Hãy vận dụng lý luận về ngoại ứng để phân tích tổn thất phúc lợi xã hội do VEDAN gây ra và đưa ra giải pháp can thiệp của chính phủ nhằm xử lý ngoại ứng này
Trang 1BÀI THẢO LUẬN NHÓMMÔN KINH TẾ CÔNG CỘNG
Đề bài: Hãy vận dụng lý luận về ngoại ứng để phân tích tổn thất phúc lợi xã hội
do VEDAN gây ra và đưa ra giải pháp can thiệp của chính phủ nhằm xử lý ngoại ứngnày.
Danh sách và công việc của các thành viên trong nhóm:
8.Vũ Thị Thùy Dương (Nhóm trưởng) HTTTA 1 + 3.2 + 4
Trang 2Phát triển kinh tế là mục tiêu chung của các quốc gia trên thế giới Thế nhưng pháttriển kinh tế mà không làm ảnh hưởng đến sự phát triển sau này (phát triển kinh tế bềnvững) lại được quan tâm hơn cả Sự phát triển của nhân loại không thể chỉ chú trọng tớiphát triển kinh tế mà còn phải tôn trọng những nhu cầu tất yếu của xã hội và sự tác độngđến môi trường sinh thái học Thế nhưng dường như việc xây dựng một nền kinh tế pháttriển ổn định và bền vững tại Việt Nam lại đang gặp trở ngại lớn Bằng chứng là có rấtnhiều doanh nghiệp đã vì mục tiêu lợi nhuận trước mắt mà bỏ qua trách nhiệm với xã hội.Họ làm điều này bằng rất nhiều cách khác nhau Tất cả các hành vi đó đều vi phạm phápluật, trái với đạo đức và đi ngược với chủ trương xây dựng một nền kinh tế phát triển bềnvững của Đảng và Nhà nước, đi ngược với xu thế phát triển chung của thế giới Một trongnhững vụ việc nổi cộm gần đây là việc công ty TNHH Bột ngọt Vedan VN đã che giấuhành vi xả thẳng nước thải từ hoạt động sản xuất của mình xuống dòng sông Thị Vải.
Các nhà khoa học gọi đó là sự thất bại của thị trường, do những hành vi tư lợi dẫnđến những kết quả không co hiệu quả Ngoại ứng tiêu cực cũng được gọi là “cái xấu côngcộng” đặc biệt là khi ngoại ứng là tương đối lớn so với cầu.
1.Lý thuyết về ngoại ứng
1.1 Khái niệm
Trang 3Khi hành động của một đối tượng (có thể là cá nhân hoặc hãng) có ảnh hưởng trựctiếp đến phúc lợi của một đối tượng khác, nhưng nghững ảnh hưởng đó lại không đượcphản ánh trong giá cả thị trường thì ảnh hưởng đó được gọi là ngoại ứng.
1.2 Phân loại
- Ngoại ứng tiêu cực: là những chi phí áp đặt lên một đối tượng thứ ba (ngoài ngườimua và người bán trên thị trường), những chi phí đó lại không được phản ánh trên giá cảthị trường.
- Ngoại ứng tích cực: là những lợi ích mang lại cho bên thứ ba (không phải ngườimua và người bán) và lợi ích đó cũng không được phản ánh vào giá bán.
1.3 Đặc điểm ngoại ứng
- Chúng có thể do cả hoạt động sản xuất và tiêu dùng gây ra.
- Trong ngoại ứng, việc ai là người gây tác hại (hay lợi ích) cho ai nhiều khi chỉ mang tínhtương đối.
- Sự phân biệt tính tích cực hay tiêu cực của ngoại ứng chỉ mang tính tương đối.- Tất cả ngoại ứng đều phi hiệu quả, nếu tính dưới góc độ xã hội.
2 Phân tích tổn thất phúc lợi xã hội do Vedan gây ra
2.1 Tóm tắt diễn biến
Sông Thị Vải 14 năm trước nước trong vắt, người kiếm sống trên dòng sông đều thuđược hiệu quả kinh tế cao Thế nhưng hiện nay nhiều đoạn sông Thị Vải - vùng đông Nambộ thuộc Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu và TP.HCM - bị nạn ô nhiễm môi trường hủy diệt.Điều này chỉ mới xảy ra độ chục năm trở lại đây, khi nhà máy công nghiệp, cảng sông mọc lên dày đặc Mùi hôi thối bốc lên nồng nặc, rất "đặc trưng" là của mùi nước sông ThịVải tại khu vực cảng Gò Dầu (thuộc địa phận tỉnh Đồng Nai) Chỉ khoảng một năm sau khiCông ty Vedan hoạt động thì việc nhà máy sản xuất xả chất thải làm ô nhiễm môi trườngcũng bắt đầu “phát huy tác dụng” Một số nông ngư dân kiếm sống trên dòng sông Thị
Trang 4Vải phải bỏ nghề Họ đã khiếu nại và lúc đó được công ty hỗ trợ cho chút đỉnh Màu nướcnâu nâu, đỏ đỏ chạy dài hàng chục kilômet Khi đem mẫu nước phân tích thấp nồng độ oxyhòa tan trong nước thấp (khoảng 0.3mg/lit) kéo dài hàng chục kilômet trên sông Thị Vải,dường như không còn sự sống ở những đoạn sông này Tuy nhiên mỗi
lần cảnh sát môi trường đi kiểm tra thì lại không thấy bất cứ sai xót,gian lận nào trong việc xử lý nước thải của Vedan Nguyên nhân làCông ty Vedan đã thiết kế và lắp đặt hệ thống bơm, đường ống kỹthuật để bơm dịch thải sau lên men của Nhà máy sản xuất bột ngọt và
Lysine ra cầu cảng số 1 qua đường ống cao su gân thép chìm sâu dưới sông Thị Vải nhằmđổ trực tiếp ra sông Thị Vải Một hành vi che đậy khéo léo nhằm che mắt cơ quan chứcnăng Và phải đến khi bị lực lượng Cảnh sát Môi trường rình bắt quả tang thì hành viVedan dùng thủ đoạn tinh vi, xả nước thải vào không qua xử lý trực tiếp sông Thị Vải gâyảnh hưởng tới cuộc sống, sức khỏe… của hàng ngàn hộ dân TP Hồ Chí Minh, Đồng Nai,Bà Rịa - Vũng Tàu mới đuợc đưa ra ánh sáng
Sau khi bị phát hiện vụ bê bối về môi trường, Vedan đã bị UBND tỉnh Đồng Naibuộc tạm dừng sản xuất khắc phục hậu quả, cụ thể là rà soát lại hệ thống xử lý nước thải.Và ông Yang Kun Xiang, Phó Chủ tịch HĐQT, đại diện Công ty TNHH Vedan đã gửi lờixin lỗi đến người dân Việt Nam vì hành động sai trái của Công ty này Việc gây ô nhiễmmôi trường đã rõ ràng Hậu quả thiệt hại đã được xác định Nhưng đến nay trách nhiệmpháp lý của Vedan đối với người bị thiệt hại vẫn chưa được làm rõ và nhà nước cũng chưacó cách xử lý thật công bằng, đúng mức, hậu quả từ việc làm sai trái đó vẫn chưa đượckhắc phục.
Sau hàng năm trời đợi các cơ quan chức năng phân định, đá quả bóng trách nhiệm,nhiều người đã khấp khởi khi thấy con số gần 150 tỷ đã xác định Vedan buộc phải bồithường Nhưng Vedan thiếu thiện chí khi cho rằng khoản tiền phải trả cho thiệt hại đã gâyra với người dân là tiền "hỗ trợ" chứ không phải tiền "đền bù" để rồi cứ liên tục đưa ra cáigiá quá bèo bọt Sau nhiều lần kỳ kèo trả giá, Vedan dường như đã giành phần thắng khiĐồng Nai đã chấp nhận khoản hỗ trợ 15 tỷ so với con số 1.600 tỷ đồng mà Hội Nông dântỉnh Đồng Nai thống kê và yêu cầu bồi thường Với TPHCM Giờ (TPHCM) 45,7 tỷ bằng
Trang 5con số 7 tỷ đồng Sau nhiều lần thương lượng, Vedan cũng đã trả lời văn bản của UBNDTPHCM yêu cầu Cty này bồi thường nông dân Cần mới chỉ đồng ý hỗ trợ 10/53,6 tỷ mà BàRịa - Vũng Tàu đưa ra Không chỉ con số đang teo tóp đi mà cách bồi thường của Vedancòn thể hiện thái độ xem thường Với việc Cty vedan từ chối mức đòi bồi thường trên 54 tỷđồng đối với TPHCM và trên 53 tỷ đồng với Bà Rịa - Vũng Tàu, hai địa phương này quyếttâm khởi kiện Cty Vedan ra tòa Tuy nhiên bà con tỉnh Đồng Nai lạicùng nhất trí việc hỗtrợ và đề nghị nâng mức hỗ trợ lên 20 tỷ đồng vì cho rằng khó khăn là người dân không cóchứng cứ để khởi kiện Sau khi đuợc Đoàn Luật sư tỉnh Đồng Nai trực tiếp tư vấn thì ngườidân tỉnh Đồng Nai tiếp tục tiến hành làm hồ sơ để kiện Vedan.
Và cho đến những ngày cuối tháng 7 vừa qua, nông dân 3 tỉnh, thành ven sông ThịVải đồng loạt gửi đơn khởi kiện Vedan ra tòa án địa phương dù mức bồi thường đã đượcđại diện phía Vedan “nhích” dần lên.
Trước thái độ cò kè nhích mức giá bồi thường của Vedan, người dân cả nuớc bứcxúc Và sản phẩm của Vedan bắt đầu bị ngươì tiêu dùng “tẩy chay” vào đầu tháng 8 vừaqua Không chỉ trong các hệ thống kinh doanh siêu thị mà ngay tại các cửa hàng bán lẻ củaThủ đô Hà Nội cũng có dấu hiệu “quay lưng lại” với sản phẩm của Vedan Các hệ thốngsiêu thị lớn như Co.opMart, big C sẽ không kinh doanh sản phẩm bột ngọt, hạt nêm mangnhãn hiệu Vedan Đồng thời cũng buộc Vedan phải có biện pháp thu hồi sản phẩm cho đếnkhi khắc phục xong sự cố và giải quyết thỏa đáng cho bà con nông dân”.
Lúc này vai trò của ngừơi tiêu dùng phát huy tác dụng Trước thái độ cương quyếtcủa ngừơi tiêu dùng, ngày 9/8, Công ty Vedan đã bất ngờ chấp nhận bồi thường 100% thiệthại cho nông dân TP.HCM là 45,74 tỷ đồng và tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu là 53,619 tỷ đồngtheo con số thống kê của Viện TN&MT thuộc ĐH Quốc gia TP.HCM đưa ra trước đó.Riêng con số thiệt hại của tỉnh Đồng Nai là 119,581 tỷ đồng, sẽ được các cơ quan chứcnăng tỉnh Đồng Nai và Vedan cùng tính toán tiếp
Sau gần 2 năm bị phát hiện xả thẳng chất thải không qua xử lý ra sông Thị Vải, gâyô nhiễm môi trường, làm thiệt hại về kinh tế cho nông dân khu vực, Vedan đã phải chấpnhận bồi thường thiệt hại đúng bằng 100% số tiền yêu cầu của người dân 3 tỉnh, thành phốlà gần 220 tỷ đồng
Trang 62.2 Những tổn thất do Vedan gây ra mà xã hội đang phải gánh chịu
Thành lập từ 1954, công ty thực phẩm Vedan, 100% vốn của Đài Loan, đã gây ranhiều vụ ồn ào về ô nhiễm môi trường Nhà máy của Vedan chuyên làm bột ngọt và bột mỳnằm sát sông Thị Vải, huyện Long Thành tỉnh Đồng Nai, đã từng gây ra hiện tượng tôm cáchết hàng loạt.
Những ao tôm bị bỏ hoang vì ô nhiễm doVedan gây ra
Cả một khúc sông Thị Vải bị ô nhiễm nổi bọt trắng xóa
Không chỉ sông Thị Vải mà toàn tuyến lưu vực sông Đồng Nai, từ lâu đã đượcbáo động là ô nhiễm do nước thải các nhà máy sản xuất của 56 khu công nghiệp và khu
Theo kết quả điều tra và khảo sát của Cục Bảo vệ môi trường, nước sông ĐồngNai, đoạn từ nhà máy nước Thiện Tân đến Long Đại, đã bắt đầu ô nhiễm chất hữu cơ vàchất rắn lơ lửng, đáng chú ý đã phát hiện hàm lượng chì vượt tiêu chuẩn TCVN 5942-1995.Tại đây, chất rắn lơ lửng thường vượt tiêu chuẩn 3 - 9 lần, giá trị COD (nhu cầu ôxy hóa học)
vượt 1,8 - 2,8 lần Một kết quả khảo sát của Sở Tài nguyên và Môi trường Tp.HCM gầnđây, cũng cho những con số tương tự về mức độ ô nhiễm của hệ thống sông Sài Gòn (thuộc
Trang 7lưu vực Đồng Nai) Cũng theo kết quả khảo sát này, các sông khác trong toàn lưu vực, chấtlượng nước cũng đang bị suy giảm trầm trọng.
Ô nhiễm nhất trong toàn bộ lưu vực đó là sông Thị Vải, trong đó có một đoạn sôngdài trên 10 km gọi là “dòng sông chết” Đây là đoạn sông từ sau khu vực hợp lưu Suối Cả -sông Thị Vải khoảng 2 km đến khu công nghiệp Mỹ Xuân.
Hình ảnh nước thải của Vedan ra sông Thị Vải
Tại đây, nước bị ô nhiễm hữu cơ trầm trọng, có màu nâu đen và bốc mùi hôi thối cảngày lẫn đêm, cả khi thủy triều Theo kết quả khảo sát của Bộ Tài nguyên và Môi trường,giá trị DO ở đây thường xuyên dưới 0,5 mg/l, có nơi chỉ 0,04 mg/l Với giá trị DO gần nhưbằng 0 như vậy, các loài sinh vật hầu như không còn khả năng sinh sống, các nhà khoa họcđã gọi đoạn sông này là “đặc sệt sự chết!”.
Việc xả nước thải chưa qua xử lý của công ty Vedan là nguyên nhân chính làm sôngThị Vải ô nhiễm trầm trọng, chiếm khoảng 89%, trên chiều dài 10-11km Phần còn lại donước thải của các khu công nghiêp, doanh nghiệp khác trong khu vực gây nên.
Vùng ảnh hưởng nặng gồm một phần các xã Phước An, Long Thọ (huyện NhơnThạch) và các xã Long Phước, Phước Thái (huyện Long Thành) của tỉnh Đồng Nai; các xãMỹ Xuân, thị trấn Phú Mỹ, Tân Phước thuộc huyện Tân Thành tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu.Tổng diện tích tự nhiên vùng này là 157,9km2 trong đó có hơn 1.990 ha đất nuôi trồngthủy hải sản Vùng này bị ảnh hưởng do nồng độ các chất ô nhiễm như DO, BOD5, COD,
Trang 8NH4+, NO2-… đủ gây chết hoặc làm chậm sự phát triển của thủy sản tự nhiên hoặc nuôitrồng với tần suất xuất hiện trong các mẫu kết quả quan trắc từ 85% trở lên.
Phần ảnh hưởng nhẹ gồm một phần xã Phước An (Nhơn Trạch- Đồng Nai), mộtphần xã Tân Phước và Phước Hòa (Tân Thành, Bà Rịa- Vũng Tàu) và một phần xã ThànhAn (Cần Giờ- Tp Hồ Chí Minh) Vùng này cũng bị ảnh hưởng do các chất ô nhiễm DO,BOD5, COD, NH4+, NO2- không phù hợp với điều kiện nuôi trồng thủy sản hoặc ảnhhưởng đến sự phát triển của thủy sản tự nhiên với tần suất xuất hiện trong các mẫu kết quảquan trắc khoảng 50%.
2.3 Phân tích tác động ngoại ứng tiêu cực do Vedan gây ra cho xã hội
MSC = MPC + MEC
Ngoại ứng tiêu cực do Vedan gây ra
Gọi MEC là Chi phí ngoại ứng biên mà người nông dân phải chịu.
MPC là Chi phí tư nhân biên, tức là mọi khoản chi phí để thực hiện sản xuất của Vedan.MB là Lợi ích biên mà Vedan thu được, ứng với từng mức sản lượng.
MSC là đường Chi phí biên đối với xã hội, gồm 2 bộ phận cấu thành: Chi phí tưnhân biên của nhà máy MPC, Chi phí ngoại ứng biên mà người nông dân phải gánh chịuMEC
Trang 9Theo đồ thị ta thấy:
Công ty Vedan vì mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận thì họ sẽ sản xuất có hiệu quả nhấttại điểm MB=MC Vì MC mà Vedan quan tâm là là MPC nên họ sẽ sản xuất tại điểm B, tạiđó MB=MPC Do đó Q1 là sản lượng tối ưu của thị trường.
Sản lượng tối ưu của xã hội được xác định tại điểm A với sản lượng sản xuất làQ0<Q1, tại đó MB=MSC.
- Chi phí mà xã hội bỏ thêm để sản xuất thêm lượng Q0 đến Q1 là diện tích hìnhthang Q0ACQ1 Lợi ích mà doanh nghiệp thu them khi sản xuất thêm lượng Q0 đến Q1 làdiện tích hình thang Q0ABQ1 Vậy nên tổn thất xã hội phải chịu là diện tích tam giác ABC.Hoặc có thể phân tích theo cách khác:
- Vì lợi ích ròng mà Vedan thu được khi sản xuất thêm một đơn vị sản lượng làkhoảng cách dọc giữa đường MB và MPC nên tổng lợi nhuận tăng thêm khi Vedan duy trìsản lượng từ Q0 đến Q1 là tam giác ABE Những người nuôi thủy sản ở khu vực sông ThịVải sẽ bị thiệt do Vedan gây ra được xác định bởi MEC Khi sản lượng mà Vedan tăng từQ0 đến Q1 là diện tích hình thang Q0abQ1 Vì diện tích hình thang này đúng bằng diện tíchhình thang ACBE nên sau khi bù đắp phần lợi nhuận tăng thêm của Vedan thì xã hội vẫnbị thiệt phần diện tích ABC.
3 Giải pháp khắc phục ngoại ứng tiêu cực do Vedan gây ra
3.1 Những giải pháp dựa trên lý thuyết
3.1.1 Các giải pháp tư nhân- Quy định quyền sở hữu tài sản:+ Nếu nhà máy sở hữu dòng sông:
Nhà máy sẵn sàng không sản xuất thêm hàng hóa nếu người nông dân đền bù cho họmột số tiền không thấp hơn lợi ích ròng mà họ thu được từ việc sản xuất (MB – MPC) Vàngười nông dân sẵn sàng đền bù nếu số tiền mà họ phải bỏ ra không lớn hơn mức thiệt hại
Trang 10mà họ phải chịu từ việc sản xuất của nhà máy (MEC) Giao dịch đền bù sẽ được thực hiệntại đơn vị sản lượng j nào đó thỏa mãn:
MEC tại j ≥ Mức đền bù ≥ MB – MPC tại j
+ Nếu người nông dân sở hữu dòng sông (trường hợp Vedan)
Nhà máy sẵn sàng đền bù cho người nông dân nếu mức đền bù không lớn hơn lợiích mà họ thu được từ việc sản xuất (MB – MPC) Và người nông dân sẵn sàng chấp nhậnmức đền bù nếu nó không nhỏ hơn thiệt hại mà họ phải chịu Kết quả trong trường hợp nàysẽ ngược lại với bất đẳng thức trên:
MEC tại j ≤ Mức đền bù ≤ MB – MPC tại j
- Sáp nhập là một cách để giải quyết ngoại ứng Nếu người nông dân và công ty
Vedan liên kểt lại với nhau thì lợi nhuận của liên doanh giữa 2 bên sẽ cao hơn tổng mức lợinhuận đơn lẻ của từng bên khi chưa liên kết Khi đó, liên doanh sẽ phải cân nhắc lợi íchcủa cả 2 hoạt động và dừng lại ở mức sản lượng tối ưu xã hội vid đó cũng là điểm mà lựoinhuận của liên doanh là lớn nhất
Người nông dân và công ty Vedan có thể liên kết lại bằng cách là các nông, thủy phẩmcủa người nông ngư dân là nguyên liệu để chế biến sản phẩm của Vedan Vedan nên đadạng hóa các loại hình sản phẩm của mình để có thể tận dụng được nguyên liệu thu mua từngười dân…
- Dùng dư luận xã hội:
Trong trường hợp của Vedan thì sức mạnh của dư luận xã hội đã phát huy đầy đủtác dụng của nó Bằng chứng là mọi người dân Việt Nam – với tư cách là các cấp chínhquyền, giới truyền thông, các luật sư cho đến người tiêu dùng đều đứng về phía người nôngdân Giới truyền thông liên tục đăng tải các thông tin về diễn biến vụ việc ô nhiễm này, cáccấp chính quyền tìm cách đưa ra chứng cứ để đưa ra khung hình phạt cao nhất đối vớiVedan, các luật sư thì tư vấn cho nguời dân khởi kiện Vedan, người tiêu dùng thì tẩy chaysản phẩm của Vedan Khi đó, Vedan đã buộc phải chấp nhận các khung hình phạt và chấpnhận bồi thường 100% cho người dân.
3.1.2 Các giải pháp của chính phủ
Trang 11- Đánh thuế:
Đánh thuế đối với ngoại ứng tiêu cực
Khi chịu thuế này đường MPC của nhà máy sẽ dịch chuyển song song lên thànhMPC + t Để tối đa hóa lợi nhuận nhà máy sẽ đặt MB = MPC + t, tức là giảm sản lượng sảnxuất MEC tại mức sản lượng tối ưu xã hội chính là đoạn aQ0, hay cũng là đoạn AE Đểkhông có tổn thất xã hội thì thuế đánh tối đa là t = MEC Khi đó chính phủ sẽ thu thêmđược một khoản thuế là t.Q0, khoản thuế này sẽ được chính phủ sử dụng để đền bù chongười nông dân.
- Trợ cấp:
Giả sử với mỗi đơn vị sản lượng nhà máy ngừng sản xuất chính phủ sẽ trợ cấp cho
họ một khoản bằng AE Khi đó nhà máy sẽ cân nhắc xem mức trợ cấp với lợi ích biên ròngkhi sản xuất thêm một đơn vị sản phẩm Theo hình vẽ, với tất cả các đơn vị sản phẩm từ Q1
đến Q0, ta có thể thấy mức lợi ích biên ròng của nhà máy luôn thấp hơn mức trợ cấp nênnhà máy sẽ không sản xuất những đơn vị sản phẩm này nữa.