Đầu tư công ở Việt Nam giai đoạn 2012-2020, thực trạng và giải pháp
Đầu tư công ở Việt Nam giai đoạn 2012-2020 1 MỤC LỤC Lời nói đầu 4 CHƯƠNG I. CÁC VẤN ĐỀ CƠ BẢN CỦA HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ CÔNG 5 1.1.Khái niệm và mục tiêu trong hoạt động đầu tư công 5 1.1.1.Khái niệm 5 1.1.2.Mục tiêu 5 1.2.Nguyên tắc trong hoạt động đầu tư công. 6 1.3.Nội dung của hoạt động đầu tư công 8 1.3.1.Đầu tư theo các chương trình mục tiêu quốc gia 8 1.3.2.Đầu tư theo các dự án công 10 1.3.3.Các chủ thể tham gia hoạt động đầu tư công 14 1.4.Cơ chế quản lý và giám sát hoạt động đầu tư công 16 1.4.1.Các cơ chế giám sát hoạt động đầu tư công 16 1.4.2.Quản lý hoạt động đầu tư công 17 1.5.Sự cần thiết khách quan và vai trò của tái cơ cấu đầu tư công trong việc tái cấu trúc nền kinh tế và đổi mới mô hình tăng trưởng. 17 CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ CÔNG Ở VIỆT NAM 21 GIAI ĐOẠN 2000-2010 21 2.1.Thực trạng đầu tư công trong nền kinh tế Vi ệt Nam trước khi tiến hành tái cơ cấu 21 2.2.Thực trạng đầu tư công và cơ cấu đầu tư công 24 2.2.1.Đánh giá chung về đầu tư công hiện nay 24 2.2.2. Thực trạng cơ cấu nguồn vốn đầu tư công của Việt Nam 27 Đầu tư công ở Việt Nam giai đoạn 2012-2020 2 2.2.3. Cơ cấu vốn đầu tư công phân bổ theo ngành, lĩnh vực và địa phương 29 2.3.Thực trạng đầu tư công vào các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2000- 2010 31 2.4.Thâm hụt ngân sách và sự gia tăng nhanh của nợ công 34 2.5.Thực trạng về cơ chế thiết lập và phân bổ NSNN dành cho đầu tư công 36 2.6.Thực trạng về cơ chế quản lý và phân cấp đầu tư công. 38 2.6.1.Thực trạng về quản lý đầu tư công 38 2.6.2.Hệ thống các văn bản pháp lý quản lý đầu tư công 42 2.6.3.Thực trạng phân cấp quản lý đầu tư công 44 CHƯƠNG III. HỆ THỐNG CÁC GIẢI PHÁP NHẰM TÁI CƠ CẤU ĐẦU TƯ CÔNG VÀ ĐỔI MỚI MÔ HÌNH TĂNG TRƯỞNG MỘT CÁCH BỀN VỮNG 57 3.1.Định hướng hoạt động đầu tư công ở Việt Nam giai đoạn 2012-2020 57 3.2.Các giải pháp. 57 3.2.1. Giải pháp sử dụng hiệu quả và tái cơ cấu các nguồn vốn dành cho đầu tư công 57 3.2.2. Giải pháp thiết kế và nâng cao hiệu quả việc thực hiện đầu tư cho các dự án cơ sở hạ tầng theo quy hoạch phát triển 61 3.2.3. Giải pháp đổi mới cơ chế quản lý , giám sát và phân cấp đầu tư 62 3.3. Tổng kết các kiến nghị. 64 3.4.1.Nhóm 1: Sử dụng hiệu quả các nguồn vốn của đầu tư công 64 3.4.2.Nhóm 2: Chuyên hướng đầu tư công sang các lĩnh vực đem lại hiệu quả kinh tế- xã hội thay vì đầu tư kinh doanh 65 3.4.3.Nhóm 3 : Hoàn thiện khung pháp lý và cơ chế phân cấp đầu tư công 68 Kết luận 70 Đầu tư công ở Việt Nam giai đoạn 2012-2020 3 PHỤ LỤC 71 Danh mục tài liệu tham khảo. 75 Đầu tư công ở Việt Nam giai đoạn 2012-2020 4 Lời nói đầu Từ khi khởi xướng công cuộc đổi mới đất nước đến nay, Việt Nam đã đạt được những thành tựu to lớn và toàn diện trên các mặt kinh tế - xã hội và chính thức trở thành nước có thu nhập trung bình trên thế giới. Tuy nhiên, việc kéo dài quá lâu mô hình tăng trưởng kinh tế theo chiều rộng, chủ yếu dựa vào tăng vốn đầu tư, đặc biệt là đầu tư công hiệu quả thấp, góp phần khiến nền kinh tế luôn đối diện với những mất cân đối vĩ mô quan trọng như chênh lệch tiết kiệm - đầu tư, thâm hụt thương mại, thâm hụt ngân sách trong thời gian dài v.v Đây chính là những nguyên nhân cơ bản gây ra những bất ổn kinh tế vĩ mô như lạm phát tăng cao, tỷ giá biến động mạnh và khó lường, nợ công và nợ nước ngoài đang dần đến ngưỡng nguy hiểm, thị trường tài chính tiền tệ có những biến động mạnh về lãi suất, niềm tin của thị trường vào điều hành kinh tế vĩ mô bị suy giảm v.v Vì vậy, tái cấu trúc nền kinh tế đang là một yêu cầu bức thiết trong bối cảnh hậu khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu 2008-2010 và nước ta bước vào giai đoạn phát triển mới nhằm kiến tạo những nền tảng thể chế và chính sách phù hợp cho bước phát triển nhanh và bền vững sắp tới. Một trong những nội dung trụ cột của quá trình tái cấu trúc nền kinh tế là tái cơ cấu đầu tư công. Đề án “Đầu tư công ở Việt Nam giai đoạn 2012-2020” được thực hiện, xuất phát dựa trên các cơ sở lí thuyết của hoạt động đầu tư công, phân tích thực trạng trên một số khía cạnh của hoạt động đầu tư công ở Việt Nam giai đoạn 2000-2010 từ đó đưa ra một số giải pháp tổng thể và một số kiến nghị cần làm ngay để có thể tiến hành tái cơ cấu đầu tư, trọng tâm là đầu tư công một cách có hiệu quả, góp phần thúc đẩy nhanh tiến trình tái cơ cấu nền kinh tế. Em xin chân thành cảm ơn PGS.TS Từ Quang Phương đã giúp đỡ em hoàn thành đề án này và rất mong nhận được sự góp ý, chỉnh sửa của PGS.TS Từ Quang Phương để bản đề án được hoàn thiện hơn. Đầu tư công ở Việt Nam giai đoạn 2012-2020 5 CHƯƠNG I. CÁC VẤN ĐỀ CƠ BẢN CỦA HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ CÔNG 1.1.Khái niệm và mục tiêu trong hoạt động đầu tư công 1.1.1.Khái niệm Đầu tư công là việc sử dụng vốn Nhà nước ( bao gồm cả vốn ngân sách nhà nước, vốn tín dụng của nhà nước cho đầu tư phát triển, vốn của doanh nghiệp nhà nước) để đầu tư vào các chương trình và dự án không vì mục tiêu lợi nhuận và(hoặc) không có khả năng hoàn vốn trực tiếp. Như vậy khái niệm đầu tư công hẹp hơn khái niệm tài chính công hoặc chi tiêu công xét về nội dung chi và hẹp hơn khái niệm đầu tư công cộng( bằng nguồn vốn nhà nước và nguồn vốn khác) xét về đối tượng chi. Vốn Nhà nước trong đầu tư công bao gồm : - Vốn NSNN chi cho đầu tư phát triển theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước. - Vốn huy động của Nhà nước từ trái phiếu Chính phủ, trái phiếu chính quyền địa phương, công trái Quốc gia. - Các nguồn vốn khác trừ vốn tín dụng do Nhà nước bảo lãnh, vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước. Hoạt động đầu tư công bao gồm toàn bộ quá trình: - Lập, phê duyệt kế hoạch, chương trình, dự án đầu tư công. - Triển khai thực hiện dự án. - Quản lý khai thác, sử dụng dự án. - Đánh giá sau đầu tư. 1.1.2.Mục tiêu - Tạo mới nâng cấp, củng cố năng lực hoạt động của nền kinh tế thông qua giá trị gia tăng giá trị các tài sản công, thông qua đó nâng cao năng lực phục vụ của hệ thống hạ tâng kinh tế, hạ tầng xã hội dưới hình thức sở hữu toàn dân được cải thiện và gia tăng. Đầu tư công ở Việt Nam giai đoạn 2012-2020 6 - Thực hiện một số mục tiêu xã hội trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội của quốc gia, ngành, vùng và các địa phương, thông qua đó giả quyết được nhiều vấn đề về xã hội, văn hóa, môi trường, phát triển bền vững. Cụ thể như các chương trình mục tiêu Quốc gia : Chương trình 135,136; Chương trình MTQG về nước sạch và vệ sinh môi trường,…; các chương trình đầu tư hạ tâng giao thông, xây dựng, kiên cố hóa trường học, trạm y tế, bệnh viện, kênh mương nội đồng, trồng rừng phủ xanh đồi núi trọc. - Điều tiết nền kinh tế thông qua việc tác động đến thành tố chi tiêu Chính phủ trong tổng cầu của nền kinh tế: AD = C + I + G + NX Cụ thể, gia tăng đầu tư công thông qua tăng chi NSNN, mở rộng tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước và tín dụng đối với các đối tượng chính sách được thụ hưởng, trong bối cảnh hiệu quả đầu tư xã hội và đầu tư công chưa cao có thể dẫn đến các hệ lụy như gia tăng tổng phương tiện thanh toán, mất cân đối cung- cầu ngoại tệ, gia tăng nhập siêu, lạm phát và lấn át đầu tư tư nhân. 1.2.Nguyên tắc trong hoạt động đầu tư công. 1.2.1.Thực hiện theo chương tình, dự án đầu tư công phải phù hợp với chiến lược, quy hoạch phát triển, phù hợp với kế hoạch đầu tư đã được phê duyệt Hoạt động đầu tư công có mục tiêu tạo lập năng lực sản xuất và năng lưc jphucj vụ của nền kinh tế và xã hội dựa trên nguồn lực của nhà nước. Vì vậy, hoạt động đầu tư công phải phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế xã hội, kế hoạch đầu tư của quốc gia vùng, ngành, địa phương đã được phê duyệt. Bên cạnh đó, nguồn vốn đầu tư công còn mang ý nghĩa dẫn dắt, định hướng, là vốn ban đầu để kích thích thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài tham gia vào các lĩnh vực kinh tế- xã hội mà Nhà nước mong muốn. Đầu tư công ở Việt Nam giai đoạn 2012-2020 7 1.2.2.Đầu tư công phải thực hiện đúng mục tiêu, đúng tiến độ, đảm bảo chất lượng, tiết kiệm và có hiệu quả Các dự án đầu tư công thường được triển khai để đáp ứng nhiều mục tiêu bao gồm các mục tiêu về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng- an ninh,…trong đó mục tiêu kinh tế vẫn phải được đảm bảo để các mục tiêu còn lại đảm bảo hiệu quả phát huy tác dụng. Vì vậy các dự án phải được đánh giá, xem xét và cân nhắc, đạt yêu cầu về tiến độ, chất lượng, hiệu quả và tiết kiệm một cách nghiêm túc. Trước khi quyết định triển khai dự án đầu tư công phải đảm bảo cân đối nguồn vốn, năng lực tài trợ của ngân sách trung ương và ngân sách địa phương với quy mô dự án dựa trên cơ sở cân nhắc thỏa đáng các mục tiêu theo thứ tự ưu tiên. 1.2.3.Hoạt động đầu tư công phải đảm bảo tính công khai, minh bạch Tính công khai , minh bạch trong hoạt động đầu tư góp phần tăng tính cạnh tranh, tính công bằng trong huy động và phân bổ nguồn lực của nhà nước. Hơn nữa, công khai minh bạch là cơ sở, điều kiện quan trọng để thực hiện hoạt động giám sát đầu tư công được chặt chẽ và hiệu quả hơn, hạn chế sự thất thoát, lãng phí trong đầu tư và xây dựng từ nguồn ngân sách. 1.2.4.Hoạt động đầu tư công phải thực hiện dựa trên cơ sở thống nhất quản lý nhà nước với sự phân cấp quản lý phù hợp Để có thể tạo ra được kết quả đầu tư với hệ thống năng lực phục vụ được cải thiện đáp ứng yêu cầu phát triển chung của nền kinh tế, tránh lãng phí, dàn trải, đầu tư công cần phải được quản lý một cách thống nhất. Bên cạnh việc nhà nước quản lý thông qua quy hoạch và kế hoạch phân bổ nguồn lực, để phát huy năng lực và quyền chủ động của các ngành, các địa phương thì việc phân cấp trong đầu tư công là cần thiết. Phân cấp đầu tư công cần giới hạn trong điều kiện năng lực ngân sách của địa phương, quy hoạch phát triển chung của vùng, ngành. Các dự án tài Đầu tư công ở Việt Nam giai đoạn 2012-2020 8 trợ từ ngân sách trung ương cần phải được quyết định của các cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư của Trung ương, tuân theo các quy định của pháp luật về Ngân sách nhà nước, quản lý và sử dụng tài sản công. 1.2.5.Phân định rõ quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân có liên quan đến các hoạt động đầu tư công Thực hiện nguyên tắc này một cách bắt buộc, sự tham gia của các bên cần phải được làm rõ, bao gồm quyền hạn, trách nhiệm và nghĩa vụ của các chủ thể tham gia nhằm gia tăng trách nhiệm giải trình, đảm bảo sự giám sát từ nhiều phía và của toàn xã hội đối với kết quả và hiệu quả đầu tư công. 1.2.6.Đa dạng hóa các hình tức đầu tư công ( BOT,BTO, BT, PPP,…) Vì nguồn lực từ ngân sách nhà nước là có hạn nên Nhà nước cần có các hệ thống chính sách, văn bản luật khuyến khích và tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân trực tiếp đầu tư hoặc góp vốn cùng nhà nước tham gia đầu tư vào các dự án công theo một tỉ lệ phù hợp; khuyến khích các nhà đầu tư bỏ vốn nhận quyền kinh doanh, khai thác thu lợi nhuận từ các dự án đó trong điều kiện phù hợp. 1.3.Nội dung của hoạt động đầu tư công 1.3.1.Đầu tư theo các chương trình mục tiêu quốc gia Khái niệm, yêu cầu với chương trình mục tiêu Chương trình mục tiêu là tập hợp của các dự án đầu tư nhằm thực hiện một hoặc một số mục tiêu phát triển kinh tế- xã hội cụ thể của đất nước hoặt một vùng lãnh thổ trong thời gian nhất định. Chương tình mục tiêu có thể được phân chia thành nhiều cấp độ bao gồm chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình mục tiêu cấp tỉnh. Yêu cầu đối với các chương trình mục tiêu phải đảm bảo: Đầu tư công ở Việt Nam giai đoạn 2012-2020 9 + Chương trình phải nhằm đạt được các mục tiêu rõ ràng, quan trọng, cấp bách cần tập trung ưu tiên theo chiến lược, quy hoạch phát triển. + Nội dung chương trình phải rõ ràng cụ thể, không trùng lắp. + Việc xác định và phân bổ vốn đầu tư phải tuân theo danh mục dự án, đinh mức tiêu chuẩn phân bổ vốn được các cấp có thẩm quyền phê duyệt. + Tiến độ triển khai thực hiện chương trình phải phù hợp với điều kiện thực tế và khả năng huy động các nguồn vốn theo thứ tự ưu tiên hợp lý, đảm bảo đầu tư tập trung, hiệu quả. + Việc tổ chức thực hiện phải có sự phân công rõ ràng, phối hợp chặt chẽ giữa các bộ ngành, quá trình triển khai phải có sự theo dõi, kiểm tra, giám sát và tổng kết định kỳ. Chương trình mục tiêu cần đảm bảo các nội dung quan trọng như sau: + Sự cần thiết phải đẩu tư. + Đánh giá thực trạng ngành, lĩnh vực thuộc mục tiêu, phạm vi vủa chương trình, những vấn đề cấp bách cần giải quyết trong chương trình. +Mục tiêu chung, phạm vi; mục tiêu cụ thể, các chỉ tiêu cơ bản phải đạt được trong từng khoảng thời gian của chương trình. + Danh mục các dự án đầu tư, thứ tự thực hiện và thời gian; ước tính tổng mức kinh phí thực hiện chương trình, phân theo dự án, hạng mục cụ thể, tiến độ, nguồn vốn và kế hoạch giả ngân. + Kế hoạch, tiến độ tổ chức thực hiện chương trình, dự án, cơ chế chính sách áp dụng và khả năng lồng ghép với các chương trình khác. + Các vấn đề khoa học công nghệ, môi trường, nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực cho dự án, chương trình; yếu tố hợp tác quốc tế. Đầu tư công ở Việt Nam giai đoạn 2012-2020 10 + Đánh giá tổng quá hiệu quả kinh tế- xã hội chung của chương trình và dự án mang lại. 1.3.2.Đầu tư theo các dự án công 1.3.2.a.Khái niệm, yêu cầu của công tác lập dự án đầu tư công Dự án đầu tư công là những dự án đầu tư sử dụng nguồn vốn nhà nước bao gồm Ngân sách nhà nước, Trái phiếu Chính phủ, Công trái quốc gia và một số nguồn khác của Nhà nước chi đầu tư phát triển và chi sự nghiệp có tính chất đầu tư vào các dự án không nhằm mục đích kinh doanh, không có khả năng hoàn vốn trực tiếp, thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội bao gồm: a) Dự án phát triển kết cấu hạ tầng, kỹ thuật, xã hội, môi trường, quốc phòng, an ninh do Nhà nước đầu tư ( trừ các khoản đầu tư cho quốc phòng, an ninh, thuộc chi tiêu đặc biệt, ngoài cân đối kế hoạch hoặc viện trợ nước ngoài). b) Dự án đầu tư không có điều kiện xã hội hóa thuộc các lĩnh vực kinh tế xã hội, y tế, giáo dục- đào tạo, khoa học công nghệ. c) Dự án phục vụ hoạt động của các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị- xã hội; kể cả việc mua sắm, sửa chữa tài sản cố định bằng vốn sự nghiệp. d) Dự án đầu tư của cộng đồng dân cư, tổ chức chính trị-xã hội-nghề nghiệp, tổ chức xã hội- nghề nghiệp được hỗ trợ vốn nhà nước theo quy định của pháp luật. Yêu cầu đối với dự án đầu tư công: a) Phải phù hợp với kế hoạch đầu tư công và danh mục dự án chuẩn bị đầu tư được cấp thẩm quyền phê duyệt. b) Dự án đầu tư công phải có các giải pháp kinh tế- kỹ thuật khả thi. c) Phải đảm bảo hiệu quả kinh tế, xã hội và phát triển bền vững. [...]... cao và bất ổn kinh tế vĩ mô ở nước ta trong thời gian gần đây Những lý do trên đây buộc chúng ta phải tiến hành tái cơ cấu kinh tế, tái cơ cấu đầu tư gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng 20 Đầu tư công ở Việt Nam giai đoạn 2012-2020 CHƯƠNG II THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ CÔNG Ở VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2000-2010 2.1 .Thực trạng đầu tư công trong nền kinh tế Việt Nam trước khi tiến hành tái cơ cấu Trong giai đoạn. .. 25,4% tổng vốn đầu tư từ khu vực Nhà nước Nhờ đó, khu vực DNNN đã phát huy được vai trò đầu tàu trong nhiều lĩnh vực, nhiều ngành kinh tế quan trọng Hình 2.2 Cơ cấu vốn đầu tư Nhà nước giai đoạn 2001- 2010 Nguồn: Tính toán từ số liệu của TCTK và Bộ Tài chính 23 Đầu tư công ở Việt Nam giai đoạn 2012-2020 2.2 .Thực trạng đầu tư công và cơ cấu đầu tư công 2.2.1.Đánh giá chung về đầu tư công hiện nay Đánh.. .Đầu tư công ở Việt Nam giai đoạn 2012-2020 1.3.2.b Trình tự thủ tục quyết định và thực hiện dự án đầu tư công Bước 1 Định hướng đầu tư, xây dựng dự án, và sàng lọc bước đầu - Định hướng chiến lược đầu tư: Đây là xuất phát điểm của quy trình lập và quản lý dự án đầu tư công, được thể hiện qua chiến lược hay kế hoạch tổng thể do cấp quyết định cao nhất đề ra Định hướng này giúp cho hoạt động đầu tư công. .. luật định về đầu tư công 1.3.3.Các chủ thể tham gia hoạt động đầu tư công 1.3.3.a.Chủ đầu tư Chủ đầu tư trong dự án đầu tư công chính là nhà nước Tuy nhiên để đảm bảo hoạt động đầu tư được thực hiện theo đúng quy trình thủ tục trên cơ sở xác định đứng trách nhiệm của người trực tiếp quản lý và sử dụng vốn, Nhà nước sẽ tiến hành chỉ định chủ đầu tư của dự án Chủ đầu tư của dự án đầu tư công sẽ do người... cá nhân được chủ đầu tư thuê để làm nhiệm vụ quản lý thực hiện dự án trong quá trình thực hiện dự án đầu tư Tổ chức tư vấn đầu tư thực hiện các dịch vụ tư vấn một phần hoặc toàn bộ các hoạt động đầu tư gồm : lập, thẩm định, giám sát, đánh giá, quản lý dự án đầu tư và các dịch vụ tư vấn khác 1.4.Cơ chế quản lý và giám sát hoạt động đầu tư công 1.4.1.Các cơ chế giám sát hoạt động đầu tư công Quốc hội,... của Việt Nam đang chủ yếu dựa vào vốn đầu tư, mặt khác thể hiện hiệu quả đầu tư trên một số còn hạn chế Trong giai đoạn 2001-2010, tỷ lệ vốn đầu tư toàn xã hội so với GDP (giá hiện hành) đã tăng đáng kể so với giai đoạn trước đó Nếu như bình quân giai đoạn 1991-1995, tỷ lệ này là 28,2% thì sang giai đoạn 1996-2010 tăng lên 33,2%, và sau đó giai đoạn 2001-2005 là 39,1% và giai đoạn 2006-2010 ước vào... nhà nước (NSNN), đầu tư tín dụng Nhà nước, đầu tư từ các doanh nghiệp nhà nước (DNNN), trong đó đầu tư của NSNN và từ các DNNN chiếm trên 75% đầu tư của khu vực công (Hình 1) Cụ thể như sau: - Vốn đầu tư từ NSNN giai đoạn 2001-2010 chiếm khoảng 51% tổng vốn đầu tư của khu vực Nhà nước và bằng khoảng 23% tổng vốn đầu tư toàn xã hội Tính theo tỷ lệ trên GDP, vốn đầu tư từ NSNN trong giai đoạn 2001-2010... đầu tư, gây thất thoát, lãng phí; thu hồi và hoàn trả vốn đầu tư đối với các dự án đầu tư công có yêu cầu thu hồi vốn theo quy định của pháp luật 1.3.3.b.Đơn vị nhân ủy thác đầu tư Ủy thác đầu tư được hiểu là việc người có thẩm quyền quyết định đầu tư goa cho tổ chức cá nhân có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật thay chủ đầu tư thực hiện toàn bộ hoặc một phần dự án đầu tư công Đây là vấn đề thực. .. ước thực hiện Tổng mức đầu tư toàn xã hội trong 10 năm qua liên tục tăng và duy trì ở mức cao Tỷ trọng vốn đầu tư toàn xã hội so với GDP đã tăng từ 35,4% năm 2001 lên dự kiến khoảng 41% năm 2010 Trong đó, bình quân giai đoạn 2001-2005 là 39,1%, giai đoạn 2006-2010 21 Đầu tư công ở Việt Nam giai đoạn 2012-2020 ước vào khoảng là 42,7% Tính chung cả giai đoạn 2001-2010, tổng đầu tư xã hội bình quân đạt... ra và cao hơn so với mức 30,7% GDP giai đoạn 1991-2000 (Bảng 1) Hình 2.1 Cơ cấu vốn đầu tư toàn xã hội giai đoạn 2001-2010 Nguồn: Tính toán từ số liệu của TCTK và Bộ Tài chính Trong cơ cấu đầu tư toàn xã hội, đầu tư của khu vực công có một vị trí khá quan trọng Bình quân giai đoạn 2001-2010, chiếm 45,7% tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội Đầu tư của khu vực công bao gồm các nguồn chủ đạo là: đầu tư . 24 2. 2.1.Đánh giá chung về đầu tư công hiện nay 24 2. 2 .2. Thực trạng cơ cấu nguồn vốn đầu tư công của Việt Nam 27 Đầu tư công ở Việt Nam giai đoạn 20 12- 2 020 . CÔNG Ở VIỆT NAM 21 GIAI ĐOẠN 20 00 -20 10 21 2. 1.Thực trạng đầu tư công trong nền kinh tế Vi ệt Nam trước khi tiến hành tái cơ cấu 21 2. 2.Thực trạng đầu