1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

bộ môn Logistics kinh doanh đề tài CÁC QUYẾT ĐỊNH CƠ BẢN TRONG QUẢN LÝ DỰ TRỮ. LIÊN HỆ THỰC TẾ HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ DỰ TRỮ TẠI Công ty TNHH MTV thực phẩm và đầu tư FOCOCEV chi nhánh Đà Nẵng

28 41 2
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nghiên cứu phân tích các quyết định cơ bản trong quản lí dự trữ để từ đó tìm ra điểm mạnh và điểm yếu trong quản lí dự trữ tại các doanh nghiệp. Đề xuất ra các giải pháp giúp doanh nghiệp quản lý dự trữ một cách hiệu quả, đem lại lợi nhuận cho doanh nghiệp. Đây cũng là tiền đề để doanh nghiệp tiếp tục phát triển và đứng vững trên thị trường. Bài thảo luận được chia làm 3 phần: Phần I: Các lý thuyết về quản lý dự trữ Phần II: Thực trạng quản lý dự trữ của Công ty TNHH MTV thực phẩm và đầu tư FOCOCEV Phần III: Đánh giá và đề xuất giải pháp

Mục lục DANH SÁCH THÀNH VIÊN 2 ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ HOÀN THÀNH 3 MỞ ĐẦU 1 I Lý thuyết .2 1 Khái niệm quản lý dự trữ 2 2 Vai trò của quản lý dự trữ 2 3 Các quyết định cơ bản trong quản lý dự trữ 2 3.1 Quyết định kiểm tra dự trữ 2 3.2 Xác định qui mô lô hàng dự trữ 4 3.3 Quyết định mức dự trữ bảo hiểm 7 3.4 Một số mô hình dự trữ khác 8 II.Thực trạng 10 2.1 Giới thiệu về công ty .10 2.1.1 Trung tâm KD-XNK và dịch vụ tổng hợp Đà Nẵng 10 2.1.2 Ngành nghề kinh doanh .10 2.2 Đặc điểm thị trường, đối thủ cạnh tranh, khách hàng 10 2.2.1 Đặc điểm thị trường 10 2.2.2 Đặc điểm khách hàng 11 2.2.3 Đặc điểm đối thủ cạnh tranh .11 2.3 Các quyết định quản lý dự trữ 11 2.3.1 Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý dự trữ 11 2.3.2 Các quyết định cơ bản trong quản lý dự trữ tại công ty 13 III Đánh giá và đề xuất giải pháp .18 1 Đánh giá 18 1.1 Thành công 18 1.2 Hạn chế 19 2 Đề xuất giải pháp 19 KẾT LUẬN 21 TÀI LIỆU THAM KHẢO 22 DANH SÁCH THÀNH VIÊN STT 65 HỌ VÀ TÊN Nguyễn Hữu Quang 66 Lương Thị Quyền Quý 67 Nguyễn Đặng Như Quỳnh 68 Nguyễn Thị Thúy Quỳnh 70 Lê Thị Thu 71 Đỗ Thanh Thương 72 Võ Thị Thương Lê Thị Thu Thảo Đề tài: Các quyết định cơ bản trong quản lý dự trữ Liên hệ thực tế hoạt động quản lý dự trữ tại các DNTM hiện nay? MỞ ĐẦU Xã hội ngày càng phát triển, nền kinh tế trở nên đa dạng nhiều chiều và phong phú sắc màu Để có thể tồn tại và phát triển bền vững trên thương trường, quản trị Logistics là điều không thể thiếu đối với bất kì một lĩnh vực kinh doanh nào Nó là nền tảng, là cơ sở, là bước đệm quan trọng nhất để giúp một doanh nghiệp hay tập đoàn phát triển Dự trữ hàng hóa là một trong những hoạt động Logistics then chốt Trong kinh doanh thương mại, dự trữ cần thiết để đảm bảo quá trình bán hàng diễn ra liên tục, thỏa mãn nhu cầu của khách hàng với chi phí thấp Hiểu được tầm quan trọng của quản lí dự trữ, chúng tôi quyết định nghiên cứu đề tài: “ Các quyết định cơ bản trong quản lí dự trữ Liên hệ thực tế hoạt động quản lý dự trữ tại các doanh nghiệp thương mại hiện nay” và quyết định chọn Công ty TNHH MTV thực phẩm và đầu tư FOCOCEV chi nhánh Đà Nẵng làm đối tượng thực hiện làm bài thảo luận Với hơn 40 năm hoạt động , Công ty cổ phần FOCOCEV Việt Nam đã tạo dựng được uy tín và thương hiệu trên thị trường kinh doanh, được các đối tác trong và ngoài nước vinh danh và tin tưởng Chúng tôi chọn nghiên cứu phân tích các quyết định cơ bản trong quản lí dự trữ để từ đó tìm ra điểm mạnh và điểm yếu trong quản lí dự trữ tại các doanh nghiệp Đề xuất ra các giải pháp giúp doanh nghiệp quản lý dự trữ một cách hiệu quả, đem lại lợi nhuận cho doanh nghiệp Đây cũng là tiền đề để doanh nghiệp tiếp tục phát triển và đứng vững trên thị trường Bài thảo luận được chia làm 3 phần: Phần I: Các lý thuyết về quản lý dự trữ Phần II: Thực trạng quản lý dự trữ của Công ty TNHH MTV thực phẩm và đầu tư FOCOCEV Phần III: Đánh giá và đề xuất giải pháp 1 I Lý thuyết 1 Khái niệm quản lý dự trữ Quản lý dự trữ là việc kiểm soát các thông số dự trữ trong doanh nghiệp để chủ động duy trì lượng hàng hóa dự trữ cần thiết đáp ứng tốt nhất các yêu cầu và mục tiêu kinh doanh bao gồm: - Tính toán lượng hàng hóa dự trữ - Xác định vị trí và thời gian dự trữ - Đảm bảo đáp ứng nhu cầu liên tục của sản xuất – kinh doanh mà không làm tăng lớn quá mức các chi phí liên quan đến dự trữ 2 Vai trò của quản lý dự trữ Quản lý dự trữ hàng hóa đảm bảo hàng hóa trong kho về đủ số lượng, đáp ứng được nhu cầu của sản xuất, cơ cấu bán ra của doanh nghiệp, không làm cho quá trình sản xuất, quá trình bán ra bị gián đoạn, ứ đọng hàng hóa Quản lý dự trữ hàng hóa đảm bảo cho lượng vốn hàng hóa tồn tại dưới hình thái vật chất ở mức tối ưu Quản lý dự trữ hàng hóa góp phần tránh gây tổn thất tài sản của doanh nghiệp Quản lý dự trữ hàng hóa tốt sẽ góp phần làm giảm chi phí bảo quản hàng hóa của doanh nghiệp 3 Các quyết định cơ bản trong quản lý dự trữ 3.1 Quyết định kiểm tra dự trữ 3.1.1 Mô hình kiểm tra dự trữ thường xuyên Đây là mô hình phải thường xuyên kiểm tra tình trạng và các thông số dự trữ, mô hình này thường áp dụng đối với những sản phẩm thuộc nhóm A, có tốc độ chu chuyển nhanh Đối với mô hình này điểm tái đặt hàng được xác định như sau: Trong đó: : Điểm tái đặt hàng 2 : Mức tiêu thụ hàng hóa bình quân ngày : Thời gian trung bình thực hiện một đơn hàng Ds: Dự trữ bảo hiểm Các bước tiến hành:  Xác định điểm tái đặt hàng  Xác định dự trữ thực tế tại thời điểm kiểm tra  Xác định lượng hàng đang đặt  Tiến hành so sánh và đưa ra quyết định đặt hàng Khi kiểm tra dự trữ, nếu xảy ra: thì tiến hành đặt hàng với qui mô lô hàng kinh tế Trong đó : : Qui mô lô hàng đã đặt (đang thực hiện) : Dự trữ thực tế tại thời điểm kiểm tra Với mô hình này, dự trữ trung bình được xác định theo công thức sau: Nếu thì chưa đặt hàng tiếp 3.1.2 Mô hình kiểm tra định kì thông thường Với mô hình này, sau một thời gian nhất định(L) thì lại tiến hành kiểm tra dự trữ và xác định các thông số dự trữ Mô hình này thường được áp dụng với những sản phẩm thuộc nhóm C, có chu kì kiểm tra dài ngày Đối với mô hình này, điểm tái đặt hàng được tính theo công thức: Trong đó: L là chu kỳ kiểm tra dự trữ ( ngày) Dự trữ trung bình trong trường hợp này sẽ là: 3.1.3 Các mô hình kiểm tra biến dạng Mô hình hệ thống chu kỳ đặt hàng cố định: Mô hình này thường áp dụng trong trường hợp hệ thống đơn đặt hàng có nhiều mặt hàng, có cùng thời điểm đặt hàng Đối với mô hình này, chu kỳ kiểm tra cũng đồng thời là chu kỳ đặt hàng, do đó: 3 Qui mô lô hàng được xác định như sau: Trong đó: : Mức dự trữ bổ sung mục tiêu Dự trữ trung bình là: Mô hình hệ thống hai mức dự trữ (Hệ thống min-max): Mô hình này thường được áp dụng đối với sản phẩm thuộc nhóm B, có chu kỳ kiểm tra tương đối dài Với hệ thống này, tại thời điểm kiểm tra nếu: thì tiến hành đặt hàng với qui mô lô hàng Trong đó: là mức dự trữ thấp nhất: Dự trữ trung bình cũng được tính theo công thức của mô hình trên 3.2 Xác định qui mô lô hàng dự trữ 3.2.1 Xác định qui mô lô hàng nhập từng lần - Nhập về bán hết rồi mới nhập lô hàng tiếp theo, đảm bảo lượng hàng bán cao nhất có thể, giảm bớt thiệt hại do không bán hết hàng, thường áp dụng đối với hàng rau quả tươi, thời trang,… - Ta có: - Có nghĩa, sẽ tiếp tục tăng qui mô lô hàng cho đến khi tần suất tích lũy bán thêm một đơn vị bằng tỷ lệ: 3.2.2 Qui mô lô hàng tái cung ứng tức thì (Mô hình EOQ)  Trường hợp đơn giản: 4 Khi nhu cầu liên tục và có tốc độ ổn định, phải xác định qui mô lô hàng và tần số nhập hàng Đây là bài toán xác định qui mô lô hàng để có tổng chi phí thấp nhất Công thức xác định qui mô lô hàng như sau: Trong đó: M: Tổng mức tiêu thụ hàng hóa trong kì kế hoạch : Chi phí một lần đặt hàng : Tỷ lệ chi phí đảm bảo dự trữ : Giá phí hàng hóa nhập kho Trong một số trường hợp, nếu tốc độ cung ứng (sản xuất) lớn hơn tốc độ tiêu thụ (bán), thì công thức trên phải điều chỉnh như sau: Trong đó: : Tốc độ sản xuất, đơn vị/ngày : Tốc độ tiêu thụ (bán), đơn vị/ngày  Trường hợp giảm giá mua và vận chuyển vì lượng - Do những chính sách Marketing mà nguồn hàng và đơn vị vận tải có thể giảm giá khi mua hoặc vận chuyển với đơn đặt hàng có qui mô lớn Có 2 chính sách giảm giá: chính sách giảm giá toàn phần và chính sách giảm giá từng phần Chúng ta nghiên cứu phương pháp xác định qui mô lô hàng đối với từng chính sách - Việc xác định qui mô lô hàng kinh tế dựa trên cơ sở xác định tổng chi phí thấp nhất của chi phí giá trị hàng hoá mua, chi phí đặt hàng và chi phí dự trữ Công thức xác định tổng chi phí này như sau: - Trong đó: F: Tổng chi phí mua và dự trữ cho cả thời kì với qui mô lô hàng : Giá mua với qui mô lô hàng M: Nhu cầu cho cả thời kì kế hoạch : Chi phí một lần đặt hàng 5 : Qui mô lô hàng cần mua : Tỷ lệ chi phí đảm bảo dự trữ  Trường hợp giảm giá vì lượng toàn phần: - Với chính sách này, nguồn hàng sẽ giảm giá cho tất cả các đơn vị hàng hoá khi qui mô lô hàng vượt quá giới hạn nhất định Có thể tóm tắt chính sách này như sau: Qui mô lô hàng() Giá() - Trong đó: : Qui mô lô hàng cần mua Tổng chi phí F : Giới hạn qui mô lô hàng có mức giá : Giá hàng hoá khi qui mô lô hàng vượt quá giới hạn Q1 0 Chi phí với 0 < Qi Q1 Đồ thị tổng chi phí với chính sách giảm giá vì lượng từng phần 3.3 Quyết0 định mức dự trữQ1 bảo hiểm Qui mô mua - Trong hệ thống dự trữ kéo, tình trạng thiếu hàng dự trữ là đặc biệt nguy hiểm vì hệ thống kéo ưu tiên cho mức dịch vụ khách hàng cao Dự trữ an toàn là lượng dự trữ chống lại những biến động của nhu cầu và chu kỳ nhập hàng gây nên tình trạng thiếu hàng bán (stockout) Do vậy dự trữ an toàn giúp giảm thiểu tình trạng thiếu hàng trong hệ thống kéo - Để xác định dự trữ an toàn, cần phải tính được độ lệch tiêu chuẩn của nhu cầu và chu kì nhập hàng Trên cơ sở xác định độ lệch của nhu cầu và chu kỳ nhập hàng, có thể xác định được độ lệch chung theo công thức sau: Trong đó 7 I.1.2.Đặc điểm khách hàng Tuy nhiên, ngành nghề chính của FOCOCEV là bán buôn thực phẩm Vậy nên doanh nghiệp hướng đến đối tượng khách hàng là các đại lý, cửa hàng bán lẻ và các các nhà hàng/ quán ăn kinh doanh dịch vụ ăn uống Các khách hàng mua buôn của doanh nghiệp mua sản phẩm để bán lại hoặc sử dụng trong kinh doanh sinh lời, vì vậy họ mong muốn có mức giá tốt nhất đi kèm với những hỗ trợ về trưng bày, điểm bán, từ doanh nghiệp I.1.3.Đặc điểm đối thủ cạnh tranh Doanh nghiệp đóng trên địa bàn có nền kinh tế năng động, phát triển nên có khá nhiều đối thủ cạnh tranh gay gắt trên thị trường Các đối thủ cạnh tranh chia làm 2 loại là các doanh nghiệp kinh doanh chính ngạch trên thị trường và các cửa hàng, đại lý kinh doanh hàng nhập lậu, hàng trốn thuế, hàng giả hàng nhái trên thị trường Đà Nẵng và một số địa bàn lân cận Về các doanh nghiệp kinh doanh hàng chính ngạch, có thể kể đến một số đối thủ như: Công ty TNHH MTV Bình An Hoà, các hợp tác xã sản xuất và chế biến thực phẩm, Đây là các doanh nghiệp kinh doanh thực phẩm có cùng tập khách hàng bán buôn và bán lẻ với FOCOCEV, họ cố gắng xây dựng thương hiệu dẫn đầu, đưa ra các ràng buộc để giữ chân các khách hàng tiêu dùng sản phẩm của doanh nghiệp Các cửa hàng kinh doanh hàng nhập lậu, hàng trốn thuế, là một mối nguy cơ đe dọa đến hoạt động kinh doanh của FOCOCEV Đánh vào tâm lý mong muốn giá rẻ của người tiêu dùng, các đối thủ cạnh tranh này lôi kéo một lượng lớn khách hàng của doanh nghiệp khi DN không thể đưa ra mức giá tốt hơn I.2 Các quyết định quản lý dự trữ I.2.1.Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý dự trữ a Mối quan hệ với nhà cung ứng Trong quá trình Logistics và chuỗi cung ứng thì mối quan hệ của doanh nghiệp và các nhà cung ứng vô cùng quan trọng Mỗi doanh nghiệp kinh doanh cần có nhiều nhà cung ứng để hạn chế rủi ro, gặp các vấn đề mua hàng từ họ và sự lựa chọn giữa các mặt 11 hàng của nhà cung ứng: mặt hàng nào được ưa chuộng hơn, mặt hàng nào chất lượng tốt mà giá cả phải chăng, mặt hàng nào mang lại lợi nhuận chủ đạo Và đặc biệt là xác định mức độ ảnh hưởng tới các nhà cung cấp Và để có thể có được hệ thống quản lý dự trữ Logistics đảm bảo thì công ty TNHH MTV thực phẩm và đầu tư FOCOCEV đã xây dựng mối quan hệ tốt với các nhà cung ứng hay đối tác của mình: Công ty Tân Hưng Thịnh: đồ hộp nhập khẩu Công ty sản xuất dịch vụ Tân Thịnh: rượu liên doanh Công ty dầu ăn thực vật Cái Lân: dầu ăn Neptune, Meizan b Chiến lược sản phẩm FOCOCEV với các mặt hàng thực phẩm, dầu ăn Meizan, Symly, hay rượu thì đều đưa ra các chiến lược phát triển riêng nhằm thúc đẩy xuất hàng từ các kho, hạn chế tối đa tình trạng biến dạng của sản phẩm hay va chạm trong quá trình lưu kho Bên cạnh đó, là các chiến lược phân bố sản phẩm tại các kho và cửa hàng trực thuộc một cách hợp lý nhất, đảm bảo cho quá trình vận chuyển và quản lý trở nên dễ dàng hơn c Phương tiện vận tải và cơ sở hạ tầng Trải qua hơn 45 năm kinh nghiệm, là một doanh nghiệp lâu đời với nhiều đối tác trong và ngoài nước, công ty TNHH MTV thực phẩm và đầu tư FOCOCEV đã đầu tư cơ sở hạ tầng, nâng cấp và mở rộng nhằm phục vụ cho công tác mua - bán của doanh nghiệp FOCOCEV xây dựng các kho bãi, nhà máy chế biến trực tiếp tại các địa phương như: Kon Tum, Huế, Gia Lai, Sơn La, Phương tiện vận chuyển là các xe ô tô tải xe ba gác để đảm bảo nguồn cung cấp sản phẩm đến các kho bãi, nhà máy sản xuất Ngoài ra, để đảm bảo chất lượng sản phẩm, đảm bảo hàng hóa thì FOCOCEV đang không ngừng mở rộng kho bãi, nâng cấp các cơ sở hạ tầng d Quy định về nhận hàng, xuất hàng và dự trữ * Quy trình nhận hàng tại công ty TNHH MTV thực phẩm và đầu tư FOCOCEV: Dựa trên các mặt hàng mà doanh nghiệp kinh doanh, để giảm chi phí tìm kiếm các nhà cung cấp, công ty TNHH MTV thực phẩm và đầu tư FOCOCEV đã đưa ra các kế hoạch về đặt hàng, lượng hàng cần thiết đảm bảo cho việc kinh doanh theo kỳ Hiện nay, 12 doanh nghiệp chủ yếu thực hiện hình thức mua hàng theo hợp đồng, nghĩa là sau khi hai bên chấp nhận yêu cầu của nhau thì sẽ lập đơn đặt hàng, theo đó nhà cung ứng sẽ giao hàng cho trung tâm Và có hai hình thức nhận hàng:  Nhận hàng tại kho: Nhà cung ứng sẽ vận chuyển hàng hóa đến kho của doanh nghiệp, sau đó sẽ được nhân viên tiếp nhận kiểm tra và dỡ hàng ra khỏi phương tiện Nếu khớp với đơn đặt hàng thì lập chứng từ nhập hàng vào kho, và lập biên bản nhập hàng  Tiếp nhận tại cảng: Áp dụng đối với một số mặt hàng như rượu nhập khẩu Hàng hóa được giao tại cảng sẽ có sự giám sát và kiểm tra của nhân viên Sau khi kiểm tra khớp thì sẽ được đưa về kho * Xuất hàng: Các trường hợp xuất hàng bán theo đơn đặt hàng của khách hàng thì sẽ được doanh nghiệp tiến hàng theo quy trình sau: Kiểm tra tính hợp lệ của đơn hàng (số lượng, chất lượng) -> Kiểm tra hàng hóa -> Xuất kho theo đơn hàng -> Hoàn tất thủ tục xuất kho -> Lập chứng từ liên quan Còn trong trường hợp xuất hàng nội bộ, thì sẽ tiến hành xuất hàng đến các cửa hàng trực thuộc với các phiếu xuất kho Từ đó vận chuyển nội bộ hợp lý * Dự trữ: Cũng như các doanh nghiệp thương mại khác, công tác quản lý dự trữ của công ty TNHH MTV thực phẩm và đầu tư FOCOCEV cũng đảm bảo 2 mục tiêu chính:  Mục tiêu an toàn: đảm bảo hàng hóa dự trữ phải hợp lý, an toàn và tránh sự gián đoạn  Mục tiêu tài chính: Giảm các chi phí dự trữ không cần thiết, ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh 2.3.2 Các quyết định cơ bản trong quản lý dự trữ tại công ty Cũng như các doanh nghiệp thương mại khác, công tác QTDT về mặt kinh tế tại Trung tâm nhằm đảm bảo 2 mục tiêu chính: - Mục tiêu an toàn: có lượng hàng Dự trữ hợp lý, tránh sự gián đoạn - Mục tiêu tài chính: Giảm đến mức thấp nhất có thể các chi phí liên quan đến hoạt động Dự trữ 13 a Quyết định về mô hình kiểm tra dự trữ Có thể nói Đà Nẵng được coi là một trong những nơi được thiên nhiên ưu đãi tại nước ta; đây là nơi có hai mùa khô và mùa mưa rõ rệt có thể nói rằng đây không những là thành phố ít thiên tai, bão lũ mà ngược lại còn được thiên nhiên ưu đãi với nhiều sản phẩm nổi tiếng về rượu không có các trình trạng ẩm ướt, khô nóng Tuy nhiên ngoài rượu và các sản phẩm đồ đóng hộp thì tương ớt, dầu ăn,… lại là sản phẩm chính của doanh nghiệp với thời hạn sử dụng tương đôi ngắn nên Trung Tâm cũng cần lưu ý đến các vấn đề kho bãi bảo quản hàng hóa của công ty Hàng hóa được chia làm hai kho (kho hàng thực phẩm, kho rượu) Kho của công ty là kho tĩnh, hàng hóa ở yên vị trí của mình trong suốt thời gian lưu kho Kho luôn được vệ sinh sạch sẽ, lắp đặt máy chống trộm, hút ẩm Tránh sự tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời trong quá trình lưu kho Dựa theo tỉ trọng các loại hàng hóa mà doanh nghiệp đang kinh doanh, FOCOCEV đưa ra mô hình kiểm tra theo 3 mặt hàng: dầu ăn, các mặt hàng thiết yếu và rượu FOCOCEV nhập hàng từ các nhà cung cấp sau: ● Công ty dầu ăn thực vật Cái Lân: Dầu ăn Neptune, Symply, Meizan ● Công ty Tân Hưng Thịnh: Đồ hộp nhập khẩu ● Công ty sản xuất dịch vụ Tân Thịnh: Rượu liên doanh Dầu ăn: Dầu ăn Neptune, Meizan, Simply,… của FOCOCEV được nhập hàng từ công ty dầu ăn thực vật Cái Lân, đây là những sản phẩm có nguồn cung ứng ổn định trên thị trường, thời gian sử dụng hạn chế nên thời gian lưu trữ trong kho ngắn, giảm chi phí lưu kho Sản phẩm đầu ra được đóng chai rất tiện dụng cho việc sử dụng cũng như bảo quản Ngoài ra, do mặt hàng này có thời gian sử dụng hạn chế, nguồn cung ứng ổn định Vì vậy, thường được FOCOCEV kiểm tra dự trữ theo mô hình kiểm tra định kì thông thường và mô hình Hệ thống 2 mức dự trữ Trong đó trong mô hình 2 mức dự trữ (hệ thống Min - Max) thì việc kiểm tra sẽ phụ thuộc vào lượng dự trữ là lớn nhất hay là cao nhất với mặt hàng dầu ăn vì dầu ăn là loại sản phẩm có chu kì biến động về cầu 14 Mặt hàng thực phẩm thiết yếu khác: Mặt hàng thực phẩm khác, chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng doanh số bán ra, giá trị mua vào không lớn, song đây là mặt hàng thiết yếu, việc bán ra diễn ra thường xuyên, nên cần dự trữ với số lượng lớn hơn Đây là các sản phẩm thuộc nhóm B, có chu kỳ kiểm tra tương đối dài lợi nhuận đem lại chỉ ở mức độ trung bình và dự trữ kho chỉ cho phép ở mức ít (công ty cũng chỉ có khả năng lưu trữ kho 2 kho) thường được FOCOCEV kiểm tra dự trữ theo mô hình kiểm tra định kì thông thường và mô hình Hệ thống 2 mức dự trữ Rượu: Mặt hàng rượu các loại, phần lớn là rượu nhập khẩu, chiếm 10% trong tổng doanh số, với đặc thù sản phẩm có giá trị lớn, chi phí cho mỗi lần đặt hàng cao, nên cần dự trữ với số lượng tương đối lớn, mặc khác, thời gian sử dụng dài, ít bị hư hỏng về chất lượng Đây là sản phẩm thuộc nhóm A của công ty, có tốc độ chu chuyển lớn, mức dịch vụ cao Tuy nhiên, công ty tiến hành kiểm tra thường xuyên tình trạng lưu kho mặt hàng này, tránh đến mức thấp sự va chạm, đổ vỡ… Vì vậy, FOCOCEV thường áp dụng mô hình kiểm tra thường xuyên dự trữ cho sản phẩm này Ngoài ra, FOCOCEV còn sử dụng hệ thống hoạch định MRP cho sản phẩm dầu ăn MRP là mô hình sử dụng phổ biến tại các doanh nghiệp sản xuất, giúp xây dựng lịch trình nhu cầu các loại nguyên liệu cần thiết cho sản xuất trong từng giai đoạn, dựa trên việc phân chia nhu cầu nguyên vật liệu thành nhu cầu độc lập và nhu cầu phụ thuộc Mục tiêu của MRP là đảm bảo nguyên liệu, phục vụ cho sản xuất; duy trì mức dự trữ thấp nhất; hỗ trợ lập kế hoạch cho sản xuất, phân phối và mua hàng b Quyết định về qui mô lô hàng nhập - Quyết định về qui mô lô hàng dự trữ Đánh giá theo tính chất các mặt hàng, về tính chất hàng hóa, mức độ phổ biến và tiêu thụ; một số mặt hàng với tính chất bảo quản thời gian lâu dài như rượu thì có chia quyết định chính trong qui mô lô hàng nhập là: nhập theo từng lần và qui mô lô hàng tái cung ứng Ví dụ như đối với mặt hàng dầu ăn và thực phẩm đồ hộp nhu cầu người tiêu dùng là ổn định lượng tồn kho hạn chế nên có thể áp dụng qui mô lô hàng tái cung ứng ngay khi mà dự trữ giảm tới mức thấp nhất 15 Hiện nay, Trung Tâm áp dụng phương pháp xuất hết các lô, lô hàng nào nhập trước thì xuất trước (F.I.F.O) Phương pháp này phù hợp với đặc thù sản phẩm kinh doanh có thời gian sử dụng hạn chế của hàng thực phẩm, dễ hàng kiểm tra số lượng lô hàng còn lại, việc định giá sản phẩm khi xuất kho là phù hợp Quản trị dự trữ hàng hóa về mặt kinh tế tại Trung Tâm với mục tiêu tài chính là đảm bảo sao cho giảm thiểu đến mức tối đa các chi phí liên quan, để Trung Tâm có thể chủ động trong việc lưu chuyển vốn, gia tăng lợi nhuận Do đó, Trung Tâm có những biện pháp để quản lý các loại chi phí liên quan này Một số chi phí có ảnh hưởng gồm: + Chi phí sản phẩm mua (Fm) Đây là loại chi phí chiếm tỷ trọng không nhỏ trong tổng chi phí DT, Trung Tâm kiểm soát chặt chẽ chi phí này, bao gồm chi phí mua hàng, chi phí nhập kho, lưu kho, kiểm tra hàng hóa, ký kết hợp đồng Các chi phí này được xem là những khoản không đổi, hoặc có sự biến động rất ít, nguyên nhân là do Trung Tâm tạo dựng được mối quan hệ khá bền vững và uy tín với các nhà cung ứng Kết quả mua vào mặt hàng dầu ăn ĐVT:1000 đồng Chỉ tiêu Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Neptune 1:1:1 38.301.337 51.598.344 79.523.242 Cái Lân 19.411.873 33.307.200 35.564.489 Meizan 29.463.278 38.244.762 58.627.595 Simply 4.684.098 6.690.362 14.248.513 16 + Chi phí kho bãi (Fk) Để giảm thiểu được chi phí này, Trung Tâm có biện pháp để tận dụng tối đa không gian kho bãi: bố trí hàng hợp lý, sắp xếp gọn gàng…phù hợp với đặc điểm của từng loại hàng kinh doanh Chi phí này chỉ phát sinh khi Trung Tâm quyết định mở rộng diện tích, qui mô kho, hoặc đầu tư công nghệ, máy móc cải tiến hệ thống kho Tuy nhiên, chi phí này được Trung Tâm khấu hao hợp lý qua các năm hoạt động kinh doanh Ngoài ra, Trung Tâm còn chú trọng quản lý một sô các loại chi phí khác, để đảm bảo bài toán tổng chi phí có hiệu quả: Chi phí vận chuyển, chi phí quản lý, chi phí di gián đoạn…  Thực trạng QTDT hàng hóa tại Trung tâm - Thời gian dự trữ hàng hóa (bảo quản hàng hóa) : Với đặc thù sản phẩm kinh doanh, mang tính thời vụ, dễ biến động trong các ngày lễ, tết, sự kiện…nên Trung Tâm tiến hành DT thường xuyên (Dtx) để có đủ hàng cung ứng kịp thời, không bị gián đoạn Để đảm bảo mục tiêu an toàn, Trung Tâm tiến hành xây dựng định mức hàng DT thường xuyên Bảo quản là 1 khâu quan trọng trong nội dung QTDT hàng hóa về mặt hiện vật, vậy nên Trung tâm rất chú trọng đến khâu này Đối với từng mặt hàng thì trung tâm sẽ có phương pháp bảo quản khác nhau Hiện nay, Trung Tâm áp dụng phương pháp xuất hết các lô, lô hàng nào nhập trước thì xuất trước (F.I.F.O) Phương pháp này phù hợp với đặc thù sản phẩm kinh doanh có thời gian sử dụng hạn chế của hàng thực phẩm, dễ hàng kiểm tra số lượng lô hàng còn lại, việc định giá sản phẩm khi xuất kho là phù hợp + Đối với mặt hàng thực phẩm, việc chất xếp ở kho cũng như ở cửa hàng là xếp chồng lên nhau, từ 5-8 thùng/chồng theo từng loại sản phẩm -> Dầu ăn Meizan, Simply, Neptune 1:1… tránh sự biến dạng của sản phẩm, dễ dàng trong việc kiểm tra, xuất hàng + Đối với mặt hàng rượu các loại: với thời gian sử dung dài, ít bị hư hỏng về chất lượng, nhưng trung tâm vẫn tiến hành kiểm tra thường xuyên tình trạng lưu kho mặt hàng này, tránh đến mức thấp sự va chạm, đổ vỡ - Công ty sử dụng phần mềm dự trữ + Đối với công tác QTDT hàng hóa về mặt hiện vật tại Trung tâm 17 Các trường hợp xuất hàng bán theo đơn đặt hàng của khách hàng, thì Trung tâm tiến hành theo quy trình sau: Công tác báo cao nhập xuất tồn tại Trung tâm Để đảm bảo cho công tác Dự trữ, xây dựng được định mức Dự trữ hợp lý, Trung tâm thường xuyên kiểm tra lượng hàng tồn trong kho thông qua thẻ kho, hóa đơn bán hàng, phiếu nhập xuất kho, từ đó lên danh sách các mặt hàng tồn để có biện pháp điều chỉnh kịp thời Kết thúc mỗi tháng, kế toán của Trung tâm có nhiệm vụ báo cáo tình hình nhập – xuất- tồn hàng hóa của từng mặt hàng, với sự hỗ trợ của phần mềm tin học Sau đó, kế toán tiến hành ghi sổ sách, đối chiếu và lập báo cáo nhập- xuất- tồn trong tháng và tổng kết vào cuối kỳ kinh doanh Đối với các mặt hàng dầu ăn của công ty dầu thực vật Cái Lân, Trung tâm có báo cáo tuần hàng tồn kho của đại lý, từ đó có thể dễ dàng theo dõi lượng hàng tồn của mặt hàng này, vì đây là mặt hàng kinh doanh trọng điểm của Trung tâm + Đối với công tác QTDT hàng hóa về mặt kế toán tại Trung tâm Cùng với sự phát triển của công nghệ thông tin, Trung tâm cập nhật số liệu Dự trữ và quản lý số lượng hàng hóa bằng hệ thống máy tính với phần mềm riêng Tuy nhiên, để hỗ trợ cho việc câp nhật số liệu chính xác vẫn phải nhờ vào thẻ kho, danh mục kiểm kê để có thể theo dõi lượng hàng tồn để có thể ra quyết định lượng dự trữ tiếp theo III Đánh giá và đề xuất giải pháp 1 Đánh giá 1.1 Thành công - Việc bảo quản ở trung tâm được tiến hành cẩn thận, đảm bảo các yêu cầu trong bảo quản “dễ thấy, dễ lấy, dễ kiểm tra” Phương pháp phân bổ, chất xếp hàng hóa lưu kho hợp lý với đặc thù của từng mặt hàng, tạo điều kiện thuận lơi cho việc xuất kho Công tác báo cáo nhập xuất tồn diễn ra khá đơn giản nhờ sự hỗ trợ của hệ thống tin học, với việc chú trọng xây dựng định mức hàng DT, Trung tâm phần nào đảm bảo được lượng hàng bán ra, cũng như dễ dàng kiểm soát lượng hàng tồn - Kế hoạch mua và DT hàng hợp lý, kịp thời cho hoạt động bán ra, không gây tình trạng thiếu hụt hàng Điều này giúp cho trung tâm khẳng định được sự uy tín của mình 18 với các khách hàng trung thành, cũng như nâng cao được hình ảnh trong tâm trí những khách hàng mới tại các thị trường lân cận 1.2 Hạn chế Mặc dù rất chú trọng đến công tác QTDT hàng hóa, tuy nhiên Trung tâm vẫn còn một số hạn chế, khó khăn nhất định cần phải khắc phục: - Khả năng dự báo nhu cầu tiêu dùng của nhà quản lý còn thiếu tính chính xác, dẫn đến việc xây dựng định mức hàng DT không phù hợp, ảnh hưởng đến công tác bán ra - Đặc thù sản phẩm kinh doanh có thời gian sử dụng ngắn ngày, cùng với ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên, dù là yếu tố khách quan, nhưng có ảnh hưởng rất lớn trong công tác bảo quản, lưu kho 2 Đề xuất giải pháp - Đo lường nhu cầu hiện tại của thị trường: Bao gồm việc nghiên cứu dung lượng thị trường, thuận lợivà khó khăn để từ đó có chính sách, chiến lược thích ứng kịp thời Việc đo lường, dự báo nhu cầu áp dụng chủ yếu cho các mặt hàng chủ lực: trước tiên là dầu ăn, sau đó đến mặt hàng rượu các loại Có rất nhiều phương pháp để dự báo nhu cầu tiêu thụ, trong đó Trung Tâm có thể sử dụng phương pháp san bằng số mũ giản đơn Đây là phương pháp dễ sử dụng, chỉ cần ít số liệu trong quá khứ Trong đó: : dự báo nhu cầu cho thời kì T : Nhu cầu thực tế của thời kì ngay trước đó : Dự báo của thời kì ngay trước đó : Hệ số san bằng mũ - Đảm bảo được một cơ cấu tỷ lệ chi phí hợp lí: Chi phí vốn: phụ thuộc vào giá trị trung bình, thời gian hạch toán và suất thu hồi vốn đầu tư Thông thường, trên thị trường tiền tệ, tỷ lệ chi phí vốn được tính theo lãi suất tiền vay ngân hàng Tỷ lệ chi phí vốn trung bình là 15%, dao động từ 8% - 40% 19 Chi phí công nghệ kho: (chi phí bảo quản sản phẩm DT kho) trung bình là 2%, dao động 0 – 4% Hao mòn vô hình: Giá trị sản phẩm DT giảm xuống do không phù hợp với thị trường Thể hiện chi phí này là % giảm giá bán Chi phí này trung bình là 1.2%, dao động từ 0.5 – 2% Chi phí bảo hiểm: chi phí đề phòng rủi ro theo thời gian Chi phí bảo hiểm tùy thuộc vào giá trị sản phẩm và tình trạng cơ sở vật chất kỹ thuật Chi phí này trung bình 0.05%, dao động từ 0 – 2% - Tạo lập mối quan hệ làm ăn bền vững: Công ty cần tạo mối quan hệ lâu dài với các đơn vị sản xuất cung ứng hàng hóa có uy tín để khi cần thực hiện một hợp đồng nào đó, công ty có thể mua hay huy động được số lượng hàng theo đúng yêu cầu trong khoảng thời gian ngắn nhất sau khi kí hợp đồng Xây dựng mối quan hệ tốt với các bên liên quan, như ngân hàng, các tổ chức tín dụng hay các cơ sở logistics khác Chủ động hơn trong việc tìm nguồn cung cấp và tìm nguồn tiêu thụ, mặt khác có thể tổ chức tốt hơn trong công tác vận chuyển và tiêu thụ hàng hóa nhằm tăng vòng quay dự trữ và số lượng hàng tồn kho 20 KẾT LUẬN Dù đang trong giai đoạn phát triển, còn nhiều bất cập và hạn chế xong ngành logistics đang có tiềm năng phát triển rất lớn tại thị trường Việt Nam hiện nay Xu hướng thuê ngoài logistics đang ngày càng phổ biến, đem lại nhiều cơ hội đồng thời cũng không ít thách thức đối với các doanh nghiệp cung ứng dịch vụ logistics nội địa Để góp phẩn nâng cao tỷ lệ thuê ngoài, thỏa mãn tốt hơn nhu cầu khách hàng, các doanh nghiệp cần không ngừng cập nhật xu thế mới, nâng cao chất lượng dịch vụ của mình, đưa logistics trở thành ngành công nghiệp trọng điểm của quốc gia và theo kịp xu thế của thời đại 21 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1 Giáo trình bộ môn Quản trị Logistics Kinh doanh 2 Trang Website chính thức của Công ty TNHH MTV thực phẩm và đầu tư FOCOCEV: https://fococev.com/ 22 BIÊN BẢN HỌP NHÓM TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập- Tự do- Hạnh phúc ****** BIÊN BẢN HỌP NHÓM LẦN 1 2.1.1.1 Thành phần tham dự 65 Nguyễn Hữu Quang – 18D120335 66 Lương Thị Quyền Quý – 18D120156 67 Nguyễn Đặng Như Quỳnh – 18D120276 68 Nguyễn Thị Thúy Quỳnh – 18D120217 70 Lê Thị Thu – 18D120221 71 Đỗ Thanh Thương – 18D120045 72 Võ Thị Thương – 18D120283 73 Lê Thị Thu Thảo – 18D120 2.1.1.2 Thời gian, địa điểm 1 Thời gian: 15h ngày 25 tháng 03 năm 2021 2 Địa điểm: Nhóm chat Facebook 2.1.1.3 Nội dung cuộc họp 1 Nhóm trưởng gửi đề cương và tài liệu cho các thành viên 2 Các thành viên nhận công việc và thời hạn nộp bài là ngày 08/04/2021 Hà Nội, ngày 25 tháng 03 năm 2021 Nhóm trưởng Thư kí Nguyễn Đặng Như Quỳnh Đỗ Thanh Thương 23 TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập- Tự do- Hạnh phúc ****** BIÊN BẢN HỌP NHÓM LẦN 2 I Thành phần tham dự 65 Nguyễn Hữu Quang – 18D120335 66 Lương Thị Quyền Quý – 18D120156 67 Nguyễn Đặng Như Quỳnh – 18D120276 68 Nguyễn Thị Thúy Quỳnh – 18D120217 70 Lê Thị Thu – 18D120221 71 Đỗ Thanh Thương – 18D120045 72 Võ Thị Thương – 18D120283 73 Lê Thị Thu Thảo – 18D120 II Thời gian, địa điểm 1 Thời gian: 12h ngày 9 tháng 4 năm 2021 2 Địa điểm: V101 III Nội dung cuộc họp 1 Nhóm trưởng nhận xét bài làm của các thành viên 2 Các thành viên xem lại phần thiếu sót trong bài làm của mình, ghi lại các ý cần bổ sung để nộp lại vào 13/4/2021 Hà Nội, ngày 9 tháng 4 năm 2021 Nhóm trưởng Thư kí Nguyễn Đặng Như Quỳnh Đỗ Thanh Thương 24 TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập- Tự do- Hạnh phúc ****** BIÊN BẢN HỌP NHÓM LẦN 3 I Thành phần tham dự 65 Nguyễn Hữu Quang – 18D120335 66 Lương Thị Quyền Quý – 18D120156 67 Nguyễn Đặng Như Quỳnh – 18D120276 68 Nguyễn Thị Thúy Quỳnh – 18D120217 70 Lê Thị Thu – 18D120221 71 Đỗ Thanh Thương – 18D120045 72 Võ Thị Thương – 18D120283 73 Lê Thị Thu Thảo – 18D120 II.Thời gian, địa điểm 1 Thời gian: 12h ngày 14 tháng 4 năm 2021 2 Địa điểm: V101 III 1 Nội dung cuộc họp Nhóm trưởng tổng hợp bài làm của các thành viên 2 Nhóm trưởng phân công thành viên đảm nhiệm thuyết trình và Powerpoint bắt đầu làm nhiệm vụ Hà Nội, ngày 14 tháng 4 năm 2021 Nhóm trưởng Thư kí Nguyễn Đặng Như Quỳnh Đỗ Thanh Thương 25 ... Liên hệ thực tế hoạt động quản lý dự trữ doanh nghiệp thương mại nay” định chọn Công ty TNHH MTV thực phẩm đầu tư FOCOCEV chi nhánh Đà Nẵng làm đối tư? ??ng thực làm thảo luận Với 40 năm hoạt động. .. luận chia làm phần: Phần I: Các lý thuyết quản lý dự trữ Phần II: Thực trạng quản lý dự trữ Công ty TNHH MTV thực phẩm đầu tư FOCOCEV Phần III: Đánh giá đề xuất giải pháp I Lý thuyết Khái niệm quản. .. Quy trình nhận hàng cơng ty TNHH MTV thực phẩm đầu tư FOCOCEV: Dựa mặt hàng mà doanh nghiệp kinh doanh, để giảm chi phí tìm kiếm nhà cung cấp, cơng ty TNHH MTV thực phẩm đầu tư FOCOCEV đưa kế hoạch

Ngày đăng: 20/10/2021, 10:31

Xem thêm:

Mục lục

    DANH SÁCH THÀNH VIÊN

    1. Khái niệm quản lý dự trữ

    2. Vai trò của quản lý dự trữ

    3. Các quyết định cơ bản trong quản lý dự trữ

    3.1. Quyết định kiểm tra dự trữ

    3.1.1. Mô hình kiểm tra dự trữ thường xuyên

    3.1.2. Mô hình kiểm tra định kì thông thường

    3.1.3. Các mô hình kiểm tra biến dạng

    3.2. Xác định qui mô lô hàng dự trữ

    3.2.1. Xác định qui mô lô hàng nhập từng lần

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w