nay, trong 60 siêu thị của Hà Nội có 30 siêu thị bán thực phẩm, 20 siêu thị có bán rau sạch Sản lượng rau của Hà Nội trồng chỉ đảm bảo được 30-35% nhu cầu, còn lại là rau từ các tỉnh lân cận Thực tế, thịt và rau tại siêu thị và các cửa hàng đề biển "sạch" có thực sự sạch?

Sự đảm bảo bằng miệng?

Chúng tôi đến Trung tâm thương mại Vân Hồ một buổi sáng, thấy trên quầy rau sạch bày bán rất nhiều loại rau, củ, quả: cải xanh, cải bắp, cải ngọt, cải chíp, rau muống, rau đay, rau mồng tơi, su hào, cà chua, đỗ quả, dưa chuột đều rất tươi, đã được cắt gốc, làm sạch, đóng trong bao nilon, mới được vận chuyển đến, trên bao bì có tên, địa chỉ, điện thoại của nhà sản xuất

Bà Phạm Thị Thái Hà- Phó giám đốc Trung tâm- cho biết: Trung tâm thường xuyên bán 50- 60 loại rau, củ, quả, hầu hết đều nhập của HTX Vân Nội (Đông Anh, Hà Nội)- vùng trồng rau an toàn HTX Vân Nội được Sở Thương mại Hà Nội cấp chứng nhận sản xuất rau sạch Trong trường hợp thiếu hàng, Trung tâm nhập thêm rau của Công ty Hồng Phú- rau trồng ở bãi sông Hồng thuộc khu vực Thanh Trì Trung tâm nhập thịt lợn sạch từ Xí nghiệp sản xuất và chế biến thực phẩm xuất khẩu Lương Yên Trước đây, Trung tâm bán nhiều gà công nghiệp của Công ty Phúc Thịnh (Hà Nội), nhưng hiện nay, người tiêu dùng thích gà ta, nên Trung tâm nhập nhiều gà của Công ty Việt Thái (Hà Tây), Công ty Thành Đạt (Thái Bình), ngoài ra có một số loại thịt gà sơ chế nhập từ Ba Lan Tôm, cua, cá chủ yếu nhập của các công ty ở miền Nam như Công ty thủy hải sản Nha Trang Trung bình mỗi tháng, Trung tâm bán khoảng 2,5-3 tấn rau, củ quả và khoảng gần

10 tấn thịt sạch các loại

Tại siêu thị Big C- một trong hai siêu thị lớn nhất Hà Nội- khu vực bán rau khá phong phú, có tới vài chục chủng loại rau, song không treo biển rau sạch Chúng tôi thắc mắc với ông Nguyễn Thái Dũng- Phó tổng giám đốc Công ty TNHH Thương mại quốc tế và Dịch vụ siêu thị Bourbon Thăng Long ông Dũng cho hay: Hiện các loại rau, củ, quả đang bán ở siêu thị Big C được nhập từ Công

ty giống cây trồng Hà Nội và hai đơn vị khác nằm trong danh sách được Sở Thương mại cấp giấy chứng nhận sản xuất rau sạch, có nguồn gốc rõ ràng, đảm bảo tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm Ngoài ra, siêu thị có bán một số loại rau, củ nhập từ Đà Lạt, Sapa, Điện Biên

Tuy nhiên, quy định của Sở Thương mại Hà Nội về việc cấp giấy chứng nhận điểm bán rau sạch còn nhiều bất cập Chẳng hạn, nếu nơi nào chỉ bán rau của đơn

Trang 5

vị được Sở Thương mại cấp phép thì mới được công nhận điểm bán rau sạch, như vậy là hạn chế năng lực kinh doanh, làm giảm sự phong phú của nguồn hàng Thực tế, rau, củ, quả mà siêu thị nhập về từ Đà Lạt do một công ty của Tập đoàn Big C thu mua, ngoài ra có hàng hoá của Sapa và một số địa phương khác, nhập qua các nhà phân phối, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng Không lẽ Hà Nội không công nhận rau sạch của các địa phương khác? Do đó, siêu thị Big C chưa làm được thủ tục để Sở Thương mại công nhận là điểm bán rau sạch Dù vậy, trung bình một ngày, siêu thị Big C vẫn có doanh số bán rau gần 30 triệu đồng

Tình trạng đó cũng xảy ra đối với siêu thị Metro- nơi bán hàng trăm loại rau,

củ, quả các loại của nhiều địa phương khác nhau, được nhập về thông qua nhiều nhà phân phối, có nguồn gốc "sạch", tiêu thụ số lượng rất lớn nhưng chưa được treo biển "rau sạch"

Thực tế ở Hà Nội hiện nay, Sở Thương mại chỉ mới cấp phép cho 12 điểm bán

rau sạch nhưng thực tế có khoảng 100 cửa hàng đề biển "rau sạch" Như vậy, có tới 80- 90 điểm bán rau không sạch nhưng chưa bị kiểm tra, xử lý, người có nhu cầu rau sạch bị lừa giữa ban ngày mà chẳng biết kêu ai!

1.2 Khó khăn trong cung cấp rau sạch:

Hà Nội có tổng diện tích trồng rau khoảng 12.000ha, trong đó có 2.105ha sản xuất rau an toàn Sản lượng rau an toàn làm ra mỗi năm mới chỉ đáp ứng được 14% nhu cầu, nhưng việc tiêu thụ loại rau này lại rất chật vật Tại nhiều vùng trồng rau an toàn, người trồng rau luôn khốn đốn tìm đầu ra

Dự án trồng rau an toàn tại Hợp tác xã Nông nghiệp Phương Viên, xã Song Phương, huyện Hoài Đức, được quy hoạch từ năm 2003 với diện tích ban đầu 2,3ha, hiện tăng lên gần 60ha Việc trồng rau được đầu tư khá bài bản từ hệ thống đường bêtông, giếng khoan, nhà lưới

Dự án đã vận hành được ngót 7 năm, nhưng đến nay vẫn chưa có đơn vị nào đứng ra bao tiêu sản phẩm ổn định cho nhà nông, nên họ gần như phải mang toàn

bộ rau ra bán lẻ Những người trồng rau ở đây buồn bã cho biết cứ như thế này, chẳng mấy chốc dự án sẽ "chết", bởi chi phí để trồng một sào rau an toàn cao hơn 30% so với trồng rau thường, nhưng giá bán rau thành phẩm lại không cao hơn Chi cục trưởng Chi cục Bảo vệ thực vật Hà Nội Triệu Thị Hoa cho biết người sản xuất rau an toàn chỉ cần bán cao hơn rau truyền thống khoảng 3% là chấp nhận được; trong khi đó, người tiêu dùng sẵn sàng mua cao hơn rau truyền thống khoảng 5 - 10% Vậy tại sao họ vẫn chưa gặp nhau? Vấn đề nằm ở khâu lưu thông, phân phối chưa ổn, chưa tạo được niềm tin vững chắc về chất lượng rau an toàn trong người tiêu dùng

Theo một điều tra không chính thức của ngành bảo vệ thực vật Hà Nội, có tới 80% người tiêu dùng sẵn sàng mua rau an toàn nếu thực sự tin đó là rau an toàn

Trang 6

100% Thế nhưng, các nhà sản xuất, phân phối vẫn thiếu cách làm bài bản, công phu để đáp ứng yêu cầu này của “thượng đế”

1.3 Khan hiếm rau sạch

Ngày 23/10, tại cuộc họp của Chi cục Bảo vệ thực vật thành phố Hà Nội, chi cục cho biết, từ đầu năm 2009 đến nay, tình hình vi phạm trong buôn bán, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật vẫn khá phức tạp

Chi cục đã lấy 65 mẫu rau, quả ở nơi trồng và trên các sạp rau tại Hà Nội kiểm nghiệm và phát hiện 10 mẫu có lượng thuốc bảo vệ thực vật vượt ngưỡng cho phép Khi thanh, kiểm tra 67 nơi buôn bán loại thuốc này, phát hiện 30 trường hợp vi phạm

Tính đến tháng 10/2009, đã có 30 trường hợp vi phạm kinh doanh thuốc bảo quản thực vật bị xử phạt Ngoài ra, có 10 mẫu rau có dư lượng thuốc bảo vệ thực vật vượt ngưỡng cho phép tới 8,7% Các đơn vị, cá nhân vi phạm đã bị xử lý bằng cách được “nhắc nhở” dưới dạng văn bản

Bà Nguyễn Thị Hoa, Chi cục trưởng Chi cục bảo vệ thực vật, cho biết, trên địa bàn còn nhiều cửa hàng kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật chưa có chứng chỉ hành nghề

Theo bà Hoa: “Những loại thuốc bảo vệ thực vật này đều nằm ngoài danh mục được cho phép sử dụng trên rau, chủ yếu nhập lậu về Việt Nam từ Trung Quốc” Hoạt động này đang diễn ra phức tạp, làm công tác quản lý gặp nhiều khó khăn, khiến ảnh hưởng trực tiếp đến thị trường thuốc bảo vệ thực vật và tình hình

sử dụng các loại thuốc trên đối với hơn 40 loại rau trên địa bàn thành phố

Thống kê và theo dõi của Chi cục bảo vệ thực vật TP Hà Nôi cho thấy, trong khoảng gần 2 năm trở lại đây không phát hiện thuốc bị cấm được phun trên rau Tuy nhiên, tình trạng sử dụng thuốc nhập lậu nằm ngoài danh mục cho phép trên các loại rau vẫn diễn ra

Thậm chí, có nhiều hộ sử dụng cùng lúc từ 2 đến 3 loại thuốc trong 1 lần phun, khiến tình trạng lãng phí và ô nhiễm càng trở nên trầm trọng Đối với các loại quả ăn như dưa chuột, đậu đũa vẫn còn phổ biến việc các hộ trồng rau không đảm bảo cách ly với thuốc hóa học đúng quy định, có thể gây ảnh hưởng xấu đến chất lượng rau và sức khỏe người tiêu dùng

1.4 Nhiều cửa hàng rau sạch “treo đầu dê bán thịt chó”

Đây là thông tin được lãnh đạo Chi cục Bảo vệ thực vật Hà Nội cho biết trong cuộc giao ban báo chí chiều qua (11/5) Theo đó, hiện nay trong số 52 cửa hàng được treo biển bán rau an toàn vẫn có những cửa hàng nhập rau từ chợ đầu mối dưới mác rau an toàn

Hiện nay, rau của Hà Nội sản xuất mới đáp ứng được khoảng 40% nhu cầu, còn lại khoảng 60% từ các tỉnh lân cận đưa về Tuy nhiên, các vùng sản xuất rau sạch ở các tỉnh như: Hà Tây, Vĩnh Phúc, Hưng Yên, Hải Dương, Bắc Ninh cung cấp cho thị trường Hà Nội hầu hết là tự phát, chưa được quy hoạch và cũng chưa

Trang 7

được kiểm tra, giám sát sản xuất Ngoài ra việc đưa rau từ các tỉnh vào Thủ đô tiêu thụ chủ yếu do các chủ buôn tư thương và hộ nông dân tự thực hiện, chưa có hướng dẫn, giám sát và quản lý của cơ quan chức năng

2 Thực trạng rau sạch tại Hà Nội

Hà Nội là thị trường tiêu thụ rau quả lớn nhất nhì cả nước, nhu cầu tiêu dùng rau sạch rất cao Hiện nay trên địa bàn Hà Nội tổng diện tích trồng rau khoảng 12000ha, trong đó 2105ha sản xuất rau an toàn, dù cả rau an toàn lẫn rau bẩn sản xuất trên địa bàn Hà Nội cũng chỉ đáp ứng được 40% nhu cầu người tiêu dùng, riêng rau sạch mới chỉ đáp ứng 14% nhu cầu của người dân thành phố

Tuy nhiên trên thực tế không phải 100% rau an toàn sản xuất ra được các đơn

vị đứng ra bao tiêu phân phối, mà một lượng lớn rau an toàn người nông dân phải

tự đi bán lẻ trôi nổi trên thị trường lẫn cả với rau bẩn Vì vậy sản phẩm được người dân coi là rau an toàn trên thực tế không những chưa đáp ứng được nhu cầu

về rau sạch mà thực chất còn chưa biết chắc có thực sự là rau sạch hay không Theo nguồn tin từ Ban lãnh đạo Chi cục Bảo vệ thực vật Hà Nội cho biết hiện nay trong số 52 cửa hàng được treo biển bán rau an toàn vẫn có những cửa hàng nhập rau từ chợ đầu mối dưới mác rau an toàn Với tình hình quản lý và kiểm tra ở Việt Nam hiện nay, đồng thời với việc các cơ sở sản xuất, nhà cung cấp, phân phối rau sạch còn tham lợi nhuận lớn mà sẵn sang treo đầu dê bán thịt chó khiến cho thông tin về rau sạch khi đến với người dân thường bị sai lệch, bóp méo; khiến nhiều người mua rau không sạch mà cứ tưởng mua được rau sạch

Ví dụ như tại khu chợ đầu mối Ngã Tư Sở được bày bán rất nhiều mặt hàng nông sản, chủ yếu là rau và củ Chị Nguyễn Thị Lan (Kim Giang - Hà Nội), người bán rau muống đã nhiều năm tại khu chợ này cho biết: “ngày trước, báo chí đưa nhiều về mấy vụ thuốc kích thích, thuốc tăng trưởng, thì có nhiều người hỏi tôi lấy rau ở đâu đem bán, có sạch sẽ, an toàn hay không Bây giờ, cũng chẳng ai hỏi chuyện đó làm gì” Lúi húi xếp những bó rau muống thành chồng cao, chị cười xòa: “rau này trồng ở nhà rồi đem đi bán Qua kiểm tra rồi xin giấy phép thì mất thời gian Người mua họ ăn không sao, hôm sau lại mua tiếp, nghĩa là rau mình sạch rồi, khỏi lo…” Mỗi ngày, hàng rau muống của chị Lan bán hàng trăm bó cho những người bán hàng ở những khu chợ cóc và những người bán hàng rong Không ai biết rõ về nguồn gốc của loại rau này như thế nào Người mua cũng chỉ nhận được những câu trả lời chung chung và kiểm tra chất lượng rau bằng cách… nhìn ngon mắt thì mua!

Long Biên là chợ nông sản lớn ở Hà Nội Hàng đêm, khoảng 2, 3 giờ sáng hàng tấn rau, củ, quả đổ xuống chợ đầu mối này Mặc dù đi một quãng đường khá

xa, nhưng khi đến nơi, hàng thùng rau quả vẫn giữ được vẻ tươi rói như vừa mới thu hoạch Theo Ban quản lí chợ Long Biên, mỗi đêm có hàng ngàn tấn trái cây, rau xanh đổ về chợ, trong đó chiếm khoảng 30% là hàng của Trung Quốc

Hầu hết những người bán rau đều chưa nhận thức được tầm quan trọng cua

an toàn thực phẩm, vì lợi nhuận họ sẵn sàng cung cấp thông tin sai lệch cho khách

Trang 8

hàng nhằm bán cho được hàng Một điều cũng phải nói đến nữa là nhận thức của người mua hàng về việc tự bảo vệ sức khỏe của bản thân và gia đình họ chưa cao,

cứ thấy cửa hàng nào treo biển bán rau sạch là họ tin tưởng mua luôn, mà không

hề băn khoăn, tìm hiểu nguồn gốc xuất xứ rau mình mua ở đâu, cửa hàng đó đã được kiểm tra và chứng nhận chưa? Quả thật, trước “rừng” rau, củ nhiều như hiện nay, mấy ai quan tâm đến việc nó được lấy ở đâu? có giấy tờ hợp lệ hay không? Khi đến được tay người tiêu dùng thì không ai biết được chính xác nguồn gốc của những mặt hàng nông sản này

Mặt khác mạng lưới kinh doanh rau an toàn ở Hà Nội còn quá ít so với nhu cầu của người tiêu dùng Cứ theo tính toán hiện nay, 33 km2 mới có 1 cửa hàng thì chẳng khác gì là đánh đố và “chơi khó” các bà nội trợ khi muốn mua một mớ rau an toàn Theo ước tính hiện nay, trung bình mỗi ngày thị trường Hà Nội cần đến 1.500 tấn củ, rau xanh các loại Tuy nhiên, nguồn rau trồng trong nội địa chỉ

có thể đáp ứng được 1.000 tấn/ngày Đây chính là cơ hội để các mặt hàng nông sản của Trung Quốc xâm nhập vào thị trường nội địa Nếu như không có những biện pháp quản lí, kiểm dịch nghiêm ngặt, thì sẽ rất nguy hiểm Bởi mặt hàng này ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe của người tiêu dung Hầu như chưa có một đơn

vị cung ứng rau an toàn nào tạo được lòng tin cho khách hàng, tạo thương hiệu uy tín

Xung quanh khái niệm thế nào là rau “an toàn” vẫn chưa có lời giải đáp thoả đáng Một số người cho rằng rau “an toàn” là rau không có chất bẩn, không bị phun thuốc sâu hay các hoá chất độc hại Nhưng một số người khác lại chỉ công nhận rau “an toàn” là loại rau đã qua kiểm dịch và có giấy chứng nhận của ngành chức năng Người tiêu dùng lấy gì để đặt niềm tin vào những bữa ăn gia đình đảm bảo chất lượng?

Chỉ tính riêng trong tháng hành động vì chất lượng VSANTP năm 2009 Số liệu thống kê đã cho thấy, trong số 156.000 cơ sở sản xuất và kinh doanh thực phẩm, đã có tới 24.500 cơ sở vi phạm Lượng tồn dư hóa chất bảo vệ thực vật trong rau vẫn chiếm từ 11, 6 - 13%, trong quả là từ 5 - 15% Tình trạng sử dụng hàn the, hóa chất, phẩm màu trong chế biến thực phẩm còn phổ biến… Mặc dù số

vụ ngộ độc thực phẩm đã giảm, nhưng số người tử vong trong mỗi ca ngộ độc lạ

có xu hướng gia tăng

Đứng trước thực trạng này, Cục vệ sinh an toàn thực phẩm đã có nhiều biện pháp kiểm dịch chất lượng thực phẩm Ông Nguyễn Thanh Phong- Phó Cục trưởng Cục Vệ sinh an toàn thực phẩm (Bộ Y tế) cho biết: “mặc dù đã thành lập những đoàn kiểm tra, nhưng thách thức lớn nhất của chúng tôi là đội ngũ nhân lực còn quá mỏng Nhân lực trực tiếp thực hiện quản lí ATTP ở các tuyến quá ít.Trung bình mỗi tỉnh chỉ có 0,5 người làm công tác thanh tra VSANTP trong tổng số 5.000 đến 30.000 cơ sở sản xuất và kinh doanh thực phẩm Do vậy mà hiện tại, nhiều cơ sở sản xuất kinh doanh vẫn chưa được kiểm soát hoặc thả nổi…”

Trang 9

Để khắc phục thực trạng này, Cục VSATTP đã thành lập các đoàn kiểm tra liên ngành, tăng cường kiểm tra, quản lí Tuy nhiên, theo như kiến nghị của Phó Cục trưởng Cục Vệ sinh an toàn thực phẩm Nguyễn Thanh Phong thì cần phải có Luật An toàn thực phẩm để áp dụng chế tài và quy định chặt chẽ hơn Các địa phương phải xây dựng ngay lộ trình, kế hoạch cụ thể về từng lĩnh vực bảo đảm VSATTP như xây dựng chợ an toàn, bếp ăn tập thể, khu chế biến gia súc, gia cầm, quy hoạch vùng rau an toàn ; Thành lập các đơn vị giám sát ATVSTP Đặc biệt chú trọng cho các doanh nghiệp ký cam kết trong thực hiện VSATTP

Dự thảo Luật Bảo vệ người tiêu dùng đang được hoàn thiện, quy định rõ quyền lợi, trách nhiệm cũng như nghĩa vụ của người tiêu dùng Tuy nhiên, vấn đề đặt ra ở đây là sản phẩm có nguồn gốc như: hộp sữa, hộp bánh, mì ăn liền thì người tiêu dùng còn có chỗ để “kiện” Còn những sản phẩm không rõ nguồn gốc, giá trị thấp như rau, củ quả thì người tiêu dùng biết kêu ai?

Liệu khi Luật Bảo vệ người tiêu dung được ban hành có thể bảo vệ được người tiêu dùng khỏi tình trạng ăn rau, củ, quả khỏi bị ngộ độc?

3 Hậu quả của việc thông tin bất đối xứng tại thị trường rau sạch Tp Hà Nội

3.1 Đối với người dân

Trong các năm gần đây, trên địa bàn Thành phố Hà Nội đã xảy ra nhiều vụ ngộ độc thực phẩm do ăn phải rau có chứa dư lượng thuốc bảo vệ thực vật cao, có

vụ tới hàng trăm người phải vào viện cấp cứu Theo Cục Y tế dự phòng và Môi trường (Bộ Y tế) cho biết, trong năm 2009 các bệnh viện trên địa bàn Hà Nội đã tiếp nhận cho 4.515 người bị nhiễm độc thuốc bảo vệ thực vật Tuy nhiên đã có

138 trường hợp tử vong do nhiễm độc quá nặng Theo báo cáo của Cục này, nguyên nhân gây ra nhiễm độc thuốc bảo vệ thực vật thường bởi người lao động tiếp xúc quá lâu và liên tục với trong môi trường độc hại Chỉ riêng trong năm

2009 có tới có tới 485 trường hợp đã ăn, uống nhầm phải thuốc bảo vệ thực vật, làm 15 người tử vong

Hầu hết các vụ ngộ độc thực phẩm do an rau an toàn đều là do thông tin của người dân không được chính xác, người dân mua phải “rau không sạch” mà cứ nghĩ là mua được rau sạch Thứ hai, do người dân mình nhận thức chưa cao, lại hay tham rẻ, sẵn sàng bỏ tiền vào những cơ sở đề bán rau sạch nhưng chưa rõ nguồn gốc, xuất xứ chỉ vì rẻ hơn 1 vài nghìn

3.2 Đối với nơi sản xuất rau sạch:

Do có quá nhiều vụ ngộ độc thức ăn do ăn phải rau sạch giả và do thông tin cung cấp cho người dân không đầy đủ mà giờ đây thương hiệu của các cửa hàng rau sạch không còn nhiều uy tín, người dân dần mất lòng tin vào cơ sở bán rau sạch Khi loại rau nào bị phát hiện xảy ra ngộ độc, lập tức bị các bà nội trợ “tẩy chay” Điều này khiến cho nhiều cơ sở sản xuất, phân phối rau sạch đúng đắn bị oan lây và gây ra khó khăn cho họ trong việc cung cấp rau sạch cho người dân

Trang 10

Hơn nữa, việc xuất hiện nhiều cơ sở rau sạch trá hình làm cho các cơ sở bán rau sạch thực bị cạnh tranh, chèn ép về giá cả, có khi dẫn đến phải ngừng kinh doanh

III Giải pháp cho vấn đề

1 Các giải pháp đã được chính phủ thực hiện, những điều còn khó khăn

và các đề xuất:

Hơn mười năm nay, nước ta triển khai chương trình rau sạch, rau an toàn

Từ Chính phủ đến các bộ ngành ở trung ương và các địa phương, đặc biệt từ năm 2005 tới nay đã có nhiều chủ trương, biện pháp, chính sách nhằm bảo đảm

vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP) nói chung và phát triển sản xuất rau quả sạch - rau quả an toàn nói riêng Tuy nhiên cũng có những khó khăn và bất cập nảy sinh, cụ thể là

1.1 Chính phủ đưa ra các tiêu chuẩn về rau sạch cho nhà cung cấp

VD: hiện nay VN đã áp dụng tiêu chuẩn VIETGAP về kiểm định rau an

toàn VietGAP là tiêu chuẩn sản xuất nông nghiệp tốt Việt Nam dựa trên 4 tiêu chí: tiêu chuẩn về kỹ thuật sản xuất; an toàn thực phẩm gồm các biện pháp bảo đảm không có hóa chất nhiễm khuẩn hoặc ô nhiễm vật lý khi thu hoạch, truy tìm nguồn gốc sản phẩm Sản xuất nông sản theo tiêu chuẩn VietGAP được xem như giấy thông hành để đưa hàng nông sản vào thị trường thế giới

Tuy nhiên, theo Bộ NN&PTNT, trên thực tế việc sản xuất nông sản theo

tiêu chuẩn VietGAP đã được ban hành và áp dụng vào sản xuất từ lâu nhưng cho đến nay nhiều nông dân vẫn chưa hiểu rõ thông tin về quy trình này, nếu có hiểu cũng mù mờ, nên triển khai theo cách nào cho đúng quy trình họ cũng chưa định hình được Theo Cục Bảo vệ thực vật (Bộ NN&PTNT), sau hơn 5 năm thí điểm (từ năm 2005) đến nay mới chỉ có 5% diện tích trồng rau, quả trên

cả nước thực hiện được tiêu chuẩn VietGAP Đây là kết quả tồi tệ trong khi tiềm năng sản xuất, xuất khẩu của chúng ta rất lớn và yêu cầu về vệ sinh an toàn thực phẩm đang rất bức thiết

Đề xuất:

 có các biện pháp tuyên truyền cho nhà cung cấp, ở đây là người nông dân hiểu được các qui trình và cách thức để sản xuất rau an toàn, có thể thông qua các kênh báo chí (báo về nông nghiệp, các chương trình “bạn của nhà nông”…), hoặc đưa xuống từng xã, huyện phổ biến cho nhân dân thông qua hệ thống loa đài thông tin của xã…

 có thể đưa cử một vài cán bộ của bộ nông nghiệp trực tiếp xuống hướng dẫn và giúp đỡ nhân dân trong giai đoạn đầu…

1.2 Chính phủ có các chứng nhận rau sạch cho nhà cung cấp

VD: Bắt đầu từ ngày 16.3, TP.HCM gấp rút thẩm định cấp giấy chứng nhận

đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm cho các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm có nguy cơ cao, để đến cuối tháng 6.2007 phải hoàn tất

Ngày đăng: 27/05/2014, 11:18

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w